Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Thực hiện chính sách đãi ngộ vật chất đối với người có công với cách mạng ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 88 trang )



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ




HÀ HUY SƠN




THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÃI NGỘ VẬT CHẤT
ĐỐI VỚI NGƢỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG
Ở HUYỆN THẠCH HÀ, TỈNH HÀ TĨNH




LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH





Hà Nội – 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ




HÀ HUY SƠN



THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÃI NGỘ VẬT CHẤT
ĐỐI VỚI NGƢỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG
Ở HUYỆN THẠCH HÀ, TỈNH HÀ TĨNH

Chuyên ngành : Quản lý kinh tế
Mã số: 60 34 01


LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. BÙI ĐẠI DŨNG


Hà Nội – 2014


MỤC LỤC

Danh mục các ký hiệu viết tắt i

Danh mục các bảng ii
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGƢỜI CÓ CÔNG VỚI
CÁCH MẠNG 9
1.1. Một số vấn đề về ngƣời có công. 9
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của Ngƣời có công. 9
1.1.2 Vai trò của ngƣời có công. 10
1.1.3 Phân loại đối tƣợng ngƣời có công và các chính sách đối với ngƣời có
công với cách mạng. 10
1.2. Ý nghĩa, yêu cầu của việc thực hiện đãi ngộ vật chất đối với ngƣời có
công với cách mạng. 12
1.2.1. Ý nghĩa, yêu cầu của việc thực hiện đãi ngộ vật chất đối với ngƣời
có công. 12
1.2.2 Các nhân tố ảnh hƣởng đến thực hiện chính sách đãi ngộ vật chất đối
với ngƣời có công với cách mạng. 18
1.2.3. Tính đặc thù của ƣu đãi vật chất đối với ngƣời có công với cách mạng. 21
1.3. Nội dung của thực hiện ƣu đãi vật chất cho ngƣời có công với cách mạng
tại huyện Thạch Hà tỉnh Hà Tĩnh. 23
1.3.1 Tổ chức bộ máy quản lý. 23
1.3.2 Triển khai, thực hiện chính sách ƣu đãi vật chất cho ngƣời có công. 24
1.3.3. Công tác giám sát - kiểm tra thực hiện chính sách đãi ngộ vật chất dối
với ngƣời có công với cách mạng 24


Chƣơng 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÃI NGỘ VẬT
CHẤT ĐỐI VỚI NGƢỜI CÓ CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THẠCH
HÀ - HÀ TĨNH 26
2.1. Giới thiệu chung về huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. 26
2.1.1. Đặc điểm về tự nhiên huyện Thạch Hà. 26
2.1.2. Tình hình phát triển Kinh tế- Xã hội trên địa bàn huyện Thạch Hà. 27

2.1.3. Truyền thống cách mạng huyện Thạch Hà. 29
2.2. Thực trạng thực hiện chính sách đãi ngộ vật chất đối với ngƣời có công
với cách mạng trên địa bàn huyện Thạch Hà. 30
2.2.1. Tổ chức bộ máy thực hiện chính sách ngƣời có công với cách mạng áp
dụng trên địa bàn huyện Thạch Hà. 30
2.2.2. Tình hình thực hiện chính sách đãi ngộ vật chất đối với cách mạng tại
huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. 34
2.2.3 Công tác Thanh tra - Kiểm tra thực hiện chính sách đãi ngộ vật chất đối
với ngƣời có công với cách mạng tại huyện Thạch Hà. 44
2.3. Một số kết quả đạt đƣợc trong việc thực hiện ƣu đãi vật chất đối với
ngƣời có công với cách mạng tại huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. 45
2.3.1 Kết quả: 45
2.3.2. Hạn chế. 47
2.3.3.Nguyên nhân. 49
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÃI
NGỘ VẬT ĐỐI VỚI NGƢỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH M ẠNG TRÊN ĐỊA
BÀN HUYỆN THẠCH HÀ, TỈNH HÀ TĨNH. 51
3.1. Nhóm giải pháp đối với cơ chế chính sách. 51
3.1.1. Hoàn thiện hệ thống, chính sách pháp luật phù hợp với tình hình mới. 51
3.1.2. Đổi mới qui trình xét duyệt hồ sơ, phối hợp các ngành giải quyết hồ sơ tồn
đọng ngƣời có công với cách mạng trên địa bàn huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. 57


3.1.3. Đẩy mạnh phong trào xã hội hóa "Đền ơn, đáp nghĩa" trong nền kinh tế
thị trƣờng. 59
3.2. Nhóm giải pháp đối với nâng cao ƣu đãi vật chất đối ngƣời có công trên
địa bàn huyện Thạch Hà tỉnh Hà Tĩnh 63
3.2.1. Thực hiện tốt các chính sách cho ngƣời có công với cách mạng. 63
3.2.2. Thu hút, quản lý tốt các nguồn tài chính (Doanh Nghiệp, Hội đồng
hƣơng, kiều bào ) ủng hộ vật chất cho ngƣời, gia đình ngƣời có công. 68

3.2.3 Cải thiện nhà ở cho ngƣời có công và thân nhân của họ. 71
3.3. Nhóm giải pháp đối với đối tƣợng ngƣời có công tại huyện. 72
3.3.1. Nâng cao nhận thức cho ngƣời có công. 72
3.3.2. Phát huy nội lực của ngƣời có công với cách mạng. 74
3.3.3. Xây dựng các mô hình kinh tế cho ngƣời có công. 75
KẾT LUẬN 78
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 80







i

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

STT
Ký hiệu
Nguyên nghĩa
1
BHXH
Bảo hiểm xã hội
2
LĐTBXH
Lao động - Thƣơng binh và Xã hội
3
NCC
Ngƣời có công

4
NĐ- CP
Nghị đinh- Chính Phủ
5
NXB
Nhà xuất bản
6
QLNN
Quản lý Nhà nƣớc
7
UBND
Ủy ban nhân dân
8
UBTVQH
Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG

TT
Nội dung
Trang
1
Bảng kinh phí tiền lƣơng, phụ cấp cho đối tƣợng ngƣời có công từ
2008 đến năm 2013.
46




