Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

Phát triên thị trường lao động tại hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (400.26 KB, 60 trang )

Phát
triển
thị thị
trường
laolao
động
tại tại
HàHà
Nội.
Phát
triên
trường
động
Nội.
người công nhận. Sức lao động đã
dần
Lời
mởđược
đầucoi là hàng hóa, điều đó thế hiện
qua việc công nhận quyền tự do tìm việc của người lao động và quyền tự do
thuê mướn
lao động
của người
lao động.
1. Tính
cấp thiết
của đềsửtàidụng
nghiên
cứu
Thực
tế


những
năm
gần
đây,
thị
trường
laokinh
độngtếcòn
tại rất
Trong khoảng hơn 20 năm phát triến nền
thị tồn
trường
củanhiều
Việt
những
yếu
kém,
ngoài
tác
động
của
việc
tăng
nhanh
dân
số

hậu
quả
của

Nam, việc phát triển thị trường lao động chưa được quan tâm xứng đáng.
việc
và kinh
định tếhướng
làm -trong
chúngphát
nhân
dânnền
cònkinh
nhiều
Theogiáo
quandục
điểm
chínhviệc
trị Mác
Lêninquần
thì muốn
triển
tế
sai
lầm
khiến
cho
thị
trường
lao
động
gặp
nhiều
khó

khăn
trong
quá
trình
phát
thị trường thì cần phải phát triển các loại thị trường như: thị trường vốn, thị
triển
vàkhoa
hoànhọc
thiện.
Vì nghệ...
vậy thấtvànghiệp
và việc
luôn
là mối
quan
trường
công
thị trường
laolàm
động.
Như
vậy có
thểtâm
nóicủa
thị
các
nhàlao
hoạch
định

chínhyếu
sách
cả nhân
động.
Sau trọng
một thời
gian
trường
động
là một
tố và
cấucủa
thành
và làdân
mộtlao
yếu
tố quan
đế phát
dài
tăngtếnhanh,
hiện nay
ta đang
đốixây
mặtdựng
với vần
thừa
triếndân
nềnsổkinh
thị trường.
Tuy chúng

nhiên trên
con phải
đường
nền đề
kinh
tế
lao
động.
Tuy
nhiên
lại

hiện
tượng
thiếu
hụt
lao
động

một
số
ngành
thị trường ở Việt Nam nói chung và ở Hà Nội nói riêng thì thị trường lao
nghề.
Không
chỉ có
vậy tố
màcấu
chất
lượng

cũng
một
rấttuy
đáng
động với
tư cách
là yếu
thành
củalao
thịđộng
trường
cáclàyếu
tố vấn
sản đề
xuất
đã
quan
tâm.
có nhiều thành tựu nhưng nhìn chung chưa đạt hiệu quả cao do những thành
Do tính
thiết
của
quyết
việclao
làmđộng
cho sau
thành
phố
Hàgian
Nộidài

nênthực
tác
kiến mang
tínhcấp
nhận
thức
vềgiải
hàng
hóa sức
một
thời
giả
đề tài:tế “Phát
trìếnhóa
thịtập
trường
động
Hàcấp.
NỘF
làmcoi
đềsức
tài
hiệnđãcơchọn
chế kinh
kế hoạch
trunglao
quan
liêu,tạibao
Việc
nghiên

cứu
nghiệp
của chưa
mình.thực sự được thông suốt trong quần
lao động
là khóa
hàng luận
hóa tốt
đế mua
- bán
chúng nhân dân và cả trong mọt bộ phận lãnh đạo. Nhà nước vẫn có những
2. nhất
Tìnhđịnh
hìnhgây
nghiên
tác động
ảnh cứu.
hưởng đến việc phân bổ lao động. Vì vậy, trong
Phátthời
triến
thị dài
trường
vấncủa
đề chúng
không tamới,
từ lâu
đã ánh
thu
suốt một
gian

việc lao
sử động
dụng là
laomột
động
không
phản
hút
sự về
quan
rộng
rãicầu
củalaocác
nhà nghiên cứu liên quan đến đề tài
đúngđược
sự thật
cântâm
bằng
cung
động.
này. Các
côngvào
trình
bốngười
như: quan niệm rằng chỉ làm việc trong các
Thêm
đó được
có rấtcông
nhiều
Nolwen

Henaff,
Jean
Yvesthuộc
Martin,
Laophần
độngkinh
việctếlàm
cơ quan
Nhà nước
và các
cơ-quan
thành
tập và
thểnguồn
thì mớinhân
coi
lực
Việt
Nam
15Vì
năm
mới,suốt
NXBmột
Thếthời
giới,gian
2004.
là có
việc
làm.
vậyđổitrong

dài thị trường lao động phi
TS. bị
Nguyễn
Thị Thơm:
độngchỗ
Việt
thựcđộng
trạng

Nhà nước
đóng băng,
chỗ thìThị
quátrường
thừa laolaođộng,
lạiNam:
thiếu lao
trầm
giải
pháp,
NXB
trị Quốc
gia,công
năm bằng...
2006. làm ảnh hưởng to lớn đối với
trọng,
người
lao Chính
động không
được
TSKH.

Phạmlao
Đức
Chính:
trường
động:
sở Loan,
lý luận
và thực
nền kinh
tế. Người
động
đi laoThị
động
ở cáclao
nước
nhưcơĐài
Singgapo,
tiễn
Nam,
Chính bóc
trị Quốc
gia,lao
nămđộng,
2005.đánh đập là một vấn đề
Hồngở Việt
Kông,
HànNXB
Quốc...bị
lột sức
TS. và

Nguyễn
Hữu Dũng: Thị trường lao động và định hướng nghề cho
nhức nhối
nan giải.
thanh niên,
NXB Lao
động
hội,gần
nămđây,
2005.
Tuy nhiên,
trong
vàixã
năm
trước tình hình kinh tế - chính trị
Thực
trạng
laocó
động
việc
làmchuyển
ở Việt biến
Nam,tích
NXB
độngphát
xã hội,
trong và
ngoài
nước
nhiều

biến
cựcLao
thì việc
triểnnăm
thị
2001.
trường lao động ở nước ta nói chung và ở Hà Nội nói riêng đã và đang là mối
quan tâm của Đảng, Nhà nước và quần chúng nhân dân lao động. Thị trường
lao động
không
chỉ tồnvụ
tạinghiên
trên giấy
tờ nữa mà đã được tất cả mọi
3. bây
Mụcgiờ
đích
và nhiệm
cún.
Đào Thị Thanh Phương

KTCT-K24


Phát triển thị trường lao động tại Hà Nội.
và phẩm chất xây dựng ngày càng hoàn thiện hơn thị trường lao động ở Hà
Nội nói riêng và ở Việt Nam nói chung.
Đe đạt được mục đích nghiên cứu đó đề tài luận văn tập trung giải
quyết các nhiệm vụ sau đây:
Cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển thị trường lao động.

Đánh giá thực trạng phát triển thị trường lao động ở thành phố Hà Nội
thời gian qua.
Đe ra phương hướng và giải pháp nhằm phát triển thị trường lao động
tại Hà Nội tới năm 2015.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Trong khuôn khổ một đề tài khóa luận tốt nghiệp đại học, em nghiên
cứu vấn đề phát triển thị trường lao động ở phạm vi thành phố Hà Nội từ năm
2001 đến năm 2007 và đề ra giải pháp phát triển đến năm 2015.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.
* Cơ sở lý luận.
Đe tài nghiên cún dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin , tư
tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng, Nhà nước, các nghị quyết,
chủ trương, chính sách của Đảng bộ thành phố hà Nội về những vấn đề phát
triển nguồn lao động. Ke thừa, tiếp thu có chọn lọc tư tưởng, quan niệm của
các nhà khoa, các tác giả đi trước về vấn đề trên.
* Phương pháp nghiên cứu.
Đe tài nghiên cứu sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy
vật lịch sử, phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê tính toán kết hợp với
phương pháp tổng kết thực tiễn nhằm rút ra những kết luận hữu ích góp phần
làm sáng tỏ vấn đề cần nghiên cúu. Các kết luận đều được khảo nghiệm trên
cả hai phương diện lý uận và thực tiễn.
6. Kết cấu đề tài.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn kết cấu thành 3 chương:
Đào Thị Thanh Phương

