Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Hệ quả quan trọng nhất của đổi mới phương pháp dạy học chính là đổi mới phương pháp học tập của học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.54 KB, 10 trang )

Trường THCS Phan Đình Phùng, quận Thanh Khê, Đà Nẵng
năm học 2009 – 2010
------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Chuyên đề : phương pháp học tập của
học sinh như thế nào để phù hợp với
phương pháp giảng dạy của thầy
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ:
1. 1 Hoạt động dạy-học là một quá trình tương tác giữa người dạy người học và được đặt trong môi trường học tập khoa học. Đây là ba điều
kiện quan trọng nhất để phát triển tư duy của học sinh.
HỌC
SINH

THẦY
(CÔ)
GIÁO

HỌC
SINH

Trong môi trường tương tác đó phải làm thế nào cho hoạt động học tập của
học sinh có chất lượng. Muốn vậy phải có sự phối hợp 2 hoạt động dạy học
của thầy cô giáo và hoạt động học tập của học sinh cho nên phương
pháp học tập của học sinh như thế nào để phù hợp với phương
pháp giảng dạy của thầy là nhiệm vụ trọng tâm bức thiết nhằm nâng cao
chất lượng dạy học.
1. 2 Ngày 3/1/2009, tại TP Vinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Hội
thảo “Chỉ đạo, quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học ở các trường
phổ thông” theo sự chỉ đạo của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Giáo dục & Đào
tạo Nguyễn Thiện Nhân đã nhấn mạnh: “Việc đổi mới phương pháp dạy
học chỉ có hiệu quả khi đề cao được trách nhiệm của đội ngũ giáo viên


trong môi trường sư phạm thân thiện và phát huy được vai trò tích cực
học tập của học sinh.”
1. 3 Việc hướng dẫn phương pháp học tập cho học sinh ở các lớp, có ý
nghĩa rất quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng học tập của học sinh.
Song song với việc đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên chúng ta
còn phải hướng dẫn đổi mới phương pháp học tập của học sinh cho phù hợp
yêu cầu cải cách giáo dục. Học sinh phải được tiếp thu kiến thức một cách
chủ động.
1


Trường THCS Phan Đình Phùng, quận Thanh Khê, Đà Nẵng
năm học 2009 – 2010
------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Đổi mới phương pháp giảng dạy (PPDH) để nâng cao chất lượng giáo dục thì
việc đổi mới đó có tác dụng khi và chỉ khi hoạt động học tập của học sinh
có hiệu quả. Việc đổi mới phương pháp dạy học phải thực sự có hiệu quả
trong việc nâng cao chất lượng giáo dục. Nhà trường, giáo viên thực hiện đổi
mới PPDH phải giúp cho học sinh có phương pháp học tập tốt. Chúng ta chưa
tập trung, chú ý nhiều đến phương pháp học tập của học sinh. Vì vậy giáo
viên phải giúp các em có cách học phù hợp, hiệu quả, phải hướng dẫn cho học
sinh biết phương pháp học tập bộ môn mình đang giảng dạy.
Sự kế thừa các PPDH truyền thống đã có, kết hợp tiếp thu các phương
pháp mới cùng với sự linh hoạt của người giáo viên trực tiếp đứng lớp sẽ tạo
ra “kỹ thuật dạy học” ghi dấu những sáng tạo cá nhân của mỗi người giáo
viên tùy theo từng hoàn cảnh nội dung bài học và đối tượng học sinh.
Nhiệm vụ của các thầy cô không chỉ là truyền thụ kiến thức đến học sinh mà
chủ yếu tập trung vào việc hướng dẫn học sinh cách thức tiếp thu, ứng dụng.
Hệ quả quan trọng nhất của đổi mới phương pháp dạy học

