Đặc điểm khó khăn của công tác chủ nhiệm
+ Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, trong thời kỳ hội
nhập của đất nước, vì gánh nặng về kinh tế gia đình mà phụ huynh hoc sinh
trông chờ chủ yếu vào giáo viên chủ nhiệm trong việc nuôi dạy con .
+ Sự du nhập nền văn hoá thời mở cửa, ảnh hưởng không ít đến tâm sinh
lí học sinh.
+ Sự rỗng ruột về kiến thức của học sinh trong những năm học cấp dưới
+ Sự đua đòi chạy theo mốt sống hiện đại của một bộ phận học sinh.
+ Việc xử lý những học sinh vi phạm chưa dứt khoát và đồng bộ.
Những biện pháp khắc phục khó khăn trong công tác GVCN:
1, Giáo viên chủ nhiệm cần nắm chắc một số văn bản qui định
- Các văn bản qui định nhiệm vụ của học sinh trong nhà trường hiện nay :
+ Các quy định về khen thưởng và kỷ luật
+ Nội qui, cách xếp loại giáo dục
Tất cả những qui định này cần phổ biến đến học sinh trong lớp qua
các tiết sinh hoạt
Ngoài ra, GVCN cần nắm, hiểu rõ chức năng cơ bản GVCN để thực hiện
công tác một cách có hiệu quả, tối ưu nhất có tính thuyết phục dựa trên
nhũng luận cứ, luận điểm rõ ràng ….
2, GVCN cần nắm chắc đặc điểm tình hình của lớp để có cách tổ chức
điều phối các hoạt động
- Sĩ số ; tỉ lệ nam / nữ ; danh sách sắp xếp chổ ngồi ; thứ tự A; B; C….
- Thành phần gia đình
( tiến hành công việc ghi lí lịch vào sổ cái ngay từ đầu năm một cách
chính xác….)
- Các học sinh thuộc diện nghèo hiếu học có những hoàn khó khăn
………….
- Lập phân chia học sinh theo khu vực ( chia theo tổ…)
- Thành phần bản thân:
Dựa vào kết quả học tập năm trước, kết hợp với giáo viên chủ
nhiệm cũ ( nếu có) để hiểu rõ hơn từng đối tượng ở lớp kể cả : năng khiếu,
hạnh kiểm, học tập
3. Lập sổ chủ nhiệm
Giáo viên chủ nhiệm lập sổ chủ nhiệm theo mẫu qui định của nhà trường.
Trong đó, giáo viên phải thật chú ý đến việc ghi chép phải chi tiết, đầy
đủ các phần các mục theo yêu cầu.
Song cần đặc biệt lưu ý:
-Theo dõi học sinh mọi mặt theo định kì, có nhận xét cụ thể đối với từng
em.
- Ghi rõ, cụ thể số điện thoại liên lạc của gia đình học sinh (nếu có).
- Lập – ghi danh sách học sinh chia theo tổ (địa chỉ ghi chính xác).
- Danh sách thầy cô bộ môn (họ tên, địa chỉ, những thay đổi nếu có).
- Căn cứ vào
thời khóa biểu của nhà trường mà giáo viên ghi thời khóa biểu cho học sinh
và ghi vào sổ chủ nhiệm để thông báo đến phụ huynh: Ngày, giờ, môn học
của các em để tiện cho việc đưa rước. Cập nhật thường xuyên thời khóa biểu
thay đổi theo yêu cầu chung của Nhà trường.
-Việc dạy và tổ chức cho học sinh hoạt động học tập trong và ngoài giờ là
vấn đề quan trọng, đòi hỏi giáo viên phải lên kế hoạch thực hiện rành mạch,
cụ thể theo tuần, tháng, ngày; luôn có sự thay đổi gây hứng thú cho các em.
-Bên cạnh đó, cần theo dõi học sinh vi phạm. Ghi rõ:
+ Họ và tên học sinh vi phạm.
+ Lỗi học sinh vi phạm, biện pháp xử lý.
+ Số lần vi phạm. Hiệu quả sau mỗi lần xử lý.
