Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành dư luận xã hội, cho ví dụ minh họa ở từng yếu tố? Ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu dư luận xã hội đối với lĩnh vực pháp luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (442.96 KB, 21 trang )

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ………………………………………………………………………..2
NỘI DUNG ……………………………………………………………………..3
I. Định nghĩa dư luận xã hội …………………………………………………….3
II. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành dư luận xã hội …………………….3
1. Quy mô, cường độ, tính chất của các sự kiện, hiện tượng xã hội,
quá trình xã hội đang diễn ra trong xã hội ……………………………………4
2. Hệ tư tưởng, trình độ học vấn, kiến thức, hiểu biết, kinh nghiệm
thực tế xã hội của con người ………………………………………………….5
3. Thông tin đại chúng …………………………………………………………..6
4.

Những

nhân

tố

thuộc

về

tâm





hội


………………………………………..7
5. Hoàn cảnh sinh hoạt chính trị - xã hội ………………………………………..8
6. Các phong tục tập quán, hệ trống các giá trị, chuẩn mục xã hội
đang hiện hành trong xã hội ………………………………………………….9
III. Ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu dư luận xã hội đối với
lĩnh vực pháp luật ………………………………………………………….10
1. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân ……………………………………...10
2. Đối với hoạt động xây dựng và hoàn thiện pháp luật ……………………….11
3. Trong việc thực hiện pháp luật ……………………………………………...12
4. Trong việc bảo vệ pháp luật ………………………………………………...13
5. Trong việc giáo dục ý thức pháp luật ……………………………………….13
KẾT BÀI ………………………………………………………………………16
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………...17
PHỤ LỤC ……………………………………………………………………...18

1


MỞ ĐẦU
Dư luận xã hội là một hiện tượng đời sống xã hội quen thuộc mà mỗi cá
nhân, tổ chức (bao gồm cả quốc gia), trong cuộc sống hằng ngày, thường phải
quan tâm và tính toán đến. Trong bất kỳ xã hội nào, dư luận xã hội cũng đều có
ảnh hưởng mạnh mẽ và quan trọng đến nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống
xã hội, như kinh tế, chính trị, văn hóa, đạo đức, giáo dục,… Trong số đó phải kể
tới sự tác động không nhỏ của dư luận xã hội đến lĩnh vực pháp luật. Nghiên
cứu về dư luận xã hội, cũng nhằm phát hiện ra những yếu tố chính tác động đến
sự hình thành nên dư luận xã hội, có như vậy mới có thể định hướng hoặc điều
chỉnh nhằm phục vụ lợi ích chung. Vì vậy, em xin chọn đề: “Phân tích các yếu
tố ảnh hưởng đến sự hình thành dư luận xã hội, cho ví dụ minh họa ở từng yếu
tố? Ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu dư luận xã hội đối với lĩnh vực pháp

luật” để có thể tìm hiểu và làm rõ hơn về vấn đề này.

2


NỘI DUNG
I. Định nghĩa dư luận xã hội
Dư luận xã hội là hiện tượng tinh thần của xã hội, là hiện tượng phức tạp
nên khó có thể lột tả hết nội hàm của nó trong một số dòng định nghĩa ngắn gọn.
Vậy nên, về mặt lý luận hầu như không tồn tại định nghĩa toàn diện về dư luận
xã hội được tất cả mọi người đồng tình. Trên các sách, báo, tạp chí xã hội học đã
có khá nhiều định nghĩa được nêu ra. Trong hầu hết các định nghĩa đó đều đề
cập đến nội dung chính của khái niệm dư luận xã hội: thứ nhất, dư luận xã hội là
tập hợp các ý kiến, quan đểm, thái độ mang tính phán xét, đánh giá của nhiều
người trước thực tế nhất định; thứ hai, sự phán xét, đánh giá đó chỉ nảy sinh khi
trong xã hội có những vấn đề mang tính thời sự, có liên quan đến lợi ích chung
của các nhóm xã hội, cộng đồng xã hội; thứ ba, vấn đề mang tính thời sự đó phải
thu hút được sự quan tâm, chú ý của nhiều người, của đa số các thành viên trong
xã hội.
Như vậy, có thể đưa ra định nghĩa về dư luận xã hội như sau: dư luận xã
hội là tập hợp các ý kiến, thái độ có tính chất phán xét, đánh giá của các nhóm
xã hội hay của xã hội nói chung trước những vấn đề mang tính thời sự, có liên
quan đến lợi ích chung, thu hút được sự quan tâm của nhiều người và được thể
hiện trong các nhận định hoặc hành động thực tiễn của họ.
Khi nghiên cứu dư luận xã hội cần chú ý phân biệt dư luận xã hội với tin
đồn. Tin đồn là một hiện tượng tâm lý khác về bản chất so với dư luận xã hội ở
chỗ, tin đồn không phải là sản phẩm của tư duy phán xét của chủ thể mang nó.
Tin đồn chỉ là một tin tức về một sự việc, sự kiện, hay hiện tượng có thể có thật,
không có thật hoặc chỉ có một phần sự thật được lan truyền từ người này sang
người khác chủ yếu bằng con đường truyền miệng.

II. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành dư luận xã hội
Sự hình thành dư luận xã hội phụ thuộc vào nhiều điều kiện, yếu tố khác
nhau, cả chủ quan và khách quan về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, trình độ

3


nhận thức, tâm lý xã hội,… Dưới đây là những yếu tố chính tác động đến sự
hình thành dư luận xã hội:
1. Quy mô, cường độ, tính chất của các sự kiện, hiện tượng xã hội, quá
trình xã hội đang diễn ra trong xã hội
Thực tế xã hội luôn diễn ra đa dạng, phong phú và phức tạp với nhiều sự
việc, sự kiện, hiện tượng xã hội hay quá trình xã hội khác nhau. Với tư cách là
một hiện tượng xã hội, dư luận xã hội phản ánh tồn tại xã hội theo phương
hướng đặc thù, sự phản ánh đó trước hết phụ thuộc vào quy mô, cường độ và
tính chất của các sự việc, sự kiện, hiện tượng xã hội mà nó phản ánh; đồng thời
phụ thuộc vào ý nghĩa, nội dung của các sự việc, sự kiện đó đối với các nhu cầu,
lợi ích về vật chất hay tinh thần của cộng đồng người mang dư luận xã hội.
Khuynh hướng chung trong các ý kiến và thái độ của công chúng là bày tỏ sự
tán thành, ủng hộ đối với những sự việc, sự kiện phù hợp với các nhu cầu, lợi
ích của mình và lên tiếng phê phán hay phản đối những sự việc, sự kiện đi
ngược lại, xâm hại tới lợi ích của họ.
Trong thực tế xã hội có những sự việc, sự kiện xảy ra ban đầu chỉ ảnh
hưởng tới lợi ích của một nhóm xã hội nhất định, nhưng sự phát triển tiếp theo
đã cho thấy sự liên quan của chúng tới lợi ích của các nhóm xã hội khác. Trong
bối cảnh đó, các nhóm xã hội sẽ bước vào cuộc trao đổi ý kiến, thảo luận tại các
thời điểm khác nhau. Bên cạnh đó, những sự kiện, hiện tượng có ảnh hưởng
mạnh mẽ, trực tiếp đến đại đa số người dân như dịch bệnh, thiên tai, các vụ
phạm tội đặc biệt nghiêm trọng,… sẽ tạo ra các luồng dư luận xã hội nhanh
chóng chỉ trong một thời gian ngắn. Như vậy, muốn nghiên cứu, tìm hiểu nguồn

gốc phát sinh dư luận xã hội thì xuất phát từ chính bản thân các sự việc, sự kiện,
hiện tượng xảy ra trong thực tế xã hội với quy mô, cường độ và tính chất của
chúng.
Ví dụ: Trường hợp xăng dầu tăng giá cao trong những ngày vừa qua đã gây
lên một làn sóng dư luận xã hội lớn trong cộng đồng dân cư. Xăng dầu cung cấp
nguyên liệu cho các phương tiện giao thông vận tải, máy móc, kỹ thuật,… phục
vụ cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của nhân dân. Vì thế mà giá xăng dầu tăng
4


cao đã kéo theo nhiều mặt hàng khác cũng tăng lên, trong khi đó tiền lương của
người dân lại không được tăng theo, điều này đã gây ra nhiều khó khăn cho nhân
dân. Như vậy, việc tăng giá xăng vừa qua đã ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp
đến quyền lợi của đại đa số người dân. Vì thế, nó nhanh chóng tạo nên làn sóng
dư luận lớn trong xã hội, chiếm được nhiều sự quan tâm của xã hội.
2. Hệ tư tưởng, trình độ học vấn, kiến thức, hiểu biết, kinh nghiệm
thực tế xã hội của con người
Sự hình thành dư luận xã hội phụ thuộc vào trình độ học vấn, kiến thức,
hiểu biết, kinh nghiệm thực tế của các cá nhân, các nhóm xã hội trong xã hội.
Nói cách khác, nó phụ thuộc vào mức độ chuẩn bị của cộng đồng để tiếp nhận
các sự việc, sự kiện, hiện tượng cần thiết. Nếu thông tin không đầy đủ thì dẫn
đến khả năng tranh luận kéo dài, khó hình thành dư luận xã hội. Trình độ học
vấn của con người cũng ảnh hưởng quan trọng tới khuynh hướng, chiều sâu, tính
chất phản ánh đúng sai của các ý kiến, các quan điểm phán xét đánh giá đối với
sự việc, sự kiện. Chẳng hạn ở những nhóm xã hội có trình độ học vấn cao, các
cá nhân có thể dễ dàng tiếp cận thông tin, phân tích một cách khoa học cả nội
dung, bản chất, nguồn gốc, nguyên nhân của sự việc, sự kiện; từ đó, đưa ra các
phán xét đánh giá phù hợp về sự việc, sự kiện, góp phần hình thành những dư
luận xã hội tích cực, có lợi cho cộng đồng, cho dân tộc hay quốc gia. Ngược lại,
ở những nhóm xã hội có trình độ học vấn thấp, sự hình thành dư luận xã hội

