Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

báo cáo thực tập tại Phòng Tài Nguyên Môi Trường Huyện Quảng Xương- Tỉnh Thanh Hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (388.65 KB, 66 trang )

PHẦN 1: GIỚI THIỆU VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP
1.1. Sơ lược về cơ sở nơi sinh viên thực tập: Huyện Quảng Xương- Tỉnh Thanh
Hóa.
Quảng Xương nằm trong vùng đồng bằng ven biển tỉnh Thanh Hoá, có tọa
độ địa lý từ 19034’ đến 19047’ vĩ độ Bắc và từ 1050 46’ đến 1050 53’ kinh độ Đông.
Vị trí địa lý của huyện như sau:
- Phía Bắc giáp thành phố Thanh Hoá, huyện Hoằng Hoá, thị xã du lịch Sầm
Sơn;
- Phía Nam giáp huyện Tĩnh Gia, Nông Cống;
- Phía Tây giáp huyện Đông Sơn;
- Phía Đông là Vịnh Bắc Bộ.
Trên địa bàn huyện có các tuyến Quốc lộ 1A, Quốc lộ 45, Quốc lộ 47, Tỉnh lộ
4 chạy qua đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho huyện Quảng Xương trong việc giao lưu
kinh tế, văn hoá xã hội với các huyện trong tỉnh và với các tỉnh bạn trên cả 2 miền
Nam Bắc.
Đặc biệt Quảng Xương giáp thị xã du lịch Sầm Sơn và Vịnh Bắc Bộ, chiều
dài bờ biển 18,2 km, gần cửa Lạch Hới phía Bắc và có cửa Lạch Ghép phía Nam là
các cửa lạch lớn thông ra biển Đông tạo thế mạnh cho nghề khai thác, đánh bắt,
nuôi trồng thủy hải sản và phát triển du lịch biển; Về phía Bắc giáp khu công
nghiệp Lễ Môn của thành phố Thanh Hoá và phía Nam gần khu công nghiệp động
lực Tĩnh Gia - Nghi Sơn sẽ có tác động mạnh đến phát triển kinh tế của huyện. Đây
là những địa bàn thu hút hàng hoá, thực phẩm nông sản và lao động của Quảng
Xương tham gia phát triển.
* Cơ cấu tổ chức UBND huyện
- Cơ quan Ủy ban nhân dân huyện Quảng Xương bao gồm Lãnh đạọ Ủy ban
nhân dân (01 chủ tịch và 03 phó chủ tịch) huyện và 13 phòng/ban chuyên môn theo
Nghị định 14/2008/NĐ-CP của Chính Phủ.
Cụ thể như sau:
Chủ tịch huyện: Vũ Khoa Việt
Phó chủ tịch kinh tế- tài chính: Nguyễn Văn Chính


1


Phó chủ tịch Nông nghiệp- Tài nguyên môi trường: Trần Văn Công
Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân: Nguyễn Văn Minh
13 phòng ban:
1. Phòng tài chính- kế hoạch

8. Phòng giáo dục

2. Phòng công thương

9. Phòng khuyến học

3. Phòng tài nguyên- môi trường

10.Văn phòng ủy ban

4. Phòng lao động- thương binh- xã hội

11. Phòng hội đồng nhân dân

5. Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn

12. Phòng tư pháp

6. Phòng nội vụ

13. Phòng văn hóa


7. Phòng thanh tra
=> Qua quá trình tìm hiểu về cơ cấu tổ chức của Uỷ ban nhân dân huyện
Quảng Xương sinh viên thấy:
Uỷ ban nhân dân (UBND) huyện Quảng Xương được tổ chức theo cơ cấu chức
năng, các phòng ban thuộc sự quản lý của Uỷ ban nhân dân hoạt động độc lập trong
các lĩnh vực công tác riêng của mình. Chức năng, nhiệm vụ cụ thể và quy chế hoạt
động của các phòng ban do Uỷ ban nhân dân huyện dựa trên các văn bản quy phạm
pháp luật nhà nước quy định. Hoạt động của các phòng ban nhằm mục đích tham
mưu cho lãnh đạo Uỷ ban nhân dân giải quyết các vấn đề tồn tại trên địa bàn huyện.
Trong phân công công việc mỗi phòng ban chuyên trách mảng công việc theo
lĩnh vực hoạt động của mình, mỗi phòng đều có một trưởng phòng chịu trách nhiệm
quản lý chung hoạt động của phòng và báo cáo lên cấp trên trực tiếp là ban lãnh đạo
Ủy ban nhân dân huyện. Bảo đảm tuân thủ trình tự, thủ tục và thời hạn giải quyết
công việc theo đúng chương trình, kế hoạch, lịch làm việc và quy chế làm việc, trừ
trường hợp đột xuất hoặc có yêu cầu khác của lãnh đạo Ủy ban nhân dân huyện.
1.2. Đặc Điểm tình hình chung Đơn vị sinh viên thực tập- Phòng Tài Nguyên
Môi Trường Huyện Quảng Xương- Tỉnh Thanh Hóa
1.2.1. Tên đơn vị thực tập:
Phòng Tài Nguyên Môi Trường- Huyện Quảng Xương- Tỉnh Thanh Hóa
Thời gian thực tập:
Từ 16/3 đến 9/6 tại phòng tài nguyên môi trường huyện Quảng Xương

2


1.2.2. Địa chỉ:
Khu phố 2- Thị Trấn Quảng Xương- Huyện Quảng Xương- Thanh Hóa.
1.2.3. Trưởng Phòng: Hoàng Minh Tiện
Phó phòng phòng tài nguyên môi trường: Nguyễn Hữu Tín
Phó phòng phòng đăng ký quyền sử dụng đất: Hà Thế Anh

1.2.4. Chức năng hoạt động của Phòng TN& MT Huyện Quảng Xương
Phòng Tài nguyên và môi trường là cơ quan chuyên môn thuộc UBND Huyện
có chức năng tham mưu, giúp UBND huyện quản lý nhà nước về các lĩnh vực: Tài
nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản và môi trường.
Phòng Tài nguyên môi trường có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản
riêng, chịu sự chỉ đạo quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND huyện,
đồng thời chịu sự hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Tài
nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hóa.
Cụ thể Phòng có các chức năng chính sau:
- Trình UBND huyện các văn bản hướng dẫn việc thực hiện các quy hoạch, kế
hoạch, chính sách pháp luật của nhà nước về quản lý tài nguyên và môi trường;
kiểm tra việc thực hiện sau khi UBND huyện ban hành.
- Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật và sự chỉ đạo của UBND huyện về
bảo vệ tài nguyên đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản.
- Thực hiện kiểm tra và tham gia thanh tra, giải quyết các tranh chấp, khiếu nại tố
cáo về lĩnh vực tài nguyên và môi trường theo phân công của UBND huyện.
- Giúp UBND huyện quản lý nhà nước đối với tổ chức, kinh tế tập thể, kinh tế tư
nhân và hướng dẫn kiểm tra hoạt động của các hội, các tổ chức phi chính phủ hoạt
động trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường.
- Thực hiện tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, thông tin về tài nguyên môi
trường và các dịch vụ công trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường theo quy định
của pháp luật.
- Báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ về các lĩnh vực công tác
được giao với UBND huyện và sở Tài nguyên Môi trường.

