Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

Đánh giá khả năng sản xuất của đàn lợn nái landrace nuôi tại trại giống lợn tân thái, huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (311.23 KB, 52 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HOÀNG DUY THỨC

Tên đề tài:

“ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA ĐÀN LỢN NÁI
LANDRACE NUÔI TẠI TRẠI GIỐNG LỢN TÂN THÁI,
HUYỆN ĐỒNG HỶ, TÌNH THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:

Chính quy

Chuyên ngành:

Chăn nuôi thú y

Khoa:

Chăn nuôi thú y

Khoá học:

2011 - 2015

Thái Nguyên, năm 2015



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HOÀNG DUY THỨC

Tên đề tài:

“ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA ĐÀN LỢN NÁI
LANDRACE NUÔI TẠI TRẠI GIỐNG LỢN TÂN THÁI,
HUYỆN ĐỒNG HỶ, TÌNH THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo:
Chính quy
Chuyên ngành: Chăn nuôi thú y
Khoa:
Chăn nuôi thú y
Lớp:
43 CNTY
Khoá học:
2011 - 2015
Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Ngân
Khoa Chăn nuôi Thú y - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

Thái Nguyên, năm 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM


HOÀNG DUY THỨC

Tên đề tài:

“ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA ĐÀN LỢN NÁI
LANDRACE NUÔI TẠI TRẠI GIỐNG LỢN TÂN THÁI,
HUYỆN ĐỒNG HỶ, TÌNH THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo:
Chính quy
Chuyên ngành: Chăn nuôi thú y
Khoa:
Chăn nuôi thú y
Lớp:
43 CNTY
Khoá học:
2011 - 2015
Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Ngân
Khoa Chăn nuôi Thú y - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

Thái Nguyên, năm 2015


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Năng suất sinh sản của Landrace Ba Lan và Landrace Bỉ ............. 21

Bảng 2.2. Năng suất sinh sản của lợn Landrace ............................................. 22
Bảng 2.3. Năng suất sinh sản của Landrace nuôi tại Việt Nam...................... 22
Bảng 2.4. Một số chỉ tiêu sinh lý và khả năng sinh sản của Landrace ........... 23
Bảng 4.1. Kết quả phục vụ sản xuất................................................................ 32
Bảng 4.2. Công tác điều trị bệnh ..................................................................... 33
Bảng 4.3. Các chỉ tiêu sinh lý sinh dục của lợn Landrace .............................. 34
Bảng 4.4. Khả năng sinh sản của nái kiểm định ............................................. 35
Bảng 4.5. Khả năng sinh sản của nái cơ bản................................................... 36
Bảng 4.6. Khả năng sản xuất của nái kiểm định ............................................. 37
Bảng 4.7.Khả năng sản xuất của nái cơ bản ................................................... 38
Bảng 4.8. Hiệu quả kinh tế của một lợn nái cơ bản/năm ................................ 39


iii

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
Cm:

Centimet

Cs:

Cộng sự

Kg:

Kilogram

Mm:


milimet

Nxb:

Nhà xuất bản

TT:

Thể trọng

TĐDLĐ:

Tuổi động dục lần đầu

TPGLĐ:

Tuổi phối giống lần đầu

%:

Tỉ lệ phần trăm


iv

MỤC LỤC
Trang
Phần 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề .............................................................................................. 1
1.2. Mục đích nghiên cứu .............................................................................. 2

1.3. Ý nghĩa của đề tài................................................................................... 2
1.3.1. Ý nghĩa trong khoa học ................................................................... 2
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiền ................................................................... 2
Phần 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ......................................................... 3
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài ...................................................................... 3
2.1.1. Đặc điểm lợn Landrace ................................................................... 3
2.1.2. Đặc điểm sinh lý, sinh dục của lợn nái Landrace ........................... 3
2.1.3. Một số chỉ tiêu đánh giá sức sinh sản của lợn nái Landrace......... 12
2.1.4. Một số chỉ tiêu đánh giá sức sản xuất của lợn nái Landrace ........ 18
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước .......................................... 20
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới................................................ 20
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước.................................................. 21
2.3. Tình hình chung của cơ sở thực tập ..................................................... 24
2.3.1. Tình hình sản xuất ngành chăn nuôi ............................................. 24
2.3.2. Tình hình sản xuất ngành trồng trọt .............................................. 25
2.3.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật .................................................................. 25
2.3.4. Cơ cấu tổ chức của trại.................................................................. 26
2.4. Đánh giá chung .................................................................................... 27
2.4.1. Thuận lợi ....................................................................................... 27
2.4.2. Khó khăn ....................................................................................... 27
2.4.3. Phương hướng sản xuất................................................................. 28


v

Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...29
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................ 29
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ........................................................ 29
3.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 29
3.4. Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi ............................... 29

3.4.1. Theo dõi trực tiếp .......................................................................... 29
3.4.2. Theo dõi gián tiếp.......................................................................... 30
3.4.3. Các chỉ tiêu theo dõi...................................................................... 30
3.4.4. Phương pháp xử lý số liệu............................................................. 31
Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 32
4.1. Công tác phục vụ sản xuất ................................................................... 32
4.1.1. Công tác thú y ............................................................................... 32
4.1.2. Công tác khác ................................................................................ 32
4.2. Kết quả nghiên cứu .............................................................................. 34
4.2.1. Một số đặc điểm sinh lý sinh dục của lợn nái Landrace ............... 34
4.2.2. Khả năng sinh sản của lợn nái Landrace....................................... 35
4.2.3. Khả năng sản xuất của lợn nái Landrace ...................................... 37
4.2.4. Hiệu quả kinh tế của một lợn nái cơ bản/năm .............................. 39
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 41
5.1. Kết luận ................................................................................................ 41
5.2. Tồn tại và đề nghị................................................................................. 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Chăn nuôi lợn ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung đóng vai
trò hết sức quan trọng trong hệ thống chăn nuôi. Lợn là loài gia súc được nuôi
nhiều và cung cấp lượng thực phẩm lớn nhất cho con người.
Việt Nam là một trong những quốc gia có nền chăn nuôi chưa phát
triển, năng suất chăn nuôi và chất lượng sản phẩm không cao. Kết quả này
một phần là do khó khăn về điều kiện tự nhiên, nhưng quan trọng hơn là do