thường chậm chạp và khó khăn hơn vì họ thiếu thông tin, kiến thức hoặc kinh
nghiệm trước một vấn đề xã hội.
Ví dụ: Trong việc lấy ý kiến đóng góp của nhân dân để sửa đổi Hiến pháp
năm 1992 của nước ta vừa qua đã có những luồng dư luận trái chiều nhau về
việc quy định tại điều 4 bản Hiến pháp năm 1992 về sự lãnh đạo của Đảng cộng
sản Việt Nam. Một số bộ phận phản quốc nhằm lật đổ chính quyền đã tuyên
truyền về việc đề nghị bỏ điều 4 Hiến pháp năm 1992 về sự lãnh đạo của Đảng
đối với nhà nước và xã hội, đòi đa nguyên đa đảng, phi chính trị hóa lực lượng
quân sự,… Vì chúng cho rằng điều đó tạo ra sự độc quyền, chuyên chế, không
mang tính dân chủ, nhưng thực tế là chúng hòng lật đổ nhà nước ta dưới chiêu
5


bài dân chủ. Nhưng bộ phận tri thức, có học đều nhận ra mục đích chống phá
của bọn chúng, những dư luận chúng tạo ra nhằm ảnh hưởng tới quốc gia, dân
tộc và đi sai lệch định hướng của Đảng và Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa
của Việt Nam. Để từ đó có những biện pháp phòng ngừa, loại bỏ những tư tưởng
phản động, tạo lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, có
một số ít công dân ít học đã tin vào dư luận do bọn phản cách mạng tạo ra và
gây ảnh hưởng xấu cho xã hội và chính bản thân họ. Như vậy, trình độ học vấn
có ảnh hưởng lớn đến dư luận xã hội, nó quyết định tính chất tốt, xấu, lợi hại
cho xã hội.
3. Thông tin đại chúng
Hoạt động của các phương tiện thông tin đại chúng bao gồm sách, báo, tạp
chí, phát thanh, truyền hình, ấn phẩm in, mạng internet,… có ảnh hưởng mạnh
mẽ tới sự hình thành dư luận xã hội. Điều đó được thể hiện trên các phương diện
cơ bản sau:
Thứ nhất, các phương tiện thông tin đại chúng cung cấp thông tin, truyền
tải kịp thời và nhanh chóng thông tin về mọi mặt, mọi lĩnh vực của đời sống xã
hội tới đông đảo các tầng lớp xã hội. Việc đáp ứng sở thích và nhu cầu thông tin

của công chúng được coi là một trong những tiền đề cơ bản cho sự phát triển của
hệ thống truyền thông đại chúng. Trên phương diện này, hệ thống truyền thông
đại chúng ở đất nước ta đã có những bước tiến nổi bật trong những năm đổi mới.
Các chương trình phát thanh, truyền hình, xuất bản phẩm đã trở nên đa dạng
hơn, phong phú hơn, cập nhật hơn với các thông tin về đời sống chính trị, kinh
tế, văn hóa xã hội của đất nước; sự phản ánh nội dung các thông tin cũng chân
thực và khách quan hơn. Những thông tin mà các phương tiện thông tin đại
chúng cung cấp là một trong những nguồn sống quan trọng của dư luận xã hội.
“Dư luận xã hội là sản phẩm của truyền thông”.
Thứ hai, các phương tiện thông tin đại chúng là diễn đàn ngôn luận công
khai dành cho công chúng. Ngày nay trình độ dân trí của người dân ngày càng
được nâng cao. Các tầng lớp nhân dân cũng ngày càng tham gia rộng dãi hơn
vào đời sống chính trị - xã hội của đất nước. Trong bối cảnh đó, các phương tiện
6


thông tin đại chúng có trách nhiệm truyền tải thông tin về các ý kiến, thái độ của
công chúng đối với các sự kiện, hiện tượng diễn ra trong đời sống xã hội. “Dư
luận xã hội chính là hơi thở của cuộc sống mà các phương tiện thông tin đại
chúng không thể bỏ qua”. Bằng cách này công chúng sẽ có cơ hội tham gia ngày
càng tích cực và có trách nhiệm hơn vào quá trình chuẩn bị, thực hiện, giám sát
và đánh giá các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như các
hoạt động cụ thể, thường xuyên của các cấp chính quyền.
Thứ ba, các phương tiện thông tin đại chúng định hướng và điều chỉnh sự
hình thành, phát triển của dư luận xã hội sao cho phù hợp với lợi ích của quốc
gia, dân tộc, cộng đồng. Hệ thống truyền thông đại chúng cần dành một phần
thích đáng cho việc đăng tải các thông tin đã được kiểm chứng chính thức và
mang tính định hướng xây dựng. Đặc biệt khi các sự việc, sự kiện diễn ra có tầm
quan trọng và liên quan tới lợi ích của đất nước, của dân, đụng chạm đến các giá
trị, chuẩn mực xã hội cơ bản,… Khi đó, định hướng thông tin phải phản ánh kịp

