Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Những nhận định khái quát những biện pháp khắc phục khó khăn những định hướng cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.21 KB, 4 trang )

Những nhận định khái quát những biện pháp khắc phục khó khăn những
định hướng cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam.
I. Giải pháp nhằm thúc đẩy thị trường xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam .
Mặc dù còn tồn tại nhiều khó khăn lớn song xuất khẩu vẫn được coi là chủ
lực đối với nhiều doanh nghiệp Việt Nam.Họ tin tưởng rằng với sức mạnh cả về
kinh tế và chính trị tình hình thế giới sẽ được cải thiện sáng sủa hơn trong một thời
gian không xa.Khi đó cơ hội kinh doanh mở ra là rất lớn và dĩ nhiên là lợi nhuận
dự kiến thu được cũng không phải là nhỏ.Nhưng vấn đề đặt ra là làm thế nào để
thâm nhập vào thị trường một cách có hiệu quả để tránh được rủi ro và gây được
uy tín ngay từ những ngày đầu là câu hỏi mà trả lời nó không phải dễ dàng ,liên
quan đến cả hai phía :nhà nước và doanh nghiệp.
1.Về phía nhà nước .
1.1.Về quy chế xuất nhập khẩu .
Tiếp tục mở rộng hơn nữa quyền kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh
nghiệp.Theo cơ chế mới thì tất cả các thương nhân đã đăng kí hoạt động phải mua
bán hàng hoá trong giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh sẽ được phép nhập khẩu
mọi loại hàng hoá trừ những mặt hàng mà nhà nước cấm xuất khẩu nhập khẩu và
kinh doanh .
1.2.Về công tác thị trường ngoài nước.
Tạo khung pháp lý thuận lợi cho hàng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường nước
ngoài ,tăng cường các biện pháp thâm nhập thị trường cho hàng xuất khẩu.
Khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng ở nước ngoài mạng lưới
đại lý, phân phối hàng ,trung tâm trưng bày sản phẩm .
Nhà nước hỗ trợ tạo đIều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp cố gắng đẩy mạnh
các hoạt động xúc tiến thương mại xây dựng một vài trung tâm thương mại, quảng
cáo, tham gia triển lãm, hội trợ đối với từng mặt hàng,từng thị trường.
Hỗ trợ các doanh nghiệp đẩy mạnh các hoạt động xác tiến thương mại.
Hỗ trợ tạo đIều kiện cho các doanh nghiệp ra nước ngoài để thâm nhập thị
trường phát triển kinh doanh xuất khẩu .
Phối hợp và hỗ trợ các nghành địa phương và doanh nghiệp xây dựng chiến
lược maketing cho từng nghành hàng, mặt hàng quan trọng và tham gia các hội trợ,


triển lãm và các hoạt động xúc tiến thương mại ở nước ngoài.
Khuyến khích tạo điều kiện và tăng cường quan hệ với các cơ quan chức
năng, báo chí đối ngoại và các doanh nghiệp .
Tổ chức tốt viêc thu thập ,sử lý và cung cấp thông tin thương mạI cho các
doanh nghiệp. Cung cấp định kì hàng năm ,hàng quý các ấn phẩm về thị trường
hàng hoá thế giới cho các doanh nghiệp .
Sớm xây dựng và ban hành cơ chế về công tác thị trường ngoài nước,trong đó
xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan nhà nước có liên quan ở TW cũng như địa
phương và trách nhiệm của các doanh nghiệp. Đồng thời nhà nước cần có chính
sách cụ thể bảo đảm đIều kiện vật chất và tài chính để thực hiện trách nhiệm được
giao trong công tác thị trường ngoài nước.
1.3.Sự hỗ trợ của chính phủ và các chính sách thuế ,tín dụng liên quan đến hoạt
động xuất nhập khẩu .
Đề nghị chính phủ hỗ trợ trong việc đầu tư chế biến hàng xuất khẩu, đầu
tư xây dựng cơ sở vật chất,hạ tầng và công tác thị trường ngoài nước công tác
xúc tiến thương mại trong hoạt động xuất khẩu.
2.Về phía doanh nghiệp.
Cùng với sự cố gắng của nhà nước doanh nghiệp Việt Nam phải nhanh chóng khắc
phục tư tưởng ỷ lại và ngay từ lúc này phải tìm mọi biện pháp nâng cao chất lượng
sản phẩm,mẫu mã ,giảm giá thành ,nâng cao năng suất và hiệu quả sản xuất,đIều
chỉnh cơ cấu sản xuất và cơ cấu mặt hàng,xây dựng chiến lược phát triển thương
hiệu của sản phẩm ,xây dựng thêm nguồn hàng và chân hàng để đảm bảo cung cấp
ổn dịnh cho thị trường ,chú trọng đẩy mạnh công tác maketing ,dịch vụ ,giữ uy tín
cho doanh nghiệp và cho sản phẩm Việt Nam…toàn bộ những việc làm đó nếu
được thực hiện tốt sẽ giúp nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam trên
thị trường quốc tế và ngay trên thị trường Việt Nam .
Phải bằng mọi cách tìm hiểu thị trường, khai thác mọi thông tin có liên quan
đến thị trường từ các nguồn như tổ chức xúc tiến thương mại, tham tán thương mại
,mạng internet,các thương gia,nhà doanh nghiệp nước ngoài đến làm ăn ở Việt
Nam.