KTCT-K24


Phát triển thị trường lao động tại Hà Nội.
CHƯƠNG I

KHÁI QUÁT VÈ THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG
1.1. Thị trưòng lao động và các nhân tố ảnh hưỏng đến thị trưòng lao
động.
1.1.1. Bản chất và đặc điểm của thị trưòng lao động.
1.1.1.1. Khái niệm thị trường lao động.
Thị trường lao động là phạm trù kinh tế - xã hội, bao gồm một CO' chế xã
hội tiến triển riêng biệt thực hiện đồng bộ những quan hệ lao động xã hội
xác định và thúc đấy việc xác lập và tuân theo cân bằng quyền lợi giữa người
lao động, chủ doanh nghiệp và Nhà nước. Thị trường lao động là một thành
phần cấu thành phức tạp và không thể tách rời của nền kinh tế thị trường. Tuy
nhiên, hiện đang còn có nhiều cách hiều khác nhau về bản chất của thị trường
lao động. Dưới đây là một số cách tiếp cận cơ bản:
Theo Adam Smith: “ thị trường lao động là không gian trao đôi dịch vụ
lao động giữa một bên là người mua dịch vụ lao dộng với một bên là người
bán dịch vụ lao động”. Như vậy theo định nghĩa này thì đối tượng đế trao đối
trên thị trường chính là dịch vụ lao động.
Theo David Berg: “ thị trường là tập họp những sự thỏa thuận, trong đó
người mua và người bản trao đôi với nhau loại hàng hóa và dịch vụ nào đỏ ”.
Như vậy, theo ông thị trường không bó hẹp bởi một không gian nhất định mà
bất cứ đâu có sự trao đối thỏa thuận mua bán hàng hóa thì ở đó có thị trường.
Thị trường lao động là sự thỏa thuận trao đối hàng hóa sức lao động
giữa một bên là những người sở hữu sức lao động và một bên là những người
cần thuê sức lao động đó.
Theo Mác: “ Lao động chỉ xuất hiện sau khi tiến hành mua - bản sức
lao
động trên thị trường thông qua hoạt động mua - bản sức lao động”. Như vậy
cái mà người ta mua - bán là sức lao động chứ không phải là lao động. Những

Đào Thị Thanh Phương


KTCT-K24


Phát triển thị trường lao động tại Hà Nội.
trình đê xác định mức độ có việc làm của lao động, cũng như mức độ tiền
công
Theo quan điểm của Đảng đề ra trong đại hội Đảng IX thì: Thị trường
lao động là nơi mua bản các dịch vụ của người lao động, về thực chất là mua
bủn sức lao động trong một phạm vi nhất định.
Như vậy, có rất nhiều các quan niệm khác nhau về thị trường lao động
và trong khóa luận này thị trường lao động được hiểu là: “ thị trường lao
động là môi trường thực hiện các quan hệ mua - bán sức lao động thông qua
các hình thức thỏa thuận về tiền công và điều kiện lao động”.
Lao động là phạm trù trừu tượng không thể cân, đo, đếm được . Vì vậy,
không thế là hàng hóa trên thị trường sức lao động. Thị trường lao động khác
thị trường hàng hóa. về bản chất, thị trường lao động là thị trường sức lao
động trong những điều kiện lao động và quan hệ lao động cụ thế. Thị trường
lao động được cấu thành bởi ba bộ phận: cung, cầu và giá cả sức lao động.
Cung về sức lao động là tổng nguồn sức lao động do người lao động tự
nguyện đem ra tham dự vào quá trình tái sản xuất xã hội. Từ khía cạnh thực
tiễn, cung về sức lao động được hiểu là cung về lao động, và được tính bằng
khối lượng người lao động ( số lượng, chất lượng và cơ cấu của lực lượng lao
động ) tham gia vào thị trường lao động trong một thời gian nhất định.
Cung lao động bao gồm cung tiềm năng, cung thực tế và cung hiệu
dụng
về lao động.
Cung tiềm năng về lao động: bao gồm tất cả những người từ đủ 15 tuối
trở lên đang làm việc và những người thất nghiệp, những người trong độ tuối
lao động, có khả năng lao động, những người đang đi học, những người làm
nội trợ hoặc không có nhu cầu lao động và tình trạng khác.

Cung thực tế về lao động: bao gồm cả những người từ đủ 15 tuổi trở lên
đang làm việc và những người thất nghiệp. Cung thực tế về lao động chính là
lực lượng lao động xã hội hay dân số hoạt động kinh tế.
Cung hiệu dụng về lao động là những người đang làm thuê hoặc đang đi
tìm việc làm thuê.
Cầu sức lao động là nhu cầu về sức lao động của một quốc gia, một địa
phương, một ngành, một doanh nghiệp... trong một khoảng thời gian nhất
Đào Thị Thanh Phương

KTCT-K24


Phát triển thị trường lao động tại Hà Nội.
định. Nhu cầu này thế hiện qua khả năng nguời thuê mướn lao động trên thị
trường lao động gồm: số chỗ làm việc đang có và sẽ có. Trên thực tế, cầu về
sức lao động được hiểu là cầu về lao động.
Cầu lao động bao gồm: cầu tiềm năng, cầu thực tế và cầu hiệu dụng về
lao động.
Cầu tiềm năng về lao động: là số lao động tương ứng với tống số việc
làm có được, sau khi đã tính đến các yếu tố ảnh hưởng đến tạo việc làm trong
tương lai như: von, đất, tư liệu sản xuất, công nghệ...
Cầu thực tế về lao động: là nhu cầu thực tế cần sử dụng lao động tại một
thời điểm nhất định, bao gồm cả chỗ việc làm đã được lấp đầy và chỗ làm
việc trống.
Cầu hiệu dụng về lao động là số chỗ làm việc trống đang có nhu cầu
thuê mướn lao động.
Giá cả sức lao động, về bản chất là biếu hiện bằng tiền của giá trị hàng
hóa sức lao động. Giá trị hàng hóa sức lao động là do giá trị tư liệu sinh hoạt
mà sức lao động cần đế sản xuất, duy trì và phát triến quy định, số tiền chi trả
cho những tư liệu sinh hoạt ấy tạo thành giá cả hàng hóa sức lao động.

Giá cả hàng hóa sức lao động thể hiện dưới dạng tiền công, tiền lương
cũng chịu tác động của quy luật cung cầu, ngoài ra còn chịu ảnh hưởng của
nhiều yếu tố khác biệt như: năng suất lao động, trình độ của người lao động
và điều kiện làm việc.
Tiền công, tiền lương, trình độ của người lao động, điều kiện làm việc
được xác lập trong họp đồng lao động được ký kết giữa hai bên: người lao
động và người sử dụng lao động. Những yếu tố đó được xác lập nhờ các cơ
chế tương tác của quan hệ lao động, là cơ chế hai bên ( người lao động và
người sử dụng lao động ); và cơ chế ba bên ( người lao động, người sử dụng
lao động và Chính phủ ).
1.1.1.2. Nhận thửc về thị trưòng lao động ỏ’ Việt Nam.
a. Trước đổi mói:

Đào Thị Thanh Phương

KTCT-K24


Phát triển thị trường lao động tại Hà Nội.
mua, bán, trao đối trên thị trường và do đó không có thị trường lao động theo
đúng nghĩa của nó.
Trong khu vục kinh tế Nhà nước, quan hệ lao động tồn tại dưới hình
thức chủ yếu là quan hệ trực tiếp giữa Nhà nước và người lao động. Nhà nước
tuyển lao động theo chế độ biến chế suốt đời. Các yếu tố cơ bản của sự trao
đối lao động như quan hệ cung cầu và giá cả lao động không phải là quan hệ
thị trường mà là quan hệ mệnh lệnh hành chính. Các mối quan hệ này không
dựa trên nguyên tắc thị trường mà hoàn toàn bị chi phối bởi các mệnh lệnh
hành chính. Tiền lương, tiền công không được coi là giá cả sức lao động. Nhà
nước trực tiếp trả lương và các chế độ khác cho người lao động tùy thuộc vào
khả năng ngân sách Nhà nước. Nhà nước thực hiện chính sách “ mọi người