thời quan điểm của Đảng, của Nhà nước, ý kiến chính thức của các cơ quan
chức năng và phản ánh được sự phán xét đánh giá chung của dư luận xã hội.
Ví dụ: Vụ việc tàu cá QNg 96382 của ngư dân Quảng Ngãi bị tàu Trung
Quốc bắn cháy nóc cabin tại vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam
vừa qua đã gây xôn xao dư luận trong xã hội. Các trang wed, báo, tạp chí, cũng
như thông tin truyền thông đã đăng tải đầy đủ về vụ việc xâm phạm chủ quyền
này của Trung Quốc đối với Việt Nam. Không chỉ là nơi cung cấp thông tin, các
phương tiện thông tin đại chúng còn là nơi cư dân bàn luận công khai về vụ việc
nói trên của Trung Quốc. Nhờ vậy mà có biết bao ý kiến, tâm tư của nhân dân
trong nước cũng như bạn bè quốc tế phản đối gay gắt việc làm trên của Trung
Quốc. Và các phương tiện thông tin đại chúng cũng đẫ đăng tải về việc giải
quyết vụ việc trên giữa hai quốc gia để nhân dân có thể nắm bắt được.
4. Những nhân tố thuộc về tâm lý xã hội
Trạng thái tâm lý xã hội thường biểu hiện ở nhiều nhân tố thói quen, nếp
sống, ý chí, tâm trạng hay tình cảm của một nhóm xã hội, một cộng đồng người.
Chúng được hình thành do ảnh hưởng trực tiếp của các điều kiên sống, lao động,
7


sinh hoạt hằng ngày hoặc do tác động của công tác tuyên truyền, giáo dục. Tùy
từng thời điểm nhất định, tâm trạng của con người có thể được thể hiện ở các
trạng thái: hưng phấn - ức chế; tích cực - tiêu cực; lạc quan - bi quan; hy vọng thất vọng,… Nếu con người có tâm trạng phấn chấn, hồ hởi thì nội dung các
phán xét, đánh giá về một sự kiện, hiện tượng xảy ra sẽ có những khía cạnh khác
với con người đang ở trong tâm trạng chán nản, bi quan, thất vọng. Thường khi
phấn trấn, lạc quan thì thấy nhiều thuận lợi hơn, ít thấy khó khăn và ngược lại.
Những nếp suy nghĩ bảo thủ cũng có thể hình thành dư luận xã hội nếu không có
sự định hướng đúng đắn.
Ví dụ: Trong xã hội phong kiến thì người phụ nữ không được coi trọng, dư
luận xã hội lúc bấy giờ công khai thừa nhận tư tưởng “trọng nam khinh nữ” vì
vậy mà người phụ nữ phải nép vế trong gia đình và cộng đồng xã hội. Nhưng

ngày nay cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, tiến bộ của xã hội vì
thế mà dư luận xã hội cũng thay đổi theo, không còn tư tưởng “trọng nam khinh
nữ” mà nam nữ đều bình đẳng trước pháp luật, trong mọi mặt của đời sống xã
hội, người ta công nhận tài năng, sự cố gắng và vai trò to lớn của người phụ nữ
trong gia đình cũng như ngoài xã hội. Như vậy, tâm lý xã hội đã ảnh hưởng trực
tiếp đến dư luận xã hội.
5. Hoàn cảnh sinh hoạt chính trị - xã hội
Mức độ dân chủ hóa đời sống xã hội, khả năng và sự tham gia thực tế của
người dân vào các sinh hoạt chính trị - xã hội của đất nước có ảnh hưởng rất
quan trọng tới sự hình thành dư luận xã hội. Trong điều kiện xã hội không có sự
thực hành dân chủ rộng dãi, có thông tin đa dạng, phong phú thì mọi người sẵn
sàng thẳng thắn, cởi mở bộc lộ ý kiến, quan điểm của mình, tham gia bàn bạc
các vấn đề chung; khi đó, dư luận xã hội có điều kiện hình thành nhanh chóng
thuận lợi. Ngược lại trong điều kiện thiếu dân chủ, thông tin nghèo nàn, thậm
chí bị cắt xén, xuyên tạc thì dư luận xã hội thường hình thành khó khăn, chậm
chạp. Dưới các chế độ độc tài, phát xít, mọi quyền dân chủ bị thủ tiêu, dư luận
xã hội càng khó hình thành và phát huy tác động, khi đó nó thường biểu hiện
dưới hình thức biểu tượng, tiếu lâm, châm biếm.
8


Ví dụ: Trong nhà nước dân chủ của ta hiện nay, người dân được tự do bộc
lộ ý kiến, tham gia thảo luận các vấn đề chung của nhà nước và xã hội. Đặc biệt
là trong việc góp ý sửa đổi Hiến pháp năm 1992 của nước ta trong thời gian qua.
Bản dự thảo Hiến pháp đã nhận được những ý kiến đóng góp đông đảo của
người dân đặc biệt là tầng lớp trí thức, họ được phát ngôn rộng dãi ý kiến, thể
hiện thái độ của mình trên các phương tiện thông tin đại chúng để góp phần
hoàn thiện bản Hiến pháp, vì thế mà việc lấy ý kiến nhân dân về việc sửa đổi
Hiến pháp đã trở thành đề tài được sự quan tâm đông đảo của dư luận xã hội
trong những tháng qua.

