Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Điều tra tình hình nhiễm bệnh phân trắng ở lợn giai đoạn sơ sinh đến cai sữa của một số xã thuộc huyện Phú Bình và áp dụng phác đồ điều trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 66 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-------------------

ĐỖ THỊ XUÂN
Tên đề tài:
“ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH NHIỄM BỆNH PHÂN TRẮNG Ở LỢN
GIAI ĐOẠN SƠ SINH ĐẾN CAI SỮA TẠI MỘT SỐ XÃ THUỘC HUYỆN
PHÚ BÌNH VÀ ÁP DỤNG PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo: Chính quy
Chuyên ngành: Chăn nuôi thú y
Khoa: Chăn nuôi - Thú y
Khóa học : 2011 - 2015

Thái Nguyên, năm 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-------------------

ĐỖ THỊ XUÂN
Tên đề tài:
“ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH NHIỄM BỆNH PHÂN TRẮNG Ở LỢN
GIAI ĐOẠN SƠ SINH ĐẾN CAI SỮA TẠI MỘT SỐ XÃ THUỘC HUYỆN
PHÚ BÌNH VÀ ÁP DỤNG PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC



Hệ đào tạo: Chính quy
Chuyên ngành: Chăn nuôi thú y
Lớp: K43 - CNTY
Khoa: Chăn nuôi - Thú y
Khóa học: 2011 - 2015
Giảng viên HD: TS. Đỗ Quốc Tuấn

Thái Nguyên, năm 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-------------------

ĐỖ THỊ XUÂN
Tên đề tài:
“ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH NHIỄM BỆNH PHÂN TRẮNG Ở LỢN
GIAI ĐOẠN SƠ SINH ĐẾN CAI SỮA TẠI MỘT SỐ XÃ THUỘC HUYỆN
PHÚ BÌNH VÀ ÁP DỤNG PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo: Chính quy
Chuyên ngành: Chăn nuôi thú y
Lớp: K43 - CNTY
Khoa: Chăn nuôi - Thú y
Khóa học: 2011 - 2015
Giảng viên HD: TS. Đỗ Quốc Tuấn


Thái Nguyên, năm 2015


ii

LỜI NÓI ĐẦU
Để trở thành một kĩ sư được xã hội chấp nhận, mỗi sinh viên khi ra
trường cần trang bị cho mình vốn kiến thức khoa học, chuyên môn vững
vàng và sự hiểu biết xã hội. Do vậy, thực tập tốt nghiệp là hết sức quan trọng
giúp sinh viên củng cố và hệ thống hóa toàn bộ kiến thức đã học, vận dụng lý
thuyết vào thực tiễn sản xuất, tiếp cận và làm quen công việc. Qua đó, sinh
viên sẽ nâng cao trình độ, đồng thời tạo cho mình tác phong làm việc khoa
học, có tính sáng tạo, để ra trường phải là một cán bộ vững vàng lý thuyết,
giỏi về tay nghề đáp ứng yêu cầu của sản xuất góp phần vào sự phát triển
của đất nước.
Xuất phát từ cơ sở trên, được sự nhất trí của nhà trường, Ban Chủ
nhiệm khoa Chăn nuôi – Thú y, Trạm Thú y huyện Phú Bình – tỉnh Thái
Nguyên, em tiến hành chuyên đề “Điều tra tình hình nhiễm bệnh phân trắng
ở lợn giai đoạn sơ sinh đến cai sữa của một số xã thuộc huyện Phú Bình và
áp dụng phác đồ điều trị” .
Qua thời gian thực tập tại Trạm Thú y huyện Phú Bình – tỉnh Thái
Nguyên, được sự giúp đỡ của Nhà trường, Ban Chủ nhiệm khoa, các thầy cô
giáo, cán bộ Trạm Thú y, đặc biệt là sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo hướng
dẫn, cùng với sự cố gắng nỗ lực của bản thân mình, em đã hoàn thành
chuyên đề thực tập tốt nghiệp trong thời gian qua và thu được một số
kết quả nhất định.
Do thời gian có hạn, trình độ chuyên môn còn hạn chế, kinh nghiệm
thực tế còn chưa nhiều nên bản chuyên đề của em còn gặp nhiều sai sót. Em
rất mong được sự góp ý kiến của các thầy cô giáo để bản chuyên đề của em
được hoàn chỉnh hơn.



iii

Em xin chân thành cảm ơn!
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1. Kết quả phục vụ sản xuất................................................................ 38
Bảng 4.2. Tỷ lệ lợn mắc bệnh phân trắng lợn con theo đàn và theo cá thể .... 39
Bảng 4.3. Tỷ lệ lợn mắc bệnh phân trắng lợn con theo tuổi lợn ..................... 42
Bảng 4.4. Tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con theo tính biệt ................... 44
Bảng 4.5.Tỷ lệ mắc bệnh phân trắng lợn con theo tình trạng vệ sinh thú y ... 44
Bảng 4.6. Tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con qua các tháng trong năm
2014 ................................................................................................. 46
Bảng 4.7. Tỷ lệ biểu hiện triệu chứng lâm sàng của lợn con mắc bệnh ......... 48
Bảng 4.8. Kết quả điều trị lần 1 ...................................................................... 49
Bảng 4.9. Kết quả điều trị lần 2 ...................................................................... 50


iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

cs

: Cộng sự

g

: Gam


kg

: Kilô gam

LMLM

: Lở mồm long móng

ml

: Mililit

mg

: Miligam

Nxb

: Nhà xuất bản

TT

: Thể trọng


v

MỤC LỤC
Trang

LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
LỜI NÓI ĐẦU .................................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. iv
MỤC LỤC ......................................................................................................... v
Phần 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.1.1. Tính cấp thiết của Đề tài ........................................................................ 1
1.1.2. Mục tiêu của đề tài ................................................................................. 2
1.1.3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn.................................................... 2
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 4
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 4
2.1.1. Đặc điểm sinh trưởng, phát tiển của lợn con theo mẹ ............................ 4
2.1.2. Đặc điểm phát triển của cơ quan tiêu hóa ............................................... 5
2.1.3. Đặc điểm cơ năng điều tiết thân nhiệt..................................................... 7
2.1.4. Đặc điểm về khả năng hình thành kháng thể miễn dịch ở lợn con ......... 8
2.1.5.Các thời kì quan trọng của lợn con .......................................................... 9
2.2. Những hiểu biết về vi khuẩn E. coli......................................................... 10
2.2.1. Đặc điểm hình thái ................................................................................ 10
2.2.2. Đặc điểm nuôi cấy ................................................................................. 11
2.2.3. Đặc tính sinh hóa. .................................................................................. 11
2.2.4. Cấu trúc kháng nguyên ......................................................................... 12
2.2.5. Độc tố .................................................................................................... 12
2.2.6. Sức kháng của mầm bệnh. .................................................................... 13
2.3. Hiểu biết về bệnh phân trắng lợn con ...................................................... 13


vi

2.3.1. Nguyên nhân gây bệnh .......................................................................... 13

2.3.2. Cơ chế sinh bệnh ................................................................................... 16
2.3.3. Dịch tễ của bệnh .................................................................................... 16
2.3.4. Đường truyền bệnh................................................................................ 17
2.3.5 .Triệu chứng lâm sàng ............................................................................ 18
2.3.6. Bệnh tích ............................................................................................... 19
2.3.7. Phòng bệnh ............................................................................................ 19
2.3.8. Trị bệnh ................................................................................................. 21
2.4. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước. ............................................. 22
2.4.1. Tình hình nghiên cứu trong nước.......................................................... 22
2.4.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước ......................................................... 23
Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU25
3.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 25
3.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu. ............................................................... 25
3.3. Nội dung nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi .......................................... 25
3.3.1. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 25
3.3.2. Các chỉ tiêu theo dõi.............................................................................. 25
3.4. Phương pháp nghiên cứu......................................................................... 25
3.4.1. Phương pháp theo dõi ........................................................................... 25
3. 4.2. Phương pháp đánh giá kết quả điều trị................................................. 26
3.5. Phương pháp xác định các chỉ tiêu .......................................................... 27
Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 28
4.1. Nội dung, phương pháp, kết quả phục vụ sản xuất .................................. 28
4.1.1. Nội dung phục vụ sản xuất ................................................................... 28
4.1.2. Phương pháp tiến hành .......................................................................... 28
4.1.3. Kết quả công tác phục vụ sản xuất........................................................ 29
4.2. Kết quả nghiên cứu .................................................................................. 39


i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập và rèn luyện tại trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên, em đã nhận được sự dạy bảo ân cần của các thầy cô giáo và đạt
được những kiến thức cơ bản về nghề nghiệp, cũng như đạo đức, tưc
cách của một người cán bộ khoa học kĩ thuật, giúp tôi vững bước trong
cuộc sống sau này.
Để hoàn thành bản chuyên đề thực tập tốt nghiệp này, ngoài sự cố
gắng của bản thân em luôn luôn nhận được sự hướng dẫn tỉ mỉ, của thầy
giáo hướng dẫn TS. Đỗ Quốc Tuấn đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ em
hoàn thành khóa luận của mình.
Qua đây em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám hiệu nhà
trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi – Thú
y, các cô chú ở Trạm thú y huyện Phú Bình – tỉnh Thái Nguyên, cùng toàn thể
thầy, cô giáo, bạn bè đã tận tình dìu dắt, giúp đỡ em trong suốt bốn năm học
tại trường.
Cuối cùng em xin kính chúc các thầy, cô giáo trong khoa Chăn nuôi Thú
y luôn mạnh khỏe, thành công trong công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa
học.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 20 tháng 12 năm 2014
Sinh viên

Đỗ Thị Xuân


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề

1.1.1. Tính cấp thiết của Đề tài
Chăn nuôi lợn ở Việt Nam là một nghề có từ lâu đời và giữ vai trò hết
sức quan trọng trong phát triển nông nghiệp. Thịt lợn chiếm từ 70 - 80% tổng
số thịt cung cấp ra thị trường. Trong những năm gần đây, chăn nuôi lợn của
nước ta phát triển rất mạnh cả về số lượng về chất lượng. Nhu cầu giống lợn
có chất lượng cao của xã hội ngày càng tăng nhanh chóng. Nhiều cơ sở chăn
nuôi lợn tập trung và các hộ gia đình đã chú ý phát triển chăn nuôi lơn nái để
tăng số lượng con giống, đáp ứng nhu cầu của chăn nuôi lợn thịt. Tuy nhiên,
việc sản xuất lợn con giống còn gặp nhiều khó khăn do tình hình dịch bệnh
xuất hiện ngày càng nhiều, làm giảm chất lượng con giống.
Trong cuộc đời của loài lợn, dịch bệnh xuất hiện đồng thời tương ứng
với từng giai đoạn phát triển, ở mỗi giai đoạn mức độ nghiêm trọng của bệnh
dịch với sức khoẻ của lợn lại biểu hiện không rõ lúc nặng lúc nhẹ. Song đáng
lưu ý là giai đoạn lợn con theo mẹ, ở giai đoạn này bộ máy tiêu hoá của lợn
con chưa phát triển hoàn thiện, hơn nữa sức đề kháng với bệnh tật lại kém,
nên lợn rất dễ mắc bệnh về đường tiêu hoá, tiêu biểu là bệnh lợn con ỉa phân
trắng. Hậu quả từng bệnh này gây ra với đàn lợn đó là: Lợn con gầy gộc,
chậm lớn ống tiêu hoá bị tổn thương, tỷ lệ sống thấp từ đó dẫn đến số lượng,
chất lượng con giống giảm, khiến cho năng xuất lợn thịt giảm đáng kể. Với "
Lợn ỉa phân trắng" đây là bệnh truyền nhiễm thông thường xảy ra với đàn lợn
con theo mẹ, gây ỉa chảy ở một số con hoặc cả đàn. Bệnh xảy ra có thể do
nhiều nguyên nhân như chất lượng sữa mẹ không tốt, thời tiết khí hậu thay
đổi đột ngột, vệ sinh chuồng trại kém, thiếu nguyên tố vi lượng sắt, một số
Serotyp thuộc họ Salmonella nhưng xét riêng nguyên nhân vi khuẩn học thì
các Serotyp vi khuẩn E.coli có khả năng sản sinh ra độc tố đường ruột
(Enteroxigenie E.coli - Etec) đã đang được coi trọng và là một trong số các


