ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
TIỂU LUẬN MÔN:
CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THIẾT KẾ CÁC LOẠI HÌNH KIỂM TRA
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP
TÊN ĐỀ TÀI: XÂY DỰNG ĐỀ KIỂM TRA MỘT TIẾT
MÔN HOÁ HỌC LỚP 8
Học viên: Nguyễn Thị Thảo
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS.Nguyễn Phương Nga
Chuyên ngành: Đo lường và Đánh giá trong giáo dục
Khoá: 2009
TP.HCM, tháng 8 năm 2011.
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI
Số thứ tự
01
02
03
04
05
06
Viết đầy đủ
Kiểm tra đánh giá
Giáo viên
Học sinh
Điều kiện tiêu chuẩn
Phương trình hoá học
Trắc nghiệm khách quan
Viết tắt
KTĐG
GV
HS
đktc
PTHH
TNKQ
Trang: | 2/28
MỤC LỤC
I. GIỚI THIỆU CHUNG
1. Lí do chọn đề tài………………………………………………………...3
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài…………………………………………3
3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài………………………………………….4
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Tên của đề tài.............................................……………………………..4
2. Mục đích kiểm tra...........................…………………………………….4
3. Khái quát về việc áp dụng khoa học đo lường trong giáo dục trên thế
giới và ở Việt Nam.............………………………………………………..4
4. Mục tiêu chương học..................................................……………….….8
5. Khối lượng kiến thức, kĩ năng cần đo lường, đánh giá....………..……10
6. Đối tượng dự kiểm tra……….……………………………………...…10
7. Hình thức kiểm tra được sử dụng……………………………………...10
8. Mục đích sử dụng các kết quả kiểm tra này………………………..….10
9. Thời lượng và các cơ sở vật chất cần có để tổ chức kiểm tra một tiết
môn Hoá học 8..........................................................……......…………...10
10. Bảng trọng số câu hỏi kiểm tra một tiết môn Hoá học 8 chương IV:
Oxi – Không khí....................…………………………………………….11
11. Đề kiểm tra một tiết môn Hoá học 8....................................................11
12. Những điều kiện cần thiết để tổ chức kiểm tra ....................................14
Tài liệu tham khảo………………………………………………………..15
Trang: | 3/28
I. GIỚI THIỆU CHUNG
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Trong Lí luận dạy học, KTĐG là giai đoạn kết thúc của quá trình dạy
học đảm nhận một chức năng lí luận dạy học cơ bản, chủ yếu không thể
thiếu được của quá trình này. Đồng thời trong quá trình đổi mới giáo dục
nói chung, mục tiêu, nội dung giáo dục đã được đổi mới, đáp ứng nhu cầu
mới của nền kinh tế xã hội đang phát triển. Việc đổi mới phương pháp dạy
học được chú trọng và được xem là một khâu đột phá quan trọng trong quá
trình đổi mới giáo dục. Đổi mới dạy học cần hình thức kiểm tra tương ứng
với nó để tạo ra động lực thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học góp phần
nâng cao chất lượng dạy học. KTĐG kết quả học tập của HS là một mắt
xích quan trọng trong quá trình đào tạo.Việc KTĐG thường xuyên và có hệ
thống sẽ cung cấp kịp thời những thông tin, “liên hệ ngược” cho cả GV và
HS. Thông qua KTĐG,, GV biết được trình độ, mức độ hiểu bài, nắm bắt
kiến thức của HS, từ đó rút kinh nghiệm về việc xác định mục tiêu bài học,
lựa chọn nội dung và phương pháp dạy học phù hợp trong quá trình giảng
dạy của mình. Bên cạnh đó, những thông tin có được thông qua quá trình
KTĐG sẽ giúp người học nhận thấy mức độ đạt được những kiến thức của
mình, phát hiện những lỗ hổng kiến thức cần được bổ sung. Hiện nay, việc
đổi mới phương pháp KTĐG là một yếu tố trọng tâm trong việc đổi mới
phương pháp giảng dạy, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục. Đó là lí do em
xây dựng đề kiểm tra một tiết môn Hoá học lớp 8.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI:
Đề tài này gồm có các mục tiêu sau:
Đánh giá sự khác biệt giữa các cá nhân HS.