chính là đổi mới phương pháp học tập của học sinh. Dưới sự hướng
dẫn của giáo viên, học sinh sẽ tự xác định nhiệm vụ bài học, những nội dung
cần lĩnh hội, tự xử lý kiến thức và tự phối hợp thực hành... Trong quá trình
tiến hành dạy học, việc tương tác đa chiều giữa giáo viên với học sinh, giáo
viên với giáo viên và học sinh với học sinh là đặc biệt quan trọng.
2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
2.1 Phương pháp dạy học là một vấn đề có tính lịch sử, phải đổi mới trước
hết ở ý thức:
Trong một thời gian dài, người thầy được trang bị phương pháp để
truyền thụ tri thức cho học sinh theo quan hệ một chiều: Thầy truyền đạt, trò
tiếp nhận. Ở một phương diện nào đó, khi sử dụng phương pháp này thì các
em học sinh - một chủ thể của giờ dạy - đã “bị bỏ rơi” giáo viên là người sốt
sắng và nỗ lực đi tìm chiếc chìa khoá mở cửa cái kho đựng kiến thức là cái
đầu của học sinh, và ông ta đem bất kỳ một điều tốt đẹp nào của khoa học để
chất đầy cái kho này theo phạm vi và khả năng của mình. Còn người học sinh
là kẻ thụ động, ngoan ngoãn, cố gắng và thiếu tính độc lập. Ngoan ngoãn, bị
động, nhớ được nhiều điều thầy đã truyền đạt. Để chiếm được vị trí số một
trong lớp, người học sinh phải có được không phải một tính ham hiểu biết
khôn cùng của một trí tuệ sắc sảo mà phải có một trí nhớ tốt, phải thật cố gắng
để đạt được điểm số cao trong tất cả các môn học.

Trong phương pháp dạy học truyền thống, thì học sinh như “cái lọ” mà
người thầy phải nhét đầy “lọ” này như thế nào? Tính thụ động của học sinh
2


Trường THCS Phan Đình Phùng, quận Thanh Khê, Đà Nẵng
năm học 2009 – 2010
------------------------------------------------------------------------------------------------------------


được bộc lộ rất rõ ràng. Học sinh chỉ phải nhớ những gì người ta đã cung cấp
cho nó ở trạng thái hoàn thành. Trong phương pháp dạy học cũ, nguyên tắc
thụ động biểu lộ ở hình ảnh người giáo viên đứng riêng biệt trên bục cao
trong lớp và cung cấp “cái mẫu”, còn phía dưới là hình ảnh các học sinh ngồi
thành hàng trên ghế, cùng làm một công việc giống nhau là sao lại cái mẫu
mà thầy đang cung cấp cho họ.
Nếu quan niệm nghệ thuật dạy học là nghệ thuật thức tỉnh trong tâm
hồn các em học sinh tính ham hiểu biết, dạy các em biết suy nghĩ và hành
động tích cực, mà tính ham hiểu biết đúng đắn và sinh động chỉ có được trong
đầu óc sảng khoái, hưng phấn, thích thú, chủ động tìm hiểu nội dung bài học
thì phương pháp học tập của học sinh như thế nào để phù hợp với
phương pháp giảng dạy của thầy có tác dụng rất lớn. Nếu nhồi nhét kiến
thức một cách cưỡng bức thì hiệu quả giáo dục khó có thể như mong muốn,
bởi để “Tiêu hoá” được kiến thức thì cần phải “Thưởng thức chung” một cách
ngon lành. Cho nên để học sinh chủ động, tích cực, sáng tạo trong học tập thì
tất yếu phải đổi mới phương pháp giảng dạy kết hợp với phương pháp học tập
của học sinh.
2.2 Bộ môn Ngữ Văn bậc THCS bao gồm 4 khối lớp (6-7-8-9) thì tâm lý
của học sinh cũng như chương trình có sự khác biệt nên phương pháp học tập
của học sinh cũng khác nhau.
Đối với lớp 6, lớp đầu cấp – lần đầu tiên bước vào bậc học thì việc học
môn Ngữ Văn đối với các em rất bỡ ngỡ . Làm thế nào để phương pháp học
tập của học sinh phù hợp với phương pháp giảng dạy của thầy. Hướng dẫn
cho các em học sinh lớp 6 biết cách học môn Ngữ Văn sẽ là nền tảng của chất
lượng sau nầy vừa tránh cái bỡ ngỡ mà kích thích cái mới lạ tạo
hứng thú cho các em khi học môn Ngữ Văn.
Hoạt dộng sư phạm nâng cao chất lượng dạy và học từ xưa đến nay
chú trọng vào cải tiến phương pháp giảng dạy, hầu như tỉ lệ chiếm đến 80%
nội dung hoạt động dạy học vào phương pháp giảng dạy của Thầy ít và
chưa quan tâm (tôi nhấn mạnh) đến phương pháp học tập của học sinh.

