Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tại thành phố vĩnh yêntỉnh vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (225.8 KB, 34 trang )

LỜI MỞ ĐẦU

Như chúng ta đã biết yếu tố con người trong mọi thời đại
luôn là nhân tố để phát triển,con người tồn tại không thể không lao
động. Công sức mà họ bỏ ra để lao động đã được đền bù bằng kết
quả lao động, đó chính là thu nhập. Thu nhập của người lao động
luôn luôn là vấn đề được xã hội quan tâm đến bởi ý nghĩa kinh tế
và xã hội to lớn của nó. Chính vì vậy, BHXH đã ra đời để bảo vệ
cuộc sống của người lao động.
Hiện nay, trong hầu hết các quốc gia, BHXH được coi là một
bộ phận cấu thành hệ thống an sinh xã hội, là chính sách quan
trọng của mỗi nước và ở Việt Nam cũng vậy. Trải qua hơn 40 năm
thực hiện, sửa đổi và bổ sung cho phù hợp với từng giai đoạn,
chính sách BHXH đã góp phần rất to lớn trong việc đảm bảo đời
sống cho người lao động và gia đình họ, đồng thời góp phần ổn
định chính trị- xã hội đất nước. Đến nay, BHXH Việt Nam đã được
thực hiện cho công chức Nhà nước, lực lượng vũ trang và người
lao động trong các thành phần kinh tế ở những nơi có quan hệ lao
động …và sẽ còn tiếp tục mở rộng cho nhiều đối tượng khác.
BHXH cấp tỉnh, huyện là một bộ phận quan trọng trong hệ
thống quản lý BHXH Việt Nam, là cơ sở đầu tiên để thực hiện

1|Page


công tác BHXH. Thực hiện tốt hoạt động BHXH cấp tỉnh, huyện
thì mới đảm bảo cho việc thực hiện của cả hệ thống. Cơ quan
BHXH tỉnh Vĩnh Phúc được thành lập từ năm 1995 cho đến nay đã
thu hoạch được nhiều thành tựu như: phí thu được ngày càng
nhiều, chi trả đúng đối tượng….Tuy nhiên trong quá trình hoạt
động vẫn còn nhiều hạn chế như thu BHXH chưa đạt kết quả


cao,nhiều đơn vị không tham gia đóng BHXH cho người lao
động…Điều này đã làm cho hoạt động của BHXH kém hiệu quả và
còn phải nhờ vào ngân sách Nhà nước.Như vậy vấn đề quản lý tốt
đối tượng tham gia có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển
của BHXH Việt Nam nói chung và BHXH tỉnh,huyện nói riêng
trong cả nước, trong đó có tỉnh Vĩnh Phúc. Do vậy em xin chọn đề
tài :” Thực trạng quản lý đối tượng tham gia BHXH bắt buộc trên
tại thành phố Vĩnh Yên – tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011 – 2014 “
cho bài tiểu luận của mình.
Mục tiêu đề tài: Nhằm làm rõ hơn vai trò của công tác quản lý
đối tượng tham gia bắt buộc và qua chuyên đề này có thể nhận xét,
đánh giá một cách tổng quan về công tác quản lý đối tượng tham gia
BHXH bắt buộc của BHXH thành phố Vĩnh Yên, từ đó đưa ra
những giải pháp, khuyến nghị nhằm góp phần hoàn thiện hơn công
tác quản lý đối tượng tham gia, để công tác này ngày một tốt hơn và
phù hợp, đáp ứng được với xu thế phát triển của đất nước.

2|Page


Kết cấu bài tiểu luận: Ngoài phần lời mở đầu và kết luận bài
của em gồm ba chương:
Chương I: Khái quát chung về BHXH và công tác quản lý đối
tượng tham gia BHXH bắt buộc;
Chương II: Thực trạng công tác quản lý đối tượng tham gia
BHXH bắt buộc thành phố Vĩnh Yên – tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn
2011 – 2014;
Chương III: Một số giải pháp, khuyến nghị nhằm hoàn thiện và
nâng cao hiệu quả công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH bắt
buộc thành phố Vĩnh Yên – tỉnh Vĩnh Phúc.