2


nguyên nhân thường gặp và quan trọng nhất gây bệnh lợn con ỉa phân trắng
giai đoạn từ 1-3 tuần tuổi. Để đóng góp phần nào nghiên cứu tình hình mắc
bệnh phân trắng lợn con hiện nay tại các cơ sở chăn nuôi, đồng thời tìm ra
loại thuốc điều trị có hiệu quả cao. Bệnh phân trắng lợn con là bệnh rất phổ
biến trong chăn nuôi lợn giống ở nước ta. Nếu không được phòng trị kịp thời,
bệnh phân trắng ở lợn con có thể gây ra tỷ lệ chết cao, thiệt hại lớn về kinh tế
cho người chăn nuôi, làm giảm nghiêm trọng chất lượng con giống và là
nguyên nhân làm giảm năng suất của lợn trong giai đoạn nuôi thịt.
Thực tế qua nhiều năm cho thấy đàn lợn con bệnh phân trắng là rất phổ
biến và gây thiệt hại rất lớn cho ngành chăn nuôi. Vì vậy việc điều tra tình
hình nhiễm bệnh là rất cần thiết để kịp thời đưa ra các biện pháp điều trị nhằm
hạn chế thấp nhất thiệt hại cho ngành chăn nuôi.
Trước tình hình thực tế và được sự đồng ý của khoa Chăn nuôi Thú y
và thầy giáo hướng dẫn, trong phạm vi chuyên đề này, tôi tiến hành đề tài:
“Điều tra tình hình nhiễm bệnh phân trắng ở lợn giai đoạn sơ sinh đến cai
sữa của một số xã thuộc huyện Phú Bình và áp dụng phác đồ điều trị”
1.1.2. Mục tiêu của đề tài
- Nắm được tình hình nhiễm bệnh phân trắng trên đàn lợn con nuôi tại
một số xã của huyện Phú Bình.
- Chẩn đoán và đưa ra một số phác đồ điều trị bệnh phân trắng trên đàn
lợn con nuôi tại một số xã của huyện Phú Bình.
- Có cơ sở khoa học để khuyến cáo người chăn nuôi và giúp đỡ người

chăn nuôi có những định hướng và kế hoạch trong phát triển chăn nuôi lợn.
1.1.3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
1.1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả của đề tài là những thông tin khoa học về hiệu quả của thuốc
trong điều trị bệnh phân trắng lợn con, góp phần xây dựng và đề xuất trong
việc sử dụng trong quá trình phòng và trị bệnh phân trắng lợn con.



3

Kết quả của đề tài là cơ sở phục vụ cho nghiên cứu học tập của sinh
viên những khóa sau.
1.1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả của đề tài là cơ sở thực tiễn giúp các cơ sở và người chăn nuôi
áp dụng để điều trị bệnh phân trắng lợn con đạt hiệu quả cao, giảm thiệt hại
về kinh tế trong ngành chăn nuôi


4

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

Tên đề tài: “Điều tra tình hình nhiễm bệnh phân trắng ở lợn giai
đoạn sơ sinh đến cai sữa của một số xã thuộc huyện Phú Bình và áp dụng
phác đồ điều trị”.
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Đặc điểm sinh trưởng, phát tiển của lợn con theo mẹ
Theo Lê Huy Liễu (2002) [21], khi nghiên cứu về sinh trưởng ta không
thể không đề cập đến quá trình phát triển. Sự phát dục của gia súc là quá trình
tăng thêm, hoàn chỉnh thêm về chức năng của từng cơ quan, bộ phận để cơ
thể có thể phát triển sinh trưởng và phát dục, là 2 mặt của quá trình phát triển
của cơ thể. Hai mặt này không có ranh giới, có phát dục đồng thời có sinh
trưởng và ngược lại.
Lợn con ở giai đoạn này có khả năng sinh trưởng, phát dục rất nhanh.
So với khối lượng sơ sinh thì sau 10 ngày tuổi trọng lượng lợn con tăng gấp 2
lần, lúc 21 ngày tuổi thì tăng gấp 4 lần, lúc 30 ngày tuổi thì tăng gấp 5 - 6 lần,

lúc 40 ngày tuổi thì tăng gấp 7 - 8 lần, lúc 50 ngày tuổi thì tăng gấp 10 lần và
lúc 60 ngày tuổi thì tăng gấp 12 - 14 lần.
Do sinh trưởng phát dục nhanh nên khả năng đồng hóa và trao đổi chất
của lợn con rất mạnh, lợn con sau 20 ngày tuổi, mỗi ngày cần tích lũy 9 - 14
gram protein/1kg khối lượng cơ thể, trong khi đó lợn trưởng thành chỉ tích
được 0,3 - 0,4 gram/1kg khối lượng cơ thể (Hà Thị Hảo và Trần Văn Phùng,
2003) [8]. Điều đó cho thấy, nhu cầu dinh dưỡng của lợn con cao hơn lợn
trưởng thành rất nhiều, đặc biệt là protein. Mặt khác, ta biết lợn con trong thời
kỳ này chỉ tích luỹ nạc là chính. Vì vậy, tiêu tốn thức ăn ít hơn so với lợn
trưởng thành.


