Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI Ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (495.88 KB, 35 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHIỆP TP.HCM
VIỆN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
TIỂU LUẬN MÔN
TÊN CHUYÊN ĐỀ:
HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI
Ở VIỆT NAM
Tp. Hồ Chí Minh tháng 06 năm 2011
1
NHẬN XÉT CỦA GV HƯỚNG DẪN
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU............................................................................................................4
NỘI DUNG.................................................................................................................5
1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG.............................................................................5
2. HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC THU GOM CTR VÀ CTNH.............................10
3. HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC VẬN CHUYỂN CTNH....................................12
2
4. LƯU GIỮ CTNH............................................................................................14
4.1 Các nguyên tắc tồn trữ chất nguy hại......................................................14
4.2 Kho lưu trữ chất thải rắn nguy hại..........................................................15
4.3 Lưu trữ chất thải rắn nguy hại ngoài trời...............................................19


5. THỰC TRẠNG XỬ LÝ CTNH Ở VIỆT NAM..............................................20
6. CÔNG CỤ PHÁP LUẬT VÀ CÔNG CỤ KINH TẾ TRONG QUẢN
LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI............................................................................23
6.1 CÔNG CỤ PHÁP LUẬT.........................................................................23
6.1.1 Các văn bản quy phạm pháp luật..........................................................23
6.1.2 Một số tiêu chuẩn Việt Nam.................................................................24
6.2 CÔNG CỤ KINH TẾ...............................................................................25
7. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÍ CHẤT NGUY HẠI Ở VN.............27
8. CÁC CHIẾN LƯỢC QUẢN LÝ NGĂN NGỪA Ô NHIỄM CTNH.............30
8.1. Kiểm toán chất thải nguy hại..................................................................30
8.1.1. Kiểm toán việc phát sinh chất thải nguy hại........................................30
8.1.2. Các giai đoạn thực hiện kiểm toán.....................................................31
8.2. Áp dụng sản xuất sạch hơn.....................................................................32
8.3. Sản xuất và tiêu thụ bền vững.................................................................32
8.3.1. Sản xuất bền vững................................................................................32
3
8.3.2. Tiêu thụ bền vững................................................................................33
8.4. Tiết kiệm tài chính..................................................................................34
KẾT LUẬN-KIẾN NGHỊ.........................................................................................35
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................36
LỜI NÓI ĐẦU
Chất thải nguy hại đã được nhiều nước trên thế giới quan tâm nghiên cứu từ
lâu vì CTNH ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người.
Quản lý chất thải nguy hại (CTNH) là một vấn đề tương đối mới mẻ và đang
khá bức xúc trong công tác bảo vệ môi trường tại Việt Nam hiện nay. Cùng với quá
trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá mạnh mẽ của nước ta, lượng chất thải cũng liên
tục gia tăng, tạo sức ép rất lớn đối với công tác bảo vệ môi trường. Lượng phát thải
CTNH lớn, là nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Hơn nữa, sự phát sinh
CTNH ở Việt Nam rất đa dạng về nguồn cũng như chủng loại trong khi công tác phân
loại tại nguồn còn kém càng dẫn đến khó khăn cho công tác quản lý và xử lý.