Chúng tôi đi sâu vào phân môn Văn của lớp 6 :
Kết qủa giảng dạy và học tập của học sinh khi học môn ngữ Văn còn thấp, thụ
động, chưa ham thích … Thăm dò và điều tra việc học môn Ngữ Văn của học
sinh lớp 6 có nhiều vấn đề xảy ra :
2.2.1 PHHS hầu như không biết cách hướng dẫn con em mình về học
tập môn Ngữ Văn mà chỉ dựa vào sách giải bài tập (mua SGK
kèm theo sách giải vào đàu năm học)
2.2.2 Khi nhắc nhở con học tập thì nhắc nhở chung chung khác với
môn Toán, đa phần PHHS có thể kiểm tra được việc học của con
3


Trường THCS Phan Đình Phùng, quận Thanh Khê, Đà Nẵng
năm học 2009 – 2010
------------------------------------------------------------------------------------------------------------

mình. Còn môn Ngữ Văn thì học sinh có làm PH có kiểm tra
nhưng không biết được Đúng – Sai .
2.2.3 Đối với giáo viên dạy bộ môn Văn thì chỉ cho học sinh phương
pháp học tập theo sự chủ quan của mỗi người thầy. Có thầy cho
học sinh trả lời hết các câu hỏi của phần Đọc – hiểu văn bản. Khi
phỏng vấn và tìm hiếu học sinh em Nguyễn thị Diệu Hoài lớp 6
(PĐP) trả lời cách học Văn của em như sau :
- Em về nhà trả lời các câu hỏi ở phần đọc hiểu văn bản
- Cô giáo hướng dẫn về nhà tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của
văn bản
- …
2.2.4 Một số gợi ý của Thầy (cô giáo) cho học sinh khi học

môn Ngữ Văn

2.2.4.1

Phương pháp học môn Văn (tài liệu của đồng nghiệp)
Muốn học tốt ngữ văn, trước khi cô giảng bài đó, em cần
đọc trước tác phẩm, tìm hiểu qua những câu hỏi cuối bài (không cần
phải trả lời), như vậy khi nghe cô giảng em sẽ nắm bắt vấn đề rất
nhanh. Sau khi đã học bài trên lớp, em cần coi lại bài, chú ý những
điểm: đặc điểm của tác giả, nội dung chính của tác phẩm, nghệ thuật
của tác phẩm, nếu là thơ thì cần học thuộc, văn thì tóm tắt được.
Hoàn thành các bước này, em sẽ nắm bài rất chắc, và điều
này sẽ giúp em làm tập làm văn tốt. Bên cạnh đó, em đọc thêm một
số bài văn mẫu, đọc thêm nhiều sách báo để khả năng diễn đạt được
nhuần nhuyễn. Chúc em thành công trong môn học này
2.2.4.2 Phương pháp học tốt môn Văn. (sưu tầm trên net)
Xác định mục đích học Văn
- Học văn ở lớp
- Học để giỏi Văn
- Học để đi vào nghề văn
Thế nào là viết văn hay?
- Viết cho đúng: đầu đề, thể loại, ngôn ngữ, kiến thức, phương
pháp, lập trường
- Viết cho sâu
- Viết cho hay
Chín điều tâm niệm!
1. Tạo hứng thú và duy trì hứng thú
2. Làm giàu vốn ngôn ngữ
3. Học thuộc lòng là một biện pháp để giỏi văn hiệu nghiệm
4. Chăm đọc sách
5. Nghệ thuật bắt chước để giỏi văn
6. Ba yêu cầu để giỏi văn:

- quan sát tinh tế
4


Trường THCS Phan Đình Phùng, quận Thanh Khê, Đà Nẵng
năm học 2009 – 2010
------------------------------------------------------------------------------------------------------------

- tưởng tượng dồi dào
- nghị luận chắc chắn
7. Bài học ngoài đời
8. Phấn đấu cái riêng của mình
9. Công phu gọt giũa
2.2.4.3 Phương pháp học Văn của Học sinh Giỏi Văn 9 ( tài liệu tham
khảo – sách tham khảo Bồi dưỡng học sinh Giỏi Văn THCS)
1. Chăm chỉ là số 1!!! Nếu các em không chăm làm tập, chăm viết văn thì
chắc là sẽ chẳng bao giờ các em viết hay cả. Viết thật nhiều, thật nhiều, đó
chính là điều quan trọng hàng đầu của những người học giỏi Văn.
2. Tập trung lắng nghe thầy cô giảng bài. Không chỉ riêng môn này, những
môn khác cũng đều phải như thế mới học được tốt. Người ta thường nói
"Không thầy đố mày làm nên" mà . Trong giờ học, ghi chép cẩn thận, kĩ
lưỡng, để lúc nào cần thì có thể giở ra xem lại => Học kĩ vở ghi.
3. Có nhiều bút khác màu mực, đặc biệt là bút nhớ dòng. Khi đọc và phân
tích văn bản, hãy dùng những loại bút đó, vạch ra trên SGK những dấu
hiệu nghệ thuật, từ ngữ hay, câu văn nổi bật.... Hãy thử giải thích xem tại
sao tác giả lại dùng những từ ngữ, biện pháp nghệ thuật đó.
4. Viết văn rồi, đừng để đó mà hãy nhờ thầy cô giáo đọc giúp và sửa bài
cho. Nếu không thì các em cũng sẽ khó tiến bộ. Có gì khó hiểu, thắc mắc, hãy
cứ mạnh dạn hỏi thầy cô, hoặc không thì trao đổi với những bạn HS Giỏi Văn


lớp.
5. Nẵm vững các kĩ năng làm bài. Ví dụ, các bước để phân tích tình huống
truyện là như thế nào? Muốn phân tích tình huống truyện, trước hết phải xác
định được tình huống, sau đó chỉ rõ tác dụng: bất ngờ, mở ra diễn biến câu
chuyện (tâm lí nhân vật), bộc lộ tính cách nhân vật, thể hiện sự sáng tạo của
tác giả, góp phần thể hiện ý nghĩa câu chuyện.... Đây chỉ là 1 ví dụ, còn nhiều
các kĩ năng khác mà khi làm bài cần phải nắm rõ. Nếu chưa biết, hãy hỏi thầy
(cô) giáo .
Nhiều (hoặc đa số) học sinh cho rằng, giỏi Văn là giọng Văn cứ phải bay
bổng, mềm mại, mượt mà.... Nhưng điều đó không đúng. Giọng Văn trôi
chảy, mềm mại là 1 chuyện, còn cái chính để giỏi Văn lại là sự chắc chắn, đủ
ý của bài viết. Thi vào 10 hay thi vào Đại học cũng thế thôi, ba-rem điểm
chấm là chấm như thế, chứ không chấm chủ yếu về giọng Văn có mượt hay
không. Cho nên ai mà đã giỏi các môn tự nhiên thì cũng sẽ giỏi Văn, nếu như
chăm. Vì học Văn cũng phải có logic, có trình tự khoa học, chứ không bay
bổng, lan man như nhiều người nghĩ đâu. Cho nên, chuyện 1 hs đội tuyển
Toán mà lại thi Văn điểm cao hơn cả hs đội tuyển Văn cũng không lạ.
2.2.4.4 Sáu (6) bước để học tốt môn văn (tài liệu tham khảo của
đồng nghiệp)
5