Xác định những lỗ hỏng kiến thức của HS ở chương này để bổ sung.
Đánh giá mức độ hiểu, làm chủ được những kiến thức, kỹ năng cần đạt
được của HS.
Giúp GV điều chỉnh phương pháp giảng dạy cho phù hợp với nội dung,
mục tiêu môn học.
Trang: | 4/28
3. GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI:
Đề kiểm tra một tiết môn Hoá học lớp 8 này chỉ áp dụng cho bộ môn Hoá
học của HS lớp 8 còn những HS khối lớp khác cũng như bộ môn khác thì GV
có thể tham khảo để xây dựng đề kiểm tra của bộ môn mình giảng dạy sao cho
phù hợp.
Giới hạn nội dung ra đề kiểm tra: Chương IV: Oxi – Không khí.
II. PHẦN NỘI DUNG:
1. TÊN CỦA ĐỀ TÀI:
Đề kiểm tra một tiết môn Hoá học lớp 8.
2. MỤC ĐÍCH KIỂM TRA:
Đánh giá kết quả học tập của HS sau khi học xong chương IV: Oxi –
Không khí.
Đánh giá sự khác biệt giữa các cá nhân HS.
Đánh giá mức độ hiểu, làm chủ được các kiến thức, kỹ năng cần đạt
được của HS.
3. KHÁI QUÁT VỀ VIỆC ÁP DỤNG KHOA HỌC ĐO LƯỜNG TRONG
GIÁO DỤC TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM :
3.1. Vài nét về lịch sử:
Trên thế giới việc học và thi diễn ra hàng nghìn năm trước đây (ở
Trung Quốc từ khoảng năm 2000 trước công nguyên), nhưng một khoa học đo
lường trong giáo dục thật sự có thể xem như bắt đầu cách đây chỉ khoảng một
thế kỷ (Thorndike,1904). Ở châu Âu và đặc biệt là Mỹ lĩnh vực khoa học này
phát triển mạnh vào thời kỳ từ trước và sau thế chiến thứ hai với những dấu
mốc quan trọng như Trắc nghiệm trí tuệ Stanford-Binet xuất bản năm 1916,
bộ trắc nghiệm thành quả học tập tổng hợp đầu tiên Stanford Achievement
Test ra đời vào 1923. Với việc đưa vào chấm trắc nghiệm bằng máy của IBM
năm 1935, việc thành lập National Council on Measurement in Education
(NCME) vào thập niên 1950 và ra đời Educational Testing Services (ETS)
Trang: | 5/28
năm 1947, một ngành công nghiệp trắc nghiệm đã hình thành ở Mỹ. Từ đó
đến nay khoa học về đo lường trong tâm lý và giáo dục đã phát triển liên tục,
những phê bình chỉ trích đối với khoa học này cũng xuất hiện thường xuyên
nhưng chúng không đánh đổ được nó mà chỉ làm cho nó tự điều chỉnh và phát
triển mạnh mẽ hơn. Hiện nay ở Mỹ ước tính mỗi năm số lượt trắc nghiệm tiêu
chuẩn hoá cỡ 1/4 tỷ và trắc nghiệm do giáo viên soạn lên đến con số 5 tỷ (B.
R. Worthen & others, 1993). Tương ứng với ngành công nghiệp trắc nghiệm
đồ sộ và sự phát triển của công nghệ thông tin, lý thuyết về đo lường trong
tâm lý giáo dục cũng phát triển nhanh. Như đã nói, IRT đã đạt những thành
tựu quan trọng nâng cao độ chính xác của trắc nghiệm, và trên cơ sở IRT công
nghệ Trắc nghiệm Thích ứng nhờ máy tính (Computer Adaptive Test – CAT)
ra đời. Ngoài ra, trên cơ sở những thành tựu của IRT và ngôn ngữ học máy
tính, công nghệ Criterion ( chấm tự động các bài
tự luận tiếng Anh nhờ máy tính của ETS đã được triển khai qua mạng Internet
trong mấy năm qua.