4
Trước sự gia tăng nhanh chóng của CTNH, công tác quản lý, xử lý hiện nay
chưa đáp ứng được yêu cầu về bảo vệ môi trường. Thực tế cho thấy, việc quản lý và
xử lý chất thải không an toàn, đặc biệt là các loại CTNH, đã để lại những hậu quả
nặng nề về môi trường, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe cộng đồng như các
điểm tồn lưu hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, các bãi rác không hợp vệ sinh, các bãi
đổ chất thải của các nhà máy sản xuất...Vì vậy, quản lý và xử lý an toàn chất thải, đặc
biệt là CTNH nhằm giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm môi trường và hạn chế các tác động
xấu tới sức khỏe con người là một trong những vấn đề cấp bách trong công tác bảo vệ
môi trường ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Bên cạnh đó, sau một giai đoạn phát triển kinh tế nhanh và tiêu thụ rất nhiều
tài nguyên, tái chế chất thải và thu hồi tài nguyên từ chất thải đã trở thành một xu thế
tất yếu. Để thực hiện tái chế CTNH, cần phải có các công nghệ hợp lý.
Để góp phần vào công tác quản lý, xử lý CTNH, cần có cái nhìn tổng quát về
hiện trạng công nghệ xử lý CTNH đang được sử dụng ở Việt Nam, tập trung vào các
cơ sở xử lý CTNH liên tỉnh do Tổng cục Môi trường cấp phép và xu hướng phát triển
công nghệ trong thời gian tới.
NỘI DUNG
1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
Chất thải nguy hại (CTNH) là những hợp chất có 1 trong những đặc tính gây
nguy hại trực tiếp (dễ cháy, dễ nổ, làm ngộ độc, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm và có các
đặc tính gây nguy hại khác), hoặc tương tác với các chất khác gây nguy hại tới môi
trường và sức khỏe.
Trong hơn 1 thập kỷ qua, nền kinh tế-xã hội nước ta đã có những bước phát
triển đáng khích lệ, tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn đạt bình quân 7%/năm.Dự báo
đến năm 2020, tỷ lệ đô thị hóa của nước ta sẽ đạt 45% tương ứng với quy mô dân số
đô thị năm 2020 là khoảng 46 triệu người.Với quy mô đô thị hóa, gia tăng dân số và
công nghiệp hóa như trên lượng chất thải nói chung và chất thải nguy hại nói riêng sẽ
5
tăng nhanh chóng.Việc xử lý các loại chất thải này sẽ là một áp lực rất lớn đối với

công tác bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay và trong tương lai.
 Nguồn phát sinh chất thải nguy hại:
Chất thải trong gia đình, hộ dân cư, nơi công cộng …được xem là chất thải
sinh hoạt; chất thải phát sinh từ sản xuất công nghiệp, kinh doanh, làng nghề, dịch vụ
được gọi là chất thải công nghiệp.Vậy nguồn thải chất thải nguy hại có từ đâu?
Đầu tiên là từ sản xuất công nghiệp.Đây là nguồn phát sinh chất thải nguy hại
chủ yếu và chiếm hơn 80% khối lượng chất thải nguy hại trong tổng số khối lượng
chất thải nguy hại như các dung môi, hoá chất, sơn thải, bao bì chứa hoá chất, dầu
nhớt thải …Kế đó là từ hoạt động nông nghiệp, chủ yếu là từ sử dụng các thuốc bảo
vệ thực vật như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ…(chai lọ, thùng nhựa, bao nylon… còn
dư, quá hạn).Cạnh đó, chất thải nguy hại phát sinh từ kinh doanh thương mại và dịch
vụ, từ các hàng hóa nhập khẩu có tính chất độc hại, không đạt yêu cầu hoặc hàng hóa
tồn lưu đến hết hạn sử dụng, biến đổi chất dẫn đến phát sinh lượng lớn chất thải cần
xử lý. Đặc biệt, chất thải nguy hại còn phát sinh từ các hoạt động y tế, các chất thải
này phát sinh từ các chất chứa tác nhân gây bệnh (kim tiêm, ống truyền dịch, bệnh
phẩm…); hóa chất thải chứa thành phần nguy hại; các loại dược phẩm gây độc tế
bào… Ngoài ra còn có một số nguồn làm phát sinh chất thải nguy hại từ các hoạt
động nghiên cứu khoa học, phòng thí nghiệm và trong đời sống sinh hoạt hằng ngày
như pin, ắcquy, bóng đèn huỳnh quang, hóa chất khử khuẩn, diệt khuẩn, tẩy rửa…
Một số CTNH chủ yếu ở Việt Nam cần phải có sự giám sát đặc biệt được liệt
kê tại bảng 1.
Bảng 1.Các loại CTNH chính ở Việt Nam cần được giám sát đặc biệt
Loại chất thải Các đặc tính
Chất thải PCB Độc hại
Bùn chứa kim loại nặng Độc hại
6
Các dung môi chứa Halogen Độc hại
Các dung môi không chứa Halogen Độc hại
Chất thải thuốc bảo vệ thực vật Độc hại
Chất phẩm màu và hương liệu Độc hại