Do kiến thức và khả năng lý luận của em còn hạn chế nên
không tránh khỏi những thiếu sót khi làm bài,em rất mong nhận được
nhiều sự đóng góp ý kiến từ các thầy, cô giáo trong khoa để em có
thể hoàn thiện bài làm của mình tốt hơn nữa.
Em xin chân thành cảm ơn!

3|Page


CHƯƠNG I:
Khái quát chung về bảo hiểm xã hội và công tác quản lý
đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
1.1

Khái niệm bảo hiểm xã hội
Theo luật BHXH thông qua ngày 20/11/2014 thì:” BHXH là sự

đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao
động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, TNLĐ,
bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ
sở đóng vào quỹ BHXH”.
1.2

Khái niệm quản trị bảo hiểm xã hội
Dưới góc độ là một hoạt động thì: QTBHXH là những hoạt động

cần thiết được thực hiện khi con người kết hợp với nhau trong hệ
thống tổ chức BHXH, nhằm đạt được những mục tiêu của việc thiết
lập tổ chức BHXH, cũng như đạt được mục tiêu chung của chính
sách BHXH.

Dưới góc độ là một quá trình thì: QTBHXH là một tiến trình bao
gồm việc hoạch định chính sách, tổ chức thực hiện chính sách, kiểm
tra và giám sát các hoạt động trong việc thực thi chính sách, pháp luật
BHXH đã ban hành, nhằm đạt được những mục tiêu của chính sách
BHXH.

4|Page


1.3 Một số vấn đề về công tác quản lý đối tượng tham gia bảo
hiểm xã hội bắt buộc
1.3.1 Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
a. Người lao động
- Là công dân Việt Nam bao gồm:



Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời
hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động
theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ
đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được
ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo
pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật



về lao động;
Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01





tháng đến dưới 03 tháng;
Cán bộ , công chức, viên chức;
Công nhân quốc phòng, công nhân công an , người làm công



tác khác trong tổ chức cơ yếu;
Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ
quan ,hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ
thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng
lương như đối với quân nhân;

5|Page




Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ
công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội ,



công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại
Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo




hợp đồng;
Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác



xã có hưởng tiền lương;
Người hoạt động không chuyên trách ở xã , phường , thị trấn.

- Là công dân nước ngoài:


Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt
nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc
giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam
cấp được tham gia BHXH bắt buộc theo quy định của chính
phủ.

b.Người sử dụng lao động bao gồm:

6|Page





Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân;
Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức chính trị xã
hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiêp, tổ chức xã




hội khác;
Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên



lãnh thổ Việt Nam;
Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể,tổ hợp tác, tổ
chức khác và cá nhân thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp
đồng lao động.

1.3.2 Phạm vi quản lý
Quản lý các đơn vị SDLĐ thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc
trên địa bàn quản lý theo sự phân cấp quản lý;
Quản lý NLĐ thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc trong từng
đơn vị SDLĐ thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc trên địa bàn quản
lý theo sự phân cấp quản lý;
Quản lý mức tiền lương, tiền công đóng BHXH bắt buộc của
những NLĐ tham gia BHXH bắt buộc và tổng quỹ tiền lương, tiền
công đóng BHXH bắt buộc của các đơn vị SDLĐ tham gia BHXH
bắt buộc.

7|Page


1.3.3 Nội dung công tác quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã
hội bắt buộc
Quản lý danh sách lao động tham gia BHXH bắt buộc trong
từng đơn vị SDLĐ; danh sách điều chỉnh lao động và mức lương
đóng BHXH bắt buộc.