3.2. Vài ví dụ về hoạt động đánh giá ở bậc đại học và sau đại học trên thế
giới:
Có thể điểm qua một số các hoạt động về đo lường đánh giá hiện nay liên
quan đến bậc đại học ở Mỹ và một vài nước khác. Để tuyển sinh đại học, ở
Mỹ các trường đại học không tổ chức thi tuyển mà dựa vào kết quả của các kỳ
thi do các công ty ngoài nhà nước tổ chức để xét tuyển. Có dịch vụ thi phục vụ
công việc này, đó là SAT (Scholastic Assesment Test) do công ty ETS tổ
chức, và ACT do Chương trình ACT (American College Testing Program)
triển khai. SAT cho thi 2 môn, Anh ngữ và Toán, còn ACT cho thi 4 môn,
ngoài Anh ngữ và Toán còn thi thêm đọc hiểu và suy luận khoa học. Cả SAT
và ACT thường tổ chức thi mỗi năm 4 lần, cho các học sinh ở những năm cuối
bậc phổ thông trung học. Hiện nay hàng năm có khoảng 1,8 triệu thí sinh thi
SAT và 1,6 triệu thí sinh thi ACT. Học sinh Mỹ thường gửi đơn dự tuyển đến
5, 6 trường đại học, các trường căn cứ trên điểm SAT (hoặc ACT), điểm trung
bình học tập ở phổ thông trung học (GPA) và một số nhân tố khác liên quan
Trang: | 6/28
đến từng cá nhân (phỏng vấn, hoạt động xã hội, thư đề nghị..) để xét tuyển. Ở
Nhật bản, Trung tâm quốc gia về Tuyển sinh đại học được thành lập năm 1977
tổ chức kỳ thi tuyển chung cho hấu hết các trường đại học công và tư của Nhật
Bản hàng năm. Năm 1998 gần 600 nghìn thí sinh dự thi. Đề thi được soạn cho
31 môn cụ thể, mỗi thí sinh có thể lựa chọn thi 5 môn của 5 nhóm nào đó tuỳ
theo quy định của trường đại học mà thí sinh dự định dự tuyển. Để tổ chức
mỗi năm một kỳ thi, Trung tâm này chi tiêu hàng năm cỡ 100 triệu USD. Ở
Thái lan kỳ thi tuyển sinh đại học liên kết được tổ chung cho hầu hết các
trường đại học công và tư từ hơn 30 năm nay. Với kết quả kỳ thi, thí sinh có
thể xin dự tuyển vào 5 ngành khác nhau của các trường đại học. Từ năm 1998
Thái lan bắt đầu cải tiến kỳ thi liên kết bằng cách xét thêm điểm trung bình
học ở trường phổ thông (với trọng số 10%) và cho thi mỗi năm 2 lần. Ở Trung
quốc từ năm 1989 tổ chức kỳ thi tốt nghiệp phổ thông trung học được giao cho
các địa phương, còn kỳ thi tuyển đại học được tổ chức thống nhất trên cả lục
địa Trung quốc vào đầu tháng 7 hàng năm. Đề thi cho các kỳ thi tuyển đại học
được soạn hoặc toàn bộ (Mỹ, Nhật, Thái lan) hoặc chủ yếu (Trung Quốc) bằng
phương pháp TNKQ. - Công ty ETS của Mỹ cung cấp dịch vụ Test of English
as a Foreign Language (TOEFL) thi trên giấy hoặc trên mạng (iBT) để kiểm
tra trình độ Anh ngữ học thuật, và dịch vụ Test of English for International
Communication (TOEIC) kiểm tra trình độ Anh ngữ giao tiếp chung. Hàng
năm trên thế giới có gần 1 triệu người sử dụng dịch vụ TOEFL, và năm 2003
có 4,3 triệu người sử dụng TOEIC (). - Để tuyển
sinh sau đại học, ở Mỹ, công ty ETS tổ chức các kỳ thi Graduate Record
Examination (GRE). GRE gồm trắc nghiệm tổng quát (General Test - GRE
GT) về Anh ngữ, Toán, và khả năng phân tích. Ngoài ra còn các trắc nghiệm
môn học (Subject Test - GRE ST) cho 16 môn khác nhau, mỗi môn học có
liên quan với lĩnh vực của chương trình sau đại học tương ứng. Ngoài các
GRE, đối với chương trình cao học quản trị kinh doanh (MBA) ETS còn tổ