Sơn và các loại nhựa tính nhân tạo Độc hại
Các dung môi Độc hại
Axit và kiềm Ăn mòn
Các chất tẩy rửa Ăn mòn
Rác thải hữu cơ Sinh học
Rác thải hữu cơ có khả năng thối rữa Sinh học
Vải đồ dệt Cháy
Lông Cháy
Dầu và dầu mỡ Cháy
Chất thải chứa dầu Cháy
Dầu thải Cháy
Chất thải y tế Độc hại
Theo số liệu điều tra thống kê của Cục Môi Trường thì tổng lượng CTNH phát
sinh mỗi năm tại 3 khu vực kinh tế trọng điểm khoảng 113188 tấn (Bảng 2).Từ số liệu
thống kê nêu trên cho thấy lượng CTNH phát sinh ở khu vực trọng điểm kinh tế phía
Nam lớn gấp khoảng 3 lần lượng CTNH phát sinh ở khu vực trọng điểm phát triển
kinh tế phía Bắc và lớn gấp khoảng 20 lần lượng CTNH phát sinh ở khu vực trọng
điểm phát triển kinh tế miền Trung.
Bảng 2.CTNH phát sinh tại các vùng kinh tế trọng điểm
7
Đơn vị Khối lượng rác (tấn/năm)
Khu vực KTTĐ phía Bắc
Hà Nội
Hải Phòng
Quảng Ninh
Khu vực KTTĐ miền Trung
Đà Nẵng
Quảng Nam
Quảng Ngãi
Khu vực KTTĐ phía Nam

TPHCM
Đồng Nai
Bà Rịa-Vũng Tàu
Tổng cộng
28739
24000
4620
119
4117
2257
1768
92
80332
44413
33976
1943
113188
Tổng lượng CTNH phát sinh theo ngành được thể hiện tại Bảng 3
Bảng 3.Lượng CTNH phát sinh theo ngành
Ngành Khối lượng (tấn)
Công nghiệp nhẹ
Hóa chất
Cơ khí luyện kim
Y tế
Từ chất thải sinh hoạt đô thị
Chế biến thực phẩm
Điện, Điện tử
Tổng cộng
60000
45000

26000
10000
5000
4000
2000
152000
Từ số liệu thống kê cho thấy xét về khối lượng, các ngành công nghiệp nhẹ,
hóa chất và cơ khí luyện kim là ngành phát sinh nhiều CTNH nhất. Ngành Điện và
Điện tử phát sinh ít chất thải nguy hại nhất.Tuy nhiên, chất thải của 2 ngành này lại có
8
chứa những chất như PCB và kim loại nặng là những chất rất nguy hại tới sức khỏe
con người và môi trường.
Tỷ lệ CTNH so với lượng chất thải nói chung ở nước ta còn thấp song theo
kinh nghiệm thực tế của Việt Nam và quốc tế, tính chất nguy hại của các chất thải này
tác động lên sinh thái, môi trường và sức khỏe con người rất phức tạp, nghiêm trọng
và rất khó khắc phục.Chính vì vậy đối tượng chất thải này đang được nhiều tổ chức
tài trợ quốc tế và bảo vệ môi trường khuyến nghị Việt Nam cần đặc biệt quan tâm
trong việc kiểm soát quản lý chúng ngay từ bước đầu của quá trình công nghiệp hóa
và hiện đại hóa đất nước.
Tình hình chung về xử lý chất thải
Thực tiễn công tác quản lý CTNH trong nước và quốc tế cho thấy, việc từng
cơ sở sản xuất kinh doanh và dịch vụ có phát sinh CTNH tự đầu tư trang bị hệ thống
xử lý CTNH cho đơn vị mình, trong nhiều trường hợp không phải là sự lựa chọn hợp
lý về mặt kinh tế, kỹ thuật và môi trường.Các nước muốn tiến hành công nghiệp hóa
đều phải đầu tư xây dựng các trung tâm xử lý tập trung CTNH.Các cơ sở phát sinh
CTNH sẽ chuyển CTNH của mình đến các trung tâm này để xử lý và phải trả chi phí
cho việc xử lý.Việt Nam cũng đi theo hướng nói trên để giải quyết vấn đề xử lý
CTNH phát sinh trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội.Tuy nhiên, cho đến nay
chúng ta vẫn chưa xây dựng được các khu xử lý tập trung CTNH. Đã có những dự án
bắt đầu được triển khai về vấn đề xử lý CTNH, Đồng Nai là 1 tỉnh đi tiên phong trong

