Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

So sánh khả năng sản xuất thịt và hiệu quả kinh tế của gà lai F1 (Chọi x Lương Phượng) và F1 (Mía x Lương Phượng) nuôi bán chăn thả tại Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.24 MB, 56 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------------

DƯƠNG CÔNG PHÚC

Tên đề tài:
“SO SÁNH KHẢ NĂNG SẢN XUẤT THỊT VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ
CỦA GÀ F1 (CHỌI X LƯƠNG PHƯỢNG) VÀ
F1 (MÍA X LƯƠNG PHƯỢNG) NUÔI BÁN CHĂN THẢ
TẠI THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo: Chính quy
Chuyên ngành: Chăn nuôi thú y
Khoa: Chăn nuôi Thú y
Khoá học: 2011 - 2015

Thái nguyên, năm 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------------

DƯƠNG CÔNG PHÚC

Tên đề tài:
“SO SÁNH KHẢ NĂNG SẢN XUẤT THỊT VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ
CỦA GÀ F1 (CHỌI X LƯƠNG PHƯỢNG) VÀ


F1 (MÍA X LƯƠNG PHƯỢNG) NUÔI BÁN CHĂN THẢ
TẠI THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo: Chính quy
Chuyên ngành: Chăn nuôi thú y
Khoa: Chăn nuôi Thú y
Khoá học: 2011 - 2015
Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Thúy Mỵ

Thái nguyên, năm 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------------

DƯƠNG CÔNG PHÚC

Tên đề tài:
“SO SÁNH KHẢ NĂNG SẢN XUẤT THỊT VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ
CỦA GÀ F1 (CHỌI X LƯƠNG PHƯỢNG) VÀ
F1 (MÍA X LƯƠNG PHƯỢNG) NUÔI BÁN CHĂN THẢ
TẠI THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo: Chính quy
Chuyên ngành: Chăn nuôi thú y
Khoa: Chăn nuôi Thú y
Khoá học: 2011 - 2015

Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Thúy Mỵ

Thái nguyên, năm 2015


ii

LỜI NÓI ĐẦU
Trong chương trình đào tạo của nhà trường, giai đoạn thực tập tốt nghiệp
chiếm một vị trí quan trọng đối với mỗi sinh viên trước khi ra trường. Đây là
khoảng thời gian để sinh viên hệ thống hóa toàn bộ kiến thức đã học và củng cố
chuyên môn, đồng thời giúp sinh viên làm quen với thực tế sản xuất. Từ đó nâng
cao trình độ chuyên môn, nắm được phương pháp tổ chức và tiến hành công tác
nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất, tạo cho
mình tác phong làm việc đúng đắn, sáng tạo để khi ra trường trở thành một
người cán bộ kỹ thuật có chuyên môn, đáp ứng được nhu cầu thực tiễn, góp phần
vào sự nghiệp phát triển đất nước.
Xuất phát từ thực tế chăn nuôi, được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm khoa
Chăn nuôi - Thú y, trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên, cùng sự giúp đỡ của
thầy giáo PGS.TS. Trần Thanh Vân và cô giáo hướng dẫn TS. Nguyễn Thị
Thúy Mỵ. Tôi tiến hành thực hiện đề tài: “So sánh khả năng sản xuất thịt và
hiệu quả kinh tế của gà lai F1 (Chọi x Lương Phượng) và F1 (Mía x Lương
Phượng) nuôi bán chăn thả tại Thái Nguyên”.
Do thời gian và trình độ có hạn, bước đầu làm quen với công tác nghiên
cứu khoa học nên khóa luận này không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Vì
vậy. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để
bản khóa luận này được hoàn thiện hơn.


iii


DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG KHOÁ LUẬN
Trang
Bảng 4.1. Lịch dùng vắc xin cho đàn gà thịt......................................................24
Bảng 4.2. Kết quả phục vụ sản xuất ...................................................................26
Bảng 4.3. Tỷ lệ nuôi sống của đàn gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (%) ..........27
Bảng 4.4. Sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi .................29
Bảng 4.5. Sinh trưởng tuyệt đối và tương đối của gà thí nghiệm ......................31
Bảng 4.6. Khả năng thu nhận thức ăn của gà thí nghiệm ..................................33
Bảng 4.7. Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng (kg) ...............................34
Bảng 4.8. Tiêu tốn ME cho tăng khối lượng (Kcal/kg) .....................................35
Bảng 4.9 Tiêu tốn protein thô của gà thí nghiệm (g/kg) ....................................36
Bảng 4.10. Chỉ số sản xuất (PI) và chỉ số kinh tế (EN) của gà thí nghiệm .......37
Bảng 4.11. Chi phí trực tiếp cho một kg gà xuất bán ........................................38


iv

DANH MỤC CÁC HÌNH TRONG KHOÁ LUẬN
Trang
Hình 4.1: Đồ thị sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm........................................ 30
Hình 4.2: Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm ...............................32
Hình 4.3: Biểu đồ sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm .............................32


v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

cs


Cộng sự

CNTY

Chăn nuôi thú y

ĐHNL

Trường Đại học Nông Lâm

LP

Lương Phượng



Thức Ăn

TTTĂ

Tiêu tốn thức ăn

TN

Thí nghiệm

SS

Sơ sinh


Vnđ

Việt nam đồng

Nxb

Nhà xuất bản


vi

MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ i
LỜI NÓI ĐẦU .......................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG KHOÁ LUẬN ............................................. iii
DANH MỤC CÁC HÌNH TRONG KHOÁ LUẬN .............................................. iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG KHOÁ LUẬN.... Error! Bookmark
not defined.
Phần 1. MỞ ĐẦU ......................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................1
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài .............................................................................1
1.3. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................................2
1.3.1. Ý nghĩa khoa học ....................................................................................... 2
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ............................................................................... 2
Phần 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ...................................................................3
2.1. Cơ sở khoa học và pháp lý của đề tài ...................................................................3
2.1.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng....................................................... 3
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ........................................................10