Trường THCS Phan Đình Phùng, quận Thanh Khê, Đà Nẵng
năm học 2009 – 2010
------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Nhiều học sinh cho rằng môn Văn là bộ môn “gây mê” nhanh chóng nhất, khó
nuốt nhất. Thế nhưng môn Văn có thật sự đáng sợ như vậy không? Hãy biến
mỗi tiết Văn trở thành những tiết học thú vị nhé!
1. Đọc truyện ngắn, tiểu thuyết:

Đây là cách học hỏi tốt nhất để các em có một bài văn hay và sâu sắc. Đọc
nhiều truyện ngắn, tiểu thuyết không những giúp học sinh chúng ta hiểu từ
ngữ tiếng Việt mà còn giúp rèn luyện khả năng sáng tạo và trí tượng tưởng
trong môn Văn. Hiện nay, khi ra nhà sách không chỉ có các tác phẩm trong
nước mà các tác phẩm kinh điển của nước ngoài cũng được bày bán càng hỗ
trợ cho các em có thêm kinh nghiệm trong lối viết văn của mình.
2. Khảo sát thực tế:
Nguồn cảm hứng văn học lúc nào cũng từ thực tế đời sống. Cố gắng quan
sát những cử chỉ, hành động và sự việc xảy ra xung quanh chúng ta, các em sẽ
nhận rõ những ý tưởng cần thiết trong bài văn của mình. Nhất là về khoảng
văn nghị luận, thuyết minh và chứng minh thì các em càng cần phải trau dồi
vốn kiến thức sâu rộng bên ngoài rất nhiều. Bạn Tú (lớp 9 trường THCS Phan
Đình Phùng) bộc bạch kinh nghiệm: “Mỗi lần không có ý tưởng để làm bài,
mình thường ra công viên gần nhà ngồi quan sát hoạt động của mọi người
xung quanh. Thế là từ ngữ ở đâu cứ vào trong đầu mình !”
3. Biến tiết học Văn trở nên thú vị:
Tiết Văn chán ư? Không hề! Hãy “hô biến” tiết Văn trở thành một tiết học lý
thú bằng cách tạo dựng các nhóm thi đua với nhau, cùng nhau xây dựng bài
học. Các em có thể thể hiện diễn xuất, giọng kể của mình qua các văn bản
được học trên lớp. Môn Văn trở nên dễ nuốt hơn bao giờ hết vì chính các em
đã tạo bầu không khí vui vẻ cho tiết văn.
4. Soạn bài trước ở nhà:
Việc soạn bài ở nhà cũng rất quan trọng vì khi đó các em đã đọc bài và tham
khảo trước. Khi vào lớp, mọi câu hỏi được đặt ra, cac em đều có thể dễ dàng
trả lời và dễ dàng trở thành “ngôi sao” của tiết học Văn hôm đó.
5. Nghỉ ngơi:
Học Văn luôn kèm theo đó là sự nghỉ ngơi, chỉ khi được nghỉ ngơi thư giãn
thật sự thì các em mới có thể học tốt hơn, nhớ bài lâu hơn và sự sáng tạo
phong phú hơn. Nghỉ ngơi sau khi học không chỉ giúp chúng ta nạp thêm
năng lượng để tiếp tục chiến đấu môn Văn mà còn cho các môn học khác nữa.

6) Nghe thầy cô giảng:
Tập trung chú ý nghe thầy cô giảng bài cũng là một cách hữu ích giúp
chúng ta học giỏi môn Văn hơn đấy! Chăm chú nghe giảng sẽ học được nhiều
điều hay từ thầy cô mà cũng có khi thấy học trò chăm chú lại càng giúp thầy
cô thêm “cảm hứng” để truyền đạt các kiến thức mà mình có nữa đấy. Nam
(lớp 9 trường Phan Đình Phùng) tâm sự: “Nhớ năm trước lớp mình không
thích nghe cô giảng bài nên thường làm chuyện riêng trong lớp. Thế là cô nản
chẳng muốn dạy, kết quả môn văn học kì 1 chẳng có bạn nào được điểm cao.
Đến học kì 2 thì đứa nào đứa nấy cuống cuồng đi tìm cổ để xin lỗi và nghiêm
6