toàn quốc về vấn đề này.Trong khi chờ đợi xây dựng khu xử lý tập trung CTNH, hầu
hết các cơ sở sản xuất kinh doanh phát sinh CTNH đều phải tạm thời tồn trữ CTNH
tại các nhà kho của đơn vị mình, ví dụ như Công ty Fujisu, Công ty Toyota…Việc tồn
trữ tạm thời CTNH là 1 giải pháp tình thế.Vì vậy, việc xây dựng các khu xử lý tập
trung CTNH đã và đang trở thành 1 trong những vấn đề rất cấp bách của công tác
quản lý chất thải hiện nay.
2. HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC THU GOM CTR VÀ CTNH
Việc thu gom chất thải ở Việt Nam hiện nay chủ yếu được thực hiện đối với
chất thải rắn, còn đối với nước thải và khí thải thì hiện còn ít được thu gom và xử lý
9
trước khi thải vào môi trường tự nhiên.Một số lượng không nhiều cơ sở sản xuất công
nghiệp có thiết bị xử lý nước thải và khí thải trước khi thải ra ngoài.Việt Nam bắt đầu
áp dụng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải nên hy vọng số lượng cơ sở sản
xuất, kinh doanh thu gom và xử lý nước thải trước khi thải ra ngoài sẽ tăng lên.
Việc thu gom chủ yếu do Công ty Môi trường Đô thị do Nhà nước thành lập
đảm nhận.Tất cả các đô thị đều có từ một đến vài công ty như vậy, tùy thuộc vào quy
mô và dân số đô thị. Ở 1 vài thành phố và đô thị đã bắt đầu có các công ty tư nhân
tham gia và xu hướng này đang lan rộng tới nhiều đô thị khác cùng với chủ trương
của Nhà nước thu hút rộng rãi sự tham gia của các thành phần kinh tế trong thu gom
và xử lý chất thải đô thị.Ở địa bàn nông thôn một số nơi cũng có tổ chức thu gom và
vận chuyển chất thải rắn phát sinh trên địa bàn, hoạt động dưới hình thức môi trường
xã hoặc tổ, đội vệ sinh môi trường.Hoạt động thu gom rác hàng ngày ở các đô thị
mang những nét đặc thù sau:
 Hầu hết rác thải không được phân loại tại nguồn mà được thu lẫn lộn sau đó
được vận chuyển đến bãi chôn lấp.
 Việc thu gom chất thải rắn sinh hoạt và quét dọn đường phố thường làm vào
ban đêm để tránh nắng nóng ban ngày và tắc nghẽn giao thông.Đa số công
nhân thu gom rác là nữ lại phải làm việc một mình vào đêm khuya, nhiều con
đường không có đèn điện đường, rất không an toàn về mặt an ninh xã hội.
 Tỷ lệ thu hồi các chất có khả năng tái chế và tái sử dụng như ngọn, giấy vụn,