5

Tác giả Nguyễn Khánh Quắc và Cs (1993) [27], cho biết: Các thành phần
trong cơ thể lợn thay đổi rất nhiều, hàm lượng nước trong cơ thể giảm dần theo
tuổi, đặc biệt lợn càng lớn thì giảm càng nhiều. Hàm lượng lipit tăng nhanh theo
tuổi từ khi mới đẻ đến 3 tuần tuổi. Hàm lượng protein cũng tăng nhanh theo tuổi
nhưng với hàm lượng không nhất định. Hàm lượng khoáng có biến đổi liên quan
đến quá trình tạo xương. Từ lúc mới đẻ đến 3 tuần tuổi có hàm lượng khoáng
giảm đáng kể và ở giai đoạn 21 - 56 ngày tuổi giảm không đáng kể.
2.1.2. Đặc điểm phát triển của cơ quan tiêu hóa
Cùng với sự tăng lên của khối lượng, cơ thể còn có sự phát triển của
các cơ quan trong cơ thể, trong đó có cơ quan tiêu hóa của lợn phát triển
nhanh nhưng chưa hoàn thiện. Cơ quan tiêu hoá của lợn con phát triển rất
nhanh nhưng chưa được hoàn thiện, chủ yếu là sự tăng về dung tích dạ dày,
ruột non và ruột già.
Dung tích dạ dày của của lợn con lúc 10 ngày tuổi gấp 3 lần lúc sơ
sinh, lúc 20 ngày tuổi gấp 8 lần, lúc 60 ngày tuổi gấp 60 lần (dung tích dạ dày
lúc sơ sinh khoảng 0,03 lít).

Dung tích ruột non của lợn lúc 10 ngày tuổi gấp 3 lần lúc sơ sinh, lúc
20 ngày tuổi gấp 6 lần, lúc 60 ngày tuổi gấp 5 lần (dung tích ruột non lúc sơ
sinh khoảng 0,11 lít).
Sự tăng chiều dài và thể tích ruột non có quan hệ đến khả năng tiêu
hóa cellulose khá cao trong thức ăn bổ sung. Vì vậy, lợn con tập ăn sớm là
biện pháp tốt nhất trong chăn nuôi.
Cơ quan tiêu hoá của lợn phát triển hơn các cơ quan khác, khi còn
trong bào thai, bộ máy tiêu hoá đã phát triển đầy đủ, song dung tích còn bé. Ở
miệng lợn mới sinh những ngày đầu, hoạt tính amylaza trong nước bọt cao.
Men amylaza chủ yếu tiêu hoá thức ăn bột đường còn lại, thức ăn xuống dạ
dày tiêu hoá tiếp.


6

Dạ dày tiết ra các dịch vị, các men tiêu hóa, khi thức ăn xuống dạ dày,
cơ trơn co bóp nhào trộn thức ăn, cùng với đó các men tiêu hóa được thêm
vào thức ăn. Men tripsinogen nhờ tác dụng của HCl chuyển thành tripsin có
tác dụng thủy phân protit, peptit. Dịch vị tiêu hóa trong dạ dày lợn là khác
nhau: ở lợn con bú sữa dịch vị tiết ra ban ngày là 31%, ban đêm là 69%, trong
khi đó ở lợn trưởng thành lượng dịch vị ban ngày tới 62%, ban đêm chỉ 38%.
Theo Nguyễn Thiện và Cs (1998) [31], thì hàm lượng HCl của lợn con
là 0,05 - 0,15%, ở lợn 90 ngày tuổi là 0,2 - 0,25%, lợn trưởng thành 0,35 0,40%. Số lượng và chất lượng thức ăn tốt sẽ làm tăng tính ngon miệng, dịch
vị tiết ra nhiều, tỷ lệ tiêu hóa cao. Ban đêm tỷ lệ tiêu hóa cao hơn ban ngày,
ban ngày dịch vị lại tiết ra nhiều hơn.
Ở lợn từ 14 - 16 ngày tuổi, tình trạng thiếu HCl ở dạ dày không còn ở
trạng thái sinh lý bình thường nữa (Đào Trọng Đạt và Cs, 1986) [4]. Vì vậy,
việc tập cho lợn con ăn sớm đã rút ngắn được giai đoạn thiếu HCl, giúp hoạt
hóa hoạt động tiết dịch, tạo khả năng xây dựng nhanh chóng các đáp ứng
miễn dịch của cơ thể.

Lợn con dưới 1 tháng tuổi trong dịch vị không có HCl, vì lúc này lượng
axit tiết ra rất ít và nó nhanh chóng liên kết với niêm dịch. Hiện tượng này
được gọi là hypoclohydric, là một đặc điểm quan trọng trong tiêu hóa ở dạ
dày lợn con. Vì thiếu HCl tự do nên dịch không có tính sát trùng, vi sinh vật
xâm nhập vào dạ dày dễ sinh sôi nảy nở và phát triển gây nhiều bệnh đường
tiêu hóa ở lợn con (Từ Quang Hiển và Phan Đình Thắm, 1995) [9].
Dịch ruột do các tuyến Bruner ở màng nhầy tá tràng tiết ra. Dịch ruột
cùng với dịch tụy và dịch mật giúp cho quá trình trung hòa nhũ chấp xuống từ
dạ dày, như vậy nó giúp bảo vệ thành ruột khỏi tác động của độ axit cao
xuống từ dạ dày. Ruột già tiếp tục quá trình tiêu hóa những gì ruột non tiêu