Trường THCS Phan Đình Phùng, quận Thanh Khê, Đà Nẵng
năm học 2009 – 2010
------------------------------------------------------------------------------------------------------------

túc nghe giảng trong lớp. Cuối cùng tốt nghiệp đứa nào cũng điểm môn Văn
cao”.
Môn Văn học cực dễ đối với các bạn bẩm sinh đã yêu Văn, nhưng nếu
hiểu và cần cù học hỏi thì bỗng dưng các tiết Văn trở nên dễ dàng, thú vị đối
với những học sinh sợ nó. Môn Văn giúp cho chúng ta có chút lãng mạn, chút
ngây thơ và chút hồn nhiên trong cuộc sống và còn kích thích óc sáng tạo, trí
tượng tưởng. Các em đã thấy Văn cực dễ chưa?
2.2.4.5 Phương pháp học môn Văn lớp 6 (tài liệu của đồng nghiệp)

- Phải soạn bài, học bài, làm bài đầy đủ.
*Cách soạn bài:
+ Đọc kỹ văn bản.chú thích để nắm được nội dung văn bản
+ Tìm được bố cục của văn bản (cách chia đoạn)
+ Trả lời câu hỏi ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

- Phải thường xuyên đọc sách,báo,truyện phù hợp với lứa tuổi để mở
rộng từ và trao dồi sự hiểu biết
- Lập sổ tay văn học để ghi chép câu văn,câu thơ sưu tầm hoặc tự sáng
tác
- Chịu khó quan sát thế giới xung quanh để có kiến thức thực tế để làm
văn.
Trên đây là những gợi ý về phương pháp học môn Văn của các đồng nghiệp
(thầy giáo lâu năm trong nghề) hầu giúp cho các em học tốt môn Văn
2.2.5 Trong sách giáo khoa : Cấu trúc của một đơn vị bài dạy rất hoàn
chỉnh
- Kết quả cần đạt
- Văn bản
- Chú thích
- Đọc – hiểu văn bản
- Ghi nhớ
- Luyện tập
- Đọc thêm
Tìm hiểu kỹ vấn đề thì học sinh không biết làm bài, không biết học bài, chỉ
chú trong vào trả lời các câu hỏi phần (Đọc – hiểu văn bản) Ví dụ bài đầu
tiên chương trình lớp Ngữ Văn 6 . Đơn vị bài học đầu tiên là Văn bản Con
rồng cháu tiên có các câu hỏi ở Đọc – hiểu văn bản :
• Em hiểu thế nào là chi tiết tưởng tượng kỳ ảo ?
• Hãy nói rõ vai trò của chi tiết nầy trong truyện ?
Hầu như học sinh không đọc sách bài giải, không đọc sách tham khảo thì
không trả lời được 2 câu hỏi trên
2.2.6 Trên lớp khi học đến mục tìm hiểu văn bản phần hướng dẫn đọc
và tìm hiểu chú thích thì hầu như giáo viên (gv) cho học sinh (hs)
7



Trường THCS Phan Đình Phùng, quận Thanh Khê, Đà Nẵng
năm học 2009 – 2010
------------------------------------------------------------------------------------------------------------