Các doanh nghiệp nên theo dõi,tạo cơ hội cho người của mình đi tham dự
các cuộc hội thảo về quan hệ thương mại song phương, ở đó có nhiều các chuyên
gia kinh tế đến từ các quốc gia có nền kinh tế phát triển nói chuyện về cách thức
tiếp cận thị trường,về những đặc tính của người tiêu dùng ở những nơi mà doanh
nghiệp Việt Nam đang quan tâm cần chú ý khi đàm phán thương lượng và đặc biệt
là những bước đi cụ thể khi thâm nhập vào thị trường.
Cao hơn nữa nếu có điều kiện các doanh nghiệp doanh nghiệp Việt Nam có
thể tổ chức các đoàn khảo sát đi tìm thị trường .
Các doanh nghiệp Việt Nam cần phải có địa chỉ email ,Website để giới thiệu
về doanh nghiệp của mình cũng như những mặt hàng mà doanh nghiệp sẽ xuất vào
nước đó.
Học tập kinh nghiệm của các nước có nền kinh tế phát triển .Song song với
việc tiếp cận thị trường các doanh nghiệp phải chú trọng nâng cao năng lực hoạt
động của mình để tạo ra những sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của thị trường.Sản
phẩm với chất lượng tốt, giá cả hợp lý,mẫu mã phong phú là cơ sở để doanh nghiệp
trụ lại được trên thị trường .
Để vào được thị trường lớn mạnh về tiêu thụ các doanh nghiệp không ngừng
phải nắm rõ về nhu cầu thị trường ,thị hiếu người tiêu dùng và đảm bảo sản phẩm
có sức cạnh tranh về chất lượng cũng như giá cả mà còn phải thông thạo về hệ
thống hạn nghạch và luật pháp về thương mại.
Để xuất khẩu thành công ,trước khi xuất khẩu hàng sang nước khác, các
doanh nghiệp cần phải hiểu biết kĩ về:
-Các quy định áp dụng cho từng giai đoạn xuất khẩu .
-Sản phẩm phù hợp .
-Thị trường.
-Chi phí.
-Vốn lưu động tương xứng.
-Cơ cấu giá bán .
-Lợi thế cạnh tranh.
II. Kết luận

Xuất khẩu quả là có một vai trò hết sức quan trọng đối với việc phát triển kinh tế
của nước ta,nó đóng góp một phần không nhỏ trong ngân sách của Chính phủ hàng
năm .Do vậy muốn cho nền kinh tế nước ta phát triển thì trước hết là phải đầu tư
vào xuất khẩu để nâng cao khả năng xuất khẩu của các mặt hàng mà nước ta có thế
mạnh như:cà phê,gạo. Mặt khác cũng đưa ra một chiến lược xuất khẩu hướng vào
những nghành hàng công nghệ cao, sản phẩm có giá trị ,hiệu quả kinh tế lớn.Thực
tế cho thấy nước ta vẫn gặp rất nhiều khó khăn trong việc xuất khẩu các mặt
hàng .Do đó nhà nứơc cần phải đưa ra các chính sách nhằm thúc đẩy xuất khẩu
phát triển ngày một giàu mạnh hơn . Đưa nước ta trở thành nước công nghiệp hoá-
hiện đại hoá phát triển toàn diện về mọi mặt .

×