2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ............................................................ 10
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước .............................................................. 10
2.3. Giới thiệu về gà thì nghiệm ................................................................................12
2.3.1. Gà Chọi ................................................................................................... 12
2.3.2. Gà Lương Phượng .................................................................................... 12
2.3.3. Gà Lai F1 (trống Chọi x mái Lương Phượng) ............................................ 13
2.3.4. Gà Mía .................................................................................................... 14
2.3.5. Gà lai F1 (trống Mía x mái Lương Phượng)............................................... 15
Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......16
3.1. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................16
3.1.1. Đối tượng ................................................................................................ 16
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ......................................................................16


i

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên em đã nhận được sự dạy bảo và giúp đỡ ân cần của các thầy cô
giáo khoa Chăn nuôi - Thú y, cũng như các thầy cô giáo trong trường đã trang bị
cho em những kiến thức cơ bản, cho em có được lòng tin vững bước trong cuộc
sống và công tác sau này.
Em xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, BCN khoa và các
thầy giáo, cô giáo, cán bộ công nhân viên khoa Chăn nuôi - Thú y trường Đại
học Nông Lâm Thái Nguyên đã dạy bảo tận tình chúng em trong toàn khóa học.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới thầy giáo PGS.TS. Trần
Thanh Vân và cô giáo TS. Nguyễn Thị Thúy Mỵ cùng toàn thể gia đình đã
trực tiếp hướng dẫn, tạo mọi điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình thực
tập tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn UBND xã Quyết Thắng - Thành Phố Thái
Nguyên cùng nhân dân địa phương đã tạo điều kiện thuận lợi để em thực hiện đề

tài tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn người thân trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp
đã luôn tận tình giúp đỡ động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện
đề tài.
Thái Nguyên, ngày…tháng…năm 2015
Sinh viên

Dương Công Phúc


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, song song với sự phát triển của xã hội, đời
sống của cong người cũng từ đó ngày một nâng cao. Điều đó đòi hỏi các nhà
chăn nuôi không những đáp ứng đủ nhu cầu về nguồn thực phẩm có giá trị dinh
dưỡng cao mà còn phải đảm bảo an toàn về vệ sinh thực phẩm. Trong cơ cấu
nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, có thể nói thịt gà là một nguồn thực
phẩm thường xuyên và quan trọng. Nó không những đảm bảo về nguồn thực
phẩm có giá trị dinh dưỡng cao trong sinh hoạt hàng ngày, mà còn là phong tục
tập quán của đa số người Việt ta. Vì vậy, việc chăn nuôi gà đã chiếm một vị trí
hết sức quan trọng trong cơ cấu ngành chăn nuôi hiện nay. Nó đòi hỏi ngành
chăn nuôi phải có những chính sách, hoạch định để phát triển ngành chăn nuôi
gia cầm theo hướng công nghiệp nhằm cung cấp khối lượng lớn trứng, thịt có
chất lượng cao, giá thành hạ, nhằm từng bước đáp ứng nhu cầu của thị trường
trong nước và hướng tới xuất khẩu.
1.1.


Gà Lương Phượng có đặc điểm dễ nuôi, nhanh lớn, ít bệnh tật năng suất
cao, thích nghi tốt với điều kiện khí hậu Việt Nam, chất lượng thịt được ưa
chuộng, giống với gà địa phương, nên được nhân dân ta quý trọng và ngày càng
phát triển. Gà Mía và gà Chọi là những giống gà nội có chất lượng thịt thơm,
ngon, da dòn, mỡ dưới da ít, ngoại hình đẹp, sức khỏe tốt, thích hợp trong điều
kiện chăn thả ngoài vườn. Con lai giữa chúng với gà Lương Phượng đã được
nuôi ở nhiều nơi cho kết quả tốt. Điều kiện sinh thái và sở thích của người tiêu
dùng ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế cả hai loại gà này như thế nào?. Để trả lời
cho câu hỏi đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “So sánh khả năng sản
xuất thịt và hiệu quả kinh tế của gà lai F1 (Chọi x LP) và (Mía x LP) nuôi bán
chăn thả tại Thái Nguyên”.
1.2.

Mục tiêu và yêu cầu của đề tài
Đánh giá sức sản xuất của 2 gà lai Chọi và lai Mía.
Sơ bộ đánh giá hiệu quả kinh tế của việc nuôi 2 loại gà này.
Có những khuyến cáo bổ ích cho người chăn nuôi.


2

Bản thân tập làm quen công tác nghiên cứu khoa học.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
- Từng bước hoàn thiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng để phát huy
hết tiềm năng của giống gà nội, góp phần hoàn thiện quy trình chăn nuôi gà
thịt bán chăn thả theo hướng an toàn sinh học.
- Có thêm luận cứ khoa học về khả năng sản xuất của Chọi và gà Mía lai
nuôi bán chăn thả.
- Làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo.