3


- Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ đối với công chức chuyên môn về tài nguyên
và môi trường các xã, thị trấn.

- Quản lý, tổ chức bộ máy thực hiện chế độ chính sách, chế độ đãi ngộ, khen
thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ,
công chức thuộc phạm vi quản lý của phòng theo quy định của pháp luật và phân
công của UBND huyện.
- Quản lý tài chính, tài sản của phòng theo quy định của pháp luật và phân công của
UBND huyện.
- Tổ chức thực hiện các dịch vụ công trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường tại
địa phương theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do UBND huyện giao hoặc theo quy định của pháp
luật.
+ Về quản lý tài nguyên đất:
Tham mưu giúp UBND huyện lập quy hoạch sử dụng đất, điều chỉnh quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện và tổ chức thực hiện sau khi được phê
duyệt, thẩm định quy hoạch , kế hoạch sử dụng đất các xã, thị trấn.
Thẩm định về hồ sơ giao đất cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng
đất, chuyển quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu, sử dụng tài sản gắn liền với đất
cho các đối tượng thuộc thẩm quyền của UBND huyện.
Theo dõi biến động về đất đai, cập nhật chỉnh lý các tài liệu và bản đồ về đất
đai, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện thống kê, kiểm kê, đăng ký đất đai đối với
công chức chuyên môn về tài nguyên và môi trường ở các xã, thị trấn; thực hiện
việc lập và quản lý hồ sơ địa chính, xây dựng hệ thống thông tin đất đai của huyện.
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan và các UBND các xã, thị
trấn xác định giá các loại đất, mức thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của địa
phương báo cáo Sở Tài nguyên Môi trường trình cơ quan có thẩm quyền quyết
định làm cơ sở thực hiện công tác giao đất, thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ và tái
định cư theo quy định của pháp luật.
+ Về quản lý môi trường:

4



Tổ chức đăng ký, kiểm tra thực hiện cam kết bảo vệ môi trường và đề án bảo
vệ môi trường trên địa bàn, lập báo cáo hiện trạng môi trường theo định kỳ; đề
xuất các giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề, các cụm công nghiệp, khu
du lịch trên địa bàn; thu thập,quản lý lưu trữ dữ liệu về tài nguyên nước và môi
trường trên địa bàn; hướng dẫn UBND các xã, thị trấn quy định về hoạt động và
tạo điều kiện để tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường hoạt động có hiệu quả.
1.2.5. Sơ Đồ tổ chức:
Trưởng phòng

P.Phòng
ĐKQSDD

P.Phòng MTKS

QL
ĐĐ

Kế
toán

QL
MT.
KS

5

Chuyên
viên

HC

Thủ
quỹ

Chuyên
viên
KH,QH


1.2.6. Chức năng của từng bộ phận:
1.2.6.1.Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất(4 người):
Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất được thành lập theo quy định củaLuật
đất đai ngày 26/11/2003;
Thông tư liên tịch số 38/2004/TTLT/BTNMT-BNV ngày 31/12/2004 của Bộ Tài
Nguyên và Môi trường và Bộ Nội Vụ.
Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc phòng tài nguyên và môi trường
do UBND huyện Quảng Xương quyết định thành lập. Là đơn vị dịch vụ có chức
năng tổ chức thực hiện đăng ký sử dụng đất và chỉnh lý thống nhất biến động về sử
dụng đất, quản lý hồ sơ địa chính, tham mưu cho phòng tài nguyên và môi trường
trong việc thực hiện các thủ tục hành chính về quản lý, sử dụng đất đai theo quy
định của pháp luật, chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp của phòng tài nguyên và môi
trường theo phân cấp quản lý của UBND tỉnh Thanh Hóa và UBND huyện Quảng
Xương.
Tham mưu cho trưởng phòng tài nguyên môi trường; làm đầu mối thực hiện
các thủ tục hành chính về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn
huyện đối với hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mua
nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở, cộng đồng đân cư, các công tác khác liên
quan đến việc quản lý địa chính.
Đăng ký sử dụng đất và chỉnh lý biến động về sử dụng đất theo quy định của

pháp luật khi thực hiện các quyền của người sử dụng đất ở.
Lưu trữ, quản lý và chỉnh lý toàn bộ bản sao hồ sơ địa chính đối với tất cả các
thửa đất thuộc phạm vi địa giới hành chính do UBND huyện quản lý theo trích sao
hồ sơ địa chính gốc đã chỉnh lý. Hướng dẫn và kiểm tra việc lưu trữ, quản lý và
chỉnh lý toàn bộ bản sao hồ sơ địa chính của UBND các xã, thị trấn.
Cung cấp số liệu địa chính cho cơ quan chức năng xác định mức thu tiền sử
dụng đất, tiền thuê đất, các loại thuế có liên quan đến đất đai.
Lưu trữ, quản lý bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các giấy tờ
khác hình thành trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính.

6


Thực hiện trích đo đại chính thửa đất; thống kê; kiểm kê đất đai và lập bản đồ
hiện trạng sử dụng đất của huyện và các xã, thị trấn.
Cung cấp bản đồ địa chính, trích lục bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính
và các thông tin khác về đất đai.
Thực hiện thu lệ phí trong quản lý sử dụng đất đai theo quy định của pháp luật.
Tổ chức tiếp nhận yêu cầu, hồ sơ và trả kết quả về đăng ký quyền sử dụng đất
theo cơ chế “ một cửa”.
Thực hiện chế độ báo cáo hàng tuần theo quy định hiện hành về tình hình thực
hiện nhiệm vụ về các lĩnh vực công tác được giao.
Quản lý viên chức, người lao động và tài chính, tài sản thuộc văn phòng theo
quy định của pháp luật.
Cơ cấu Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất gồm:
Giám đốc( kiêm phó giám đốc): Là người phụ trách chung, chịu trách nhiệm
trước trưởng phòng Tài Nguyên Môi trường và trước chủ tịch UBND huyện và
trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của văn phòng.
Các chuyên viên khác: làm các công việc như cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, các trích lục thửa đất và các thủ tục khác liên quan đến tài nguyên đất,

chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trưởng phòng Tài nguyên Môi trường.
1.2.6.2. Cán bộ phụ trách môi trường, khoáng sản(1 người)
Các chuyên viên phụ trách môi trường khoáng sản có trách nhiệm giám sát,quản
lý việc khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện Quảng Xương và ảnh hưởng tới môi
trường của các nhà máy, xí nghiệp đóng trên địa bàn huyện.
Các chuyên viên này có trách nhiệm báo cáo thường kỳ và lập kế hoạch quản lý
chung trên dịa bàn toàn huyện.
1.2.6.3. Cán bộ phụ trách quản lý đất đai(2 người)
Các chuyên viên phụ trách quản lý đất đai có trách nhiệm cung cấp bản đồ địa
chính, trích lục bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính và các thông tin khác về
đất đai. Xây dựng và phát triển hệ thống thông tin về đất đai.
Lưu trữ và chỉnh lý toàn bộ bản sao hồ sơ địa chính đối với tất cả các thửa đất
thuộc phạm vi địa giới hành chính huyện. Cung cấp số liệu địa chính cho cơ quan