Quản lý tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng BHXH bắt
buộc. Bảng kê khai mức tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng
BHXH do đơn vị SDLĐ lập theo mẫu quy định của BHXH Việt
Nam.
Quản lý tổng quỹ tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng
BHXH của từng đơn vị tham gia BHXH bắt buộc. Bảng kê khai tổng
quỹ tiền lương, tiền công do đơn vị QLĐTTG lập theo mẫu của
BHXH Việt Nam.
Quản lý mức đóng BHXH của từng đơn vị và từng người tham
gia trên cơ sở danh sách tham gia BHXH của từng đơn vị.
Cấp, quản lý sổ BHXH cho người tham gia BHXH và hàng
năm ghi bổ sung vào sổ BHXH theo các tiêu thức ghi trong sổ và
theo quy định của pháp luật về BHXH
1.3.4 Vai trò của công tác quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã
hội bắt buộc

8|Page


Làm cơ sở cho việc tổ chức hoạt động thu BHXH đúng đối tượng,
đủ số lượng theo đúng quy định của pháp luật về BHXH và đúng thời
gian quy định;
Là điều kiện đảm bảo quyền thực hiện quyền tham gia BHXH của
NLĐ, đơn vị SDLĐ theo quy định của pháp luật về BHXH;
Góp phần khai thác triệt để đối tượng tham gia BHXH bắt buộc
nhằm thực hiện mục tiêu mở rộng phạm vi “che phủ” của BHXH,
tiến tới thực hiện BHXH cho mọi người vì sự an sinh và công bằng
xã hội theo chủ trương của Nhà nước;
Làm cơ sở giải quyết quyền lợi hưởng BHXH cho các đối tượng
tham gia theo đúng quy định của pháp luật về BHXH;

Góp phần tích cực và việc phòng ngừa, hạn chế những hành vi vi
phạm pháp luật về BHXH của tổ chức, cá nhân có liên quan trong
quá trình thực hiện pháp luật về BHXH.

1.3.5 Công cụ quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
Cơ sở pháp lý
Bộ máy tổ chức
Hồ sơ tham gia và thủ tục thực hiện

9|Page


Công nghệ thông tin
Các cơ quan, tổ chức hữu quan.

CHƯƠNG II:
Thực trạng công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH
bắt buộc tại thành phố Vĩnh Yên – tỉnh Vĩnh Phúc năm
2011 -2014

10 | P a g e


2.1 Khái quát chung về thành phố Vĩnh Yên và bảo hiểm xã hội
thành phố Vĩnh Yên
2.1.1 Khái quát chung về thành phố Vĩnh Yên
Vĩnh Yên là thành phố của tỉnh Vĩnh Phúc, ở miền bắc Việt
Nam. Có 5.080,21 ha diện tích tự nhiên và 152.801 nhân khẩu (năm
2013 ), có chín đơn vị hành chính gồm các phường: Ngô Quyền, Liên
Bảo, Tích Sơn, Đồng Tâm, Hội Hợp, Khai Quang, Đống Đa và các

xã Định Trung, Thanh Trù.
Hiện nay, thành phố có 1.159 cơ sở sản xuất công nghiệp,
trong đó có trên 30 dự án vốn FDI tập trung chính ở hai khu công
nghiệp là Khai Quang và Lai Sơn, giải quyết hàng vạn lao động trên
địa bàn và các vùng lân cận. Ngoài ra, còn các cụm phát triển kinh tế
nằm rải rác ở các xã, phường phục vụ cho các dự án có quy mô vừa
và nhỏ.

2.1.2 Khái quát chung về bảo hiểm xã hội thành phố Vĩnh Yên
a. Vị trí, chức năng
Là cơ quan trực thuộc BHXH tỉnh, có chức năng giúp giám
đốc BHXH tỉnh tổ chức thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHYT,

11 | P a g e


Chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của giám đốc BHXH tỉnh và chịu
sự quản lý hành chính Nhà nước của Uỷ ban nhân dân thành phố.
Có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản và trụ sở riêng.
b. Nhiệm vụ và quyền hạn
Xây dựng, trình giám đốc BHXH tỉnh kế hoạch phát triển
BHXH dài hạn, ngắn hạn và chương trình công tác hàng năm.
Tổ chức thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến
các chế độ, chính sách, pháp luật về BHXH; cấp sổ BHXH, thẻ
BHYT; thu các khoản đóng BHXH, BHYT; chi trả các chế độ
BHXH, BHYT.
Kiểm tra, giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo về việc
thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHYT.
Tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch cải cách hành chính
theo chỉ đạo, hướng dẫn của BHXH tỉnh và hướng dẫn nghiệp vụ

BHXH, BHYT cho các tổ chức và cá nhân tham gia bảo hiểm.
Đề xuất, kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thanh
tra, kiểm tra các tổ chức và cá nhân trong việc thực hiện BHXH,
BHYT.
Cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về việc đóng, quyền
được hưởng các chế dộ bảo hiểm, thủ tục thực hiện BHXH, BHYT;
tài liệu, thông tin liên quan theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền.