1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Dân tộc Việt nam trải qua bao thăng trầm lịch sử với liên tiếp những
cuộc đấu tranh cam go, quyết liệt để giành lại và giữ vững Tổ quốc. Thắng lợi
vĩ đại của Dân tộc ta trong các cuộc kháng chiến giải phóng Dân tộc cũng nhƣ
trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là sự hy sinh bằng xƣơng máu,
mồ hôi và nƣớc mắt của các thế hệ ngƣời Việt nam. Hàng triệu đồng bào,
đồng chí đã hy sinh, hàng triệu ngƣời suốt đời mang trên mình thƣơng tật,
hoặc di chứng của chiến tranh; hàng triệu ngƣời con ƣu tú đã ngã xuống và
vĩnh viễn yên nghỉ trên mọi miền của đất nƣớc, để lại cho ngƣời thân, gia
đình và xã hội những mất mát đau thƣơng không gì bù đắp nổi. Sự hy sinh vì
đất nƣớc của đồng bào và chiến sĩ ta là vô giá, không gì sánh nổi, đó là biểu
thị lòng yêu nƣớc oanh liệt của dân tộc ta trong công cuộc kháng chiến chống
giặc ngoại xâm và sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Chứng kiến những hi sinh cao cả, những mất mát vô cùng to lớn đó và
thấm nhuần lời dạy của Hổ Chủ Tịch: "Máu đào của các liệt sỹ đã làm cho lá
cờ cách mạng thêm đỏ chói. Sự hy sinh của các liệt sỹ đã chuẩn bị cho đất
nƣớc ta nở hoa độc lập, kết quả tự do, nhân dân ta đời đời ghi nhớ công ơn
liệt sỹ". . . "Anh em thƣơng binh đã hy sinh một phần xƣơng máu đề giữ gìn
Tổ quốc, bảo vệ đồng bào, tận trung với nƣớc, tận hiếu với dân, anh em đã
làm tròn nhiệm vụ anh em không đòi hỏi gì cả. Song đối với những ngƣời con
trung hiếu ấy, Chính phủ và đồng bào phải báo đáp thế nào cho xứng đáng". .
."Thƣơng binh, bệnh binh, gia đình bộ đội, gia đình liệt sỹ là những ngƣời có
công với Tổ quốc. Bởi vậy, bổn phận của chúng ta là phải: Biết ơn, thƣơng
yêu và giúp đỡ họ".
Cùng với tinh thần nhân văn cao cả và tấm lòng biết ơn sâu sắc đối với
những ngƣời đã hy sinh vì Tổ quốc, suốt mấy chục năm qua Đảng, Nhà nƣớc

2

đã ban hành và thực hiện nhiều chính sách, chế độ đối với đối tƣợng ngƣời có
công và thƣờng xuyên có sự điều chỉnh bổ sung phù hợp với từng thời kỳ
cách mạng. Đến nay đã hình thành hệ thống chính sách gắn liền với thực hiện
chính sách Kinh tế -Xã hội và liên quan đến đời sống hàng ngày của hàng
triệu ngƣời có công.
Đó là chủ trƣơng đúng đắn, là chính sách lớn của Đảng, Nhà nƣớc ta.
Chính sách đã góp phần làm giảm đi phần nào những đau đớn, mất mát thể
chất; đồng thời cổ vũ động viên tinh thần giúp họ vƣợt lên trên những mất
mát đau thƣơng ấy, khắc phục những khó khăn cản trở tiếp tục khẳng định
mình, xây dựng cuộc sống mới cho bản thân, gia đình, đóng góp công sức, trí
tuệ vào công việc đổi mới và phát triển quê hƣơng đất nƣớc.
Ngƣời có công đa phần những ngƣời yếu thế, khó khăn về kinh tế, là
những ngƣời cần đƣợc Nhà nƣớc xã hội chăm lo một cách đặc biệt. Vì vậy,
chăm lo đời sống vật chất, tinh thần đối với ngƣời có công không chỉ là sự
đền ơn đáp nghĩa và không chỉ là trách nhiệm của Đảng, nhà nƣớc, mà còn là
trách nhiệm của cộng đồng và của toàn xã hội.Thực hiện đạo lý truyền thống
của dân tộc ”Uống nƣớc nhớ nguồn” “Đền ơn đáp nghĩa” những năm qua
Đảng và Nhà nƣớc ta đã ban hành nhiều chính sách, chế độ và tổ chức vận
động toàn dân, toàn quân chăm sóc đời sống vật chất, tinh thần đối với thƣơng
binh, gia đình liệt sỹ và ngƣời có công, giải quyết có hiệu quả những tồn đọng
về chính sách sau chiến tranh, góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội
của đất nƣớc, tăng thêm lòng tin đối với Đảng, nhà nƣớc. Đặc biệt, trong lĩnh
vực đời sống kinh tế của ngƣời có công ngày càng đƣợc quan tâm và có cải
thiện đáng kể, hệ thống chính sách với các chế độ trợ cấp, đãi ngộ từng bƣớc
đƣợc điều chỉnh, việc tổ chức sản xuất - việc làm đƣợc quan tâm thích đáng,
việc cải thiện nhà ở đƣợc đầu tƣ triển khai ở nhiều cấp, các chƣơng trình
chăm sóc ngƣời có công đƣợc xã hội và cộng đồng quan tâm và đã có những
3