7


chức năng xác định mức thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất các loại thuế có liên
quan đến đất đai đối với người sử dụng đất.
Xây dựng kế hoạch sử dụng đất theo quy hoạch của UBND huyện, lập danh
sách các đối tượng có nhu cầu cấp đất, thuê đất,...và khu vực đất bị thu hồi đồng
thời quản lý quỹ đất chung trong toàn huyện.
1.2.7. Bộ phận và công việc được phân công:
Được sự phân công của cán bộ phòng tài nguyên môi trường sinh viên được
giao nhiệm vụ thực tập tại phòng Tài nguyên môi trường với một số công việc tìm
hiểu thêm về hiện trạng sử dụng đấtthống kê đất đai, quản lý đất đai cũng như công
tác quy hoạch đất đai theo lãnh thổ và theo ngành.
1.2.8. Họ tên, địa chỉ của người hướng dẫn thực tập tại đơn vị:
Chuyên viên quản lý đất đai: Vũ Việt Khoa
Địa chỉ: Khu phố 2- Thị trấn Quảng Xương- Huyện Quảng Xương- Tỉnh Thanh

Hóa.
PHẦN 2: NỘI DUNG THỰC TẬP
2.1 Mô tả nhiệm vụ chung được giao:
Được sự phân công của cán bộ phòng tài nguyên môi trường sinh viên được
giao nhiệm vụ thực tập tại phòng Tài nguyên môi trường với một số công việc tìm
hiểu về thống kê đất đai, quản lý đất đai, cũng như công tác quy hoạch đất đai theo
lãnh thổ và theo ngành.
Với tinh thần ham học hỏi cộng với sự hướng dẫn nhiệt tình của anh Vũ Việt
Khoa và sự giúp đỡ của các cán bộ chuyên viên của phòng sinh viên đã từng bước
làm quen và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Ban đầu làm quen với công việc sinh viên được cán bộ hướng dẫn giao cho đọc
các văn bản, nghị quyết về đất đai và bảo vệ môi trường của huyện Quảng Xương
và của Sở Tài nguyên Môi trường Tỉnh Thanh Hóa để nắm rõ cách thức làm việc và
biết cách quản lý tài nguyên, cụ thể là tài nguyên đất để tạo cơ sở cho việc đi vào
quản lý trên thực tế. Qua việc đọc các văn bản, nghị quyết đó mình rút ra được

8


những ý chính chung trong quản lý như thế nào rồi từ đó mới bắt tay vào việc tìm
hiểu cụ thể các công việc của phòng tài nguyên môi trường huyện.
Sau khi đã nắm được sơ bộ về các văn bản, nghị quyết về đất đai sinh viên được
cán bộ hướng dẫn giao cho nhiệm vụ tìm hiểu tình hình quản lý tài nguyên đất trên
địa bàn huyện Quảng Xương trong giai đoạn 2005-2011 qua các bản báo cáo thuyết
fdminh tổng hợp của huyện, sau đó cán bộ hướng dẫn yêu cầu nói rõ được mình
nắm được những gì qua việc tìm hiểu đó rồi báo cáo lại cho cán bộ hướng dẫn bằng
văn bản.
Công việc tiếp theo sinh viên được giao nhiệm vụ là tìm hiểu về lập quy
hoạch kế hoạch sử dụng đất từ nay cho đến năm 2020 của huyện để trình với cán bộ
hướng dẫn và các chuyên viên trong phòng, qua đó đưa ra các đề xuất, kiến nghị

của bản thân cho việc sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất trên địa bàn huyện hiện nay.
2.2. Mô tả nhiệm vụ cụ thể từng tuần được giao và phương thức làm việc:
Tuần 1 (từ 19/3 đến 23/3): Tới Phòng Tài nguyên môi trường huyện Quảng
Xương- tỉnh Thanh Hóa liên hệ thực tập. Sinh viên và các sinh viên khác trong
nhóm thực tập làm quen với các cán bộ trong Phòng tài nguyên môi trường huyện
Quảng Xương. Sau đó tìm hiểu sơ bộ về cơ cấu tổ chức của UBND Huyện Quảng
Xương và chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận trong phòng Tài nguyên môi
trường để làm quen và nắm được sơ đồ tổ chức của phòng.
Tuần 2 (từ 26/3 đến 30/3): Trong tuần này sinh viên được cán bộ hướng
dẫn giao tìm hiểu các văn bản nghị quyết về đất đai để nắm được sơ bộ về công tác
quản lý đất đai như công tác kiểm kê, thống kê đất đai, thủ tục và cách thức thu hồi
đất, cách giao đất, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất…
Nội dung cụ thể công việc là: Đọc các văn bản sau:
- Nghị định của chính phủ số 84/2007/NĐ- CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 về
quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực
hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ về đất tái định cư khi
Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai.

9


- Quyết định số 08/2004/QĐ- BTNMT ngày 21 tháng 7 năm 2006 của Bộ
Tài nguyên và Môi trường ban hành quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất.
- Thông tư số 29/2004/TT/ BTNMT, ngày 1 tháng 11 năm 2004 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính.
- Thông tư số 30/2004/ TT/ BTNMT ngày 1 tháng 11 năm 2004 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất.
- Thông tư 116/2006/TT-BTC ngày 07 tháng 12 năm 2004 của Bộ Tài chính

hướng dẫn thực hiện Nghị định số 197/2004/NĐ- CP ngày 03 tháng 12 năm 2004
của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà Nước thu hồi đất.
- Thông tư số 04/2005/TT- BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2005 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường hướng dẫn các biện pháp quản lý, sử dụng đất đai khi sắp
xếp đổi mới và phát triển các nông, lâm trường quốc doanh.
- Thông tư số 08/2007/TT-BTNMT ngày 02 tháng 08 năm 2007 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và
xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
- Thông tư liên tịch số 38/2004/TTLT- BTNMT-BNV ngày 31 tháng 12
năm 2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về chức năng nhiệm
vụ,quyền hạn và tổ chức của văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất và tổ chức phát
triển quỹ đất.
- Thông tư số 120/2005/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2005 của Bộ Tài
Chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 142/2005/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm
2005 của Chính phủ về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước.
- Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT ngày 21/10/2009 của Bộ Tài nguyên
môi trường quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở
và tài sản khác gắn liền với đất.
- Nghị định 88/2009/NĐ-CP ngày 19/9/2009 của chính phủ Về cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với
đất.

10


- Điều 38 về các trường hợp thu hồi đất thuộc luật đất đai.
- Điều 128 về trình tự, thủ tục đăng ký cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng
đất(Luật đất đai).
- Các Điều 129, 130,131,132,133 về trình tự, thủ tục thu hồi đất ứng với
từng trường hợp quy định trong điều 38 luật đất đai.

Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn cho các địa phương trong tỉnh Thanh Hóa
thực hiện việc quản lý và sử dụng đất trên địa bàn tỉnh do UBND tỉnh Thanh Hóa
ban hành. Cụ thể như:
- Chỉ thị số 25/2004/CT-UB ngày 01/12/2004 về tổng kiểm kê đất đai năm 2005;
- Quyết định số 583/2005/QĐ-UB ngày 4/3/2005 về ban hành bộ đơn giá bồi
thường thiệt hại về tài sản trong giải phóng mặt bằng trên địa bàn tỉnh;
- Quyết định số 65/2005/QĐ-UB ngày 19/9/2005 về việc ban hành quy chế
đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn tỉnh;
- Quyết định số 846/2006/QĐ-UBND ngày 12/5/2006 về việc ban hành quy
định về lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn
tỉnh;
- Quyết định 574/2009/QĐ-UBND ngày 17/11/2009 của UBND tỉnh Thanh
Hóa về việc triển khai công tác lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế
hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 – 2015);
- Chỉ thị số 30/2009/CT-UB của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc tăng cường
công tác quản lý, sử dụng đất ở các xã, thị trấn;
- Quyết định số 264/QĐ-UBND ngày 17/2/2010 quy định bổ sung về cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bồi thường đất khi Nhà nước thu hồi đất nông
nghiệp và trình tự giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đai;
- Quyết định số 1022/2010/QĐ-UBND ngày 22/6/2010 quyết định về việc
ban hành quy định trình tự, thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất và chuyển
mục đích sử dụng đất trên địa bàn tỉnh.
- Thi hành Luật Đất đai 2003, hàng năm UBND tỉnh đều ban hành bảng giá
đất vào ngày 01/01 hàng năm quy định cụ thể cho từng loại đất, làm căn cứ cho

11


UBND các huyện, huyện và thành phố để tính thuế chuyển quyền sử dụng đất và
các loại thuế khác.

Tuần 3 (Từ 2/4 đến 6/4). Tìm hiểu thực trạng sử dụng tài nguyên đất trên địa bàn
huyện Quảng Xương trong giai đoạn 2005-2010. Qua thực trạng đó đưa ra được
những mặt đạt được và những hạn chế trong việc sử dụng đất, quản lý đất đai của
huyện trong giai đoạn 2005-2010.
Nội dung cụ thể công việc là:
- Đọc báo cáo thuyết minh số liệu kiểm kê đất đai của huyện Quảng Xương giai
đoạn 2005-2010 để nắm về hiện trạng sử dụng đất theo mục đích sử dụng và hiện
trạng sử dụng đất theo đối tượng sử dụng và quản lý trên địa bàn huyện Quảng
Xương giai đoạn 2005-2010.
- Đánh giá hiện trạng sử dụng đất của huyện dưới góc độ là nhà quản lý tài nguyên
và môi trường về những mặt đạt được và chưa đạt được trong việc sử dụng đất và
quản lý đất đai của huyện Quảng Xương trong giai đoạn 2005-2010.
Tuần 4 (Từ 9/4 đến 13/4).:Thống kê các loại đất theo mục đích sử dụng, theo đối
tượng quản lý của huyện qua số liệu báo cáo của các xã giai đoạn 2005-2010.
Nội dung cụ thể công việc:
- Tổng hợp các biểu báo cáo của các xã phân theo đối tượng quản lý và theo mục
đích sử dụng đất và lập một báo cáo chung cho huyện.
-Đánh giá sơ bộ về các loại đất theo mục đích sử dụng và theo đối tượng quản lý
của huyện và đưa cán bộ hướng dẫn nhận xét.
Tài liệu thu thập và phương pháp thực hiện:
* Cấp xã
- Thu thập số liệu: Về diện tích đất đai theo đúng mục đích sử dụng và đối tượng sử
dụng; số liệu về đối tượng sử dụng đất theo các biểu mẫu dựa trên số liệu thống kê
đến ngày 01/01/ hàng năm và số liệu kiểm kê đất đai năm 2005.
- Đánh giá độ tin cậy của số liệu thu thập: Tất cả số liệu thu thập qua các thời kỳ
trên đều được cấp có thẩm quyền phê duyệt đầy đủ và có tính pháp lý cao.
- Tổng hợp số liệu: Số liệu kiểm kê đất đai năm 2010 được hình thành dựa trên cơ
sở hệ thống các bảng biểu số liệu kiểm kê đất đai năm 2005, sau đó cập nhật và

12



chỉnh lý các biến động đất đai từ ngày 01/01/2005 đến ngày 01/01/2010, có so sánh,
đánh giá tình hình biến động và được Uỷ ban nhân dân xã phê duyệt, báo cáo lên
cấp huyện.
* Cấp huyện
- Sau khi số liệu kiểm kê đất đai của cấp xã, thị trấn nộp đầy đủ lên cấp huyện. Cấp
huyện tiến hành tổng hợp toàn bộ số liệu kiểm kê đất đai năm của cấp xã, thị trấn
trên cơ sở hệ thống phần mềm kiểm kê đất đai TK05-2.1 thành cơ sở dữ liệu dạng
số để phục vụ công tác lưu trữ và phân tích, tổng hợp ra hệ thống các bảng biểu số
liệu kiểm kê đất đai cấp huyện. Sau đó in ra dạng giấy tất cả các bảng biểu số liệu
kiểm kê đất đai trong giai đoạn 2005-2010.
* Cơ sở dữ liệu dạng số
Dữ liệu nhập từ cấp xã được tổng hợp lên thành cấp huyện ở dạng số theo đúng
quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Tuần 5:(Từ 16/4 đến 20/4): Tìm hiểu thực trạng sử dụng tài nguyên đất trên địa
bàn huyện Quảng Xương trong năm 2011. Qua thực trạng đó đưa ra được những
mặt đạt được và những hạn chế trong việc sử dụng đất, quản lý đất đai của huyện
trong năm 2011.
Nội dung cụ thể công việc là:
- Đọc báo cáo thuyết minh số liệu kiểm kê đất đai của huyện Quảng Xương năm
2011 để nắm về hiện trạng sử dụng đất theo mục đích sử dụng và hiện trạng sử
dụng đất theo đối tượng sử dụng và quản lý trên địa bàn huyện Quảng Xương năm
2011.
- Đánh giá hiện trạng sử dụng đất của huyện dưới góc độ là nhà quản lý tài nguyên
và môi trường về những mặt đạt được và chưa đạt được trong việc sử dụng đất và
quản lý đất đai của huyện Quảng Xương năm 2011.
Tuần 6 (Từ 23/4 đến 27/4). Thống kê các loại đất theo mục đích sử dụng, theo đối
tượng quản lý của huyện qua số liệu báo cáo của các xã năm 2011.
Nội dung cụ thể công việc:

- Tổng hợp các biểu báo cáo của các xã phân theo đối tượng quản lý và theo mục
đích sử dụng đất và lập một báo cáo chung cho huyện.