ii

LỜI NÓI ĐẦU
Để trở thành một kĩ sư được xã hội chấp nhận, mỗi sinh viên khi ra
trường cần trang bị cho mình vốn kiến thức khoa học, chuyên môn vững
vàng và sự hiểu biết xã hội. Do vậy, thực tập tốt nghiệp là hết sức quan trọng
giúp sinh viên củng cố và hệ thống hóa toàn bộ kiến thức đã học, vận dụng lý
thuyết vào thực tiễn sản xuất, tiếp cận và làm quen công việc. Qua đó, sinh
viên sẽ nâng cao trình độ, đồng thời tạo cho mình tác phong làm việc khoa
học, có tính sáng tạo, để ra trường phải là một cán bộ vững vàng lý thuyết,
giỏi về tay nghề đáp ứng yêu cầu của sản xuất góp phần vào sự phát triển
của đất nước.
Xuất phát từ cơ sở trên, được sự nhất trí của nhà trường, Ban Chủ
nhiệm khoa Chăn nuôi – Thú y, Trạm Thú y huyện Phú Bình – tỉnh Thái
Nguyên, em tiến hành chuyên đề “Điều tra tình hình nhiễm bệnh phân trắng
ở lợn giai đoạn sơ sinh đến cai sữa của một số xã thuộc huyện Phú Bình và
áp dụng phác đồ điều trị” .
Qua thời gian thực tập tại Trạm Thú y huyện Phú Bình – tỉnh Thái

Nguyên, được sự giúp đỡ của Nhà trường, Ban Chủ nhiệm khoa, các thầy cô
giáo, cán bộ Trạm Thú y, đặc biệt là sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo hướng
dẫn, cùng với sự cố gắng nỗ lực của bản thân mình, em đã hoàn thành
chuyên đề thực tập tốt nghiệp trong thời gian qua và thu được một số
kết quả nhất định.
Do thời gian có hạn, trình độ chuyên môn còn hạn chế, kinh nghiệm
thực tế còn chưa nhiều nên bản chuyên đề của em còn gặp nhiều sai sót. Em
rất mong được sự góp ý kiến của các thầy cô giáo để bản chuyên đề của em
được hoàn chỉnh hơn.


8

Các kết quả nghiên cứu của Cù Xuân Dần và Cs (1996) [3] về lợn con
trong những năm qua đều cho thấy thân nhiệt của lợn nội từ khi mới đẻ đến
khi cai sữa là:
Tuổi (ngày)

Thân nhiệt (0C)

Sơ sinh

38,30C ± 0,6

10 (ngày tuổi)

39,60C ±1,0

20 (ngày tuổi)


39,70C ±0,9

30 (ngày tuổi)

39,30C ±0,6

Thân nhiệt của lợn con sau khi đẻ khoảng 380C, sau 10 ngày tăng lên 39,5
- 39,70C và giữ ở mức đó. Trong thời gian này thân nhiệt lợn con có thể biến
động trên dưới 10C.
Mức độ hạ thân nhiệt nhiều hay ít, nhanh hay chậm chủ yếu phụ thuộc
vào nhiệt độ chuồng nuôi và tuổi của lợn con. Nhiệt độ chuồng nuôi càng
thấp, thân nhiệt lợn con hạ xuống càng nhanh, tuổi của lợn con càng ít thân
nhiệt hạ xuống càng nhiều. Do lợn con có khả năng điều hòa thân nhiệt kém
nên cơ thể dễ bị lạnh và phát sinh bệnh, nhất là bệnh ỉa phân trắng.
Độ ẩm cũng là một yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng điều hòa
thân nhiệt của lợn con. Nếu độ ẩm cao thì lợn con dễ bị mất nhiệt và có thể bị
cảm lạnh. Độ ẩm thích hợp cho lợn con ở nước ta là 65 - 70%.
2.1.4. Đặc điểm về khả năng hình thành kháng thể miễn dịch ở lợn con
Theo Trần Văn Phùng và Cs [25] cho biết: Vì thiếu HCl tự do nên vi
sinh vật có điều kiện dễ dàng phát triển gây bệnh dường tiêu hóa, điển hình là
bệnh phân trắng lợn con. Do đó, để hạn chế bệnh đường tiêu hóa ta có thể
kích thích vách tế bào tiết ra HCl tự do sớm hơn, bằng cách bổ sung thức ăn
sớm cho lợn con. Nếu tập ăn sớm cho lợn con vào lúc 5 - 7 ngày tuổi thì HCl
tự do có thể được tiết ra từ 14 ngày tuổi.


9

Ở lợn con mới đẻ, trong cơ thể hầu như chưa có kháng thể nhưng lượng
kháng thể tăng lên rất nhanh sau khi lợn con được bú sữa đầu của lợn mẹ.

Do vậy, khả năng miễn dịch của lợn con hoàn toàn thụ động, phụ thuộc vào
lượng thể hấp thụ được nhiều hay ít từ sữa đầu của mẹ.
Theo Phùng Ứng Lân (1996) [20], lợn con mới đẻ ra trong máu không
có globulin nhưng sau khi bú sữa đầu tăng lên một cách nhanh chóng, sau 3 –
4 tuần lại giảm, đến 5 – 6 tháng nó lại tăng lên và đạt đến chỉ số bình thường
là 65 mg γ -globulin/ 100 ml máu.
Lợn con hấp thụ

γ-

globulin bằng con đường ẩm bào, 24 giờ sau khi

được bú sữa đầu hàm lượng globulin trong máu đạt tới 20,3 ml/100 ml
máu. Sau 24 giờ, sự hấp thụ globulin kém dần hàm lượng

γ -

globulin

trong máu lợn tăng lên chậm hơn. Do đó, lợn con càng được bú sữa đầu
càng sớm càng tốt.
Trong sữa đầu của lợn mẹ có hàm lượng protein chiếm tới 18 –
19%,trong đó lượng

γ-

globulin chiếm số lượng khá lớn 30 – 35%, globulin

có tác dụng tạo sức đề kháng, cho nên sữa đầu có vai trò quan trọng với khả
năng miễn dịch của lợn con.

