TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA SƯ PHẠM VÀ NGOẠI NGỮ
----------------------------
BÁO CÁO
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
Tên đề tài:
SƯU TẦM VÀ SỬ DỤNG TƯ LIỆU DẠY HỌC
CHƯƠNG 1 - "TRỒNG TRỌT, LÂM NGHIỆP
ĐẠI CƯƠNG", MÔN CÔNG NGHỆ 10 - THPT
Người hướng dẫn : ThS. Nguyễn Tất Thắng
Người thực hiện : Nguyễn Thị Vy - SPKT K50
Địa điểm thực tập: Trường THPT Nguyễn Gia Thiều - Hà Nội
HÀ NỘI, 5/2009
Khoá luận tốt nghiệp
Ngành Sư phạm kỹ thuật
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực hiện đề tài tốt nghiệp, người đầu tiên tôi muốn
bày tỏ lòng biết ơn là Thầy giáo hướng dẫn:ThS. Nguyễn Tất Thắng, thầy
đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi có thể hoàn thành khoá
luận tốt nghiệp này.
Tôi vô cùng biết ơn sự quan tâm, giúp đỡ về mọi mặt của các thầy, các
cô trong bộ môn Tâm lý và Phương pháp giảng dạy cũng như các thầy, các
cô trong Ban chủ nhiệm khoa Sư phạm và Ngoại ngữ, trường Đại học
Nông nghiệp Hà Nội.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô giáo:Dương Thị Hoàn
và các em học sinh trường THPT Nguyễn Gia Thiều- Hà Nội đã giúp tôi
hoàn thành quá trình thực nghiệm tại trường.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã luôn động
viên, khích lệ tôi hoàn thành khoá luận này.
Hà nội, ngày 10 tháng 5 năm 2009
Sinh viên
Nguyễn Thị Vy
2
Nguyễn Thị Vy - SPKT K50
2
Khoá luận tốt nghiệp
Ngành Sư phạm kỹ thuật
MỤC LỤC
3
Nguyễn Thị Vy - SPKT K50
3
Khoá luận tốt nghiệp
Ngành Sư phạm kỹ thuật
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
Đọc là
CN10
Công nghệ 10
DH
Dạy học
ĐC
Đối chứng
GV
Giáo viên
H
Hỏi
HS
Học sinh
KTNN
Kỹ thuật nông nghiệp
MS
Microsoft
NXB
Nhà xuất bản
PHT
Phiếu học tập
PPDH
Phương pháp dạy học
PTDH
Phương tiện dạy học
PTTQ
Phương tiện trực quan
SGK
Sách giáo khoa
THPT
Trung học phổ thông
TL
Tư liệu
TLDH
Tư liệu dạy học
TN
Thực nghiệm
TNKQ
Trắc nghiệm khách quan
4
Nguyễn Thị Vy - SPKT K50
4
Khoá luận tốt nghiệp
Ngành Sư phạm kỹ thuật
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ
5
Nguyễn Thị Vy - SPKT K50
5
Khoá luận tốt nghiệp
Ngành Sư phạm kỹ thuật
PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
1.1. Do yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học
Mục tiêu giáo dục của nước ta đã được ghi rõ tại chương 1, điều 2,
Luật Giáo dục năm 2005: “Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện,
có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý
tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân
cách, phẩm chất năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của xây dựng và bảo
vệ tổ quốc”.
Một trong những biện pháp quan trọng để đạt được mục tiêu trên đó là
phải đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, đặc biệt là đổi mới phương
pháp dạy học (PPDH). Coi đổi mới PPDH là nhiệm vụ trọng tâm và cấp bách
trong giai đoạn hiện nay của nghành Giáo dục và Đào tạo. Điều 28 khoản 2
Luật Giáo dục năm 2005 đã quy định “Phương pháp giáo dục phổ thông phải
phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phải phù hợp
với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp (PP) tự học,
khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực
tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học
sinh.Như vậy, cốt lõi của đổi mới PPDH là hướng tới việc học tập chủ động,
chống lại thói quen thụ động, đề cao khả năng tự học của người học. Việc đổi
mới PPDH nhằm phát huy tính tích cực của người học đã được thực hiện
bằng nhiều cách. Đổi mới PPDH đi đôi với đổi mới phương tiện dạy học
(PTDH), trong đó tư liệu (TL) là một dạng quan trọng. TL dạy học giúp cho
giáo viên (GV) tổ chức tốt các hoạt động học tập cho học sinh (HS). Chính vì
vậy, việc sưu tầm tư liệu dạy học là việc làm thiết thực, phục vụ cho tổ chức
hoạt động học tập nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới PP và PTDH.
6
Nguyễn Thị Vy - SPKT K50
6
Khoá luận tốt nghiệp
Ngành Sư phạm kỹ thuật
1.2. Do đặc trưng của môn Công Nghệ 10 nói chung và chương 1 nói riêng
Đổi mới chương trình giáo dục phổ thông không chỉ đổi mới PPDH mà
còn đổi mới về mục tiêu và nội dung dạy học. Sách giáo khoa (SGK) là “Tài
liệu thể hiện một cách cụ thể nội dung, PP giáo dục của từng môn h ọc trong
chương trình giáo dục”. SGK Công Nghệ 10 (CN10) được thiết kế lại trên cơ
sở nội dung SGK môn Kỹ thuật nông nghiệp trước đây. Đây là môn học mang
tính ứng dụng cao, lý thuyết gắn liền với thực hành.
