Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

THIẾT KẾ BẢNG TRỌNG SỐ VÀ ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT MÔN HOÁ HỌC LỚP 12 (Chương trình chuẩn)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (259.22 KB, 19 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
-----------------------

Tiểu luận Môn Cơ sở khoa học thiết kế các loại hình kiểm tra đánh
giá kết quả học tập

ĐỀ TÀI

THIẾT KẾ BẢNG TRỌNG SỐ VÀ ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP
THPT MƠN HỐ HỌC LỚP 12 (Chương trình chuẩn)

Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Phương Nga
Học viên: Trịnh Nguyễn Thi Bằng
Chuyên ngành: Đo lường & đánh giá trong GD
Khoá: 2009 – 2012
MSHV: 00369009002

Tp Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2011


Tiểu luận môn Cơ sở khoa học thiết kế các loại hình kiểm tra đánh giá KQ học tập

MỤC LỤC
Chương 1: Tổng quan
1.1 Đặt vấn đề. ............................................................................................ 3
1.2 Phạm vi của đề tài. ............................................................................... 3
1.3 Phương pháp nghiên cứu. .................................................................... 3
Chương 2: Cơ sở lý thuyết ...................................................................................... 4
2.1 Khái niệm kiểm tra, đánh giá................................................................ 4
2.2 Chức năng của kiểm tra đánh giá ........................................................ 4


2.3 Vị trí của kiểm tra đánh giá trong quá trình dạy học ........................... 4
2.4 Các cấp độ tư duy ................................................................................ 5
2.5 Cấu trúc bảng trọng số.......................................................................... 6
2.6 Các khâu cơ bản thiết kế bảng trọng số ............................................... 7
2.7 Chú ý khi quyết định tỷ lệ % điểm và tính tổng số điểm .................... 7
2.8 Các yêu cầu đối với câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn ............................ 7
Chương 3: Nội dung và kết quả nghiên cứu
1) Tên đề thi ............................................................................................ 9
2) Mục đích thi ........................................................................................ 9
3) Khối lượng kiến thức, kĩ năng cần đo ................................................ 9
4) Đối tượng dự thi ................................................................................. 9
5) Loại hình thi ....................................................................................... 9
6) Mục đích sử dụng kết quả thi ............................................................. 9
7) Thời gian thi ....................................................................................... 9
8) Cơ sở vật chất cần có để tổ chức kì thi ............................................... 10
Kết luận .................................................................................................................. 18
Tài liệu tham khảo ................................................................................................. 19

Trịnh Nguyễn Thi Bằng-ĐLĐG09-HCM

2


Tiểu luận môn Cơ sở khoa học thiết kế các loại hình kiểm tra đánh giá KQ học tập

Chương 1: TỔNG QUAN
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ.
Từ khi con người xuất hiện trên trái đất này từ thuở khai sơ đến tận ngày nay thì
nhu cầu học hỏi để tích luỹ tri thức, kinh nghiệm luôn là một nhu cầu bức thiết. Bởi
muốn tồn tại và phát triển thì con người cần phải có hiểu biết, có kinh nghiệm. Nhưng

sau một quá trình học hỏi nào đó thì làm sao biết được mình đã tích luỹ được già, cịn
thiếu xót gì? Và việc kiểm tra đánh giá ra đời từ đây và luôn song hành với giáo dục,
hỗ trợ cho giáo dục. Ngày nay, giáo dục thế giới nói chung, giáo dục Việt Nam nói
riêng đã từng bước đổi mới kéo theo việc kiểm tra đánh giá cũng phải đổi mới. Kiểm
tra, đánh giá phải theo những qui trình nhất định thì mới có thể mang lại kết quả tốt
nhất. Chính vì vậy với đề tài ”Thiết kế bảng trọng số và đề thi thử tốt nghiệp THPT
mơn Hố học lớp 12 (chương trình chuẩn)”, tơi muốn ứng dụng những lý thuyết về
thiết kế các loại hình kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS vào thực tế để tạo ra đề
thi có chất lượng.
1.2 PHẠM VI CỦA ĐỀ TÀI.
Đề tài ”Thiết kế bảng trọng số và đề thi thử tốt nghiệp THPT mơn Hố học
lớp 12 (chương trình chuẩn)” chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu các tài liệu có thiết quan
để thiết kế bảng trọng số và thiết kế một đề thi hoàn chỉnh dùng để kiểm tra kiến thức
mơn Hố học lớp 12 một cách tồn diện trước khi HS thật sự tham gia vào kì thi TN
THPT.
1.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Nghiên cứu tài liệu và nghiên cứu thực tiễn.