+ Mức độ vi phạm dẫn đến mức độ xử lý.
+ Cam kết giữa học sinh – phụ huynh học sinh – cô chủ nhiệm.
(Có ý kiến và chữ ký của phụ huynh học sinh).
- Kẻ thêm bảng danh sách học sinh ở phía sau sổ theo dõi hạnh kiểm hàng
tuần.
4. Tổ chức tiết sinh hoạt chủ nhiệm đầu năm
Giáo viên chủ nhiệm là cố vấn cho học sinh xây dựng lớp học thành đơn vị
tập thể gắn bó,
có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau, phát huy khả năng tự giác, tự quản của
học sinh theo đúng tinh thần đổi mới phương pháp giáo dục. Do đó, ngay tiết
sinh hoạt đầu năm giáo viên cần vạch ra, định hướng nhằm giúp các em thể
hiện tinh thần trách nhiệm mạnh dạn phê và tự phê giúp đỡ nhau cùng tiến
bộ.
=> Do đó, cần phải ổn định nề nếp tổ chức lớp ngay từ tiết sinh
hoạt này như sau:
Bầu ban cán sự – giao nhiệm vụ
- Lớp trưởng.
- Lớp phó học tập.
- Lớp phó lao động.
- Lớp phó văn thể mỹ.
Cán sự bộ môn: Toán – Tiếng Anh – Văn - Lý – Sinh – Sử – Địa – GDCD
– Thể dục
(nhằm theo dõi về tình hình học tập của từng giờ để báo cáo kịp
thời đến giáo viên chủ nhiệm).
- Thủ quĩ.
- Các tổ trưởng và tổ phó.
- Sắp xếp chỗ ngồi: Trước hết hãy để cho các em quyền tự chọn chỗ ngồi
theo
ý thích, sau đó điều chỉnh dần dần, phân bố học sinh nam – nữ; học sinh giỏi
– khá – trung bình – yếu rải đều ở các tổ. Tránh tình trạng xếp các em có
cùng khuyết điểm (cá biệt) ngồi cạnh nhau.
-Học tập nội qui trường:
Giáo viên chủ nhiệm cho học sinh ghi cẩn thận nội qui của trường
vào sổ tự rèn và đem về nhà cùng phụ huynh trao đổi để thực hiện tốt.
-Dựa trên nội qui trường, giáo viên chủ nhiệm cho cả lớp thảo luận lập thành
nội qui của lớp, từ đó lập thành bảng điểm thi đua cá nhân trong tuần. Yêu
cầu học sinh thực hiện việc tự đánh giá xếp loại bản thân mình theo các l
oại A+ (từ 100 điểm trở lên); A (90 điểm – 99 điểm), B (80
điểm – 89 điểm), C (70 điểm – 79 điểm), D (từ 69 điểm trở xuống).
-Phân công về trực nhật lớp
Yêu cầu học sinh giữ vệ sinh (trong, trước, sau lớp; kể cả chỗ ngồi và hộc
bàn của mình). Yêu cầu học sinh giám sát và nhắc nhở lẫn nhau trong việc
giữ gìn vệ sinh chung, nhằm giáo dục tính cộng đồng cho các em.
-Thông báo các khoản thu đầu năm của học sinh có biên lai thu nhận và thời
hạn nộp.
Nêu lên những trường hợp miễn, giảm để học sinh biết thêm chi tiết.
- Đề nghị với học sinh việc thu quĩ lớp.
Học sinh bàn bạc thảo luận và quyết định. Quĩ lớp phải do thủ quĩ giữ có sổ
ghi chép các khoản thu – chi – tồn rõ ràng và công bố tài chính
trước lớp hàng tuần.
- Điều mà giáo viên chủ nhiệm lưu ý với học sinh là mốc xét thi đua.
+ Học kỳ I: từ 15/09 đến 15/01.
Có thể định mức thời gian thi đua giữa hoặc cuối học kỳ
+ Học kỳ II: từ 20/01 đến 15/05.
cũng có thể sơ kết vào cuối tuần tùy điều kiện và nội dung.