1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
- So sánh khả năng sản xuất của Chọi và gà Mía lai nuôi bán chăn thả, từ
đó cung cấp thông tin hữu ích cho người chăn nuôi về lựa chọn loại gà nuôi phù
hợp với điều kiện của trang trại.
- Bản thân là sinh viên được làm quen với công tác nghiên cứu khoa học.


3

Phần 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học và pháp lý của đề tài
2.1.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng
2.1.1.1. Sinh trưởng và các chỉ tiêu đánh giá sinh trưởng
Sinh trưởng.
Ở vật nuôi từ khi hình thành phôi tới khi trưởng thành khối lượng và thể
tích cơ thể tăng lên. Điều này trước tiên là số lượng tế bào tăng lên về số lượng,
các cơ quan bộ phận trong cơ thể đều có sự tăng lên về khối lượng và khích
thước. Từ đó, dẫn đến khối lượng và thể tích của cơ thể tăng lên. Sự lớn lên của
cơ thể là do sự tích lũy các chất hữu cơ thong qua việc trao đổi chất. Trần Đình
Miên và cs (1992) [17] đã khái quát “sinh trưởng là một quá trình tích lũy chất
hữu cơ thong qua trao đổi chất, là sự tăng lên về chiều cao, chiều dài, bề nghang,
khối lượng của từng cơ quan, bộ phận cũng như toàn bộ cơ thể trên cơ sở tính di
truyền từ đời trước”.
Sinh trưởng là một quá trình sinh lý phức tạp và tuân theo những quy luật
nhất định. Trần Đình Miên, Nguyễn kim Đường (1992) [17] cho biết:
Midedorpho A. F (1968) là người đầu tiên phát hiện ra quy luật sinh trưởng theo
giai đoạn của gia súc, cho rằng gia súc phát triển mạnh nhất khi mới sinh, sau đó
tăng khối lượng giảm dần theo từng tháng tuổi.
Khái niệm sinh trưởng: Sinh trưởng là một quá trình sinh lý, sinh hóa

phức tạp, duy trì từ khi phôi được hình thành cho đến khi con vật đã trưởng
thành. Để có được số đo chính xác về sinh trưởng từng thời kỳ không phải đễ
dàng (Chambers J. R., 1990) [29].
Đối với gia cầm thời kỳ hậu phôi và thời kỳ trưởng thành.
Các chỉ tiêu đánh giá sinh trưởng.
- Kích thước cơ thể
- Khối lượng cơ thể
- Tốc độ sinh trưởng
Phương pháp đánh giá sinh trưởng


4

Để đánh giá khả năng sinh trưởng các nhà chọn giống vật nuôi đã có
khuynh hướng sử dụng các phương thức đơn giản và thực tế, đó là khả năng sinh
trưởng theo 3 chỉ tiêu là: Chiều cao, thể tích và khối lượng. Khối lượng cơ thể:
Về mặt sinh học, sinh trưởng được xem như là quá trình tổng hợp, tích lũy dần
các chất mà chủ yếu là protein. Do vậy có thể lấy việc tăng khối lượng cơ thể
làm chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh trưởng của gia súc, gia cầm. Khối lượng của
gia súc, gia cầm là một trong những tính trạng di truyền số lượng. Tính trạng này
có hệ số di truyền khá cao phụ thuộc vào đặc điểm của từng giống, loài. Sinh
trưởng theo Trần Đình Miên và Nguyễn Kim Đường, 1992 [17] là cường độ tăng
các chiều của cơ thể trong một khoảng thời gian nhất định. Trong chăn nuôi gia
cầm để đánh giá sinh trưởng người ta sử dụng 2 chỉ số đó là: Sinh trưởng tuyệt
đối và sinh trưởng tương đối.
- Sinh trưởng tuyệt đối là sự tăng lên về khối lượng, kích thước của cơ thể
trong khoảng thời gian giữa hai lần khảo sát (T.C.V.N. 2, 39 – 77 [21]), sinh
trưởng tuyệt đối thường tính bằng g/con/ngày hoặc g/con/tuần. Đồ thị sinh
trưởng tuyệt đối có dạng parabol. Giá trị sinh trưởng tuyệt đối càng cao thì hiệu
quả kinh tế càng lớn.

- Sinh trưởng tương đối là tỷ lệ phần trăm tăng lên của khối lượng, kích
thước trong khoảng thời gian giữa hai lần khảo sát (T.C.V.N. 2, 40 - 77 [22]). Đồ
thị sinh trưởng tương đối có dạng hypecbol. Gà còn non có tốc độ sinh trưởng
cao, sau đó giảm dần theo tuổi. Theo Trần Đình Miên, Nguyễn Kim Đường,
1992 [17] cho biết có mối quan hệ ở cơ thể gia cầm giữa sinh trưởng và một số
tính trạng liên quan. Mối liên quan giữa sinh trưởng và tốc độ mọc lông đã được
xác định, cũng có mối liên quan giữa sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn.
Để xác định toàn bộ quá trình sinh trưởng một cách chính xác là rất khó khăn và
phức tạp. Tuy nhiên trong chọn giống vật nuôi ngày nay, người ta cũng sử dụng
các phương pháp đơn giản và thực tế để đánh giá khả năng sinh trưởng như:
- Kích thước các chiều đo: Kích thước và khối lượng xương có tầm quan
trọng lớn đối với khối lượng cơ thể và hình dáng con vật, quan hệ giữa khối
lượng thân, tốc độ lớn và chiều dài đùi, chiều dài xương ngực với chất lượng
thịt có tầm quan trọng đặc biệt. Kích thước các chiều đo có liên quan rõ rệt với
khối lượng cơ thể, độ dài chân có liên quan đến tính biệt.