Chương 1 - Trồng trọt, lâm nghiệp đại cương gồm có 20 bài (13 bài lý
thuyết, 6 bài thực hành và 1 bài tổng kết) với 4 nội dung cơ bản: Giống cây
trông trong sản xuất nông, lâm nghiệp; sử dụng và bảo vệ đất trồng nông
nghiệp; sử dụng và sản xuất phân bón và bảo vệ cây trồng. Nội dung phần
chương 1 kiến thức tuy rất gần gũi với cuộc sống hàng ngày của con người nói
chung và học sinh nói riêng. Tuy nhiên, đây là phần chính và có nội dung rất
dài, do đó mà việc giảng dạy của GV cũng gặp rất nhiều khó khăn, đòi hỏi phải
tìm kiếm, tham khảo nhiều tài liệu liên quan. Chính vì vậy, việc sưu tầm TLDH
có vai trò rất quan trọng, giúp cho GV thuận lợi hơn trong công tác DH.
1.3. Do vài trò của tư liệu dạy học
CN10 là môn học tổng hợp có liên quan đến nhiều môn học khác như:
Hình thái giải phẫu, Sinh lý động vật, Sinh lý thực vật, Môi trường, Sinh thái,
Địa lý, Nông hoá thổ nhưỡng… và mang tính ứng dụng cao.Chính vì vậy,
những tư liệu dạy học được sử dụng trong giảng dạy rất phong phú, có tác
dụng làm sáng tỏ nội dung SGK.
TL dạy học không chỉ cung cấp cho học sinh nhiều thông tin mới lạ mà
cồn tạo cho học sinh hứng thú học tập và tâm thế sẵn sàng đốn nhận những
kiến thức mới.
Với hứng thú học tập và tâm thế sẵn sàng đón nhận kiến thức mới, HS
sẽ chủ động và tích cực hơn trong học tập. Đây là cơ sở để GV tiến hành đổi
mới PPDH.
7
Nguyễn Thị Vy - SPKT K50
7
Khoá luận tốt nghiệp
Ngành Sư phạm kỹ thuật
Một TL có thể sử dụng trong các khâu của quá trình DH như: dạy kiến
thức mới; củng cố, hoàn thiện kiến thức; kiểm tra đánh giá kiến thức, kỹ năng,
thái độ. Như vậy, song song với việc sưu tầm và gia công những TL dạy học,
người sưu tầm còn phải có biện pháp quản lý tốt các TL đã sưu tầm được.
Hiện nay, phần mền MS. Frontpage đang được sử dụng rất phổ biến để quản
lý tài liệu ở dạng kỹ thuật số. Việc quản lý tốt các TL dạy học sẽ giúp cho GV
sử dụng các tư liệu một cách thuận lợi, hợp lý và đạt hiệu quả cao trong DH.
Như vậy, TL dạy học không chỉ dừng lại ở mức làm sáng tỏ nội dung
của SGK mà đã trở thành một yếu tố tạo sự hứng thú trong học tập của HS,
góp phần đổi mới PPDH. TL là một phương tiện để tổ chức hoạt động học
tập, phát huy tính tích cực của HS. Có TL phong phú, chuẩn bị cho bài dạy sẽ
thu hút, lôi cuốn HS từ đó HS có thể tìm ra tri thức và phát huy khả năng, tư
duy sáng tạo của mình.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Sưu tầm và sử dụng tư liệu dạy học, chương 1 - Trồng trọt, lâm nghiệp đại
cương, môn Công Nghệ 10 – THPT”
2. Mục đích nghiên cứu
“ Sưu tầm và sử dụng tư liệu dạy học (TLDH) chương 1 – “Trồng trọt,
lâm nghiệp đại cương, môn Công Nghệ 10 – THPT” nhằm phát huy tính tích
cực và nâng cao kết quả học tập của HS.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Quy trình sưu tầm TLDH và cách sử dụng TL để dạy học chương 1,
môn CN10 - THPT
3.2. Khách thể nghiên cứu
HS lớp 10A1, 10A2 trường THPT Nguyễn Gia Thiều – Hà Nội
8
Nguyễn Thị Vy - SPKT K50
8
Khoá luận tốt nghiệp
Ngành Sư phạm kỹ thuật
4. Giới hạn đề tài
Đề tài chỉ tiến hành sưu tầm và sử dụng TLDH chương 1 – Trồng trọt,
lâm nghiệp đại cương, môn CN10 – THPT, có thực nghiệm, thực nghiệm sư
phạm.
5. Giả thuyết khoa học
Có bộ TL hỗ trợ dạy học chương 1, môn Công Nghệ 10 và sử dụng hợp
lý sẽ phát huy được tính tích cực học tập, hứng thú học tập của học sinh và
nâng cao kết quả học tập.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc sưu tầm và sử dụng
TLDH chương 1, CN 10.
- Phân tích mục tiêu, nội dung các bài trong chương 1 CN 10 làm cơ sở
cho việc sưu tầm và biên tập các TLDH.
- Sưu tầm, biên tập và quản lý các TLDH chương 1 môn CN 10 trên
phần mền MS. Frontpage.
- Đề xuất các biện pháp sử dụng hợp lý bộ TLDH theo hướng tích cực
hoá hoạt động học tập của HS.
- Thực nghiệm sư phạm, đánh giá bước đầu về giá trị DH của các
TLDH chương 1, môn CN 10 – THPT.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nghiên cứu lý thuyết
- Nghiên cứu các văn kiện của Đảng và Nhà nước liên quan tới việc đổi
mới PPDH và PTDH.