kỹ thuật chăn nuôi còn hạn chế, hơn thế nữa các giống lợn được sử dụng cho
chăn nuôi có khả năng sản xuất và chất lượng sản phẩm chưa cao.
Để chăn nuôi đàn lợn ngoại đạt hiệu quả cao bên cạnh các yếu tố về
thức ăn, chuồng trại, kỹ thuật chăn nuôi… thì một trong những yếu tố hết sức
quan trọng cần được đảm bảo là phải có đàn giống tốt. Điều này phụ thuộc rất
lớn vào năng suất sinh sản của đàn lợn nái ngoại.
Tuy nhiên, các giống lợn ngoại được nuôi phổ biến tại các trang trại
của nước ta chủ yếu là nuôi sinh sản để sản xuất thương phẩm, do đó việc
kiểm tra năng suất chưa được chú trọng. Để có con giống tốt cung cấp cho sản
xuất thì việc chọn lọc và nuôi dưỡng tốt đàn lợn nhập ngoại tại các cơ sở, các
trại giống là rất quan trọng. Những vấn đề trên chỉ ra rằng việc kiểm tra năng
suất của các dòng, các giống này cần được đánh giá đầy đủ hơn.
Với mục đích góp phần nâng cao năng suất sinh sản của đàn lợn nái
ngoại, đồng thời bổ sung các tài liệu nghiên cứu về lĩnh vực sinh sản của
giống lợn nái ngoại, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá khả
năng sản xuất của đàn lợn nái Landrace nuôi tại trại giống lợn Tân Thái,
huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên”.


i

LỜI CẢM ƠN
Mở đầu khóa luận tốt nghiệp, em xin phép được ghi lại những cảm xúc
và nguyện vọng của mình. Sau khi bảo vệ bài tốt nghiệp cũng là lúc mỗi sinh
viên chúng em hoàn thành khóa học, trở thành kỹ sư mà nhà trường đã đào
tạo trong suốt 4 năm qua. Để có được kết quả như hôm nay cũng như hoàn
thành tốt đợt thực tập tốt nghiệp, em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ nhiệt
tình của các cá nhân, tập thể trong và ngoài trường.
Trước tiên em xin được cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa chăn nuôi
thú y, đã trực tiếp dạy và trang bị tri thức cho em suốt thời gian qua. Đặc biệt,

em xin được bày tỏ lòng biết ơn tới cô giáo TS. Nguyễn Thị Ngân - người
trực tiếp giúp đỡ em thực tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Em xin
chân thành cảm ơn các cô chú trong trại giống lợn Tân Thái, huyện Đồng Hỷ,
tỉnh Thái Nguyên đã tại mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt thời gian
nghiên cứu làm đề tài tốt nghiệp.
Do kiến thức thực tế của em chưa nhiều, nên khóa luận không tránh
khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy
cô, các bạn, những người làm công tác nghiên cứu, để khóa luận của em được
hoàn thiện hơn.
Thái Nguyên, tháng 06 năm 2015
Sinh viên

Hoàng Duy Thức


3

Phần 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Đặc điểm lợn Landrace
Giống lợn Landrace được tạo ra ở Đan Mạch (1895). Lợn có năng suất
cao, sinh trưởng nhanh, tiêu tốn thức ăn 3,0 kg/kg tăng khối lượng, tăng khối
lượng bình quân 750g /con /ngày, tỷ lệ nạc 59%. Khối lượng lợn trưởng thành
có thể lên tới 320 kg ở con đực và 250 ở con cái.
- Lợn Landrace có khả năng sinh sản khá cao và nuôi con khéo.
Đây là giống lợn chuyên hướng nạc và được dùng để lai kinh tế. Các công
thức lai chủ yếu hiện nay là:
+ Lợn đực Landrace x lợn nái Móng Cái (hoặc lợn địa phương) để lấy
con cai F1 nuôi thịt.

+ Lợn đực Landrace x lợn F1 (công thức trên) lấy con lai F2 có ¾ máu
ngoại nuôi thịt cho khối lượng lúc 6 tháng tuổi đạt khoảng 100 kg, tỷ lệ nạc
khoảng 48%.
2.1.2. Đặc điểm sinh lý, sinh dục của lợn nái Landrace
* Sự thành thục về tính và thể vóc
- Sự thành thục về tính.
Tuổi thành thục về tính là tuổi mà con vật bắt đầu có phản xạ tính dục
và có khả năng sinh sản. Khi gia súc đã thành thục về tính, bộ máy sinh dục
đã phát triển hoàn thiện, dưới tác dụng của thần kinh nội tiết tố con vật bắt
đầu xuất hiện các phản xạ về sinh dục. Con cái có hiện tượng động dục, con
đực có phản xạ giao phối.
Khi đó ở con cái các noãn bao chín và rụng trứng (lần đầu), con đực có
phản xạ sinh tinh. Đối với các giống gia súc khác nhau thì thời gian thành