đều có việc làm” với mức tiền lương thấp dựa trên nguyên tắc phân phối bình
quân. Vấn đề thất nghiệp không đặt ra, nhung thiếu việc làm trong toàn bộ hệ
thống kinh tế - xã hội là phổ biến.
Sự di chuyển lao động giữa các vùng, các ngành hoàn toàn do Nhà
nước định đoạt. Việc di chuyến lao động gắn liền với thủ tục hành chính, chế
độ hộ tịch, hộ khẩu hết sức phức tạp. Luồng di chuyển giữa các vùng nông
thôn cũng như từ nông thôn ra thành thị cũng hoàn oàn bị phụ thuộc vào
chương trình, kế hoạch của Nhà nước. Sự di chuyển lao động từ trong nước ra
nước ngoài chỉ diễn ra trong khuôn khố các hiệp định hay nghị định thư mà
Chính Phủ ký với nước ngoài, chủ yếu là các nước trong khối SEV.
Các quan hệ lao động trong thời kỳ này chịu tác động của cơ chế kinh
tế kế hoạch tập trung, do đó đã hạn chế nghiêm trọng đối với sự phân bố
nguồn lực lao động. Yeu tố quan trọng nhất của xã hội đã không được phát
huy một cách đầy đủ.
b. Sau đổi mói ( từ 1986 đến nay ).
Chính sách giao đất cho các hộ nông dân theo Nghị quyết 10 của Bộ
Chính trị năm 1988 đã thực sự giải phóng lực lượng sản xuất trong nông
nghiệp, mở ra một thời kỳ mới trong sự phân bố và sử dụng lao động hợp lý
hơn trong khu vực nông nghiệp nông thôn. Các chính sách cải cách trong lĩnh
vực công nghiệp, thương mại trong những năm 80 và đầu những năm 90 của
Đào Thị Thanh Phương

KTCT-K24


Phát triên thị trường lao động tại Hà Nội.
chế... đã làm giảm lao động trong khu vực Nhà nước, hình thành một lực
lượng lao động mới trên thị trường. Từ đầu những năm 90, khu vực kinh tế tư
nhân được khuyến khích và phát triển, số lượng các doanh nghiệp thuộc khu
vực kinh tế tư nhân đã tăng lên nhanh chóng. Một bộ phận lớn lao động được

thu hút vào khu vực kinh tế năng động này. Đây là một yếu tố cơ bản thúc đẩy
sự hình thành và phát triển thị trường lao động ở nước ta. Lần đầu tiên nghị
quyết hội nghị Trung ương 6 khóa VI đã đưa ra thuật ngữ: “ thị trường lao
động”.
Các chính sách đổi mới kinh tế theo hướng thị trường từ cuối những
năm 80 đã làm xuất hiện một cấu trúc mới trên thị trường lao động. Từ đây
các yếu tố của thị trường lao động bắt đầu được tạo lập theo cơ chế thị trường.
Từ đầu những năm 90, một loạt các chính sách mới đâ tạo môi trường thế chế
thúc đấy hình thành thị trường lao động ở nước ta.
Hiến pháp năm 1992 đã thừa nhận sự tồn tại của thị trường lao động,
khắng định rõ quyền của công dân trong việc lựa chọn hình thức và nơi làm
việc họp pháp. Nhà nước thừa nhận lao động là loại hàng hóa đặc biệt được
trao đối trên thị trường. Cải cách tiền lương năm 1993 xác định các yếu tố thị
trường là cơ sở của giá cả lao động, từng bước tiền tệ hóa tiền lương.
Sự ra đời của Bộ luật lao động năm 1995 là mốc quan trọng để thúc đẩy
sự phát triển của thị trường lao động: “ Người ỉao động có quyền làm việc cho
bất kỳ chủ doanh nghiệp nào ở bất kỳ đâu nếu không bị pháp luật cam và chủ
doanh nghiệp có quyền thuê mưón bất kỳ người lao động nào thông qua đàm
phán trực tiếp hoặc thông qua các trung tâm việc làm, và có quyền gia tăng
hoặc cắt giảm sổ lượng công nhân phù hợp với đỏi hỏi của hoạt dộng kinh
doanh phù họp với luật pháp
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII Đảng ta khang định:
“ Chăm lo giải quyết việc làm cho người lao động đi đôi với việc tăng cưỏng
vai trò của Nhà nước trong tô chức quản lỷ và hướng dân việc sử dụng, thuê
mướn lao dộng. Cụ thế hóa và thực hiện quy định trong Bộ Luật lao dộng,
bảo đảm quyên của người lao động tự do tìm việc làm. Thực hiện rộng rãi chê
độ hợp dòng lao dộng và trả lương theo hợp dồng kỷ kết giữa người lao động
và người sử dụng lao động ”.
Đào Thị Thanh Phương


KTCT-K24


Phát triển thị trường lao động tại Hà Nội.
Văn kiện Đại hội đại biếu toàn quốc lần thứ IX Đảng ta khang định:
Tiếp tục hoàn thiện khung pháp luật và chính sách nham mở rộng thị
trường lao động, tạo cơ hội bình đăng và tiếp cận trực tiếp về đào tạo và việc
làm cho mỗi công dân, khuyến khích người lao động học tạp, đào tạo và tự
kiếm việc làm. Bảo đảm sự dịch chuyên linh hoạt của người lao dộng trong
khu vực kinh tế Nhà nước. Khuyến khích mọi thành phần kỉnh tế tham gia đào
tạo nghề, hoạt động dịch vụ giới thiệu việc làm và xuất khâu lao động. Có
chỉnh sách thích họp thu hút nhân tài và lao động có trình đọ chuyên môn cao
ở trong nước và ngoài nước ”.
Đen Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X Đảng ta khang định:
" Hoàn thiện hệ thong pháp luật, tạo môi trường thông suốt đế phát triến thị
trường lao động, gan kết cung - cầu lao dộng. Đa dạng hóa các hình thức
giao dịch việc làm, bảo đảm quyền của người lao động lựa chọn chỏ làm việc.
Thực hiện rộng rãi chế độ hợp dồng lao dộng; đảm bảo quyền lợi hợp pháp
của cả người lao dộng và người sử dụng lao động; thực hiện chế độ bảo hiếm
và trợ cấp thất nghiệp. Tăng cưòng hệ thong thông tin, thong kê thị trường
lao dộng. Đay mạnh xuất khâu lao động và tăng cường quản lý Nhà nước doi
với hoạt động này ”.
Từ nhận thức về thị trường lao động, có the thấy rằng quan điểm của
Đảng ta về thị trường lao động theo định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với
quá trình đối mới tư duy kinh tế và chuyến sang nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa như sau:
Thị trường lao động theo định hướng xã hội chủ nghĩa là một thị trường
quan trọng của nền kinh tế đa hình thức sở hữu, đa thành phần kinh tế, sản
xuất lớn, mở cửa và hội nhập.
Cơ chế hoạt động của thị trường lao động tuân thủ theo các quy luật

khách quan: quy luật cung - cầu, quy luật giá trị..., đảm bảo các giao dịch
trên thị trường lao động lành mạnh, hiệu quả.
Nhà nước thực hiện chức năng thế chế hóa, tố chức và bà đỡ, kiểm soát
và điều tiết thị trường lao động.
Thị trường lao động hoạt động theo quy luật khách quan, đồng thời
cũng
thúc đấy mối quan hệ giữa các chủ thế trong quan hệ lao động theo hướng tạo
Đào Thị Thanh Phương

KTCT-K24


Phát triển thị trường lao động tại Hà Nội.
dựng quan hệ hợp tác, hài hòa, đồng thuận đảm bảo ốn định kinh tế, chính trị,
xã hội.
Như vậy, nhận thức này tạo điều kiện cho việc phát huy nguồn vốn quý
nhất của đất nước là lao động, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, chủ động hội
nhập, tham gia vào thị trường lao động khu vực và quốc tế.
1.1.1.3. Đặc điếm của thị trường lao động.
Do tính chất đặc biệt của hàng hóa sức lao động và những đặc điểm
riêng của lao động trên thị trường lao động, nên thị trường lao động có những
đặc điểm sau:
Thứ nhất, hàng hóa trao đoi trên thị trường lao động là loại hàng hóa
đặc biệt.
Hàng hóa trao đối trên thị trường là những hàng hóa sức lao động.
Khác
với tất cả những hàng hóa thông thường khác, đây là loại hàng hóa đặc biệt vì:
về mặt giả trị:
Trong khi giá trị của hàng hóa thông thường được tính bằng thời gian
lao động xã hội cần thiết đế sản xuất ra nó, thì giá trị của hàng hóa sức lao

