Tải bản đầy đủ (.doc) (72 trang)

QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN VÀ CHẤT THẢI NGUY HẠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 72 trang )


VIỆN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ MÔI
TRƯỜNG
TIỂU LUẬN
QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN VÀ CHẤT THẢI NGUY HẠI
CƠ SỞ HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN
TP HCM tháng 05 năm 2011
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
…………………………………………………………………………………………
…....
…………………………………………………………………………………………
…....
…………………………………………………………………………………………
…....
…………………………………………………………………………………………
…....
…………………………………………………………………………………………
…....
…………………………………………………………………………………………
…....
…………………………………………………………………………………………
…....
…………………………………………………………………………………………
…....
…………………………………………………………………………………………
…....
…………………………………………………………………………………………
…....
…………………………………………………………………………………………
…....
…………………………………………………………………………………………


…....
…………………………………………………………………………………………
…....
…………………………………………………………………………………………
…....
…………………………………………………………………………………………
…....
…………………………………………………………………………………………
…....
…………………………………………………………………………………………
…....
…………………………………………………………………………………………
…....
…………………………………………………………………………………………
…....
…………………………………………………………………………………………
…....
…………………………………………………………………………………………
…....
…………………………………………………………………………………………
…....
…………………………………………………………………………………………
…....
…………………………………………………………………………………………
…....
MỤC LỤC
Mở đầu.....................................................................................................................6
1. Thách thức trong quản lý chất thải rắn ở việt nam............................................7
1.1. Sức ép dân số dân số và quá trình công nghiệp hóa ở Việt Nam......7
1.2. Thành phần của chất thải rắn ngày càng đa dạng và phức tạp..........11

1.2. Khó khăn về nguồn nhân lực...........................................................12
1.4. Tỉ lệ thu gom chất thải rắn chưa được triệt để.................................15
1.5. Khó khăn trong phân loại rác tại nguồn...........................................18
1.6. Các thách thức khác.........................................................................19
2 . Thực trạng quản lý chất thải rắn ở việt nam.......................................................21
3. Tiếp cận quản lý tổng hợp chất thải rắn.............................................................22
3.1 Quản lý tổng hợp chất thải rắn theo hướng bền vững ......................22
3.2 Những vấn đề đặt ra trong áp dụng quản lý tổng hợp chất thải rắn
và các giải pháp chính sách thực hiện trong điều kiện của Việt Nam ..................27
3.3 Các giải pháp về chính sách trong quản lý chất thải rắn ở Việt Nam
..................................................................................................................................28
4. Hệ thống kỹ thuật quản lý chất thải rắn............................................................32
4.1 Cơ cấu và sơ đồ tổ chức quản lý chất thải rắn đô thị.........................32
4.1.1. Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn ở đô thị.............................33
4.1.2. Hệ thống thu gom chất thải rắn ở đô thị.................................34
4.1.3 Lưu trữ chất thải rắn tại
nguồn
38
4.1.4.Hiện trạng xử lý chất thải rắn đô thị tại thành phố
Hồ Chí Minh....................................................................................41
4.2. Quản lý, phân loại, lưu trữ và xử lý chất thải rắn tại nguồn...............41
4.2.1 Quản lý, phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại các hộ
Gia
Đình..........................................................................................42
4.2.2 Quản lý, phân loại chất thải rắn tại các khu thương mại và các

sở
sản xuất công
nghiệp
khu thương

mại...................................47
4.2.3 Lưu trữ chất thải rắn Tại n
guồn
47
4.2.4 Xử lý chất thải rắn tại hộ gia
Đình
..........................................................................................................
50
4.2.5 Xử lý chất thải tại các khu thương
mại
..........................................................................................................
52
4.2.6. Dự án phân loại chất thải rắn tại nguồn, tp. Hồ chí
minh...............52
4.2.6.1 Phương án
1
........................................................................
53
4.2.6.2 Phương án
2...............................................................57
4.3 Kinh nghiệm thực hiện chương trình phân loại rác tại nguồn
của
các
nước trên thế
giới..................................................................................................................62
5. Một số biện pháp cải thiện hoạt động thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành
phố Hồ Chí Minh......................................................................................................63
5. 1. Về các hình thức tổ chức thu gom rác..................................................65
5. 2. Về cơ chế quản lý.................................................................................67
5. 4. Cần xác định rõ trách nhiệm của toàn xã hội trong việc thu gom

rác thải..........................................................................................................69
5. 3. Về các chính sách hỗ trợ cho các tổ chức thu gom rác hoạt động.......70
6. Hệ thống quản lý chất thải rắn của Singapore......................................................71
Tài liệu tham khảo....................................................................................................72
Mở đầu
Nền kinh tế đất nước ngày một phát triển không ngừng. Cùng với đó là sự tăng thêm
các cơ sở sản xuất, các khu tập trung dân cư ngày càng nhiều, nhu cầu tiêu dùng các sản
phẩm vật chất cũng ngày càng lớn, những điều đó tạo điều kiện kích thích các ngành
sản xuất, kinh doanh và dịch vụ mở rộng và phát triển nhanh chóng, nâng cao mức sống
chung của xã hội; mặt khác cũng tạo ra một số lượng lớn chất thải bao gồm: Chất thải
sinh hoạt, chất thải công nghiệp, chất thải y tế, chất thải nông nghiệp, chất thải xây
dựng... Chính vì vậy mà yêu cầu đối với hệ thống quản lý của Nhà nước đối với chất
thải nói chung và chất thải rắn nói riêng là phải làm sao đáp ứng được với xu thế đó.
Nhằm mục đích tìm hiểu kỹ hơn về hệ thống này để có cái nhìn tổng quát hơn về cách
thức quản lý đối với chất thải hiện nay. Đó là lý do nhóm chúng tôi tiến hành thực hiện
đề tài này.
1. THÁCH THỨC TRONG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Ở VIỆT NAM
Bảo vệ môi trường ngày nay đã trở thành một vẫn đề vô cùng bức bách và
trọng yếu của mọi quốc gia, vì nó liên quan đến vấn đề sống còn của nhân loại.
Cùng với sự phát triển khoa học và công nghệ, cùng với phát kiến về thế giới
xung quanh và động cơ làm giàu một cách vị kỷ, nhiều quốc gia, nhiều công ty,
tập đoàn xuyên quốc gia đã tàn phá môi trường - cái nôi nuôi dưỡng chính họ,
và con người đã bước đầu nhận thức ra được nguy cơ này. Tổ chức môi trường
của Liên Hợp Quốc và của nhiều quốc gia đã thường xuyên ban hành các quy
ước quốc tế về môi trường , các quyết định nghiêm cấm tức thời và lâu dài
v.v… Nhân loại đã thấy rằng, vấn đề môi trường là vấn đề của toàn cầu. Ý thức
được tầm quan trọng của vấn đề này, nước ta đã chính thức tham gia các công
ước quốc tế về môi trường.
Nhu cầu về quản lí chất thải rắn ở Việt Nam là rất lớn nếu xét tương quan với
năng lực hiện có và tốc độ tăng trưởng các đô thị và phát triển công nghiệp.