- Nghiên cứu các tạp chí giáo dục, luận văn, luận án về PPDH, PTDH,
TLDH.
- Nghiên cứu các tài liệu về lý luận dạy học KTNN, CN 10 THPT.
9
Nguyễn Thị Vy - SPKT K50
9
Khoá luận tốt nghiệp
Ngành Sư phạm kỹ thuật
- Nghiên cứu các tài liệu chuyên môn về trồng trọt, lâm nghiệp.
- Nghiên cứu các tài liệu về phần mền MS. Frontpage.
7.2. Điều tra cơ bản
Chúng tôi đã tiến hành sử dụng phiếu thăm dò để điều tra với mục
đích:
- Tìm hiểu tình hình sử dụng TL trong DH môn CN 10 nói chung và
chương 1 nói riêng ở trường THPT.
- Xác định những thuận lợi và khó khăn khi GV sử dụng TLDH môn
CN 10 nói chung và chương 1 nói riêng
7.3. Thực nghiệm sư phạm
7.3.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm
Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng TL trong DH chương 1 - Trồng
trọt, lâm nghiệp đại cương, CN 10 – THPT.
7.3.2. Nội dung thực nghiệm
- Sử dụng tư liệu dạy học đã sưu tầm được để thiết kế giáo án dạy học
bài 10, 12 và 13 trong chương 1 - Trồng trọt, lâm nghiệp đại cương, CN 10.
7.3.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
7.3.3.1 Chọn lớp thực nghiệm và lớp đối chứng
Căn cứ vào đánh giá của GV chủ nhiệm, các GV bộ môn và ban thi đua
của trường THPT Nguyễn Gia Thiều – Hà Nội, chúng tôi chọn lớp 10A2 làm
lớp TN; lớp 10A1 làm lớp ĐC. Các lớp này tương đối đồng đều về số lượng
HS, chất lượng học tập tương đương nhau về trình độ kiến thức và năng lực tư
duy, thể hiện qua bảng sau:
10
Nguyễn Thị Vy - SPKT K50
10
Khoá luận tốt nghiệp
Ngành Sư phạm kỹ thuật
Bảng 1.1: Kết quả học tập của nhóm HS thực nghiệm và đối chứng
Lớp
Sĩ số
10A1
10A2
50
50
Giỏi (%)
10,00
8,00
Kết quả học tập
Khá (%)
Trung bình (%)
70,00
20,00
68,00
24,00
7.3.3.2. Bố trí thực nghiệm
- Giáo án dạy lớp TN được thiết kế trên phần mền MS.Powerpoint có
sử dụng TLDH theo hướng phát huy tình tích cực của HS. Giáo án dạy lớp
ĐC được soạn theo các PP thông thường mà GV phổ thông soạn theo hướng
dẫn của sách GV.
- Bài giảng của lớp ĐC và lớp TN được tiến hành song song và đồng
đều về thời gian, nội dung kiến thức và do chúng tôi trực tiếp DH.
- Thời gian thực nghiệm từ ngày 27/10/2008 đến ngày 6/12/2008.
- Nội dung TN gồm 3 bài 10, 12, 13 CN 10, mỗi bài dạy trong 1 tiết.
Sau mỗi bài TN đều có bài kiểm tra 5 phút để đánh giá chất lượng lĩnh hội
kiến thức của HS lớp TN và ĐC với cùng một bộ đề kiểm tra, thời gian kiểm
tra như nhau và cùng một thang điểm đánh giá. Sau khi dạy xong 3 tuần,
chúng tôi tiến hành kiểm tra một bài 45 phút để đánh giá độ bền kiến thức.
Bài kiểm tra 5 phút của cả 3 bài đều sử dụng 7 câu hỏi TNKQ; bài kiểm tra 45
phút có 12 câu TNKQ, 8 câu đúng sai và 3 câu tự luận ngắn.
7.4. Xử lý số liệu
7.4.1. Xử liệu định lượng
Các bài kiểm tra của các lớp TN và ĐC đều được chấm theo thang
điểm 10 và được xử lý bằng toán thống kê với các tham số sau:
. Tham số trung bình cộng ( X): là tham số xác định giá trị trung bình
của dãy số thống kê, được tính theo công thức:
11
Nguyễn Thị Vy - SPKT K50
11
Khoá luận tốt nghiệp
Ngành Sư phạm kỹ thuật
1 10
X = ∑ niΧi
n i =1
Trong đó: Xi: Giá trị của điểm số thứ i
ni: Số bài làm c ó điểm số là Xi
n: Tổng số bài kiểm tra
. Độ lệch chuẩn (S): Khi có hai giá trị trung bình chưa có đủ kết luận
hai kết quả là giống nhau, mà còn phụ thuộc vào các đại lượng phân tán ít hay
nhiều xung quanh giá trị trung bình cộng. Sự phân tán đó được mô tả bởi độ
lệch chuẩn có công thức:
1 10
ni ( Xi − X )
∑
n i =1
S=
Độ lệch chuẩn càng nhỏ thì số liệu càng ít phân tán, kết quả thu được
càng đáng tin cậy.
. Phương sai (S2)
n
2
S =
1
n −1
∑ ni ( Xi - X )
i =1
2
Với n ≥ 30
. Sai số trung bình cộng (m):
m=
S
n
. Hệ số biến thiên (Cv%): Khi hai số trung bình cộng khác nhau, độ lệch
chuẩn khác nhau thì phải xét đến hệ số biến thiên:
Cv % =
S
.100
X
Trong đó: + Cv% từ 0 đến 10 (%): dao động nhỏ, độ tin cậy cao.