động lại được tính bằng thời gian lao động xã hội cần thiết đế duy trì và phát
triển nó. Cụ thể nó được tính bằng: giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết cho người
lao động và gia đình họ; chi phí đào tạo đế người lao động có một nghề nhất
định.
Trong khi giá trị hàng hóa thông thường sẽ giảm dần cùng với quá trình
sử dụng hàng hóa đó, thì giá trị của hàng hóa sức lao động lại tăng dần cùng
với quá trình sử dụng nó vì theo thời gian, trình độ thành thạo tay nghề của
người lao động càng được nâng lên và nhu cầu sinh hoạt, chi tiêu cần thiết
cho người lao động và gia đình họ cũng ngày càng cao.
về mặt giả trị sử dụng:
Với hàng hóa thông thường, giá trị sử dụng sẽ giảm dần cùng với quá
trình sử dụng và mất đi. Còn đối với hàng hóa sức lao động thì ngược lại và
đặc biệt, là khi sử dụng hàng hóa sức lao động, nó sẽ tạo ra một giá trị lớn hơn

Đào Thị Thanh Phương

KTCT-K24


Phát triển thị trường lao động tại Hà Nội.
Hàng hóa sức lao động luôn gắn chặt với chủ thế mang nó, không thế
tách rời được. Xét về cả mặt số lượng và chất lượng, hàng hóa sức lao động
phụ thuộc vào 2 quá trình: sinh đẻ và nuôi dạy, đào tạo. Hai quá trình này vừa
chịu sự chi phối của nhân tố sinh học, vừa chịu sự chi phổi của nhân tố kinh
tế, tâm lý, xã hội.
Hàng hóa sức lao động dù đã được trao đối hay chưa thì nó cũng đòi
hỏi phải cung cấp những điều kiện vật chất và tinh thần nhất định đế tồn tại và
phát triển.
Mỗi người lao động đều có những đặc điếm riêng biệt về khả năng,
trình độ chuyên môn kỹ thuật, học vấn, thế lực, nguồn gốc, động lực, nhu

cầu...
Thứ hai là, cung của thị trường lao động có nhiều điềm khác biệt so
với
cung của các loại thị trường khác:
Cung của các loại thị trường khác gắn liền với sản xuất còn cung của
thị trường lao động chịu sự chi phối trực tiếp của yếu tố dân số và không thể
vượt khỏi giới hạn này. Thông thường quy mô dân số lớn thì cung lao động sẽ
cao, tốc độ tăng dân số cao và cơ cấu dân số trẻ thì cung lao động trong tương
lai sẽ tăng.
Trong khi sổ lượng cung lao động của các loại thị trường khác có thế
tăng, giảm nhanh chóng, đột ngột thì cung của thị trường lao động lại không
thế, vì nó phụ thuộc vào sự sinh đẻ của con người và quá trình nuôi dạy, đào
tạo lại người lao động.
Neu cơ cấu cung của thị trường khác dễ dàng thay đối và thay đối
nhanh chóng thì cơ cấu cung của thị trường lao động thì không dễ dàng thay
đối và phải có thời gian.
Thứ ba là, giá cả của hàng hỏa sức lao động tương đổi ôn định và ít có
khả năng phản ứng linh hoạt trước sự biến động của cung - cầu trên thị
trường như các hàng hóa thông thường.
về lý thuyết, giá cả sức lao động do cung - cầu trên thị trường quyết
định như bất kỳ một loại hàng hóa nào khác. Khi tiền công cao thì mức cung
cao, trong khi đó thì mức cầu lại giảm và thị trường lao động sẽ cân bằng khi
cung - cầu gặp nhau. Tuy nhiên, trong thực tế thị trường lao động không bao
Đào Thị Thanh Phương

KTCT-K24


Phát triển thị trường lao động tại Hà Nội.
giờ hoàn hảo. Tiền công thường ít thay đối dù mức cầu giảm hay mức cung

tăng và chính vì thế luôn luôn tồn tại hiện tượng thất nghiệp. Tính cạnh tranh
không hoàn hảo của thị trường lao động có nguồn gốc từ sự độc quyền cả ở
phía người bán lẫn người mua. về phía người bán sự độc quyền xảy ra khi
sức lao động khan hiếm. Còn sự độc quyền của người mua thế hiện rất rõ khi
cung lao động dư thừa. Tính cạnh tranh không hoàn hảo của thị trường lao
động còn thể hiện ít nhiều ở tính cá biệt là nó không thể đem ra mua - bán
theo phương thức đấu giá ở các sở giao dịch như các hàng hóa thông thường
khác. Mặt khác việc thuê mướn lao động thường là dài hạn nên tiền công
tương đối ổn định và ít có khả năng phản ứng linh hoạt trước sự biến động
của cung - cầu trên thị trường như các hàng hóa khác.
Tóm lại, những đặc điểm trên của thị trường lao động đòi hỏi Nhà
nước phải có sự quản lý đặc biệt đối với loại thị trường này. Bởi lẽ nó không
đơn thuần là vấn đề kinh tế và vẫn là vấn đề chính trị, xã hội, con người.
1.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường lao động.
1.1.2.1. Nhân tố ảnh hưỏng đến cung lao động.
Thứ nhất là nhóm nhân tổ về nhân khâu.
Cung lao động phụ thuộc vào tốc độ tăng dân số (tự nhiên và cơ học )
và tỷ lệ tham gia lực lượng lao động. Do vậy những thay đổi về dân số như:
sinh đẻ, tử vong, di cư sau khoảng thời gian nhất định sẽ làm thay đối quy mô
nguồn lao động, cơ cấu dân số theo độ tuối, giới tính, phân bố dân số theo độ
tuối lao động, theo vùng địa lý. Trong đó tỷ suất sinh có tác động đến quy mô
nguồn lao động sau 15 năm, tỷ suất chết có thế tác động ngay đến nguồn lao
động.
Tố độ tăng dân số cao sẽ làm giảm chất lượng cung lao động do xuất
đầu tư phát triển cho một người ( giáo dục, đào tạo, y tế ) giảm.
Một nhân tố cũng rất quan trọng trong nhóm nhân tố nhân khấu ảnh
hưởng đến cung lao động là di dân.
Di dân được coi là dòng dân cư di chuyển, thay đổi chỗ ở và phân bố
trong vùng lãnh thố hoặc ra ngoài biên giới quốc gia. Nó đóng vai trò quan
Đào Thị Thanh Phương


KTCT-K24


Phát triển thị trường lao động tại Hà Nội.
Đối với nhiều nước, di cư ra nước ngoài nhằm tìm kiếm việc làm có tác
dụng làm giảm thất nghiệp, có nghĩa là giảm nguồn cung lao động trong
nước. Đối với những nước luôn có nguồn cung lao động cao hơn cầu như ở
Việt Nam, thì đưa lao động ra nước ngoài làm việc là giải pháp tối ưu cả trước
mắt và lâu dài.
Lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có quy mô nhở vì thị
trường lao động ở đây vẫn kém phát triển, nguồn lao động tại chỗ dồi dào, giá
cả sức lao động rất thấp nên không khuyến khích các nhà sản xuất sử dụng lao
động là người nước ngoài. Tuy nhiên, việc di chuyển của lao động nước ngoài
làm việc tại Việt Nam đã góp phần tăng hiệu quả chuyến giao công nghệ
ngoại nhập, đảm bảo chất lượng các công trình kinh tế, góp phần đào tạo
nguồn nhân lực và tăng cường mối liên kết với thị trường lao động khu vục
và quốc tế.
Ngày nay, Việt Nam là một nước xuất khẩu lực lượng lao động lớn
trong khu vực cũng như trên thế giới. Đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài
là một trong những chủ trương lớn của Việt Nam nhằm giải quyết vấn đề lao
động - việc làm, tăng thu nhập cho đất nước và người lao động.
Thứ hai là nhóm nhân tố về kinh tế.
Tiền công, tiền lương: tiền công thực tế cao sẽ hấp dẫn người dân tham
gia vào thị trường lao động làm tăng cung lao động. Khi giá cả lao động tăng
cao, thời gian làm việc trung bình của một người lao động trong tuần giảm.
Giá cả sinh hoạt cũng ảnh hưởng đến cung lao động, giá cả sinh hoạt nói
chung càng cao thì tỷ lệ người tham gia vào thị trường lao động càng lớn.
Điều kiện làm việc tốt, phương tiện giao thông liên lạc thuận tiện, thời
gian làm việc linh hoạt sẽ lôi kéo lao động tham gia nhiều hơn vào thị trường

lao động.
Thứ ba là các nhân tổ văn hóa - xã hội
Hệ thống giáo dục, đào tạo và dạy nghề tốt với giá cả thấp sẽ giúp người
lao động có khả năng tham gia thị trường lao động hơn.
Tình trạng phân biệt, đối xử với lao động nữ, giá cả và sự phô biến các
dịch vụ nội trợ ảnh hưởng mạnh đến cung lao động nữ. Mức lương, điều kiện
học tập và sự thăng tiến của phụ nữ càng cao thì họ càng sẵn sàng tham gia
Đào Thị Thanh Phương