4

thục về tính khác nhau, ở lợn nội thường từ 4 - 5 tháng tuổi (120 - 150 ngày),
ở lợn ngoại (180 - 210 ngày) (Vũ Trọng Hốt và cs, 2000 [9]).
Kết quả nghiên cứu của Phan Xuân Hảo và cs (2001) [10], cho biết lợn
Landrace thành thục về tính là 213,1 ngày.
Ở lợn nái có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự thành thục về tính như
giống, chế độ dinh dưỡng, khí hậu, chuồng trại, trạng thái sinh lý của từng cá
thể, …
+ Giống: ở lợn lai tuổi động dục đầu tiên muộn hơn so với lợn nội
thuần. Lợn lai F1 bắt đầu động dục lúc 6 tháng tuổi, khi khối lượng cơ thể đạt
50 - 55kg. Lợn ngoại động dục lần đầu muộn hơn so với lợn lai vào lúc 6 - 7
tháng tuổi, khi lợn có khối lượng 65 - 68 kg. Còn đối với lợn nội tuổi thành
thục về tính từ 4 - 5 tháng tuổi. Cụ thể lợn Landrace nhập vào nuôi ở Việt
Nam có tuổi động dục lần đầu là 208 - 209 ngày.

+ Chế độ dinh dưỡng: Ảnh hưởng rất lớn đến tuổi thành thục về tính của
lợn cái. Thường những lợn được chăm sóc và nuôi dưỡng tốt thì tuổi thành thục
về tính sớm hơn những lợn được nuôi trong điều kiện dinh dưỡng kém. Lê
Đình Phùng (2011) [12] cho biết, lợn cái được nuôi trong điều kiện dinh dưỡng
tốt sẽ thành thục ở độ tuổi trung bình 188, 5 ngày (6 tháng tuổi) với khối lượng
cơ thể là 80 kg và nếu hạn chế thức ăn thì sự thành thục về tính sẽ xuất hiện lúc
234, 8 ngày (trên 7 tháng tuổi) và khối lượng cơ thể là 48,4 kg.
Dinh dưỡng thiếu làm chậm sự thành thục về tính là do sự tác động xấu
lên tuyến yên và sự tiết kích tố hướng dục, nếu thừa dinh dưỡng cũng ảnh
hưởng không tốt tới sự thành thục là do sự tích luỹ mỡ xung quanh buồng
trứng và cơ quan sinh dục làm giảm chức năng bình thường của chúng, mặt
khác do béo quá ảnh hưởng tới các hocmon oestrogen và progesterone trong
máu làm cho hàm lượng của chúng trong cơ thể không đạt mức cần thiết để
thúc đẩy sự thành thục.


5

+ Mùa vụ và thời kỳ chiếu sáng: Cũng là yếu tố ảnh hưởng rõ rệt tới
tuổi động dục. Mùa hè lợn cái hậu bị thành thục chậm hơn so với mùa thu đông, điều đó có thể do ảnh hưởng của nhiệt độ trong chuồng nuôi gắn liền
với mức tăng trọng thấp trong các tháng nóng . Những con được chăn thả tự
do thì xuất hiện thành thục sớm hơn những con nuôi nhốt trong chuồng 14
ngày (mùa xuân) và 17 ngày (mùa thu). Mùa đông, thời gian chiếu sáng trong
ngày thấp hơn so với các mùa khác trong năm, bóng tối cũng làm chậm tuổi
thành thục về tính so với những biến động ánh sáng tự nhiên hoặc ánh sáng
nhân tạo 112 giờ mỗi ngày (Cù Xuân Dần và cs, 1996) [4].
+ Mật độ nuôi nhốt: Mật độ nuôi nhốt đông trên 1 đơn vị diện tích trong
suốt thời gian phát triển sẽ làm chậm tuổi động dục. Nhưng cần tránh nuôi nái
hậu bị tách biệt đàn trong thời kỳ phát triển. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc
nuôi nhốt lợn cái hậu bị riêng từng cá thể sẽ làm chậm lại thành thục tính so

với lợn cái được nuôi nhốt theo nhóm. Bên cạnh những yếu tố trên thì đực
giống cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến tuổi động dục của lợn
cái hậu bị. Nếu nái hậu bị thường xuyên tiếp xúc với đực giống sẽ nhanh động
dục hơn nái hậu bị không tiếp xúc với lợn đực giống. Theo Phan Xuân Hảo và
cs (2001) [10], lợn cái hậu bị ngoài 90 kg thể trọng ở 165 ngày tuổi cho tiếp
xúc 2 lần/ngày với lợn đực, mỗi lần tiếp xúc 15 - 20 phút thì tới 83% lợn cái
hậu bị động dục lần đầu.
- Sự thành thục về thể vóc:
Tuổi thành thục về thể vóc là tuổi có sự phát triển về ngoại hình và
thể chất đạt mức độ hoàn chỉnh, xương đã được cốt hoá hoàn toàn, tầm
vóc ổn định. Tuổi thành thục về thể vóc thường chậm hơn so với tuổi
thành thục về tính. Thành thục về tính được đánh dấu bằng hiện tượng
động dục lần đầu tiên.