trong công tác quản lý chất thải rắn ở việt nam không tránh khỏi những khó khăn
và thách thức sau:
1.1. Sức ép dân số dân số và quá trình công nghiệp hóa ở Việt Nam
Trong 20 năm qua, Việt Nam đã đạt được những bước tiến đáng kể về phát triển
kinh tế - xã hội. Từ năm 2005 đến nay, GDP liên tục tăng, bình quân đạt trên
7%/năm. Năm 2005, tốc độ này đạt 8,43%, là mức tăng trưởng cao nhất trong
vòng 9 năm qua. Đến cuối năm 2005, dân số Việt Nam là 83.119.900 người. Từ
năm 2000 - 2005, dân số Việt Nam tăng 5,48 triệu người, trong đó tỉ lệ dân số
thành thị tăng từ 24,18% năm 2000 - 26,97% năm 2005, tương ứng tỉ lệ dân số
nông thôn giảm từ 75,82% xuống 73,93%. Dự báo đến năm 2010, dân số thành
thị lên tới 30,4 triệu người, chiếm 33% dân số và đến năm 2020 là 46 triệu
người, chiếm 45% dân số cả nước.
 Năm 1990, Việt Nam có khoảng 500 đô thị lớn nhỏ. Tính đến tháng 6/2007 có
tổng cộng 729 đô thị các loại, trong đó có 2 đô thị loại đặc biệt (Hà Nội và TP.
Hồ Chí Minh), 4 đô thị loại I (thành phố), 13 đô thị loại II (thành phố), 43 đô thị
loại III (thành phố), 36 đô thị loại IV (thị xã), 631 đô thị loại V (thị trấn và thị
tứ). Trong những năm qua, tốc độ đô thị hóa diễn ra rất nhanh đã trở thành nhân
tố tích cực đối với phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh
những lợi ích về kinh tế - xã hội, đô thị hóa quá nhanh đã tạo ra sức ép về nhiều
mặt, dẫn đến suy giảm chất lượng môi trường và phát triển không bền vững.
Lượng chất thải rắn phát sinh tại các đô thị và khu công nghiệp ngày càng nhiều
với thành phần phức tạp.
 Lượng chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) tại các đô thị ở nước ta đang có xu thế
phát sinh ngày càng tăng, tính trung bình mỗi năm tăng khoảng 10%. Tỷ lệ tăng
cao tập trung ở các đô thị đang có xu hướng mở rộng, phát triển mạnh cả về quy
mô lẫn dân số và các khu công nghiệp, như các đô thị tỉnh Phú Thọ (19,9%),
thành phố Phủ Lý (17,3%), Hưng Yên (12,3%), Rạch Giá (12,7%), Cao Lãnh
(12,5%)... Các đô thị khu vực Tây Nguyên có tỷ lệ phát sinh CTRSH tăng đồng
đều hàng năm và với tỷ lệ tăng ít hơn (5,0%).
 Tổng lượng phát sinh CTRSH tại các đô thị loại III trở lên và một số đô thị loại

IV là các trung tâm văn hóa, xã hội, kinh tế của các tỉnh thành trên cả nước lên
đến 6,5 triệu tấn/năm, trong đó CTRSH phát sinh từ các hộ gia đình, nhà hàng,
các chợ và kinh doanh là chủ yếu. Lượng còn lại từ các công sở, đường phố, các
cơ sở y tế. Chất thải nguy hại công nghiệp và các nguồn chất thải y tế nguy hại ở
các đô thị tuy chiếm tỷ lệ ít nhưng chưa được xử lý triệt để vẫn còn tình trạng
chôn lấp lẫn với CTRSH đô thị.
 Kết quả điều tra tổng thể năm 2006 - 2007 cho thấy, lượng CTRSH đô thị phát
sinh chủ yếu tập trung ở 2 đô thị đặc biệt là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Tuy
chỉ có 2 đô thị nhưng tổng lượng CTRSH phát sinh tới 8.000 tấn/ngày
(2.920.000 tấn/năm) chiếm 45,24% tổng lượng CTRSH phát sinh từ tất cả các đô
thị (hình 1 và bảng 1).
 Tính theo vùng địa lý (hay vùng phát triển kinh tế - xã hội) thì các đô thị vùng
Đông Nam bộ có lượng CTRSH phát sinh lớn nhất tới 2.450.245 tấn/năm (chiếm
37,94% tổng lượng phát sinh CTRSH các đô thị loại III trở lên của cả nước), tiếp
đến là các đô thị vùng Đồng bằng sông Hồng có lượng phát sinh CTRSH đô thị
là 1.622.060 tấn/năm (chiếm 25,12%). Các đô thị khu vực miền núi Tây Bắc bộ
có lượng phát sinh CTRSH đô thị thấp nhất chỉ có 69.350 tấn/năm (chiếm 1,07%
), tiếp đến là các đô thị thuộc các tỉnh vùng Tây Nguyên, tổng lượng phát sinh
CTRSH đô thị là 237.350 tấn/năm (chiếm 3,68%) (Hình 2.2). Đô thị có lượng
CTRSH phát sinh lớn nhất là TP. Hồ Chí Minh (5.500 tấn/ngày), Hà Nội (2.500
tấn/ngày); đô thị có lượng CTRSH phát sinh ít nhất là Bắc Kạn - 12,3 tấn/ngày;
Thị xã Gia Nghĩa 12,6 tấn/ngày, Cao Bằng 20 tấn/ngày; TP. Đồng Hới 32,0
tấn/ngày; TP Yên Bái 33,4 tấn/ngày và thị xã Hà Giang 37,1 tấn/ngày.
 Tỷ lệ phát sinh CTRSH đôthị bình quân trên đầu người tại các đô thị đặc biệt và
đô thị loại I tương đối cao (0,84 – 0,96kg/người/ngày); đô thị loại II và loại III
có tỷ lệ phát sinh CTRSH đô thị bình quân trên đầu người là tương đương nhau
(0,72 - 0,73 kg/người/ngày); đô thị loại IV có tỷ lệ phát sinh CTRSH đô thị bình
quân trên một đầu người đạt khoảng 0,65 kg/người/ngày.
 Tỷ lệ phát sinh CTRSH tính bình quân lớn nhất tập trung ở các đô thị phát triển
du lịch như TP. Hạ Long 1,38kg/người/ngày; TP. Hội An 1,08kg/người/ngày;

