Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Chính trị tác động đến nền kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.58 KB, 21 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Trong tình hình đất nước hiện nay, sau khi đã là thành viên của WTO, Việt Nam
chúng ta đang có những cơ hội và thách thức lớn trên con đường phát triển kinh tế
đất nước. Đây là thời kì toàn cầu hoá kinh tế và người dân ta thường gọi là “thời
buổi kinh tế thị trường”, điều này nói lên rằng kinh tế hiện nay có vai trò vô cùng
quan trọng đối với tình hình chính trị xã hội hiện tại và việc quản lý tốt nền kinh tế
hiện tại để cho đất nước không rơi vào khủng hoảng là nhiệm vụ của quan trọng
của chính trị Việt Nam. Đây là mối quan hệ biện chứng cần được điều hoà một
cách thoả đáng để phát triển kinh tế đất nước cũng như tầm và vị trí của chính trị
Việt Nam trên trường quốc tế, nếu thiếu bất kì một trong hai yếu tố thì sẽ dẫn đến
tình trạng đất nước lâm vào khủng hoảng, sẽ ảnh hưởng rất xấu đến xã hội.
“Thật tệ hại- chúng tôi đâu có liên quan gì đến Nga hay châu Á. Chúng tôi chỉ là
một doanh nghiệp nhỏ trong nước đang cố phát triển nhưng chúng tôi đang bị
ngáng đường vì cách thức chính phủ các nước ấy điều hành đất nước họ”- Trích từ
“Chiếc Lexus và cây ô liu”. Qua đoạn trích trên ta thấy chính trị tác động rất lớn
đến nền kinh tế. Đó là lý do mà em chọn nghiên cứu đề tài này, để làm rõ mối quan
hệ kinh tế với chính trị và một số phương thức để nâng cao lãnh đạo của chính trị
với kinh tế.
I/ Cơ sở lý luận:
1) Khái niệm:
Ta có nhiều quan niệm về chính trị nhưng nói một cách khái quát, chính trị là
mối quan hệ giữa các giai cấp, các dân tộc, các quốc gia, các lực lượng xã hội trong
việc giành, giữ và thực thi quyền lực chính trị, mà tập trung là quyền lực nhà nước.
1
Kinh tế là toàn bộ phương thức sản xuất và trao đổi của một chế độ xã hội, là
tổng thể nên kinh tế quốc dân. Thực chất của kinh tế là lợi ích kinh tế, hiệu quả
kinh tế, sự phát triển của lực lượng sản xuất.

2) Vai trò của kinh tế đối với chính trị:
Hoạt động kinh tế của con người xuất hiện cùng với sự xuất hiện của con
người, thực chất kinh tế đây là sự sản xuất, nói rõ hơn là việc tìm kiếm thức ăn để


nuôi sống bản thân con người. Cùng với sự phát triển của công cụ lao động và việc
sản xuất của con người từ bản năng thành các hoạt động sản xuất có mục đích
nhằm tạo ra nhiều của cải hơn và kinh tế ở đây mới dần đúng nghĩa của nó. Do sản
xuất ra nhiều của cải dư thừa đã làm phát sinh quan hệ giai cấp và quan hệ giai cấp
là biểu hiện đầu tiên của chính trị. Vậy kinh tế có trước chính trị.
Quy luật kinh tế khách quan quy định quy luật chính trị phải tuân theo. Ta giải
thích điều này dựa vào quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ
phát triển của lực lượng sản xuất, có nghĩa là lực lượng sản xuất phát triển thì sớm
hay muộn quan hệ sản xuất cũng biến đổi phù hợp với trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất. Khi trình độ của lực lượng sản xuất phát triển đến một mức nào đó
sẽ mâu thuẫn với quan hệ sản xuất hiện có. Điều này đòi hỏi phải xoá bỏ quan hệ
sản xuất cũ, hình thành quan hệ sản xuất mới phù hợp với lực lượng sản xuất, thúc
đẩy phương thức sản xuất mới ra đời. Điều này chỉ ra khi kinh tế phát triển đến một
mức nào đó thì sẽ gây ra mâu thuẫn với chính trị và chính trị sẽ phải thay đổi để
phù hợp với kinh tế. Như vậy kinh tế là nguồn gốc của mọi biến đổi, đảo lộn chính
trị.
Ví dụ: Chúng ta thấy rằng sau năm 1986, chúng ta đổi mới nền kinh tế và cho
ra đời nền kinh tế thị trường nhiều thành phần. Do yêu cầu khách quan của nền
2
kinh tế này mà nhà nước đã chấp nhận sự tồn tại của sở hữu tư nhân mà trước kia
không có. Hoặc việc gia nhập WTO, các công ty nhà nước không được sự bảo hộ
của nhà nước như trước kia nữa sẽ là một thách thức lớn mà chính phủ ta phải chấp
nhận.
Tiềm năng kinh tế của một quốc gia làm tiền đề cho uy tín trong nước và quan
hệ quốc tế của một chính quyền, một đảng và các tổ chức xã hội. Thật vậy, nếu có
tiềm năng kinh tế thì sẽ là “ một miếng đất màu mỡ” cho các nhà kinh tế trong
nước và cả ngoài nước đầu tư để phát triển, cùng với đó là tầm của quốc gia đó
trong quan hệ quốc tế được nâng lên đáng kể.
Con người tham gia vào các hoạt động xã hội, dù là trực tiếp sản xuất hay lao
động sản xuất đi nữa thì cũng nhằm kiếm tiền và lợi nhuận cả, cái đó gọi là lợi ích