Trịnh Nguyễn Thi Bằng-ĐLĐG09-HCM

3


Tiểu luận môn Cơ sở khoa học thiết kế các loại hình kiểm tra đánh giá KQ học tập

Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Khái niệm kiểm tra có thể hiểu là việc thu thập những dữ liệu, thông tin về
một lĩnh vực nào đó là cơ sở cho việc đánh giá. Nói cách khác thì kiểm tra là xem xét
tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét.
Khái niệm đánh giá có thể hiểu là căn cứ vào các kiến thức, số liệu, biểu đồ, các dữ

liệu, các thông tin để ước lượng năng lực hoặc phẩm chất để nhận định, phán đốn và đề
xuất quyết định. Nói ngắn gọn thì đánh giá là nhận định giá trị.
2.2. Chức năng của kiểm tra:
Ba chức năng này liên kết thống nhất với nhau.
a) Đánh giá kết quả học tập của HS là quá trình xác
định trình độ đạt tới những chỉ tiêu của mục đích dạy
học, xác định xem khi kết thúc một giai đoạn (một bài,
một chương, một học kỳ, một năm...) của q trình dạy
học đã hồn thiện đến một mức độ và kiến thức về kỹ
năng...
b) Phát hiện lệch lạc (theo lý thuyết thông tin) phát hiện ra những mặt đã đạt được
và chưa đạt được mà mơn học đề ra đối với HS, qua đó tìm ra những khó khăn và trở
ngại trong q trình học tập của HS... Xác định được những nguyên nhân lệch lạc về
phía người dạy cũng như người học để đề ra phương án giải quyết.
c) Điều chỉnh qua kiểm tra (theo lý thuyết điều kiện) GV điều chỉnh kế hoạch dạy
học (nội dung và phương pháp sao cho thích hợp để loại trừ những lệch lạc, tháo gỡ
những khó khăn trở ngại, thúc đẩy quá trình học tập của HS).
2.3 Vị trí của kiểm tra, đánh giá trong q trình dạy học.
Đầu tiên dựa vào mục tiêu của dạy học, GV đánh giá trình độ xuất phát của học
sinh (kiểm tra đầu vào) trên cơ sở đó mà có kế hoạch dạy học: Kiến thức bộ môn rèn
kỹ năng bộ môn để phát triển tư duy bộ môn. Kiến thức khoá học lại kiểm tra đánh giá
(đánh giá đầu ra) để phát hiện trình độ HS, điều chỉnh mục tiêu và đưa ra chế độ dạy
học tiếp theo.

Trịnh Nguyễn Thi Bằng-ĐLĐG09-HCM

4


Tiểu luận môn Cơ sở khoa học thiết kế các loại hình kiểm tra đánh giá KQ học tập


Bản chất của khái niệm kiểm tra thuộc phạm trù phương pháp, nó giữ vai trị liên
hệ nghịch trong hệ điều hành q trình dạy học, nó cho biết những thơng tin về kết quả
vận hành, nó phần quan trọng quyết định cho sự điều khiển tối ưu của hệ (cả GV và
HS).
Kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học là hết sức phức tạp luôn luôn chứa
đựng những nguy cơ sai lầm, khơng chính xác. Do đó người ta thường nói: "Kiểm tra đánh giá" hoặc "đánh giá thơng qua kiểm tra" để chứng tỏ mối quan hệ tương hỗ và
thúc đẩy lẫn nhau giữa hai công việc này.
2.4 Các cấp độ tư duy (mơn Hố học)
a) Nhận biết
- Nhận biết có thể được hiểu là học sinh nêu hoặc nhận ra các khái niệm, nội
dung,vấn đề đã học khi được yêu cầu.
- Các hoạt động tương ứng với cấp độ nhận biết là: nhận dạng, chỉ ra…
- Các động từ tương ứng với cấp độ nhận biết có thể là: xác định, liệt kê, đối chiếu
hoặc gọi tên, giới thiệu, chỉ ra,…
b) Thông hiểu
- Học sinh hiểu các khái niệm cơ bản, có khả năng diễn đạt được kiến thức đã học

Trịnh Nguyễn Thi Bằng-ĐLĐG09-HCM

5


Tiểu luận môn Cơ sở khoa học thiết kế các loại hình kiểm tra đánh giá KQ học tập

theo ý hiểu của mình và có thể sử dụng khi câu hỏi được đặt ra tương tự hoặc gần với
các ví dụ học sinh đã được học trên lớp.
- Các hoạt động tương ứng với cấp độ thông hiểu là: diễn giải, kể lại, viết lại, lấy được
ví dụ theo cách hiểu của mình…
- Các động từ tương ứng với cấp độ thơng hiểu có thể là: tóm tắt, giải thích, mơ