kết quả to lớn góp phần cải thiện cuộc sống đối với ngƣời có công Đến nay,
đa số gia đình chính sách có cuộc sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung
bình của cộng đồng dân cƣ nơi cƣ trú.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt đƣợc đời sống của một bộ phận
không nhỏ thƣơng bệnh binh, thân nhân liệt sỹ còn nhiều khó khăn, nhất là
đối tƣợng ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng trƣớc đây.
Tình hình đó đòi hỏi Đảng và Nhà nƣớc và nhân dân ta phải tiếp tục làm tốt
hơn công tác chăm sóc, tiếp tục nâng cao mức sống, đảm bảo đời sống của họ
ngày một tốt hơn. việc thực thi Pháp lệnh ƣu đãi ngƣời có công với cách
mạng còn nhiều phức tạp và khó khăn, còn có những ngƣời khai man, giả
mạo giấy tờ để đƣợc xác nhận là Ngƣời có công, lợi dụng chức vụ, quyền hạn
để làm trái qui định hoặc gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nƣớc, quyền lợi
của Ngƣời có công, vi phạm nguyên tắc quản lý, sử dụng kinh phí bảo đảm
thực hiện các chế độ ƣu đãi Ngƣời có công với cách mạng, quỹ đền ơn đáp
nghĩa, lợi dụng chính sách ƣu đãi Ngƣời có công để vi phạm pháp luật trên
địa bàn huyện.
Hà Tĩnh miền quê giàu truyền thống đấu tranh cách mạng có tình yêu
quê hƣơng đất nƣớc nồng nàn, nơi đây đã sản sinh ra không biết bao nhiêu
phong trào yêu nƣớc, địa danh lịch sử, danh nhân, Anh hùng dân tộc… (Tổng
bí thƣ Trần Phú; Hà Huy Tập; Lý Tự Trọng; Xô viết Nghệ Tĩnh; Ngã ba đồng
lộc; Phan Đình Phùng ). Từ bao đời nay nhân dân Hà Tĩnh nói chung và
Thạch Hà nói riêng đã xây dựng cho mình một truyền thống yêu nƣớc và tinh
thần chiến đấu quật cƣờng, viết nên những trang sử hết sức tự hào, toàn huyện
có hơn 30.000 ngƣời, gia đình có công và nhiều Anh hùng cách mạng với
nhiều chế độ trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ƣu đãi khác.
Là ngƣời đang trực tiếp quản lý, giải quyết chính sách ngƣời có công của
Phòng lao động Thƣơng binh & Xã hội huyện Thạch Hà – tỉnh Hà Tĩnh, tôi
4


nhận thấy rằng: Trong nhiệm vụ nâng cao ƣu đãi vật chất cho ngƣời có công
là vấn đề then chốt đảm bảo công bằng cho ngƣời có công, ổn định Chính trị -
Xã hội ở cấp địa phƣơng.
Để hoàn thiện ƣu đãi vật chất đối với ngƣời có công với cách mạng cần
phải trả lời những vấn đề sau:
- Cơ sở lý luận về ngƣời có công và công tác quản lý, thực hiện các chế
độ, chính sách đối vơi ngƣời có công hiện nay nhƣ thế nào?
- Thực trạng của công tác thực hiện ƣu đãi vật chất đối với ngƣời có
công trên địa bàn huyện Thạch Hà hiện nay nhƣ thế nào? (thực trạng về thực
hiện nguồn tài chính của nhà nƣớc, của địa phƣơng bộ máy quản lý; thực
trạng triển khai các chế độ chính sách tại địa phƣơng nhƣ thế nào?)
- Những thành công, hạn chế?
- Các cấp chính quyền địa phƣơng và xã hội cần phải có các giải pháp
nào để tiếp tục đổi mới công tác quản lý nâng cao hơn nữa ƣu đãi vật chất cho
ngƣời có công trên địa bàn huyện Thạch Hà?
Để trả lời các câu hỏi nghiên cứu trên đề tài: “ Thực hiện chính sách
đãi ngộ vật chất đối vơi ngƣời có công với cách mạng ở huyện Thạch Hà,
tỉnh Hà Tĩnh ” là cơ sở thực tiễn để thực hiện chính sách ƣu đãi vật chất tốt
hơn cho ngƣời có công trên địa bàn huyện Thạch Hà.
2. Tình hình nghiên cứu.
Hiện nay có rất nhiều nhà nghiên cứu, báo cáo, tài liệu về chính sách
ngƣời có công nhƣng chủ yếu mang tầm vĩ mô và dƣới các góc độ khác nhau,
nhƣng chủ yếu trên lĩnh vực Khoa học Xã hội và Nhân văn, không nhiều
nghiên cứa về phƣơng diện kinh tế cho đối tƣợng này:
- Hiến pháp nƣớc Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
- Pháp lệnh 26 của UBTVQH11 chính sách ƣu đãi ngƣời có công với
cách mạng ngày 29 tháng 06 năm 2005.
5

- Pháp lệnh 04 của UTVQH13 sửa đỏi bổ sung một số điều về pháp lệnh

ngƣời có công với cách mạng ngày 04 tháng 8 năm 2012.
- Sáng ngời truyền thống yêu nƣớc Nhà xuất bản Lao động Xã Hội –
2011.
- Kết quả điều tra mức sống hộ gia đình ngƣời có công với cách mạng
tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2002- 2007 của Sở Lao động – TBXH tỉnh Hà Tĩnh.
- Tăng cƣờng Hệ thống Trợ giúp Xã hội tại Việt Nam, Bộ LĐ-TBXH
- Báo tổng kết thực hiện chính sách ngƣời có công giai đoạn 2006 đến
2011 của Bộ LĐ – TBXH (8/2011)
- Wet mục nghiên cứu, thông tin khoa học
của Bộ Lao động - TBXH .
- Một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020 của Hội đồng
nhân dân tỉnh Hà Tĩnh.
- Tổng quan về các vấn đề xã hội và chính sách xã hội (PGS-TS: Phạm
Kiên Cƣờng).
- Chỉ thị số 12 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc tăng cƣờng chăm sóc
ngƣời có công với cách mạng và hoạt động đền ơn đáp nghĩa hƣớng tới ký
niêm 65 năm ngày (27/7/1947- 27/7/2012)
Cùng với đề tài “Sự tác động của chính sách xã hội đối với gia đình
thương binh liệt sĩ trong thời kỳ kinh tế thị trường hiện nay”, UBND huyện
Văn Quan, Lạng Sơn và các bài viết: Nâng cao hơn nữa chất lượng phong
trào Đền ơn đáp nghĩa, Bùi Nguyên Lân - Giám đốc Sở LĐTB& XH tỉnh
Nghệ An; Thị xã Hồng Lĩnh làm tốt công tác chính sách, đền ơn đáp nghĩa,
Báo Hà Tĩnh; Triển khai một số chính sách mới về người có công với cách
mạng, Báo Hà Tĩnh đã nêu lên đƣợc sự tác động của chính sách xã hội, một
số vấn đề tồn tại cơ bản và một số giải pháp chủ yếu để nâng cao chất lƣợng
công tác ngƣời có công nghĩa tại địa phƣơng.
6