12 | P a g e


Quản lý và sử dụng viên chức, tài chính, tài sản của BHXH
thành phố.
c. Chế độ quản lý, chế độ làm việc và trách nhiệm của giám đốc
bảo hiểm xã hội thành phố


Chế độ quản lý
Do giám đốc quản lý và điều hành. Giúp giám đốc có các phó

giám đốc. Giám đốc và các phó giám đốc do giám đốc BHXH tỉnh bổ
nhiệm, miễn nhiệm, (số lượng phó giám đốc không quá 2 người).
Không có cơ cấu tổ chức trực thuộc. Giám đốc BHXH thành
phố quy định nhiệm vụ cụ thể cho từng viên chức.


Chế độ làm việc
Giám đốc làm việc theo chế độ thủ trưởng; bảo đảm nguyên


tắc tập trung, dân chủ; ban hành quy chế làm việc, chế độ thông tin,
báo cáo của BHXH thành phố theo chỉ đạo, hướng dẫn của BHXH
tỉnh và chỉ đạo.
Giám đốc phân công hoặc uỷ quyền cho phó giám đốc giải
quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền của giám đốc. Giám đốc phải
chịu trách nhiệm về quyết định của phó giám đốc được phân công
hoặc uỷ quyền giải quyết.


Trách nhiệm
Quyết định các công việc thuộc phạm vi và thẩm quyền quản

lý của BHXH thành phố và chịu trách nhiệm về các quyết định đó.

13 | P a g e


Quyết định các biện pháp để tăng cường kỷ luật, kỷ cương
hành chính, chống tham nhũng, chịu trách nhiệm khi xảy ra hành vi
vi phạm.
Giám đốc chịu trách nhiệm trước pháp luật khi để xảy ra thâm
hụt quỹ BHXH, BHYT do quản lý.
Thực hiện các quy định của pháp luật, của BHXH Việt Nam và
quy định quản lý hành chính nhà nước của Uỷ ban nhân dân thành
phố.
2.2 Thực trạng công tác quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã
hội bắt buộc thành phố Vĩnh Yên giai đoạn 2011 - 2014
2.2.1 Tình hình thực hiện
Sau nhiều năm đi vào hoạt động, BHXH thành phố Vĩnh Yên
đã nhận thấy được vai trò và tầm quan trọng của công tác QLĐTTG

BHXH bắt buộc nên đã luôn chú trọng nâng cao, mở rộng và phát
triển công tác này thông qua các hoạt động thường xuyên như: thay
đổi, cập nhập và đề ra các phương hướng, nhiệm vụ, công cụ quản lý
mới và các giải pháp cụ thể về công tác QLĐTTG BHXH bắt buộc
cho phù hợp với đơn vị trong từng hoàn cảnh, giai đoạn cụ thể:


Đào tạo đội ngũ cán bộ trẻ có được trình độ chuyên môn cao
và sáng tạo để đáp ứng được với nhu cầu, nhiệm vụ của ngành.

14 | P a g e


Hướng dẫn và phối hợp với các ban ngành phường, xã trực



thuộc đơn vị tuyên truyền và vận động các đơn vị SDLĐ và


NLĐ trên địa bàn thành phố tích cực hưởng ứng tham gia.
Chủ động kết hợp với: Liên đoàn lao động thành phố, Liên
minh hợp tác xã thành phố… nhằm tạo điều kiện để cơ quan
BHXH thành phố hoàn thành tốt những công tác QLĐTTG



BHXH bắt buộc được giao.
Lấy hệ thống các văn bản pháp quy làm cơ sở pháp lý để thực
hiện giải quyết các chế độ cho NLĐ tham gia BHXH bắt buộc,