13


-Đánh giá sơ bộ về các loại đất theo mục đích sử dụng và theo đối tượng quản lý
của huyện và đưa cán bộ hướng dẫn nhận xét.
Tài liệu thu thập và phương pháp thực hiện:
* Cấp xã
- Thu thập số liệu: Về diện tích đất đai theo đúng mục đích sử dụng và đối tượng sử
dụng; số liệu về đối tượng sử dụng đất theo các biểu mẫu dựa trên số liệu thống kê
đến ngày 01/01/ hàng năm.
- Đánh giá độ tin cậy của số liệu thu thập: Tất cả số liệu thu thập qua các thời kỳ
trên đều được cấp có thẩm quyền phê duyệt đầy đủ và có tính pháp lý cao.
- Tổng hợp số liệu: Số liệu kiểm kê đất đai năm 2011 được hình thành dựa trên cơ
sở hệ thống các bảng biểu số liệu kiểm kê đất đai năm 2005, sau đó cập nhật và
chỉnh lý các biến động đất đai từ ngày 01/01/2005 đến ngày 01/01/2011, có so sánh,
đánh giá tình hình biến động và được Uỷ ban nhân dân xã phê duyệt, báo cáo lên
cấp huyện.
* Cấp huyện:
- Sau khi số liệu kiểm kê đất đai năm 2011 của cấp xã, thị trấn nộp đầy đủ lên cấp
huyện. Cấp huyện tiến hành tổng hợp toàn bộ số liệu kiểm kê đất đai năm 2011 của
cấp xã, thị trấn trên cơ sở hệ thống phần mềm kiểm kê đất đai TK05-2.1 thành cơ sở
dữ liệu dạng số để phục vụ công tác lưu trữ và phân tích, tổng hợp ra hệ thống các
bảng biểu số liệu kiểm kê đất đai năm 2011 cấp huyện. Sau đó in ra dạng giấy tất cả
các bảng biểu số liệu kiểm kê đất đai năm 2011.
* Cơ sở dữ liệu dạng số
Dữ liệu nhập từ cấp xã được tổng hợp lên thành cấp huyện ở dạng số theo đúng
quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Tuần 7(Từ 2/5 đến 4/5): Tổng hợp số liệu kiểm kê đất đai của huyện giai đoạn
2005-2010 và năm 2011, thành chuỗi số liệu kiểm kê đất đai của huyện giai đoạn
2005-2011.
Tuần 8 (7/5 đến 11/5): Tổng hợp số liệu thống kê các loại đất theo mục đích sử
dụng, theo đối tượng quản lý của huyện từ giai đoạn 2005-2010 và năm 2011

14


thành chuỗi số liệu thống kê các loại đất theo mục đích sử dụng, theo đối tượng
quản lý của huyện giai doạn 2005-2011.
Tuần 9 ( từ 14/5 đến 18/5):
Thông qua các bảng số liệu đã được tổng hợp ở các tuần trước đánh giá tình hình
quản lý đất đai trên địa bàn huyện Quảng Xương- tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 20052011.
Tuần 10 (21/5 đến 25/5): Tìm hiểu kỹ về việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất từ nay cho đến năm 2020 của huyện.
Nội dung cụ thể công việc:
- Đọc kỹ báo cáo thuyết minh tổng hợp và báo cáo về công tác kiểm kê đất đai
giao đoạn 2005- 2010 và năm 2011 của huyện để nắm được sơ bộ về hiện trạng sử
dụng và quản lý tài nguyên đất trên địa bàn huyện và năm được tiềm năng đất đai
của huyện mà có cơ sở đề xuất phương hướng lập tờ trình trình lên cán bộ hướng
dẫn xem xét.
- Tiến hành lập kế hoạch, quy hoạch và đề xuất phương hướng sử dụng đất hiệu
quả và lập tờ trình trình lên cán bộ hướng dẫn xem xét.
- Sau khi được xem xét thì hoàn thiện và báo cáo lại kết quả cho mọi người cùng
tham gia đóng góp ý kiến cho bản kế hoạch, quy hoạch được hoàn chỉnh hơn.
Tuần 11 và Tuần 12( Từ 28/5 đến 8/6): Viết báo cáo thực tập tốt nghiệp và đưa
cán bộ hướng dẫn chỉnh sửa và hoàn thiện báo cáo.
Nội dung cụ thể công việc:
- Viết đề cương sơ bộ trình cán bộ hướng dẫn

- Triển khai viết theo đề cương từng phần và trình cán bộ hướng dẫn chỉnh sửa.
- Hoàn thiện báo cáo chính thức.
2.3. Qui trình thực hiện:
Sau khi nhận nhiệm vụ từ cán bộ hướng dẫn sinh viên thực hiện nhiệm vụ
qua các bước sau:
- Lập kế hoạch
- Trình kế hoạch thực tập cho cán bộ hướng dẫn chỉnh sửa và phê duyệt
- Thực hiện

15


2.4. Kết quả đạt được:
2.4.1. Làm quen và tìm hiểu sơ bộ các Nghị quyết, Thông tư và luật đất đai:
- Đã làm quen với đơn vị và nắm được cơ cấu tổ chức các phòng ban của phòng và
chức năng của từng bộ phận, cụ thể:
Phòng tài nguyên và Môi trường huyện Quảng Xương có 2 phòng ban chính
với cơ cấu cụ thể như sau: phòng tài nguyên môi trường phụ trách chuyên môn
chung và phòng đăng ký quyền sử dụng đất chuyên trách về việc cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, mỗi phòng ban làm mỗi nhiệm vụ chuyên trách nhưng
đều phục vụ chung cho công tác quản lý tài nguyên môi trường của huyện.
(Cụ thể về cơ cấu tổ chức và chức năng của từng bộ phận đã giới thiệu ở phần 1).
- Tìm hiểu các Nghị quyết, Thông tư và Luật đất đai:
+ Đã đọc hết sơ bộ các Nghị quyết, Thông tư và điều khoản liên quan trong luật
đất đai.
+ Đã nắm được sơ bộ về các Nghị Quyết, Thông tư và các điều khoản trong luật
đất đai liên quan đến nhiệm vụ được giao về số, nội dung sơ bộ.
+ Nắm được đối tượng, trình tự, thủ tục trong các trường hợp liên quan đến đất đai
như việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất.