ii

LỜI NÓI ĐẦU
Trong chương trình đào tạo của nhà trường, giai đoạn thực tập tốt nghiệp
chiếm một vị trí quan trọng đối với mỗi sinh viên trước khi ra trường. Đây là
khoảng thời gian để sinh viên hệ thống hóa toàn bộ kiến thức đã học và củng cố
chuyên môn, đồng thời giúp sinh viên làm quen với thực tế sản xuất. Từ đó nâng
cao trình độ chuyên môn, nắm được phương pháp tổ chức và tiến hành công tác
nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất, tạo cho
mình tác phong làm việc đúng đắn, sáng tạo để khi ra trường trở thành một
người cán bộ kỹ thuật có chuyên môn, đáp ứng được nhu cầu thực tiễn, góp phần
vào sự nghiệp phát triển đất nước.
Xuất phát từ thực tế chăn nuôi, được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm khoa

Chăn nuôi - Thú y, trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên, cùng sự giúp đỡ của
thầy giáo PGS.TS. Trần Thanh Vân và cô giáo hướng dẫn TS. Nguyễn Thị
Thúy Mỵ. Tôi tiến hành thực hiện đề tài: “So sánh khả năng sản xuất thịt và
hiệu quả kinh tế của gà lai F1 (Chọi x Lương Phượng) và F1 (Mía x Lương
Phượng) nuôi bán chăn thả tại Thái Nguyên”.
Do thời gian và trình độ có hạn, bước đầu làm quen với công tác nghiên
cứu khoa học nên khóa luận này không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Vì
vậy. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để
bản khóa luận này được hoàn thiện hơn.


6

2.1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng gia cầm
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của gà như giống, tính
biệt, tốc độ mọc lông, khối lượng bộ xương, dinh dưỡng và các điều kiện chăn
nuôi, sức khỏe…
Ảnh hưởng của dòng giống:
Theo tài liệu tổng hợp của Chambers J. R., 1988 [30] có rất nhiều gen ảnh
hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của cơ thể gà, có gen ảnh hưởng tới sự
phát triển chung, có gen ảnh hưởng tới nhóm tính trạng, có gen ảnh hưởng tới
một vài tính trạng riêng lẻ.
Nguyễn Thị Thúy Mỵ, 1997 [18] khi nghiên cứu 3 giống gà AA, Avian và
BE88 nuôi tại Thái Nguyên cho thấy khối lượng của 3 giống gà khác nhau ở 49
ngày tuổi lần lượt là: 2501,09 g, 2423,28 g, 2305,14 g.
Theo Nguyễn Mạnh Hùng và cộng sự, 1994 [9] thì sự sai khác về khối
lượng cơ thể của các giống gia cầm là rất lớn, giống gà kiêm dụng nặng hơn gà
hướng trứng từ 13-38%.
Ảnh hưởng của tính biệt và tốc độ mọc lông:
Tính biệt cũng có ảnh hưởng rõ rệt tới khối lượng cơ thể: gà trống nặng cân

hơn gà mái từ 24-32%. Những sai khác này cũng được biểu hiện về cường độ sinh
trưởng , được quy định không phai do hormon sinh học mà là do các gen liên kết với
giới tính. Sự sai khác về mặt sinh trưởng còn biểu hiện rã hơn đối với các dòng phát
triển nhanh so với dòng phát triển chậm (Chambers J. R., 1988 [30]).
North M. O., 1990 [35] kết luận: lúc mới sinh gà trống nặng hơn gà mái
1%, tuổi càng tăng sự khác nhau cạng lớn; ở 2 tuần tuổi là 5 %, 3 tuần tổi là >11
%, 5 tuần tuổi là >17 %, 6 tuần tuổi là >20 %, 7 tuần tuổi là >23 %, 8 tuần tuổi là
>27 %.
Theo tài liệu tổng hợp của Kushner K. F., 1969 [12] thì tốc độ mọc lông
có quan hệ chặt chẽ với sinh trưởng, thường gà lớn nhanh thì mọc lông nhanh và
đều hơn gà mọc lông chậm.
Độ tuổi và mức độ dinh dưỡng:
Sinh trưởng là tổng số của của sự phát triển các phần cơ thể như thịt,
xương, da.


7

Tỷ lệ sinh trưởng của các phần này khác nhau ở độ tuổi và phụ thuộc vào
mức độ dinh dưỡng (Chambers J. R., 1988 [30]).
Trần Công Xuân, Phùng Đức Tiến, 1995 [27] cho biết cùng tổ hơp lai
broiler Ross – 208 và Ross – 208 V3 nuôi ở 9 lô với 3 mức năng lượng và 3 mức
protein cho khối lượng ở 8 tuần tuổi khác nhau rõ rệt.
Ảnh hưởng của môi trường chăm sóc nuôi dưỡng:
Khả năng sinh trưởng của gia cầm bị ảnh hưởng rất lớn của yếu tố môi
trường và điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng. Khẩu phần ăn đầy đủ và cân đối các
chất dinh dưỡng, chăm sóc quản lý chu đáo sẽ có tác dung tăng khả năng sinh
trưởng nâng cao năng suất chăn nuôi.
Ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường:
Nhiệt độ môi trường ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng rất rõ rệt, đặc