đồng thời để cho công tác QLĐTTG BHXH bắt buộc đảm bảo
đúng nguyên tắc, chặt chẽ về chế độ theo mục tiêu của BHXH



Việt Nam.
Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện của các phòng



ban, đơn vị có liên quan.
Khuyến khích nhân viên làm việc năng động, nhiệt tình, có



hiệu quả và sáng tạo trong công việc.
Khuyến nghị với cơ quan BHXH tỉnh Vĩnh Phúc về việc sửa
đổi , bổ sung công tác QLĐTTG BHXH bắt buộc

Tình hình các đơn vị, NLĐ tham gia BHXH bắt buộc trên địa bàn
thành phố Vĩnh Yên giai đoạn 2011 – 2014 được thể hiện qua bảng
thống kê sau:
Bảng 2.1: Tình hình tham gia BHXH bắt buộc:
2011

2012

2013

2014


Năm
Số

15 | P a g e

Số

Số

Số

Số

Số

Số

Số


Khối

đơn
người đơn người
vị
(người) vị
(người)
(Đv)
(Đv)


đơn người
vị
(người)
(Đv)

đơn người
vị
(người)
(Đv)

DNNN
HCSN
UBND
Phường,x
ã
DNQP
Ngoài
công lập
Trường
học
Tổng số
đơn vị
tham gia

10
30
7

625

921
382

9
32
8

684
958
377

15
37
8

736
915
349

17
45
9

697
964
296

25
8


458
248

27
10

464
253

38
25

441
247

50
26

519
274

70

1826

75

1847

79


1835

76

1849

150

4460

161

4583

202

4523

222

4599

(Nguồn: BHXH Thành Phố Vĩnh
Yên)
Qua bảng số liệu trên nhìn chung ta thấy số đơn vị SDLĐ và NLĐ
tham gia BHXH tại thành phố Vĩnh Yên trong bốn năm từ 2011 –
2014 là tăng qua các năm tuy nhiên mức tăng không đồng đều và
tương đối chậm, cụ thể:



Tổng số đơn vị tham gia tăng 72 đơn vị, gấp 1.48 lần so với








năm 2011. Trong đó:
Khối DNNN tăng 7 đơn vị, gấp 1.7 lần.
Khối HCSN tăng 15 đơn vị, gấp 1.5 lần.
Khối UBND phường, xã giảm 86 đơn vị, giảm 1.29 lần.
Khối DNQP tăng 25 đơn vị, gấp 2 lần.
Khối ngoài công lập tăng 18 đơn vị, gấp 3.25 lần.
Khối trường học tăng 6 đơn vị, gấp 1.09 lần.

16 | P a g e




Tổng số lao động tham gia tăng 139 người, gấp 1.03 lần so với









năm 2014. Trong đó:
Khối DNNN tăng 72 người, gấp 1.12 lần.
Khối HCSN tăng 43 người, gấp 1.05 lần.
Khối UBND phường, xã tăng 2 người, gấp 1.29 lần.
Khối DNQP tăng 61 người, gấp 1.13 lần.
Khối ngoài công lập tăng 26 người, gấp 1.1 lần.
Khối trường học tăng 20 người, gấp 1.01 lần.

2.2.2 Đánh giá
a. Kết quả đạt được


Trong bốn năm trở lại đây BHXH thành phố Vĩnh Yên luôn



hoàn thành tốt và vượt các chỉ tiêu, kế hoạch được giao.
Số lượng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc tăng lên tương
đối, thành phần phong phú, hướng đến nhiều doanh nghiệp,



đơn vị cũng như thành phần lao động khác.
Công tác QLĐTTG BHXH bắt buộc đảm bảo đúng nguyên tắc,



chặt chẽ về chế độ theo mục tiêu của BHXH Việt Nam.

Các khuyến nghị với cơ quan BHXH tỉnh Vĩnh Phúc về việc
sửa đổi , bổ sung công tác QLĐTTG BHXH bắt buộc được
chấp thuận, giảm thiểu được những công tác, thủ tục rườm rà
và ứng dụng được những phương pháp mới phù hợp, có hiệu
quả hơn.