KTCT-K24


Phát triển thị trường lao động tại Hà Nội.
vào thị trường lao động. Tỷ lệ sinh cao thì người phụ nữ sẽ phải giành nhiều
thời gian nghỉ và chăm sóc con cái thay vì đi làm.
Hệ thống an sinh xã hội tốt ( bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, trợ cấp...)
có thể giúp người yếu thế trong xã hội không cần tham gia thị trường lao
động.
1.1.2.2. Nhân tố ảnh hưởng đến cầu lao động.
Cầu lao động là cầu dẫn xuất thông qua hàng hóa. Do vậy, ngoài tiền
lương cầu lao động còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như: cầu hàng hóa dịch vụ, thái độ của Chính Phủ với mục tiêu tạo việc làm, chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, chính sách công nghệ...
Tiền công, tiền lương: tiền công giảm khuyến khích doanh nghiệp sử
dụng nhiều lao động hơn so với vốn đế tranh thủ lợi thế nhân công rẻ, đồng
thời kích thích doanh nghiệp mở rộng sản xuất, và vì thế lại thêm một lần nữa
doanh nghiệp cần thêm lao động.
Một vấn đề nữa là những quy định của Nhà nước về tiền lương tối thiếu
cũng ảnh hưởng đến cầu lao động. Khi Nhà nước quy định tiền lương tối thiếu
cao hơn mức cân bằng của thị trường thì cầu lao động sẽ giảm hơn và khi tiền
lương tối thiểu thấp hơn mức tiền lương cân bằng trên thị trường thì cầu lao

động sẽ tăng lên.
Tăng trưởng kinh tế cao dẫn đến cầu lao động cũng tăng. Tuy nhiên, mối
quan hệ này còn phụ thuộc vào phương thức tăng trưởng kinh tế của một quốc
gia. Tốc độ tăng trưởng kinh tế càng cao gắn liền với thay đối cơ cấu kinh tế,
hiện đại hóa trình độ công nghệ khiến tốc độ tăng trưởng kinh tế càng cao dẫn
đến cầu về lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao tăng nhanh, trong
khi cầu về lao động nói chung tăng chậm.
Cầu lao động phụ thuộc vào chính sách công nghệ quốc gia. Trình độ
công nghệ càng hiện đại thì hàm lượng chất xám càng cao dẫn đến năng suất
lao động càng tăng và cắt giảm nhu cầu về lao động sống. Các nước đang phát
triển thường thiếu vốn, lao động dư thừa nên sức ép về việc làm mạnh dẫn
đến lựa chọn công nghệ sử dụng nhiều lao động. Các nước phát triên và một
số nước lựa chọn công nghệ cao đế tăng năng suất lao động có thể làm giảm
Đào Thị Thanh Phương

KTCT-K24


Phát triển thị trường lao động tại Hà Nội.
Quá trình chuyến dịch cơ cấu kinh tế và tốc độ đô thị hóa làm tăng tỷ lệ
người tham gia thị trường lao động. Nhu cầu việc làm phụ thuộc nhiều vào
cấu trúc kinh tế và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ khu vực nông nghiệp
sang khu vực công nghiệp và dịch vụ. Tỷ lệ người tham gia thị trường lao
động ở nông thôn rất thấp. Vì vậy, việc phát triển khoa học - công nghệ, đô
thị mới, các ngành kinh tế trọng điếm sẽ làm cho người lao động sang khu
vực phi nông nghiệp làm việc có năng suất lao động và tiền lương cao.
Cầu lao động phụ thuộc vào khuynh hướng tiêu dùng, tiết kiệm và đầu

của khu vực Chính Phủ, doanh nghiệp và dân cư. Tăng vốn đầu tư làm tăng
năng suất lao động, tăng việc làm, tăng thu nhập khiến cho cầu lao động tăng.

Cầu lao động phụ thuộc vào tăng dân số quốc gia. Dân số tăng nhanh tạo
ra sức ép việc làm thì quốc gia phải lựa chọn công nghệ sử dụng nhiều lao
động dẫn đến số lượng cầu tăng nhưng chất lượng cầu lao động giảm.
Cầu lao động phụ thuộc vào giá cả các nguồn lực khác: các nguồn lực
khác được kể ở đây là vốn, đất đai, nguyên liệu,.... những nhân tố này được
gọi chung là vốn..Trong nhiều trường hợp thì vốn và lao động là hai nhân tố
thay thế nhưng mặt khác chúng cũng là hai nhân tố bổ sung.
Vốn và lao động được gọi là hai nhân tố thay thế khi giá của vốn giảm
dẫn đến cầu lao động giảm. Ví dụ khi giá cả của các thiết bị máy móc chuyển
hàng giảm thì doanh nghiệp sẽ sử dụng các máy móc đó thay vì thuê nhân
công bốc vác, cầu lao động giảm. Ngược lại khi giá của vốn giảm dẫn đến cầu
lao động tăng. Đó là trường hợp khi giá nguyên vật liệu đầu vào giảm làm chi
phí biên của sản xuất giảm, doanh nghiệp sẽ có xu hướng mở rộng sản xuất và
thuê thêm lao động.
Các chi phí điều chỉnh lực lượng lao động cũng ảnh hưởng đến cầu lao
động: điều chỉnh lực lượng lao động là việc doanh nghiệp phải làm khi sa thải
hay thuê thêm nhân công. Khi sa thải nhân công thì chi phí điều chỉnh chính
là kinh nghiệm, kiến thức của nhân công bị sa thải trên dây chuyền sản xuất.
Khi mở rộng sản xuất cần thuê thêm nhân công thì chi phí điều chỉnh chính là
chi phí cho việc tuyến mới nhân công và việc đào tạo nhân công mới vào làm.
Trước mỗi quyết định điều chỉnh thì doanh nghiệp phải xét đến việc điều
chỉnh này có mang lại lợi nhuận cao hơn so với việc giữ nguyên quy mô lao
Đào Thị Thanh Phương

KTCT-K24


Phát triển thị trường lao động tại Hà Nội.
động hay không. Thêm vào đó doanh nghiệp cũng phải xem xét đến chi phí
điều chỉnh này có họp lý hay không. Neu chi phí điều chỉnh quá cao so với lợi

ích đạt được của việc điều chỉnh thì doanh nghiệp sẽ không điều chỉnh lao
động trên quy mô lớn mà có thể chỉ điều chỉnh trên từng bộ phận cần thiết.
Cầu lao động còn phụ thuộc vào các chế độ, chính sách của Nhà nước:
Một là các quy định của Nhà nước về đảm bảo việc làm cho người lao
động. Đó là việc đặt ra các quy định khắt khe về sa thải lao động hoặc đặt ra
một mức phí cho doanh nghiệp khi sa thái lao động. Tất cả những hành động
này nhằm làm giảm bớt việc doanh nghiệp sa thải lao động hàng loạt song nó
lại làm cho cầu lao động của doanh nghiệp giảm khi kinh tế tăng trưởng vì
những khó khăn mà doanh nghiệp thấy được trước nếu nền kinh tế suy thoái
là khó sa thải lao động.
Thứ hai là các chính sách xã hội của Nhà nước: Chính sách bảo hiểm xã
hội, chính sách bảo hiểm y tế, chế độ ngày giờ làm việc. Các chính sách này
có ảnh hưởng trực tiếp đến cầu lao động của doanh nghiệp. Theo quy định của
Nhà nước thì doanh nghiệp sử dụng càng nhiều lao động thì càng phải đóng
bảo hiếm y tế và bảo hiếm xã hội càng nhiều tương ứng với số nhân công
doanh nghiệp đó thuê. Vì vậy doanh nghiệp phải tuỳ theo nội lực của mình
mà thuê lao động cho phù họp. Chế độ ngày giò' làm việc cũng có ảnh hưởng
không nhỏ đến cầu lao động. Khi Nhà nước quy định từ làm việc 6 ngày một
tuần xuống còn 5 ngày một tuần thì doanh nghiệp muốn đảm bảo sản lượng
trong khi các điều kiện khác không đối phải thuê thêm nhân công.
1.1.2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ cung - cầu trên thị
trường lao động.
Hiệu quả hoạt động của thị trường lao động chi phối mạnh bởi sự thông
thoáng trên thị trường lao động. Mọi yếu tổ cản trở tìm việc làm của người lao
động hay cản trở hoạt động tuyển dụng của doanh nghiệp đều làm xấu đi mối
quan hộ cung - cầu trcn thị trường lao động. Ycu tố ảnh hưởng đến quan hộ
cung - cầu trên thị trường lao động là quản lý Nhà nước về lao động, hệ thống
thông tin về thị trường lao động, hệ thống các trung tâm dịch vụ việc làm.
Đào Thị Thanh Phương