kim loại, nhựa, thuỷ tinh chủ yếu do những người bới rác thực hiện.Tỷ lệ thu
hồi các chất kể từ nguồn phát sinh đến bãi chôn lấp tương đối cao, tuy nhiên
các hoạt động thu gom hoàn toàn do tự phát và không có tổ chức, quản lý.
Kinh phí cho hoạt động của các tổ chức thu gom và vận chuyển chất thải ở đô
thị và nông thôn dựa vào tài trợ của ngân sách chính quyền địa phương và đóng góp
của các hộ dân (mức đóng góp do chính quyền địa phương quyết định, thường là
2500-5000VND/người/tháng).Sơ đồ dưới đây cho thấy mô hình thu gom và xử lý chất
thải ở các đô thị Việt Nam, trong đó các tổ chức môi trường đô thị chủ yếu làm công
việc thu gom và vận chuyển đến nơi chôn lấp.
10
Mô hình thu gom và xử lý chất thải ở các đô thị Việt Nam
Việc thu gom chất thải ở Việt Nam hiện còn chưa thực hiện phân loại tại
nguồn 1 cách rộng rãi.Sự phân loại chất thải tại nguồn đang được tiến hành thử
nghiệm ở 1 số đô thị lớn và sẽ được mở rộng trong 1 tương lai gần để giảm áp lực cho
việc xử lý chất thải (chôn lấp, tái sử dụng, tái chế, làm phân hữu cơ,…).
Hiện tại theo đánh giá trong các Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia hàng
năm thì năng lực thu gom chất thải ở các đô thị vừa và nhỏ chỉ vào khoảng 20-30%, ở
đô thị lớn khoảng 60-80% tổng lượng thải phát sinh.
Tỷ lệ thu gom chất thải ở đô thị còn khiêm tốn là bởi 1 phần năng lực hoạt
động của các tổ chức môi trường còn yếu, thiếu phương tiện thu gom và vận chuyển
thô sơ cũng như nguồn tài chính huy động được cho công việc này còn rất hạn chế,
phần khác công tác này chưa mở rộng ra được để thu hút sự tham gia của khu vực tư
nhân.
Việc thu gom chất thải công nghiệp cho đến nay vẫn chưa được tổ chức 1 cách
có hệ thống, nhất là đối với chất thải công nghiệp nguy hại.Các cơ sở công nghiệp
thường lưu giữ chất thải rắn ở cơ sở mình và hợp đồng với các công ty môi trường đô
thị vận chuyển khỏi cơ sở của họ để xử lý cùng với chất thải đô thị đến bãi chôn lấp
11
nếu như không có 1 cơ sở sản xuất, kinh doanh nào khác có nhu cầu mua lại để tái
chế/tái sử dụng.

Đối với việc thu gom chất thải y tế, do đặc thù của loại chất thải này Bộ Y tế
có quy định là các bệnh viện phải phân loại thành chất thải y tế nguy hại và không
nguy hại.Chất thải y tế thông thường được thu gom sau đó sẽ được các tổ chức môi
trường đô thị vận chuyển đi chôn lấp.Chất thải y tế nguy hại được yêu cầu phải được
xử lý bằng các thiết bị chuyên dụng (thiêu đốt).
3. HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC VẬN CHUYỂN CTNH
Vận chuyển chất thải nguy hại là quá trình hoạt động quản lý chất thải nguy
hại từ nơi phát sinh, thu gom, lưu giữ đến nơi tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy, thải
loại.
Phương tiện vận chuyển chất thải nguy hại là xe chuyên dùng.
Xe vận chuyển đường bộ, xe lửa và tàu thủy là những phương tiện chủ yếu sử
dụng để vận chuyển chất thải nguy hại.Hệ thống khí nén và hệ thống thủy lực cũng
được dùng.
Ở những nơi có thể vận chuyển chất thải từ trạm trung chuyển đến bãi chôn lấp
bằng xe vận tải thì các loại xe có toa moóc, xe có toa kéo 1 cầu và xe ép được dùng để
vận chuyển.Tất cả các loại xe này có thể sử dụng ở bất cứ loại trạm trung chuyển nào.
Hiện tại có rất nhiều phương cách thu gom và vận chuyển như:
 Thu gom và vận chuyển bằng các xe chở rác: Loại này thường được sử dụng
để thu gom và vận chuyển CTCN dạng rắn. Chất thải được chất lên xe bằng
máy xúc bánh lốp hoặc guồng xúc và đổ xuống bằng cách nghiêng thân ben.
 Thu gom và vận chuyển bằng các xe có cẩu xếp dỡ: Loại xe này có kiểu thân
giống với các thiết bị cơ khí bốc dỡ như là cần cẩu hay bàn nâng phía sau.
 Thu gom và vận chuyển bằng xe hút chân không chở bùn: Loại xe này có thể
hút bùn hay chất thải lỏng lên thùng theo cách làm giảm áp suất bằng bơm
chân không. Đường kính ống hút của xe này rộng hơn ống trong xe chân
không dùng để giải quyết các chất lỏng có độ nhớt cao.
12
 Thu gom và vận chuyển bằng hệ thống thùng rời: Hệ thống này sử dụng loại
xe tải chuyên dụng với thiết bị bốc dỡ bằng container có thể tháo rời. Do đó,
với một xe có khả năng chở nhiều loại container riêng biệt.