2.4.2. Tìm hiểu hiện trạng sử dụng đất của huyện Quảng Xương:
Năm 2011 diện tích tự nhiên 22.780,12 ha. Trong đó, hộ gia đình, cá nhân sử
dụng là 15.252,91 ha, chiếm 66,96% diện tích tự nhiên; UBND xã quản lý và sử
dụng là 6757,34 ha, chiếm 29,66% diện tích tự nhiên; Đất tổ chức kinh tế là 174,69
ha, chiếm 0,77% diện tích tự nhiên; Đất tổ chức khác là 587,75 ha, chiếm 2,58%
diện tích tự nhiên; Cộng đồng dân cư sử dụng là 7,43 ha, chiếm 0,03%. Và được
chia thành các loại đất theo mục đích sử dụng như sau: Đất nông nghiệp diện tích
13.654,03 ha, chiếm 59,94% diện tích tự nhiên; Đất phi nông nghiệp 8.342,64 ha,
chiếm 36,62% diện tích tự nhiên; Đất chưa sử dụng 783,45 ha, chiếm 3,44% diện
tích tự nhiên.
Hiện nay, việc sử dụng đất đã giao cho các hộ gia đình (tập trung vào đất sản
xuất nông nghiệp và đất ở), các tổ chức kinh tế, các cơ quan đơn vị của Nhà nước

16


chủ yếu sử dụng đất xây dựng và đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Hiện
nay, toàn huyện có 97,8% tổng diện tích đất ở đã được cấp GCNQSDĐ cho các hộ
gia đình. Việc cấp GCNQSDĐ ở có ý nghĩa lớn trong việc ổn định phát triển các
điểm dân cư. Đối với đất nông nghiệp có 96,9% được cấp GCNQSDĐ cho các hộ
gia đình. Việc GCNQSDĐ thúc đẩy tính ổn định và yên tâm phát triển của người
dân tại các điểm dân cư.
Bảng 1. Hiện trạng sử dụng đất năm 2011 huyện Quảng Xương

1
1.1
1.1.1
1.1.1.1
1.1.1.2
1.1.1.3

1.1.2
1.2
1.2.1
1.2.2
1.2.3
1.3
1.4
1.5
2
2.1
2.1.1
2.1.2
2.2
2.2.1
2.2.2
2.2.3
2.2.4
2.2.4.1
2.2.4.2
2.2.4.3

Tổng diện tích tự nhiên
Đất nông nghiệp
Đất sản xuất nông nghiệp
Đất trồng cây hàng năm
Đất trồng lúa
Đất trồng cây hàng năm khác
Đất cỏ chăn nuôi
Đất trồng cây lâu năm
Đất lâm nghiệp

Đất rừng sản xuất
Đất rừng phòng hộ
Đất rừng đặc dụng
Đất nuôi trồng thuỷ sản
Đất làm muối
Đất nông nghiệp khác
Đất phi nông nghiệp
Đất ở
Đất ở tại nông thôn
Đất ở tại đô thị
Đất chuyên dụng
Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp
Đất quốc phòng, an ninh
Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp
Đất có mục đích công cộng
Đất giao thong
Đất thuỷ lợi
Đất để truyền dẫn năng lượng, truyền
thông

17

NNP
SXN
CHN
LUA
HCN
COC
CLN
LNP

RSX
RPH
RDD
NTS
LMU
NKH
PNN
OTC
ONT
ODT
CDG
CTS
CQA
CSK
CCC
DGT
DTL
DNT

22780.12
13546.68
12006.58
11533.43
9940.32
1546.79
46.32
473.15
402.95
173.52
229.43

0
1074.18
22.61
40.36
8507.26
3471.98
3426.62
45.36
3722.87
84.92
45.30
96.64
3496.01
1630.59
1593.01
2.25

100
59.47
52.71
50.63
43.64
6.79
0.20
2.08
1.77
0.76
1.01
0
4.72

0.09
0.18
37.34
15.24
15.04
0.20
16.34
0.37
0.20
0.42
15.35
7.16
7.00
0.01


2.2.4.4
2.2.4.5
2.2.4.6
2.2.4.7
2.2.4.8
2.2.4.9
2.2.4.1

Đất cơ sở văn hoá
Đất cơ sở y tế
Đất cơ sở giáo dục- đào tạo
Đất cơ sở thể dục- thể thao
Đất chợ
Đất có di tích, danh thắng

Đất bãi thải, xử lý chất thải

DVH
DYT
DGD
DTT
DCH
LDT
RAC

43.54
27.64
129.94
40.23
18.62
5.34
4.85

0.19
0.12
0.57
0.18
0.08
0.02
0.02

0
2.3
2.4
2.5


Đất tôn giáo, tín ngưỡng
Đất nghĩa trang, nghĩa địa
Đất sông suối và mặt nước chuyên

TTN
NTD
SMN

10.74
305.78
978.81

0.05
1.34
4.30

2.6
3
3.1
3.2
3.3

dung
Đất phi nông nghiệp khác
PNK
17.08
0.07
Đất chưa sử dụng
CSD

726.18
3.19
Đất bằng chưa sử dụng
BCS
581.43
2.55
Đất đồi núi chưa sử dụng
DCS
99.40
0.44
Núi đá không có rừng cây
NCS
45.35
0.20
(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Quảng Xương)

18


2.4.3. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
2.4.3.1 Cấp huyện
Phòng tài nguyên và môi trường (TN & MT) huyện Quảng Xương với cán
bộ làm công tác địa chính khá đầy đủ, có trình độ chuyên môn tốt. Cơ cấu tổ chức
phòng TN & MT huyện Quảng Xương hiện nay gồm 08 cán bộ biên chế và 06 cán
bộ hợp đồng, trong đó:
+ Cán bộ lãnh đạo gồm: 01 trưởng phòng phụ trách chung, 01 phó trưởng
phòng có trách nhiệm giúp trưởng phòng chỉ đạo một số lĩnh vực công tác chuyên
môn do trưởng phòng phân công, 01 phó phòng phụ trách VPĐKQSDĐ.
+ Cán bộ nhân viên trong phòng hiện nay gồm 11 cán bộ, trong đó:
3 cán bộ thuộc phòng TN & MT: 3 người đại học chính quy.

8 cán bộ thuộc VPĐKQSDĐ:6 người đại học chính quy, 2 người đại học tại
chức.
2.4.3.2 Cấp xã
Hiện nay toàn huyện có 41/41 xã, thị trấn có cán bộ địa chính xã. Trong 41
cán bộ địa chính xã có 5 cán bộ trình độ đại học tại chức, 8 cán bộ có trình độ cao
đẳng và 28 cán bộ có trình độ Trung cấp.
2.4.4 ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI CỦA HUYỆN QUẢNG
XƯƠNG.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý Nhà nước về đất đai
trên địa bàn Huyện, trong những năm qua được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của
phòng TN & MT, Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, UBND huyện Quảng Xương,
công tác quản lý đất đai đã được củng cố, kiện toàn, đã có nhiều cố gắng trong
việc triển khai thực hiện các nội dung về công tác quản lý Nhà nước về đất đai.
Việc thực hiện diễn ra một cách đồng bộ trên địa bàn huyện Quảng Xương.
Kết quả cụ thể của việc chỉ đạo thực hiện 13 nội dung quản lý Nhà nước về
đất đai (theo điều 6 luật đất đai 2003) trên địa bàn huyện Quảng Xương trong giai
đoạn 2005 - 2011 như sau:

19


2.4.4.1. Công tác ban hành các văn bản pháp luật về quản lý, sử dụng đất và tổ
chức thực hiện các văn bản đó
Hiến pháp 1992 khẳng định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước
thống nhất quản lý...” và điều này một lần nữa được Luật Đất đai 2003 khẳng định
tại Điều 5. Như vậy, ở nước ta đất đai thuộc sở hữu của toàn dân, và Nhà nước là
đại diện chủ sở hữu quản lý toàn bộ đất đai. Để bảo vệ chế độ sở hữu toàn dân đối
với đất đai, thực hiện thống nhất việc quản lý toàn bộ đất đai theo đúng Hiến pháp
và pháp luật, quản lý và sử dụng đất có hiệu quả thì việc xây dựng và hoàn thiện hệ
thống pháp Luật đất đai là vô cùng quan trọng.

