Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Quản lý chất thải rắn và độc hại Trên địa bàn tỉnh Sơn La

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.41 KB, 15 trang )

Chuyên đề:
Quản lý chất thải rắn và độc hại
Trên địa bàn tỉnh Sơn La.
---------
mở đầu
Chất thải rắn và độc hại rất đa dạng về chủng loại, thành phần cũng
như nguồn phát sinh. Căn cứ vào nguồn phát sinh, chất thải rắn và độc hại
bao gồm:
- Chất thải sinh hoạt: Là các loại chất thải phát sinh trong mọi hoạt
động của con người, gia đình, công sở, trường học, khu vực đóng quân của
các lực lượng vũ trang, chợ, trung tâm thương mại, khu du lịch, các nơi sinh
hoạt và vui chơi giải trí công cộng…
- Chất thải xây dựng: Gồm các phế thải được thải loại ra trong quá
trình xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, an ninh quốc phòng,
hạ tầng kỹ thuật và công trình xây dựng khác.
- Chất thải bệnh viện: Gồm các chất thải phát sinh trong mọi hoạt
động của các bệnh viện và các cơ sở y tế. Trong chất thải bệnh viện có chất
thải y tế là loại chất thải độc hại phát sinh từ các hoạt động chuyên môn
trong quá trình khám, chữa bệnh, xét nghiệm tại các bệnh viện và cơ sở y tế.
- Chất thải công nghiệp: Là tất cả các loại chất thải loại ra từ dây
chuyền sản xuất của các cơ sở công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.
Theo tính chất nguy hại, chất thải được phân làm 2 loại: Chất thải
nguy hại và chất thải không nguy hại. Chất thải nguy hại là chất thải có chứa
các chất hoặc hợp chất gây ô nhiễm có một trong các đặc tính gây nguy hại
như dễ cháy, dễ nổ, độc hại, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, trực tiếp hoặc tương
tác với các chất khác gây nguy hại tới môi trường và sức khoẻ con người.
Chất thải nguy hại có trong chất thải bệnh viện, chất thải công nghiệp và một
phần nhỏ trong chất thải sinh hoạt, chất thải nông nghiệp và chất thải xây
dựng… Còn lại là chất thải không nguy hại.
Qu¶n lý chÊt th¶i r¾n vµ ®éc h¹i trªn ®Þa bµn tØnh
Lượng chất thải trên nếu không được quản lý tốt sẽ có khả năng gây ra


ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. ảnh hưởng của chất thải rắn và độc hại
khi không được thu gom thường gây ô nhiễm dạng vùng, đường tập trung
vào các khu vực đông dân cư hoặc dọc các trục đường giao thông.
Việc xây dựng, vận hành một bãi chôn lấp chất thải đồng nghĩa với
việc tập chung một lượng lớn chất ô nhiễm vào cùng một địa điểm. Do đó,
việc lựa chọn địa điểm, việc xây dựng bãi chôn lấp chất thải phải đồng thời
tiến hành các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tới môi trường.
Các biện pháp giảm thiểu cần đặc biệt trú trọng đến việc giảm thiểu ô
nhiễm nước (nước mặt và nước ngầm); giảm thiểu ô nhiễm không khí (mùi,
các khí độc, bụi, ồn...) và phải kèm theo phương án vận hành đúng quy trình
kỹ thuật, phương án phòng ngừa sự cố đột xuất gây ô nhiễm môi trường mở
rộng ra ngoài khu vực bãi chôn lấp.
Phần I
Thực trạng quản lý chất thải rắn và độc hại
trên địa bàn tỉnh Sơn La
1. Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý chất thải rắn và độc hại
ở tỉnh Sơn La:
Sơn La là một tỉnh miền núi Tây Bắc Việt Nam, có diện tích tự nhiên
14.055 km
2
chiếm 4,27% tổng diện tích cả nước, đứng thứ 3 trong số 64 tỉnh
thành phố trong cả nước; có 11 đơn vị hành chính (1 thị xã, 10 huyện) với 12
dân tộc chủ yếu. Độ cao trung bình 600 – 700m so với mặt biển, địa hình
chia cắt sâu và mạnh; có 2 cao nguyên Mộc Châu và Sơn La – Nà Sản, địa
hình tương đối bằng phẳng. Sơn La có khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng núi,
mùa đông lạnh khô, mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều. Tiềm năng về tài nguyên
nước rất lớn với 35 suối lớn; 2 sông lớn là sông Đà dài 280 km với 32 phụ
lưu và sông Mã dài 90 km với 17 phụ lưu; 7.900 ha mặt nước hồ Hoà Bình
và 1.400 ha mặt nước ao hồ. Mật độ sông suối 1,8 Km/km
2