KTCT-K24


Phát triển thị trường lao động tại Hà Nội.
Quản lý Nhà nước về lao động giúp Chính phủ nắm được tình hình
cung - cầu trên thị trường, làm cơ sở quyết định chính sách quốc gia, quy
hoạch, kế hoạch phân bố và sử dụng lao động xã hội.
Hệ thống giao dịch và thông tin thị trường lao động phát triển sẽ nâng
cao hiệu quả quản lý Nhà nước về lao động, đồng thời điều tiết cung - cầu lao
động thông qua việc xúc tiến quá trình tìm việc, tuyến dụng.
Sự phát triển hệ thống thông tin, giao dịch lao động lại phụ thuộc nhiều
vào thái độ khuyến khích đầu tư của Chính phủ đối với các dự án trong lĩnh
vực này. Quy hoạch các vùng kinh tế hợp lý sẽ giúp các địa phương mở rộng
sản xuất, tạo việc làm, nâng cao thu nhập của người lao động.
1.2. Phát triến thị trường lao động và các tiêu chí đánh giá sự phát
triển thị trường lao động
1.2.1 Phát triển thị trưòng lao động.
Phát triển theo quan niệm triết học bao hàm sự biến đổi theo khuynh
hướng tiến lên cả về mặt lượng và mặt chất của sự vật, hiện tượng và được
thúc đây bằng các mâu thuẫn, trong đó mâu thuẫn bên trong là động lực chủ
yếu.
Phát triển thị trường lao động bao hàm sự biến đổi hợp lý của quy mô
thị trường lao động và dịch chuyển cơ cấu, mà liên hệ giữa các bộ phận cấu
thành của thị trường lao động theo khuynh hướng tích cực. Như vậy, phát
triến thị trường lao động có thế hiếu như sau: “ Phát triển thị trường lao động
là quá trình dịch chuyến chủ động về quy mô, cơ cấu các yếu tổ cầu thành và
các mối liên hệ cơ bản trên thị trường lao động nham thúc đây sự phát triên
của toàn bộ nền kinh tế, xã hội và con người”.
Từ khái niệm đó có thể thấy nội dung cơ bản của phát triển thị trường
lao động bao gồm: sự kiểm soát về quy mô và nâng cao chất lượng cung lao

động; tăng số lượng và chất lượng cầu lao động; sự cải thiện chế độ tiền
lương và điều kiện làm việc; giảm tỷ lệ thất nghiệp; mở rộng quy mô và tăng
chất lượng của hệ thống thông tin và dịch vụ trên thị trường lao động.

Đào Thị Thanh Phương

KTCT-K24


Phát triển thị trường lao động tại Hà Nội.
Số lượng cung lao động được biếu hiện qua quy mô và mức độ biến
động quy mô cung lao động, bao gồm: quy mô nguồn lao động; mức độ biến
động quy mô nguồn lao động; quy mô lực lượng lao động; mức độ biến động
quy mô lực lượng lao động. Nguồn lao động phản ánh cung tiềm năng của thị
trường lao động, còn lực lượng lao động phản ánh cung thực tế của thị trường
lao động.
vế mặt chất lượng cung lao động được đánh giá thông qua trình độ thế
lực, trí lực, ý thức của người lao động, mức độ phù họp cơ cấu cung lao động
so với yêu cầu của nền kinh tế.
Các tiêu chí đế đánh giá trình độ thế lực của người lao động như: chiều
cao, cân nặng, thể trọng của người lao động. Tuy nhiên đế đánh giá chính xác
thế lực của người lao động có thế sử dụng nhiều tiêu chí gián tiếp khác như:
chế độ dinh dưỡng, mức độ chăm sóc y tế, tỷ lệ người mắc bệnh, tỷ lệ chết do
bệnh dịch...
về trí lực, các tiêu chí phản ánh là: trình độ văn hóa và trình độ học vấn
của dân số và của những người tù’ 15 tuối trở lên. Trình độ văn hóa và trình
độ
chuyên môn kỹ thuật cao chứng tỏ chất lượng cung lao động được cải thiện...
về mặt ý thức, chất lượng cung lao động được phản ánh thông qua: tác
phong làm việc, tính kỷ luật trong lao động, gìn giữ và phát huy tốt giá trị văn

hóa truyền thống tốt đẹp, tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại là lối sống
lành mạnh.
Chất lượng cung lao động còn được đánh giá thông qua mức độ phù họp
của cơ cấu cung so với yêu cầu thực tế, các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu cung là:
tỷ lệ tham gia lực lượng lao động, cơ cấu nguồn lao động, lực lượng lao động
theo tuổi, giới tính, trình độ học vấn, chuyên môn, khu vục kinh tế, khu vực
thành thị, nông thôn...
1.2.2.2. Tiêu chí liên quan đến cầu lao động.
về số lượng: cầu lao động được đánh giá thông qua số chỗ làm việc đã
được lấp đầy và số chỗ làm còn trống. Tổng số chỗ làm càng nhiều thì cầu lao
động càng lớn. Tuy nhiên, đế xác định sô chỗ làm trong một nên kinh tế là rất
Đào Thị Thanh Phương

KTCT-K24


Phát triển thị trường lao động tại Hà Nội.
về chất lượng: cầu lao động được đánh giá bằng các tiêu chí như: mức
độ đầu tư, trình độ khoa học công nghệ, năng suất lao động, điều kiện làm
việc, thời gian làm việc, nghỉ ngơi và mức độ linh hoạt trong thời gian làm
việc, thu nhập của người lao động, bảo hiểm cho người lao động, khả năng
đào tạo và phát triển nguồn lao động, chính sách tuyển dụng...
Tuy nhiên trên thực tế, việc thống kê các tiêu chí trên rất phức tạp. Vì
vậy người ta sử dụng các tiêu chí sau: cơ cấu lao động có việc làm phân theo
tuối, giới tính; cơ cấu lao động có việc làm thông qua thành thị, nông thôn; cơ
cấu lao động có việc làm phân theo trình độ văn hóa, chuyên môn kỹ thuật; cơ
cấu lao động có việc làm trong các ngành kinh tế, loại hình kinh tế; cơ cấu lao
động có việc làm phân theo khu vưc kinh tế; tỷ lệ lao động thiếu việc làm....
1.2.23. Tiêu chí về giá cả sức lao động.
Giá cả sức lao động được đánh giá qua tiêu chí tiền công và các khoản

thu nhập hợp pháp khác từ công việc như: thưởng, phúc lợi tập thế, phúc lợi
xã hội...Trong đó tiền công, tiền lương là tiêu thức căn bản phản ánh giá cả
sức lao động. Một thị trường lao động phát triến thì tiền công, tiền lương phải
trở thành nguồn thu nhập chính của đại bộ phận người lao động
Đánh giá trình độ phát triển của thị trường lao động cần dựa vào tính
linh hoạt của hệ thống tiền lương, mức độ phản ánh đúng của tiền lương đối
với năng suất lao động, mức sống dân cư, tăng trưởng kinh tế, khả năng điều
tiết và điều phối lao động của tiền lương.
1.2.2.4. Hệ thống giao dịch và thông tin thị trường lao động.
Hệ thống giao dịch và thông tin thị trường lao động là tiêu chí quan
trọng đế đánh giá trình độ phát triển của thị trường lao động. Sự phát triển của
hệ thống giao dịch và thông tin thị trường lao động được thế hiện thông qua:
sổ lượng, chất lượng, tình trạng hoạt động và hiệu quả của các trung tâm
thông tin giao dịch.
về số lượng, đánh giá sự phát triến của thị trường lao động theo các tiêu
chí: số lượng trung tâm giao dịch, mức độ bao phủ của các trung tâm giao
dịch, quy mô của các trung tâm giao dịch trên thị trường lao động.
Đào Thị Thanh Phương

KTCT-K24


Phát triển thị trường lao động tại Hà Nội.
Tỷ lệ người được tiếp cận với hệ thống thông tin thị trường lao động và
tốc độ tăng của tỷ lệ này qua các năm.
Tỷ lệ người thất nghiệp được tham gia giao dịch thông qua các sàn giao
dịch chính thức và tốc độ tăng trưởng của tỷ lệ này qua các năm.
Số hội chợ việc làm được tố chức hàng năm và quy mô của hội chợ việc
làm.
Số chỗ làm trống được lấp đầy nhờ các sàn giao dịch.

