Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

BÁO cáo về VIỆC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH, SÁCH GIÁO KHOA lớp 12 và đổi mới PHƯƠNG PHÁP dạy học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (48.82 KB, 3 trang )

BÁO CÁO VỀ VIỆC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH, SÁCH GIÁO KHOA LỚP
12 VÀ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
GV: Hoàng Thị Minh Huyền
Môn Tin học mới được chính thức đưa vào dạy học trong trường phổ thông, bởi
vậy ở môn Tin học chưa có nhiều kinh ngiệm về phương pháp giảng dạy Tin học.
Các nghiên cứu tổng kết về phương diện lí luận, về phương diện thực hành của các
phương pháp dạy học Tin học cũng còn hạn chế so với môn học khác. Tuy nhiên,
chủ trương Tin học hóa là một điều kiện thuận lợi cho việc giảng dạy môn học này
ở bậc học phổ thông.
Với mục tiêu chung dạy học môn Tin học ở bậc học phổ thông là: “Môn Tin học
nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức phổ thông về ngành khoa học Tin
học, hình thành và phát triển khả năng tư duy thuật toán, năng lực sử dụng các
thành tựu của ngành khoa học này trong học tập và trong các lĩnh vực hoạt động
của mình sau này”. Cùng với mục tiêu về kiến thức và về kĩ năng cụ thể của cấp
trung học phổ: “Trang bị cho học sinh một cách tương đối có hệ thống các khái
niệm cơ bản nhất ở mức phổ thông về tin học- một ngành khoa học với những đặc
thù riêng- các kiến thức về hệ thống, thuật toán, cấu trúc dữ liệu, lập trình, cơ sở dữ
liệu và hệ quản trị cơ sở dữ liệu. Học sinh bước đầu biết sử dụng máy tính, biết
soạn thảo văn bản, sử dụng Internet, khai thác được các phần mềm thông dụng,
giải được các bài toán đơn giản bằng máy tính, bước đầu sử dụng được một hệ
quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ”. Nội dung chương trình SGK lớp 12 bao gồm:
+ Các khái niệm ban đầu về cơ sở dữ liệu (CSDL) và hệ quản trị cơ sở dữ liệu
(QTCSDL).
+ Bước đầu có kĩ năng khai thác một hệ quản trị CSDL cụ thể.
I. Ưu điểm.
Với nội dung và mục tiêu như thế, qua một năm thực hiện chương trình sách giáo
khoa mới, tôi thấy SGK mới có một số ưu điểm sau:
- Nội dung các kiến thức đưa vào đảm bảo cơ bản, hiện đại phù hợp với thực tiễn
ứng dụng công nghệ thông tin của đất nước và thế giới.
- SGK Tin học 12 đã được viết theo tinh thần cung cấp kiến thức cơ bản, hiện đại
nhưng coi trọng kĩ năng thực hành. HS thông qua thực hành và sử dụng một phần


mềm cụ thể để hiểu rõ hơn những kiến thức có tính trừu tượng, khái quát, đồng
thời thấy được sâu sắc hơn ý nghĩa của những ứng dụng trong thực tế.
- Mục tiêu và nội dung mỗi chương được giới thiệu ở đầu chương. Cuối mỗi mục
của các chương đều có phần câu hỏi giúp học sinh ôn tập, hệ thống và củng cố các
kiến thức chủ yếu của mục đó.
- Trong SGK có 2 bài đọc thêm và bốn phụ lục nhằm khích lệ việc tự học, tự mở


rộng, nâng cao kiến thức. Khi trình bày các khái niệm, tác giả chú trọng việc đưa ra
các ví dụ có lựa chọn để giải thích , giúp cho sự tiếp thu dễ dàng hơn.
- So với chương trình cũng như trong SGK thí điểm, các tiêu đề trong các mục, các
chương của SGK mới có sự điều chỉnh thay đổi phù hợp với nội dung của chương.
- Thời lượng được tăng thêm 17,5 tiết nhưng nội dung lí thuyết hầu như không
tăng thêm mà chủ yếu dành cho bài tập và thực hành.
- Một số nội dung mang tính lý thuyết trong SGK thí điểm nay chuyển thành
những bài tập và thực hành. Nội dung các bài tập và thực hành cũng được bổ sung
và sửa đổi mang tính khả thi hơn
- Một số khái niệm về mô hình dữ liệu quan hệ, CSDL quan hệ, hệ QTCSDL đã
được giới thiệu cụ thể , dễ tiếp thu hơn.
- Phân chia giờ bài tập và thực hành là 2 tiết/bài tạo điều kiện thuận lợi cho giáo
viên có thể điều chỉnh ở mức độ phù hợp với thực tế dạy học.
II. Nhược điểm, khó khăn và giải pháp khắc phục.
Bên cạnh những ưu điểm, thuận lợi đó SGK mới vẫn còn có nhiều nhược điểm,
hạn chế. Sau đây là những hạn chế của SGK mới và cách khắc phục những hạn chế
đó mà bản thân tôi đã thực hiện trong năm học qua:
- Một số nội dung kiến thức còn khó đối với trình độ kiến thức và trình độ nhận
thức của học sinh. Cụ thể:
+ Chương 1: Các thành phần tạo thành hệ CSDL, các nhóm chức năng của hệ
QTCSDL và cách mô tả chưa tường minh.
+ Chương 2: Các đối tượng của Access, về công dụng có một số nội dung tương tự