Hay như trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, dưới chế độ Mỹ Diệm, người dân Việt Nam không có tự do dân chủ, cũng như không được phép
tham gia, bàn bạc hay thảo luận những vấn đề mang tính chính trị cũng như
trong đời sống văn hóa. Người dân bị gò bó, ép buộc trong khuôn khổ pháp luật
không có tự do dân chủ nên việc hình thành dư luận xã hội rất khó khăn, thường
người dân chỉ tạo ra những câu hò, vè, châm biếm về chế độ Mỹ - Diệm. Nhưng
khi đất nước thống nhất, người dân được tự do bàn bạc, thảo luận về việc thống
nhất đất nước, được trực tiếp đi bỏ phiếu bầu ra cơ quan lãnh đạo đất nước thuộc
các cấp nghành từ trung ương xuống địa phương, được trực tiếp bày tỏ ý kiến,
nguyện vọng, yêu cầu, nêu ra các ý kiến về chế độ chính trị, văn hóa và các nhu
cầu thiết yếu khác. Lúc này, xã hội có nhiều dư luận khách quan hơn.
6. Các phong tục tập quán, hệ thống các giá trị, chẩn mực xã hội đang
hiện hành trong xã hội
Các phong tục tập quán, hệ thống các giá trị, chuẩn mực xã hội hiện hành,
trong chừng mực nhất định, cũng tác động đến sự hình thành dư luận xã hội. Về
cơ bản các phong tục, tập quán, các giá trị chuẩn mực xã hội hiện hành tạo ra
những “khuôn mẫu tư duy”, “khuôn mẫu hành động” làm cơ sở cho các phán xét
đánh giá của dư luận xã hội về các sụ kiện, hiện tượng, quá trình đang diễn ra
trong xã hội. Sự phán xét, đánh giá của dư luận xã hội về bất kỳ sự kiện, hiện
tượng xã hội hay quá trình xã hội nào cũng phụ thuộc vào hệ thống giá trị chuẩn
mực xã hội đang tồn tại trong nền văn hóa của cộng đồng xã hội, của dân tộc.
9


Ngay trong cùng một xã hội, các nhóm xã hội có thể đưa ra các phán xét, đánh
giá khác nhau về cùng một vấn đề. Điều này thể hiện rõ nét qua sự nhìn nhận
khác nhau giữa các thế hệ đối với những biểu hiện của lối sống hiện đại như
cách ăn mặc, các sản phẩm ca nhạc và phim ảnh; cách sinh hoạt, vui chơi, giải
trí,…
Ví dụ: Vấn đề “sống thử” của thanh thiếu niên hiện nay, dư luận xã hội về
vấn đề này hết sức phức tạp, có người phản đối nhưng cũng có người ủng hộ

việc sống thử. Sống thử không được chấp nhận vì nó đi ngược lại phong tục tập
quán, thuần phong mỹ tục, quan niệm về trinh tiết của người con gái và những
hậu quả tiêu cự do “sống thử” không chỉ riêng cá nhân mà còn ảnh hưởng xấu
tới xã hội. Nhưng với một nhóm người khác lại ủng hộ việc sống thử vì họ cho
rằng nó có thể giải quyết được nhiều vấn đề thiết thực như: sống thử để bù đắp
tình cảm, tiết kiệm tiền, tìm hiểu nhau trước khi cưới, để khẳng định bản thân,…
Như vậy, các phong tục tập quán, chuẩn mực xã hội có tác động lớn đến sự hình
thành dư luận xã hội song trong cùng xã hội không phải ai cũng dựa vào những
chuẩn mực ấy để đánh giá vì thế mà dẫn đến những cách nhìn nhận khác nhau
giữa các thế hệ.
III. Ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu dư luận xã hội đối với lĩnh
vực pháp luật
1. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân
Thông qua dư luận xã hội, nhân dân có điều kiện bày tỏ quan điểm, ý kiến
của mình về các vấn đề kinh tế, chính trị, đạo đức,… Việc hiểu được vai trò của
dư luận xã hội sẽ giúp những người làm công tác lãnh đạo và quản lý có được
cái nhìn đa chiều. Lắng nghe dư luận xã hội có nghĩa là lắng nghe lòng dân để từ
đó có những biện pháp xây dựng pháp luật phù hợp xác đáng với mọi công dân,
đồng thời cũng có những chính sách khắc phục những quyết định, những ý trí
biểu hiện quan liêu, xa dời quần chúng.
Đại hội VII của Đảng chỉ rõ bài học “lấy dân làm gốc” và thực hiện phương
châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Đến Đại hội VIII, Đảng ta lại
nhấn mạnh nhiệm vụ: “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Phương châm
10


này chính là nội dung của thiết chế dân chủ - một phương thức phát huy quyền
làm chủ của nhân dân ở cơ sở. Đây vừa là phương thức thực thi dân chủ, vừa
phù hợp với phương châm lãnh đạo của Đảng và hoạt động quản lý của Nhà
nước từ khâu chuẩn bị quyết định, ra quyết định, thực hiện quyết định và kiểm