Tuy nhiên, một số đề tài nghiên cứu, bài viết chủ yếu suy luận, đánh giá
chung, chung và khái quát về cơ sở lý luận, thực tiễn nhất chủ yếu mặt xã hội,

về phƣơng diện kinh tế và chƣa đƣa ra đƣợc những chính sách về ƣu đãi vật
chất tốt hơn cho ngƣời có công để tìm ra những hạn chế và đƣa đến những
giải pháp gắn liền với thực tiễn của từng giai đoạn.
Riêng đối với tỉnh Hà Tĩnh, việc nghiên cứu, ban hành các cơ chế chính
sách mặc dù đã có nhiều ngƣời đề cập nhƣng còn phân tán, thiếu tính hệ
thống và không cơ bản. Các công trình nghiên cứu tổng kết việc thực hiện các
chƣơng trình hỗ trợ, góp phần nâng cao đời sống kinh tế đối với ngƣời có
công nhƣ việc tổng kết thực hiện 5 năm, 10 năm thực hiện Pháp lệnh ƣu đãi
ngƣời có công năm 26/UBTVQH năm 2005, Đề án hỗ trợ cải thiện nhà ở đối
với ngƣời có công giai đoạn 2005-2010 và 2001-2005; Tổng kết thực hiện
Nghị Đinh 54/ NĐ-CP của Chính Phủ đã bƣớc đầu đã xác định rõ việc thực
hiện chính sách đối với ngƣời có công, đã góp phần cải thiện đáng kể đời
sống vật chất và tinh thần đối với ngƣời có công và góp phần vào sự tăng
trƣởng phát triển kinh tế, ổn định trật tự xã hội trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
Đồng thời qua các công trình trên cũng đã khái quát đƣợc tình hình thực hiện
chính sách, đảm bảo công bằng xã hội, trách nhiệm của nhà nƣớc, xã hội đối
với ngƣời có công của nhà nƣớc nói chung và của tỉnh Hà Tĩnh nói riêng
trong thời gian qua. Song những công trình đó mới chỉ nêu những vấn đề có
tính hiện tƣợng, bề ngoài, kết quả tổ chức thực hiện, hạn chế ở việc giới thiệu
một số kết quả nhất định chƣa phân tích những căn nguyên, những nhân tố có
tính cốt lõi tác động đến việc thực hiện chính sách, đảm bảo nâng cao đời
sống vật chất của ngƣời có công trong thời gian qua và vì vậy việc đề ra giải
pháp chƣa mang tính cơ bản khái quát, phù hợp với yêu cầu của thực tiễn hiện
nay trên địa bàn tỉnh.

7

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
Mục đích của luận văn là trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực
tiễn về công tác thực hiện ƣu đãi vật chất cho ngƣời có công ở huyện Thạch

Hà để tìm giải pháp phù hợp tiếp tục trong việc nâng cao mức sống cho ngƣời
có công.
- Sự tác động của chính sách vật chất đến với đối tƣợng, những mặt tích
cực, hạn chế của chính sách và nguyện vọng của các đối tƣợng ngƣời có công.
- Từ thực tiễn ở địa quản lý (huyện Thạch Hà – tỉnh Hà Tĩnh) đƣa ra các
giải pháp và kiến nghị chủ yếu để góp phần nâng cao đời sống kinh tế đối với
ngƣời có công trên địa bàn tỉnh, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã
hội huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian tới.
- Đề tài cũng nhằm giúp cho các nhà hoạch định chính sách xã hội của
địa phƣơng có đƣợc cái nhìn đúng đắn hơn về đời sống của các gia đình
thƣơng binh liệt sĩ nói riêng và các đối tƣợng chính sách nói chung và sự bất
cập của một chính sách xã hội khi đi vào đời sống thực tế. Từ đó họ hoạch
định những chính sách phù hợp với từng đối tƣợng xã hội.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: Nội dung của luận văn chủ yếu nghiên cứu việc
thực hiện ƣu đãi vật chất cho ngƣời có công, thực tiễn đời sống ngƣời có công
ở địa bàn huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu việc thực hiện chính sách ƣu đãi vật
chất, đời sống của ngƣời có công trên địa bàn huyện Thạch Hà từ năm 2008
đến nay.
5. Phƣơng Pháp nghiên cứu.
Đề tài sử dụng các phƣơng pháp dùng để nghiên cứu sau:
- Phƣơng pháp điều tra, thu thập số liệu, tài liệu thông tin cần thiết phục
vụ cho mục đích đề tài nghiên cứu. Đây là bƣớc đầu tiên rất quan trọng của đề
tài nhằm thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, các số liệu về
8

ngƣời có công với cách mạng
- Phƣơng pháp Kinh tế học; chính trị học duy vật biện chứng, lịch sử.
- Phƣơng pháp kế thừa: tham khảo các tài liệu, số liệu, các bài viết đã

đƣợc công bố, đề tài sẽ kế thừa những số liệu có liên quan để hoàn thiện các
nội dung nghiên cứu của đề tài.
- Phƣơng pháp so sánh số liệu giữa các năm để từ đó rút ra đƣợc nhận xét
cũng nhƣ đánh giá đƣợc tính hiệu quả của việc thực hiện các chỉ tiêu nghiên cứu.
- Phƣơng pháp phân tích thống kê, xử lý số liệu: nhóm toàn bộ các đối tƣợng
điều tra có cùng chỉ tiêu, xác định các giá trị trung bình của chỉ tiêu, phân tích
tƣơng quan giữa các yếu tố; xử lý số liệu và đƣa ra giá trị có tính chính xác cao.
6. Kết cấu nội dung luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 3
chƣơng nhƣ sau:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận chung về ngƣời có công với cách mang.
Chƣơng 2: Thực trạng thực hiện chính sách ƣu đãi vật chất cho ngƣời có
công trên địa bàn huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
Chƣơng 3: Một số giải pháp để thực hiện nâng cao đời sống vật chất cho
ngƣời có công trên địa bàn huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
9