kinh tế. Các nhà lãnh đạo đất nước tìm mọi cách cũng để tăng trường kinh tế cho
quốc gia mình. Do đó mà ta thấy được động lực sâu xa nhất của chính trị là do lợi
ích kinh tế tạo ra. Đơn cử là cuộc chiến Irag do Mỹ phát động với lý do chống
khủng bố và lật đổ chính quyền tổng thống đương nhiệm. Sau khi chính quyền Irag
sụp đổ thì chính phủ Mỹ chiếm ngay các mỏ dầu và khai thác thu lợi nhuận. Dù có
chiến tranh thì suy cho cùng cũng là vì lợi ích kinh tế. Quả thật “chính trị là biểu
hiện tập trung của kinh tế” –Lênin.
3) Vai trò của chính trị với kinh tế:
Chính trị về thực chất là quan hệ về lợi ích giữa các giai cấp, các nhóm xã hội,
các quốc gia dân tộc trong quan hệ với quyền lực nhà nước. Trong đó, trước hết và
cơ bản nhất là quan hệ lợi ích kinh tế. Lợi ích kinh tế của từng chủ thể ấy chỉ được
giải quyết bằng con đường nắm lấy sử dụng quyền lực chính trị nói chung, quyền
lực nhà nước nói riêng, tác dụng vào các quá trình kinh tế xã hội làm cho nền kinh
3
tế phát triển theo yêu cầu của mình. Cho nên, việc giải quyết vấn đề quyền lực
chính trị sẽ trực tiếp tác động đến động lực của sự phát triển kinh tế. Vì vậy từ góc
độ của kinh tế, vấn đề chính trị thực chất cũng là vấn đề kinh tế.
Chính trị là tiền đề cho kinh tế vận động và phát triển, chính trị có thể tiên
đoán được kinh tế, vạch hướng phát triển kinh tế. Điều này được thể hiện thông qua
các quyết định Đảng chính trị, của nhà nước. Chính trị có thể điều chỉnh cơ cấu các
thành phần kinh tế trong phạm vi một quốc gia. Ngoài ra, chính trị có thể tiên đoán
được kinh tế vì các nhà lãnh đạo quốc gia thì phải có tầm nhìn cao, rộng mà ta gọi
là tầm nhìn chiến lược để đưa ra các giải pháp hiện tại và tương lai để phát triển
kinh tế xã hội.
Mục tiêu và nhiệm vụ chính trị trong một số trường hợp chi phối đời sống kinh
tế. Do đó với tính độc lập tương đối, chính trị tác động trở lại đối với kinh tế theo
những chiều hướng khác nhau: thúc đẩy hoặc kiềm hãm. Ta giải thích điều này dễ
dàng thông qua quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển
của lực lượng sản xuất. Nếu quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của
lực lượng sản xuất sẽ tạo địa bàn rộng lớn cho lực lượng sản xuất phát triển. Khi