Do đó, lợn con cần được bú sữa đầu càng sớm càng tốt. Nếu lợn con
không được bú sữa đầu trong 20 ngày đầu lợn không có kháng thể.Vì vậy,
những lợn không được bú sữa đầu thì sức đề kháng rất kém và tỉ lệ chết cao.
2.1.5.Các thời kì quan trọng của lợn con
Thời kỳ từ sơ sinh đến 1 tuần tuổi: Là thời kỳ khủng hoảng đầu tiên
của lợn con do sự thay đổi hoàn toàn về môi trường sống, bởi vì lợn con
chuyển từ điều kiện sống ổn định trong cơ thể mẹ sang tiếp xúc trực tiếp với
môi trường bên ngoài. Do vậy nếu chăm sóc nuôi dưỡng không tốt lợn con
dễ bị mắc bệnh, còi cọc, tỷ lệ nuôi sống thấp.


10

Thời kỳ 3 tuần tuổi: Là thời kỳ khủng hoảng thứ 2 của lợn con, do quy
luật tiết sữa của lợn mẹ gây nên. Sản lượng sữa của lợn mẹ tăng dần từ sau
khi đẻ và đạt cao nhất ở 3 tuần tuổi, sau đó sản lượng sữa giảm nhanh, trong
khi đó nhu cầu dinh dưỡng của lợn con ngày càng tăng do lợn con sinh trưởng
phát dục nhanh, đây là mâu thuẫn giữa cung và cầu. Để giải quyết mâu thuẫn
này cần tập cho lợn con ăn sớm vào 7 - 10 ngày tuổi.
Thời kỳ ngay sau khi cai sữa: Là thời kỳ khủng hoảng thứ 3 do môi
trường sống thay đổi từ bú sữa mẹ đến cai sữa hoàn toàn. Mặt khác, thức ăn
thay đổi, chuyển từ thức ăn chủ yếu là sữa mẹ sang thức ăn hoàn toàn do con
người cung cấp nên giai đoạn này nếu chăm sóc không chu đáo, lợn con rất dễ
bị còi cọc, mắc bệnh đường tiêu hoá, hô hấp.
2.2. Những hiểu biết về vi khuẩn E. coli
Trực khuẩn ruột già Escherichia coli thuộc họ Enterobacteriaceae,
giống Escherichia. Trong số các vi khuẩn hiếu khí trong đường tiêu hoá của
động vật thì E. coli chiếm tỷ lệ nhiều nhất, khoảng 80%.
Escherichia coli còn có tên khoa học là Bacterium coli commune, hay
Bacilus coli communis do bác sỹ nhi khoa Đức Escherich phân lập từ phân

của trẻ em bị tiêu chảy năm 1885.
2.2.1. Đặc điểm hình thái
Hình thái: E. coli là một trực khuẩn ngắn, hình gậy, hai đầu tròn, trong
khi cơ thể động vật có hình cầu, kích thước 2 - 3 x 0,6 µm những loại này
thường gặp trong canh khuẩn già. Trực khuẩn thường đứng riêng lẻ, đôi khi
xếp thành chuỗi ngắn. Phần lớn E. coli di động có lông ở quanh thân, nhưng
một số không thấy di động.
Khi nhuộm Gram thì thấy vi khuẩn bắt màu Gram (-), có thể bắt màu
sẫm ở hai đầu. Vi khuẩn không sinh nha bào, lấy vi khuẩn từ các khuẩn lạc
nhầy để nhuộm thì có thể thấy giáp mô, khi soi tươi thì không thấy được.


11

2.2.2. Đặc điểm nuôi cấy
Theo Nguyễn Quang Tuyên (1993) [34], trực khuẩn E. coli hiếu khí và
yếm khí tùy tiện, mọc trên môi trường dinh dưỡng bình thường. Chúng có khả
năng sinh sản thậm chí cả ở trong nước sinh lý, mọc ở nhiệt độ 15 - 160C
nhưng thích hợp nhất là 370C. Độ pH thích hợp nhất là 7,2 - 7,4. Chúng có thể
tồn tại ở môi trường toan tính hoặc kiềm tính.
Trong môi trường dinh dưỡng đặc như thạch thịt pepton, qua 18 - 24
giờ bồi dục trong tủ ấm 370C, chúng mọc thành những khuẩn lạc ẩm ướt, ánh
màu xám trắng, có kích thước trung bình dạng tròn, mặt khuẩn lạc hơi lồi lên,
có nếp nhăn, bề mặt bóng. Từ xanh xám, giữa đục xám để vài ba ngày sau
khuẩn lạc có màu nâu nhạt và mọc rộng ra.
Trong môi trường nước thịt, khuẩn lạc phát triển tốt, môi trường rất
đục, có cặn lắng xuống đáy, màu tro nhạt, đôi khi hình thành màu xám nhạt.
Canh trùng có mùi hôi thối, khi lắc mạnh, cặn tan đều trong môi trường.
Ngoài ra còn có một số biến chủng của chúng tạo trên bề mặt môi trường một
màng mỏng.

Trên môi trường gelatin, vi khuẩn mọc theo vết cấy trên mặt ống thành
một lớp bựa xám.
Nuôi cấy trên môi trường levin: E. coli mọc thành khuẩn lạc có màu
tím thẫm hoặc đen.
2.2.3. Đặc tính sinh hóa.
Trực khuẩn E. coli có biểu hiện các đặc tính sinh hóa rất rõ rệt. Trực
khuẩn đường ruột lên men lactoza tạo axit và sinh hơi như các đường:
glucoza, mannit, duxit, sachroza. Phần lớn chúng tạo thành indol làm vón sữa,
kết quả dương tính với phản ứng methyrot, không mọc trên môi trường axit,
không phân hủy ure, không làm rữa gelatin, làm vón sữa, làm xanh methylen
trong sữa.