tả, so sánh (đơn giản), phân biệt, trình bày lại, viết lại, minh họa, hình dung, chứng tỏ,
chuyển đổi…
c) Vận dụng
- Các hoạt động tương ứng với vận dụng ở cấp độ thấp là: xây dựng mơ hình,
phỏng vấn, trình bày, tiến hành thí nghiệm, xây dựng các phân loại, áp dụng quy tắc
(định lí, định luật, mệnh đề…), sắm vai và đảo vai trò, …
- Các động từ tương ứng với vận dụng ở cấp độ thấp có thể là: thực hiện, giải
quyết, minh họa, tính tốn, diễn dịch, bày tỏ, áp dụng, phân loại, sửa đổi, đưa vào thực
tế, chứng minh, ước tính, vận hành…
- HS có thể sử dụng các tính chất hố học để phân biệt được ancol, anđehit,
axit...bằng phản ứng hoá học;
- HS giải quyết được các bài tập tổng hợp bao gồm kiến thức của một số loại hợp
chất hữu cơ hoặc một số loại chất vô cơ đã học kèm theo kĩ năng viết phương trình hố
học và tính tốn định lượng.
- Học sinh có khả năng sử dụng các khái niệm cơ bản để giải quyết một vấn đề
mới hoặc không quen thuộc chưa từng được học hoặc trải nghiệm trước đây, nhưng có
thể giải quyết bằng các kỹ năng và kiến thức đã được dạy ở mức độ tương đương. Các
vấn đề này tương tự như các tình huống thực tế học sinh sẽ gặp ngồi mơi trường lớp
học.
2.5 Cấu trúc bảng trọng số:
- Lập một bảng có hai chiều, một chiều là nội dung hay mạch kiến thức chính cần
đánh giá, một chiều là các cấp độ nhận thức của học sinh theo các cấp độ: nhận biết, thông
hiểu và vận dụng (gồm có vận dụng và vận dụng ở mức cao hơn).
- Trong mỗi ô là chuẩn kiến thức kĩ năng chương trình cần đánh giá, tỉ lệ % số
điểm, số lượng câu hỏi và tổng số điểm của các câu hỏi.
Trịnh Nguyễn Thi Bằng-ĐLĐG09-HCM

6



Tiểu luận môn Cơ sở khoa học thiết kế các loại hình kiểm tra đánh giá KQ học tập

- Số lượng câu hỏi của từng ô phụ thuộc vào mức độ quan trọng của mỗi chuẩn
cần đánh giá, lượng thời gian làm bài kiểm tra và trọng số điểm quy định cho từng
mạch kiến thức, từng cấp độ nhận thức.
2.6 Các khâu cơ bản thiết kế bảng trọng số:
B1. Liệt kê tên các chủ đề (nội dung, chương...) cần kiểm tra;
B2. Viết các chuẩn cần đánh giá đối với mỗi cấp độ tư duy;
B3. Quyết định phân phối tỉ lệ % điểm cho mỗi chủ đề (nội dung, chương...);
B4. Tính số điểm cho mỗi chủ đề (nội dung, chương...) tương ứng với tỉ lệ %;
B5. Quyết định số câu hỏi cho mỗi chuẩn tương ứng và điểm tương ứng;
B6. Tính tổng số điểm và tổng số câu hỏi cho mỗi cột và kiểm tra tỉ lệ % tổng số
điểm phân phối cho mỗi cột;
B7. Đánh giá lại ma trận và chỉnh sửa nếu thấy cần thiết.
2.7 Chú ý khi quyết định tỷ lệ % điểm và tính tổng số điểm:
- Căn cứ vào mục đích của đề kiểm tra, căn cứ vào mức độ quan trọng của mỗi
chủ đề (nội dung, chương...) trong chương trình và thời lượng quy định trong phân
phối chương trình để phân phối tỉ lệ % điểm cho từng chủ đề;
- Căn cứ vào mục đích của đề kiểm tra để quyết định số câu hỏi cho mỗi chuẩn
cần đánh giá, ở mỗi chủ đề, theo hàng. Giữa ba cấp độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng
theo thứ tự nên theo tỉ lệ phù hợp với chủ đề, nội dung và trình độ, năng lực của học
sinh;
- Căn cứ vào số điểm đã xác định ở B4 để quyết định số điểm và số câu hỏi tương
ứng (trong đó mỗi câu hỏi dạng TNKQ nên có số điểm bằng nhau);
- Nếu đề kiểm tra kết hợp cả hai hình thức TNKQ và TNTL thì cần xác định tỉ lệ
% tổng số điểm của mỗi hình thức, có thể thiết kế một ma trận chung hoặc thiết kế
riêng 02 ma trận;
- Nếu tổng số điểm khác 10 thì cần quy đổi về điểm 10 theo tỷ lệ %.
2.8 Các yêu cầu đối với câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn;
1) Câu hỏi phải đánh giá những nội dung quan trọng của chương trình;


Trịnh Nguyễn Thi Bằng-ĐLĐG09-HCM

7


Tiểu luận môn Cơ sở khoa học thiết kế các loại hình kiểm tra đánh giá KQ học tập

2) Câu hỏi phải phù hợp với các tiêu chí ra đề kiểm tra về mặt trình bày và số
điểm tương ứng;
3) Câu dẫn phải đặt ra câu hỏi trực tiếp hoặc một vấn đề cụ thể;
4) Khơng trích dẫn ngun văn những câu có sẵn trong sách giáo khoa;
5) Từ ngữ, cấu trúc của câu hỏi phải rõ ràng và dễ hiểu đối với mọi HS;
6) Mỗi phương án nhiễu phải hợp lý đối với những HS không nắm vững kiến
thức;
7) Mỗi phương án sai nên xây dựng dựa trên các lỗi hay nhận thức sai lệch của
HS;
8) Đáp án đúng của câu hỏi này phải độc lập với đáp án đúng của các câu hỏi
khác trong bài kiểm tra;
9) Phần lựa chọn phải thống nhất và phù hợp với nội dung của câu dẫn;
10) Mỗi câu hỏi chỉ có một đáp án đúng, chính xác nhất;
11) Khơng đưa ra phương án “Tất cả các đáp án trên đều đúng” hoặc “khơng có
phương án nào đúng”.