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGƢỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG
1.1. Một số vấn đề về ngƣời có công.
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của Người có công.
Khái niệm: Ngƣời có công thì mặc dù Pháp lệnh ƣu đãi ngƣời có công
đƣợc thực hiện từ lâu, nhƣng cho tới nay chƣa có một văn bản pháp luật nào
nêu rõ khái niệm ngƣời có công. Tuy nhiên, căn cứ các tiêu chuẩn đối với
từng đối tƣợng là ngƣời có công mà Nhà nƣớc ta đã quy định, có thể nêu khái
niệm ngƣời có công theo 2 nghĩa sau:
Theo nghĩa rộng: “Ngƣời có công là những ngƣời không phân biệt tôn
giáo, tín ngƣỡng, dân tộc, nam nữ, tuổi tác, đã tự nguyện cống hiến sức lực,
tài năng trí tuệ, có ngƣời hy sinh cả cuộc đời mình cho sự nghiệp của dân tộc.
Họ là ngƣời có thành tích đóng góp hoặc những cống hiến xuất sắc phục vụ

cho lợi ích của dân tộc đƣợc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền công nhận theo
qui định của pháp luật ”.
Theo nghĩa hẹp: “Ngƣời có công là những ngƣời không phân biệt tôn
giáo, tín ngƣỡng, dân tộc, nam nữ,… có những đóng góp, những cống hiến
xuất sắc trong thời kỳ Cách mạng tháng Tám năm 1945, trong các cuộc kháng
chiến giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc, đƣợc các cơ quan tổ chức có
thẩm quyền công nhận theo qui định của pháp luật ”.
- Đặc điểm của ngƣời có công:
+ Ngƣời có công bao gồm ngƣời tham gia hoặc giúp đỡ Cách mạng, họ
đã hy sinh cả cuộc đời mình hoặc một phần thân thể hoặc có thành tích đóng
góp cho sự nghiệp Cách mạng.
+ Ngƣời có công là ngƣời có thành tích đóng góp hoặc cống hiến xuất
sắc và vì lợi ích của dân tộc, những đóng góp, cống hiến của họ có thể là
10

trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc và cũng có
thể là trong cuộc xây dựng và phát triển đất nƣớc.
1.1.2 Vai trò của Người có công.
Trong tình hình hiện nay, khi đất nƣớc đã bƣớc vào thời kỳ xây dựng
và phát triển kinh tế. Bên cạnh những ƣu điểm, những cái đƣợc thì trong nƣớc
mặt tiêu cực của xã hội đang tiềm ẩn, nẩy sinh nhiều vấn đề xã hội hết sức
bức xúc, các thế lực thù địch vẫn không ngừng chống phá Cách mạng Việt
Nam bằng các thủ đoạn diễn biến hoà bình thì vai trò của ngƣời có công càng
có ý nghĩa lớn lao đó là.
- Ngƣời có công là cái nôi, là chỗ dựa tinh thần vào việc tuyên truyền,
giáo dục sâu sắc ý thức, đạo đức đối với thế hệ con cháu về lòng kính trọng sự
hy sinh vô bờ bến, tinh thần đoàn kết dân tộc cao đẹp, chịu nhiều gian khổ
vẫn một lòng thuỷ chung với cách mạng của thế hệ cha ông để bảo vệ và xây
dựng Tổ quốc Việt nam xã hội chủ nghĩa.
- Ngƣời có công còn là thƣớc đo, còn là tinh thần lao động cần cù,

sáng tạo trong lao động, trong học tập, trong sự nghiệp phát triển kinh tế.
Nhiều ngƣời có công bị tàn tật nhƣng họ vẫn vƣơn lên làm kinh tế giỏi “
Thƣơng binh tàn nhƣng không phế ” đấy là những minh chứng cho thế hệ con
cháu thấy “ Không có việc gì khó …”. Để cùng chung sức, chung lòng bảo vệ
vài xây dựng Tổ quốc Việt nam xã hội chủ nghĩa.
1.1.3 Phân loại đối tượng người có công và các chính sách ưu đãi vật chất
cho người có công với cách mạng.
+ Phân loại đối tƣợng ngƣời có công.
Pháp lệnh 04/2012/UBTVQH13 của Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội qui
định tại khoản 1 điều 2 của Pháp lệnh ngƣời có công bao gồm:
"a) Ngƣời hoạt động cách mạng trƣớc ngày 01 tháng 01năm 1945;
b) Ngƣời hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi
11

nghĩa tháng Tám năm 1945;
c) Liệt sĩ;
d) Bà mẹ Việt Nam anh hùng;
đ) Anh hùng Lực lƣợng vũ trang nhân dân;
e) Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến;
g) Thƣơng binh, ngƣời hƣởng chính sách nhƣ thƣơng binh;
h) Bệnh binh;
i) Ngƣời hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học;
k) Ngƣời hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiếnbị địch bắt tù, đày;
l) Ngƣời hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm
nghĩa vụ quốc tế;
m) Ngƣời có công giúp đỡ cách mạng.”
+ Các chính sách đối với ngƣời có công.
Ngƣời có công với cách mạng và thân nhân đƣợc Nhà nƣớc, xã hội quan tâm
chăm sóc, giúp đỡ và tuỳ từng đối tƣợng đƣợc hƣởng các chế độ ƣu đãi sau
đây:

1. Trợ cấp hàng tháng, phụ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần;
2. Bảo hiểm y tế;
3. Điều dƣỡng phục hồi sức khỏe;
4. Nhà nƣớc có chính sách hỗ trợ ngƣời có công với cách mạng, thân nhân liệt
sĩ có khó khăn về nhà ở và huy động sự tham gia của xã hội, gia đình ngƣời
có công với cách mạng;
5. Đƣợc ƣu tiên trong tuyển sinh, tạo việc làm; đƣợc hỗ trợ để theo học tại cơ
sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân đến trình độ đại học;
+ Bên cạnh đó tùy từng đối tƣợng, mức độ thƣơng tật Nhà nƣớc có những
chính sách riêng dành cho mỗi đối tƣợng: Ví dụ (Thƣơng binh, bệnh binh
12

hạng 1;2 khi mất nếu vết thƣơng cuc tái phát đƣợc công nhận liệt sỹ, thân
nhân đƣợc hƣởng tuất; Thƣơng bênh binh hạng 1 đƣợc chăm sóc sức khỏe 1
năm 1 lần )
1.2. Ý nghĩa, yêu cầu của việc thực hiện đãi ngộ vật chất đối với ngƣời có
công với cách mạng.
1.2.1. Ý nghĩa, yêu cầu của việc thực hiện đãi ngộ vật chất đối với người
có công.
+ Đảm bảo sự công bằng Xã hội.
Sự hy sinh về ngƣời và vật chất của ngƣời có công vì sự nghiệp bảo vệ,
xây dựng tổ quốc là rất lớn lao không gì có thể bù đắp đƣợc, đó là lòng yêu
nƣớc, yêu chế độ hàng triệu ngƣời con ƣu tú đã ngã lại trên chiến trƣờng,
hoặc mang trên mình những vết thƣơng thực thể. Vì vậy Nhà nƣớc thế hệ sau
phải "Chính phủ và đồng bào phải báo đáp thế nào cho xứng đáng" (Hồ Chí
Minh) chăm lo tốt nhất về vật chất, tinh thần cho ngƣời có công
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo quan điểm của Chủ nghĩa
Mác- Lênin về công bằng xã hội vào hoàn cảnh thực tiễn của Việt Nam,
Ngƣời đã đƣa ra một quan niệm khái quát về công bằng xã hội trong chủ
nghĩa xã hội: “chủ nghĩa xã hội là gì ? là mọi ngƣời đƣợc ăn no, mặc ấm, sung

sƣớng, tự do. Nhƣng, nếu muốn tách riêng ra một mình mà ngồi ăn no, mặc
ấm ngƣời khác mặc kệ, thế là không tốt. Mình muốn ăn no, mặc ấm, cũng cần
làm sao cho tất cả mọi ngƣời đƣợc ăn no, mặc ấm” [ 12, tr.682]
Năm 1966, khi cuộc kháng chiến cống Mỹ cứu nƣớc bƣớc vào giai đoạn
quyết liệt, nhân dân miền Bắc phải chịu nhiều thiếu thốn, khó khăn trong cuộc
sống để dồn sức ngƣời sức của cho tiền tuyến lớn miền Nam, Ngƣời luôn chú
ý đến vấn đề thực hiện công bằng xã hội cho mọi ngƣời dân Việt Nam
“Không sợ thiếu chỉ sợ không công bằng”.
13

Trên lập trƣờng của Chủ nghiã Mác- Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh,
Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định mục tiêu xây dựng đất nƣớc ta trong
giai đoạn hiện nay là “dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh”, vững bƣớc đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Mục tiêu đó chứa đựng
nội dung vừa phát triển kinh tế-xã hội, vừa thực hiện công bằng và tiến bộ xã
hội cho nhân dân lao động.
Công bằng xã hội luôn luôn biến đổi phụ thuộc vào hoàn cảnh lịch sử cụ
thể. Trong hoàn cảnh của chúng ta hiện nay cần khẳng định rằng phân phối
theo lao động trƣớc sau vẫn là tiêu chí quan trọng bậc nhất của công bằng.
Tiêu chí này xuyên suốt cả thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, là hình thức
phân phối chủ yếu trong điều kiện hiện nay của nƣớc ta. Lao động không chỉ
là lao động hiện tại mà còn là những lao động quá khứ đã tích luỹ vào trong
vốn, tài sản, tƣ liệu sản xuất thực hiện phân phối theo hình thức này sẽ gắn
kết đƣợc kết quả lao động với lợi ích của ngƣời lao động, nhờ vậy ngƣời lao
động sẽ có động lực trong quá trình sản xuất, giúp họ có thu nhập cao. Quan
điểm này đƣợc Đảng ta khẳng định: “Cơ chế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ
nghĩa thực hiện phân phối chủ yếu theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế”
[9, tr.88]. Để thực hiện đƣợc tốt hình thức phân phối nầy đòi hỏi ngƣời lao
động phải có sức khoẻ và tri thức. Do đó nhà nƣớc phải tạo mọi điều kiện cho
ngƣời lao động có điều kiện chăm lo sức khoẻ và học tập thông qua hệ thống

y tế và giáo dục đào tạo, có nghĩa là: tăng cƣờng đầu tƣ cho y tế và giáo dục,
để nâng cao sức khoẻ và trí tuệ cho ngƣời lao động là điều kiện cần thiết để
thực hiện triệt để phân phối theo lao động. Nếu trƣớc đây chúng ta coi phân
phối theo lao động là tiêu chí duy nhất của sự công bằng thì ngày nay trong
điều kiện chuyển sang cơ chế thị trƣờng, trƣớc nhu cầu bức bách phải thu hút
vốn đầu tƣ để có điều kiện mở rộng và đẩy mạnh sản xuất thì ngoài phân phối
theo lao động chúng ta còn phải coi trọng hình thức: “ phân phối theo mức
14