12

2.2.4. Cấu trúc kháng nguyên
Vi khuẩn E. coli được chia thành 3 nhóm kháng nguyên là O, H, K.
- Kháng nguyên O là kháng nguyên thân, chịu nhiệt khi đun ở 1000C
trong 2 giờ 30 phút vẫn giữ được kháng nguyên, khả năng ngưng và kết hợp.
- Kháng nguyên H: là kháng nguyên không có tính chịu nhiệt cao, vì
vậy khi đun ở nhiệt độ 1000C trong 2 giờ 30 phút thì tính kháng nguyên, khả
năng ngưng kết, kết tủa đều bị phá hủy. Tất cả các kháng nguyên O khác nhau
thuộc E. coli đều có một loại type kháng nguyên tốt.
- Kháng nguyên K: Là kháng nguyên bề mặt (hoặc kháng nguyên vỏ,
hoặc kháng nguyên bao) chúng có 3 loại được ký hiệu là L, B, A.
+ Kháng nguyên L: Không chịu được nhiệt, bị phân hủy ở nhiệt độ
1000C/1 giờ. Trong điều kiện đó, kháng nguyên mất khả năng ngưng kết, kết
tủa và không giữ được tính kháng nguyên.
+ Kháng nguyên B: Là kháng nguyên chịu được nhiệt, bị phá hủy với
nhiệt độ 1000C/1 giờ, nhưng khác với kháng nguyên L khi bị đun kháng

nguyên B chỉ bị mất tính kháng nguyên nhưng vẫn giữ được khả năng ngưng
kết và kết tủa. Kháng nguyên này rất đặc hiệu cho các type trong các nhóm
trực khuẩn đường ruột.
+ Kháng nguyên A: Là kháng nguyên vỏ chịu được nhiệt, không bị phá huỷ
khi đun sôi ở 1000C, nhưng khi đun sôi trong thời gian 2 giờ 30 phút thì
kháng nguyên bị phá huỷ.
2.2.5. Độc tố
Theo Lý Thị Liên Khai (2001) [12], vi khuẩn E. coli tạo ra 2 loại độc tố
là nội độc tố và ngoại độc tố:
- Ngoại độc tố: là chất không chịu được nhiệt dễ bị phá hủy ở nhiệt độ
560C trong vòng 10 - 30 phút. Dưới tác dụng của formol và nhiệt, ngoại độc tố
chuyển thành giải độc tố. Ngoại độc tố chưa thành công, mà chỉ có thể phát hiện


13

canh trùng của những chủng mới phân lập được. Khả năng tạo độc tố sẽ mất đi
khi các chủng được giữ lâu dài hoặc cấy chuyển nhiều lần trên môi trường dinh
dưỡng. Ngoại độc tố có tính hướng thần kinh và gây hoại tử.
- Nội độc tố (là độc tố có trong tế bào vi khuẩn, chỉ được giải phóng ra
ngoài môi trường khi tế bào vi khuẩn bị chết, bị dung giải hoặc bị phá vỡ): là yếu
tố gây độc chủ yếu của trực trùng đường ruột, chúng có tế bào vi khuẩn và gắn
vào trong tế bào vi khuẩn một cách chặt chẽ. Nội độc tố có thể chiết xuất bằng
nhiều phương pháp: như phá vỡ vỏ tế bào bằng cơ học, chiết xuất bằng axit
trichoxetic, phenol dưới tác dụng của enzym.
2.2.6. Sức kháng của mầm bệnh.
Trực khuẩn đường ruột không chịu được nhiệt độ cao, ở 600C E. coli chết
trong vòng 15 phút và chết ngay ở nhiệt độ 1000C. Trong đất và nước, E. coli chỉ
sống được vài tháng. Các chất tiêu độc như: axit phenol, formol, crezin, vôi,
axit... nồng độ thường dùng cũng làm E. coli bị chết rất nhanh. Chúng có độ

nhạy cảm với nhiều loại kháng sinh.
Khi thử nghiệm phòng và trị bệnh E. coli dung huyết cho lợn con ở
Thái Nguyên và Bắc Giang, Nguyễn Thị Kim Lan (2004) [13] đã kết luận: Vi
khuẩn E. coli phân lập từ lợn bệnh rất mẫn cảm với kháng sinh Amikacin,
kém hơn với Doxycycline, không mẫn cảm với Ampicilin và Cefuroxime.
Như vậy, khả năng kháng kháng sinh của vi khuẩn nói chung và vi
khuẩn đường ruột nói riêng luôn luôn thay đổi, nó phụ thuộc vào từng địa phương,
loài động vật, thời điểm kháng sinh đồ khác nhau, cho kết quả khác nhau.
Khi điều trị bệnh muốn đạt hiệu quả cao ta phải xác định độ mẫn cảm
của vi khuẩn đối với từng loại kháng sinh khác nhau bằng kỹ thuật kháng sinh
đồ, tránh tính kháng kháng sinh.
2.3. Hiểu biết về bệnh phân trắng lợn con
2.3.1. Nguyên nhân gây bệnh