chức riêng Chương trình Trắc nghiệm Tuyển sinh Sau đại học về Quản lý
(Graduate Management Admision Test - GMAT). Phải nói là các kỳ thi trắc
Trang: | 7/28
nghiệm tiêu chuẩn hoá ở Mỹ được chuẩn bị rất công phu và khoa học, do đó
tính chính xác và khách quan của chúng khá cao. Tuy nhiên, vẫn có các hoạt
động luyện thi, thậm chí các hoạt động này cũng được tổ chức rất công phu và
khoa học. Hoạt động "craking" (bẻ gãy) các trắc nghiệm tiêu chuẩn hoá của
Công ty "Princeton Review" là một ví dụ. Princeton Review tuyên bố đảm bảo
là việc hướng dẫn của họ sẽ giúp thí sinh nâng cao điểm của mình. Tuy nhiên,
họ cho rằng việc luyện thi của họ còn có ý nghĩa ở chỗ: khả năng của thí sinh
làm tốt bài trắc nghiệm cũng ý nghĩa quan trọng trong cuộc đời của họ.
5.3. Vài nét về sự phát triển của khoa học về đo lường trong giáo dục
ở nước ta:
Ở nước ta, khoa học về đo lường trong giáo dục ở trong tình trạng khá lạc
hậu và phát triển rất chậm. Trước 1975 ở Miền Nam nước ta có một vài người
được đào tạo về khoa học này từ các nước phương tây, trong đó có Giáo sư
Dương Thiệu Tống. Vào năm 1974 một hoạt động đáng lưu ý là kỳ thi tú tài
lần đầu tiên được tổ chức ở Miền Nam bằng phương pháp TNKQ (Dương
Thiệu Tống, 2005). Ơ miền Bắc nước ta trước đây khoa học này ít được lưu ý
vì trong hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa cũ, kể cả Liên Xô, khoa học này
rất kém phát triển. Vào những năm sau 1975 ở phía Bắc nước ta có một số
người có nghiên cứu về khoa học đo lường trong tâm lý (Trần Trọng Thuỷ,
1992). Chỉ đến năm 1993 Bộ Giáo dục và Đào tạo mới mời một số chuyên gia
nước ngoài vào nước ta, xuất bản sách phổ biến về khoa học này (Q. Stodola
& K. Stordahl, 1996), cũng như cử một số cán bộ ra nước ngoài học tập. Từ
đó một số trường đại học có tổ chức các nhóm nghiên cứu áp dụng các
phương pháp đo lường trong giáo dục để thiết kế các công cụ đánh giá, soạn
thảo các phần mềm hỗ trợ, mua máy quét quang học chuyên dụng (OMR) để
chấm thi. Một điểm mốc đáng ghi nhận là kỳ thi tuyển đại học thí điểm tại
trường Đại học Đà Lạt vào tháng 7 năm 1996 bằng phương pháp TNKQ mà
sự thành công tốt đẹp của nó được Hội nghị rút kinh nghiệm của Bộ Giáo dục
và Đào tạo vào tháng 9 năm đó khẳng định (Kỳ thi có 7200 thí sinh dự tuyển,
Trang: | 8/28
2 loại đề trắc nghiệm và tự luận được sử dụng để thí sinh tự chọn. Có khoảng
70% lượt thí sinh chọn đề trắc nghiệm, chấm thi bằng máy Opscan-7, trong
khoảng 60 trường hợp vi phạm kỹ luật thi do quay cóp thì chỉ có 4 thí sinh từ
nhóm làm trắc nghiệm) (Quang An, 1997). Từ sau năm 1997 các hoạt động
đổi mới phương pháp đo lường và đánh giá trong giáo dục ở các trường đại
học lắng xuống. Cho đến mùa thi tuyển đại học năm 2002 Bộ Giáo dục và Đào
tạo mới tổ chức kỳ thi tuyển đại học “3 chung”. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng
thành lập “Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng” vào năm 2003 để cải tiến
việc thi cử và đánh giá chất lượng các trường đại học, và đã dùng phương
pháp trắc nghiệm khách quan để làm đề thi tuyển đại học cho môn Anh ngữ
vào mùa thi 2006.