tra việc thực hiện quyết định,… thông qua dư luận xã hội của các tầng lớp nhân
dân. Việc tổ chức nghiên cứu, lắng nghe và tiếp thu các ý kiến phản hồi từ dư
luận xã hội một cách nghiêm túc chính là phương tiện quan trọng và mạnh mẽ
dể nhân dân thực hiện quyền làm chủ và phát huy tính tích cực của công dân đối
với đất nước.
2. Đối với hoạt động lập pháp
Ở nước ta hiện nay pháp luật có ý nghĩa hết sức to lớn đó là công cụ quản
lý xã hội, đảm bảo trật tự, an ninh, an toàn xã hội, tạo điều kiện cho xã hội phát
triển ổn định trên con đường hiện đại hóa đất nước,… Vì vậy, khi ban hành các
văn bản quy phạm pháp luật thì các nhà làm luật phải nghiên cứu tình hình thực
tế của xã hội, yêu cầu phát triển đất nước để ban hành sao cho phù hợp, hiệu
quả. Tuy nhiên, “pháp luật không phải là công cụ quản lý vạn năng” do vậy
trong pháp luật sẽ có những lỗ hổng, thiếu sót nhất định. Dư luận xã hội có thể
chào đón, ủng hộ một văn bản pháp luật nào đó, ngược lại cũng có thể phản đối
việc ban hành một quy định pháp luật nào đó. Vì vậy, các cơ quan nhà nước có
thẩm quyền khi ban hành bất kỳ một quy định pháp luật nào đó mang tính nhạy
cảm thì nên thăm dò dư luận xã hội về vấn đề đó để nắm bắt được phản ứng của
xã hội ủng hộ hay phản đối hoặc cũng có thể nghe những ý kiến đóng góp của
dư luận xã hội về văn bản pháp luật đang có ý định ban hành. Từ đó cho thấy
các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi ban hành cũng như khi bãi bỏ các quy
định của pháp luật về những vấn đề nhạy cảm thì không thể không quan tâm đến
dư luận xã hội. Dư luận xã hội sẽ nêu ra những lỗ hổng, thiếu sót đó và đưa ra
các biện pháp khắc phục mà pháp luật mắc phải, do đó dư luận xã hội cũng góp
phần rất tích cực nhằm hoàn thiện, thực hiện pháp luật ở Việt Nam.
Tóm lại, việc nghiên cứu dư luận xã hội tạo cơ sở khoa học và thực tiễn
giúp cơ quan lập pháp xây dựng các dự án luật sao cho phù hợp với các lĩnh vực,
11


các quan hệ xã hệ xã hội đang cần có pháp luật điều chỉnh. Nhờ đó pháp luật

được ban hành phù hợp với yêu cầu khách quan của thực tiễn cuộc sống, phát
huy được vai trò và hiệu lực của pháp luật trong việc điều chỉnh các quan hệ xã
hội. Việc nghiên cứu dư luận xã hội cũng giúp cho các cơ quan lập pháp có căn
cứ để điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật ngày càng phù hợp
hơn.
3. Trong việc thực hiện pháp luật
Tùy theo vấn đề quan trọng hay không quan trọng, tùy theo phản ứng của
dư luận xã hội và kết quả nó mang lại hay hậu quả mà nó có thể gây ra sẽ làm
thay đổi việc thực hiện pháp luật khác nhau. Nếu dư luận xã hội đi sai về vấn đề,
truyền bá tư tưởng, hoạt động sai trái thì việc thực hiện pháp luật cũng không
còn nữa. Thay vào đó là các vi phạm pháp luật và ngược lại. Chính lẽ đó mà
việc thấy được, hiểu được dư luận trong tư tưởng của mỗi người phải được chú
trọng, quan tâm một cách đầy đủ cả về thông tin lẫn sự hiểu biết.
Đối với việc thực hiện pháp luật thì dư luận xã hội có tác dụng như là cố
vấn về mặt tinh thần. Việc thực hiện pháp luật đương nhiên phải dựa trên cơ sở
pháp luật, nhưng nếu nhận được sự đồng tình, ủng hộ của dư luận thì hiệu quả sẽ
rất cao. Tuy nhiên trong quá trình xây dựng pháp luật không phải khi nào cũng
lường trước được mọi tình huống hay hoàn cảnh có thể xảy ra trong thực tế, do
vậy khi tổ chức thực hiện pháp luật thì các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần
chú ý đến dư luận xã hội xem xã hội đồng tình hay phản đối hoạt động đó của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền. Dư luận xã hội cũng có thể tác động đòi hỏi các
cơ quan tổ chức thực hiện, áp dụng pháp luật phải cân nhắc, xem xét lại hành vi,
quyết định áp dụng pháp luật hoặc có thể phải tạm dừng các hoạt động đó.
Qua dư luận xã hội các cơ quan thẩm quyền sẽ đánh giá được mức độ hiểu
biết, khả năng nhận thức, việc sử dụng pháp luật và phản ứng của nhân dân đối
với các vấn đề pháp luật để từ đó tiến hành các hoạt động thực hiện pháp luật
như thế nào cho phù hợp với khả năng nhận thức và thực hiện pháp luật ở đại số
quần chúng nhân dân.