biệt là giai đoạn gà con. Với gà broiler và gà hậu bị, nhiệt độ ngày thứ nhất cần
đảm bảo 32-34 ºC; ngày thứ 2-7 là 30 ºC; tuần thứ hai là 26 ºC; tuần thứ 3 là 22
ºC tuần thứ 4 là 20 ºC. Theo Lê Hồng Mận và cộng sự, 1993 [16] thì nhiệt độ tối
ưu chuông nuôi với gà sau 3 tuần tuổi là 18 – 20 ºC. Nhiệt độ môi trường cao
ảnh hưởng rất lớn tới nhu cầu năng lượng trao đổi (ME) và protein thô (CP) của
gà broiler. Do vậy, nhu cầu tiêu thụ thức ăn của gà chịu sự chi phối nhiều của
nhiệt độ môi trường. Trong điều kiện nhiệt độ khác nhau thì tiêu thụ thức ăn
cũng khác nhau. Theo Herbert G.J và cs, 1983 [31] thì nhiệt độ chuồng nuôi với
gà sau 3 tuần thay đổi 1 oC tiêu thụ năng lượng của gà mái biến đổi tương
đương 2 kcal ME. Nhu cầu về năng lượng và các vật chất dinh dưỡng khác cũng
bị thay đổi theo môi trường. Trong điều kiện khí hậu nước ta thì gà broiler nuôi
vụ hè thì cần phải tăng mức ME và CP cao hơn vụ xuân 10 – 15 % (theo Bùi
Đức Lũng, Lê Hồng Mận, 1993 [15]).
Thông thường nhiệt độ cao, khả năng thu nhận thức ăn của gia cầm giảm,
chính vì vậy chăn nuội gia cầm trong điều kiện khí hậu nước ta phải tùy theo
mùa vụ, căn cứ vào nhiệt độ từng giai đoạn mà điều chỉnh thức ăn và kỹ thuật
chăm sóc cho phù hợp.
Ảnh hưởng của độ ẩm và độ thông thoáng:


8

Độ ẩm là một trong nhưng yếu tố ngoại cảnh có ảnh hưởng lớn tới sinh
trưởng của gia cầm. Khi độ ẩm tăng làm cho chất độn chuồng dễ ẩm ướt, thức ăn
dễ bị ẩm mốc làm ảnh hưởng tới gà. Đặc biệt, khí NH3 do vi khuẩn phân hủy axit
uric trong phân và chất độn chuồng làm ảnh hưởng tới hô hấp của gà, tăng khả
năng nhiễm bệnh cầu trùng, Newcastle, CRD dẫn tới làm giảm khả năng sinh
trưởng của gà.
Ing J. E. M Whyte (1995) [32] qua nghiên cứu đã cho ra khuyến cáo về
thành phần tối đa của chất khí trong chuồng nuôi gia cầm như sau:

NH3 = 0,01g/m3, H2S = 0,002g/m3, CO2 = 0,35g/m3.
Ở nước ta chủ yếu là nuôi thông thoáng tự nhiên nên cần đam bảo ấm vào
mùa đông và mát vào mùa hè. Về mùa hè cao cần bố trí hệ thống quạt để tăng
tốc độ gió chống nong cho gà. Mùa đông cần có thiết bị sưởi ấm cho gà.
Tốc độ gió lùa và nhiệt độ không khí có ảnh hưởng tới sự tăng khối lượng
của gà, gà con nhạy cảm hơn so với gà trưởng thành. Đối với gà lớn cần tốc độ
lưu thông gió lớn hơn gà nhỏ.
Ảnh hưởng của chế độ chiếu sáng:
Gà rất nhạy cảm với ánh sáng, mỗi giai đoạn gà cần chế độ chiếu sáng
khác nhau. Theo khuyến cáo của hãng Arbor Acres Farms Inc, 1993 [28]:
+ Với gà broiler giết thịt từ 38-42 ngày thì thời gian chiếu sáng là: 3 ngày
đầu chiếu sáng 24/24 giờ, cường độ chiếu sáng là 20 lux, từ ngày thứ 4 đến kết
thúc thì cường độ chiếu sáng là 23/24 giờ.
+ Với gà broiler nuôi dài ngày (giết thịt ở 42, 49, 56 ngày tuổi) thì chế độ
chiếu sáng như sau: Ngày thứ 1: 24/24 giờ; ngày thứ 2: 20/24 giờ; ngày thứ 3
đến ngày thứ 15: 12/24 giờ; ngày thứ 19-22: 14/24 giờ; ngày thứ 23-24: 18/24h;
ngày thứ 25 đến kết thúc thời gian chiếu sáng: 24/24 giờ. Cường độ chiếu sáng 3
ngày đầu là 20 lux, từ ngày thứ 4 đến kết thúc giảm dần còn 5 lux.
Ảnh hưởng của mật độ nuôi nhốt:
Mật độ nuôi nhốt cũng là yếu tố quan để chăn nuôi gà đạt hiệu quả cao.
Mỗi giai đoạn sinh trưởng, mỗi phương thức nuôi đều có quy định mật độ nuôi
nhất định (phương thức chăn thả tự do, bán nuôi nhốt, nuôi nhốt trên đệm lót
dày, nuôi nhốt có sân chơi yêu cầu mật độ lần lượt: 0,1; 0,3;0,35; 0,2m2/con ... ).