6

Lúc này sự sinh trưởng và phát dục của cơ thể vẫn còn tiếp tục, trong
giai đoạn lợn thành thục về tính mà cho giao phối sẽ không tốt, vì lợn mẹ có
thể thụ thai nhưng cơ thể mẹ chưa đảm bảo cho bào thai phát triển tốt, nên
chất lượng đời con kém. Đồng thời cơ quan sinh dục, đặc biệt là xương chậu
vẫn còn hẹp dễ gây hiện tượng khó đẻ. Điều này ảnh hưởng đến năng suất
sinh sản của lợn nái sau này. Do đó không nên cho phối giống quá sớm. Đối
với lợn cái nội khi được 7 - 8 tháng tuổi khối lượng đạt 40 - 50 kg nên cho
phối, đối với lợn ngoại khi được 8 - 9 tháng tuổi, khối lượng đạt 100 - 110 kg
mới nên cho phối.
* Chu kỳ động dục
Theo Trần Quang Hân và cs (2002) [8] chu kỳ động dục là một quá
trình sinh lý phức tạp sau khi toàn bộ cơ thể đã phát triển hoàn hảo, cơ quan
sinh dục không có bào thai và không có hiện tượng bệnh lý thì bên trong

buồng trứng có quá trình phát triển của noãn bao, noãn bao thành thục, trứng
chín và thải trứng.
Song song với quá trình thải trứng thì toàn bộ cơ thể nói chung đặc biệt
là cơ quan sinh dục có hàng loạt các biến đổi về hình thái cấu tạo và chức
năng sinh lý. Tất cả các biến đổi đó được lặp đi, lặp lại có tính chất chu kỳ
nên gọi là chu kỳ tính. Chu kỳ tính được bắt đầu từ khi cơ thể đã thành thục
về tính, nó xuất hiện liên tục và chấm dứt khi cơ thể nái già yếu.
- Tiền động dục (kéo dài 2 - 3 ngày).
Đây là giai đoạn đầu của chu kỳ sinh dục. Ở giai đoạn này các noãn bao
phát triển thành thục và nổi rõ lên bề mặt buồng trứng. Buồng trứng to hơn
bình thường các tế bào ống dẫn trứng tăng cường sinh trưởng, số lượng lông
nhung tăng lên, đường sinh dục tăng tiết dịch nhày và xung huyết nhẹ, hệ
thống tuyến ở cổ tử cung tiết dịch nhày, các noãn bao chín và tế bào trứng
tách ra ngoài, tử cung co bóp mạnh, niêm dịch đường sinh dục chảy nhiều,


7

con vật bắt đầu xuất hiện tính dục. Các biến đổi trên tạo điều kiện cho tinh
trùng tiến lên trong đường sinh dục cái gặp tế bào trứng và tiến hành thụ tinh.
Biểu hiện bên ngoài: Âm đạo sưng to, đỏ hồng, không có hoặc có ít
nước nhờn không cho đực nhảy hoặc bỏ chạy khi ta ấn tay vào lưng. Ở giai
đoạn này lợn thường bỏ ăn hoặc ít ăn, hay kêu rít (Phan Xuân Hảo, 2008) [11]
- Động dục (kéo dài 2 -3 ngày).
Thời gian của giai đoạn này được tính từ khi tế bào trứng tách khỏi
noãn bao các biến đổi của cơ quan sinh dục lúc này rõ rệt nhất, niêm mạc âm
hộ xung huyết, phù thũng rõ rệt, niêm dịch trong suốt chảy ra ngoài nhiều,
con vật biểu hiện tính hưng phấn cao độ: Con cái đứng nằm không yên, phá
chuồng, ăn uống giảm hẳn, kêu rít, đứng trong trạng thái ngẩn ngơ, ngơ ngác,
đái rắt, luôn nhảy lên lưng con khác hoặc để con khác nhảy lên lưng mình,

thích gần đực, khi gần đực thì luôn đứng ở tư thế sẵn sàng chịu đực như: đuôi
cong lên và lệch sang một bên, hai chân sau dạng ra và khụy xuống sẵn sàng
chịu đực (Phạm Khánh Từ và cs, 2014) [14].
Nếu ở giai đoạn này trứng gặp được tinh trùng, hợp tử được hình thành
thì chu kỳ tính ngừng lại, gia súc cái ở vào giai đoạn có thai và cho đến khi đẻ
xong một thời gian nhất định thì chu kỳ tính mới xuất hiện trở lại. Trường hợp
gia súc không có thai thì chuyển sang giai đoạn tiếp.
- Giai đoạn sau động dục (kéo dài 1 ngày).
Theo Tràn Tiến Dũng và cs (2002) [5] ở giai đoạn này toàn bộ cơ thể nói
chung và cơ quan sinh dục nói riêng dần dần trở lại trạng thái hoạt động sinh
lý bình thường. Các phản xạ về hưng phấn, về sinh dục dần mất hẳn, con vật
chuyển sang thời kỳ yên tĩnh, chịu khó ăn uống. Trên buồng trứng thể vàng
xuất hiện và bắt đầu tiết progesteron. Progesteron tác động lên trung khu thần
kinh làm thay đổi tính hưng phấn, làm kết thúc giai đoạn động dục, niêm mạc


8

của toàn bộ đường sinh dục ngừng tăng sinh, các tuyến ở cơ quan sinh dục
ngừng tiết dịch, cổ tử cung đóng lại.
- Giai đoạn nghỉ ngơi.
Đây là giai đoạn dài nhất của chu kỳ sinh dục. Thời kỳ này con vật hoàn
toàn yên tĩnh, cơ quan sinh dục dần dần trở lại trạng thái yên tĩnh sinh lý bình
thường. Trong buồng trứng thể vàng bắt đầu teo đi, noãn bao bắt đầu phát dục
nhưng chưa nổi rõ lên bề mặt của buồng trứng, toàn bộ cơ quan sinh dục dần
dần xuất hiện những biến đổi chuẩn bị cho chu kỳ tiếp theo.
Sau khi lợn đã thành thục về tính thì trong buồng trứng đã có những bao
noãn tương đối lớn, các kích thích bên ngoài như nhiệt độ, ánh sáng, thức ăn,
mùi vị…, tác động lên vỏ não và kích thích này truyền đến tuyến yên làm cho
tuyến yên tiết ra FSH (folliculo stimulating hormon). Hormon này tác động

