CHỮA LỖI VỀ QUAN HỆ TỪ
I) Các lỗi thường gặp về quan hệ từ
Ví dụ 1:
a) Đừng nên nhìn hình thức đánh giá kẻ khác.
b) Câu tục ngữ này chỉ đúng xã hội xưa , còn
ngày nay thì không đúng.
I)Các lỗi thường gặp về quan hệ từ
Ví dụ 1:
*a) Đừng nên nhìn hình thức mà (hoặc để)
đánh giá kẻ khác
b) Câu tục ngữ này chỉ đúng đối với xã hội
xưa, còn đối với xã hội ngày nay thì không
đúng.
I) Các lỗi thường gặp về quan hệ từ
1)Thiếu quan hệ từ
Bài tập nhanh
- Nó chăm chú nghe kể chuyện đầu đến đuôi
- Con xin báo một tin vui cha mẹ mừng
Nó chăm chú nghe kể chuyện từ đầu đến đuôi
Con xin báo một tin vui để ( hoặc cho ) cha mẹ
mừng
Bài 8 :Tiết 34
Chữa lỗi về quan hệ từ
VÍ DỤ
I) Các lỗi thường gặp
về 2quan hệ từ
A) NHÀ EM Ở XA TRƯỜNG VÀ BAO GIỜ EM CŨNG ĐẾN
TRƯỜNG ĐÚNG GIỜ
B) CHIM SÂU RẤT CÓ ÍCH CHO NÔNG DÂN ĐỂ NÓ DIỆT
SÂU PHÁ HOẠI MÙA MÀNG.
* a) Nhà em ở xa trường nhưng bao giờ em cũng đến trường đúng
giờ.
b) Chim sâu rất có ích cho nông dân vì nó diệt sâu phá hoại mùa
màng.
Bài 8 :Tiết 34
Chữa lỗi về quan hệ từ
I) Các lỗi thường gặp về quan hệ từ
1)Thiếu quan hệ từ
2) Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa
Ví dụ 3
a) Qua câu ca dao “Công cha như núi Thái Sơn,Nghiã mẹ như
nước trong nguồn chảy ra” cho ta thấy công lao to lớn của cha mẹ
đối với con cái.
b) Về hình thức có thể làm tăng giá trị nội dung đồng thời hình
thức có thể làm thấp giá trị nội dung.
TaiLieu.VN
Bài 8 :Tiết 34
Chữa lỗi về quan hệ từ
I) Các lỗi thường gặp về quan hệ từ
1)Thiếu quan hệ từ
2) Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa
3) THỪA QUAN HỆ TỪ
•VD: Với bài viết của em cho thấy những cảnh
đẹp của quê hương.
So sánh:Bài viết của em cho thấy những cảnh
đẹp của quê hương.
TaiLieu.VN
Bài 8 :Tiết 34
Chữa lỗi về quan hệ từ
I) Các lỗi thường gặp về quan hệ từ
1)Thiếu quan hệ từ
2) Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa
3) Thừa quan hệ từ
Ví dụ 4
a) Nam là một học sinh giỏi toàn diện. Không
những giỏi về môn Toán, Không những giỏi về
môn văn. Thấy giáo rất khen Nam.
b) Nó thích tâm sự với mẹ, không thích tâm sự
với chị
TaiLieu.VN
Bài 8 :Tiết 34
Chữa lỗi về quan hệ từ
I) Các lỗi thường gặp về quan hệ từ
1)Thiếu quan hệ từ
2) Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa
3) Thừa quan hệ từ
* a) Nam là một học sinh giỏi toàn diện. Không những giỏi về
môn Toán, giỏi về môn Văn mà Nam còn giỏi về nhiều môn khác
nữa. Thầy giáo rất khen Nam.
b) Nó thích tâm sự với mẹ, không thích tâm sự với chị
Hoặc: Nó thích tâm sự với mẹ nhưng nó không thích tâm sự với
chị.