ấy, quan hệ sản xuất sẽ tạo điều kiện, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Khi
quan hệ sản xuất không phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất ( lạc
hậu, lỗi thời hoặc vượt mức quá xa) sẽ kiềm hãm, cản trở sự phát triển của lực
lượng sản xuất. Hay ta giả thích rõ hơn dựa trên sự tác động của kiến trúc thượng
tầng đối với cơ sở hạ tầng. Nghĩa là kiến trúc thượng tầng thực hiện bảo vệ, duy trì,
củng cố, phát triển cơ sở hạ tầng đã “sinh” ra nó; hoặc đấu tranh xoá bỏ cơ sở hạ
tầng cũ cũng như kiến trúc thượng tầng cũ. Các bộ phận khác nhau của kiến trúc
thượng tầng đều tác động đến cơ sở hạ tầng dưới nhiều hình thức khác nhau. Bản
thân các yếu tố, các bộ phận của kiến trúc thượng tầng cũng tác động qua lại lẫn
nhua. Sự tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng theo hai hướng kìm hãm hoặc
4
phát triển cơ sở hạ tầng. Khi kiến trúc thượng tầng tác động cùng chiều với các quy
luật kinh tế khách quan, nó sẽ thúc đẩy cơ sở hạ tầng phát triển. Ngược lại, sẽ kiềm
hãm sự phát triển. So sánh với tình hình chính trị thế giới, thì bất cứ ở đâu chính trị
ổn định sẽ kèm theo tăng trưởng kinh tế, những nước bất ổn chính trị thì kinh tế
khủng hoảng hay phát triển chậm.
Chúng ta xét đến có ba loại nguồn lực chất xám, đó là nguồn chất xám chính
trị (tư tưởng tham chính) làm chủ đạo, nguồn chất xám kinh doanh có tính khách
quan tự nhiên và cuối cùng là nguồn chất xám khoa học trí thức chủ quan do đào
tạo. Trong ba nguồn chất xám nêu trên, thì nguồn xám chính trị là quan trọng hơn
cả, bởi nó mang tính chủ đạo. Một nhà nước tiến bộ có hiệu quả là một nhà nước có
bộ máy lãnh đạo điều hành tốt trên mọi lĩnh vực, với các chính khách "siêu đẳng"
phát huy hết khả năng chính trị, sẽ là điều kiện cho các nguồn chất xám khác phát
huy. Như vậy chất xám chính trị hay nói cách khác là sự tác động của chính trị đối
với kinh tế nói riêng và các lĩnh vực khác nói chung là vô cùng to lớn.
Nền tảng chính trị là cấu liên minh giữa gia cấp công nhân, nông dân và tầng
lớp trí thức, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Đó là những đảm bảo để ổn
định chính trị (như một yêu cầu khách quan của sự phát triển) và từng bước hoàn
thiện cơ chế dân chủ của xã hội, đảm bảo quyền làm chủ thực sự của nhân dân. Nền
tảng đó là tiền đề, là môi trường cho sự phát triển kinh tế.

Kinh tế hàng hoá nhiều thành phần cùng tồn tại với vai trò chủ đạo của nền
kinh tế nhà nước là chiến lược lâu dài của việc đảm bảo định hướng xã hội chủ
nghĩa. Tuy nhiên, tính tất yếu không phải là một sự áp đặt chính trị, mà là trong
môi trường cạnh tranh với hành lang pháp lý do nhà nước định ra.
5
Xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp trong nhà nước theo định hướng xã
hội chủ nghĩa, tạo sự bình đẳng trong kinh doanh, bình đẳng trong phân phối và
hưởng thụ, khuyến khích tài năng và năng lực. Nhà nước thực hiện chính sách xã
hội, chăm lo đến những người có công với đất nước, có sự hy sinh trong chiến
tranh giữ nước nên đã chịu thiệt thòi trong phát triển kinh tế. Nhà nước là trung tâm
quyền lực chính trị thực hiện điều tiết, hạn chế sự chênh lệch tuyệt đối giữa các cực
giàu nghèo.
II/ Thực trạng kinh tế- chính trị:
1) Chuyển đổi cơ cấu kinh tế:
Trong thời gian dài trước đổi mới, cũng như nhiều nước khác, chúng ta đã áp
dụng mô hình chủ nghĩa xã hội kiểu Liên Xô với những đặc trưng chủ yếu là: xây
dựng nền kinh tế khép kín về lực lượng sản xuất, không thừa nhận sự tồn tại của
nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kì quá độ, thực hiện cơ chế quan liêu bao
cấp. Mô hình đã thu được những kết quả quan trọng, nhất là đáp ứng được yêu cầu
của đất nước thời kỳ có chiến tranh nhưng sau đó đã bộc lộ những khiếm khuyết,
tình hình kinh tế xã hội đất nước ngày càng khó khăn.
Cuối năm 1986, tại đại hội VI, Đảng đã nghiêm khắc kiểm điểm sự lãnh đạo
của mình. Về kinh tế, đại hội khẳng định phải đổi mới cơ chế quản lý kinh tế,
chuyển mạnh các đơn vị kinh tế sang hạch toán kinh doanh theo quan điểm phát
triển nền kinh tế hàng hoá có kế hoạch gồm nhiều thành phần kinh tế đi lên chủ
nghĩa xã hội.
Phát huy những kết quả đổi mới đã đạt được, sau nhiều năm nghiên cứu tìm
tòi, tổng kết lý luận thực tiễn, đại hội IX (2001) đã chính thức đưa ra khái niệm
6
“kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, khẳng định chủ trương xây dựng