17 | P a g e




Việc chủ động phối hợp với các ban ngành có liên quan đã mở
rộng tương đối số lượng đối tượng tham gia và góp phần hoàn



thành tốt và phát triển công tác QLĐTTG BHXH bắt buộc.
Phát hiện và xử lý kịp thời những trường hợp vi phạm nhờ việc



kiểm tra, giám sát thường xuyên.
Việc đào tạo, cử cán bộ, viên chức đi học đã đem lại những kết
quả tốt, đáp ứng được nhu cầu, nhiệm vụ của ngành. Số cán
bộ, viên chức có trình độ chuyên môn, ý thức trách nhiệm, sự
năng động, sáng tạo chiếm đa số trong tổng số cán bộ, viên
chứctoàn đơn vị. Đặc biệt những viên chức được cử đi học đã
nắm vững và có trình độ, kỹ năng, chuyên môn cao trong công




tác QLĐTTG BHXH bắt buộc.
Ứng dụng CNTT trong công tác QLĐTTG BHXH bắt buộc
đem lại hiệu quả tích cực.Các thủ tục, qui trình thực hiện liên
quan ngày càng được đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện và phù
hợp với thực tiễn.

b. Hạn chế, nguyên nhân


Hạn chế:

Bên cạnh những kết quả, thành tựu đạt được, thì công tác
QLĐTTG BHXH bắt buộc BHXH thành phố Vĩnh Yên vẫn còn tồn
tại những hạn chế, yếu kém cần nhanh chóng sửa đổi và khắc phục,
đó là:


Thứ nhất: Nhận thức chung về BHXH bắt buộc của đơn vị
SDLĐ và NLĐ trên địa bàn còn hạn chế, chưa hiểu rõ cũng

18 | P a g e


như nắm bắt được những quyền lợi của mình khi tham gia


BHXH bắt buộc.
Thứ hai: Mặc dù thường xuyên tổ chức đào tạo, cử cán bộ,
viên chức đi học để nâng cao trình độ nhưng đội ngũ cán

bộ, công chức vẫn còn nhiều bất cập, thích ứng với công
nghệ mới tương đối khó khăn, nhất là đối với những viên
chức ở độ tuổi trung niên. Hơn nữa, một số viên chức phải
đảm đương nhiều công việc do số lượng viên chức tại đơn
vị còn thiếu dẫn đến số công việc bi trì trệ, giải quyết muộn,



không kịp thời còn tương đối.
Thứ ba: Công tác quản lý và điều hành chưa đồng bộ,
BHXH thành phố vẫn chưa nắm chắc được số lượng đơn vị



SDLĐ trên địa bàn.
Thứ tư: Kinh phí hoạt động còn thấp,thiếu cơ sở vật chất
phục vụ, thiếu kinh phí đào tạo và chưa có chính sách, cơ
chế thỏa đáng cho những đơn vị cá nhân làm tốt, vượt công




việc được giao.
Thứ năm: Tình hình trốn đóng, nợ đóng vẫn chưa được giải

quyết triệt để.
Nguyên nhân:

Còn tồn tại những hạn chế như trên là bởi những nguyên nhân:



Công tác tuyên truyền và vận động của BHXH thành phố
Vĩnh Yên còn chưa sâu rộng đến người SDLĐ và NLĐ, nội
dung và hình thức còn đơn giản,hơn nữa trình độ của các
cán bộ tuyên truyền chưa cao, chưa hấp dẫn nên không thu
hút được nhiều đối tượng tham gia.

19 | P a g e




Nhận thức của người SDLĐ và NLĐ về nghĩa vụ và quyền



lợi về việc tham gia BHXH bắt buộc còn hạn chế.
Nhiều doanh nghiệp do mới thành lập, sản xuất kinh doanh
chưa ổn định, nguồn vốn chưa lớn nên chưa có điều kiện
tham gia BHXH, nhất là đối với các doanh nghiệp vừa và



nhỏ, doanh nghiệp tư nhân.
Các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố chủ yếu có quy
mô là vừa và nhỏ, lao động làm việc theo mùa vụ, ý thức



của người SDLĐ và NLĐ chưa cao.

