Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

Đội ngũ trí thức việt nam với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (373.61 KB, 66 trang )

MỤC LỤC
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP cơ BẲN NHAM51 PHÁT
HUY VAI TRÒ ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC TRONG sự NGHIỆP CÔNG
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................3
NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA...........................................................................51
CHƯƠNG
1: TRÍ
THỨCVÀ
VÀXÂY
ĐỘIDỤNG
NGŨ TRÍ
VIỆT
NAM.....................7
3.1.
PHƯƠNG
HƯỚNG
ĐỘITHỨC
NGŨ TRÍ
THỨC:......................51
1.1.
TRÍĐầu
THỨC
VỚIviệc
SựPHÁT
TRIEN
CỦA
3.1.1
tư cho
xây dựng
đội ngũ
trí XÃ


thứcHỘI............................................7
là một trong những hướng
1.1.1 Trí thức là gì?...............................................................................................7
chính của đầu tư phát triển, cần được ưu tiên:.......................................................51
1.1.2........................................................................................................................ V
3.1.2
Trên
sở với
nâng
bằng
trí, xây dựng đội ngũ trí thức đông
ai trò của
trí cơ
thức
sựcao
phátmặt
triển
củadân
xã hội........................................................11
đảoTHỰC
về số lượng,
phátCỦA
triểnĐỘI
về chất
lượng:.............................................................52
1.2.
TRẠNG
NGŨ
TRÍ THỨC VIỆT NAM..............................16
3.1.3

Xâysốdựng
đội ngũ trí thức phát triển ngang tầm với yêu cầu của công
1.2.1 Về
lượng:................................................................................................16
nghiệp
hoá,chất
hiệnlượng..............................................................................................18
đại hoá gắn với kinh tế tri thức là đòi hỏi khách quan cấp
1.2.2 Về
bách, là nhiệm vụ của toàn xã hội, của bản thân người trí thức.............................53
1.2.3. Về cơ cấu:...................................................................................................20
3.2 GIẢI PHÁP:........................................................................................................56
3.2.1 Phát huy trí tuệ và năng lực, mở rộng thông tin, phát huy dân chủ, trọng
CHƯƠNG 2: VAI TRÒ CỦA ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC VIỆT NAM TRONG sự
dụng nhân tài:.........................................................................................................56
3.2.2 Sử
dụng và
đãi ngộ HOÁ,
đội ngũHIỆN
trí thức
tương
xứng
vổiNƯỚC.......................24
cống hiến của họ:.....58
NGHIỆP
CÔNG
NGHIỆP
ĐẠI
HOÁ
ĐẤT

2.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT
3.2.3 Tự thân trí thức phải phấn đấu ngang tầm với đòi hỏi của thời kỳ mới: .60
NAM
NHŨNG
ĐẶT
RAgắn
CHO
TRÍ
THỨC.....................24
3.2.4 VÀĐổi
mới sựYÊU
lãnh CẦư
đạo của
Đảng
vớiĐỘI
tăngNGŨ
cường
hiệu
lực quản lý của
2.1.1 Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là một tất yếu lịch sử...................24
Nhà nước đối với đội ngũ tri thức:.........................................................................61
2.1.2 Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn liền với kinh tế tri thức..30
2.2 ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC VIỆT NAM LÀ MỘT TRONG NHŨNG NHÂN Tố
KẾT LUẬN..............................................................................................................65
Cơ BẢN CHO VIỆC THỰC HIỆN THÀNH CÔNG sự NGHIỆP CÔNG
NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ DAT NƯỚC.........................................................37
2.2.1. Đội ngũ trí thức Việt Nam góp phần quan trọng trong xây dựng luận cứ
khoa học cho dượng lối chính sách công nghiệp hoá, hiện đại hoá........................40
2.2.2 Đội ngũ trí thức Việt Nam tích cực tham gia vào việc tiếp cận và truyền bá
tri thức khoa học, đường lối chính sách công nghiệp hoá, hiện đại hoá.................40

2.2.3 Đội ngũ trí thức với việc nâng cao dân trí...................................................41
2.2.4 Đội ngũ trí thức Việt kiều với sự phát triển của đất nước...........................47
2.2.5. Đội ngũ trí thức với sự lãnh đạo 21của Đảng...................................................48


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng cộng sản Việt nam (tháng 4
năm 2006) đã tổng kết toàn diện 20 năm đổi mới đất nước (1986-2006) và khẳng
định đường lối tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển
kinh tế tri thức vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn
minh.

Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đang diễn ra rất nhanh chóng, có tác
động mạnh mẽ và toàn diện đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Sự phát triển của
cuộc cách mạng này đã tạo ra vận hội lớn cho tất cả các dân tộc vươn lên, đồng
thời cũng đặt ra những thách thức cho mỗi nước trước nguy cơ tụt hậu về kinh tế và
xã hội. Và để sớm đưa nước Việt Nam ra khỏi tình trạng kém phát triển, tiến tới
hội nhập thành công trong bối cảnh toàn cầu hóa và kỉ nguyên công nghệ thông
tin; chúng ta cần phải tranh thủ mọi thời cơ, phát huy nội lực phấn đấu đạt mục
tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện
đại. Việc xây dựng đội ngũ tri thức sẽ góp phần quan trọng vào sự phát triển khoa
học và công nghệ, tạo nguồn lực nội sinh, nhằm thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước.
Trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ
nghĩa, trí thức có vai trò đặc biệt quan trọng, là đại biểu tập trung cho trí tuệ dân
tộc, họ tham gia trực tiếp và chủ yếu vòa nâng cao dân trí, đồng thời là lực lượng
nòng cốt trong nghiên cứu triển khai ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ,
góp phần tạo động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội.
Đảng và Nhà nước ta luôn đánh giá cao vai trò của đội ngũ trí thức trong đấu