TaiLieu.VN
I) Các lỗi thường gặp về quan hệ từ
1)Thiếu quan hệ từ
2) Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa
3) Thừa quan hệ từ
4)Dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên
kết
TaiLieu.VN
II) Luyện tập:
Bài tập 2/ 107
- Ngày nay, chúng ta cũng có quan niệm với cha
ông ta ngày xưa, lấy đạo đức, tài năng làm trọng.
- Tuy nước sơn có đẹp đến mấy mà chất gỗ
không tốt thì đồ vật cũng không bền được.
- Không nên chỉ đánh giá con người bằng hình
thức bên ngoài mà nên đánh giá con người bằng
những hành động, cử chỉ, cách đối xử của họ.
TaiLieu.VN
-Ngày nay, chúng ta cũng có quan niệm như cha
ông ta ngày xưa, lấy đạo đức, tài năng làm trọng
- Dù nước sơn có đẹp đến mấy mà chất gỗ không
tốt thì đồ vật cũng không bền được.
- Không nên chỉ đánh giá con người về hình thức
bên ngoài mà nên đánh giá con người về những
hành động, cử chỉ, cách đối với xử của họ
Bài tập 3/108
- Đối với bản thân em còn nhiều thiếu sót, em
hứa tích cực sửa chữa.
- Với câu tục ngữ “ Lá lành đùm lá rách” cho em
hiểu đạo lí làm người là phải giúp đỡ người
khác.
- Qua bài thơ này đã nói lên tình cảm của Bác
Hồ đối với thiếu nhi.
Bài tập 4/108
Nhờ cố gắng học tập nên nó đạt thành tích cao.
b) Tại nó không cẩn thận nên nó đã giải sai bài toán.
c) Chúng ta phải sống cho thế nào để chan hoà với mọi
người.
d) Các chiến sĩ đã anh dũng chiến đấu để bảo vệ nền độc
lập của dân tộc.
e) Phải luôn luôn chống tư tưởng chỉ bo bo bảo vệ quyền
lợi bản thân của mình
g) Sống trong xã hội của phong kiến đương thời, nhân dân
ta bị áp bức bóc lột vô cùng tàn bạo.
h) Nếu trời mưa, con đường này sẽ rất trơn.
i) Giá trời mưa, con đường này sẽ rất trơn
TaiLieu.VN
a)
•Những câu đúng: a,b, d, h
Sửa những câu sai:
c) Chúng ta phải sống thế nào để chan hoà với
mọi người.
e) Phải luôn luôn chống tư tưởng chỉ bo bo bảo
vệ quyền lợi của bản thân mình.
g) Sống trong xã hội phong kiến đương thời,
nhân dân ta bị áp bức bóc lột vô cũng tàn bạo.
i) Nếu trời mưa, con đường này sẽ rất trơn.
* 4) Bài tập tổng hợp:
Chỉ ra lỗi về dùng quan hệ từ trong các câu sau, sửa và
làm lại thành câu đúng.
a) Thầy giáo chủ nhiệm lớp em tuy hết lòng vì học
sinh thân yêu được nhiều học sinh quý mến.
b) Mặc dù em đã có nhiều cải tiến về phương pháp
học tập nhưng em vẫn tiến bộ về môn Văn.
c) Em không hút thuốc lá nhưng thuốc lá có hại cho
sức khoẻ.
d) Sở dĩ cuối năm học lớp 6 em được khen thưởng về
kết quả các môn học đều đạt điểm cao. Em có nhiều
thành tích tham gia hoạt động văn nghệ – thể thao.
Sửa :
a) Thầy giáo chủ nhiệm lớp em hết lòng vì học sinh thân yêu
nên được nhiều học sinh quý mến (Mô hình: Vì A nên B)
b) Mặc dù em đã có nhiều cải tiến về phương pháp học tập
nhưng em vẫn chưa tiến bộ nhiều về môn Văn.
( Mô hình: Mặc dù A nhưng B)
c) Em không hút thuốc lá vì thuốc lá có hại cho sức khoẻ.
( Mô hình: A vì B)
d) Sở dĩ cuối năm học lớp 6 em được khen thưởng là vì em đạt
được điểm cao ở tất cả các môn học. Em lại còn có nhiều
thành tích về hoạt động văn nghệ – thể thao.