và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế
tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, là đường lối chiến
lược nhất quán. Đại hội chỉ rõ đường lối kinh tế của Đảng ta là: đẩy mạnh công
nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đưa nước ta trở
thành một nước công nghiệp, ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời xây
dựng quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng xã hội chủ nghĩa, phát huy cao độ
nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc
tế để phát triển nhanh, có hiệu quả bền vững.
2) Thành tựu kinh tế - chính trị:
Từ nền kinh tế bao cấp trì trệ bị bao vây cấm vận, đời sống nhân dân hết sức
khó khăn, đến hôm nay sau hơn 20 năm đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nền
kinh tế nước ta đã có những bước tiến vững vàng, tạo đà cho thế kỷ phát triển mới
của đất nước. Trong hơn 20 năm qua, GDP của chúng ta đã tăng trưởng 7,5-8%
mỗi năm. Chúng ta đã chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch sang nền kinh tế thị
trường và chúng ta đã thành công trong việc hội nhập sâu rộng với kinh tế thế giới.
Thành công nhất đối với Việt Nam là trở thành thành viên của WTO và việc Việt
Nam ký kết một loạt hiệp định hợp tác thương mại song phương với hầu hết các
nước và các vùng lãnh thổ trên thế giới. Trong quá khứ, chúng ta đã theo đuổi mô
hình kinh tế của Liên Xô và các nước Đông Âu. Sau 20 năm cải cách, chúng ta đã
đạt được sự tăng trưởng cao trong nhiều năm liên tục... Phúc lợi xã hội đã đến được
với người nghèo và người nghèo được hưởng lợi từ sự phát triển. Tỷ lệ đói nghèo
trong dân số đã giảm từ 60% trong năm 1993 xuống 14% và Việt Nam cũng đã đạt
được hầu hết các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, thậm chí trước thời hạn.
7
Thành tích nổi bật là tăng trưởng kinh tế cao nhất so với tốc độ tăng của 12
năm trước đó, đạt được mức cao của mục tiêu do Quốc hội đề ra, thuộc loại cao so
với các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Tăng trưởng kinh tế cao đã góp phần
làm cho quy mô kinh tế lớn lên. GDP tính theo giá thực tế đạt khoảng 1.143 nghìn
tỉ đồng, bình quân đầu người đạt khoảng 13,42 triệu đồng, tương đương với 71,5 tỉ
USD và 839 USD/người! Đây là tín hiệu khả quan để có thể sớm thực hiện được

mục tiêu thoát khỏi nước nghèo và kém phát triển có thu nhập thấp vào ngay năm
tới.
Chúng ta đã đưa đất nước ra khỏi tình trạng khủng hoảng, kinh tế xã hội tăng
trưởng nhanh, cơ sỡ vật chất kỹ thuật được tăng cường, đời sống nhân dân không
ngừng được cải thiện. Tốc độ tăng trường kinh tế cao, năm vừa rồi là 8.5%. Cơ cấu
kinh tế có sự chuyển dịch đáng kể, nguồn lực phát triển trong các ngành, các vùng
đã được phát huy. Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế được cải thiện.
Thực hiện có kết quả chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần. Đảng đã
quan tâm đổi mới cơ chế, chính sách đối với doanh nghiệp nhà nước. Luật doanh
nghiệp nhà nước ra đời cho thấy sự tiến bộ rõ ràng về mặt quản lý kinh tế.
Cho đến những năm gần đây, doanh nghiệp Nhà nước vẫn giữ một vị trí
quan trọng trong nền kinh tế nước ta: năm 2000 doanh nghiệp Nhà nước đóng góp
39.5% giá trị sản lượng công nghiệp, trên 50% kim ngạch xuất khẩu, 39.2% tổng
thu ngân sách nhà nước.
Kinh tế tập thể mà nòng cốt là hợp tác xã đã được đổi mới theo luật, chính
sách Đảng và nhà nước. Các hợp tác xã đã chứng tỏ được rõ hơn vai trò, vị trí đối
với kinh tế hộ gia đình trong sản xuất hàng hoá, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất
nhà nước. Từ năm 1988, hộ gia đình nông dân đã tự mình quyết định sản xuất cái
8

×