Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Vòng đàm phán DOHA và những tác động đến nền kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (63.05 KB, 2 trang )

Vòng Đàm phán DOHA và những tác
động đến nền kinh tế Việt Nam
NCS Đinh Trung Thành
Bộ môn Kinh tế chính trị
Việt Nam đã là thành viên WTO, bên cạnh việc thực thi các nghĩa vụ cam kết, Việt Nam sẽ
cùng các thành viên thực hiện nghĩa vụ của mình mà cụ thể là tham gia và đề xuất các ý kiến tại các
vòng đàm phán tự do thương mại của WTO. Vòng đàm phán đầu tiên Việt Nam tham gia với tư cách
thành viên WTO là Vòng đàm phán Doha. Đây là vòng đàm phán đang bị trì hoãn vì phức tạp và xung
đột lợi ích, nhất là trong vấn đề nông nghiệp.
Cơ hội khai thác lợi ích WTO
Vòng đàm phán Doha là vòng đàm phán khá toàn diện, bao gồm nhiều nội dung như mở cửa thị
trường hàng công nghiệp, nông nghiệp, cắt giảm trợ cấp nông nghiệp, cải thiện các quy định luật lệ
WTO và tăng cường cam kết dịch vụ.
Với quy mô này, khi Việt Nam đã là thành viên WTO, kết quả đàm phán Doha sẽ chắc chắn có
tác động đến Việt Nam. Vì vậy, chúng ta cần phân tích các diễn biến đàm phán, những kết quả dự kiến
sẽ đạt được và quan trọng hơn là những tác động đối với nền kinh tế Việt Nam.
Việc tham gia WTO chỉ thực sự mang lại lợi ích nếu ta khai thác được các quy định của WTO và
các cam kết mở cửa thị trường của các nước để tạo ra một hành lang pháp lý ổn định, dự đoán được
cho ngoại thương Việt Nam. Với quyền của một thành viên WTO, Việt Nam được tham gia đàm phán,
chủ động đề xuất và thảo thuận các kiến nghị, chính sách thương mại thế giới. Đây thực sự là cơ hội
để Việt Nam khai thác lợi ích WTO.
Việt Nam có thể hưởng lợi từ vòng đàm phán Doha, bởi những dự tính cam kết của Doha trong
các lĩnh vực mở cửa thị trường hàng công nghiệp, nông nghiệp và cắt giảm trợ cấp công nghiệp... sẽ
được áp dụng chung cho tất cả các nước thành viên WTO. Bởi, vậy khi những kết của của Doha được
thực thi, VN cũng có cơ hội rất lớn để thâm nhập thị trường các nước.
Trong chiều ngược lại, các chuyên gia cũng lưu ý rằng, đàm phám Doha đều có tính chất hai
chiều. Khi các nước mở cửa thị trường cho VN thì họ cũng buộc VN phải mở cửa. Để không phải trả
giá cho tiến trình này bên cạnh đó, việc nâng cao năng lực cạnh tranh thì chủ động tham gia các vòng
đàm phán Doha để có thể đề xuất các quyền lợi của mình và một giải pháp quan trọng không thể bỏ
qua.
Lo cho nông nghiệp


Một trong những vấn đề bế tắc và gây ra trì hoãn Vòng đàm phán Doha hiện nay là các vấn đề
liên quan đến nông nghiệp. Tại cuộc hội thảo mới đây về Tác động của vòng đàm phán Doha đối với
Việt Nam ở Hà Nội các chuyên gia một lần nữa bày tỏ lo ngại về những tác động gây tổn thương đến
nền nông nghiệp Việt Nam từ kết quả Vòng đàm phán Doha.


Việt Nam là nước gia nhập WTO muộn hơn nhiều nước khác nên buộc phải cam kết nhiều hơn
trong WTO và liệu chúng ta có phải tiếp tục cam kết cắt giảm nhiều hơn nữa trong Doha hay không
đang là một câu hỏi.
Hiện nay, ngành nông nghiệp đang là một trong những lĩnh vực đàm phán then chốt của vòng
Doha. Vòng đàm phán vẫn tiếp tục và có thể xảy ra hai kịch bản đối với nông nghiệp Việt Nam. Một
là, Việt Nam sẽ không phải cắt giảm tiếp theo kết quả của Doha dựa vào các điều khoản dành cho các
thành viên mới, điều khoản ưu đãi dành cho các nước đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi.
Thứ hai, nếu không đàm phán thành công theo hướng trên, Việt Nam sẽ phải tiếp tục cắt giảm theo
Doha. Khi đó, khó khăn nhất đối với VN sẽ là phải tiếp tục giảm thuế để mở cửa thị trường.
Điều bất lợi của Việt Nam là mức độ cam kết của VN trong nông nghiệp hiện khá cao. Theo
cam kết WTO, Việt Nam đã phải cam kết bãi bỏ hoàn toàn trợ cấp xuất khẩu ngay khi gia nhập trong
khi các nước thành viên khác đến 2013 mới phải cắt giảm; mức thuế mà Việt Nam cam kết cao hơn và
cũng không được áp dụng các biện pháp tự vệ đặc biệt như nhiều nước khác.
Đây chính là thực tế gây lo ngại cho các chuyên gia, trên nhiều lĩnh vực khác. Ví dụ, trong
công nghiệp, theo cam kết WTO, Việt Nam phải cắt giảm 9.400 dòng thuế với mức cắt giảm khoảng
24% so với hiện hành. Nếu tiếp tục cắt giảm thuế quan theo mô hình cắt giảm của vòng đàm phán
Doha, ngành công nghiệp VN sẽ gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là trước sức ép cạnh tranh của hàng
nhập khẩu. Cụ thể, nhóm các sản phẩm điện tử dân dụng hiện đang được bảo hộ ở mức cao với mức
thuế suất trung bình từ 30 – 50% là nhóm các sản phẩm có hàm lượng giá trị gia tăng thấp do chủ yếu
là gia công và lắp ráp; do đó, năng lực cạnh tranh sẽ bị giảm khi thực hiện lộ trình giảm thuế. Bên
cạnh đó, nhóm các sản phẩm dệt may và da giày, nông thuỷ sản chế biến cũng sẽ có những khó khăn
khi sự cạnh tranh từ hàng hoá các nước ngày càng mạnh nếu các nước tiếp tục có yêu cầu mở cửa và
đạt được kết quả này qua Vòng đàm phán Doha.




×