TP. Đà Lạt 1,06kg/người/ngày; TP. Ninh Bình 1,30kg/người/ngày. Các đô thị có
tỷ lệ phát sinh CTRSH tính bình quân đầu người thấp nhất là TP. Đồng Hới
(Tỉnh Quảng Bình) chỉ 0,31kg/người/ngày; Thị xã Gia Nghĩa
0,35kg/người/ngày; Thị xã Kon Tum 0,35kg/người/ngày; Thị xã Cao Bằng
0,38kg/người/ngày. Trong khi đó tỷ lệ phát sinh bình quân đầu người tính trung
bình cho các đô thị trên phạm vi cả nước là 0,73kg/người/ngày (bảng 2).
 Với kết quả điều tra thống kê chưa đầy đủ như trên cho thấy, tổng lượng phát
sinh CTRSH tại các đô thị ở nước ta ngày càng gia tăng với tỷ lệ tương đối cao
(10%/năm) so với các nước phát triển trên thế giới. Tổng lượng phát sinh
CTRSH tại các đô thị loại III trở lên và một số đô thị loại IV lên khoảng 6,5 triệu
tấn/năm (năm 2004: tổng lượng chất thải sinh hoạt của tất cả các đô thị Việt
Nam là 6,4 triệu tấn/năm). Dự báo tổng lượng CTRSH đô thị đến năm 2010 vào
khoảng hơn 12 triệu tấn/năm và đến năm 2020 khoảng gần 22 triệu tấn/năm. Để
quản lý tốt nguồn chất thải này, đòi hỏi các cơ quan hữu quan cần đặc biệt quan
tâm hơn nữa đến các khâu giảm thiểu tại nguồn, tăng cường tái chế, tái sử dụng,
đầu tư công nghệ xử lý, tiêu hủy thích hợp góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi
trường do CTRSH gây ra.
1.2. Thành phần của chất thải rắn ngày càng đa dạng và phức tạp
Thành phần của chất thải rắn rất đa dạng và đặc trưng theo từng loại đô thị (thói
quen, mức độ
văn minh, tốc độ phát triển). Các đặc trưng điển hình của chất thải rắn như sau:
- Hợp phần có nguồn gốc hữu cơ cao (50,27 - 62,22%)
- Chứa nhiều đất cát, sỏi đá vụn, gạch vỡ
- Độ ẩm cao, nhiệt trị thấp (900 kcal/kg).
Việc phân tích thành phần chất thải rắn đóng vai trò quan trọng trong việc lựa chọn
công nghệ xử lý. Thành phần chất thải rắn của một số đô thị Việt Nam theo các
số liệu nghiên cứu năm 1998 được trình bày ở bảng 2.7.
Bảng 2.7. Thành phần chất thải rắn ở một số đô thị năm 1998 (theo % trọng
lượng)
STT Thành phần

Tại Tại Tại TP Tại Tại TP
1 Chất hữu cơ 51,10 50,58 40,1 - 44,7 31,50 41,25
2 Cao su, nhựa 5,50 4,52 2,7 - 4,5 22,50 8,78
3 Giấy, catton, giẻ vụn 4,20 7,52 5,5 - 5,7 6,81 24,83
4 Kim loại 2,50 0,22 0,3 - 0,5 1,40 1,55
5 Thủy tinh, sứ, gốm 1,80 0,63 3,9 - 8,5 1,80 5,59
6 Đất, đá,cát, gạch vụn 35,90 36,53 47,5 - 36,1 36,00 18,00
Độ ẩm
Độ tro
Tỷ trọng - tấn/m
3
47,7
15,9
0,42
45 - 48
16,62
0,45
40 - 46
11,0
0,57 - 0,65
39,05
40,25
0,38
27,18
58,75
0,412
Nguồn: số liệu quan trắc - CEETIA
Diễn biến về thành phần rác thải sinh hoạt tại Hà Nội từ năm 1995 đến 1998 được
thể hiện ở bảng 2.8
Bảng 2.8. Diễn biến về thành phần rác thải sinh hoạt tại Hà Nội từ năm 1995

đến 1999

Nguồn : số liệu quan trắc CEETIA
1.3. Khó khăn về nguồn nhân lực
Lực lượng thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại TPHCM
 Hiện nay trên địa bàn TPHCM đang tồn tại song song 2 hệ thống tổ chức thu
gom rác sinh hoạt: hệ thống thu gom công lập và hệ thống thu gom dân lập.
 Hệ thống công lập gồm 22 Công ty Dịch vụ công ích của các Quận. Hệ thống
này đảm nhận toàn bộ việc quét dọn vệ sinh đường phố, thu gom rác chợ, rác cơ
quan và các công trình công cộng, đồng thời thực hiện dịch vụ thu gom rác sinh
hoạt cho khoảng 30% số hộ dân trên địa bàn, sau đó đưa về trạm trung chuyển
hoặc đưa thẳng tới bãi rác. Một số đơn vị ký hợp đồng với Công ty Môi trường
Đô thị để vận chuyển rác trên địa bàn.
 Hệ thống thu gom dân lập bao gồm các cá nhân thu gom rác, các nghiệp đoàn
thu gom và các Hợp tác xã vệ sinh môi trường. Lực lượng thu gom dân lập chủ
yếu thu gom rác hộ dân (thông qua hình thức thỏa thuận hợp đồng dưới sự quản
lý của UBND Phường), trên 70% hộ dân trên địa bàn và các công ty gia đình
(Nguồn: Điều tra chỉ số hài lòng về dịch vụ thu gom 2008, Cục Thống kê và
Viện Nghiên cứu Phát triển). Rác dân lập chịu trách nhiệm quét dọn rác trong
các ngỏ hẻm, sau đó tập kết rác đến các điểm hẹn dọc đường hoặc bô rác trung
chuyển và chuyển giao rác cho các đơn vị vận chuyển rác.
Thành phần 1995 1996 1997 1998
Giấy vụn
Lá cây, rác hữu cơ
Túi nilon, đồ nhựa
Kim loại, vỏ đồ hộp
Thủy tinh, sành ,
gốm
Đất, cát và các chất khác
Tổng cộng

2,20
45,90
1,70
1,20
1,40
2,90
50,40
3,20
1,80
2,60
2,30
53,00
4,10
5,50
3,80
4,20
50,10
5,50
2,50
1,80
 Số lượng lao động thu gom công lập và dân lập tại các quận/huyện được thống
kê tại bảng sau.
Bảng: Số lượng lao động thu gom chất thải rắn đô thị tại các quận/huyện của thành
phố Hồ Chí Minh (năm 2006)
STT Quận/Huyện
Lao động thu công
(người)
Công lập Dân lập
1 Quận 1 270 73
2 Quận 2 30 50