đóng góp vốn và các nguồn lực khác vào sản xuất, kinh doanh ” [3, tr.88].
Các nguồn lực khác ở đây đƣợc hiểu là vốn, tài sản, công cụ sản xuất đƣợc
gọi chung là tài sản đóng góp vào quá trình sản xuất. Tuỳ theo mức đóng góp
mà đƣợc hƣởng phần thu nhập tƣơng ứng. Hình thức phân phối này cho phép
thu hút, huy động moị nguồn lực của các thành phần kinh tế tham gia vào quá
trình sản xuất.
Ngoài phân phối theo lao động và theo nguồn vốn, để đảm bảo công
bằng xã hội trong quá trình phân phối còn phải tính đến nhiều cống hiến khác
cho xã hội. Đó là những đóng góp về tài năng, sức lực, xƣơng máu cho lợi ích
chung của cộng đồng xã hội. Trong đó, đặc biệt là sự cống hiến của ngƣời có
công trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ và xây dựng đất nƣớc.
Một trong những đặc thù lớn nhất của nƣớc ta là chiến tranh kéo dài: chống
thực dân Pháp, đế quốc Mỹ, kẻ thù biên giới phía Bắc và Tây Nam. Bên cạnh đó
còn có lực lƣợng tham gia quân tình nguyện giúp các nƣớc bạn Lào, Cămpuchia
trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Chính vì vậy đã có nhiều gia đình,
nhiều đồng bào chiến sỹ, nhiều vùng đất đã không tiếc công sức, tiền của, máu
xƣơng cống hiến cho sự nghiệp cách mạng góp phần thực hiện nhiệm vụ cao cả.
Ngày nay, bƣớc vào guồng quay của kinh tế thị trƣờng thì chính họ là những
ngƣời bị thiệt thòi nhất bởi họ không còn sức lao động do nêu đơn, thƣơng tật,
già yếu, khó khăn về vốn, họ rơi vào nhóm nghèo của xã hội, Bởi vậy, thực hiện
công bằng xã hội trong điều kiện hiện nay không thể không tính đến sự cống

hiến trong quá khứ của những thế hệ ngƣời đã kinh qua chiến tranh Việc thực
hiện chính sách nhân đạo, phong trào làm việc thiện, phong trào đền ơn đáp
nghĩa, thành lập quỹ xoá đói giảm nghèo là trách nhiệm của toàn xã hội, là sự
đền ơn đáp nghĩa chứ tuyệt nhiên không phải là sự ban ơn. Trong điều kiện hiện
nay còn có sự bất bình đẳng trong thu nhập, việc thực hiện phân phối thông qua
phúc lợi xã hội có tác dụng giảm bớt sự bất bình đẳng đó.
15

Phát triển đất nƣớc theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi phải đặt mục
tiêu tiến bộ và công bằng xã hội lên trên hết, coi đó là mục tiêu của mọi chính
sách phát triển kinh tế xã hội, ngƣợc lại phát triển kinh tế xã hội là vì mục tiêu
đảm bảo thực hiện công bằng xã hội, vì tự do, hạnh phúc của con ngƣời. Vì vậy,
Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ của Đảng (khoá VII) đã khẳng định
“Tăng tƣởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong
từng bƣớc phát triển. Công bằng xã hội thể hiện cả ở khâu phân phối hợp lý tƣ
liệu sản suất, lẫn ở khâu phân phối kết quả sản xuất, cũng nhƣ ở điều kiện phát
triển năng lực của mọi thành viên trong cộng đồng” [4, tr.47].
Đến Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI năm 2011 của Đảng lại tiếp tục
khẳng định: " Tập trung giải quyết vấn đề việc làm và thu nhập cho ngƣời lao
động, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Tạo bƣớc tiến rõ
rệt về thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, giảm tỉ
lệ hộ nghèo; cải thiện điều kiện chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân. Tiếp tục
xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, bảo tồn
và phát huy các giá trị văn hoá tốt đẹp của dân tộc đồng thời tiếp thu tinh
hoa văn hoá nhân loại. Bảo vệ môi trƣờng, chủ động phòng tránh thiên tai,
ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu"
Trong nhiều năm qua, ƣu đãi vật chât đối với ngƣời có công và gia đình của
họ đƣợc Đảng, Nhà nƣớc, nhân dân ta đặc biệt quan tâm, vì đây là một vấn đề
chính trị, xã hội, kinh tế hết sức đặc biệt. Ƣu đãi vật chât đối với ngƣời có công
với cách mạng chính là thực hiện công bằng xã hội, đền ơn đáp nghĩa đối với

ngƣời và gia đình có cống hiến, đóng góp cho sự nghiệp cách mạng của Đảng,
của dân tộc. Thực hiện chính sách ƣu đãi ngƣời có công trong những năm qua
thực sự ngày càng tốt hơn, góp phần chăm lo, cải thiện đời sống vật chất và tình
thần của hàng triệu ngƣời. Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng qua
các thời kỳ đều khẳng định sự quan tâm chăm lo, đền ơn đáp nghĩa đối với ngƣời
16

có công với cách mạng. Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ XI tiếp tục ghi nhận:
"Thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội trong từng bƣớc và từng chính sách phát
triển. Huy động mọi nguồn lực xã hội cùng Nhà nƣớc chăm lo tốt hơn đời sống
vật chất, tinh thần cho những ngƣời và gia đình có công với cách mạng". Đến
nay trên 8 triệu ngƣời có công đã đƣợc hƣởng chính sách ƣu đãi của Nhà nƣớc.
Hầu hết ngƣời có công đã có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình
của cộng đồng dân cƣ nơi cƣ trú. "Đền ơn đáp nghĩa" đã trở thành nét đẹp trong
đời sống văn hoá của mọi ngƣời dân.
+ Phát huy truyền thống yêu nƣớc
“Uống nƣớc nhớ nguồn", “Đền ơn đáp nghĩa” là nép đẹp truyền thống nhân
nghĩa của dân tộc ta là tình cảm và trách nhiệm to lớn của thƣơng binh, gia
đình liệt sĩ, ngƣời có công với cách mạng. Các cấp uỷ Đảng, chính quyền.
Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân, tổ chức xã hội, địa phƣơng, cơ
quan, đơn vị cần bồi dƣỡng, giáo dục cho thế hệ trẻ hiểu rõ những cống hiến
hy sinh to lớn rất đỗi tự hào của các anh hùng, liệt sĩ, thƣơng binh, ngƣời có
công với cách mạng, để phát huy, tiếp nối truyền thống anh hùng của cha anh
vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hôm nay. Đó là cách đền ơn đáp
nghĩa thiết thực nhất. Thực hiện tốt công tác thƣơng binh, liệt sĩ là góp phần
tạo sự ổn định về Chính trị - Xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, đẩy nhanh sự
nghiệp đổi mới đất nƣớc, xứng đáng vợi sự hy sinh to lớn của các anh hùng,
liệt sĩ, thƣơng binh và ngƣời có công với các mạng.
Trong thời gian tới, Việt Nam càng đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã
hội, càng đi sâu vào hội nhập kinh tế quốc tế thì việc bảo toàn, phát huy các