về nhà đọc trước văn bản đến lớp gv sau khi đọc mẫu, cho hs đọc
theo trình tự văn bản trước rồi đến đọc chú thích. Không cho đọc
kết hợp để học sinh hiểu từ, ngữ trong văn cảnh.
2.2.7 Trong phân phối chương trình Ngữ Văn 6 không có tiết hướng dẫn
học sinh phương pháp học môn Văn (trước đây cải cách giáo dục,
thay sách ở thập niên 90 có tiết hướng dẫn nầy trong chương trình)
Từ những thực trạng trên các tiết học môn Văn có phần đơn điệu, không
gây cảm hứng từ phía chủ thể tiếp nhận là học sinh. Chúng ta đừng đỗ lỗi cho
các em học kém, không hứng thú mà phải nghiêm túc xem xét lại vấn đề một
cách khoa học và sư phạm
3. VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG SƯ PHẠM VỀ PHƯƠNG PHÁP HỌC
TẬP CỦA HỌC SINH NHƯ THẾ NÀO ĐỂ PHÙ HỢP VỚI PHƯƠNG
PHÁP GIẢNG DẠY CỦA THẦY
3.1 Đối với học sinh
3.1.1 Hoạt động nhóm (team work) trong học tập tại lớp học sinh
trao đổi về cách đọc văn bản, thảo luận nhóm những nội
dung yêu cầu của giáo viên .
3.1.2 Thể hiện cá thể (individual display): Kiến thức học tập được
xây dựng từ hoạt động nhóm và học sinh tự tìm hiểu văn
bản ở nhà theo gọi ý hướng dẫn của Thầy giáo trong tiết học
trước. Nhưng mỗi học sinh phải tự hấp thu và thể hiện sự
nắm vững bài học của mình trong quá trình học ở nhà và
học trên lớp. Phương pháp học tập của học sinh được kiểm
định qua giờ học, nôi dung hs trả lời tìm hiểu văn bản, đặc
biệt là cách đọc một bài văn (rất quan trọng đối với hs lớp 6)
…v…v…

3.2 Đối với giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn lớp 6
3.2.1 Ngay tiết học đầu tiên vào đầu năm học, sau khi làm quen
với các em học sinh là phải xây dựng cho học sinh
phương pháp học môn Ngữ Văn (bao gồm 3 phân môn
Văn – Tiếng Việt – Tập làm văn) rất cụ thể : hs về nhà làm
những công việc gì , đến lớp phải làm những việc nào ? …
3.2.2 Trong giáo học pháp về qui trình giảng dạy có 5 bước lên
lớp (ổn đinh tổ chức – kiểm tra bài cũ – bài mới – củng cố Dặn dò) thì bước 5 phần dặn dò rất quan trọng. Phần nầy
giáo viên hướng dẫn cụ thể quá trình học sinh tiếp xúc, tìm
hiểu văn bản. Hướng dẫn các em hs đọc tác phẩm : đọc
trước ở nhà, đọc trong nhóm. Phần tìm hiểu văn bản cần cụ
8


Trường THCS Phan Đình Phùng, quận Thanh Khê, Đà Nẵng
năm học 2009 – 2010
------------------------------------------------------------------------------------------------------------

thể hơn . Chuẩn bị tốt khâu dặn dò thì kết quả học tập của
học sinh sẽ hứng thú, giờ dạy có chất lượng và sinh động.
3.2.3 Thực hiện đúng qui định của ngành về việc chuẩn bi bài
giảng (giáo án) phải được soạn trước . Có soạn trước thì
khâu dặn dò về bài mới sẽ có chất lượng.
3.3 TRONG TIẾT DẠY MINH HỌA
3.3.1 Về bài dạy và sự chuẩn bị của học sinh ở nhà
- Tuần 25
- Tiết 97 – 98
- Bài ĐÊM NAY BÁC KHÔNG NGỦ của nhà thơ Minh Huệ - trang
63 – 64 – 65 SGK Ngữ văn 6 – Tập 2 – Nhà xuất bản giáo dục
Phần dặn dò học sinh trong tiết 2, khi kết thúc tiết “Bài học cuối cùng”, giáo