lên buồng trứng làm cho noãn bao phát triển và thành thục, tế bào hạt trong
noãn bao tiết ra oestrogen chứa đầy trong xoang bao noãn. Lúc này lợn có
biểu hiện động dục, bỏ ăn, bồn chồn đi lại nhiều, âm hộ có hiện tượng xung
huyết đỏ mọng, kêu la phá chuồng, thích nhảy lên lưng con khác, thích gần
đực, lấy tay ấn lên lưng thì thấy lợn đứng yên, đứng ở tư thế giao phối, đuôi
cong lên, âm hộ chảy nước nhờn, lúc đầu loãng sau đặc dần.
Sau khi thải trứng thì trong một thời gian ngắn, noãn bao sẽ sinh ra thể
vàng. Thể vàng tiết ra progesteron làm cho tử cung chuẩn bị đón hợp tử và ức
chế sự phân tiết Gonado Stimulin của tuyến yên, ức chế sự thành thục của
noãn bao trong buồng trứng làm cho lợn nái không động dục trở lại. Thuỳ
trước của tuyến yên tiết ra Prolactin làm cho thể vàng tiết ra Progesteron và
kích thích tuyến sữa phát dục. Nếu lợn nái có chửa, thể vàng sẽ tồn tại trong
suốt thời gian mang thai, đến khi lợn đẻ thể vàng mất đi.
Nếu lợn không có chửa, tử cung sản sinh ra hormone Protagladine làm
tan rã thể vàng, Progesteron không sản sinh ra nữa. Tuyến yên lại được giải
phóng và lại sản sinh ra FSH, bắt đầu một chu kỳ mới.


9

Chu kỳ động dục của lợn thường là từ 18 - 22 ngày, thời gian động dục
kéo dài 5 - 7 ngày, nhưng thời gian chịu đực thường 2,5 ngày, phối giống
trong thời gian này đạt hiệu quả cao nhất.
Đối với lợn Landrace thời điểm phối giống thích hợp vào cuối ngày thứ
3 đầu ngày thứ 4 tính từ lợn bắt đầu động dục. Để phối giống mang lại hiệu
quả cao nhất có 3 cách, tính từ khi nái đứng im chịu đực như sau:
- Sau 12 giờ và 36 giờ.
- Sau 12 giờ, 36 giờ sau đó cứ 12 giờ cho phối 1 lần đến khi nái không
chịu thì thôi.
- Đối với lợn nái hậu bị nên cho phối giống sớm hơn nái từ 6 - 8 giờ.

Kết quả đem lại từ 3 cách phối trên đều như nhau.
Sau khi phối giống 21 ngày không có hiện tượng động dục trở lại là đã
có chửa. Có thể phân biệt lợn có chửa hay không qua một số biểu hiện bên
ngoài. Lợn có chửa biểu hiện mệt mỏi, ngủ nhiều, ăn nhiều, dáng đi ngày
càng nặng nề. Lợn tuy đã có chửa nhưng có thể có hiện tượng “động dục giả”.
Biểu hiện như sau: âm hộ đỏ, không có nước nhờn, thời gian động dục ngắn,
nói chung biểu hiện không rõ ràng.
Có thể phân biệt động dục giả và động dục thật ở lợn: Lợn động dục giả
vẫn ăn uống bình thường, ăn xong vẫn nằm ngủ, khi thấy đực qua chuồng tai
rủ xuống và lảng tránh. Điều này trái với lợn động dục, khi thấy đực qua
chuồng luôn ve vẩy và đến gần đực. (Nguyễn Đức, 2004) [6]
Chẩn đoán phân biệt lợn nái có chửa có một ý nghĩa rất to lớn, chẩn
đoán lợn nái có chửa chính xác giúp cho người chăn nuôi nâng cao được tỷ lệ
sinh sản của lợn nái, định ra được các thời kỳ chửa của lợn nái, từ đó định ra
được các chuẩn độ nuôi dưỡng chăm sóc phù hợp.
Thời gian mang thai phụ thuộc vào số con sinh ra, số con sinh nhiều
thời gian mang thai ngắn và ngược lại.


10

Thời gian mang thai của lợn trung bình là 114 ngày, dao động từ 112 -116
ngày, cá biệt có những lợn nái ngoại mang thai tới 117 - 118 ngày, thời gian
mang thai dài quá hoặc ngắn quá đều không tốt. Nếu thời gian mang thai ngắn
con đẻ ra yếu, sức chống chịu với ngoại cảnh kém, khả năng sống sót thấp. Nếu
thời gian mang thai dài đẻ ra nhiều con chết, lợn mẹ thường đẻ khó khăn.
* Quá trình phát triển của bào thai
Hiểu rõ vấn đề này có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác chăm sóc
và nuôi dưỡng lợn mẹ trong thời kỳ mang thai. Đây là yếu tố ảnh hưởng trực
tiếp tới tỷ lệ sảy thai, chết thai và số lượng cũng như khối lượng sơ sinh trên ổ

và trên con.
- Giai đoạn phôi thai (1 - 22 ngày).
Giai đoạn này được tính từ ngày thứ nhất đến ngày thứ 22 sau khi thô
tinh. Sau khi thô tinh được 20 giờ thì sự phân chia tế bào bắt đầu diễn ra. Phôi
thai được hình thành sau thô tinh là thời điểm cho quá trình phát triển của cơ
thể mới (Đoàn Văn Trúc, 2001) [15].
Từ một tế bào, phôi tăng cường trao đổi chất thành túi phôi. Tiếp theo
tói phôi thực hiện quá trình phân cắt, phôi thai phát triển thành hợp tử. Trong
giai đoạn này hợp tử sử dụng chất dinh dưỡng của tế bào trứng và tinh trùng.
Sau khi thụ tinh được 5 - 6 ngày thì mầm thai và túi phôi được hình
thành. Lúc đầu mầm thai lấy chất dinh dưỡng từ tế bào trứng, chất tiết từ các
tuyến nội mạc tử cung. Sau khi các màng thai được hình thành, mầm thai lấy
chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ bằng con đường thẩm thấu qua các màng. Sau
7 - 8 ngày, màng ối được hình thành, màng ối chứa dịch lỏng vừa có tác dụng
bảo vệ phôi vừa cung cấp chất dinh dưỡng cho phôi. Màng niệu được hình
thành sau 12 ngày, là nơi chứa chất cặn bã do thai thải ra trong quá trình trao
đổi chất. Ở cuối thời kỳ này, một số cơ quan trao đổi chất như: đầu, hố mắt,
tim, gan… đã hình thành nhưng chưa hoàn chỉnh.