tranh giải phóng dân tộc cũng như trong hòa bình xây dựng đất nước. Tuy nhiên,
3


đầy đủ và sâu sắc vai trò của mình trong công cuộc đổi mới hiện nay. Đây là một
vấn đề cụ thể thuộc chính sách lớn của Đảng về phát huy nguồn lực con người
trong thời kỳ mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế.
Vì vậy để làm rõ hơn vai trò của đội ngũ trí thức là một nhân tố cơ bản
trong việc thực hiện thành công công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước, em xin
chọn đề tài “Đội ngũ trí thức Việt Nam với sự nghiệp công nghiệp hoáy hiện đại
hóa đất nước” làm đề tài khoá luận tốt nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu.
Tầm quan trọng của đội ngũ trí thức Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp
hoá, hiện đại hóa đất nước đã thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học, lý luận,
các học giả ở nước ta.
Đã có những bài viết, luận án đáng lưu ý như sau:
- Đỗ Mười - Trí thức Việt Nam trong sự nghiệp đổi với và xây dựng đất
nước. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995.
- Nguyễn Thanh Tuấn: Đặc điểm và vai trò của đội ngũ trí thức trong sự
nghiệp đổi mới đất nước, Luận án PTS triết học, Hà Nội, 1995.
- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và tầng lớp trí thức. Những định hướng
chính sách. Chủ nhiệm Phạm Tất Dong, 1999.
- Dự báo nguồn nhân lực trẻ đáp ứng cho yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại
hóa TP. Hồ Chí Minh đến năm 2015. Chủ nhiệm đề tài PTS Nguyễn Thành Phong.
Cơ quan chủ trỡ Trung Tõm Phỏt Triển Khoa Học Và Cụng Nghệ Trẻ. Thỏng
7/1999.

4



- Ngô Đình Xây: Những yêu cầu đối với trí thức trong sự nghiệp công nghiệp
hoá, hiện đại hóa. Tạp chí Cộng sản số 27-2002.
3. Mục đích và nhiệm vụ của khóa luận.
+ Mục đích: Sáng tỏ thêm vấn đề đội ngũ trí thức là một nhân tố cơ bản
trong thực hiện thành công công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước, Đưa ra một số
phương hướng giải pháp đế trí thưc Việt Nam thực hiện tốt vai trò của mình.

+ Nhiệm vụ:

-Làm rõ khái niệm trí thức.

-Khái quát đặc điểm và xu hướng biến đổi của trí thức Việt Nam.

-Làm rõ vai trò của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện
đại hóa đất nước.
-Đề xuất một số giải pháp phát huy vai trò của tri thức Việt Nam.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu:
+ Khoá luận được thực hiện trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin và
tư tưởng Hồ Chí Minh.
+ Khóa luận đã sử dụng và tham khảo số sách, báo, bài viết, luận án về vấn
đề trí thức.

5


- Từ những điểm rút ra trong khóa luận , có thể góp phần nhận thức một cách
rõ nét hơn vai trò của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại
hóa đất nước.
6. Kết cấu:
Khóa luận gồm ba phần:

+Phần 1:MỞ đầu
+PHẦN 2:NỘI DƯNG: GồM 3 CHƯƠNG
- Chương 1: Trí thức và đội ngũ trí thức việt nam
- Chương 2: Vai trò của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp công nghiệp hoá,
hiện đại hóa
-Chương 3: Phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm phát huy vai trò đội ngũ
trí thức trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
+PHẦN 3: KẾT LUẬN
*
**
Bản khoá luận được hoàn thành dưới sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình
của TS. Nguyễn Thị Phương Thuỷ cùng các thầy cô trong Khoa Giáo dục
Chính trị - trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo hướng dẫn cùng với các thầy cô đã
giúp đỡ em thực hiện thành công bản khoá luận này.
6


CHƯƠNG1
TRÍ THỨC VÀ ĐỘI NGỦ TRÍ THỨC VIỆT NAM

1.1.

TRÍ THỨC VỚI Sự PHÁT TRIEN CỦA XÃ HỘI

1.1.1 Trí thức là gì?

Thuật ngữ “trí thức” trong tiếng Anh, Pháp, Đức, Nga và tiếng Việt nghĩa là
giới trí thức hay đồng thời được hiểu với nghĩa là trí tuệ nói chung.
Các nhà kinh điển Mác-xit và chủ tịch Hồ Chí Minh đều kiến giải khái niệm

trí thức ở cả hai nghĩa thống nhất với nhau là:
a) Là một tầng lớp xã hội.
b) Có tính chất trí tuệ, nghĩa là lao động trí óc sáng tạo.
Để làm sáng tỏ quan điểm Mác-xít về vấn đề trí thức, chúng ta cần tìm hiểu
một số quan niệm hiện nay ở nước ta về vấn đề này.
Thứ nhất’. Một quan niệm phổ biến hiện nay trong xã hội cho rằng: Trí thức
là những người lao động trí óc.
Ngày nay đã có sự xích lại gần nhau đáng kể của lao động trí óc và lao động
chân tay. Những “công nhân áo vàng” (công nhân có trình độ nghiệp vụ cao, phục
vụ kỹ thuật điện tử, tin học) và “Công nhân “áo trắng” (những người chế tạo lắp
ráp các phương tiện điện tử tin học). Là kết quả của sự xích lại gần nhau giữa lao
động trí óc và lao động chân tay.
7


vụ việc vận hành thông suốt và thống nhất bộ máy hành chính. Và do lao động của
họ không phải là lao động trí óc phức tạp nên không bắt buộc họ phải nâng cao
trình độ, mặc dù xu hướng nâng cao trình độ học vấn ngày càng trở nên cần thiết
trong xã hội hiện đại.
Còn trí thức là những người hoạt động sáng tạo những giá trị tinh thần (và cả
vật chất) cho xã hội. Do loại hình lao động trí óc phức tạp này mà bắt buộc họ phải
có trình độ học vấn cần thiết, ngày càng chuyên sâu. Như vậy điều quan trọng để
phân biệt trí thức và viên chức là nội dung bản chất của lao động trí óc, là hàm
lượng trí tuệ bên trong chứ không phải là những biểu hiện bên ngoài của lao động
trí óc. Cho nên về mặt lý luận lẫn thực tiễn khái niệm trí thức không đồng nhất với
lao động trí óc. Chính vì thế V.I. Lênin đã coi trí thức là “ đại biểu cho lao động trí
óc” [17,372] chứ không phải gồm tất cả những người lao động trí óc.
Thứ hai: Một quan niệm cũng khá phổ biến cho rằng cứ có trình độ đại học
trở lên thì được coi là trí thức. Nhưng thực tế cho thấy không chỉ trong đội ngũ trí
thức mà cả trong các giai cấp tầng lóp xã hội khác cũng có nhiều người có trình độ