4. MỤC TIÊU CHƯƠNG HỌC:
Những kiến thức, kĩ năng HS cần nắm được trong Chương IV: Oxi –
Không khí của bộ môn Hoá học lớp 8 là:
– HS nắm được các kiến thức sau:
+ Tính chất vật lí, tính chất hoá học của Oxi, sự cần thiết, ứng dụng của
Oxi trong đời sống và sản xuất.
+ Sự Oxi hoá, khái niện phản ứng hoá hợp.
+ Định nghĩa Oxít, cách gọi tên Oxít nói chung, Oxít của kim loại có nhiều
hoá trị, Oxít của phi kim nhiều hoá trị.
+ Cách lập công thức hoá học của Oxít.
+ Khái niệm Oxít axít, Oxít bazơ.
+ Hai phương pháp điều chế Oxi (trong phòng thí nghiệm và trong công
nghiệp).
+ Hai cách thu khí Oxi trong phòng thí nghiệm.
+ Khái niệm phản ứng phân huỷ.
+ Thành phần của không khí theo thể tích và khối lượng.
+ Sự ô nhiễm không khí và cách bảo vệ không khí khỏi bị ô nhiễm.
Trang: | 9/28
+ Khái niệm về sự Oxi hoá chậm và sự cháy, điều kiện phát sinh và dập tắt
sự cháy.
– HS biết được các kĩ năng sau:
+ Quan sát thí nghiệm hoặc hình ảnh phản ứng của Oxi với S, P, C, rút ra
nhận xét về tính chất hoá học của Oxi, viết được các phương trình hoá học.
+ Tính được thể tích khí Oxi (đktc) tham gia hoặc tạo thành trong phản
ứng.
+ Xác định được có sự Oxi hoá trong một số hiện tượng thực tế, nhận biết
được một số phản ứng hoá học cụ thể thuộc phản ứng hoá hợp.
+ Phân loại Oxít axít, Oxít bazơ, gọi tên một số Oxit theo công thức hoá
học hoặc ngược lại.
+ Lập được công thức hoá học của oxít khi biết hoá trị của một nguyên tố
và ngược lại biết công thức hoá học cụ thể tìm hoá trị của nguyên tố.
+ Viết được phương trình điều chế Oxi từ KClO3và KMnO4.
+ Tính được thể tích khí Oxi ở điều kiện chuẩn được điều chế từ phòng thí
nghiệm và trong công nghiệp.
+ Nhận biết phản ứng phân huỷ, phản ứng hoá hợp.
+ Cách tiến hành thí nghiệm xác định thành phần thể tích của không khí.
+ Phân biệt sự Oxi hoá chậm và sự cháy trong một số hiện tượng của đời
sống và sản xuất, biết việc cần làm khi xảy ra sự cháy.
+ Lắp ráp dụng cụ điều chế khí Oxi bằng phương pháp nhiệt phân KClO3
hoặc KMnO4, thu 2 bình khí Oxi: một bình khí Oxi theo phương pháp đẩy
không khí, một bình khí Oxi theo phương pháp đẩy nước.