14

Theo Nguyễn Xuân Bình (1996) [1], bệnh phân trắng lợn con thường
xảy ra với lợn con từ 2 - 30 ngày tuổi.
Do nhiều nguyên nhân dẫn đến sự rối loạn tiết dịch nên chất đạm trong
sữa là cafein không được tiêu hóa khi bị thải ra ngoài nên phân có màu trắng.
Do khẩu phần ăn của lợn mẹ thiếu chất dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin
A. Nên sau khi sinh sữa mẹ thường thiếu chất, lợn con bị suy dinh dưỡng,
màng nhầy của ruột không được bảo vệ nên rất dễ bị cảm nhiễm với vi trùng
Colibacille, Salmonella... gây bệnh tiêu chảy.
Do thay đổi đột ngột khẩu phần ăn của lợn mẹ trong thời kỳ cho con bú
hoặc sữa mẹ quá nhiều lợn con bị dư chất đạm không tiêu hóa được, trôi
xuống ruột già, ở đó có một số vi khuẩn như E. coli sử dụng, phân hủy chất
đạm, sản sinh ra một số độc tố gây rối loạn tiêu hóa dẫn đến tiêu chảy.
Do thời tiết thay đổi đột ngột, nhiệt độ thấp mà ẩm độ cao, làm cơ thể

lợn con mất cân bằng giữa sản nhiệt và truyền nhiệt. Do đó, sẽ tiêu hao năng
lượng của cơ thể để chống lạnh. Nếu lạnh kéo dài thường xuyên, đường huyết
sẽ giảm xuống đột ngột, gây rối loạn cơ năng tiết dịch và nhu động của dạ
dày, ruột dẫn tới rối loạn tiêu hóa và tiêu chảy.
Do thiếu các nguyên tố vi lượng như Fe, Cu, Co... vì trong thực tế lợn con
muốn phát triển bình thường một ngày cần cung cấp 7 - 10 mg Fe, nhưng sữa mẹ
chỉ cung cấp 1 mg Fe/ngày, như vậy cần bổ sung thêm 6 - 9 mg Fe mỗi ngày.
Do lợn mẹ bị một số bệnh khác như viêm tử cung, viêm vú, bị nhiễm
độc và nhiễm trùng kế phát, lợn con bú phải sẽ bị tiêu chảy.
Lợn mẹ trước khi sinh bị nhiễm bệnh thương hàn (mặc dù điều trị đã khỏi),
nhưng khi có thai vi trùng xâm nhập qua màng nhau vào thai, lợn con đẻ ra bị
nhiễm vi trùng nên gây tiêu chảy.
Theo Erwyn R. Miler (2001) [6] cũng nêu ra một số nguyên nhân gây bệnh:
một số các yếu tố môi trường và ký chủ ảnh hưởng tới tỷ lệ nhiễm E. coli ở
lợn sơ sinh. Dạ dày và ruột của lợn con nhanh chóng bị tràn ngập vi trùng,


iii

Em xin chân thành cảm ơn!
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1. Kết quả phục vụ sản xuất................................................................ 38
Bảng 4.2. Tỷ lệ lợn mắc bệnh phân trắng lợn con theo đàn và theo cá thể .... 39
Bảng 4.3. Tỷ lệ lợn mắc bệnh phân trắng lợn con theo tuổi lợn ..................... 42
Bảng 4.4. Tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con theo tính biệt ................... 44
Bảng 4.5.Tỷ lệ mắc bệnh phân trắng lợn con theo tình trạng vệ sinh thú y ... 44
Bảng 4.6. Tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con qua các tháng trong năm
2014 ................................................................................................. 46
Bảng 4.7. Tỷ lệ biểu hiện triệu chứng lâm sàng của lợn con mắc bệnh ......... 48

Bảng 4.8. Kết quả điều trị lần 1 ...................................................................... 49
Bảng 4.9. Kết quả điều trị lần 2 ...................................................................... 50


16

stress, biểu hiện thông qua sự biến động về hàm lượng một số thành phần
trong máu: đường huyết, cholesteron, kẽm, kali, natri…
2.3.2. Cơ chế sinh bệnh
Theo Phạm Ngọc Thạch (2006) [29], khi bị bệnh, đầu tiên dạ dày giảm
tiết dịch vị, nồng độ HCl giảm, làm giảm khả năng diệt trùng và khả năng tiêu
hóa protein. Khi độ kiềm trong đường tiêu hóa tăng cao, tạo điều kiện cho các
vi khuẩn trong đường ruột phát triển mạnh, làm thối rữa các chất chứa trong
đường ruột và sản sinh nhiều chất độc. Những sản phẩm trên kích thích vào
niêm mạc ruột làm tăng nhu động ruột, con vật sinh ra ỉa chảy. Khi bệnh kéo
dài, con vật bị mất nước gây nên rối loạn trao đổi chất trong cơ thể như nhiễm
độc toan hoặc mất cân bằng các chất điện giải, làm cho bệnh trở nên trầm
trọng, gia súc có thể chết.
2.3.3. Dịch tễ của bệnh
Đây là bệnh rất phổ biến ở lợn con theo mẹ, đặc biệt là lợn mới sinh
đến 28 ngày tuổi. Có con mắc ngay sau khi sinh 2 - 3 giờ và một số con mắc
muộn hơn khi đã 4 tuần tuổi. Bệnh có thể mắc một vài con hoặc cả đàn.
Cách phòng bệnh trong chăn nuôi ít tốn phí mà có hiệu lực nhất là dựa
vào công tác vệ sinh, đó là làm cho gia súc và các nguyên nhân gây bệnh cách
xa nhau. Để có các biện pháp vệ sinh tốt cần tìm hiểu biết dịch tễ của bệnh.
Theo Hoàng Văn Tuấn (1998) [33] qua điều tra tình hình dịch bệnh và
bệnh tiêu chảy ở lợn tại một trại giống hướng nạc trong 3 năm 1995, 1996,
1997, cho thấy:
- Tỷ lệ hao hụt do dịch bệnh ở lợn con theo mẹ (dưới 45 ngày tuổi) qua
các năm là: 25,12 và 15%. Trong đó, tỷ lệ chết do tiêu chảy chiếm 67,67 và

80% trong số lợn chết.
- Ở lợn cai sữa (45 - 65 ngày tuổi): tỷ lệ hao hụt do dịch bệnh là 15,18 và
12%. Trong đó, tỷ lệ chết do tiêu chảy chiếm 32,52 và 38% trong số lợn chết.
Đào Xuân Cương (1981) [2] cho biết, bệnh có thể phát triển quanh
năm, nhiều nhất là cuối đông sang xuân, cuối xuân sang hè, sau nhiều trận


×