11

Đáng chú ý trong 3 tuần đầu này là sự liên kết giữa cơ thể mẹ và thai
chưa chắc chắn, phôi thai mới hình thành nên chưa đảm bảo được an toàn.
Khối lượng phôi thai trong giai đoạn này rất nhỏ, ở cuối giai đoạn mỗi phôi
chỉ nặng 1 - 2 gam. Vì vậy, kỹ thuật nuôi dưỡng và chăm sóc trong 3 tuần đầu
là cực kỳ quan trọng. Mỗi tác động của ngoại cảnh không tốt đến nái mẹ (như:
tiếng ồn, ô nhiễm, quá nóng, hay quá lạnh…) đều ảnh hưởng tới phôi thai, dễ
dẫn đến sảy thai. Dinh dưỡng hay chất lượng thức ăn không tốt (như: ôi thiu,
lên men, mốc…) cũng gây hậu quả tương tự. Cần có sự chăm sóc cẩn thận đối

với nái chửa trong 3 tuần đầu sau khi thô tinh.
- Giai đoạn tiền thai (23 -39 ngày).
Thời kỳ này nhau thai phát triển đầy đủ hơn, quá trình phát triển diễn ra
mạnh mẽ để hoàn chỉnh các cơ quan mới. Ở cuối thời kỳ này, hầu hết các cơ
quan đã cơ bản hình thành, khối lượng phôi tăng lên 6 - 7 gam.
- Giai đoạn bào thai (40 - 114 ngày).
Đây là giai đoạn sinh trưởng mạnh nhất của bào thai. Các cơ quan bộ
phận được hoàn chỉnh dần. Quá trình trao đổi chất của thai diễn ra mãnh liệt.
Đặc điểm của từng giống đã bắt đầu được thể hiện (khoang, đốm, loang…).
Khối lượng của bào thai tăng mạnh, đặc biệt từ ngày thứ 80 trở đi thai phát
triển rất mạnh. Cuối thời kỳ này, khối lượng bào thai tăng gấp 100 lần kỳ
trước. Dựa vào sự phát triển của bào thai, người ta chia quá trình mang thai
của lợn nái làm 2 giai đoạn.
Chửa kỳ I: 1 - 84 ngày.
Chửa kỳ II: 84 - 114 ngày.
Nhưng trên thực tế để tiện theo dõi và chăm sóc, giai đoạn chửa kỳ II
được phân ra làm hai giai đoạn nhỏ:
Giai đoạn 1: 84 - 100 ngày.
Giai đoạn 2: 100 - 114 ngày.


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Năng suất sinh sản của Landrace Ba Lan và Landrace Bỉ ............. 21
Bảng 2.2. Năng suất sinh sản của lợn Landrace ............................................. 22
Bảng 2.3. Năng suất sinh sản của Landrace nuôi tại Việt Nam...................... 22
Bảng 2.4. Một số chỉ tiêu sinh lý và khả năng sinh sản của Landrace ........... 23
Bảng 4.1. Kết quả phục vụ sản xuất................................................................ 32

Bảng 4.2. Công tác điều trị bệnh ..................................................................... 33
Bảng 4.3. Các chỉ tiêu sinh lý sinh dục của lợn Landrace .............................. 34
Bảng 4.4. Khả năng sinh sản của nái kiểm định ............................................. 35
Bảng 4.5. Khả năng sinh sản của nái cơ bản................................................... 36
Bảng 4.6. Khả năng sản xuất của nái kiểm định ............................................. 37
Bảng 4.7.Khả năng sản xuất của nái cơ bản ................................................... 38
Bảng 4.8. Hiệu quả kinh tế của một lợn nái cơ bản/năm ................................ 39


13

chất, tổng hợp được sinh tố và có dịp tiếp xúc với lợn đực, nên có tuổi động
dục lần đầu sớm hơn.
* Tuổi phối giống lần đầu (ngày)
Sau khi lợn đã thành thục về giới tính và thể vóc phát triển tương đối
hoàn chỉnh thì có thể cho phối giống.
Thành thục về sinh dục tức là lợn cái hậu bị phải có biểu hiện về động
dục và rụng trứng.
Tuổi trưởng thành về sinh dục phụ thuộc vào đặc điểm của giống và
điều kiện nuôi dưỡng, chính sách quản lý của cơ sở chăn nuôi. Trong chăn
nuôi lợn ngoại như giống Landrace thường phối giống từ 7 – 8 tháng tuổi.
* Chu kỳ động dục (ngày)
Chu kỳ động dục là một quá trình sinh lý phức tạp sau khi toàn bộ cơ
thể đã phát triển hoàn hảo, cơ quan sinh dục không có bào thai và không có
hiện tượng bệnh lý thì bên trong buồng trứng có quá trình phát triển của noãn
bao, noãn bao thành thục, trứng chín và thải trứng (Nguyễn Thị Viễn, 2005) [16].
Song song với quá trình thải trứng thì toàn bộ cơ thể nói chung đặc biệt
là cơ quan sinh dục có hàng loạt các biến đổi về hình thái cấu tạo và chức
năng sinh lý. Tất cả các biến đổi đó được lặp đi, lặp lại có tính chất chu kỳ
nên gọi là chu kỳ tính. Chu kỳ tính được bắt đầu từ khi cơ thể đã thành thục