nhưng phân bố
không đều, sông suối có độ dốc lớn, nhiều thác ghềnh do địa hình núi cao,
chia cắt sâu. Dòng chảy biến đổi theo mùa, biên độ dao động giữa mùa mưa
và mùa khô khá lớn. Mùa lũ thường diễn ra từ tháng 6 đến tháng 10 trong
năm nhưng diễn ra sớm hơn ở các nhánh thượng lưu và muộn hơn ở hạ lưu.
Có đến 65 – 80% tổng lượng dòng chảy trong năm tập trung trong mùa lũ
này.
Dân số tỉnh Sơn La là 975.460 người (thống kê năm 2004), mật độ
bình quân 69 người/km
2
. Theo tiến độ xây dựng công trình thuỷ điện Sơn La
thì thời kỳ cao điểm số lượng lao động ở đây có thể lên đến 18.500 người.
Nếu kể cả số người đi theo thì số dân tăng cơ học này có thể tới 20 – 30
ngàn người.
Trong những năm qua, nền kinh tế duy trì được tốc độ tăng trưởng khá; cơ
cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch tích cực theo hướng sản xuất hàng hoá, phát huy
lợi thế, gắn với thị trường. Các ngành, lĩnh vực; các vùng, các thành phần kinh tế
đều có bước phát triển. Nhiều cơ chế, chính sách mới được ban hành, huy động và
sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư tạo được sự đột phá trên một số lĩnh
vực. Kết cấu hạ tầng tiếp tục được đầu tư phát triển, tích cực chủ động triển khai
nhiệm vụ chuẩn bị xây dựng thuỷ điện Sơn La; tạo các điều kiện quan trọng cho
giai đoạn phát triển tiếp theo.
2. Hiện trạng chất thải rắn và độc hại trên địa bàn tỉnh Sơn La:
Để đáp ứng những nhu cầu về vật chất và tinh thần ngày càng cao của
mình, con người phải sử dụng những sản phẩm sẵn có của tự nhiên, hoặc
thông qua các quá trình sản xuất để biến chúng thành những sản phẩm phù
hợp với những nhu cầu đó. Sản xuất càng phát triển, đời sống càng được
nâng cao và dân số càng tăng nhanh cũng đồng nghĩa với việc các chất thải
sinh ra từ các quá trình sản xuất đổ vào môi trường này càng lớn. Nếu không
được kiểm soát và xử lý tốt sẽ gây ô nhiễm môi trường sinh thái. Tỉnh Sơn