12



Trong hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân và Tòa án nhân dân
các cấp thì việc nghiên cứu dư luận xã hội giúp cho các cơ quan này nắm bắt
được tình hình thực tế xã hội, hiểu được những nguyên nhân, điều kiện làm phát
sinh các hành vi vi phạm, phạm tội xảy ra trong xã hội. Từ đó, các cơ quan này
thực hiện tốt công tác xét xử, đảm bảo nguyên tắc xét xử công bằng…
Đối với hoạt động hành pháp thì việc nghiên cứu dư luận xã hội trước hết
giúp các cơ quan hành chính nhà nước nắm bắt được đúng đắn tâm tư, nguyện
vọng, tình cảm của các tầng lớp nhân dân để đưa ra các quyết định hành chính
sao cho hợp tình hợp lý, tạo cơ sở để đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật
một cách sâu rộng tới các tầng lớp nhân dân.
Việc thực hiện pháp luật một cách công khai sẽ làm cho nhân dân (dư luận)
có niềm tin vào các cơ quan của Đảng và Nhà nước.
4. Trong việc bảo vệ pháp luật
Đối với đại đa số nhân dân, lợi ích quốc gia, dân tộc luôn có tầm quan trọng
hàng đầu. Mỗi khi quyền lợi về pháp luật hay giá trị pháp luật bị xâm hại do một
cơ quan nhà nước, một tổ chức trong nước hoặc nước ngoài hay bất kỳ một cá
nhân nào trong xã hội thì ngay lập tức dư luận xuất hiện lên án, phản đối gay gắt
những hành vi xâm phạm tới lợi ích chính đáng của quốc gia, dân tộc và của mọi
công dân. Do vậy, dư luận xã hội còn có chức năng tham gia bảo vệ pháp luật,
tạo nên mối quan hệ mật thiết giữa dư luận và pháp luật trong tiến trình phát
triển đất nước.
Ví dụ điển hình nhất là là tình hình tranh chấp hai quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa của Trung Quốc đối với Việt Nam. Khi tình hình tranh chấp giữa hai
nước ngày càng trở nên căng thẳng thì dư luận xã hội Việt Nam luôn đóng vai
trò quan trọng trong việc khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối vơi hai quần
đảo này.
5. Trong việc giáo dục ý thức pháp luật
Dư luận xã hội ảnh hưởng tới sự hình thành, củng cố và phát triển ý thức

pháp luật của các cá nhân. Dư luận xã hội khi đã hình thành, thường tác động
vào ý thức con người, trước hết là ý thức cá nhân; chi phối, điều chỉnh ý thức,
13


hành vi của con người phù hợp với ý trí chung của cộng đồng xã hội. Dư luận xã
hội có vai trò giáo dục cho cá nhân mỗi người ý thức đúng đắn về sự đúng - sai,
phải - trái, thiện - ác, đẹp - xấu, việc nên làm, điều nên tránh,… Phù hợp với các
quy tắc, yêu cầu của pháp luật hiện hành. Các cá nhân, dựa trên những tri thức,
hiểu biết về pháp luật tiếp nhận được, sẽ có hành vi pháp luật đáp ứng sự đòi
hỏi, mong đợi của dư luận xã hội. Cụ thể là, mỗi cá nhân sẽ tự điều chỉnh hành
vi pháp luật của mình sao cho phù hợp với quy tắc, yêu cầu của các giá trị, quy
phạm pháp luật chung. Các cá nhân sẽ tự cảm nhận được những điều nên làm và
không nên làm, những hành động, cách xử sự chấp nhận được trong cuộc sống
cộng đồng của họ. Điều đó cho thấy dư luận xã hội có ảnh hưởng tích cực tới sự
hình thành và phát triển ý thức pháp luật của cá nhân. Dư luận xã hội còn tác
động mạnh mẽ tới tâm lý pháp luật cá nhân, thể hiện trên các phương diện: dư
luận xã hội tác động quan trọng tới tình cảm pháp luật của cá nhân; dư luận xã
hội tác động tới tâm trạng của cá nhân trước pháp luật; thông qua dư luận xã hội,
các cá nhân tự đánh gía về hành vi ứng sử của mình trong phạm vi điều chỉnh
của các quan hệ pháp luật hiện hành.
Trong phạm vi nhóm xã hội, dư luận xã hội không phải là ý kiến, phán xét
đánh giá của nhiều thành viên trong nhóm xã hội, là sự phát ngôn chung của họ
về một sự kiện hiện tượng pháp luật nhất định. Đó cũng không phải là tổng cộng
các ý kiến, quan điểm của từng thành viên mà phải thông qua trao đổi, bàn bạc,
có sự tương tác giữa các ý kiến của các thành viên trong nhóm, làm hình thành
nên sự phán xét đánh giá chung của nhóm xã hội trước các vấn đề pháp luật. Từ
sự phán xét đánh giá chung đó nhóm xã hội bày tỏ nhận thức, tình cảm pháp
luật, đi tới hành động thống nhất, nêu lên những kiến nghị của họ trước thực tiễn
đời sống pháp luật của xã hội. Điều đó cũng có nghĩa là, dư luận xã hội tác động