9

Nếu nuôi quá thưa thì lãng phí diện tích,nhưng nếu nuôi quá dày thì ảnh hưởng
đến khả năng sinh trưởng của gà. Bởi lẽ, khi mật độ nuôi nhốt cao thì chuồng
nhanh bẩn, lượng khí thải NH3, CO2, H2S cao và quần thể vi sinh vật phát triển

làm ảnh hưởng tới khả năng tăng khối lượng và sức khỏe của đàn gà, gà dễ bị
cảm nhiễm bênh tật, tỷ lệ đồng đều thấp tỷ, tỷ lệ chết cao cuối cùng làm giảm
hiệu quả trong chăn nuôi. Ngược lại, mật độ nuôi nhốt thấp thì tăng chi phí
chuồng trai cao. Do vậy tùy theo mùa vụ tuổi gà và mục đích sử dụng cần có mật
độ chăn nuôi thích hợp.
Nguyễn Hữu Cường và Bùi Đức Lũng, 1996 [1] làm thí nghiệm trên gà
broiler BE11, V35, AV35 từ 1-49 ngày tuổi với sự khác nhau về mật độ nuôi
nhốt, kết quả thí nghiệm cho thấy: Với gà BE11, V35 nuôi nhốt ở vụ hè và vụ
đông có:
+ Tỷ lệ nuôi sống lô I mật độ 8 con/m2 cho kết quả cao nhất đạt 97,5%,
thấp nhất ở lô II có mật độ 14 con/m2 là 92,86%.
+ Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng ở lô I cho kết quả tốt hơn (2,05 kg)
so với lô II (2,11 kg).
+ Hiệu quả kinh tế/m2 chuồng:
Lô I: mùa hè = +38.130đ

Mùa đông = +32.500đ

Lô II: mùa hè =-62.060đ

Mùa đông = +12.330đ

Từ đó tác giả khuyến cáo mùa hè mật độ tối ưu là 8 con/m2, mùa đông
mật độ tối ưu là 10 con/m2 nền chuồng đối với gà broiler
Theo Lewis N. J. và cs. (1990) [40] thì sự vận động của gà có ảnh hưởng
chủ yếu tới sức sản xuất, vì nó liên quan tới sự tìm kiếm và sử dụng thức ăn thức
uống.
Theo Van Horne P. (1991) [41]: khi chăn nuôi ở mật độ cao thì hàm lượng
NH3, CO2, H2S được sinh ra trong chất độn chuồng cao. Vì vậy khi mật độ gà
đông thì lượng bài tiết thải ra nhiều hơn, trong khi đo gà cần tăng cương trao đổi

chất nên lượng nhiệt thải ra cũng nhiều, do đó nhiệt độ chuồng tăng, nên sẽ ảnh
hưởng tới việc tăng khối lượng của gà và làm tăng tỷ lệ chết khi mật độ chuồng
nuôi quá cao cùng nhiệt độ không khí cao.


iii

DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG KHOÁ LUẬN
Trang
Bảng 4.1. Lịch dùng vắc xin cho đàn gà thịt......................................................24
Bảng 4.2. Kết quả phục vụ sản xuất ...................................................................26
Bảng 4.3. Tỷ lệ nuôi sống của đàn gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (%) ..........27
Bảng 4.4. Sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi .................29
Bảng 4.5. Sinh trưởng tuyệt đối và tương đối của gà thí nghiệm ......................31
Bảng 4.6. Khả năng thu nhận thức ăn của gà thí nghiệm ..................................33
Bảng 4.7. Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng (kg) ...............................34
Bảng 4.8. Tiêu tốn ME cho tăng khối lượng (Kcal/kg) .....................................35
Bảng 4.9 Tiêu tốn protein thô của gà thí nghiệm (g/kg) ....................................36
Bảng 4.10. Chỉ số sản xuất (PI) và chỉ số kinh tế (EN) của gà thí nghiệm .......37
Bảng 4.11. Chi phí trực tiếp cho một kg gà xuất bán ........................................38


11

nhưng lại phải đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của ngưởi tiêu dùng, gần đây có rất
nhiều công trình nghiên cứu khoa học về vấn đề này.
Nguyễn Minh Hoàn (2003) [7] khi nghiên cứu về khả năng sinh trưởng
của gà Kabir và Lương Phượng nuôi bán chăn thả ở nông hộ cho biết: Tỷ lệ nuôi
sống của gà Kabir đạt 96,60%, gà Lương Phượng đạt 93,33%; Tiêu tốn 2,49 kg
thức ăn/kg tăng khối lượng