Trịnh Nguyễn Thi Bằng-ĐLĐG09-HCM

8


Tiểu luận môn Cơ sở khoa học thiết kế các loại hình kiểm tra đánh giá KQ học tập


Chương 3: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1) Tên đề thi: Đề thi thử TN THPT năm học 2010-2011 mơn Hố học
(chương trình chuẩn).
2) Mục đích thi: Biết được mức độ kiến thức, kĩ năng mà HS đã đạt được
sau quá trình học, ơn tập và chuẩn bị tâm lý cho học sinh trước kì thi TN THPT
chính thức.
3) Khối lượng kiến thức, kĩ năng cần đo:
o Kiến thức: Kiến thức cơ bản của các chương trong chương trình hố
học lớp 12 (chương trình chuẩn): Trạng thái thiên nhiên, CTPT,
CTCT, tính chất vật lí, tính chất hố học, ứng dụng và điều chế các
chất.
Chương 1: Este-Lipit
Chương 2: Cacbohidrat
Chương 3: Amin-Amino axit-Protein
Chương 4: Polime-Vật liệu polime
Chương 5: Đại cương về kim loại
Chương 6: Kim loại kiềm – Kim loại kiềm thổ - Nhôm
Chương 7: Sắt và một số kim loại quan trọng
Chương 8: Hóa học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội và mơi
trường
o Kĩ năng:
Phân biệt các chất.
Tính tốn các đại lượng: m, n, M, CM, C%, V…
Giải quyết các vấn đề thực tế, sản xuất.
4) Đối tượng dự thi: Học sinh hồn thành chương trình hố học lớp 12
(chương trình chuẩn).
5) Loại hình thi: Trắc nghiệm khách quan.
6) Mục đích sử dụng kết quả thi:
Nắm được mức độ kiến thức, kĩ năng mà HS đạt được.

Xác định những chỗ hỏng kiến thức ở từng chương, từng nội dung
kiến thức để bổ sung.
Điều chỉnh phương pháp, cân đối thời lượng ơn tập trong khoảng
thời gian cịn lại.
7) Thời gian thi: 60 phút (Không kể thời gian phát đề).
Trịnh Nguyễn Thi Bằng-ĐLĐG09-HCM

9


Tiểu luận môn Cơ sở khoa học thiết kế các loại hình kiểm tra đánh giá KQ học tập

8) Cơ sở vật chất cần có để tổ chức kì thi:
Mỗi phịng thi:
• 24 chỗ ngồi.
• Thống mát, đầy đủ ánh sáng…
Thí sinh: bút mực, bút chì, máy tính, tẩy.

Trịnh Nguyễn Thi Bằng-ĐLĐG09-HCM

10


Tiểu luận môn Cơ sở khoa học thiết kế các loại hình kiểm tra đánh giá KQ học tập

9)

BẢNG TRỌNG SỐ:

TT


1

2

3

4

5

6

7

8

Mức độ nhận thức

Nội dung

Biết

Este-Lipit (4 tiết)
+ Este (Nhận dạng được h/c este)
+ Lipit (phân biệt các loại chất béo)
+ Xà phịng và chất giặt rửa tổng hợp (tính lượng nguyên
liệu cần thiết để SX xà phòng)
Cacbohidrat (6 tiết)
+ Glucozơ (giải thích cấu trúc phân tử)