+ Thực hiện phản ứng đốt cháy S trong không khí và trong Oxi, đốt sắt
trong Oxi., quan sát thí nghiệm, nêu hiện tượng và giải thích hiện tượng.
+ Viết phương trình phản ứng điều chế Oxi phương trình phản ứng cháy
của S, dây Fe.
Trang: | 10/28
5. KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC, KỸ NĂNG CẦN ĐO LƯỜNG ĐÁNH
GIÁ:
Dựa vào các nội dung trên lựa chọn nội dung kiến thức để đánh giá kết
quả học tập của học sinh gồm các nội dung trọng tâm được xác định như sau:
– Tính chất, ứng dụng của Oxi, cách điều chế Oxi trong phòng thí
nghiệm.
– Định nghĩa Oxit.
– Cách lập phương trình hoá học nhận biết phản ứng phân huỷ, phản ứng
hoá hợp, sự Oxi hoá.
– Giải bài tập tìm công thức hoá học.
– Giải bài tập tính theo PTHH.
6. ĐỐI TƯỢNG DỰ KIỂM TRA:
HS lớp 8 đã học xong chương IV: Oxi – không khí của môn Hoá học.
7. HÌNH THỨC KIỂM TRA ĐƯỢC SỬ DỤNG:
Đối với đề kiểm tra một tiết này, em chọn hình thức kiểm tra viết với
loại hình trắc nghiệm khách quan kết hợp với tự luận.
8. MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG CÁC KẾT QUẢ KIỂM TRA NÀY:
– Nắm được mức độ kiến thức, kĩ năng mà HS đạt được.
– Xác định những lỗ hỏng kiến thức của HS ở chương này để bổ sung.
– Điều chỉnh phương pháp giảng dạy cho phù hợp với đối tượng HS
nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn Hoá học lớp 8.
– Chấm điểm HS, điểm số này tham gia để tính điểm trung bình kiểm
tra, trung bình môn của môn Hoá học của HS.
9. THỜI LƯỢNG VÀ CÁC CƠ SỞ VẬT CHẤT CẦN CÓ ĐỂ TỔ CHỨC
KIỂM TRA MỘT TIẾT MÔN HOÁ HỌC 8:
– Thời lượng kiểm tra: 45 phút (không kể thời gian phát đề).
– Cơ sở vật chất cần có:
+ Lớp học: được bố trí với 4 dãy bàn ghế, mỗi bàn ngồi 2 HS, lớp học
sạch sẽ, sáng sủa.
Trang: | 11/28
+ Học sinh: có bút mực, máy tính.
10. BẢNG TRỌNG SỐ CÂU HỎI KIỂM TRA MỘT TIẾT MÔN HOÁ
HỌC 8 – CHƯƠNG IV: OXI – KHÔNG KHÍ:
Mức độ nhận thức
Nội dung
Nhận biết
TN
TL
Thông hiểu
TN
TL
Vận dụng
TN
TL
Tổng
- Nắm được tính chất, ứng
dụng của Oxi, biết cách 3câu
3câu/
điều chế Oxi trong phòng (1,5đ)
(1,5đ)
thí nghiệm
- Nắm được định nghĩa
Oxit
- Biết cách lập phương trình
2 câu
2 câu/
(1,5đ)
(1,5đ)
hoá học nhận biết phản ứng
1 câu
1 câu/
phân huỷ, phản ứng hoá
(2đ)
(2đ)
hợp, sự oxi hoá.
- Giải bài tập tìm công thức
hoá học.
- Giải bài tập tính theo
1 câu
1 câu/
(1đ)
(1đ)
PTHH.