nhau như: bảng, biểu mẫu cùng có công dụng truy cập dữ liệu, mẫu hỏi và báo cáo
cùng có công dụng kết xuất thông tin,… dẫn đến học sinh khó phân biệt được các
đối tượng đó.
Để khắc phục hạn chế này giáo viên cần hướng dẫn học sinh phân biệt các đối
tượng này thông qua các câu hỏi dẫn dắt so sánh, câu hỏi trắc nghiệm, hoặc hướng
dẫn giải một số bài tập đơn giản.
Về mặt cấu trúc chương trình SGK, Access là hệ CSDL quan hệ được trình bày ở
chương II, khi học sinh chưa có khái niệm cơ sở về hệ CSDL quan hệ (chương III)
nên có thể bị hạn chế phần nào khi hiểu về bản chất của chúng. Các công việc cơ
bản khi làm việc với Access: tạo, quản lí và khai thác CSDL có thể bị trở thành
những công việc máy móc bắt buộc phải tiến hành một cách thụ động.
Do đó, giáo viên cần thường xuyên nhấn mạnh các công đoạn của một bài toán
quản lí: xác định các thông tin cần quản lí; tạo lập dữ liệu; tìm kiếm dữ liệu; cập
nhật dữ liệu; thống kê; kết xuất dữ liệu.
Bên cạnh đó, học sinh còn thiếu các kiến thức thực tế trong các bào toán quản lí
nên thường lúng túng khi tạo cấu trúc CSDL phù hợp với công việc quản lí thực tế.
Vì vậy, giáo viên nên linh hoạt dành thời gian cho học sinh tìm hiểu các bài toán
quản lý và chọn các bài toán quản lí gần gủi với các em như: quản lí điểm, quản lí


thư viện,…
Về mặt phân phối chương trình cho kĩ năng thực hành, cụ thể là 16+2=18 tiết bài
tập và thực hành vẫn là khó khăn lớn, mặc dù các yêu cầu ở mức độ rất đơn giản.
Để khắc phục nhược điểm này giáo viên nên hướng dẫn cụ thể bằng các slide trên
máy chiếu để tiến trình thực hành của học sinh được dễ dàng hơn.
+ Chương 4: Một loại kiến trúc dữ liệu có thể mang một số yếu tố của kiến trúc
khác, có nghĩa là sự phân loại chỉ mang tính chất tương đối.
Vì vậy, khi giới thiệu các loại kiến trúc dữ liệu, giáo viên cần dựa vào các tiêu chí
để giải thích cho học sinh sự phân loại mang tính chất tương đối đó. Ngoài ra giáo
viên còn có thể đặt câu hỏi cho học sinh tham gia thảo luận.

Ngoài các cách khắc phục trên, sự lựa chọn phương pháp giảng dạy cũng rất quan
trọng. Giáo viên nên lựa chọn phương pháp tích cực, đặc biệt cần nhấn mạnh
những ý sau:
+ Coi trọng phương pháp gợi động cơ, tránh tình trạng học sinh tiếp thu những tri
thức một cách thụ động, không xuất phát từ các động cơ muốn tìm hiểu và giải
quyết vấn đề. Các bài toán thực tế đơn giản là rất cần để học sinh quan sát, nhận
xét, tìm hiểu nội dung và cách giải quyết dần từng bước.
+ Coi trọng giải thích nguyên nhân dẫn tới sự cần thiết hình thành khái niệm hoặc
thao tác. Ví dụ cần so sánh phân biệt các đối tượng bảng, biểu mẫu, mẫu hỏi và báo
cáo. Sự khác biệt giữa chúng chính vì những yêu cầu khác nhau trong bài toán
quản lí.
+ Chú trọng phát vấn và tổ chức trao đổi nhóm bằng các chủ đề nhỏ, các câu hỏi
lật ngược vấn đề, phát biểu dạng tương tự, phát biểu dạng so sánh, dạng tổng quát
hoá, khái quát hoá,…Những câu hỏi như: Vì sao phải làm thế này? Nếu làm bằng
cách khác có được không?,….
+ Tiết học nên là một số hoạt động (của trò). Các hoạt động này tương thích với
nội dung góp phần nâng cao hiệu quả dạy học, giúp học sinh tích cực học tập (tìm
hiểu, kiến tạo, củng cố, áp dụng, tư duy phân tích và tổng hợp, sáng tạo). Muốn tìm
được các hoạt động tương thích cần xuất phát từ mục tiêu của nội dung và bản thân
nội dung cần truyền đạt, khai thác được kiến thức học sinh đã biết.
- Một khó khăn khác là học lý thuyết luôn gắn liền với thực hành trên máy tính.
Với điều kiện cơ sở vật chất, cụ thể là số lượng và chất lượng máy tính còn khiêm
tốn của nhà trường đã gây trở ngại rất lớn đến chất lượng dạy và học.
III. Kiến nghị:
- Để nâng cao chất lượng dạy và học, tôi xin kiến nghị lên Ban giám hiệu nhà
trường vấn đề sau: Đề nghị nâng cao chất lượng máy tính đồng thời mở rộng thêm
một phòng máy tính nhằm đáp ứng được nhu cầu sử dụng phòng máy cho các lớp
học trong trường hợp có các tiết học trùng nhau.




×