 Thu gom và vận chuyển chất thải bằng xe tải lớn chở chất thải dạng lỏng: Đây
là loại xe tải thường kín, nó có thể chở một số dạng chất thải lỏng có độ nhớt
thấp khác nhau theo những khoang được trang bị trong thùng chứa này.
 Thu gom và vận chuyển khác: Tuỳ đặc điểm loại chất thải khác mà lựa chọn
phương án vận chuyển cho phù hợp.
Hệ thống thu gom vận chuyển chất thải nguy hại được mô tả trong hình dưới
đây
Thời gian được phép vận chuyển chất thải nguy hại cụ thể như sau:
 Đối với các tuyến đường vành đai: không hạn chế thời gian.
 Đối với các tuyến đường nội đô: từ 9h00 đến 16h00 và từ 21h00 đến 6h00
sáng hôm sau.
13
4. LƯU GIỮ CTNH
4.1 Các nguyên tắc tồn trữ chất nguy hại
Chất nguy hại chỉ được lưu trữ tạm thời trong những vị trí, khu vực đã quy
định, theo đúng nguyên tắc tiêu chuẩn.
Nếu chưa được cấp giấy phép, chỉ nên lưu trữ chất nguy hại trong thời gian tối
đa là 90 ngày.Thực ra, cũng có thể lưu trữ lâu hơn (từ 180 – 270 ngày) nếu chất thải
sau đó sẽ được chuyển đi trên 300 km, với số lượng không được vượt quá 6000 kg, và
phải đảm bảo những nguyên tắc bảo quản, lưu trữ.
Bồn chứa chất nguy hại có thể tái sử dụng vào mục đích khác hay đem chôn
lấp như chất thải rắn. Bồn chứa chất nguy hại không được sử dụng quá lâu và phải
đáp ứng những yêu cầu kỹ thuật cho việc đóng kín, xử lý khi bị ô nhiễm
Đối với chất nguy hại dạng lỏng, ngay cả trong trường hợp chỉ lưu trữ dưới 90
ngày cũng cần phải tuyệt đối tuân thủ những nguyên tắc an toàn.
Đối với chất nguy hại là những hợp chất hữu cơ bay hơi, đơn vị quản lý cần
phải xác định rõ ngay từ đầu, kiểm soát được sự rò rỉ khí độc của bồn chứa.Khi thu
gom, chiết rót chất nguy hại vào bồn có thể tích lớn hơn 0,5m
3
phải tuân thủ những

quy định về quản lý chất nguy hại.
Toàn bộ hệ thống van đóng mở phải được lắp đặt và hoạt động theo đúng
nguyên tắc an toàn.
Việc thanh kiểm tra những khu vực lưu trữ chất nguy hại, thường xuyên theo
định kỳ và đột xuất nếu cần thiết.Dữ liệu báo cáo về chất nguy hại phải được bảo lưu
tối thiểu 3 năm để có thể đáp ứng kịp thời khi cần thiết và chứng minh việc tuân thủ
những nguyên tắc quy định về quản lý.
14

×