+ Saccarozơ – Tinh bột – Xenlulozơ (CTPT; Nhận biết các
chất; tính khối lượng sản phẩm thu được sau quá trình SX)
Amin-Amino axit-Protein (6 tiết)
+ Amin (Nhận diện bậc amin; so sánh tính bazơ của amin)
+ Amino axit (Tìm CTPT của amino axit)
+ Peptit – Protein (Biết khái niệm peptit, protein)
Polime-Vật liệu polime (6 tiết)
+ Đại cương về polime (Biết tên polime; bản chất LK trong
polime)
+ Vật liệu polime (biết các loại vật liệu; tính số mắc xích
trong polime)
Đại cương về kim loại (13 tiết)
+ Vị trí của kim loại trong bảng tuần hồn và cấu tạo của
kim loại (Biết vị trí KL, dựa vào CT giải thích tính chất)
+ Tính chất và dãy điện hoá của kim loại (biết k/n cặp oxi
hoá khử, nguyên tắc sắp xếp trong dãy điện hoá)
+ Hợp kim (k/n hợp kim)
+ Sự ăn mòn kim loại (khái niệm ăn mòn; hiểu bản chất ăn
mòn)
+ Điều chế kim loại (biết các p/p điều chế; tính theo
phương trình điều chế)
Kim loại kiềm – Kim loại kiềm thổ - Nhôm (10 tiết)
+ Kim loại kiềm và hợp chất (biết trạng thái TN, giải thích
tính khử KL kiềm, tính theo phương trình đpnc)
+ Kim loại kiềm thổ và hợp chất (bài toán CO2)
+ Nhơm và hợp chất (biết t/c nhơm; chứng minh tính lưỡng
tính; sử dụng hợp lí đồ nhơm trong thực tế)
Sắt và một số kim loại quan trọng (11 tiết)
+ Sắt (trạng thái TN)
+ Hợp chất của sắt (các loại hợp chất sắt)

+ Hợp kim sắt (bản chất của các hợp kim khi tham gia phản
ứng)
+ Crom và hợp chất (số oxi hoá của crom trong các hợp
chất)
+ Đồng và hợp chất (tính theo phương tình phản ứng)
+ Sơ lược và Ni, Zn, Sn, Pb (tính chất vật lí, hố học điển
hình)

Hóa học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội và môi
trường

Hiểu

Vận
dụng

1
1

Tổng
số
câu

Ghi chú

3

Câu 1
Câu 2


1
1
1

1

1

1

Câu 3

1

1

Câu 5, 6, 7

4

1
1

1

1

4
1


1

9

1
1

1

1

1
1

Câu 20

Câu 23, 24

1
1

1

Câu 18, 19

Câu 21, 22

1

1


Câu 12, 13

Câu 16, 17

2

1

Câu 8, 9
Câu 10
Câu 11

Câu 14, 15

1

1

Câu 4

4

7

1

Câu 32
Câu 33, 34


1
1

Câu 25, 26,
27
Câu 28
Câu 29, 30,
31

Câu 35

7

1

Câu 36

1

Câu 37

1

Câu 38

2

Câu 39, 40

(3 tiết)

Trịnh Nguyễn Thi Bằng-ĐLĐG09-HCM

11


Tiểu luận môn Cơ sở khoa học thiết kế các loại hình kiểm tra đánh giá KQ học tập
(vai trị của hố học trong các lĩnh vực; chất gây ơ nhiễm)
TỔNG SỐ CÂU

20
50%

10
25%

10
25%

Thời gian (dự kiến)

20’

15’

25’

40
100
%
60’


- Mỗi câu trả lời đúng thí sinh được 0.25 điểm
Điểm tồn bài= Tổng số câu trả lời đúng x 0.25
- Điểm từng mức độ nhận thức:
+ Biết
20 câu x 0.25 điểm = 05 điểm
+ Hiểu
10 câu x 0.25 = 2.5 điểm
+ Vận dụng
10 câu x 0.25 = 2.5 điểm

10)

ĐỀ THI:

SỞ GD & ĐT TP CẦN THƠ
Trường THPT Nguyễn Việt Dũng

ĐỀ THI THỬ TN THPT NĂM HỌC 2010-2011
Mơn: Hố học lớp 12 (chương trình chuẩn)
Thời gian làm bài: 60 phút;
(40 câu trắc nghiệm)
Mã đề thi 001

Họ, tên thí sinh:..................................................................... Số báo danh: .............................

Câu 1: Hợp chất nào sau đây là este?
A. CH3CHO

B. HCOOCH3


C. HCOOH

D. CH3CH2OH

C. Tristearin

D. Triglixerit

Câu 2: Hợp chất nào sau đây là chất béo no?
A. Triolein

B. Trilinolein

Câu 3: Xà phịng hố hồn tồn 17,24 gam chất béo cần vừa đủ 0,06 mol NaOH. Cô
cạn dung dịch sau phản ứng thu được khối lượng xà phòng là
A. 17,80 gam

B. 18,24 gam

C. 16,68 gam

D. 18,38 gam

Câu 4: Dữ kiện nào sau đây chứng minh phân tử glucozơ có 5 nhóm OH ?
A. Tác dụng được với dung dịch AgNO3/NH3
B. Tác dụng với Cu(OH)2 cho dung dịch màu xanh lam.
C. Tạo este có 5 gốc axit CH3COO.
D. Khử hồn tồn glucozơ thu được hexan.
Câu 5: Cơng thức nào sau đây là của phân tử xenlulozơ?