học vấn đó. Như vậy trình độ học vấn không phải là một tiêu chuẩn quyết định bản
chất đặc thù của đội ngũ trí thức.
Thứ ba: Nếu như sự đồng nhất giữa trí thức và lao động trí óc là quá rộng và
thiên về hình thức lao động thì cũng phải kể đến một cực đối lập khác cho rằng, chỉ
những người có sức sáng tạo và có cống hiến cho xã hội mới là trí thức, ỏ đây do
quá nhấn mạnh đến khía cạnh trí tuệ nên trong thực tế người ta không biết xếp
những người mà ở các mức độ khác nhau hiện đang làm công tác sản xuất, truyền
bá, ứng dụng tri thức trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ, giáo dục, kinh tế vào
tầng lóp xã hội nào.
Thứ tư: Một quan niệm mới được đề cập đến trong những năm gần đây coi
8


giai cấp công nhân và nông dân.
Trong tất cả các chế độ xã hội, trí thức đều cơ bản phục vụ cho giai cấp
thống trị, chịu ảnh hưởng tư tưởng của giai cấp thống trị. Theo V.I.Lênin “Trí thức
không hợp thành một giai cấp độc lập về kinh tế mà là một tầng lóp xã hội xuất
thân từ nhiều giai cấp” và “Trí thức phản ánh và thể hiện sự phát triển của các lợi
ích giai cấp và các nhóm phản chính trị trong toàn bộ xã hội một cách có ý thức
hơn cả, kiên quyết hơn cả, chính xác hơn cả” [16, 416]
Sự khác nhau cơ bản giữa công nhân và trí trí thức là ở chỗ trí thức sản xuất
truyền bá các tri thức khoa học, là chủ thể của tri thức đó. Và hoạt động chủ yếu ở
khu vực sản xuất phi vật chất. Trong khi đó công nhân không sản sinh ra tri thức
khoa học, không phải là chủ sở hữu của tri thức đó và hoạt động chủ yêú ở lĩnh vực
sản xuất vật chất.
Như vậy khi phân tích các khái niệm về trí thức ở nước ta, chúng ta cần phải
vận dụng định nghĩa của V.I. Lênin về giai cấp để tiếp cận đúng đắn phạm trù trí
thức. V.I.Lênin “gọi là các giai cấp, những tập đoàn to lớn gồm những người khác
nhau về địa vị của họ trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất định trong lịch sử,
khác nhau về quan hệ của họ đối với nhũng tư liệu sản xuất, về vai trò của họ trong

tổ chức lao động xã hội. Và như vậy là khác nhau về cách hưởng thụ và về phần
của cải xã hội. ít hay nhiều mà họ được hưởng”. [18,18]
Ớ đây đặc biệt phải chú ý đến tiêu chuẩn đầu tiên là vị trí của mỗi giai cấp,
tầng lớp xã hội trong hệ thống sản xuất xã hội. Các biểu hiện như mối quan hệ đối
với tư liệu sản xuất, vai trò trong tổ chức lao động xã hội và cách thức hưởng thụ
đều là tiền đề quy định vị trí của các giai cấp hay tầng lóp trong xã hội.
Vai trò của trí thức là sản xuất, truyền bá ứng dụng tri thức khoa học (chứ
9


tương đối trong một chế độ xã hội.
Như vậy qua những điều rút ra từ các quan niệm trên, chúng ta có thể hiểu về
phạm trù tri thức là:
1. Vị trí sản xuất, truyền bá ứng dụng tri thức khoa học (chứ không phải tri
thức kinh nghiệm hay tri thức thường ngày) trong hệ thống sản xuất xã hội.
2. Do khoa học - công nghệ trở thành một yếu tố độc lập và xuất hiện ở tất cả
các thành phần khác nhau của lực lượng sản xuất xã hội và do hàm lượng trí tuệ
trong sản phẩm hàng hóa và trong công tác lãnh đạo, quản lý ngày càng cao cho
nên trí thức có quan hệ gián tiếp và cả trực tiếp đối với tư liệu sản xuất.
3. Quá trình xích lại gần nhau và phân hóa xã hội trong nền kinh tế thị
trường cũng sẽ không dẫn đến chỗ đồng nhất xã hội thành một bên là nhũng người
lao động trí óc, một bên là những người lao động chân tay. Quá trình này sẽ càng
ngày càng làm đa dạng hóa cơ cấu xã hội trong đó có đội ngũ trí thức. Tính đặc thù
của đội ngũ trí thức là ở chỗ các nhóm xã hội của nó gắn bó khăng khít với các giai
cấp và tầng lóp xã hội khác. Bởi vì ở mọi lĩnh vực sản xuất đều có hoạt động truyền
bá, ứng dụng tri thức khoa học.
4. Đội ngũ trí thức có 6 chức năng xã hội là: nhận thức khoa học (lý luận),
dự báo khoa học; ứng dụng tri thức khoa học và triển khai công nghệ vào thực tiễn;
giáo dục và đào tạo; chăm sóc y tế, chấn hưng văn hóa, tạo lập cơ sở lý luận và giải
pháp công nghệ cho công tác lãnh đạo và quản lý.

Nếu hoạt động trong lĩnh vực đòi hỏi trình độ cao đẳng hay đại học thì đó
không phải là đặc trưng duy nhất của tầng lớp này vì trong các giai cấp và tầng lớp
xã hội khác cũng có nhiều người có trình độ học vấn đó. Đặc trưng quyết định nhất
10


ngược lại nhằm khám phá, nhận thức ngày càng rộng và sâu hơn các quy luật tự
nhiên, xã hội và bản thân con người. Do không phải tất cả lao động đều nắm được
kiến thức chuyên môn một cách có hệ thống, nhất là ở các chuyên ngành khoa học
hiện đại, cũng như không phải ai cũng nắm được đặc trưng cơ bản của phương
pháp nghiên cứu khoa học, sáng tạo văn chương, nghệ thuật cho nên trí thức là một
tầng lớp xã hội cần thiết cho mọi chế độ xã hội và độc lập tương đối trong mọi thời
đại.
Như vậy có thể hiểu, trí thức là một tầng lóp xã hội đặc thù, độc lập tương
đối, chuyên làm các nghề lao động trí óc phức tạp giàu tính sáng tạo và có học vấn
chuyên môn cần thiết cho lĩnh vực hoạt động nào đó. Từ đây chúng ta có thể đưa ra
định nghĩa về trí thức” Trí thức là một tầng lớp xã hội đặc biệt, chuyên lao động trí
óc phức tạp có trình độ học vấn và chuyên môn sâu, đại diện cho đỉnh cao trí tuệ
đương thời mà xã hội đạt được. Trí thức là những người sáng tạo, phổ biến và ứng
dụng trí thức vào đời sống xã hội, thúc đẩy nhanh sự phát triển xã hội và tiến bộ xã
hội”
1.1.2. Vai trò của trí thức với sư phát triển của xã hôi
Tri thức,một mặt là một kết quả của tiến bộ xã hội, mặt khác, sự phát triển
của trí thức đã góp phần thúc đẩy tiến bộ xã hội, góp phần giải phóng con người
khỏi sự chi phối của những lực lượng tự phát trong tự nhiên và trong xã hội. Điều
kiện đầu tiên và cũng là tiền đề quan trọng đối với sự xuất hiện của tầng lớp trí
thức là sản phẩm của sự phân công lao động trong xã hội do nhu cầu xã hội quyết
định. Trong tất cả các xã hội có đối kháng giai cấp, không kể một số phần tử trí
thức gắn bó mật thiết với tầng lớp thống trị phản động và bảo thủ, nhìn chung, hoạt
động của tầng lớp trí thức luôn luôn góp phần thúc đẩy tiến bộ xã hội một cách

trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua 6 chức năng xã hội sau:
1. Sản xuất những tri thức khoa học,
11 trong đó phải kể đến nhũng tư tưởng


càng đúng hơn các quy luật tự nhiên, xã hội, tu duy và chính con người như một
nhân cách.
2. Dự báo khoa học.
3. Hoạt động ứng dụng tri thức khoa học nhằm biến khoa học thành lực
lượng sản xuất trực tiếp trong quá trình phát triển không ngừng của lực lượng sản

4. Hoạt động giáo dục, đào tạo và bồi dưỡng trí lực, chăm sóc và bồi dưỡng
thể lực cho nhân dân.
5. Kế thừa, tích lũy và phát triển các giá trị văn hóa, khoa học, nghệ thuật
V.V.. của dân tộc và nhân loại để ngày càng nâng cao đời sống tinh thần cho

6. Góp phần vào sự lãnh đạo quản lý xã hội, kinh tế bằng tri thức khoa học
và công nghệ.[1,35-36]
Trong lịch sử nhân loại, rõ ràng tri thức khoa học do những người trí thức sản
xuất cùng với kho tàng rộng lớn những tri thức kinh nghiệm, tri thức thường ngày
của các tầng lớp nhân dân lao động khác nhau đã được vật chất hóa thành nhũng
công cụ sản xuất, và công nghệ sản xuất ngày càng hiện đại cùng những công trình
kiến trúc và cơ sở hạ tầng để con người tác động và cải tạo thế giới tự nhiên. Nhờ
đó, lực lượng sản xuất phát triển hơn, năng suất lao động cao hơn, sự phân công lao
động xã hội sâu sắc hơn. Kết hợp tất yếu của sự phát triển ấy là sự chuyển biến của
xã hội lên một trình độ cao hơn. Song, vai trò của tri thức đối với tiến bộ xã hội
không chỉ thể hiện trong lĩnh vực sáng tạo ra của cải vật chất, mà còn cả trong lĩnh
vực đời sống tinh thần. Mặc dù trong các xã hội có áp bức, bóc lột, giai cấp thống
12



nhưng cũng không cản được sự phát triển của khoa học kỹ thuật, văn hóa, giáo dục
theo hướng dân chủ và nhân đạo. Nghĩa là chúng góp phần tích cực vào việc xua
tan bức màn tăm tối về trí tuệ, khắc phục tình trạng dốt nát và bệnh tật. Văn hóa,
khoa học và nghệ thuật thông qua những phương tiện thông tin đại chúng ngày
càng hiện đại đã giúp con người mở mang trí tuệ, giao lưu văn hóa và hấp thụ
những tinh hoa của nền văn minh nhân loại. Tri thức khoa học và nghệ thuật mang
nội dung tiến bộ, tình cảm cao đẹp đã góp phần làm cho đời sống tinh thần của
nhân dân ngày càng thêm phong phú, trong sáng. Những tư tưởng nhân văn, tiến bộ
không phải là kết quả tư duy tư biện của các trí thức tiên tiến, mà là sự phản ánh
khách quan đời sống xã hội hiện thực. Chúng tạo ra cơ sở nhận thức mới, những
quan điểm mới trong quá trình cải tạo và phát triển không ngừng thế giới tự nhiên,
xã hội và cả bản thân con người. Tất cả những cái đó khẳng định vai trò to lớn của
trí thức, các đại biểu sáng tạo của loài người đối với tiến bộ xã hội.
Đương nhiên, trong sự tiến bộ của xã hội không phải lúc nào trí thức cũng
thực hiện được đầy đủ các chức năng xã hội của mình. Tầng lớp trí thức thường bị
phân hóa và không thể không phụ thuộc vào giai cấp thống trị ở mức độ này hay
mức độ khác. Trong những trường hợp ấy, giai cấp thống trị phản động và bảo thủ
thường lợi dụng một bộ phận trí thức cùng tri thức khoa học, nghệ thuật kìm hãm
và chống lại sự tiến bộ của xã hội. ở đây, bản thân sự thoái bộ chứa đựng khả năng
thúc đẩy sự tiến bộ và tồn tại như một sự quá độ, một bước lùi tạm thời hay một
mặt đối lập của sự tiến bộ xã hội. Như vậy, tiến bộ xã hội là quá trình phức tạp đầy
mâu thuẫn. Sự tiến bộ xã hội không theo đường thẳng mà là qua đấu tranh của các
mặt đối lập, đấu tranh của các khuynh hướng khác nhau, trong đó mặt tiến bộ này
trải qua quá trình lịch sử lại trở thành thoái bộ, làm tiền đề cho một xu hướng tiến
bộ mới ra đời và phát triển.
Với quan niệm như vậy về tiến bộ xã hội, thì động lực đấu tranh giai cấp và
sự lôi kéo tầng lớp trí thức về chiến tuyến này hoặc chiến tuyến kia chỉ là biểu hiện
13