Tổng số câu:
Tổng số điểm:
Tỷ lệ (%)
3
câu
1,5đ
15%
2
1
câu
câu
1,5đ
2đ
35%
1 câu
1 câu/
(4đ)
(4đ)
1
8
1
câu câu
1đ
4đ
50%
câu
10đ
11. ĐỀ KIỂM TRA MỘT TIẾT MÔN HOÁ HỌC 8 – CHƯƠNG IV: OXI
– KHÔNG KHÍ:
A- Trắc nghiệm (4điểm): Chọn đáp án đúng rồi ghi vào bài làm:
Câu 1: Hai chất khí chủ yếu có trong thành phần không khí là: (0,5 điểm)
A- N2, CO2
B- CO2, CO
C- CO2, O2
D- O2, N2
Câu 2: Cặp chất nào được dùng là nguyên liệu điều chế Oxi trong phòng thí
nghiệm: (0,5 điểm)
A- CaCO3, KClO3
B- KClO3, KMnO4
Trang: | 12/28
C- K2SO4, KMnO4 D- HgO, CuSO4
Câu 3: Muốn chuyển khí Oxi từ bình A sang bình B em chọn cách nào? (0,5
điểm)
(I) A
(II) B
B
A
(III) A B
Câu 4: Dãy nào gồm những chất toàn là Oxit: (0,5 điểm)
A- Fe2(SO4)3, Fe2O3, CaO, SO2
B- HgO, N 2O, CaCO3,
NaOH
C- Fe3O4, SO2, CO2, CuO
D- Ca(OH)2, MgO, P2O5, K2CO3
Câu 5: Một oxi lưu huỳnh có tỷ lệ về khối lượng giữa Lưu huỳnh và Oxi là 2 :
3. Công thức hoá học của oxit là: (1 điểm)
A- SO2
B- SO3
C- S2O4
D- S2O3
Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn kim loại R(hoá trị II) dùng hết 2,24 lít O 2 (đktc),
sau phản ứng thu được 16,2g oxit. R là kim loại nào: (1 điểm)
A- Zn
B- Mg
C- Ca
D- Fe
B- Tự luận (6 điểm):
Câu 7: Hoàn thành phương trình hoá học sau và cho biết chúng thuộc loại
phản ứng nào: (2 điểm)
A- KMnO4
t
→
B- CaO + CO2
→
C- CaCO3
t
→
D- H2 + O2
t
→
0
0
0
Câu 8: Đốt 3,6g Cacbon trong bình đựng 4,48 lít Oxi (đktc). Phản ứng xảy ra
hoàn toàn. (4 điểm)
a) Tính số gam CO2 tạo thành.
b) Chất nào còn dư sau phản ứng ? Dư bao nhiêu gam ?
Biết: C = 12, O = 16, S = 32, Zn = 65, Mg = 24, Ca = 40, Fe = 56.
ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HOÁ 8:
+ Điểm toàn bài: 10 điểm
Trang: | 13/28
A- Trắc nghiệm: 4 điểm
Câu
Đáp án
Điểm
B- Tự luận:
Câu 1
Câu 2
D
B
0,5
0,5
6 điểm
Câu 3
cách (I)
0,5
Câu 4
C
0,5
Câu 5
B
1
Câu 6
A
1
Câu 7 (2 điểm): Mỗi phương trình hoàn thành, cân bằng và phân loại đúng
cho 0,5 điểm (Nếu không cân bằng hoặc không phân loại trừ 0,25 điểm).
Câu 8 (4 điểm):
a)
PTHH:
C
+
O2
t
CO2
→
0
0,5 điểm
Số mol các chất:
nC =
3,6
= 0,3( mol )
1,2
0,5 điểm
nO =
4,48
= 0,2(mol )
22,4
0,5 điểm
2
So sánh tỉ lệ theo phương trình phản ứng:
nc > no2 ⇒
⇒ nc dư, no2 hết. Dựa vào số mol o2 để tính toán.
Theo phương trình : nco2 = no2 = 0,2mol
0,5 điểm
0,5 điểm
Số gam co2 tạo thành : 0,2 x 44 = 8,8 g.
0,5 điểm
b) Sau phản ứng chất còn dư là Cacbon:
nc(dư) = 0,3 – 0,2 = 0,1 mol.