về tính, nó xuất hiện liên tục và chấm dứt khi cơ thể cái già yếu.
- Tiền động dục (kéo dài 2 - 3 ngày).
Đây là giai đoạn đầu của chu kỳ sinh dục. Ở giai đoạn này các noãn bao
phát triển thành thục và nổi rõ lên bề mặt buồng trứng. Buồng trứng to hơn
bình thường các tế bào ống dẫn trứng tăng cường sinh trưởng, số lượng lông
nhung tăng lên, đường sinh dục tăng tiết dịch nhày và xung huyết nhẹ, hệ
thống tuyến ở cổ tử cung tiết dịch nhày, các noãn bao chín và tế bào trứng
tách ra ngoài, tử cung co bóp mạnh, niêm dịch đường sinh dục chảy nhiều,


14

con vật bắt đầu xuất hiện tính dục. Các biến đổi trên tạo điều kiện cho tinh
trùng tiến lên trong đường sinh dục cái gặp tế bào trứng và tiến hành thụ tinh.
Biểu hiện bên ngoài: Âm hộ sưng to, đỏ hồng, không có hoặc có ít nước
nhờn không cho đực nhảy hoặc bỏ chạy khi ta ấn tay vào lưng. Ở giai đoạn
này lợn thường bỏ ăn hoặc ít ăn, hay kêu rít.
- Động dục (kéo dài 2 -3 ngày).
Thời gian của giai đoạn này được tính từ khi tế bào trứng tách khỏi
noãn bao các biến đổi của cơ quan sinh dục lúc này rõ rệt nhất, niêm mạc âm
hộ xung huyết, phù thũng rõ rệt, niêm dịch trong suốt chảy ra ngoài nhiều,
con vật biểu hiện tính hưng phấn cao độ: Con cái đứng nằm không yên, phá
chuồng, ăn uống giảm hẳn, kêu rít, đứng trong trạng thái ngẩn ngơ, ngơ ngác,
đái rắt, luôn nhảy lên lưng con khác hoặc để con khác nhảy lên lưng mình,
thích gần đực, khi gần đực thì luôn đứng ở tư thế sẵn sàng chịu đực như: đuôi
cong lên và lệch sang một bên, hai chân sau dạng ra và khụy xuống sẵn sàng
chịu đực.
Nếu ở giai đoạn này trứng gặp được tinh trùng, hợp tử được hình thành
thì chu kỳ tính ngừng lại, gia súc cái ở vào giai đoạn có thai và cho đến khi đẻ
xong một thời gian nhất định thì chu kỳ tính mới xuất hiện trở lại. Trường hợp

gia súc không có thai thì chuyển sang giai đoạn tiếp.
- Giai đoạn sau động dục (kéo dài 1 ngày).
Ở giai đoạn này toàn bộ cơ thể nói chung và cơ quan sinh dục nói riêng
dần dần trở lại trạng thái hoạt động sinh lý bình thường. Các phản xạ về hưng
phấn, về sinh dục dần mất hẳn, con vật chuyển sang thời kỳ yên tĩnh, chịu khó
ăn uống. Trên buồng trứng thể vàng xuất hiện và bắt đầu tiết progesteron.
Progesteron tác động lên trung khu thần kinh làm thay đổi tính hưng phấn,
làm kết thúc giai đoạn động dục, niêm mạc của toàn bộ đường sinh dục ngừng
tăng sinh, các tuyến ở cơ quan sinh dục ngừng tiết dịch, cổ tử cung đóng lại.


15

- Giai đoạn nghỉ ngơi.
Đây là giai đoạn dài nhất của chu kỳ sinh dục. Thời kỳ này con vật hoàn
toàn yên tĩnh, cơ quan sinh dục dần dần trở lại trạng thái yên tĩnh sinh lý bình
thường. Trong buồng trứng thể vàng bắt đầu teo đi, noãn bao bắt đầu phát dục
nhưng chưa nổi rõ lên bề mặt của buồng trứng, toàn bộ cơ quan sinh dục dần
dần xuất hiện những biến đổi chuẩn bị cho chu kỳ tiếp theo.
Sau khi lợn đã thành thục về tính thì trong buồng trứng đã có những bao
noãn tương đối lớn, các kích thích bên ngoài như nhiệt độ, ánh sáng, thức ăn,
mùi vị…, tác động lên vỏ não và kích thích này truyền đến tuyến yên làm cho
tuyến yên tiết ra FSH (folliculo stimulating hormon). Hormone này tác
động lên buồng trứng làm cho noãn bao phát triển và thành thục, tế bào hạt
trong noãn bao tiết ra oestrogen chứa đầy trong xoang bao noãn. Lúc này
lợn có biểu hiện động dục, biếng ăn, chỉ nhấm nháp chút ít, bồn chồn đi lại
nhiều, âm hộ có hiện tượng sung huyết đỏ mọng, kêu la phá chuồng, thích
nhảy lên lưng con khác, thích gần đực, lấy tay ấn lên lưng thì thấy lợn
đứng yên, đứng ở tư thế giao phối, đuôi cong lên, âm hộ chảy nước nhờn,
lúc đầu loãng sau đặc dần.