giữa khoa học, nghệ thuật với chính trị, giữa văn hóa và phản văn hóa, V.V.. c. Mác
đã từng lưu ý không nên hiểu khái niệm tiến bộ xã hội với một sự trừu tượng hóa
tầm thường. Do đó, lý giải vai trò của trí thức đối với tiến bộ xã hội phải được quan
niệm như một quy luật khách quan xuất phát từ tồn tại xã hội, từ sự mâu thuẫn giữa
các mặt đối lập của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, giữa kinh tế, chính trị,
khoa học, tôn giáo, V.V.. Chỉ có như vậy mới không có cái nhìn phiến diện về trí
thức nói chung.
Từ những phân tích đó cho thấy rằng, sự phát triển của đội ngũ trí thức hôm
nay là một kết quả thành công rất co bản của công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi
xướng và lãnh đạo. Và đồng thời sự phát triển của đội ngũ trú thức đã góp phần
quan trọng vào những thành tựu bước đầu của đổi mới. Trong đổi mới vai trò của
đội ngũ trí thức thể hiện trên 3 khía cạnh sau:
Thứ nhất, tri thức khoa học và công nghệ do đội ngũ trí thức sản xuất cùng
với kho tàng rộng lớn những tri thức kinh nghiệm và cả tri thức thường ngày của
các tầng lóp nhân dân lao động đã được vật chất hóa thành những công cụ sản xuất
và công nghệ sản xuất ngày càng hiện đại. Và cùng với chứng là những công trình
kiến trúc và cơ sở hạ tầng để con người với trình độ học vấn và văn hóa ngày càng
cao tác động và cải tạo thế giới tự nhiên. Nhờ đó lực lượng sản xuất phát triển hơn,
năng suất lao động cao hơn, sự phân công lao động xã hội sâu sắc hơn. Và kết quả
tất yếu của sự phát triển ấy là sự chuyển biến của xã hội lên một trình độ cao hơn.
Thứ hai, vai trò của đội ngũ trí thức tất nhiên không chỉ thể hiện trong lĩnh
vực sáng tạo ra của cải vật chất, mà cả trong lĩnh vực đời sống tinh thần. Công
cuộc đổi mới đang diễn ra nhanh chóng, khoa học công nghệ, giáo dục, y tế và văn
hóa không ngừng phát triển theo hướng dân chủ và nhân đạo. Nghĩa là giờ đây
thông qua việc đổi mới cơ chế quản lý, từ tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường
14


khắc phục tình trạng nghèo nàn về trí tuệ, và văn hóa, nhất là ở nông thôn, miền

núi. Khoa học, công nghệ, giáo dục, nghệ thuật, văn hóa thông qua các phương
tiện thông tin đại chúng ngày càng hiện đại đã giúp nhân dân lao động ở mọi thành
phần kinh tế mở mang tri thức, giao lưu văn hóa, hấp thụ những tinh hoa văn hóa
nhân loại. Nội dung tiến bộ và tình cảm cao đẹp theo tinh thần Chủ nghĩa MácLênin và tư tưởng Hồ Chí Minh của những thông tin này đã góp phần làm cho đời
sống tinh thần của nhân dân ngày càng phong phú và trong sáng.
Thứ ha, sự tiến bộ của đời sống vật chất và tinh thần phản ánh những bước
tiến về nhận thức và tình cảm của các tầng lớp nhân dân trong quá trình cải tạo và
phát triển không ngừng thế giới tự nhiên, xã hội và chính bản thân con người. Tất
cả những cái đó góp phần phát huy nội lực của cả dân tộc trong sự nghiệp xây
dựng đất nước giàu mạnh và tự chủ tham gia quá trình toàn cầu hóa.
Như thế là vai trò của đội ngũ trí thức trong quá trình giải phóng con người
và giải phóng xã hội theo con đường xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng
không tách rời với vai trò của họ trong lĩnh vực sản xuất và vật chất và lĩnh vực đời
sống tinh thần - văn hóa.
Chính trong quá trình đổi mới của đất nước, cụ thể là trong xây dựng Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và phát triển nền kinh tế thị trường theo định
hướng xã hội chủ nghĩa, tầng lớp trí thức mới có nhiều khả năng để thực hiện đầy
đủ các chức năng xã hội của mình.
Tuy nhiên,trong điều kiện kinh tế thị trường và mở cửa hội nhập không phải
là không có những vấn đề kinh tế, chính trị, tư tưởng cản trở và gây nhiễu đối với
việc thực hiện chức năng xã hội của đội ngũ trí thức. Chẳng hạn, trong âm mưu
“diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch đối với công cuộc đổi mới của đất
nước ta, và trong điều kiện mở cửa, các phương tiện thông tin đại chúng của
15


thị trường, nhiều khi do lợi ích kinh tế trước mắt nên một bộ phận trí thức khó có
thể hoặc không thể thực hiện được đầy đủ chức năng xã hội của mình.
Có thể một bộ phận nhỏ trí thức nào đó cũng bị ảnh hưởng mặt trái của mỏ
cửa và kinh tế thị trường, và do đó không tránh khỏi có những biểu hiện tiêu cực,

như chuyển giao chất xám rởm cho sản xuất, cho giáo dục và đào tạo, gian lận
trong nghiên cứu khoa học, v.v...
Tất cả những biến thái phức tạp đó đã và sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến việc thực
hiện và nêu cao vao trò xã hội của đội ngũ trí thức. Trong sự nghiệp đổi mới đất
nước, bản thân đội ngũ trí thức cũng đang đổi mới để từng bước trở thành”những
người lao động xã hội chủ nghĩa”. Cho nên cần phải khẳng định lại để kết luận
rằng, chỉ dưới sự lãnh đạo của Đảng, được tuyên truyền và giác ngộ thế giới quan
duy vật biện chứng mác xít, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng, cũng
như liên minh chặt chẽ với giai cấp công nhân và giai cấp nông dân, con người trí
thức nói riêng và đội ngũ trí thức nói chung mới thể hiện hết được vai trò xã hội
của mình trên suốt chặng đường cách mạng trường kỳ và vẻ vang của dân tộc, nhất
là hiện nay trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân
giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
1.2.

THỰC TRẠNG CỦA ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC VIỆT NAM

1.2.1 Về sỏ lương:
Nguồn đào tạo trí thức nước ta hiện nay rất đa dạng, phong phú: phần lớn trí
thức nước ta được đào tạo từ các trường cao đẳng, đại học trong nước theo nhiều
loại hình khác nhau (quốc lập, dân lập, bán công, đại học mở, đại học tại chức...).
Ngoài ra, còn một bộ phận trí thức được đào tạo từ nước ngoài. Bộ phận này có xu
hướng ngày càng tăng lên do đường lối mở cửa của Đảng và Nhà nước ta. Cùng với
sự phát triển của khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, trí thức nước ta ngày
16


Theo báo Nhân dân ngày 12/12/1996, thì nước ta có khoảng 800 nghìn người
có trình độ cao đẳng, đại học trở lên, trong đó gần 10 nghìn người là thạc sĩ, tiến sĩ
và tiến sĩ khoa học, chiếm khoảng 1,2% số người có trình độ đại học, cao đẳng.