3 Quận 3 131 370
4 Quận 4 68 130
5 Quận 5 140 200
6 Quận 6 158 185
7 Quận 7 86 120
8 Quận 8 150 125
9 Quận 9 33 160
10 Quận 10 136 140
11 Quận 11 100 250
12 Quận 12 32 110
13 Quận Phú Nhuận 96 288
14 Quận Bình Thạnh 236 220
15 Quận Tân Bình 325 464
16 Quận Tân Phú 96 130
17 Quận Thủ Đức 32 115
18 Quận Bình Tân 120 95
19 Quận Gò Vấp 74 165
20 Huyện Hóc Môn 23 40
21 Huyện Nhà Bè 30 85
22 Huyện Bình
Chánh
96 215
23 Huyện Củ Chi 60 50
24 Huyện Cần Giờ 19 -
Tổng cộng 2.541 3.780
Nguồn: Tổng hợp của các quận, huyện, thống kê từ Sở Tài nguyên và Môi
trường, 2006.
 Từ bảng trên cho thấy lực lượng thu gom dân lập chiếm gần 60% lực lượng thu
gom của toàn Thành phố, là lực lượng thu gom chủ yếu trong các đường nhỏ,
đường hẻm mà xe cơ giới không vào được. Mặc dù còn nhiều mặt hạn chế trong

công tác thu gom nhưng không thể phủ nhận vai trò quan trọng của lực lượng rác
dân lập trong công tác bảo vệ môi trường cho Thành phố.
 Đối với hệ thống thu gom rác công lập thì vấn đề tổ chức thu gom đã đi vào nề
nếp, từng bước ổn định. Đây là lực lượng nòng cốt có trách nhiệm duy trì các hoạt
động thu gom rác khu vực công cộng, quét dọn đường phố. Còn với lực
lượng thu gom rác dân lập do được hình thành một cách tự phát từ rất lâu nên lực
lượng này thường làm việc một cách độc lập và thường không ký hợp đồng thu
gom bằng văn bản với các hộ dân. Chính quyền địa phương hầu như không thể
quản lý được lực lượng này, vì thế đã gây nhiều khó khăn trong công tác quản
lý chung của Thành phố.
1.4. Tỉ lệ thu gom chất thải rắn chưa được triệt để
Theo thống kê của Bộ Xây dựng, tỉ lệ thu hồi các chất thải rắn tính chung toàn quốc
mới đạt khoảng 70%. Riêng ở Hà Nội chỉ đạt 92%, trung bình ở các đô thị loại III
72.8%, loại IV – 66,5%. Tỷ lệ thu hồi các chất có khả năng tái chế và tái sử dụng chỉ
khoảng 25%, chủ yếu là tự phát, manh mún, không được quản lý; việc xử lý chất thải
rắn ở các đô thị cho đến nay vẫn chủ yếu vẫn thải và đổ vào các bãi rác lộ thiên, không
có sự kiểm soát kỹ thuật, mùi hôi và nước rác là nguồn gây ô nhiễm môi trường nghiêm
trọng.
Theo số liệu thống kê của Sở Tài nguyên & Môi trường TPHCM, khối lượng chất thải
rắn sinh hoạt thu gom được trên địa bàn nhìn chung có sự gia tăng nhanh chóng trong
khoảng thời gian 1992 – 2007, mặc dù trong một số thời điểm nhất định (các năm 1997,
1998, 2005), lượng chất thải rắn sinh hoạt có xu hướng giảm đi, nhưng sau đó lại tiếp
tục gia tăng trở lại. Trong khoảng thời gian 1992 – 2007, khối lượng chất thải rắn sinh
hoạt thu gom được đã tăng gấp 4,6 lần, từ 424.807 tấn/năm (năm 1992) lên đến
1.954.236 tấn/năm (năm 2007), tương ứng với khối lượng chất thải rắn sinh hoạt bình
quân mỗi ngày tăng từ 1.164 tấn/ngày (1992) lên đến 5.354 tấn/ngày (năm 2007).
Bảng 1: Tỷ lệ gia tăng chất thải rắn sinh hoạt từ năm 1992 - 2007
Năm Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh Tỷ lệ gia tăng chất
thải hàng năm (%)
(tấn/năm) (tấn/ngày)

1992 424.807 1.164
1993 562.227 1.540 32,35
1994 719.889 1.972 28,04
1995 978.084 2.680 35,87
1996 1.058.488 2.900 8,22
1997 983.811 2.695 -7,06
1998 939.943 2.575 -4,46
1999 1.066.272 2.921 13,44
2000 1.172.958 3.214 10,01
2001 1.369.358 3.752 16,74
2002 1.568.477 4.297 14,54
2003 1.662.849 4.556 6,02
2004 1.763.866 4.833 6,07
2005 1.744.976 4.781 -1,07
2006 1.888.199 5.173 8,21
2007 1.954.236 5.354 3,50
(Nguồn: tổng hợp từ số liệu của Sở tài nguyên & Môi trường)
Khối lượng CTRSH thu gom được của Thành phố gia tăng rất nhanh trong thời kỳ 1992
– 1996 (tương ứng với mức gia tăng bình quân mỗi năm là 26,12%), sau đó giảm xuống
trong các năm 1997 (giảm 7,06%) và năm 1998 (giảm 4,46%) và tiếp tục gia tăng trở lại
từ năm 1999. Trong giai đoạn 2000 – 2004, tốc độ gia tăng khối lượng chất thải rắn
sinh hoạt của Thành phố bình quân ở mức 10,7%/năm, sau đó giảm xuống trong năm
2005 (giảm 1,07% so với năm 2004) và tiếp tục tăng trở lại vào năm 2006 và 2007.
Sự gia tăng khối lượng của chất thải rắn sinh hoạt trên Thành phố trong thời gian qua
phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
- Dân số thành phố liên tục gia tăng;
- Tốc độ xây dựng tăng nhanh;
- Tốc độ công nghiệp hóa tăng cao;
- Sự phát triển chung của nền kinh tế Thành phố;
- Mức sống của người dân Thành phố ngày một tăng lên,…