+ Cv% từ 10 đến 30 (%): dao động trung bình.
12
Nguyễn Thị Vy - SPKT K50
12
Khoá luận tốt nghiệp
Ngành Sư phạm kỹ thuật
+ Cv% từ 30 đến 100 (%): dao động lớn, độ tin cậy thấp.
. Hệ số trung bình (dTN-ĐC): So sánh điểm trung bình cộng của lớp TN và
ĐC
dTN-ĐC = xTN – x ĐC
Trong đó: XTN : X của lớp thực nghiệm
X ĐC : X của lớp ĐC
. Đại lượng kiểm định độ tin cậy (t d): Kiểm định độ tin cậy về sự chênh
lệch của hai giá trị trung bình cộng của nhóm TN và nhóm ĐC.
−
S12 S12
X
2 X1
td =
Sd =
+
n1
n2
Sd
với
Trong đó : S2TN ; Phương sai của lớp TN
S2 ĐC : Phương sai của lớp ĐC
NTN : Số bài kiểm tra của lớp TN
N ĐC : Số bài kiểm tra của lớp ĐC
XTN : X của lớp TN
X ĐC : X của lớp ĐC
Giá trị tới hạn của td là tα tra trong bảng phân phối Student với α = 0,05
và bậc tự do f = n TN + n ĐC – 2. Nếu ׀dt ≥׀tα thì sự sai khác của các giá trị là
có ý nghĩa.
7.4.2. Xử lý định tính
Chúng tôi tiến hành phân tích chất lượng bài làm của HS để thấy được:
- Mức độ hiểu sâu sắc và khả năng vận dụng kiến thức đã học vào
những tình huống khác nhau.
- Mức độ thành thạo các tư duy như: phân tích, so sánh, tổng hợp …
13
Nguyễn Thị Vy - SPKT K50
13
Khoá luận tốt nghiệp
Ngành Sư phạm kỹ thuật
của HS.
Dựa trên các kết quả thu được về cả mặt định tính và định lượng,
chúng tôi có thể có các kết luận đúng đắn của giả thuyết khoa học.
8. Những đóng góp mới của đề tài
- Sưu tầm, biên tập và quản lý TLDH chương 1 – CN 10 trên phần mền
MS.Frontpage.
- Xây dựng một số mẫu giáo án dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt
động học tập của HS có sử dụng các TLDH sưu tầm.
14
Nguyễn Thị Vy - SPKT K50
14
Khoá luận tốt nghiệp
Ngành Sư phạm kỹ thuật
PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương I: TỔNG QUAN
1.1. Trên thế giới
J. A. Cômenxiki (1592 – 1670) – nhà giáo dục học kiệt xuất người Tiệp
Khắc – là người đầu tiên coi trọng việc sử dụng TL để dạy học. Ông cho rằng
“Lời nói không bao giờ đi trước sự vật” và luôn đề cao vấn đề quan sát trực
quan các sự vật hiện tượng.
Ở Liên Xô (cũ), Viện sĩ I. D. Zverep đã biên soạn cuốn sách “các mẫu
trích đọc về giải phẫu, sinh lý, vệ sinh người”. Nội dung của cuốn sách đã
cung cấp cho bạn đọc những mẩu chuyện, những hiện tượng, con số về hoạt
động sinh lý của con người.
1.2. Trong nước
Ở Việt Nam cũng đã có nhiều cuốn sách tương tự cuốn “Các mẩu trích
đọc về giải phẫu, sinh lý, vệ sinh người” của I. D. Zverep: truyện “Sinh học lý
thú” dịch từ tiếng Nga của V.V. Lunkêvic, “Hỏi đáp về sinh lý người” của
Nguyễn Hữu Lanh…
Bộ sách từ điển bằng tranh về động vật, thực vật, các loài hoa… do
giáo sư Lê Quang Long chủ biên cũng đã giới thiệu cho bạn đọc những hình
ảnh, đặc điểm các loài sinh vật.
Tuy nhiên, các ấn phẩm trên mới chỉ dừng lại ở việc cung cấp cho bạn
đọc những thông tin mà chưa được khai thác hay tìm hiểu rõ ràng hơn để
phục vụ cho mục đích DH.
Đối với môn KTNN (nay là môn CN 10) ở trường THPT, vấn đề sưu
tầm và sử dụng TL đã bắt đầu được quan tâm nghiên cứu trong những năm
gần đây. Cụ thể, đã có những công trình nghiên cứu sau:
15
Nguyễn Thị Vy - SPKT K50
15
Khoá luận tốt nghiệp
Ngành Sư phạm kỹ thuật
Năm 2001, nhóm nghiên cứu do ThS Nguyễn Thị Ngọc Thuý chủ trì đã
nghiên cứu sưu tầm được nhiều tư liệu (các hình ảnh, đoạn băng về đất trồng,
sâu bệnh hại cây trồng) làm cơ sở thiết kế các giáo án dạy môn KTNN lớp 11
phần trồng trọt, góp phần đổi mới PPDH KTNN hiện nay ở trường THPT.
Các TL này được ghi ra đĩa CD để thuận tiện cho việc quản lý, sử dụng, khai
thác TLDH môn KTNN lớp 11 trường THPT.