Trong những năm qua, huyện Quảng Xương đã tập trung chỉ đạo và thực
hiện đầy đủ các văn bản pháp luật về đất đai theo đúng chủ trương, đường lối, chính
sách của Đảng và Nhà nước cũng như chính sách của tỉnh đề ra. Cụ thể:
- Thi hành Luật Đất đai 2003, hàng năm UBND tỉnh Thanh Hóa đều ban
hành khung giá đất vào ngày 01/01 hàng năm quy định cụ thể giá đất cho từng loại
đất. Phòng TN & MT căn cứ vào đó để tính thuế chuyển quyền sử dụng đất và các
loại thuế khác;
- Thực hiện quyết định 553/2005/QĐ-UB của UBND tỉnh Thanh Hóa về thu
hồi đất tại xã Quảng Thịnh, huyện Quảng Xương;
- Thực hiện quyết định số 846/2006/QĐ-UBND ngày 12/5/2006 về việc ban
hành quy định về lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên
địa bàn tỉnh;
- Thực hiện chỉ thị số 30/2009/CT-UB của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc
tăng cường công tác quản lý, sử dụng đất ở các xã, thị trấn, thị trấn. Huyện Quảng
Xương đã ra công văn số 11/2009/CV-UB ngày 15/05/2009 về việc tiến hành kiểm
tra việc quản lý và sử dụng đất của tất cả các xã, thị trấn trong toàn huyện;
- Thực hiện kế hoạch 460/KH–UBND.ĐC ngày 17/11/2009 của UBND tỉnh
Thanh Hóa thực hiện kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất
năm 2010; UBND huyện Quảng Xương đã có kế hoạch 124/KH–UBND.TNMT
ngày 23/12/2009 về việc thực hiện kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng
sử dụng đất năm 2010;

20


- Thực hiện quyết định 574/2009/QĐ-UBND ngày 17/11/2009 của UBND
tỉnh Thanh Hóa về việc triển khai công tác lập quy hoạh sử dụng đất đến năm 2020
và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 – 2015). Huyện Quảng Xương đã ra quyết
định số 43/2009/QĐ-UBND ngày 30/11/2009 về việc triển khai lập quy hoạch sử
dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 – 2015);

- UBND huyện Quảng Xương đã lập kế hoạch số 148/KH-UBND ngày
16/8/2010 về thực hiện hoàn thành cơ bản cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
lần đầu trên địa bàn toàn huyện...
Ngoài ra, trong thời gian vừa qua, dựa trên cơ sở quy định của pháp luật đất
đai cũng như trên cơ sở các quyết định, hướng dẫn của UBND tỉnh Thanh Hóa,
UBND huyện Quảng Xương đã ban hành các văn bản quy định cụ thể như: Kế
hoạch sử dụng đất của các hộ gia đình cá nhân; các Quyết định giao đất ở cho hộ
gia đình, cá nhân; các Quyết định thanh tra, kiểm tra; các Quyết định về đấu giá
quyền sử dụng đất…
Nhìn chung trong những năm qua công tác ban hành và thực hiện các văn
bản pháp luật về đất đai của huyện Quảng Xương phần nào đáp ứng được yêu cầu
công tác quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn. Tuy nhiên, việc ban hành văn bản
pháp luật về đất đai vẫn còn chậm trễ, nhiều địa phương thực hiện chưa tốt làm ảnh
hưởng đến việc quản lý đất đai của toàn huyện. Do vậy trong thời gian tới huyện
cần chỉ đạo các cơ quan đặc biệt là Phòng TN & MT thực hiện tốt các văn bản về
pháp luật nói chung cũng như Luật Đất đai nói riêng để đưa đất đai vào sử dụng có
hiệu quả phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
2.4.4.2. Công tác xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới
hành chính, lập bản đồ hành chính.
Hồ sơ địa giới hành chính (HSĐGHC) là một tài liệu quan trọng, là cơ sở
pháp lý cho việc thực hiện quản lý Nhà nước về lãnh thổ trong phạm vi cả nước.
Thực hiện Chỉ thị số 364/1991/CT-HĐBT ngày 06/11/1991 của Hội đồng Bộ
trưởng về việc giải quyết những tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành
chính, UBND tỉnh Thanh Hóa đã có kế hoạch chỉ đạo UBND huyện Quảng Xương
tiến hành khảo sát thực địa, xác minh mốc giới, ranh giới, tiến hành lập BĐHC và
hoàn thiện HSĐGHC trên phạm vi toàn huyện. Trên đường địa giới hành chính các

21



cấp đã được xác định, thống nhất rõ ràng bằng các yếu tố địa vật cố định hoặc các
điểm mốc giới và được triển khai vẽ trên bản đồ địa hình, giúp cho công tác quản lý
Nhà nước về địa giới được ổn định. Kết quả sau khi đo vẽ trên địa bàn toàn huyện
có 1 thị trấn, 40 xã với tổng diện tích tự nhiên là 22780,12 ha.
Bản đồ hành chính (BĐHC) của huyện được lập theo tỷ lệ 1/25.000, các xã
lập theo tỷ lệ 1/5.000. BĐHC được đưa vào sử dụng phục vụ cho công tác quản lý
nói chung cũng như công tác quản lý đất đai nói riêng.
Hiện nay, HSĐGHC được lưu tại 4 cấp là: cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh và Trung
ương. HSĐGHC của huyện được bảo quản và sử dụng theo đúng quy định của Nghị
định 119/1994/NĐ-CP ngày 16/09/1994 của Chính phủ. Hàng năm Sở Nội vụ tỉnh
Thanh Hóa có công văn về việc kiểm tra và thực hiện hồ sơ, mốc địa giới tại địa
phương. Đối với những trường hợp mốc giới bị hỏng, bị dịch chuyển đều được báo cáo
và xử lý kịp thời.
BĐHC và HSĐGHC đã giúp cho công tác quản lý hành chính của địa
phương được tốt hơn, tránh các tranh chấp về địa giới hành chính các xã, thị trấn
trong huyện cũng như giữa các huyện với nhau.
2.4.4.3. Công tác khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất, lập bản đồ địa
chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất.
a) Công tác khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất
và bản đồ quy hoạch sử dụng đất
* Lập bản đồ địa chính
Thực hiện Chỉ thị 299/1980/CP-TTg ngày 01/10/1980 của Thủ tướng Chính
phủ về công tác đo đạc, phân hạng và đăng ký thống kê đất đai cả nước, huyện
Quảng Xương đã tiến hành triển khai đo đạc, lập bản đồ tới các xã, thị trấn. Đến
năm 1993, toàn huyện đã hoàn thành việc đo đạc BĐĐC tỷ lệ 1/2.000 cho tất cả các
xã, thị trấn cho các loại đất nông nghiệp, dân cư, chuyên dùng…với 240 tờ bản đồ.
Tuy nhiên quá trình thành lập BĐĐC được sử dụng bằng quy trình đo thủ công nên
độ chính xác không cao, các tờ bản đồ đo đạc còn riêng rẽ, khó ghép mảnh giữa các
tờ bản đồ với nhau, quá trình lưu trữ mới chỉ trên giấy nên việc bảo quản khó khăn
gây sai số và rách nát, làm cho công tác quản lý đất đai còn gặp nhiều khó khăn.