Sự tụt giảm khối lượng tuyệt đối của chất thải rắn sinh hoạt trên Thành phố một số năm
(1997, 1998, 2005) có thể là do:
- Tình trạng khủng hoảng kinh tế chung ở khu vực Đông Nam Á trong khoảng thời
gian 1997 – 1998 làm ảnh hưởng đến mức tiêu dùng của người dân Thành phố.
- Hệ thống thu gom chất thải rắn sinh hoạt của Thành phố không đáp ứng đủ nhu
cầu thu gom toàn bộ lượng chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn;
- Một nguyên nhân nữa cũng ảnh hưởng tới sự sụt giảm tỉ lệ thu gom và khối
lượng chất thải rắn là trong năm 2005 là giai đoạn thành phố cơ cấu lại tổ chức của bộ
máy thu gom (quản lý lại lượng lượng thu gom rác dân lập và thực hiện khoán thu gom,
vận chuyển chất thải rắn đô thị năm 2005). Tỉ lệ chất thải rắn không thu gom được ước
tính chiếm khoảng 10% khối lượng chất thải rắn của năm đó.
Cần lưu ý rằng, các số liệu về chất thải rắn sinh hoạt được trích dẫn sử dụng ở trên là
tính trên lượng chất thải rắn thu gom được (khoảng 90%). Ngoài lượng chất thải rắn
sinh hoạt thu gom được, còn có một lượng đáng kể chất thải rắn được đổ xuống kênh,
mương (vùng ven), thậm chí đổ rác cả vào trong các hố ga thoát nước dọc các đường
phố, đổ rác nhờ nhà hàng xóm, đổ vào thùng rác công cộng (một số hộ dân ở Quận 4)…
Phân tích mối quan hệ giữa khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh với dân số trên
địa bàn cho thấy rằng tốc độ phát sinh chất thải rắn sinh hoạt bình quân đầu người cũng
biến động một cách tương tự như sự biến động khối lượng của CTRSH thu gom được.
Bảng 2: Tốc độ phát sinh CTRSH bình quân đầu người ở TP.HCM từ 1995 - 2007
Năm
Khối lượng chất thải rắn
sinh hoạt phát sinh
Dân số
Tốc độ phát sinh
chất thải rắn bình
quân đầu người
(kg/người/ ngày)
Tốc độ gia tăng
lượng CTR bình

quân đầu người
năm (%)
(tấn/năm) (tấn/ngày)
1995 978.084 2.680 4.640.117 0,58
1996 1.058.488 2.900 4.748.596 0,61 5,17
1997 983.811 2.695 4.852.590 0,56 -8,20
1998 939.943 2.575 4.957.856 0,52 -7,14
1999 1.066.272 2.921 5.063.871 0,58 11,54
2000 1.172.958 3.214 5.248.702 0,61 5,17
2001 1.369.358 3.752 5.449.203 0,69 13,11
2002 1.568.477 4.297 5.658.997 0,76 10,14
2003 1.662.849 4.556 5.867.496 0,78 2,63
2004 1.763.866 4.833 6.062.993 0,80 2,56
2005 1.744.976 4.781 6.239.938 0,77 -3,75
2006 1.888.199 5.173 6.424.519 0,81 5,19
2007 1.954.236 5.354 6.650.942 0,81 0
Nguồn: tổng hợp từ nguồn số liệu của Sở Tài nguyên & Môi trường)
1.5. Khó khăn trong phân loại rác tại nguồn
Theo thống kê của Sở Tài nguyên môi trường TP. HCM, mỗi ngày toàn thành phố
thải ra khoảng 6.000 tấn rác. Tuy nhiên lâu nay do không thực hiện được khâu phân loại
rác nên tất cả rác là chất thải rắn, chất thải hữu cơ đều được thực hiện chung một biện
pháp xử lý duy nhất là đem chôn tất cả xuống đất.
Theo thông tin từ Phòng quản lý chất thải rắn thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, vừa
qua TP. HCM đã đưa ra dự án phân loại rác thải tại nguồn. Thời gian đầu tiên, chương
trình sẽ được triển khai ở một số quận huyện nội thành như quận 1, 4, 5, 6, 10 và huyện
Củ Chi. Từ ngày 11/3/2006, quận 6 chính thức tổ chức phát động chương trình phân
loại rác tại nhà dân. Đến nay, quận 6 đã triển khai phân loại chất thải rắn tại nguồn ở
7/14 phường của quận. Từ năm 2007, chương trình phân rác tại nguồn sẽ tiếp tục triển
khai ở các quận còn lại. Từ năm 2008, chương trình sẽ được triển khai rộng ở tất cả các
quận, huyện trên toàn thành phố.

Để thực hiện việc phân loại chất thải rắn tại nguồn đạt kết quả cao, rất cần sự phối hợp
từ người dân đến lực lượng thu gom rác. Tại quận 6, các hộ gia đình sẽ được hỗ trợ
dụng cụ phân loại rác trong thời gian 6 tháng gồm: 2 túi ni lông/ngày và 2 thùng rác với
2 màu xám và xanh, trong đó thùng màu xám sẽ đựng các loại rác có thể tái chế lại
được như chai lọ nhựa, thuỷ tinh, nhôm... Thùng màu xanh đựng các loại rác hữu cơ
như thức ăn thừa, thực phẩm sống, xác côn trùng...
Đối với hệ thống thu gom rác, UBND quận 6 đã hợp đồng với các nghiệp đoàn thu gom
rác dân lập trên địa bàn cải tiến lại toàn bộ hệ thống xe vận chuyển rác. Mỗi xe ngăn
thành 2 hộc riêng biệt. Sau khi thu gom rác từ nhà dân, rác được tập trung về các trạm
rác. Tại đây rác được tiếp tục phân loại, phần chất thải rắn có thế tái chế được sẽ bán
cho các cơ sở tái chế; những loại rác khác được chuyển về bãi chôn lấp và bán cho các
nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ. Phía quận 6 cũng đã thực hiện các buổi tập huấn
cho các lực lượng chủ lực của phường như tổ trưởng tổ dân phố, và người dân ở từng
khu phố. Tuy nhiên, qua một thời gian triển khai, theo đánh giá của UBND quận 6 thì ý
thức tự giác của người dân chưa cao. Chương trình đã được triển khai ở 7 phường gồm:
1, 2, 3, 4, 5, 7 và phường 8, song chỉ có phường 8 là có tỉ lệ tuân thủ theo quy trình
phân loại rác đạt cao nhất. Do đó, công tác nâng cao ý thức của người dân trong việc
phân loại rác là rất quan trọng. Theo nhận xét của Sở Tài nguyên và Môi trường Tp.
HCM, nếu chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn được thực hiện được tốt thì
thời gian tới lượng rác của TP. HCM cần chôn lấp sẽ giảm đi rất nhiều. Điều đó không
chỉ góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường nói chung mà còn mang lại lợi ích thiết
thực cho chính cuộc sống của người dân thành phố.
1.6. Các thách thức khác
- Sự hạn chế về văn hoá và nhận thức xã hội, khi người dân thiếu ý thức bảo vệ môi
trường sống sẽ làm gia tăng chất thải và chi phí của xã hội cho việc thu gom rác thải.
Mặc dù vấn đề quản lý chất thải đã được xã hội quan tâm, nhưng việc đưa ra các quyết
định hợp lý, nghĩa là việc tìm ra các phương pháp rẻ nhất để quản lý chất thải trong
cộng đồng, cũng như đưa ra các quyết định có tính công bằng vẫn là một thách thức đối
với các quốc gia.
- Mức thu nhập tăng sẽ tác động tới hai khía cạnh: 1) Nhu cầu cao hơn đòi hỏi tiêu