Các chế tài xử lý nộp phạt chưa nghiêm và mức nộp phạt
còn thấp, tính dăn đe chưa cao nên tình trạng cố tình trốn



đóng, nợ đóng vẫn còn nhiều.
Tình trạng thiếu cán bộ và cán bộ có trình độ chuyên môn



cao vẫn còn.
Chế độ BHXH thường xuyên được sửa đổi, do đó lượng
văn bản quá nhiều dẫn đến các bộ phận khó thực hiện,
người SDLĐ và NLĐ khó nắm vững. Và đôi khi chính các
quy định của pháp luật tạo kẽ hở đã vô tình khuyến khích
các doanh nghiệp lạm dụng để vi phạm.

20 | P a g e


CHƯƠNG III:
Một số giải pháp, khuyến nghị nhằm hoàn thiện và nâng
cao hiệu quả công tác quản lý đối tượng tham gia bảo
hiểm xã hội bắt buộc thành phố Vĩnh Yên – tỉnh Vĩnh
Phúc.
3.1 Phương hướng thực hiện công tác quản lý đối tượng tham gia
bảo hiểm xã hội bắt buộc tại thành phố Vĩnh Yên trong những
năm tới:
Tiếp tục phát huy những thành tựu đã đạt được, hoàn thành tốt
hơn những nhiệm vụ được giao;

Tìm kiếm, phát hiện ra những mặt còn tồn tại để đưa ra được
những biện pháp phù hợp nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế đó;
Đầu tư nâng cao chất lượng bộ máy quản lý, năng lực, trình độ
chuyên môn và ý thức trách nhiệm của đội ngũ viên chức tại đơn vị.

21 | P a g e


Đẩy mạnh công tác thi đua, khen thưởng đối với những đơn vị
trực thuộc, các nhân viên chức có thành tính tốt, hoàn thành vượt bậc
công việc được giao.
Khai thác mở rộng đối tượng tham gia, hướng đến khai thác tất
cả NLĐ và các doanh nghiệp đóng trên địa bàn thành phố.
Quản lý chặt chẽ, giải quyết nhanh chóng, kịp thời các chế độ
BHXH bắt buộc cho người tham gia trên địa bàn theo đúng quy định.
Tiếp tục ứng dụng CNTT vào công tác QLĐTTG BXH bắt
buộc và các công tác khác có liên quan. Tăng cường đào tạo nâng cao
trình độ cho viên chức để ứng dụng một cách có hiệu quả nhất, phát
huy được tối đa vai trò của việc ứng dụng CNTT.
Tiếp tục phối hợp với các ban ngành, đơn vị có liên quan để có
thể thực hiện tốt nhất những nhiệm vụ đã được giao.
Không ngừng nâng cao, sửa đổi bổ sung công tác QLĐTTG
BHXH bắt buộc và không ngừng đưa ra những ý tưởng, sáng kiến
nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác này.
Nắm bắt, cập nhập thường xuyên các nguồn đối tượng tham
gia cũng như các công cụ, phương pháp QLĐTTG BHXH bắt buộc
hữu dụng, có tính ứng dụng cao.
Tiếp tục hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình
độ chuyên môn, có ý thứ trách nhiệm đối với công việc và phẩm chất


22 | P a g e


đạo đức tốt cho đội ngũ cán bộ, viên chức trong đơn vị. Ngoài ra,
tăng cường đào tạo thêm những kiến thức, kỹ năng về ngoại ngữ, tin
học cho họ.
Tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, giám sát và xử lý các
đơn vị, cá nhân vi phạm.
Tích cực đưa ra những ý kiến, khuyến nghị đối với cơ quan
BHXH cấp trên nhằm góp phần hoàn thiện và có hiệu quả hơn nữa hệ
thống BHXH nói chung và công tác QLĐTTG BHXH bắt buộc nói
riêng.
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý đối tượng