Con số này là một sự phát triển đáng kể, nhưng so với yêu cầu của sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hóa và so với một số nước khác, thì còn thấp. Hiện nay cứ
1 nghìn người dân nước ta mới có 11 người có trình độ cao đẳng, đại học, trong khi
đó ở các nước trong khu vực như: Philippin là 37, Singapo là 16, còn như Nhật Bản
là 71/1000.
Đến hết năm 2003,nước ta có đội ngũ 800 giáo sư, 3000 phó giáo sư, 11.127
tiến sĩ và 10 nghìn thạc sĩ, 1 triệu cán bộ tốt nghiệp đại học.Có hàng nghìn nhà
khoa học Việt Nam làm việc tại các trường đại học, các viện nghiên cứu, các trung
tâm khoa học lớn trên thế giới.Vì vậy, mặc dù chỉ số GDP tính theo đầu người của
Việt Nam còn vào hàng thấp nhất thế giới, nhưng do có trình độ phát triển giáo dục
tương đối cao, nên Chương trình phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) đã xếp Việt
Nam là nước có chỉ số phát triển con người đứng thứ 101 trong 165 nước trên thế
giới được xếp hạng. (11,63)
Đến năm 2004, chúng ta có hơn 10 ngàn giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ
chiếm 2,3% lực lượng lao động xã hội. Trong số đó, lĩnh vực khoa học - kỹ thuật
chiếm 15,4%, nhưng 67,5% cán bộ khoa học - kỹ thuật lại làm việc ở lĩnh vực phi
vật chất, chỉ có 32,7% là sản xuất kinh doanh. Theo dự báo của Bộ Giáo dục và
Đào tạo, để có mức tăng trưởng 9 - 10% GDP, thì tốc độ gia tăng nguồn nhân lực
khoa học - kỹ thuật phải đạt 4 - 5%/năm, song thực tế đào tạo chỉ đạt 2 - 3%/năm.

17


Nguồn: Vụ Kế hoạch - Tài chính, Bộ Giáo dục Đào tạo)
1.2.2 Về chất lương
Tuy là một nước kém phát triển, nhưng Việt Nam đã sớm có đường lối đúng
đắn về phát triển giáo dục- đào tạo và khoa học công nghệ, nên đã đạt được trình
độ dân trí khá cao so với các nước trong khu vực, có một đội ngũ trí thức được đào
tạo từ nhiều nước, đông về số lượng và cao về chất lượng, có nhiều cơ quan nghiên
cứu khoa học và đào tạo.

Về bồi dưỡng nhân tài.hệ thống trường chuyên đã bồi dưỡng cho nhiều học
sinh tham dự nhiều kỳ học sinh giỏi quốc tế. Số huy chương trong các kỳ thi
Olympic do học sinh Việt Nam đoạt được ngày càng nhiều.Trong mấy năm qua, đã
có trên dưới 1.000 học sinh năng khiếu được đào tạo, bồi dưỡng thành thạc sỹ hoặc
tiến sỹ.Đây là lực lượng trí thức được đào tạo chuyên sâu, làm cơ sở cho việc xuất
hiện nhiều nhân tài trong các lĩnh vực khoa học - công nghệ cũng như lĩnh vực
kinh tế.
Gần đây, Đại học quốc gia Hà Nội đã mở “lóp đào tạo cử nhân khoa học tài
18


bộ giảng dạy để đào tạo nhân tài khoa học.(2,102)
Tuy nhiên, trí thức nước ta hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế.Cho đến nay,
trong đội ngũ trí thức nước ta có rất nhiều gương mặt điển hình, có nhiều đóng góp
quan trọng cho đất nước. Song nhìn tổng thể, thì trình độ chuyên môn và học vấn
của trí thức nước ta cũng còn nhiều hạn chế.Có thể nói đa số trí thức nước ta ngày
nay được đào tạo theo cơ chế , bao cấp, phục vụ cho nền kinh tế kế hoạch hoá tập
trung, nên trình độ chuyên môn rất hẹp, thiếu trình độ kiến thức chung. Trình độ
ngoại ngữ và tin học của trí thức còn hạn chế, không đáp ứng yêu cầu mở rộng giao
lưu và hợp tác quốc tế.Trí thức nước ta chưa có nhiều cơ hội và điều kiện tiếp cận
với những thành tựu mới của các nước phát triển, nên thiếu kiến thức sâu ở nhiều
lĩnh vực khoa học và công nghệ hiện đại.
Chúng ta đang thiếu những người có chuyên môn và học vấn cao, đặc biệt
chuyên gia về công nghệ, đội ngũ trí thức nước ta chí có 1,2% người có trình độ
sau đại học (trong khi đó ở nhiều nước phát triển tỷ lệ này là 25 đến 30%). Điều
này gây khó khăn lớn đối với việc thực hiện nhiệm vụ của trí thức trong giai đoạn
cách mạng mới..Nhiều trí thức và các cơ quan khoa học đã nhanh chóng thích ứng
được với bước chuyển đổi của đất nước sang một nền sản xuất hàng hoá theo cơ
chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cũng như sự nghiệp đổi mới nói chung,
nhưng vẫn còn một số chưa thoát khỏi được ỷ lại, vẫn thiếu năng động, chậm đổi

mới về tổ chức,., mặt trái của cơ chế thị trường đã ảnh hưởng đến một bộ phận trí
thức, đưa đến các biểu hiện tiêu cực, thực dụng tiếp tay cho các hiện tượng sản
xuất phi pháp (làm hàng giả, trốn thuế, cạnh tranh thiếu lành mạnh...), lãng phí và
cả tham nhũng.
Ở nước ta hiện nay, hiện tượng “lãng phí chất xám” diễn ra khá nghiêm
trọng, nó được thể hiện qua nhiều hiện tượng trí thức bỏ nghề, làm trái ngành nghề
19