dùng tăng lên làm gia tăng chất thải; 2) Sự thay đổi thành phần chất thải (thu nhập thấp
thì tiêu dùng ở trình độ thấp làm tăng chất thải hữu cơ, thu nhập cao, trình độ tiêu dùng
xã hội cao làm tăng chất thải vô cơ). Thách thức đối với xã hội phát triển là sự gia tăng
nhanh chóng của lượng chất thải vô cơ đòi hỏi rất nhiều chi phí để xử lý.
- Công nghệ sản xuất lạc hậu sẽ tiêu tốn nhiều năng lượng và vật liêu, làm phát sinh
nhiều chất thải; công nghệ xử lý chất thải hạn chế (đốt, xử lý vi sinh, ép rác thải, chôn
lấp chất thải) thì mức độ xử lý và chất lượng tái chế chất thải càng thấp.
- Chính sách của chính phủ và khả năng kiểm soát của chính phủ thông qua pháp
luật, các quy định về quản lý chất thải, quy chế về bao bì, các công cụ kinh tế không
chặt chẽ thì lượng chất thải ra môi trường càng nhiều, hậu quả càng nghiêm trọng. Hiện
nay ở nước ta hệ thống luật pháp liên quan đến môi trường và chất thải chưa đầy đủ,
chưa có các qui định chặt chẽ về tiêu chuẩn chất thải và các định chế liên quan đến khía
cạnh kinh tế của vấn đề quản lý chất thải, do đó, những hành vi gây ô nhiễm môi trường
chưa được ngăn chặn đúng mức và xử phạt thích đáng.
- Cơ chế thị trường chưa hoàn chỉnh làm cho sức mạnh thị trường để điều tiết, quản
lý chất thải gặp nhiều trở ngại, điều này đồng nghĩa với hệ quả khó tránh khỏi là sự gia
tăng chất thải.
- Khả năng tái sử dụng và tái chế chất thải với một tỷ lệ thấp sẽ làm gia tăng lượng
phát thải ra môi trường. Ở Nhật Bản, công nghệ tiên tiến trong tái sử dụng và tái chế là
biểu tượng mới của sản xuất, rất được khuyến khích từ những thập kỷ cuối của thế kỷ
XX.
- Sự hạn chế thông tin về sự phát sinh và loại bỏ chất thải. Hầu hết các nước đều
thiếu một cơ sở dữ liệu toàn quốc, toàn diện và cập nhật. Có rất ít quốc gia hình thành
các cơ quan chịu trách nhiệm chung về hệ thống tổ chức để giải quyết từ khâu quy
hoạch đến quản lý chất thải, đồng thời cũng thiếu hiểu biết về mặt phân tích chi phí - lợi
ích kinh tế của các giải pháp.
Ngay cả khi có thu thập và phân tích dữ liệu, sự quản lý chất thải hữu hiệu vẫn bị trở
ngại do khó khăn về thị trường. Nhiều chính phủ đã thất bại trong việc định giá dịch vụ
thu gom và xử lý chất thải rắn. Việc định giá quá thấp các dịch vụ về chất thải rắn,
không phản ánh hết toàn bộ chi phí xã hội của việc thu gom và xử lý chất thải dẫn đến

khối lượng chất thải rắn tích luỹ quá lớn, trong khi lại sử dụng quá ít các biện pháp tái
chế hoặc giảm thải tại nguồn. Thành phố Hồ Chí Minh hiện thải ra hơn 7.000 tấn rác
mỗi ngày. Chỉ 77% trong số đó được thu gom, cũn lại đổ xuống cống thoát nước và
kênh rạch. Hệ thống thu gom và công nghệ xử lý cũn thủ cụng, cỏc bói rỏc đều quá tải.
Dự báo, chất thải rắn sẽ tăng đến 13.000 tấn/ngày vào năm 2010.
Xã hội tiêu thụ - vứt bỏ xuất phát từ những kích thích lệch lạc của thị trường làm ảnh
hưởng đến hành vi của cả người tiêu dùng lẫn người sản xuất. Một số nhà phân tích cho
rằng các quyết định về việc thiết kế sản phẩm và loại bỏ chất thải dựa quá nhiều vào
việc tăng cường sử dụng tài nguyên. Chất thải được tạo ra quá nhiều, và hơn nữa vẫn
chưa tìm thấy được tổ hợp tối ưu các sản phẩm có chi phí tác động thuần vào môi
trường thấp nhất. Điều này làm phức tạp thêm các vấn đề giảm thải tại nguồn, tái chế,
xử lý, chôn lấp...
2 . Thực trạng quản lý chất thải rắn ở việt nam
Quản lý chất thải rắn bao gồm các hoạt động: phòng ngừa và giảm thiểu phát sinh
CTR; phân loại tại nguồn; thu gom, vận chuyển; tăng cường tái sử dụng, tái chế; xử lý
và tiêu huỷ. Công tác quản lý chất thải rắn ở Việt Nam hiện nay còn chưa tiếp cận được
với phương thức quản lý tổng hợp trên quy mô lớn, chưa áp dụng đồng bộ các giải pháp
giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế (3R) để giảm tỷ lệ chất thải phải chôn lấp. Hoạt động
giảm thiểu phát sinh CTR, một trong những giải pháp quan trọng và hiệu quả nhất trong
quản lý chất thải, còn chưa được chú trọng. Chưa có các hoạt động giảm thiểu CTR sinh
hoạt. Ở quy mô công nghiệp, số cơ sở áp dụng sản xuất còn rất ít, khoảng 300/400.000
doanh nghiệp. Hoạt động phân loại tại nguồn chưa được áp dụng rộng rãi, chỉ mới được
thí điểm trên qui mô nhỏ ở một số thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh. Tỷ lệ
thu gom chất thải ở các vùng đô thị trung bình đạt khoảng 80-82%, thấp nhất là đô thị
loại IV (65%), ở Hà Nội cao hơn (90%); ở các điểm dân cư nông thôn ~ 40-55%.
Khoảng 60% khu vực ở nông thôn chưa có dịch vụ thu gom chất thải, chủ yêu dựa vào
tư nhân hoặc cộng đồng địa phương. Tỷ lệ thu gom, vận chuyển CTR tuy đã tăng dần
song vẫn còn ở mức thấp, chủ yếu phục vụ cho các khu vực đô thị, chưa vươn tới các
khu vực nông thôn. Xã hội hóa công tác thu gom, vận chuyển CTR tuy đã được phát
triển nhưng chưa rộng và chưa sâu, chủ yếu được hình thành ở các đô thị lớn. Năng lực