Theo kết quả của tác giả Nguyễn Khánh Quắc và cs (1998) [20] cho biết
giống gà Kabir nuôi bán chăn thả tại Thái Nguyên như sau: Khả năng sinh
trưởng của gà Kabir cao, lúc 63 ngày tuổi đạt 1783,00 g và lúc 91 ngày tuổi đạt
2515,20 g. Tỷ lệ thịt sẻ của con trống là 78,03 %, con mái đạt 77,52 %. Tỷ lệ cơ
đùi + cơ ngực là 37,67 %, Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng là 3,09 kg,
tỷ lệ nuôi sống đạt 99 %.
Theo Nguyễn Văn Đại và cs (2001) [3] đã đưa ra kết luận về ảnh hưởng
của phương thức nuôi nhốt và bán nuôi nhốt đến khả năng sản xuất của gà lai F1
(♂ Mía + ♀ Kabir) (MK):
- Gà lai F1 – MK có màu lông phong phú, chân, da, mỏ vàng, gà rắn chắc,
ham chạy nhả. Gà lai có tốc độ sinh trưởng tuyệt đối cao nhất ở giai đoạn 8-9
tuần tuổi, đạt 33,92 g/con/ngày ở phương thức nuôi bán chăn thả và đạt 35,49
g/con/ngày ở phương thức nuôi nhốt.
Theo Đào Văn Khanh (2004) [11], khi nghiên cứu năng suất thịt của gà
broiler giống Tam Hoàng ở các mùa vụ khác nhau có kêt luận như sau: - Tỷ lệ
nuôi sống của gà Tam Hoàng đến 84 ngày tuổi ở các mùa vụ đạt từ 93,91 % đến
97,11 %. Tỷ lệ nuôi sống cao nhất ở mùa thu ở 97,11 %; Tiếp sau đó là mùa
đông đạt 95 % và thấp nhất là mùa hè đạt 93,91 %.
Theo Nguyễn Duy Hoan và cs (1999) [4] khi nghiên cứu năng suất của gà
broiler dòng X431L (nuôi nhốt) cho biết: Khối lượng cơ thể ở 63 ngày tuổi là
2280 g và tiêu tốn thức ăn/ 1 kg tăng khối lượng là 2,35 kg.
Trong những năm gần đây có nhiều tác giả nghiên cứu về con lai cả gà
Sasso và một số gà lông màu khác như: Lương Phượng, Kabir…
Tác giả Phùng Đức Tiên và cs (1996) [23] nghiên cứu trên tổ hợp lai giữa
gà Sasso và Kabir (SK) cho biết: Đến 10 tuần tuổi tỷ lệ nuôi sống là 94,29 %.


12

Khối lượng cơ thể lúc 10 tuần tuổi là 2381,38 g. Tiêu tốn thức ăn cộng dồn đến

tuần 10 là 2,56 kg/kg P. Chỉ số sản xuất cao nhất ở tuần 8 là 201,13. Kết quả mổ
khảo sát cho thấy tỷ lệ thịt xẻ đạt 73,69 %, tỷ lệ thịt ngực + đùi đạt 44,03 %, mỡ
bụng đạt 2,50 %.
Bạch Thị Thanh Dân và cs (2007) [2] nghiên cứu gà Sasso-Lương Phượng
nuôi chăn thả tại vùng gò đồi Sóc Sơn – Hà Nội cho kết quả như sau:
+ Tỷ lệ nuôi sống ở tuần 7 đạt 98 %, ở tuần 10 đạt 96,78 %.
+ Khối lượng cơ thể ở tuần 7 đạt 1850 gam, đến tuần 10 đạt 2430 gam.
+ Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng đến tuần 10 là 2,76 kg.
2.3. Giới thiệu về gà thì nghiệm
2.3.1. Gà Chọi
- Nguồn ngốc gà Chọi:
Không ai biết gà chọi Việt Nam có nguồn gốc từ đâu, xuất xứ của nó
không thể tra cứu được vì thiếu tài liệu.
- Đặc điểm gà Chọi:
Chân cao, mình dài, cổ cao,
mào xuýt màu đỏ tía; cựa sắc và dài
(con trống có màu mận chín pha
lông đen ở cánh, đuôi, đầu). Tích và
dái tai màu đỏ, con mái màu xám (lá
chuối khô) hoặc màu vàng điểm đen,
mỏ và chân có màu chì, mắt đen có
vòng đỏ.
Gà trống 1 năm tuổi đạt 2,5 3 kg, gà mái 1,8 - 1,9 kg (Theo hội
chăn nuôi Việt Nam - 2002). Khi trưởng thành gà trống 3 - 4 kg, gà mái 2 2,5 kg.
Năng suất của giống gà chọi:
Sản lượng trứng 50 - 70 quả/mái/năm, vỏ trứng màu hồng. Khối lượng trứng
50 - 55 g/quả. Gà có sức khỏe tốt nhưng đẻ ít, khả năng tăng đàn chậm. Được người


13


dân nuôi để làm gà chọi trong các cuộc lễ hội. Một số địa phương như vùng Hoóc
môn và các tỉnh miền Đông thường cho lai với gà ta để nuôi lấy thịt.
2.3.2. Gà Lương Phượng
- Nguồn gốc gà Lương Phượng: Vùng ven sông Lương Phượng, đây là
giống gà thịt lông màu. Do xí nghiệp nuôi gà Thành phố Nam Ninh, Quảng Tây,
Trung Quốc lai tạo thành. Do sử dụng dòng trống địa phương và dòng mái nhập
từ nước ngoài.
- Đặc điểm gà Lương
Phượng: Gà trống ở độ tuổi
trưởng thành, có khối lượng cơ
thể 2,7 kg gà mái đạt khối lượng
2,1 kg lúc vào đẻ. Gà bắt đầu đẻ
vào 24 tuần tuổi, sau một chu kỳ
khai thác trứng (66 tuần tuổi) đạt
177 trứng, sản xuất 130 gà con 1
ngày tuổi. Gà thịt nuôi đến 65
ngày tuổi đạt 1,5 – 1,6 kg. Tiêu tốn thức ăn 2,4 - 2,6 kg thức ăn/kg tăng khối
lượng, nuôi sống trên 95 %.
2.3.3. Gà Lai F1 (trống Chọi x mái Lương Phượng)
Gà lai F1 (trống Chọi x mái
LP) được tạo ra bằng cách dùng gà
trống Chọi cho lai với gà mái Lương
Phượng, con lai có màu lông nâu
vàng xen với lông đen, nhưng màu
đen là chủ yếu da chân màu chì. Gà
lai F1 (Chọi x LP) thường được
nuôi theo phương thức gà đồi, gà
vườn, bán nuôi nhốt đến 10 - 12
tuần tuổi thì giết thịt.