0,5 điểm
Số gam Cacbon dư: 0,1 x 12 = 1,2 g.
0,5 điểm
12. NHỮNG ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ TỔ CHỨC KIỂM TRA MỘT
TIẾT MÔN HOÁ HỌC 8:
– GV dặn dò HS về thời gian, nội dung kiến thức, kĩ năng sẽ kiểm tra
trước một tuần để HS chuẩn bị.
Trang: | 14/28
– GV in sao số lượng đề kiểm tra đủ tương ứng với sĩ số HS tham gia làm
bài kiểm tra.
Trang: | 15/28
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bloom B. S. (1956). Taxanomy of Educational Objectives.The
Classification of Education Goals. Handbook I: Cognitive Domain.
Longman Publisher.
2. Boston, Carol (2002). The concept of formative assessment. Practical
Assessment, Research & Evaluation, 8(9). Available online:
3. Black, P. and Wiliam, D. (1998b). Inside the black box: Raising
standards through classroom assessment. Phi Delta Kappan, 80 (2):
139-148. (Available online: .)
4. Crowl T. et. al. (1997). Education Psychology. Windows on Teaching.
Brown & Benchmark Publishers.
5. Krathwohl D. R. ; Bloom B. S. (1970) Taxanomy of Educational
Objectives.The Classification of Education Goals. Handbook II:
Affective Domain. David Mckay Company Inc.
6. Linn, Baker, and Dunbar (1991), Technical Quality of Alternative
Assessments,
/>[17/11/2003]
7. Norman E. Gronlund, Constructing Achievement Tests, Third
Edition, University of Illinois, Prentice- Hall, Inc., Englewood Cliffs,
N.J.07632.
8. Rudner L & Schafer W. (2002) What Teachet Need to Know About
Assessment. National Education Association. Washington DC. USA
9. Scriven Michael (1999). The Nature of Evaluation Part 1: Relation to
Psychology. Part 2: Training. Practical Assessment, Research &
Evaluation. Dowloaded from [16-10/03]
10. Shirley E. & H. Ellington (2003). Teaching at Tertiary Level WWW
Resource. Dowloaded from [17-10/03]
Trang: | 16/28
11. Southern Illinois University-Edwardsville assessment website.
Classroom
Assessment
Techniques.
(2003,
February).
/>12. William Wiersma, Stephen G. Jurs, Educational Measurement anh
Testing, Second Edition, The University of Toledo, Allyn anh Bacon
Boston London Sydney Toronto.
13. Wim J. van der Linden, Ronald K. Hambleton. Handbook of
Modern Item Response Theory- Springer, 1997.
14. Geoffey Petty. Teaching Today, Second Edition, Stanley Thornes
Publisher, 1998.
15. W. James Popham. Educational Evaluation - Allyn and Bacon, 1993 -
1996).
16. Rasch G. Probablistic Models for Some Intelligence and Attainment
Tests. Copenhagen , Denmark : Danish Institute for Educational
Research, 1960.
17. Quentin Stodola & Kalmer Stordahl. Trắc nghiệm và Đo lường cơ
bản trong giáo dục (sách dịch,
18. Thorndike, E.L. Introdution to the Theory of Mental and Social
Measurements. New York : Teacher College, Columbia University ,
1904
19. Blaine R. Worthen, Walter R. Borg, Karl R. White. Measurement
and Evaluation in the Schools. Longman, 1993.
20. Quang An. Trắc nghiệm khách quan và Tuyển sinh Đại học, Hà Nội –
Tp. HCM, 1997.
21. Trần Bá Hoành (1995), Đánh giá trong giáo dục. Trường Đại học Sư
phạm I Hà Nội.
22. Dương Thiệu Tống. Trắc nghiệm và đo lường thành quả học tập. Nhà
xuất bản Khoa học Xã hội, 2005.
Trang: | 17/28
23. Trần Trọng Thuỷ. Khoa học Chẩn đoán Tâm lý, NXBGD, Hà Nội,
1992.
Trang: | 18/28