Năm 2004, luận văn tốt nghiệp đại học của Nguyễn Thị Dung: “Xây
dựng và sử dụng TL trong dạy học chương III, vệ sinh và phòng dịch bệnh
cho vật nuôi – KTNN 12 – THPT”
Năm 2006, luận văn thạc sỹ của Nguyễn Tất Thắng: “Sưu tầm và sử
dụng tư liệu hỗ trợ dạy học chương II – Chăn nuôi, thuỷ sản đại cương, môn
CN 10 – THPT”. Tác giả đã sưu tầm được tư liệu dạy học 16 bài trong chương
III ở các dạng: đoạn trích, tranh ảnh, sơ đồ, bảng biểu, đoạn video. Các TL này
được biên tập, Xử lý kĩ thuật, quản lý trên phần mền MS. Frontpage. Bên cạnh
đó, tác giả đã đề xuất biện pháp sử dụng TL để thiết kế các câu hỏi, bài tập,
PHT và tổ chức hoạt động học tập cho HS, kết quả TN tốt.
Năm 2006, luận văn tốt nghiệp của Nguyễn Thị Diệp:”Sưu tầm và sử
dụng tư liệu hỗ trợ dạy học chương II: Chăn nuôi, thủy sản đại cương – môn
Công Nghệ 10 – THPT”.Tác giả đã sưu tầm được TL dạy học các bài 30, 31,
32, 33, 34, 34, 35, 36, 43 gồm: tranh ảnh, đoạn trích, bảng số liệu, sơ đồ, đoạn
phim. Tác giả cũng đề xuất biện pháp sử dụng TL để thiết kế các câu hỏi, bài
tập, PHT. Đề tài đã được TN và kết quả rất khả quan.
Năm 2007, luận văn tốt nghiệp của Phan Thị Thanh Cảnh: “Sưu tầm và
sử dụng TL hỗ trợ dạy học bài 43, 46, 48 chương 3, Công Nghệ 10 – THPT”.
Các TL sưu tầm bao gồm: đoạn trích, sơ đồ, bảng biểu, tranh ảnh, đoạn phim.
Tác giả đã biên tập, xử lý và quản lý bằng phần mền MS. Frontpage. Tác giả
đã tiến hành TN và thấy rằng đây là hướng nghiên cứu đầy triển vọng.
Năm 2008, luận văn tốt nghiệp của Đỗ Thị Thu Thủy: “Sưu tầm và sử
16
Nguyễn Thị Vy - SPKT K50
16
Khoá luận tốt nghiệp
Ngành Sư phạm kỹ thuật
dụng TL hỗ trợ dạy học chương 4 – “Doanh nghiệp và lựa chọn lĩnh vực kinh
doanh, môn Công Nghệ 10 – THPT”. Các TL sưu tầm bao gồm: đoạn trích,
tranh ảnh, đoạn phim. Tác giả đã biên tập, xử lý và quản lý bằng phần mềm
MS. Frontpage. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã tiến hành TN và kết quả rất khả
quan.
* Kết luận chương 1:
Các nghiên cứu trên cho thấy TLDH có vai trò quan trọng trong việc
tăng tích cực hoạt động của HS trong DH. HS tự giác, tích cực hơn trong việc
tìm tòi khám phá kiến thức.
Các nghiên cứu sưu tầm và sử dụng TL trong DH chương 1 - Trồng trọt,
lâm nghiệp đại cương, CN 10, hiện tại chưa có tác giả nào quan tâm và đi sâu
vào nghiên cứu. Do vậy, đề tài nghiên cứu của tôi là một trong những đề tài
đầu tiên nghiên cứu về sưu tầm TLDH chương 1, CN 10 – THPT.
17
Nguyễn Thị Vy - SPKT K50
17
Khoá luận tốt nghiệp
Ngành Sư phạm kỹ thuật
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Khái niệm về tư liệu, tư liệu dạy học
Theo từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên (2005): “Tư liệu là
những thứ vật chất con người sử dụng trong một lĩnh vực hoạt động nhất định
nào đó. Tư liệu cũng có thể là tài liệu sử dụng cho việc nghiên cứu”.
Trong quá trình DH: Tư liệu là những tài liệu chứa những nội dung học
tập được thể hiện dưới dạng các phương tiện trực quan (tranh ảnh, mẫu vật,
sphim…) hoặc biểu diễn bằng ngôn ngữ viết, dựa vào đó học sinh có thể tìm
tòi, suy luận đi đến một tri thức (18; tr 13)
2.1.2. Vai trò của tư liệu dạy học
2.1.2.1. Là nguồn bổ sung tri thức quan trọng, làm sáng tỏ nội dung SGK
SGK là nguồn tri thức chủ yếu mà HS cần lĩnh hội, tuy nhiên trong
SGK có một số nội dung kiến thức trình bày rất cô đọng khiến cho học sinh
khó hiểu. TL sẽ giúp cho GV giảng giải được nội dung súc tích này, HS sẽ
hiểu được vấn đề một cách cặn kẽ. Mặt khác, với tốc độ phát triển mạnh mẽ
của khoa học kỹ thuật, khối lượng tri thức của nhân loại tăng lên đã làm nảy
sinh mâu thuẫn giữa lượng kiến thức cần dạy và cần biết cho học sinh rất lớn,
trong khi thời gian dạy ở trường THPT lại có hạn (11, tr 5). Việc sưu tầm tư
liệu sẽ giúp cho HS bổ sung tri thức.