trang thiết bị thu gom, vận chuyển còn thiếu và yếu, dẫn tới tình trạng tại một số đô thị
đã thực hiện phân loại CTR tại nguồn nhưng khi thu gom, vận chuyển lại đem đổ chung
làm giảm hiệu quả của việc phân loại. Tái sử dụng và tái chế chất thải mới chỉ được
thực hiện một cách phi chính thức, ở qui mô tiểu thủ công nghiệp, phát triển một cách tự
phát, không đồng bộ, thiếu định hướng và chủ yếu là do khu vực tư nhân kiểm soát.
Công nghệ xử lý CTR chủ yếu vẫn là chôn lấp ở các bãi lộ thiên không đạt tiêu chuẩn
môi trường với 82/98 bãi chôn lấp trên toàn quốc không hợp vệ sinh. Các lò đốt rác chủ
yếu dành cho ngành y tế và chỉ đáp ứng được 50% tổng lượng chất thải y tế nguy hại.
Việc phục hồi môi trường đối với các cơ sở xử lý CTR còn nhiều hạn chế. Tình trạng đổ
chất thải không đúng nơi quy định còn xảy ra, gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến
sức khoẻ của cộng đồng.
3. Tiếp cận quản lý tổng hợp chất thải rắn
Quản lý tổng hợp chất thải là một cách tiếp cận mới trong quản lý chất thải và đang
được nhiều nước trên thế giới áp dụng. Ở nước ta, quản lý chất thải nói chung và chất
thải rắn nói riêng theo hướng bền vững là một trong 7 chương trình ưu tiên cao nhất
được xác định trong Chiến lược Bảo vệ môi trường Quốc gia 2001 - 2010 và Định
hướng đến năm 2020 và cũng là một nội dung thuộc lĩnh vực ưu tiên trong chính sách
phát triển của Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình
nghị sự 21) của Việt Nam.
Gần đây nhất, ngày 17/12/2009, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 2149/QĐ-
TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025,
tầm nhìn đến năm 2050 (dưới đây gọi tắt là Chiến lược quốc gia về chất thải rắn) trong
đó xác định quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp cơ bản cho việc thực hiện.
3.1 Quản lý tổng hợp chất thải rắn theo hướng bền vững
Trong thực tế quản lý chất thải ở các nước trên thế giới có các loại tiếp cận được áp
dụng sau:
- Quản lý chất thải ở cuối công đoạn sản xuất mà trong quản lý môi trường được gọi là
cách tiếp cận “cuối đường ống”. Cách tiếp cận này, theo kinh nghiệm quốc tế, tuy đòi
hỏi chi phí lớn nhưng vẫn phải áp dụng đối với các cơ sở sản xuất không có khả năng
đổi mới toàn bộ quá trình sản xuất và công nghệ.

- Quản lý chất thải trong suốt quá trình sản xuất mà trong quản lý môi trường được gọi
là cách tiếp cận “theo đường ống”. Cách tiếp cận này đòi hỏi quản lý chất thải trong
suốt quá trình sản xuất, bao gồm giảm thiểu cũng như tái sử dụng, tái chế và thu hồi
chất thải ở mọi khâu, mọi công đoạn của quá trình sản xuất.
- Quản lý chất thải nhấn mạnh vào khâu tiêu dùng. Triết lý của cách tiếp cận này là tập
trung vào nâng cao nhận thức của người tiêu dùng để họ lựa chọn và đòi hỏi, tạo sức ép
đối với các sản phẩm được sản xuất ra phải đạt tiêu chuẩn môi trường, phải thân thiện
với môi trường (như đạt tiêu chuẩn ISO 14000...) và bản thân người tiêu dùng cũng
hành động thân thiện với môi trường trong tiêu dùng sản phẩm. Người tiêu dùng ở đây
được hiểu theo nghĩa rộng của lý thuyết kinh tế, bao gồm người tiêu dùng sản xuất (các
nhà sản xuất) và người tiêu dùng cuối cùng.
- Quản lý tổng hợp chất thải: Trong các tài liệu về quản lý chất thải thì quản lý tổng hợp
chất thải được giới thiệu như là một phương thức quản lý thích hợp nhất đối với các
nước có thu nhập trung bình và các nước có nền kinh tế chuyển đổi1. Quản lý tổng hợp
chất thải cung cấp một cách nghĩ và cách xem xét phi truyền thống về quản lý chất thải,
từ bỏ cách tiếp cận tập trung vào công nghệ xử lý (chôn lấp, tái chế, tái sử dụng...) một
cách riêng rẽ, đơn lẻ. Quản lý tổng hợp chất thải xem xét một cách tổng thể các khía
cạnh cần thiết nhất liên quan tới quản lý chất thải là môi trường tự nhiên, xã hội, kinh tế,
thể chế với sự tham gia của các bên liên quan vào các thành phần của hệ thống quản lý
chất thải (phòng ngừa, thu gom, tái sử dụng, tái chế, chôn lấp). Theo tài liệu hướng dẫn
về quản lý tổng hợp chất thải thì thuật ngữ “tổng hợp” có nghĩa là nối kết hay phối hợp
với nhau. Quản lý tổng hợp chất thải bao gồm ít nhất ba loại phối kết hợp sau:
- Phối kết hợp các chiến lược quản lý chất thải.
- Phối kết hợp các khía cạnh xã hội, kinh tế, luật pháp, thể chế, môi trường và công nghệ
trong quản lý chất thải.
- Phối kết hợp ý kiến ưu tiên và năng lực cung cấp dịch vụ của các bên liên quan.
Sơ đồ quản lý tổng hợp chất thải
GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC
Giảm nguồn thải
Tái sử dụng