( Mô hình: Sở dĩ A là vì B – lại còn C)
Bài tập 5/108
Đoạn văn 1
(1)Nguyễn Trãi là nhà thơ, nhà văn lớn, danh nhân văn
hoá của dân tộc, người có công lớn trong cuộc khởi
nghĩa Lam Sơn. (2) Đoạn trích Côn Sơn ca vẽ nên
cảnh trí thiên nhiên tuyệt đẹp, nên thơ của Côn Sơn
và thể hiện sự giao hoà trọn vẹn giữa con người với
thiên nhiên. (3) Điều đó bắt nguồn từ nhân cách
thanh cao và tâm hồn thi sĩ của Nguyễn Trãi. (4)
Hình ảnh nhà thơ thật an nhàn mà lịch lãm trong
khung cảnh thiên nhiên. (5) Với hình ảnh nhân vật
“ta” giữa cảnh tượng Côn Sơn thật nên thơ, hấp dẫn
làm sao!
* Thừa quan hệ từ “ Với” ở đầu câu (5)
* ĐOẠN VĂN 2
(1) Học xong đoạn trích Côn Sơn ca của Nguyễn
Trãi, em rất thích. (2) Từ đó em hiểu được tấm lòng
cao cả, vì dân, vì nước của ông. (3) Tuy nhiên, đoạn
trích này hiện lên là một con người hoàn toàn khác,
yêu thiên nhiên, gắn bó, chan hoà với thiên nhiên.
(4) Tất cả mọi vật như ngừng lại nên chỉ còn
Nguyễn Trãi – một thi sĩ với cảnh trí Côn Sơn. (5)
Tâm hồn thi sĩ, cái “ ta” của Nguyễn Trãi đang giao
hoà cùng cảnh vật Côn Sơn. (6) Em vô cùng khâm
phục Nguyễn Trãi, một nhà thơ, một bậc anh hùng
dân tộc không chỉ yêu nước thương dân, mà ông còn
yêu thiên nhiên tha thiết.
•Thay “nên” bằng “để” hoặc “và” ở câu (4)
•Lỗi dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa
* ĐOẠN VĂN 3 :
(1)Trong đoạn thơ Côn Sơn ca, từ “ta” lặp đi lặp
lại năm lần. (2) Đó là những tư thế, hoạt động
của nhân vật “ ta”. (3) Qua đoạn thơ, em thấy
rõ ở Nguyễn Trãi tình yêu thiên nhiên và một
nhân cách thanh cao không màng danh lợi,
thực sự vui thú. (4) Nhà thơ nhìn thấy sự hoà
hợp tuyệt đối của tâm trí với cái đẹp vĩnh
hằng thiên nhiên. (5) Thiên nhiên ở đây là
thiên nhiên phóng khoáng, rộng lớn, nó chứa
đựng tâm hồn hoà hợp với thiên nhiên và
mang cốt cách thanh cao của thi sĩ Nguyễn
Trãi.
* Lỗi thiếu quan hệ từ ở câu (4): “…. vĩnh hằng
của thiên nhiên”
* Đoạn văn 4:
(1)Nét nổi bật và bao trùm ở con người Nguyễn Trãi là tấm
lòng ưu ái, là hoài bão giúp đời, thờ vua, vì nước, cứu
dân. (2) Vì thế tấm lòng ưu ái và những tình cảm yêu
thiên nhiên được thể hiện trong đoạn trích Côn Sơn ca
không có gì là trái ngược cả, mà nó vẫn thống nhất. (3)
Ông không chỉ là người yêu nước, không chỉ là người
thương dân, ông yêu thiên nhiên sâu sắc. (4) Tâm hồn thi
sĩ đã hoà quyện cùng thiên nhiên đất nước. (5) Đúng là
một nhân cách thanh cao, không màng danh lợi và cũng
không hề mất đi nỗi niềm ưu ái cho dân, cho nước
• Lỗi dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết ở câu
câu (3)
* Sửa: Ông không chỉ yêu nước, thương dân, ông còn yêu
thiên nhiên sâu sắc
Chân thành cám ơn các em
học sinh !