Như vậy, có bốn tiêu chí CO' bản đế đánh giá sự phát triến của thị
trường
lao động đó là: tiêu chí về cung lao động, tiêu chí về cầu lao động, tiêu chí về
giá cả sức lao động và tiêu chí về hệ thông giao dịch và thông tin thị trường
lao động. Cần phải nắm rõ bốn tiêu chí trên đế đánh giá đúng về sự phát triển
của thị trường lao động.
1.3. Kỉnh nghiệm phát triến thị trưòmg lao động ỏ' một số quốc gia,
địa phương.
1.3.1. Trung Quốc.
Ớ Trung Quốc, quá trình hình thành và phát triến thị trường lao động
gắn liền với quá trình cải cách và mở cửa nền kinh tế của nước này.
Từ cuối những năm 1970 đến đầu những năm 1980: Trung Quốc tiến
hành mở cửa nền kinh tế, vì thế lao động dư thừa và thiếu việc làm lớn. Biện
pháp được Chính phủ Trung Quốc áp dụng lúc này là mô hình “ 3 kết hợp”,
nghĩa là Nhà nước sắp xếp công việc, tập thế tố chức công việc và cá nhân tự'
tìm việc làm.
Gữa những năm 1980: Trung Quốc cho phép doanh nghiệp có quyền tự'
do ký kết hợp đồng lao động, ngược với chế độ biên chế suốt đời trước đây.
Chính cơ chế này đã tạo điều kiện cho sự hình thành và phát triển thị trường
lao động, các trung tâm dịch vụ việc làm và dịch vụ đào tạo kỹ thuật mới xuất
hiện.
Từ năm 1980 đến đầu những năm 1990: công cuộc cải cách, sắp xếp lại
doanh nghiệp Nhà nước diễn ra mạnh, số lao động dôi dư lớn. Trung Quốc đã
Đào Thị Thanh Phương

KTCT-K24


Phát triển thị trường lao động tại Hà Nội.
Đen cuối những năm 1990: lao động dôi dư càng lớn hơn do Nhà nước

đẩy mạnh cải cách khu vực doanh nghiệp Nhà nước, hàng loạt doanh nghiệp
Nhà nước bị phá sản. Chính phủ Trung Quốc đã quyết định và đưa vào hoạt
động “ trung tâm tái tạo việc làm” cho người lao đông.
Từ năm 2001 đến nay: trọng tâm của giai đoạn này là phát triển một thị
trường lao động thực thụ, nhằm phân bố nguồn lực lao động có hiệu quả. Họ
đang cố gắng hơn nữa hoàn thiện thể chế cho thị trường lao động, thay thế
quan điếm, thói quen của đại bộ phận người lao động và của người sử dụng
lao động cho thích ứng với thị trường lao động.
1.3.2. Nhật Bản.
Trước đây, trong thời kỳ “ thần kỳ” của nền kinh tế Nhật bản, tỷ lệ thất
nghiệp ở mức rất thấp chỉ khoảng 1%. Thế những tù’ đầu những năm 1990 trở
lại đây, tỷ lệ thất nhiệp ở nước này ngày một gia tăng: năm 1995 là 4,7%;
năm 2002 là 5,4%. Hiện tượng thất nghiệp xảy ra ở mọi lứa tuổi, mọi khu
vực, trong đó tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực nông nghiệp và công nghiệp tăng
cao.
Để giải quyết tình trạng này, Chính phủ Nhật đã:
Thành lập mạng thông tin việc làm trên phạm vi cả nước qua Internet
cho 2800 công ty hỗ trợ việc làm thực hiện.
Hỗ trợ tài chính đế nâng cao trình độ cho công nhân.
Chú trọng giải quyết việc làm cho người cao tuối.
Đào tạo lại nghề cho lao động trung niên.
Chính phủ cho phép thành lập và hỗ trợ tài chính cho các trung tâm hỗ
trợ gia đình, chăm sóc trẻ nhỏ để người lao động an tâm làm việc.
Đa dạng hóa các loại hình tuyến dụng và thuê mướn công nhân.
1.3.3. Một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Thứ nhất, không ngừng phát triến và nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực trên cơ sở nhu cầu lao động của xã hội.
Thứ hai, phát triển mạnh mẽ những ngành nghề ứng dụng nhiều tiến bộ
khoa học — công nghệ và những ngành nghe sử dụng nhiều lao động.
Đào Thị Thanh Phương


KTCT-K24


Phát triển thị trường lao động tại Hà Nội.
Thứ tư, thực hiện cải cách chế độ tiền lương, thu nhập của người lao
động.
Thứ năm, sử dụng các trung tâm tái tạo việc làm như những bước quá
độ đế chuyển chế độ làm việc suốt đời trong các doanh nghiệp Nhà nước sang
cơ chế phân bố lao động theo nhu cầu thị trường.
Thứ sáu, phải từng bước hoàn thiện thể chế, tố chức các thị trường lao
động.
Thứ bảy, tăng cầu lao động bằng nhiều biện pháp.
Thứ tám, phát triển hệ thông an ninh xã hội.
-» Như vậy, trên cơ sở khái quát về thị trường lao động ở chương một,
sau đây là thực trạng phát triển thị trường lao động tại thành phố Hà Nội từ
năm 2001 đến nay.

Đào Thị Thanh Phương

KTCT-K24


Phát tríên thị trường lao động tại Hà Nội.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG Ở
THÀNH PHÓ HÀ NỘI THỜI GIAN QUA.
2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của thành phố Hà Nội.
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên.
Nằm ở vị trí trung tâm của vùng đồng bằng Sông Hồng với diện tích 920,97

km2, chiếm 0,28% diện tích cả nước. Hà Nội có dân số 3,3 triêu người ( năm
2006), trong đó dân số thành thị chiếm 62,55%, dân số nông thôn chiếm 37,45%,
mật độ dân số là 3583 người/km2, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,15%. Hà Nội là
thành phố tập trung nguồn nhân lực trí tuệ dồi dào, chiếm 62% số cán bộ khoa học
và quản lý có trình độ trên đại học, giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ của cả nước hiện đang
sống và làm việc tại Hà Nội. Lượng dân đi di cư tự do vào Hà Nội chiếm 7% dân
số, tạo ra lượng lớn lao động cho thủ đô.
Hà Nội gồm 9 quận: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Tây
Hồ, Thanh Xuân, cầu Giấy, Long Biên, Hoàng Mai; 5 huyện: Đông Anh, Gia
Lâm, Từ Liêm, Thanh Trì, Sóc Sơn. Hà Nội là trung tâm chính trị, văn hóa, khoa
học kỳ thuật, công nghệ, thương mại, du lịch... đầu mối giao lưu kinh tế của cả
nước, có vai trò kinh tế quan trọng trong khu vực. Hà Nội là nơi tập trung cơ quan
đầu não của Đảng, Nhà nước, các viện nghiên cứu khoa học, các trung tâm đào tạo,
dạy nghề lớn của cả nước. Phía bắc giáp tỉnh Thái Nguyên, phía nam giáp tỉnh Hà
Tây, phía đông và đông nam giáp tỉnh Hà Tây và Vĩnh Phúc.
Hà Nội có mạng lưới sông ngòi, ao hồ tương đối dày đặc như sông Hồng,
sông Đuống, sông Cà Lô... là nguồn cung cấp nước thường xuyên cho đồng ruộng
và là nơi nuôi trồng thủy sản.
Hà Nội nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, có đủ bốn mùa: xuân, hạ, thu,
đông. Nhiệt độ trung bình mùa đông 17,2độ c, ít năm nhiệt độ xuống dưới mức 7
độ c. Trung bình mùa hạ 29,2độ c, ít năm nhiệt độ trên mức 39độ c. Nhiệt độ
trung binh cả năm 23,2độ c. Mưa trung binh hàng năm 1900 mm. Với khí hậu như
vậy thuận lợi cho việc phát triển một nền nông nghiệp đa dạng, cơ cấu cây trồng
phong phú, tạo ra nhiều sản phẩm xuất khẩu mang lại giá trị kinh tế cao.
Đào Thị Thanh Phương
KTCT-K24