tích cực đến sự hình thành, củng cố và phát triển ý thức pháp luật của nhóm.
Xét trên phương diện tâm lý xã hội cũng như trong thực tiễn, đại đa số mọi
người trong cộng đồng xã hội đều rất quan tâm, chú ý xem dư luận xã hội đánh
giá về ý thức pháp luật, hành vi pháp luật của mình như thế nào? Mặc dù không
phải ai cũng cảm nhận như nhau về vai trò, sự tác động của dư luận xã hội,
14


nhưng tác động giáo dục ý thức pháp luật của dư luận xã hội đối với các cá nhân
và các nhóm xã hội là một thực tế không thể phủ nhận được. Đã là một thành
viên của xã hội thì mỗi người còn phải tuân theo các giá trị, chẩn mực chung
đang được thừa nhận và thịnh hành trong xã hội. Từ đó, mỗi cá nhân và nhóm
xã hội đều có khuynh hướng giữ gìn, bảo vệ và phát huy những nhận xét, đánh
giá tốt; khắc phục, sửa chữa các sai sót nhằm đáp ứng những đòi hỏi của dư luận
xã hội đối với bản thân mình sao cho phù hợp với yêu cầu của các quy phạm
pháp luật. Như vậy, dưới ảnh hưởng nhất định của dư luận xã hội mà những tư
tưởng, quan điểm khoa học về pháp luật và những vấn đề cơ bản nhất của đời
sống pháp luật từng bước được thẩm thấu vào trong nhận thức pháp luật của mỗi
người, được khái quát ở trình độ cao và mang tính hệ thống chặt chẽ; trở thành
giá trị, chuẩn mực chung cho toàn xã hội. Điều đó nói lên sự tác động rất quan
trọng của dư luận xã hội đến ý thức pháp luật xã hội.

15


KẾT LUẬN
Như vậy, việc nghiên cứu dư luận xã hội có vai trò vô cùng quan trọng đặc
biệt là trong lĩnh vực pháp luật. Biết được tầm quan trọng của dư luận xã hội,
nhà nước cần tổ chức ra các viện nghiên cứu, các cơ quan đánh giá dư luận trên
nghĩa tích cực từ trung ương đến địa phương nhằm phát huy vai trò của dư luận

xã hội cũng như khắc phục những hạn chế mà dư luận xã hội còn mắc phải
nhằm đưa dư luận xã hội - tiếng nói của dân trở thành cầu nối giữa dư luận xã
hội với việc thực hiện pháp luật nhằm thực hiện pháp luật nghiêm minh và đúng
với thực tế. Điều này đòi hỏi không chỉ sự nỗ lực cố gắng từ phía Đảng và Nhà
nước mà là đòi hỏi của tất cả mọi người trong xã hội.

16


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Tập bài giảng xã hội học, Nxb. Công an
nhân dân, Hà Nội, 2011.
2. TS. Ngọ Văn Nhân, Tác động của dư luận xã hội đối với ý thức pháp
luật của đội ngũ cán bộ cấp cơ sở, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011.
3. Nguyễn Quý Thanh, Xã hội học về dư luận xã hội, Nxb. Đại học Quốc
gia Hà Nội, Hà Nội, 2011.
4. Trần Đức Châm - Hà Bắc Đẩu, Một số nội dung cơ bản của xã hội học,
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004.
5. Lương Khắc Hiếu (Chủ biên), Dư luận xã hội trong sự nghiệp đổi mới,
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999
6. Ngọ Văn Nhân, Tác động của dư luận xã hội đối với ý thức pháp luật,
tạp chí Triết học, số 4, 2004.
7. Nguyễn Minh Đoan, Cần đẩy mạnh nghiên cứu dư luận phục vụ các
hoạt động pháp luật, tạp chí Luật học, số 6, 2004.
8. Thu Hằng, Công tác tuyên truyền pháp luật đã đi vào chiều sâu, báo
Pháp luật Việt Nam, số 285, Hà Nội, ngày 28 - 11 - 2005.
9. Bài viết: Sự hình thành dư luận xã hội.
Nguồn: />10. Bài viết: Các bước hình thành và các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình
thành dư luận xã hội, nhận xét tác dụng của dư luận xã hội.
Nguồn: />11. Trí Đường - Phan yến, Trung quốc lật lọng vụ bắn tàu cá Việt Nam.


17


Nguồn:

/>
viet-712067.htm

PHỤ LỤC

Người cao tuổi góp ý vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Ảnh: VINH ANH

Một buổi lấy ý kiến cử tri tại thành phố Đà Nẵng - Ảnh: VTV.

18


Tàu cá của thuyền trưởng Bùi Văn Phải, một ngư dân ở Lý Sơn, Quảng Ngãi,
bị tàu tuần tra Trung Quốc truy đuổi và bắn cháy cabin cùng nhiều đồ đạc khi tàu
đang đánh bắt cá trong vùng biển Hoàng Sa

19


Biểu tình chống Trung Quốc ở Hà Nội

Người dân đổ xô đi mua xăng trước giờ tăng giá.


20


Công an phường Thành Công (quận Ba Đình) phổ biến, giáo dục pháp luật tại
Trường THCS Thành Công.Ảnh: Bảo Lâm

21



×