Như vậy, nguồn tri thức có được từ TL sưu tầm vừa phục vụ trực tiếp
cho việc hoàn thành nhiệm vụ trí dục quy định trong chương trình, vừa có tác
dụng nâng cao sự hiểu biết cho HS (14; tr 7).
2.1.2.2. Tạo hứng thú học tập cho học sinh
Hứng thú có vai trò quan trọng trong hoạt động học của HS. Khi có
hứng thú, HS sẽ tiến hành hoạt động học một cách hăng say, chủ động tìm
kiếm tri thức.
18
Nguyễn Thị Vy - SPKT K50
18
Khoá luận tốt nghiệp
Ngành Sư phạm kỹ thuật
TL sưu tầm sau khi được biên tập chứa nhiều thông tin mới, đa dạng và
phong phú. HS được tiếp cận với tư liệu thông qua các phương tiện thông tin
đại chúng, các tình huống có vấn đề (18, tr 15)…Điều này sẽ gây kích thích
tới giác quan của HS, tạo cho HS hứng thú học tập và tâm thế sẵn sàng đón
nhận những kiến thức mới.
2.1.2.3. Góp phần đổi mới phương pháp dạy học
Một trong những công tác trọng tâm hiện nay của nghành giáo dục nước
ta là tập trung vào đổi mới PPDH, thực hiện DH dựa vào hoat động tích cực
của HS với sự tổ chức và hướng dẫn đúng mực của GV nhằm phát triển tư duy
độc lập, sáng tạo, góp phần hình thành PP và nhu cầu tự học (20; tr 17).
Với nguồn tri thức mà TL sưu tầm cung cấp, GV có thể sử dụng trong
các khâu của quá trình dạy học như: dạy kiến thức mới; củng cố, hoàn thiện
kiến thức ; kiểm tra, đánh giá kiến thức, kỹ năng, thái độ…..
GV cũng có thể sử dụng TL để tổ chức các hoạt động học tập tích cực
cho HS như: xây dựng bài tập, PHT hay huống có vấn đề. Các hoạt động DH
được tổ chức một cách khoa học, lý thú sẽ khiến cho HS có được hứng thú,
chủ động khi tham gia. Hứng thú tạo cho HS tâm thế sẵn sàng đón nhận kiến
thức, phát triển tư duy độc lập, phát huy tính sáng tạo cá nhân. Như vậy, việc
hợp tác giữa GV và HS trong hoạt động dạy và học được nâng cao, GV nhận
được sự hỗ trợ từ phía HS, HS hiểu được kiến thức mới thong qua sự hướng
dẫn của GV và TL đã góp phần trong việc đổi mới PPDH.
2.1.3. Phân loại tư liệu dạy học
TL sưu tầm và thu thập được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau,
chứa những thông tin có nội dung khác nhau. Để có thể quản lý và sử dụng
hợp lý các TL cần tiến hành phân loại các TL sau (11; tr 8):
- Dựa vào hình thức thể hiện của tư liệu có:
+ TL bằng ngôn ngữ viết: các đoạn trích
+ TL là các bảng số liệu, các sơ đồ
19
Nguyễn Thị Vy - SPKT K50
19
Khoá luận tốt nghiệp
Ngành Sư phạm kỹ thuật
+ TL là các tranh ảnh
+ TL là các đoạn phim, mô hình động
+ TL là các mẫu vật, mô hình
- Dựa vào mục đích dạy học:
+ TL để dạy bài mới
+ TL để minh họa cho kiến thức đã học
+ TL để kiểm tra đánh giá
+ TL để củng cố, ra bài tập về nhà
- Dựa vào cách sử dụng tư liệu:
+ TL để xây dựng bài tập nhận thức
+ TL để xây dựng câu hỏi
+ TL để xây dựng PHT
+ TL để xây dựng tình huống có vấn đề
2.1.4. Các nguyên tắc cơ bản của việc sưu tầm và biên tập TLDH
2.1.4.1. Nguyên tắc phù hợp với chương trình SGK
Hoạt động dạy của GV và học của HS luôn gắn với SGK, hay nói cách
khác: SGK chính là phương tiện trung gian trong quá trình dạy và học. Chính
vì vậy, các TL sưu tầm được phải phù hợp với chương trình SGK. Đây là một
nguyên tắc quan trọng trong sưu tầm và biên tập TL. Nguyên tắc này giúp trả
lời câu hỏi: TL sưu tầm và biên tập sẽ phục vụ cho bài giảng nào? Nội dung
bài nào? Với mục đích gì? (18; tr 32)
2.1.4.2. Nguyên tắc phù hợp với nội dung
Các TL sưu tầm được luôn chứa đựng những nội dung thông tin nhất
định. Nội dung mà tư liệu cung cấp phải phù hợp với nội dung dạy học, phục
vụ cho nội dung lĩnh hội của người học. Khi đó, thông qua các hoạt động học
tập, HS sẽ khám phá, tìm tòi được kiến thức. Đây là nguyên tắc cơ bản thứ hai
cần thực hiện khi sưu tầm và biên tập tư liệu.
20
Nguyễn Thị Vy - SPKT K50
20
Khoá luận tốt nghiệp
Ngành Sư phạm kỹ thuật
2.1.4.3. Nguyên tắc phù hợp với đối tượng
Ngoài hai nguyên tắc trên, khi tiến hành sưu tầm và biên tập TL còn
phải quan tâm tới đối tượng phục vụ như: cấp học, lớp học, HS. HS ở mỗi cấp
học, mỗi lớp học lại có những đặc điểm về tâm sinh lý và khả năng tư duy,
lĩnh hội kiến thức khác nhau (18,tr 33). Chính vì vậy, nguyên tắc thứ ba cần
tuân theo là phù hợp với đối tượng.