còn là lãng phí trình độ học vấn, chuyên môn, kinh nghiệm đã tích lũy trong công
tác. Sự lãng phí chất xám còn thể hiện ở sử dụng sản phẩm trí tuệ. Nhiều đề tài
nghiên cứu không thành công đã gây thiệt hại rất lớn cho Nhà nước. Nhiều công
trình không được đánh giá đúng mức, hoặc chậm đưa vào ứng dụng gây ra lãng phí
chất xám vừa không kích thích tích cực cho trí thức.
Hiện tượng “chảy máu chất xám” cũng rất đáng lo ngại, đó là hiện tượng
chuyển dịch địa điểm lao động của trí thức, thay đổi vị trí đầu tư chất xám một
cách tự phát gây cản trở cho sự phát triển và kế hoạch chung của toàn bộ xã hội. ở
Việt Nam hiện tượng chảy máu chất xám diễn ra 0 khu vực kinh tế quốc doanh
đến tổ chức sản xuất tư nhân từ các trường đại học, cao đẳng đến các đơn vị kinh tế
tư nhân, từ nông thôn đến thành thị, từ miền núi đến miền xuôi. Trong đó chảy
máu chất xám đáng lo ngại hơn cả là chảy ra nước ngoài, có thể bằng con đường
hợp pháp hoặc không hợp pháp dưới nhiều hình thức.
1.2.3. Về cơ cấu:
Như báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng X đã chỉ rõ:” Đội ngũ cán bộ nghiên
cứu khoa học còn hạn chế về trình độ, bất hợp lý về cơ cấu, thiếu cán bộ đầu ngành
và các tập thể khoa học công nghệ mạnh...” [5,172]
- Xét theo lĩnh vực lao động thì cơ cấu trí thức có sự mất cân đối giữa khu
vực sản xuất kinh doanh và khu vực hành chính sự nghiệp (trí thức trong khu vực
sản xuất kinh doanh chiếm 32,7%; còn trí thức trong cơ quan hành chính sự nghiệp
tổ chức Đảng, đoàn thể, hiệp hội chiếm 67,3%.

Đáng chú ý nữa là tỷ lệ lao động có trình độ cao đẳng, đại học so với lao
Khu vực hành chính sự nghiệp là

27,5%
20


Khu vưc sản xuất kinh doanh

3,7%

Các cơ quan kinh tế cá thể

0,5%

Các doanh nghiệp Nhà nước

9,5%

Các doanh nghiệp có vốn nước ngoài

11,1%

Các doanh nghiệp chí có vốn trong nước 8,6% [10,98]
- Xét theo vùng lãnh thổ thì cơ cấu đội ngũ trí thức có sự mất cân đối giữa
thành thị và nông thôn: tuyệt đại bộ phận trí thức có trình độ cao tập trung ở các
thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, ... Nơi có nhiều
viện nghiên cứu, nhiều trường Đại học, nhiều doanh nghiệp lớn, nhiều cơ sở liên
doanh với nước ngoài, đó là nơi có nhu cầu sử dụng trí thức và có điều kiện làm
việc tốt hơn, thu nhập cao hơn, có đời sống vật chất và tinh thần phong phú hơn.

Đặc biệt trí thức các dân tộc thiểu số, miền núi chiếm tỷ lệ rất thấp (khoảng 2,5%)
trong đó có 12 dân tộc chưa có người tốt nghiệp cao đẳng, đại học.
Nếu xét theo độ tuổi, thì bộ phận trí thức đầu đàn, chuyên gia của nước ta
đang có hiện tượng “lão hoá”. Trí thức có học hàm, học vị đều đã lớn tuổi, thế hệ
trí thức trẻ chưa đáp ứng được sự thay thế đó. Tuổi trung bình của trí thức có chức
danh khoa học là 57,2 tuổi, trong đó giáo sư là 59,5 tuổi, phó giáo sư là 56,4 tuổi.
[9, tr.103]. Tuổi bình quân của cán bộ lãnh đạo trong các cơ quan khoa học là 52,5
tuổi, cấp trưởng là 55,0 tuổi; cấp phó là 50,9 tuổi. Tỷ lệ cán bộ lãnh đạo có tuổi từ
45 trở xuống chiếm 17,1%, tuổi từ 56 trở lên chiếm 39,2%. Với cơ cấu tuổi tác như
vậy từ nay đến năm 2010 sẽ xảy ra tình trạng thiếu nghiêm trọng cán bộ có trình
độ cao.
- Xét về lứa tuổi và giới tính, thì hiện nay số cán bộ có học vị Tiến sĩ và Phó
21


cấu tuổi này đội ngũ cán bộ không có hiện tượng hụt hẫng giữa các thế hệ mà có
sự hình thành kế tiếp lẫn nhau. Tuy nhiên, gần đây số cán bộ dưới độ tuổi 30 chiếm
tỷ lệ tương đối ít. Điều đó phản ánh sự bão hòa việc làm trong các lĩnh vực khoa
học, công nghệ giáo dục đào tạo. Phụ nữ chiếm hơn 37 % tổng số những người có
trình độ cao đẳng, đại học trở lên. Song,tỷ lệ nữ tốt nghiệp đại học, cao đẳng và
trên đại học có dấu hiệu giám sút, tỷ lệ nữ cán bộ lãnh đạo các ngành quá thấp,
một số ngành có rất đông lao động nữ nhưng tỷ lệ cán bộ khoa học kỹ thuật lại quá
ít, ví dụ như cán bộ kỹ thuật nông - lâm nghiệp, tỷ lệ nữ chuyên gia có trình độ cao
rất thấp khoảng 15%. Nguyên nhân là do chị em còn bị hạn chế nhiều do khó khăn
về giới tính, về đời sống gia đình hàng ngày. [15,118]
Như vậy, việc phân tích đặc điểm lứa tuổi và giới tính cho phép đánh giá
đúng được thực trạng của giới trí thức vì các chỉ số đó phản ánh cơ cấu và tính chất
tự nhiên của đội ngũ này. Ngày nay sự chuyển đổi cơ chế từ tập trung bao cấp sang
cơ chế thị trường đã làm biến đổi cơ cấu tự nhiên của đội ngũ trí thức và không
phải không gây ra những hụt hẫng về thế hệ, sự bất lợi cho nữ giới trong hoạt động

khoa học kỹ thuật. Vì thế nghiên cứu cơ cấu này sẽ góp phần tái xác lập sự ổn định
hài hòa về thế hệ và giới tính trong quá trình phát triển của đội ngũ trí thức nước ta.
Như vậy, từ nhiều góc độ khác nhau chúng ta thấy cơ cấu đội ngũ trí thức
đều có sự bất cập. Điều này đòi hỏi trong những năm tới chúng ta phải có sự điều
chỉnh, khắc phục điều chỉnh họp lý nhằm làm cho trí thức đáp ứng được yêu cầu
đòi hỏi của sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá.
Như vậy, những hạn chế về số lượng, cơ cấu, trình độ hoặc nhũng mặt trái
của trí thức là những cản trở trong việc thực hiện vai trò của trí thức nước ta trong
sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước. Chính sách đối với trí thức trong
thời gian qua cũng chưa hợp lý. Việc thực hiện chủ trương đường lối chính sách
22


Do vậy, để bước vào thời kỳ mới: Công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước,
đẩy mạnh nền kinh tế trí thức, Đảng và Nhà nước cần có những biện pháp thích
họp để khắc phục những hạn chế và thiếu sót của đội ngũ trí thức, tạo điều kiện để
trí thức phát huy những khả năng sáng tạo của mình để phục vụ cho Tổ quốc.