Gà lai F1 có khả năng thích nghi cao với điều kiện nóng ẩm, sức kháng
bệnh tốt, chất lượng thịt thơm ngon. Thích hợp với phương thức nuôi nhốt, bán
nuôi nhốt, chăn thả. Gà nuôi 10 tuần, đạt:


14

- Khối lượng 1,7 – 1,9 kg.
- Tiêu tốn thức ăn: 2,3 – 2,5 kg TĂ/1kg tăng KL.
- Tỷ lệ nuôi sống: 92 – 97 %.
2.3.4. Gà Mía
- Nguồn gốc gà Mía: Gà Mía có nguồn gốc ở xã Phùng Hưng, huyện
Tùng Thiện, tỉnh Hà Tây (nay thuộc thị xã Sơn tây - Hà Nội)
- Đặc điểm của gà Mía: Gà
Mía là giống gà ít bị pha tạp so với
các giống gà nội khác. Ngoại
hình gà mía hơi thô: Mình ngắn,
đùi to và thô, mắt sâu, mào đơn,
chân có 3 hàng vảy, da đỏ sắc lông
gà trống màu tía, ga mái màu nâu
xám hoặc vàng. Nói chung màu
ông gà Mía tương đối thuần nhất.
Tốc độ mọc lông chậm, đến 15
tuần tuổi mới phủ kín lông ở gà trống.
Khối lượng cơ thể lúc mới sinh là 32 g. Lúc 4 tháng tuổi (giết thịt) bình
quân con trống đạt 2,32 kg, con mái 1,9 kg, Gà 6 tháng tuổi con trống đạt 3,1 kg,
con mái 2,4 kg. Khi trưởng thành gà nặng 3 - 3,5 kg; gà trống đạt tới 5 kg. Theo
hội chăn nuôi Việt Nam khối lượng gà mái trưởng thành 2,5 -3 kg; trống 3,5 - 4
kg [8].
Tuổi đẻ muộn 7-8 tháng, sản lượng trứng 50 - 55 quả/mái/năm, khối

lượng trứng 50 - 55 g.Tỷ lệ trứng có phôi 88%; tỷ lệ ấp nở 83%, tỷ lệ nuôi sống
đến 8 tuần 98%. Gà Mía có sản lượng trứng trung bình 70 quả/mái/năm, tỷ lệ
trứng có phôi và ấp nở đạt 70 - 75%.
Gà Mía có chất lượng thịt thơm, da giòn, mỡ dưới da ít, sức khoẻ tốt,
thích hợp trong điều kiện chăn nuôi thả vườn nhưng tuổi đẻ muộn, sản lượng
trứng thấp nên hiện nay gà Mía được nuôi theo hướng thịt và ở một số vùng như
Thành Phố Hồ Chí Minh, Bình Định, chủ yếu để lai với một số giống gà nội và
nhập nội khác tạo gà lai nuôi thịt.


15

2.3.5. Gà lai F1 (trống Mía x mái Lương Phượng)
Giống gà F1(Mía x Lương
Phượng) được lai giữa gà trống Mía
truyền thống với gà mái Lương
Phượng (Trung Quốc). Gà Mía lai có
lông màu vàng đậm xen lẫn màu đen ở
cánh, đuôi, đầu và chân nhỏ, da mỏ và
chân có màu vàng, mào cờ. Khi gà
được 3 tháng có tỷ lệ nuôi sống đạt
96%; khối lượng cơ thể từ 1,5 -1,6 kg.
Gà Mía lai có nhiều điểm nổi trội như:
Sức đề kháng tốt, dễ nuôi, thịt giòn
chắc và có vị đậm hơn so với các giống gà khác, có khả năng thích nghi với điều kiện của
địa phương, chất lượng thịt thơm ngon phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.


16


Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng
- Đối tượng: gà F1 (Chọi x Lương Phượng) và gà F1 (Mía x Lương
Phượng).
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm: Tại trại gà VM, xã Quyết Thắng – thành phố Thái Nguyên –
tỉnh Thái Nguyên.
- Thời gian: 12/2014 – 05/2015.
3.3. Nội dung nghiên cứu
So sánh sức sản xuất thịt (tỷ lệ nuôi sống, sinh trưởng, hệ số chuyển hóa
thức ăn, chỉ số sản xuất, chỉ số kinh tế, tỷ lệ và thành phần thân thịt,..) của gà F1
(Chọi x Lương Phượng) và F1 (Mía x Lương Phượng)
So sánh hiệu quả kinh tế của gà F1 (Chọi x Lương Phượng) và F1 (Mía x
Lương Phượng) nuôi bán chăn thả.
3.4. Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi
3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được tiến hành theo phương pháp khảo sát đàn và được bố trí
theo sơ đồ sau:
Lô thí nghiêm
Diên giải

Lô I

Lô II

Mía × Lương Phượng

Chọi × Lương Phượng


Số gà thí nghiệm

500

500

Thời gian theo dõi
(tuần tuổi)

10

10

Phương thức nuôi

Bán chăn thả

Bán chăn thả

Loại gà

Thức ăn

Dabaco


×