2.1.4.4. Nguyên tắc đảm bảo tính thẩm mỹ
HS được tiếp xúc với các TL dưới dạng các PTTQ. Các TL được HS
đón nhận thông qua hai giác quan chính là thị giác và thính giác. Vì vậy khi
tiến hành sưu tầm và biên tập các TL cần phải đảm bảo tính thẩm mĩ, cụ thể:
-
Nếu TL là tranh ảnh phải sáng sủa, rõ nét, màu sắc hài hòa, trung thực.
-
Nếu TL là đoạn phim thì hình ảnh phải sinh động, âm thanh phải trung
thực, thể hiện rõ các hoạt động.Nếu TL là sơ đồ, bảng biểu, đoạn trích thì phải
đúng tỷ lệ và theo quy định về cách trình bày.
Bên cạnh đó, các TL còn phải tạo cho HS sự chú ý, hứng thú, kích thích
tư duy; đảm bảo cung cấp tối đa tri thức cho HS.
2.1.4.5. Nguyên tắc đảm bảo tính linh hoạt, hiệu quả và hữu dụng
Một TL có thể sử dụng trong nhiều khâu của quá trình DH, trong nhiều
nội dung của bài học. Chính vì thế nó phải có tinh linh hoạt, hiệu quả, hữu
dụng. Các TL phải được quản lý một cách phù hợp, thuận tiện để giáo viên có
thể dễ dàng tổ chúc các hoạt động học tập. Đây là nguyên tắc cuối cùng cần
thực hiện khi sưu tầm và biên tập TL.
Các nguyên tắc được trình bày ở trên có mối quan hệ chặt chẽ với
nhau; thống nhất, bổ sung cho nhau và tạo thành một hệ thống nguyên tắc chỉ
đạo cho quá trình sưu tầm và biên tập TL (18; tr 34)
21
Nguyễn Thị Vy - SPKT K50
21
Khoá luận tốt nghiệp
Ngành Sư phạm kỹ thuật
2.1.5. Quy trình sưu tầm và biên tập TLDH
Đã có nhiều tác giả nghiên cứu theo hướng sưu tầm và sử dụng TLDH.
Trong mỗi nghiên cứu, tác giả đã đề xuất và tiến hành sưu tầm theo quy trình
riêng . Khi tiến hành nghiên cứu, chúng tôi thấy rằng các quy trình sưu tầm có
sự khác nhau nhưng đều thống nhất ở các bước sau:
Bước 1: Xác định mục tiêu DH
Trong DH, để đạt được hiệu quả cao, biết được đích cuối cùng cần đạt
được sau mỗi bài học, công việc đầu tiên của người giáo viên là phải xác
định được mục tiêu của từng chương và từng bài cụ thể. Khi tiến hành sưu
tầm TL, các tác giả đã tiến hành xác định mục tiêu DH làm căn cứ để định
hướng sưu tầm.
Bước 2: Phân tích nội dung và đề xuất danh mục TL cần có
Theo nguyên tắc phù hợp nội dung, nội dung các TL phải phù hợp với
nội dung DH. Chính vì vậy, khi tiến hành sưu tầm TL, các tác giả đã tiến hành
phân tích nội dung bài dạy. Từ đó, các tác giả đã đề xuất danh mục các TL cần
có.
Bước 3: Sưu tầm TL
Các tác giả đã tiến hành sưu tầm TL từ nhiều nguồn khác nhau như:
sách báo, mạng Internet, các công trình nghiên cứu khoa học, các chương
trình trên truyền hình…
Bước 4: Biên tập TL
Để có thể sử dụng các tư liệu đã sưu tầm, các tác giả đã tiến hành biên
tập TL. Đối với từng loại TL, từng nguồn TL, các tác giả đã có các biện pháp
sử lý khác nhau.
Bước 5: Quản lý TLDH
Công tác quản lý TL tạo điều kiện cho việc sử dụng các TL được thuận
tiện. Các tác giả trước đã quản lý bằng phần mền MS. Frontpage, Word…
22
Nguyễn Thị Vy - SPKT K50
22
Khoá luận tốt nghiệp
Ngành Sư phạm kỹ thuật
2.1.6. Biện pháp sử dụng tư liệu dạy học
2.1.6.1. Sử dụng tư liệu để xây dựng câu hỏi
Câu hỏi có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình dạy và học. Khi
phân tích câu hỏi ở góc độ logic, Aristole cho rằng: “Câu hỏi là một mệnh đề
chứa cả cái đã biết và cái chưa biết”. Theo Từ điển giáo dục học, câu hỏi là
câu nói nêu lên vấn đề đòi hỏi phải suy nghĩ, cân nhắc rồi đưa ra câu trả lời
tương ứng (19; tr 40).
TRong quá trình dạy học,câu hỏi là một trong nững phương tiện trung
gian giữa GV và HS. Thông qua câu hỏi, GV có thể hình thành kiến thức,
củng cố, kiểm tra, đánh giá kiến thức của HS. HS sau khi tiếp nhận câu hỏi
của GV sẽ biết được nhiệm vụ, suy nghĩ và đưa ra đáp án trả lời.