Sau khi thải trứng thì trong một thời gian ngắn, noãn bao sẽ sinh ra thể
vàng. Thể vàng tiết ra progesteron làm cho tử cung chuẩn bị đón hợp tử và ức
chế sự phân tiết Gonado Stimulin của tuyến yên, ức chế sự thành thục của
noãn bao trong buồng trứng làm cho lợn nái không động dục trở lại. Thuỳ
trước của tuyến yên tiết ra Prolactin làm cho thể vàng tiết ra Progesteron và
kích thích tuyến sữa phát dục. Nếu lợn nái có chửa thể vàng sẽ tồn tại trong
suốt thời gian mang thai, đến khi lợn đẻ thể vàng mất đi.
Nếu lợn không có chửa, tử cung sản sinh ra Hormon Protagladine làm
tan rã thể vàng, Progesteron không sản sinh ra nữa. Tuyến yên lại được giải
phóng và lại sản sinh ra FSH, bắt đầu một chu kỳ mới.


16

Chu kỳ động dục của lợn thường là từ 18 - 22 ngày, thời gian động dục
kéo dài 5 - 7 ngày, nhưng thời gian chịu đực thường 2,5 ngày, phối giống
trong thời gian này đạt hiệu quả cao nhất.
Đối với lợn Landrace thời điểm phối giống thích hợp vào cuối ngày thứ
3 đầu ngày thứ 4 tính từ lợn bắt đầu động dục. Để phối giống mang lại hiệu
quả cao nhất có 3 cách, tính từ khi nái đứng im chịu đực như sau:
- Sau 12 giờ và 36 giờ.
- Sau 12 giờ, 36 giờ sau đó cứ 12 giờ cho phối 1 lần đến khi nái không
chịu thì thôi.
- Đối với lợn nái hậu bị nên cho phối giống sớm hơn nái từ 6 - 8 giờ.
Kết quả đem lại từ 3 cách phối trên đều như nhau.
Sau khi phối giống 21 ngày không có hiện tượng động dục trở lại là đã
có chửa. Có thể phân biệt lợn có chửa hay không qua một số biểu hiện bên
ngoài. Lợn có chửa biểu hiện mệt nhọc, ngủ nhiều ăn tốt hơn, dáng đi ngày
càng nặng nề. Lợn tuy đã có chửa nhưng có thể có hiện tượng “động dục giả”.
Biểu hiện như sau: âm hộ đỏ, không có nước nhờn, thời gian động dục ngắn,

nói chung biểu hiện không rõ ràng.
Có thể phân biệt động dục giả và động dục thật ở lợn: Lợn động dục giả
vẫn ăn uống bình thường, ăn xong vẫn nằm ngủ, khi thấy đực qua chuồng tai
rủ xuống và lảng tránh. Điều này trái với lợn động dục, khi thấy đực qua
chuồng luôn ve vẩy và đến gần đực.
Chẩn đoán phân biệt lợn nái có chửa có một ý nghĩa rất to lớn, chẩn
đoán lợn nái có chửa chính xác giúp cho người chăn nuôi nâng cao được tỷ lệ
sinh sản của lợn nái, định ra được các thời kỳ chửa của lợn nái, từ đó định ra
được các chuẩn độ nuôi dưỡng chăm sóc phù hợp.
Thời gian mang thai của lợn trung bình là 114 ngày, dao động từ 112 -116
ngày, cá biệt có những lợn nái ngoại mang thai tới 117 - 118 ngày, thời gian


iii

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
Cm:

Centimet

Cs:

Cộng sự

Kg:

Kilogram

Mm:


milimet

Nxb:

Nhà xuất bản

TT:

Thể trọng

TĐDLĐ:

Tuổi động dục lần đầu

TPGLĐ:

Tuổi phối giống lần đầu

%:

Tỉ lệ phần trăm


18

nhất là số con để lại nuôi nên nhỏ hơn số vú. Vì khả năng tiết sữa của lợn mẹ
và số con để nuôi có mối tương quan chặt chẽ, khi số con để lại nuôi càng ít thì
khả năng tiết sữa của lợn mẹ càng lớn và ngược lại. Tuy nhiên cũng không nên
để nuôi quá ít vì hiệu quả kinh tế thấp và không đánh giá hết tiềm năng sinh
sản thực của nái.

* Số con cai sữa / nái/năm (con)
Chỉ tiêu này đánh giá tổng quát nhất đối với nghề nuôi lợn nái. Người ta
nuôi lợn nái có thể thu lãi hay không là nhờ số lượng con cai sữa/ nái/ năm.
Nếu tăng số lứa đẻ/ nái/ năm và tăng số lượng con cai sữa trong mỗi lứa thì số
lượng lợn cai sữa/ nái/ năm sẽ cao.
* Khoảng cách lứa đẻ (ngày)
Đây là thời gian để hình thành 1 chu kỳ sinh sản. Bao gồm: Thời
gian chửa + thời gian nuôi con + thời gian chờ động dục lại sau cai sữa
và phối giống có chửa. Khoảng cách giữa hai lứa đẻ ngắn sẽ làm tăng số
lứa đẻ/ nái/năm.
365
Số lứa đẻ/nái/năm =
Khoảng cách lứa đẻ
2.1.4. Một số chỉ tiêu đánh giá sức sản xuất của lợn nái Landrace
* Khối lượng sơ sinh toàn ổ (kg)
Khối lượng sơ sinh trung bình/ổ là tổng khối lượng tất cả các con sau
khi đẻ lau khô, cắt rốn và cho bú sữa đầu. Khối lượng sơ sinh trung bình/ổ
nhằm cho biết khả năng nuôi thai của nái, mức nuôi dưỡng chăm sóc lợn nái
thời kỳ mang thai. Khối lượng này cao hay thấp phụ thuộc phần nhiều vào số
con sơ sinh sống/ổ. Số con sơ sinh sống trên ổ càng cao thì khối lượng sơ
sinh/ổ càng cao. Mặt khác cùng với số con sơ sinh/ổ, số con để lại nuôi/ổ,


×