-Phổ biến cho học sinh rõ về các mức độ và hình thức khen thưởng được
trích từ Qui chế 40/2006 của Bộ Trưởng Bộ giáo dục ký ngày 05/10/2006.
5. Tổ chức họp phụ huynh học sinh đầu năm
Với cơ chế thị trường hiện nay làm thay đổi bộ mặt của đất nước về kinh tế
cũng cókhông ít sự tác động tiêu cực làm sa sút về nhân cách đạo đức của
con người mà trong đó có cả học sinh chúng ta. Trước tình hình như vậy,
nhiều bậc phụ huynh rất quan tâm lo lắng cho con em mình. Đây cũng là nỗi
băn khoăn, trăn trở của mọi người Thầy từ các cấp trong nhà trường. Cho
nên việc tổ chức phiên họp phụ huynh học sinh đầu năm là vấn đề cần
thiết, đó là chìa khóa mở ra cánh cửa của mối liên hệ giữa Gia Đình
-Nhà trường và Xã hội nhằm giáo dục cho con em mình ngày càng tốt hơn.
Để buổi họp được thành công tốt đẹp, giáo viên chủ nhiệm cần tiến hành
mộtsố công việc sau:
-Viết thư mời vào sổ liên lạc và nhờ học sinh gởi về phụ huynh.
Yêu cầu các em nhắc nhở phụ huynh đi đầy đủ, đúng giờ và chỉ xét cho
những trường hợp vắng mặt có lý do chính đáng rồi liên hệ trực tiếp với
GVCN ngay ngày hôm sau tại trường hoặc liên lạc qua điện thoại.
-Tổ chức phiên họp: Trang trí phòng họp, ghi bảng chào mừng, chuẩn bị
phiếu góp ý.
Giáo viên chủ nhiệm cần nêu lên được một số nội dung sau:
+ Điểm danh:
Giáo viên chủ nhiệm thu lại sổ liên lạc hoặc thư mời từ phụ huynh.
+ Phổ biến bằng văn bản qui định về:
Nội qui trường.
Những thuận lợi và khó khăn của lớp.
Thông báo các khoản thu đầu năm.
+ Thông qua các bậc phụ huynh, giáo viên chủ nhiệm tìm hiểu và thu lượm
thêm một số thông tin về từng đối tượng học sinh về tính cách, sở thích, các
hoạt động ở nhà của các em nhằm có cách cư xử hợp lí đối với từng cá nhân.
Nếu được có thể thực hiện bảng điều tra cá nhân của học sinh.
Để có những kiến nghị thỏa đáng về tâm tư nguyện vọng của các bậc phụ
huynh và ngược lại những thông tin liên lạc cần thiết từ nhà trường gởi đến
phụ huynh.
Chúng ta cần đề cử 3 phụ huynh vào ban đại diện cha mẹ học sinh của nhà
trường. Thư kí ghi rõ họ tên – chức vụ của phụ huynh vào biên bản, kể cả
các ý kiến đóng góp.
6. Tổ chức tiết sinh hoạt chủ nhiệm hàng tuần
Giáo viên chủ nhiệm cần phải xác định rõ mục tiêu của tiết sinh hoạt nhằm
đề ra nội dung thực hiện thích hợp.
•Về phương tiện: Dựa trên nội dung mà nhà trường, Đội TN đề ra trong tiết
sinh hoạt dưới cờ.
• Dựa trên các báo cáo của từng tổ, lớp trưởng, lớp phó học tập, lớp phó văn
thể mỹ, lớp phó lao động
• Về tổ chức: Giáo viên chủ nhiệm thống nhất yêu cầu về nội dung, hình
thức hoạt động với đội ngũ cán bộ lớp và gợi thêm vài vấn đề để các em hoạt
động.
+ Tổng kết những ưu, khuyết điểm tuần qua.
+ Hướng khắc phục những mặt yếu; phát huy những mặt mạnh đã đạt được.
+ Đề ra kế hoạch cho tuần sau.
8. Phối hợp với giáo viên bộ môn
9. Phối hợp cùng Ban giám hiệu nhà trường