23


CHƯƠNG 2

VAI TRÒ CỦA ĐỘI NGỦ TRÍ THỨC VIỆT NAM TRONG sự

2.1.

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT
NAM VÀ NHŨNG YÊU CÀU ĐẶT RA CHO ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC


2.1.1Cỏng nghiệp hoá, hiên đai hoá đất nước ỉà mỏt tất yếu lich sử
Công nghiệp hóa, hiện đại hoá là con đường phát triển tất yếu của tất cả các
nước và các dân tộc trên thế giới. Để tiến lên một nền sản xuất hiện đại, tất cả các
nước đều phải thực hiện quá trình công nghiệp hoá. Đây là quá trình tạo nên sự
phát triển nhảy vọt của lực lượng sản xuất, của khoa học và công nghệ cả về số
lượng và chất lượng.Do đó, công nghiệp hoá, hiện đại hoá là một điều kiện cơ bản
để xây dựng cơ sở kinh tế cho xã hội mới.
Chúng ta đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nước kém phát triển. Con đường mà
dân tộc ta đang nỗ lực vượt qua để hướng tới lý tưởng cộng sản chủ nghĩa là chưa
có tiền lệ trong lịch sử. Qua thực tiễn bắt tay vào việc xây dựng chế độ xã hội mới
trong chặng đường đầu của thời kỳ tiến lên chủ nghĩa xã hội, nhất là qua thành tựu
20 năm đổi mới(1986_2006), Đảng ta đã từng bước hoàn thiện hệ thống lý luận,
nhận thức ngày càng sáng rõ mô hình xã hội xã hội chủ nghĩa va bước đi, giải pháp
trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nhân dân ta. Trong đó, công nghiệp
hóa, hiện đại hóa là đường lối nhất quán như sợi chí đỏ xuyên suốt mấy thập niên,
liên tục được khẳng định và bổ sung qua các kỳ Đại hội của Đảng nhằm kiến tạo
cho được cơ sở hạ tầng của chế độ xã hội chủ nghĩa. Nhất là hiên nay, trong kỷ
nguyên công nghệ thông tin và kinh tế tri thức, thì mục tiêu: “Sớm đưa nước ta ra
24


thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.” như Đại hội X đã khẳng định,
lại càng trở nên quyết liệt do đòi hỏi của thời đại mới.
Từ Đại hội VII, Đảng ta đã xác định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ỏ
nước ta là: "Đẩy mạnh công nghiệp hoá ,hiện đại hoá , xâydựng nền kinh tế độc
lộc tự chủ , đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp , ưu tiên phát triển lực
lượng sản xuất, đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng xã
hội chủ nghĩa "[3,24] .
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến vấn đề công nghiệp hoá,
Người cho rằng, đối với một đất nước đi lên từ nông nghiệp là chủ yếu thì trước hết

phải phát triển nông nghiệp, phải công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn. Vận
dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về công
nghiệp hoá, hiện đại hoá vào thực tiễn nước ta, rút kinh nghiệm từ bài học không
thành công của việc rập khuôn máy móc mô hình công nghiệp hóa ưu tiên phát
triển công nghiệp nặng những năm trước đổi mới trước đây. Kể từ Đại hội Đảng VI
(12/1986), Đảng ta đã đổi mới và từng bước hoàn thiện quan điểm về công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước. Quá trình hình thành quan điểm của Đảng ta về công
nghiệp hoá, hiện đại hoá là kết quả của quá trình đổi mới tư duy lý luận, đổi mới
cơ chế quản lý nền kinh tế từ tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa.
Ngày 30-7-1994, Hội nghị lần thứ Bẩy của Ban chấp hành Trung ương Đảng
chính sách Việt Nam (khoá VII) đã ra Nghị quyết số 07/NQ-HNTW về “phát triển
công nghiệp, công nghệ đến năm 2000 theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hóa
đất nước và xây dựng giai cấp công nhân trong giai đoạn mới”, trong đó đã khẳng
định: “Mục tiêu lâu dài cuả công nghiệp hoá, hiện đại hóa là cải biến nước ta thành
một nước công nghiệp có cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp
lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của sức sản xuất, mức
25


Tại hội IX Đảng ta lại khẳng định “ Công nghiệp hóa gắn với hiện đại hóa
ngay từ đầu và trong suốt các giai đoạn phát triển .Nâng cao hàm lượng tri thức
trong các nhân tố phát triển kinh tế_ xã hội từng bước phát triển kinh tế tri thức ở
nước ta”.
Hệ thống quan điểm chỉ đạo việc triển khai công nghiệp hoá, hiện đại hóa
đất nước trong giai đoạn đó được xác định như sau:
-Công nghiệp hoá, hiện đại hóa phải theo định hướng xã hội chủ nghĩa;
-Công nghiệp hoá, hiện đại hóa là sự nghiệp của toàn dân, của mọi thành
phần kinh tế, trong đó kinh tế Nhà nước là chủ đạo, được vận hành theo co chế thị
trường có sự quản lý của Nhà nước.

-Khoa học, công nghệ là nền tảng của công nghiệp hoá, hiện đại hóa. Kết
hợp công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại, tranh thủ đi nhanh vào hiện
đại ở những khâu quyết định.
-Nguồn lực con người là yếu tố co bản cho sự phát triển nhanh và bền vững.
Động viên toàn dân cần kiệm xây dựng đất nước. Tăng cường kinh tế gắn với cải
thiện đời sống nhân dân, phát triển văn hóa giáo dục, thực hiện tiến bộ và công
bằng xã hội, bảo vệ môi trường.
Đen Đại hội X, Đảng đã có những nhận thức mới về bối cảnh mà công
nghiệp hoá, hiện đại hoá nước ta đang diễn ra. Trước hết là những thuân lợi và
thời cơ.Trên thế giới,hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế chủ đạo; toàn
cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đang được đẩy nhanh. Cuộc cách mạng khoa
học và công nghệ nhất là công nghệ thông tin và công nghệ sinh học, tiếp tục phát
triển theo chiều sâu, tác động rộng lớn đến co cấu và sự phát triển của kinh tế thế
26


×