giá trị tốt đẹp của văn hoá dân tộc càng là vấn đề cấp thiết, trong đó có đạo lý
truyền thống “Uống nƣớc nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ ngƣời trồng cây”. Đây là
việc làm tốt nhất, nhằm giáo dục toàn Đảng, toàn dân, nhất là thế hệ trẻ, giữ
gìn, phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Có thể nói, xã
17

hội càng hiện đại, Kinh tế - Xã hội càng phát triển thì yêu cầu về phát triển
văn hóa, đạo đức, văn minh tinh thần càng cấp bách hơn bao giờ hết. Điều
này nhắc nhở chúng ta phải có trách nhiệm rất lớn trong việc thực hiện tƣ
tƣởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về chính sách thƣơng binh, liệt sĩ, ra sức giữ
gìn và phát huy các giá trị truyền thống, đạo đức tốt đẹp của nền văn hoá dân
tộc ta bằng những việc làm cử thể.
Hàng triệu Thƣơng binh, Bệnh binh, thân nhân gia đình gia đình liệt sỹ
ngƣời có công với cách mạng đã hi sinh cả tính mạng, vật chất cho đất nƣớc
có tự do, hòa bình phát triển nhƣ hôm nay. Vậy họ xứng đáng đƣợc hƣởng
những chính sách đãi ngộ vật chất tốt nhất, ngƣời có công phải có cuộc sống
bằng, hoặc cao hơn mặt bằng của xã hội con em của họ đƣợc ƣu đãi, ƣu tiên
trong các chính sách từ đó mới tạo đƣợc động lực niềm tự hào cho thế hệ thân
nhân ngƣời có công sự hy sinh của cha, ông mình đã đƣợc nhà nƣớc, xã hội
quan tâm xứng đáng.
"Gia đình là tế bào của xã hội" ngƣời có công sẽ giáo dục thế hệ sau
biết quí trọng thành quả của thế hệ trƣớc, tạo nên truyền thống gia đình cách
mạng, dòng họ yêu nƣớc tạo ra đƣợc sức mạnh dân tộc kể cả trong xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc, và ngƣợc lại Đảng và Nhà nƣớc không quan tâm, không
có chính sách tốt cho ngƣời có công thì làm xói mòn truyền thống yêu nƣớc,
niềm tin của nhân dân với chế độ.
+ Góp phần đảm bảo thực thi chính sách của Nhà Nƣớc.
Thực hiện ƣu đãi vật chất đối vơi ngƣời có công với cách mạng là thể
hiện tính ƣu việt của chính sách của Đảng và Nhà nƣớc, bảo đảm an sinh xã
hội và phúc lợi xã hội không chỉ là bảo vệ quyền của mỗi ngƣời dân nhƣ đã

nêu trong Tuyên ngôn thế giới về quyền con ngƣời mà còn là 1 nhiệm vụ
quan trọng của quá trình phát triển, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ ta có
18

ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển ổn định Chính trị - Xã hội và sự phát
triển bền vững của đất nƣớc.
Nhận thức, quan điểm và cơ chế chính sách quan trọng của ƣu đãi vật
chất đối với ngƣời có công Đảng và nhà nƣớc luôn hoàn thiện, từng bƣớc mở
rộng các chính sách qua các thời kỳ đáp ứng nguyện vọng của ngƣời có công.
Mức trợ cấp ƣu đãi năm 2009 tăng 2,1 lần so với năm 2006. Năm 2010 ngân
sách trung ƣơng đã chi gần 19, 000 tỷ đồng để thực hiện chính sách ƣu đãi
thƣờng xuyên cho 1,4 triệu ngƣời có công, năm 2012 chi gần 26,000 tỷ đồng
hiện nay cơ bản 90 % gia đình ngƣời có công có mức sống bằng, hoặc cao
hơn mức sống trung bình của dân cƣ cùng địa bàn.
Mặc dù những năm gần đây nền kinh tế có những khó khăn nhƣng
Đảng và Nhà nƣớc luôn quan tâm ƣu đãi cho ngƣời có công điều chỉnh các
chính sách ban hành Pháp lệnh 04/2012/UBTVQH 13 của Ủy ban thƣờng vụ
Quốc Hội về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ƣu đãi ngƣời có
công với cách mạng; Quyết định 22/2013 của Chính Phủ quy định hỗ trợ nhà
ở cho ngƣời có công đang có nhà ở xuống cấp, hƣ hỏng; Nghị đinh 101/2013
NĐ-CP của Chính Phủ về điều chỉnh mức trợ cấp phụ cấp cho ngƣời có công
với cách mạng và nhiều dịch vụ khám chữa bệnh, trang cấp dụng cụ chỉnh
hình, đƣa ngƣời có công đi điều dƣỡng luân phiên hàng năm, các phong trào "
Xã hội hóa công tác chăm sóc ngƣời có công" " Đền ơn đáp nghĩa" đƣợc nhân
dân ủng hộ cao thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ ta, dân tộc ta.
1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách đãi ngộ vật chất đối
với người có công với cách mạng.
Sự tác động của các nhân tố tới hệ thống chính sách ƣu đãi vật chất cho
ngƣời có công có nhiều nhƣng có thể tựu chung lại gồm:
+ Trình độ hay mức độ phát triển của một quốc gia dân tộc (bao gồm

chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội và an ninh quốc phòng) trong tƣơng quan
phát triển chung của thế giới tại một thời điểm lịch sử cụ thể.

×