3.2

tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thành phố Vĩnh Yên
3.2.1

Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, viên chức
Để công tác QLĐTTG BHXH bắt buộc có được hiệu quả cao

trước hết cần phải có một đội ngũ cán bộ, viên chức giỏi về trình độ
chuyên môn, nghiệp vụ, nắm rõ các kiến thức về chính sách BHXH,
phẩm chất đạo đức, chính trị vững vàng, năng động và có sự sáng
tạo, có như vậy mới đáp ứng được những nhu cầu của công việc. Hơn
nữa, công tác QLĐTTG BHXH bắt buộc đòi hỏi người cán bộ, viên
chức phải luôn tiếp xúc với người SDLĐ và NLĐ, vì vậy người cán
bộ phải linh hoạt, xử lý và làm chủ được mọi tình huống. Để có được
một đội ngũ cán bộ, viên chức như vậy BHXH thành phố Vĩnh Yên

cần phải: tăng cường nguồn nhân lực thường xuyên; cử cán bộ đi học

23 | P a g e


nâng cao, trau dồi trình độ chuyên môn; trao đổi, học hỏi kinh
nghiệm của các địa phương khác cũng như các nước trên thế giới; tạo
điều kiện cho các cán bộ trẻ, cán bộ chưa hiểu hết về BHXH đi học
các lớp tại chức chuyên ngành về BHXH để họ được đào tạo một
cách có hệ thống, bài bản và khoa học…
3.2.2 Mở rộng đối tượng tham gia
Đây là một trong những giải pháp hữu hiệu trong việc kiện
toàn cũng như phát triển hệ thống BHXH. Do vậy, BHXH thành phố
nói riêng và BHXH Việt Nam nói chung cần mở rộng đối tượng tham
gia BHXH bắt buộc, hướng đến mọi loại hình doanh nghiệp và NLĐ
trong mọi ngành nghề, thành phần, lĩnh vực kinh tế.

3.2.3

Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về chính sách bảo hiểm xã
hội
Việc tuyên truyền và phổ biến chính sách BHXH đến từng cơ

quan, đơn vị SDLĐ và NLĐ là điều hết sức cần thiết, có ý nghĩa quan
trọng và cấp bách trong giai đoạn hiện nay bởi một trong những
nguyên nhân dẫn đến tình trạng số người tham gia BHXH bắt buộc
còn ít, tình trạng nợ đóng, trốn đóng còn nhiều là do sự nhận thức, sự
hiểu biết của người SDLĐ cũng như NLĐ còn hạn chế. Vì vậy cần
phải đẩy mạnh hơn nữa công tác này, thông qua các biện pháp như:
Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền phổ biến sâu rộng chính


24 | P a g e


sách BHXH đến từng NLĐ, từng đơn vị SDLĐ; thường xuyên mở
rộng phạm vi, hình thức và nội dung tuyên truyền; lồng ghép phổ
biến, tuyên truyền chính sách BHXH với việc triển khai các chương
trình của các ban ngành, đoàn thể…

3.2.4 Phối hợp với các ban ngành, cơ sở có liên quan
Tích cực phối hợp với các phòng ban có liên quan sẽ tạo điều
kiện để thực hiện công tác QLĐTTG BHXH bắt buộc theo đúng các
nguyên tắc, quy định của pháp luật. Sự phối hợp này sẽ giúp cơ quan
BHXH có thể nắm rõ số lượng các đơn vị SDLĐ, NLĐ trên địa bàn
và có thể mở rộng được các hình thức thông tin, tuyên truyền. Đối
với các đơn vị trốn đóng, nợ đóng có thể thông qua các cơ quan quản
lý trực tiếp để đôn đốc, nhắc nhở kịp thời, thường xuyên.

3.2.5 Kiện toàn bộ máy tổ chức
Cơ cấu tổ chức bộ máy BHXH tại thành phố còn chưa đồng
bộ, thống nhất và hạn chế về trình độ, nghiệp vụ, số lượng cán bộ làm
công tác QLĐTTG còn chưa đủ cho nên việc củng cố, kiện toàn,
nâng cao chất lượng hệ thống BHXH thành phố nói chung và công
tác QLĐTTG là rất cần thiết. Vì vậy cần phải phân công số lượng cán
bộ phù hợp với lượng công việc và yêu cầu trình độ; lập kế hoạch cụ
thể cho từng kế hoạch, lĩnh vực; phát hiện kịp thời và xử lý những sai

25 | P a g e



×