La cũng không ngoài tình trạng chung đó. Trong những năm qua, cùng với
những thành tựu trong việc tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội, đã đặt
Sơn La trước những thách thức về môi trường với mục tiêu phát triển bền
vững. Đó là: Sự suy giảm tài nguyên rừng, tình hình thiếu nước sạch và vệ
sinh môi trường nông thôn, ô nhiễm môi trường đô thị và khu công nghiệp,
suy thoái đất và những tai biến môi trường… Trong đó, đặc biệt là vấn đề ô
nhiễm do chất thải rắn và chất thải độc hại (cả chất thải rắn, lỏng và khí).
Sự gia tăng dân số quá nhanh; quá trình đô thị hoá; hoạt động sản xuất
công nghiệp, xây dựng, dịch vụ, y tế… và nhận thức còn hạn chế của người
dân đã tạo ra nhiều tác nhân gây ô nhiễm môi trường. Chất thải rắn và chất
thải độc hại là một trong những tác nhân cơ bản gây ô nhiễm môi trường ở
tỉnh Sơn La hiện tại và trong tương lai:
- Rác thải sinh hoạt: Lượng rác thải sinh hoạt phụ thuộc chủ yếu vào
số dân và mức sống. Hiện nay, số dân sống ở khu vực thị xã, thị trấn, thị tứ
và các khu công nghiệp ước tính khoảng 150.000 người (tương đương với
15% dân số toàn tỉnh). Nếu trung bình mỗi người mỗi ngày thải ra môi
trường 0,5 kg rác thì lượng rác thải sinh hoạt ở khu vực đô thị là 75 tấn mỗi
ngày. Số rác này mới được thu gom, xử lý bằng cách chôn lấp ở các bãi rác
khoảng 50 - 60%, còn lại đổ vào môi trường tự nhiên. Số dân sống ở nông
thôn khoảng 825.500 người, nếu mỗi người mồi ngày thải ra 0,3 kg rác thì
lượng rác thải mỗi ngày là 247,65 tấn. Số rác này hầu như đổ trực tiếp vào
môi trường.
- Nước thải sinh hoạt: Nếu tính trung bình lượng nước sử dụng bình
quân 1 người trong 1 ngày là 100 lít; lượng nước thải sinh hoạt thực tế bằng
75% lượng nước cấp thì lượng nước thải ở các thị xã, thị trấn, thị tứ và các
khu công nghiệp của Sơn La mỗi ngày là 11.250 m
3
. Theo tính toán, trong
đó có khoảng 9,75 tấn các chất ô nhiễm. Số nước thải này hàng ngày đổ trực
tiếp vào môi trường không qua xử lý.

- Nước thải công nghiệp: Căn cứ vào sản lượng sản phẩm chủ yếu của
ngành công nghiệp và phương pháp tính chất thải của Tổ chức Y tế Thế giới
(WHO), có thể tính được lưu lượng và tải lượng nước thải công nghiệp của
một số ngành công nghiệp của tỉnh Sơn La như sau: Trong 2005, nếu sản
lượng than là 4.000 tấn, tinh bột sắn là 10.000 tấn, bia là 1.450.000 lít và xi
măng là 100.000 tấn thì lượng nước thải trong năm 2005 của 4 ngành này là
886.000 m
3
, trong đó chứa các chất ô nhiễm như: BOD
5
là 168,5 tấn và TSS
là 561,5 tấn. Nếu lượng chất thải này không được xử lý theo đúng quy định
sẽ gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường nước và đất. Đó là chưa tính đến
nước thải của những ngành công nghiệp khác.
- Khí thải công nghiệp: Trong quá trình sản xuất, các ngành công
nghiệp như ngành khai thác quặng, sản xuất vật liệu xây dựng và đặc biệt là
các hoạt động khai thác và đốt than đã phát xả một tải lượng chất ô nhiễm
không khí rất lớn. Những chất gây ô nhiễm không khí của các hoạt động này
là bụi và các chất khí như SO
2
, NO
x
, CO… Do đặc điểm của Sơn La là tỉnh
miền núi, có nhiều đỉnh núi cao, ảnh hưởng đến việc phát tán và tích tụ chất
ô nhiễm trong không khí. Các điểm tập trung dân cư thường hình thành ở
các vùng thấp và tương đối bằng phẳng như các thung lũng núi hoặc cao
nguyên nên thường bị ảnh hưởng lớn, vì các chất khí thải công nghiệp và
sinh hoạt không phát tán được qua các dãy núi nên thường tích tụ ở những
khu vực này. Do đó, dù ô nhiễm không khí trong thời điểm hiện tại chưa
phải ở mức độ nghiêm trọng nhưng việc phát triển các khu công nghiệp

trong tương lai cần có sự đánh giá đúng mức về vị trí, địa hình và nhất thiết
phải được trang bị các thiết bị xử lý chất thải trước khi đổ vào môi trường.
- Chất thải y tế:

Năm 2005, tổng số giường bệnh ở các bệnh viện,
trung tâm y tế trên địa bàn tỉnh Sơn La là 2.755 giường. Theo tính toán của
Tổ chức Y tế Thế giới thì mỗi giường bệnh trong một năm sẽ thải ra trung
bình 949 kg rác thải y tế, trong đó có 243 kg chất thải độc hại (gồm các mô,
bệnh phẩm cắt bỏ trong phẫu thuật, bông gạc nhiễm bẩn, xy lanh, kim tiêm,
dược phẩm…); 73 m
3
nước thải y tế, trong đó 100% là chất thải độc hại.
Như vậy, lượng chất thải y tế toàn tỉnh Sơn La trong năm 2005 là:
+ Rác thải: 2.614 tấn, trong đó có 426 tấn là chất thải độc hại;
+ Nước thải: 201.000 m
3
, trong đó 100% là chất thải độc hại.
Đáng lưu ý là số chất thải này hiện nay chưa được xử lý theo đúng
quy định, mới ở mức độ thu gom rác thải, chôn lấp ở các bãi rác không đủ
tiêu chuẩn.
- Sử dụng hoá chất trong nông nghiệp: Nhằm nâng cao năng suất cây
trồng, đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm cho số dân ngày càng tăng
nhanh thì lượng hoá chất sử dụng trong nông nghiệp ngày càng nhiều. Theo
các nhà khoa học thì 50% lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật sẽ thất
thoát vào môi trường. Ước tính hiện nay, toàn tỉnh mỗi năm sử dụng khoảng
10.000 tấn phân bón và 20 tấn thuốc bảo vệ thực vật các loại (chủ yếu phun
cho mía, chè cây ăn quả, rau xanh và một phần cho lúa). Như vậy, hàng năm
môi trường phải gánh chịu khoảng 5.000 tấn phân bón và 10 tấn thuốc bảo
vệ thực vật. Các loại thuốc đã sử dụng là: Wofatox, Basa, Hinosan, Padas,
Bi 58, Photpho kẽm… Dư lượng hoá chất này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến

chất lượng môi trường - đặc biệt là môi trường nước và đất, ảnh hưởng trực
tiếp đến sức khoẻ con người, làm mất tính đa dạng sinh học trong đất và
nước, số chủng loại và lượng vi sinh trong đất bị suy giảm làm đất bị bạc
màu.
- Vệ sinh môi trường nông thôn: Tình trạng sống thiếu vệ sinh ở nông
thôn đã làm cho môi trường bị ô nhiễm, đặc biệt là ảnh hưởng đến chất
lượng nước sinh hoạt (mới có khoảng 25% số hộ gia đình ở nông thôn có hố
xí hợp vệ sinh, trên 60% số hộ còn nuôi gia súc dưới gầm sàn). Rác và nước
thải sinh hoạt đổ trực tiếp vào môi trường. Thêm vào đó, chất thải do hoạt
động chăn nuôi cũng rất đáng kể. Hiện nay toàn tỉnh có 144.000 con trâu,
119.000 con bò và 478.000 con lợn (chủ yếu ở khu vực nông thôn). Theo
cách tính toán của Cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật bản (JICA) thì tải lượng ô
nhiễm do hoạt động chăn nuôi ở Sơn La trong 1 ngày sẽ là: 27.662 m
3
nước
thải; 177,8 tấn BOD
5
; 322,5 tấn COD và 1.123,6 tấn chất rắn lơ lửng.
Những chất thải do hoạt động chăn nuôi này hầu như được thải trực tiếp vào
môi trường.
3. Những thuận lợi, khó khăn trong việc quản lý chất thải rắn và chất
thải độc hại:
3.1. Thuận lợi:
- Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) trong 4 năm (2001- 2004) tăng
bình quân 10,62%/năm, tốc độ tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước, năm
2005 ước đạt 16%, đưa tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm (2001- 2005) đạt
11,65%/năm. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư cho công tác bảo vệ
môi trường nói chung và xây dựng mạng lưới thu gom và xử lý chất thải rắn
và độc hại nói riêng.
- Hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển mạnh, thuận lợi cho việc thu gom

và vận chuyển rác từ nơi thu gom đến nơi xử lý và chôn lấp.
2.2. Khó khăn:
- Sơn La là tỉnh miền nỳi, điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội còn nhiều
khó khăn, xuất phát điểm thấp, sản xuất hàng hoá chưa phát triển đồng đều

×