viên dặn dò, hướng dẫn các em về văn bản ĐÊM NAY BÁC KHÔNG NGỦ
của Minh Huệ (sau đây là một số gợi ý cho các em tìm hiểu văn bản ở nhà) :
+ Tập đọc văn bản Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ.
+ Theo em thì đọc đoạn thơ nầy như thế nào cho đúng nội dung
Anh đội viên mơ màng
Lần thứ ba thức dậy
Như nằm trong giấc mộng
Anh hốt hoảng giật mình
Bóng Bác cao lồng lộng
Bác vẫn ngồi đinh ninh
Ấm hơn ngọn lửa hồng
Chòm râu im phăng phắc
Thổn thức cả nỗi lòng
Anh đội viên nằng nặc
Thầm thì anh hỏi nhỏ
- Mời Bác ngủ Bác ơi !
- Bác ơi ! Bác chưa ngủ ?
Trời sắp sáng mất rồi
Bác có lạnh lắm không ?
Bác ơi ! Mời Bác ngủ !
(hướng dẫn học sinh đánh dấu bằng bút chì ở SGK để về nhà tập đọc)
+ Ghi lại chuổi sự việc về câu chuyện Đêm nay Bác không ngủ.
+ Theo em sự việc cao trào ở đoạn thơ nào ? Vì sao em cho đó là
cao trào ?
+ Dựa vào bài thơ hãy điền nội dung mà em đã tìm hiểu được vào
bảng sau
Lần
thức

Anh đội viên nhìn thấy Tâm trạng của anh

Bác đang làm những
gì ?

Bác nói gì với anh
đọi viên

2
3
+ Đến Thư viện của trường tìm hiểu nghĩa của từ : thúc giục, hối
thúc sau đó ghi vào vở nghĩa của những từ trên.
+ Trả lời các câu hỏi trong phần đọc hiểu văn bản.

9


Trường THCS Phan Đình Phùng, quận Thanh Khê, Đà Nẵng
năm học 2009 – 2010
------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Ghi chú : Tùy theo tình hình thực tế của lớp mà giao việc tìm hiểu văn bản
của học sinh ở nhà. Có thể cả lớp tìm hiểu hết những hướng dẫn, có thể nhóm
học sinh giỏi điền vào bảng trống, hoặc nhóm ghi lại diển biến sự việc …
không nhất thiết là tất cả học sinh trong lớp phải làm hết các yêu cầu của thầy
3.3.2 Thầy cô giáo dạy minh họa chuyên đề:
- Cô giáo : ĐẶNG THỊ THU
- Lớp học : 6/10 trường THCS Phan Đình Phùng
- Ngày minh họa chuyên đề : 7 giờ 30 ngày 25/02/2010 (thứ Năm)
3.4

Cách ghi bài và học tập tại lớp về môn Ngữ văn của Học sinh lớp 6

3.4.2 Để tránh tình trạng chống việc đọc chép sang nhìn chép thì
giáo viên phải hướng dẫn các em học sinh cách học tại lớp khi
học môn ngữ văn lớp 6 (đã trình bày ở chuyên đề “TỪ
PHƯƠNG PHÁP SƯ PHẠM TƯƠNG TÁC ĐẾN VIỆC
CHỐNG LỐI DẠY HỌC THẦY ĐỌC – TRÒ CHÉP - tháng
12/2009”
3.4.3 Phối hợp với việc học tập ở nhà, ở lớp học thì chủ thể giáo
dục (học sinh) sẽ chủ động học tập, tìm tòi cái mới. Học sinh
gần gũi, mạnh dạn đề xuất những thắc mắc, những nội dung
chưa hiểu để việc học có chất lượng (đã trình bày ở chuyên đề
“NGHIÊM TÚC, NHẸ NHÀNG, THÂN THIỆN; TẠO ĐIỀU
KIỆN VÀ KHUYẾN KHÍCH HỌC SINH CHỦ ĐỘNG,
HỢP TÁC TRONG HỌC TẬP.” - ngày 13/11/2008

4. KẾT LUẬN
Trên đây là những hiểu biết, những suy nghĩ của tôi và nhóm chuyên môn Ngữ
văn 6 trong quá trình nhận nhiệm vụ của nhà trường và Tổ Chuyên môn. Vấn đề rất mới
mà khả năng của tôi và nhóm thực hiện còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót.
Kính mong các đồng nghiệp tham gia xây dựng để tiết dạy sát với chuyên đề và nhất là tạo
được không khí sư phạm trong trường học thân thiện.

Đà Nẵng – mông 9 tết Xuân Canh Dần (22/02/2010)
Nhóm Văn 6 thực hiện

10



×