Tái chế
Làm phân hữu cơ
Thu gom
Thu hồi năng lượng
Chôn lấp
CÁC KHÍA CẠNH
Kinh tế
Xã hội
Pháp luật
Thể chế
Môi trường
Công nghệ
Bền vững về kinh tế
Bền vững về môi trường
Bền vững về xã hội
Phối kết hợp các chiến lược quản lý chất thải bao gồm các giải pháp mang tính chiến
lược giảm nguồn thải, tái sử dụng, tái chế, làm phân hữu cơ, thu gom, thu hồi năng
lượng và chôn lấp. Cách quản lý này khác biệt với cách truyền thống là chỉ thu gom chất
thải rồi đem chôn lấp, ở đây còn có một loạt các giải pháp nhằm giảm thiểu lượng chất
thải đem chôn lấp, là giảm nguồn thải, tái sử dụng, tái chế, làm phân hữu cơ, thu gom,
thu hồi năng lượng. Nguyên tắc chung cho mọi cách tiếp cận trong quản lý chất thải là
CÁC BÊN LIÊN QUAN
Chính phủ
Công nghiệp
Cộng đồng địa phương
Các tổ chức hành chính
Khu vực phi chính quy
Các tổ chức cộng đồng
Các tổ chức phi chinh phủ
sử dụng hiệu quả và tối ưu các tính năng hữu dụng của chất thải trước khi trả lại cho

môi trường.
Trong tiếp cận quản lý tổng hợp chất thải thì phòng ngừa là nguyên tắc hàng đầu. Phòng
ngừa là ngăn chặn sự phát thải hoặc tránh tạo ra chất thải. Giảm thiểu là việc làm để sao
cho sự phát thải là ít nhất. Khi sự phát thải được giảm tới mức bằng 0 thì đó là sự phòng
ngừa tuyệt đối. Phòng ngừa được coi là phương thức tốt nhất để giảm thiểu chất thải
ngay từ nguồn phát sinh.
Phòng ngừa và giảm thiểu là hai nấc thang đầu tiên trong thang bậc quản lý chất
thải.Trong kinh tế chất thải bản chất của phòng ngừa là ngăn chặn, tối đa sự phát sinh
chất thải trong mọi hành động kinh tế (sản xuất, lưu thông, phân phối, tiêu dùng). Tái sử
dụng và tái chế là hai nấc thang tiếp theo
Như vậy, quản lý tổng hợp chất thải xét theo cách tiếp cận phối kết hợp các chiến lược
quản lý chất thải bao gồm các giải pháp mang tính chiến lược giảm nguồn thải, tái sử
dụng, tái chế, làm phân hữu cơ, thu gom, thu hồi năng lượng và chôn lấp. Mối quan hệ,
liên kết giữa các giải pháp này đặt trong tổng thể quản lý quá trình sản xuất và tiêu dùng
có thể khái quát hóa dưới dạng sơ đồ (Sơ đồ 3).
Sơ đồ trên cho thấy rằng một chiến lược quản lý tổng hợp chất thải cần được chú ý
trước tiên vào các biện pháp giảm thiểu, nghĩa là theo nguyên tắc phòng ngừa. Trong
quá trình sản xuất và tiêu dùng càng giảm thiểu được phát thải thì càng giảm được các
chi phí cho các khâu tiếp theo để xử lý chất thải (tái sử dụng, tái chế, thu hồi, chôn
lấp...). Còn một khi phát sinh chất thải trong sản xuất và tiêu dùng thì cần cố gắng tái sử
dụng và tái chế tối đa trước khi đem chôn lấp, trả chúng về môi trường.
Cách tiếp cận tổng hợp như vậy cũng đã được xác định và khẳng định trong quản lý
chất thải thời gian tới ở nước ta. Chiến lược quốc gia về chất thải rắn cũng xác định
quản lý tổng hợp chất thải rắn là một ưu tiên trong công tác bảo vệ môi trường. Đây là
điểm khác biệt quan trọng so với Chiến lược quản lý chất thải rắn tại các đô thị và khu
công nghiệp Việt Nam đến năm 2020 được ban hành 10 năm trước đây (tại Quyết định
của Thủ tướng Chính phủ số 152/1999/QĐ-TTg ngày 10/7/1999) với nội dung chưa
phải là dựa trên cách tiếp cận tổng hợp.
3.2 Những vấn đề đặt ra trong áp dụng quản lý tổng hợp chất thải rắn và các giải
pháp chính sách thực hiện trong điều kiện của Việt Nam

Những vấn đề đặt ra
Tính chất tổng hợp, như đã nói ở trên, là nối kết hay phối hợp với nhau. Quản lý tổng
hợp chất thải rắn có nghĩa là phải phối hợp tất cả các khâu, các hoạt động, các chủ thể
liên quan tới chu trình vận động của chất thải từ khi phát sinh cho tới khi trả lại chúng
về môi trường sau khi đã cố gắng tận dụng các tính năng hữu dụng của chất thải trong
quá trình vận động ấy.
 Vấn đề đặt ra đầu tiên là sự nối kết, phối hợp các khâu, các hoạt động, các chủ
thể có liên quan với nhau. Đây là điểm yếu nhất và cũng là khó khăn nhất đối
với việc áp dụng phương thức quản lý này ở nước ta hiện nay (và có lẽ cũng ở
nhiều nước đang phát triển khác). Sự tùy tiện, chia cắt trong hoạt động quản lý
nói chung và quản lý chất thải rắn nói riêng là những biểu hiện cụ thể của sự
thiếu phối hợp trong quản lý. Các biểu hiện này không chỉ là giữa các địa
phương, các khu vực, các vùng với nhau mà còn cả giữa các khâu (phát thải, thu
gom, phân loại, vận chuyển, xử lý, chôn lấp), các chủ thể liên quan tới chất thải
(thường gọi là các bên liên quan như dân cư, hộ gia đình, doanh nghiệp, cơ quan
quản lý).
 Vấn đề thứ hai nằm ở cố gắng tận dụng các tính năng hữu dụng của chất thải
trong quá trình vận động của chất thải. Quản lý tổng hợp chất thải rắn chỉ có thể
thành công nếu như các cố gắng đạt được trong tất cả các khâu, các hoạt động,
các chủ thể có liên quan tới quá trình vận động này. Điều này liên quan tới
không chỉ nguồn lực (vốn, công nghệ...) mà còn cả ý thức, nhận thức của các
chủ thể. Công tác quản lý môi trường nói chung và quản lý chất thải rắn nói
riêng ở nước ta hiện đang có những hạn chế, khó khăn lớn về nguồn lực nhưng
hạn chế, khó khăn về nhận thức còn lớn hơn, thậm chí có thể làm cản trở, triệt
tiêu nguồn lực huy động được. Sự ít thành công, thậm chí cả thất bại trong thực
hiện chiến lược 3R (giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế) chất thải sinh hoạt ở một số
đô thị lớn (Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng...) thời gian qua đã cho thấy đây
thực sự là một vấn đề quan trọng đặt ra cần được chú ý, ưu tiên giải quyết như là

×