2.1.6.2. Sử dụng TL để xây dựng phiếu học tập
Theo PGS. TS Đặng Thành Hưng: PHT là một trong những PTDH cụ
thể, đơn giản và có khả năng tương tích rất cao với tuyệt đại đa số người học
thuộc mọi lứa tuổi và trong mọi lứa tuổi học tập. Đó là văn bản bằng giấy
hoặc dạng giấy do GV tự làm, gồm một hoặc một số tờ, có vai trò học liệu
để bổ sung cho sách và tài liệu giáo khoa quy định, có chức năng hỗ trợ học
tập và giảng dạy vừa như công cụ hoạt động, vừa như điều kiện hoạt động
của người học và người dạy, mà trước hết như một nguồn thông tin học tập”.
(19; tr 30)
PHT có thể được sử dụng trong các khâu của quá trình DH như: hình
thành kiến thức mới, củng cố kiến thức…
Kết luận: Ngoài hai biện pháp tiêu biểu trên GV còn có thể sử dụng Tl
để ra bài tập, tạo các tình huống có vấn đề… Bên cạnh đó, để có thể có các
biện pháp sử dụng TL hợp lý, GV cần tiến hành nghiên cứu kỹ SGK, nội dung
thông tin của TL, điều kiện cơ sở vật chất.
2.1.7. Giới thiệu chung phần mền tin học Microsoft Frontpage
Microsoft Frontpage 2003 (MS Frontpage) nằm trong bộ MS Office
23
Nguyễn Thị Vy - SPKT K50
23
Khoá luận tốt nghiệp
Ngành Sư phạm kỹ thuật
2003 là một phần mền ứng dụng dung để thiết kế Website đang được nhiều
người quan tâm, sử dụng do có nhiều tính năng để tạo ra một trang Web
nhanh chóng và hiệu quả. Với giao diện của một hệ soạn thảo văn bản, người
sử dụng có thể dễ dàng thiết kế cho mình các Website bằng MS Frontpage với
các mục đích khác nhau. Chính khả năng tạo Website của MS Frontpage đã
tạo cho phần mền này một đặc tính quan trọng đó là quản lý và liên kết không
hạn chế các tập tin mốt cách có cấu trúc chặt chẽ. Vì vậy trong Giáo dục,
người ta thường sử dụng MS Frontpage để quản lý cơ sở dữ liệu ở dạng
chương trình chạy độc lập.
MS Frontpage là một phần mềm thuộc bộ MS Office nên chia sẻ nhiều
tính năng của MS Word và MS Excel, chẳng hạn như sử dụng chung thư viện
ClipArt, kiểm tra lỗi chính tả và tạo bảng một cách dễ dàng. Ngoài ra,
Frontpage cũng quản lý các siêu liên kết được tạo ra trong văn bản của MS
Office 2003.
Dựa trên các ưu điểm đó của MS Frontpage, chúng tôi đã lựa chọn
phần mềm, này để xây dựng và quản lý TLHTDH chương 1 - Trồng trọt, lâm
nghiệp đại cương, CN 10 – THPT.
2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
2.2.1. Đặc điểm, nội dung chương 1 môn Công Nghệ 10 – THPT
Nội dung SGK CN 10 bao gồm 4 phần kiến thức lớn. Đó là:
- Phần I – Nông, lâm, ngư nghiệp
- Phần II – Tạo lập doanh nghiệp
Chương 1 - Trồng trọt, lâm nghiệp đại cương có nội dung kiến thức
thuộc phần I – Nông, lâm, ngư nghiệp.
Chương 1 gồm có 20 bài (13 bài lý thuyết, 6 bài thực hành) với 4 nội
dung chính:
- Giống cây trồng trong sản xuất nông, lâm nghiệp
24
Nguyễn Thị Vy - SPKT K50
24
Khoá luận tốt nghiệp
Ngành Sư phạm kỹ thuật
- Sử dụng và bảo vệ đát trồng nông, lâm nghiệp
- Sử dụng và sản xuất phân bón
- Bảo vệ cây trồng
Cụ thể, nội dung của chương 1 như sau:
Bài
Tên bài
Nội dung cơ bản
Số
tiết
Khảo nghiệm giống cây I. Mục đích, ý nghĩa của công tác khảo 1 tiết
2
trồng
nghiệm giống cây trồng
II. Các loại thí nghiệm khảo nghiệm
giống cây trồng
1. Thí nghiệm so sánh giống
2. Thí nghiệm kiểm tra kỹ thuật
3. Thí nghiệm sản xuất quảng cáo
3+4
Sản xuất giống cây trồng Mục đích của công tác sản xuất giống cây 2 tiết
trồng
Hệ thống sản xuất giống cây trồng
III- Quy trình sản xuất giống cây trồng
1. Sản xuất giống cây trồng nông nghiệp
2. Sản xuất giống cây rừng
5
Thực hành: Xác định sức I- Chuẩn bị
1 tiết
6
sống của hạt
II- Quy trình thực hành
Ứng dụng công nghệ Khái niệm về phương pháp nuôi cấy mô tế 1 tiết
nuôi cấy mô tế bào trong bào
nhân giống cây trồng Cơ sở khoa học của phương pháp nuôi cấy
Nông, lâm nghiệp
mô tế bào
Quy trình công nghệ nhân giống bằng
nuôi cấy mô tế bào
1. Ý nghĩa
2. Quy trình công nghệ nhân giống bằng
7
nuôi cấy mô tế bào
Một số tính chất của đất Keo đất và khả năng hấp phụ của đất
trồng
25
Nguyễn Thị Vy - SPKT K50
1 tiết
1. Keo đất
25