Trịnh Nguyễn Thi Bằng-ĐLĐG09-HCM

12


Tiểu luận môn Cơ sở khoa học thiết kế các loại hình kiểm tra đánh giá KQ học tập

A. C6H12O6

B. C12H22O11

C. (C6H10O5)n

D. [C6H7O2(OH)3]n

Câu 6: Hãy chọn thuốc thử phù hợp đề nhận biết các chất sau: andehit axetic, glucozơ,
glixerol, ancol etylic. Biết rằng có đầy đủ thiết bị và điều kiện để tiến hành thí nghiệm.
A. Na

B. Cu(OH)2

C. CuO

D. AgNO3/NH3

Câu 7: Cho m gam glucozơ phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong
NH3 (đun nóng), thu được 21,6 gam Ag. Giá trị của m là
A. 36,0.


B. 16,2.

C. 9,0.

D. 18,0.

C. (CH3)2NH

D. (CH3)3N

Câu 8: Phân tử nào sau đây là amin bậc 1?
A. NH3

B. CH3NH2

Câu 9: Dãy gồm các hợp chất được sắp xếp theo thứ tự tăng dần lực bazơ là:
A. CH3NH2, C6H5NH2 (anilin), NH3.

B. C6H5NH2 (anilin), NH3, CH3NH2.

C. NH3, C6H5NH2 (anilin), CH3NH2.

D. C6H5NH2 (anilin), CH3NH2, NH3.

Câu 10: X là một α- aminoaxit chứa 1 nhóm –NH2. Cho 10,3g X tác dụng với axít
HCl dư thu được 13,95g muối khan. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A. H2NCH2COOH

B. H2NCH2CH2COOH


C. CH3CH2CH(NH2)COOH

D. CH3CH(NH2)COOH

Câu 11: Cho các nhận định sau, tìm nhận định khơng đúng.
A. Protein là những polipeptit cao phân tử có phân tử khối lớn.
B. Oligo peptit gồm các peptit có từ 2 đến 10 gốc α-amino axit.
C. PoliAmit là tên gọi chung của Oligopeptit và polipepit.
D. Polipeptit gồm các peptit có từ 11 đến 50 gốc α-amino axit.
Câu 12: Có thể điều chế PVC bằng phản ứng trùng hợp monome sau:
A. CH3CH2Cl;

B. CH2=CHCl;

C. CH2=CHCH2Cl

D. CH3CH=CH2;

Câu 13: Khẳng định nào sau đây là sai?
A. Đặc điểm của monome tham gia phản ứng trùng ngưng là phải có từ hai nhóm
chức trở lên.
B. Đặc điểm của monome tham gia phản ứng trùng hợp là phân tử monome phải có
liên kết bội.
C. Sản phẩm của phản ứng trùng hợp có tách ra các phân tử nhỏ.
Trịnh Nguyễn Thi Bằng-ĐLĐG09-HCM

13


Tiểu luận môn Cơ sở khoa học thiết kế các loại hình kiểm tra đánh giá KQ học tập


D. Sản phẩm của phản ứng trùng ngưng có tách ra các phân tử nhỏ.
Câu 14: Polime có cơng thức [(-CO-(CH2)4-CO-NH-(CH2)6-NH-]n thuộc loại nào?
A. Tơ capron

B. Cao su

C. Chất dẻo

D. Tơ nilon

Câu 15: Hệ số trùng hợp của PE có phân tử khối trung bình là 126.000 đvC là:
A. 4600

B. 4500

C. 4846

D. 5250

Câu 16: Phân nhóm nào sau đây trong bảng hệ thống tuần hồn khơng chứa ngun tố
kim loại ?
A. IA

B. IIA

C. IIIA

D. VIIIA


Câu 17: Nguyên nhân dẫn tới tính chất vật lý chung (dẫn điện, dẫn nhiệt, tính dẻo,
ánh kim....) của kim loại là
A. Trong kim loại có nhiều electron độc thân
B. Trong kim loại có các ion dương chuyển động tự do
C. Trong kim loại có các electron chuyển động tự do
D. Trong kim loại có nhiều ion dương và ion âm
Câu 18: Trong dãy hoạt động kim loại
A. các ion kim loại được sắp xếp theo chiều tăng dần của tính khử.
B. các nguyên tử kim loại được sắp xếp theo chiều tăng dần của bán kính.
C. các nguyên tử kim loại được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.
D. các ion kim loại được sắp xếp theo chiều tăng dần của tính oxi hoá.
Câu 19: Những cặp oxi hoá khử được sắp xếp theo chiều tính oxi hố tăng dần là:
A. Fe2+/ Fe; Fe3+/Fe2+; 2H+/ H2; Cu2+/Cu
B. Fe2+/ Fe; Cu2+/ Cu; 2H+/ H2; Fe3+/Fe2+.
C. Fe2+/ Fe; 2H+/ H2; Fe3+/Fe2+; Cu2+/Cu.
D. Fe2+/ Fe; 2H+/ H2 ; Cu2+/ Cu; Fe3+/Fe2+;
Câu 20: Hợp kim là
A. hỗn hợp của một kim loại cơ bản và kim loại hoặc phi kim khác.
B. hỗn hợp của kim loại và phi kim.
C. vật liệu kim loại chứa một kim loại cơ bản và kim loại hoặc phi kim khác.
D. hợp chất của một kim loại cơ bản và kim loại hoặc phi kim khác.
Trịnh Nguyễn Thi Bằng-ĐLĐG09-HCM