22


Cùng với sự phát triển của xã hội thì nhu cầu sử dụng đất của các cấp, các
ngành đều tăng gây ra nhiều sức ép đối với đất đai. Điều đó đã và đang xảy ra nhiều
vấn đề phức tạp liên quan tới tình hình quản lý và sử dụng đất. Để phục vụ cho công
tác quản lý và sử dụng đất ở các cấp, ngành được tốt hơn phù hợp với yêu cầu trong
tình hình mới của đất nước và ở mỗi địa phương thì hệ thống hồ sơ sổ sách cũng phải
được hoàn thiện để đáp ứng được yêu cầu trong thực tiễn.
Trong năm 2001-2002 được sự hỗ trợ tích cực của các cấp, các ngành thì
công tác đo đạc, thành lập BĐĐC bằng phương pháp mới đã được tiến hành.
Kết quả cụ thể ở từng xã, thị trấn như sau:
Bảng 2. Kết quả đo đạc, lập bản đồ địa chính huyện Quảng Xương

STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14

15
16
17
18
19
20
21

Xã, thị trấn
Thị trấn
Quảng Thịnh
Quảng Tân
Quảng Trạch
Quảng Phong
Quảng Đức
Quảng Định
Quảng Đông
Quảng Nhân
Quảng Ninh
Quảng Bình
Quảng Hợp
Quảng Văn
Quảng Long
Quảng Yên
Quảng Hòa
Quảng Lĩnh
Quảng Khê
Quảng Trung
Quảng Chính
Quảng Ngọc


Diện tích
(ha)
116.56
509.21
591.25
485.03
725.34
631.23
583.18
529.69
660.39
616.36
717.60
693.50
630.62
612.10
735.84
627.11
502.14
640.26
748.99
530.88
879.54

Số tờ bản đồ
địa chính đo bằng
công nghệ số
Tỷ lệ 1/1.000


Số tờ bản đồ
địa chính cũ
Tỷ lệ1/2000

10
5
6
5
7
5
4
5
5
6
6
6
6
6
6
6
5
5
6
9
7

23


22

23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41

Quảng Trường
695.64
6
Quảng Phúc
486.41
5
Quảng Cát
666.72
5
Quảng Vọng

697.13
7
Quảng Minh
382.29
4
Quảng Hùng
393.85
4
Quảng Giao
377.70
4
Quảng Phú
658.17
6
Quảng Tâm
373.75
4
Quảng Thọ
468.25
4
Quảng Châu
812.74
6
Quảng Vinh
473.79
5
Quảng Đại
220.51
7
Quảng Hải

425.40
8
Quảng Lưu
665.42
9
Quảng Lộc
538.21
9
Quảng Lợi
530.99
5
Quảng Nham
398.96
4
Quảng Thạch
342.87
3
Quảng Thái
404.50
9
Toàn huyện
22.780.12
10
230
(Nguồn: số liệu thống kê của phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Quảng Xương năm
2011)
Nhìn vào kết quả ở bảng 2 có thể thấy rằng: hầu hết các BĐĐC của các xã
vẫn đang là bản đồ cũ, dạng giấy, được đo vẽ từ năm 1993. Mới chỉ có 1/41 xã, thị
trấn trên địa bàn huyện hoàn thành việc thành lập BĐĐC bằng công nghệ số với
tổng số tờ là 10 tờ với tỷ lệ là 1/1000 (Do việc đo đạc bằng phương pháp mới, với

công nghệ số còn gặp nhiều khó khăn cả về nhân lực, kỹ thuật và nguồn vốn). Còn
lại 40 xã vẫn còn sử dụng hệ thống bản đồ địa chính cũ dạng giấy được thành lập từ
năm 1993 để quản lý đất đai. Hiện nay, xã Quảng Hợp đã hoàn thành việc thành lập
bản đồ địa chính bằng công nghệ số và đang chờ được duyệt để đưa và sử dụng.
Trong thời gian tới cần tiến hành khẩn trương công tác đo đạc và thành lập
BĐĐC bằng công nghệ số cho 39 xã còn lại trên địa bàn huyện. Bên cạnh đó cần
bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ địa chính huyện và ở các xã về kiến thức chuyên
môn để công tác quản lý đất đai của huyện tốt hơn.

24


* Bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất
Từ năm 2005 đến năm 2011, việc xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất
của huyện được tiến hành 2 lần cùng với việc kiểm kê đất đai:
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2005 được xây dựng theo Thông tư số
28/2004/TT–BTNMT ngày 1/11/2004 của Bộ TN & MT về việc hướng dẫn thống
kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
- Phòng TN & MT huyện Quảng Xương đã tiến hành kiểm kê đất đai và
thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 theo Chỉ thị số 618/CT–TTg
ngày 15/05/2009 của Thủ tướng Chính phủ, theo Thông tư 08/TT-BTNMT ngày
02/08/2007 của Bộ TN & MT về việc hướng dẫn thống kê, kiểm kê đất đai, xây
dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất và Kế hoạch số 460/KH-UBND.ĐC ngày
17/11/2009 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ
hiện trạng sử dụng đất năm 2010.
Đến nay, tất cả các xã, thị trấn đều có bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỷ lệ
1/5.000 được xây dựng theo đúng trình tự quy định của Luật Đất đai. Bản đồ hiện
trạng sử dụng đất của huyện có tỷ lệ 1/25.000.
Năm 2006 huyện Quảng Xương cũng đã tiến hành chỉ đạo lập phương án
điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2006 – 2010 cho tất cả các xã, thị trấn

trong toàn huyện. Năm 2006 huyện Quảng Xương cũng đã lập bản đồ quy hoạch sử
dụng đất đến năm 2010 cho các xã, thị trấn và toàn huyện.
Đến năm 2010, huyện Quảng Xương đã tiến hành lập Quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất huyện Quảng Xương giai đoạn 2011 - 2020 và đang chờ UBND tỉnh
phê duyệt
b) Công tác đánh giá và phân hạng đất
Thực hiện Nghị định 73/CP ngày 25/10/1993 của Chính phủ quy định chi tiết
phân hạng đất tính thuế sử dụng đất nông nghiệp. Từ năm 1993, UBND huyện
Quảng Xương đã tiến hành điều tra, khảo sát thổ nhưỡng và tiến hành phân hạng đất
trên các xã, thị trấn. Tuy nhiên, do điều kiện về trang thiết bị cũng như trình độ của

25


×