Phát tríên thị trường lao động tại Hà Nội.
Hà Nội được Đảng, Nhà Nước xác định là vùng kinh tế trọng điểm của phía

Bắc, một đỉnh của tam giác tăng trưởng kinh tế gồm Hà Nội, Hải Phòng, Quảng
Ninh. Là đầu mối giao thông quan trọng của cả nước và quốc tế., từ đây có các
tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không. Hà Nội
cũng nằm gần hệ thống cảng biển lớn như Hải Phòng, Cái Lân, Cửa Ỏng. Vị trí đó
tạo những điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh tế, trao đổi buôn bán hàng
hóa, gắn với thị trường trong nước và quốc tế, đặc biệt là đối với thị trường Đông
Á và Đông Nam Á, tăng cường tiềm lực kinh tế, phát triển du lịch dịch vụ, ngành
sản xuất vật liệu xây dựng, ngành cơ khí chế tạo tương đối hiện đại.
Với những điều kiện tự nhiên và địa lý như vậy cho phép Hà Nội khai thác
và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực vào phát triển kinh tế - xã hội.
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội.
* Tăng trưởng kinh tế của Hà Nội.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố Hà Nội năm 2006 là 11% đến năm
2007 GDP của thành phố đã là 12,1% ( tăng 1,1% ) cao hơn tốc độ tăng trưởng
kinh tế của cả nước ( cả nước 8,5% ).
* Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Hà Nội.
Hơn 20 năm thực hiện chủ trương đổi mới của Đảng, cơ cấu kinh tế của thủ
đô Hà Nội đã chuyến dịch mạnh mẽ theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh của nhiều lĩnh vực, sản phẩm từng
bước được nâng cao, góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng chung của cả nước.
Năm 2006 cơ cấu kinh tế tế của Hà Nội là: Công nghiệp chiếm 41,2%, Dịch
vụ chiếm 57,6%, nông nghiệp chiếm 1,2%.
* Đầu tư.
Năm 2002 có 673 dự án về công nghệ và dịch vụ, tạo việc làm cho gần
50.000 lao động. Năm 2003 tổng đầu tư xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt
10.802 tỷ đồng. Trong đó vốn trong nước chiếm 85,8%, vốn nước ngoài chiếm
14,2%. Cấp đăng ký kinh doanh cho 2.970 doanh nghiệp với số vốn đăng ký
khoảng 6.500 tỷ.
Đào Thị Thanh Phương


KTCT - K24


Phát tríên thị trường lao động tại Hà Nội.
nghiệp trong nước đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký khoảng 28
nghìn tỷ đồng. Thu ngân sách trên địa bàn đạt 35117 tỷ đồng, bằng 101% dự toán
năm và tăng 14% so với năm 2005.
* Việc làm.
Trong 5 năm từ năm 2001 đến năm 2005 toàn thành phố đã giải quyết được
việc làm cho 356.295 người, bình quân 71.259 người/năm. Trong đó số người có
công việc ổn định là 180.966 người chiếm 50,8% tổng số lao động được giải quyết
việc làm; số người công việc không ổn định là 175.329 người chiếm 49,2% tổng số
lao động được giải quyết việc làm.
Công tác giải quyết việc làm đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền và các
ngành quan tâm, coi là một trong những vấn đề bức xúc của thành phố. Thành phố
đã thực hiện lồng ghép chương trình giải quyết việc làm với các chương trình kinh
tế - xã hội khác như: chương trình xóa đói giảm nghèo, chương trình người nghèo
phát triển kinh tế...
Đẩy mạnh sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước, khuyến khích các doanh
nghiệp tập trung đầu tư theo chiều sâu, hiện đại hóa thiết bị, công nghệ tạo ra môi
trường cạnh tranh nhằm phát triến sản xuất và thu hút lao động.
Thành phố cũng xây dựng các chính sách ưu đãi về đầu tư, đẩy mạnh xúc
tiến đầu tư để khuyến khích thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào Hà Nội nhằm
tạo nguồn xuất khẩu lao động tại chỗ.
* Ytế.
Theo đánh giá của bảo hiểm xã hội thành phố, mặc dù việc thu bảo hiểm xã
hội được xác định là nhiệm vụ trọng tâm của ngành nhưng kết quả còn quá thấp,
chưa đạt yêu cầu đề ra. Nguyên nhân của tình trạng trên là do các đơn vị, doanh
nghiệp chưa thực hiện đúng qui định về việc trích nộp bảo hiểm.
Mặt khác bảo hiểm xã hội các quận, huyện chưa năng động, thường xuyên

bám sát cơ sở đế đốc thu và cán bộ bảo hiểm xã hội chưa thực sự chủ động trong
công việc. Một số bảo hiểm xã hội cơ sở đã chú trọng tới công tác khai thác, mở
rộng đối tượng tham gia bảo hiếm xã hội song hiệu quả chưa cao.
Đe tăng nguồn thu, bảo hiếm xã hội Hà Nội tập trung khai thác thu bảo hiếm
khu vực ngoài quốc doanh, yêu cầu các đơn vị này tham gia bảo hiếm xã hội bắt
buộc, đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Ngoài ra, bảo hiểm xã hội thành phố


Phát tríên thị trường lao động tại Hà Nội.
còn tăng cường kiếm tra, thanh tra liên ngành tại các đơn vị sử dụng lao động, kịp
thời phát hiện những thiếu sót, điều chỉnh những bất cập trong công tác quản lý và
giải quyết chế độ bảo hiếm kịp thời.
Đen nay, thành phố Hà Nội đã có 621.550 người được cấp sổ bảo hiểm xã
hội. Một số khu vực đạt tỷ lệ cao trong thu bảo hiểm xã hội là khối hành chính sự
nghiệp 98,9 tỷ đồng, khối liên doanh và văn phòng đại diện 67,6 tỷ đồng, các
doanh nghiệp nhà nước 52,6 tỷ đồng... sắp tới, bảo hiểm xã hội Hà Nội yêu cầu
các đơn vị đẩy mạnh việc đốc thu, phấn đấu đưa tổng thu trong nửa đầu năm 2006
lên 722 tỷ đồng.
* Giáo dục.
Trong những năm qua chất lượng giáo dục đào tạo Hà Nội tiếp tục giữ vững
vị trí hàng đầu của cả nước về nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân
tài, đáp ứng ngày càng cao yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
thủ đô và đất nước. Chỉ tính riêng giai đoạn 2000- 2005, quy mô đào tạo đã tăng
gấp 3 lần với 1,2 vạn học sinh trúng tuyển đại học, cao đang và 1,8 vạn học sinh
vào trung học chuyên nghiệp. Phố cập trung học phổ thông đạt 75% thành niên
trong độ tuối. Tỷ lệ đầu tư cho giáo dục tù’ 20% tổng chi ngân sách năm 2000 tăng
lên 22,5% năm 2005. Mm học 2007-2008, ngành giáo dục thành phố tiếp tục tập
trung chỉ đạo giữ vững chất lượng giáo dục toàn diện, nâng cao chất lượng đại trà
và chất lượng mũi nhọn. Thực hiện chương trình đổi mới sách giáo khoa giáo dục
phổ thông, thực hiện tốt công bằng trong giáo dục đào tạo, tích cực chuẩn bị các

điều kiện cho việc hội nhập quốc tế trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.Giáo dục
mầm non năm học 2007-2008 có 366 trường (tăng 10 trường so năm học trước), số
trẻ đi học nhà trẻ là 21,9 ngàn cháu (tăng 4,6% so năm học trước), đạt 17% số trẻ
trong độ tuổi; 114,9 ngàn cháu đi mẫu giáo (tăng 5,7%) đạt 87% số trẻ trong độ
tuổi. Giáo dục tiểu học năm học 2007-2008 có 280 trường tiểu học (tăng 3 trrường
so năm học trước) với 6352 lớp học và 201,6 ngàn học sinh (giảm 0,16% so năm
học trước), công tác phổ cập giáo dục đúng độ tuổi được duy trì với hiệu quả cao.
Số học sinh tuyển vào học lớp 1 là 46,8 ngàn học sinh, đạt 99,9% trẻ trong độ tuổi,
huy động được tối đa số trẻ tàn tật có sức khoẻ tới các lớp học hoà nhập hoặc
Đào Thị Thanh Phương

KTCT - K24


×