14


Tiểu luận môn Cơ sở khoa học thiết kế các loại hình kiểm tra đánh giá KQ học tập

Câu 21: Sự phá huỷ kim loại do kim loại phản ứng với hơi nước hoặc chất khí ở nhiệt
độ cao, gọi là

A. sự gỉ kim loại.

B. sự ăn mịn hố học.

C. sự ăn mịn điện hố.

D. sự lão hố của kim loại.

Câu 22: Có những cặp kim loại sau đây tiếp xúc với nhau, khi xảy ra sự ăn mịn điện
hố thì trong cặp nào sắt khơng bị ăn mịn
A. Fe –Zn

B. Fe –Sn

C. Fe –Cu

D. Fe –Pb

Câu 23: Phương pháp nhiệt luyện là phương pháp dùng chất khử như CO, C, NH3, H2,
Al để khử ion kim loại trong
A. oxit

B. bazơ

C. muối

D. hợp kim

Câu 24: Ngâm một đinh Fe trong 200ml dung dịch CuSO4. Sau khi phản ứng kết thúc,
lấy đinh Fe ra khỏi dung dịch rửa nhẹ, làm khô, nhận thấy khối lượng đinh sắt tăng

thêm 0,8 gam. Nồng độ mol/l của dung dịch CuSO4 đã dùng là (Cho Cu = 64, Fe = 56)
A. 1M.

B. 0,5M.

C. 1,5M.

D. 0,02M.

Câu 25: Kim loại được dùng để chế tạo tế bào quang điện là
A. Xesi

B. Natri

C. Kali

D. Liti

Câu 26: Khi chuyển từ Li đến Cs, tính khử tăng, vì lý do chủ yếu nào sau đây:
A. Vì điện tích hạt nhân tăng.

B. Vì bán kính ngun tử tăng.

C. Vì số electron trong ngun tử tăng.

D. Vì tính kim loại tăng

Câu 27: Khi điện phân 25,98 gam iotđua của một kim loại X nóng chảy, thì thu được
12,69 gam iot. Cho biết iotđua của kim loại nào đã bị điện phân?
A. KI


B. CaI2

C. NaI

D. CsI

Câu 28: Cho 8 lít hỗn hợp CO, CO2 ( 39,2%) (đtkc) qua dung dịch chứa 7,4 g
Ca(OH)2. Khối lượng chất không tan sau phản ứng là bao nhiêu?
A. 6 gam

B. 6,2 gam

C. 9 gam

D. 6,5 gam

Câu 29: Câu phát biểu nào sau đây khơng đúng về tính chất vật lý của nhôm:
A. Nhôm là kim loại nhẹ, màu trắng bạc và có nhiệt dộ nóng chảy khơng cao lắm.
B. Nhơm rất dẻo có thể dát thành lá nhôm rất mỏng.

Trịnh Nguyễn Thi Bằng-ĐLĐG09-HCM

15


Tiểu luận môn Cơ sở khoa học thiết kế các loại hình kiểm tra đánh giá KQ học tập

C. Nhơm có cấu tạo mạng lập phương tâm diện, mật độ electron tự do tương đối lớn
nên khả năng dẫn điện tốt.

D. Nhơm có khả năng dẫn nhiệt kém đồng nhưng dẫn điện tốt hơn bạc.
Câu 30: Không dùng những vật chứa làm bằng chất liệu nào sau đây để lưu trữ xà
phịng ?
A. Inox

B. Nhơm

C. Nhựa

D. Sành

Câu 31: Cho các chất sau: Al, Al2O3, AlCl3, Al(OH)3. Số chất thể hiện tính chất lưỡng
tính là:
A. 4

B. 3

C. 2

D. 1

Câu 32: Quặng sắt manhetit có thành phần chính là
A. FeS2

B. Fe3O4

C. Fe2O3

D. FeCO3


Câu 33: Chất phản ứng được với dung dịch NaOH tạo kết tủa màu nâu đỏ là:
A. FeCl2

B. FeCl3

C. MgCl2

D. CuSO4

Câu 34: Thổi một luồng khí CO đi qua ống sứ đựng m gam hỗn hợp Fe3O4 và CuO
nung nóng thu được 2,32 gam hỗn hợp rắn. Tồn bộ khí thốt ra cho hấp thụ hết vào
bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 5 gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 3,22g

B. 3,12 g

C. 4, 0 g

D. 4,2 g

Câu 35: Hoà tan 3,04 gam một hợp kim đồng- sắt trong dung dịch HNO3 lỗng thu
được 0,896 lít khí NO duy nhất (đktc) và dung dịch X. Thành phần phần trăm của các
kim loại Cu, Fe trong hợp kim trên là:
A. 63,16% và 36,84%

B. 36,84% và 63,16%

C. 61,36% và 38,64%

D. 66,13% và 33,87%


Câu 36: Các số oxi hoá đặc trưng của crom là
A. +2, +4, +6.

B. +2, +3, +6.

C. +1, +2, +4, +6.

D. +3, +4, +6.

Câu 37: Ngâm một đinh sắt vào 200 ml dung dịch CuSO4 1M, sau một thời gian thấy
khối lượng đinh sắt tăng 0,8 gam. Khối lượng đồng tạo ra là:
A. 6,9 gam

B. 6,4 gam

C. 9,6 gam

D. 8,4 g

Câu 38: Kim loại nào sau đây được sử dụng để chế tạo các ban cực acquy?
A. Ni

B. Zn

C. Sn

D. Pb

Trịnh Nguyễn Thi Bằng-ĐLĐG09-HCM


16


Tiểu luận môn Cơ sở khoa học thiết kế các loại hình kiểm tra đánh giá KQ học tập

Câu 39: Cách bảo quản thực phẩm (thịt, cá…) bằng cách nào sau đây được coi là an
toàn?
A. Dùng fomon, nước đá
B. Dùng phân đạm, nước đá
C. Dùng nước đá và nước đá khơ
D. Dùng nước đá khơ, fomon.
Câu 40: Phịng thí nghiệm bị ơ nhiễm bởi khí clo. Dùng chất nào sau đây có thể khử
được clo một cách tương đối an tồn ?
A. dung dịch NaOH lỗng.

B. khí NH3 hoặc dung dịch NH3.

C. khí H2S.

D. khí CO
-------------------------------------Hết-----------------------------------

ĐÁP ÁN
Câu

1

2


3

4

5

6

7

8

9

10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20

Đ/a

B

C

A

C

D

A


D

B

B

C

C

B

C

D

B

D

C

D

D

C

Câu 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40
Đ/a


B

A

A

B

A

B

D

A

D

B

C

B

B

B

A


B

B

D

C

Trịnh Nguyễn Thi Bằng-ĐLĐG09-HCM

B

17


Tiểu luận môn Cơ sở khoa học thiết kế các loại hình kiểm tra đánh giá KQ học tập

KẾT LUẬN
Việc áp dụng cơ sở lí thuyết vào thực tiễn trong công tác kiểm tra đánh giá kết quả
học tập mang lại rất nhiều thuận lợi :
+ Giáo viên xác định rõ: mục đích kiểm tra, khối lượng kiến thức kĩ năng cần
đo, xác định đối tượng đánh giá, loại hình thi...
+ Hạn chế tính chủ quan của người ra đề, giúp cho việc đánh giá chính xác và
đúng mục đích.
+ Trên cơ sở bảng trọng số giáo viên ra đề nhanh chóng, dễ dàng mà khơng làm
thiên lệch đề thi (quá khó hoặc quá dễ).
+ Căn cứ trên một bảng trọng số giáo viên có thể ra nhiều đề tương đương để
đánh giá mà tránh được hiện tượng copy nhưng vẫn đảm bảo việc đánh giá là chính
xác.

+ Giúp việc phản biện đề thi thuận lợi hơn, có cơ sở hơn. Nếu có bổ sung chỉnh
sửa thì cũng đảm bảo sự cân xứng của đề...
Từ những thuận trên tôi nhận thấy việc áp dụng cơ sở khoa học trong thiết kế các
loại hình kiểm tra đánh giá kết quả học tập là cần thiết, thiết thực. Điều này giúp cho
công tác kiểm tra đánh giá được thực đúng chức năng của mình và từng bước góp phần
nâng cao chất lượng giáo dục của nước nhà.

Trịnh Nguyễn Thi Bằng-ĐLĐG09-HCM

18


Tiểu luận môn Cơ sở khoa học thiết kế các loại hình kiểm tra đánh giá KQ học tập

TÀI LIỆU THAM KHẢO
01. William Wiersma, Stephen G.Jurs “Đo lường và đánh giá trong giáo dục”. Allyn and
Bacon.
02. Vũ Anh Tuấn, Nguyễn Hải Châu, Đặng Thị Oanh, Cao Thị Thặng "Hướng dẫn thực hiện
chuẩn kiến thức, kĩ năng mơn hố học lớp 12". NXB Giáo dục Việt Nam 2009.
03. Nguyễn Xuân Trường, Phạm Văn Hoan, Từ Vọng Nghi, Đỗ Đình Răng, Nguyễn Phú
Tuấn “Hoá học 12”. NXB Giáo dục 2008.
04. Vũ Anh Tuấn “Chuẩn bị kiến thức ôn thi TN THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng mơn
hố học”. NXB Giáo dục Việt Nam 2011.
05. Bộ GD & ĐT “Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lí và giáo viên về biên soạn đề kiểm tra,
xây dựng thư viện câu hỏi và bài tập mơn Hố học cấp THPT”. Hà Nội 2011.

Trịnh Nguyễn Thi Bằng-ĐLĐG09-HCM

19




×