Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Câu hỏi môn tổng quan hàng không dân dụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (230.2 KB, 12 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN TỔNG QUAN HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG
- Tổng quan HKDD thế giới:
+ Các lĩnh vực cơ bản






-

+ Đặc trưng ngành tổ chức ngành HKDDVN
Đặc trưng 1: quá trình hình thành và tiêu thụ dịch vụ vận tải hàng không chủ yếu diễn ra ở trên
không.
Đặc trưng 2: An toàn là yêu cầu hàng đầu trong hoạt động HKDD, đặc biệt là trong vận tải hàng
không.
Đặc trưng 3: Kết cấu hạ tầng kỹ thuật của ngành HKDD chủ yếu tập trung ở các cảng hàng không,
sân bay.
Đặc trưng 4: Là ngành áp dụng khoa học, công nghệ hiện đại, trình độ quản lý tiên tiến, có quy mô
vốn lớn, hoạt động cả trong và ngoài nước.
HKDD Việt Nam: quá trình phát triển và tổ chức ngành.
Quá trình phát triển:
- Giai đoạn trước năm 1956
+ Năm 1891, Pháp thả khinh khí cầu đầu tiên ở Sài gòn để sử dụng trinh sát và chỉ điểm
cho pháo binh.
+ Ngày 10/02/1910, Pháp thực hiện chuyến bay đầu tiên tại Sài gòn bằng máy bay cánh
quạt 1 tầng cánh. Đến năm 1913 tổ chức bay diễn tập tại Hà nội, Sài gòn.
+Tháng 07/1917, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định thành lập Sở hàng không Đông
dương tại Hà Nội.
+ Ngày 22/12/1920, Pháp thực hiện chuyến bay Pháp-Việt đầu tiên, ở Đông dương có 34


bãi hạ cánh chủ yếu là nền đất, riêng sân bay Bạch Mai được khởi công xây dựng kiên cố làm căn
cứ không quân từ năm 1918.
+ Ngày 19/04/1923 người Pháp thực hiện chuyến bay thẳng Hà nội-Sài gòn đầu tiên hết
510 phút (8,5 h).
+ Ngày 12/05/1929, Pháp khánh thành sân bay Đà nẵng làm sân tiếp tế, có xưởng sửa
chữa, nhà mái che. Bắt đầu kinh doanh khai thác hàng không.
+ Ngày 04/06/1936, ga Hàng không Gia Lâm khánh thành là nhà ga có trang bị hoàn hảo
nhất Đông dương.
+ Năm 1940, Pháp tổ chức bán vé máy bay đi các chuyến nội địa ở VN và một số chuyến
quốc tế như: HN-Paris, SG-Singapore, HN-HồngKông, Đà nẵng-Băngkok
+ Tháng 02/1949, Đại Tướng Võ Nguyên Giáp- Tổng tư lệnh quân đội quốc gia đã ký quyết
định thành lập Ban nghiên cứu không quân, trực thuộc Bộ Tổng tham mưu.
+ Năm 1951, công ty hàng không Air Việt Nam thành lập là công ty liên doanh giữa Hãng
hàng không Air France với một số nhà tư sản Việt Nam.
+ Ngày 03/03/1955 Bộ Quốc phòng thành lập ban nghiên cứu sân bay thuộc Bộ Tổng
tham mưu lấy phiên hiệu là C4G, hoạt động tuyệt mật


- Giai đoạn 1956-1975
+ Ngày 15/01/1956, Thủ tướng Chính phủ ra nghị định 666/TTg thành lập Cục HKDD trực
thuộc Chính phủ.
+ Ngày 24/01/1959, Bộ quốc phòng thành lập Cục không quân trên cơ sở tổ chức và nhân
sự của Ban nghiên cứu sân bay và Cục HKDD.
+ Ngày 22/10/1963, quân chủng Phòng Không-Không quân được thành lập, đồng chí
Phùng Thế Tài được cử làm Tư lệnh.
+ Ngày 11/02/1976, Thủ Tướng chính phủ ra nghị định 28/CP thành lập Tổng cục HKDD
VN trực thuộc Hội đồng chính phủ.
+ Từ năm 1976 đến năm 1980, hoạt động hàng không trong cơ chế tập trung bao cấp, năm
1981 trở đi chuyển sang cơ chế hoạch toán kinh tế.
- Giai đoạn 1990 – nay

+ Ngày 22/08/1989, Hội đồng Bộ trưởng ra quyết định số 225/CT thành lập Tổng công ty
Hàng không Việt nam (Vietnam Airlines) đơn vị kinh tế quốc doanh trực thuộc Tổng cục HKDD.
+ Ngày 30/06/1992 Hội đồng Bộ trưởng ra Nghị định 242/HĐBT giải thể Vụ Hàng không
đồng thời thành Cục Hàng không trực thuộc Bộ Giao thông vận tải và Bưu điện.
+ Tháng 4/1993 Chính phủ đã thành lập Hãng hàng không quốc gia (Vietnam Airlines) và
một loạt các doanh nghiệp khác trực thuộc Cục HKDDVN.
+ Ngày 27/5/1996 Chính phủ thành lập Tổng công ty HKVN theo mô hình Tổng công ty
trên cơ sở lấy Vietnam Airlines làm nòng cốt và liên kết 20 DN đang hoạt động kinh doanh trong
ngành.
+ Từ năm 2006, Tổng công ty HKVN tổ chức theo mô hình công ty mẹ – công ty con, Công ty
mẹ là Vietnam Airlines, các đơn vị hạch toán độc lập được chuyển đổi thành Công ty TNHH 1
thành viên hoặc Công ty cổ phần.
+ Từ 1/1/2007 Luật HKDD sửa đổi có hiệu lực, ngành HKDD có nhiều hãng hàng không tư
nhân và doanh nghiệp kinh doanh khác trong ngành.
Sơ đồ tổ chức ngành:

Sơ đồ quản lý ngành:

Chương 2: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG


-

Quản lý nhà nước về HKDD là khách quan bắt buộc
Sự cần thiết của QLNN đối với các lĩnh vực kinh doanh nói chung.
Đối với lĩnh vực HKDD, quản lý NN mang ý nghĩa quan trọng vì:
+ Vận tải hàng không đảm bảo tính an toàn
+ Bảo vệ chủ quyền quốc gia
+ Thúc đẩy phát triển giao lưu quốc tế


-

Nội dung và trách nhiệm QLNN về HKDD
Nội dung quản lý NN về HKDD bao gồm:
+ Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy trình về HKDD.
+ Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển
ngành HKDD.
+ Quản lý về hoạt động bay dân dụng trong lãnh thổ VN và ở vùng thông báo bay, hệ thống
kỹ thuật, trang bị, thiết bị bảo đảm hoạt động bay.Các cơ quan nhà nước chuyên ngành về HKDD
ở VN
+ Quy hoạch, quản lý việc tổ chức khai thác cảng hàng không, sân bay; chủ trì, phối hợp
hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước và của các tổ chức khác tại cảng hàng không, sân
bay.
+ Quản lý hoạt động vận chuyển hàng không.
+ Đăng ký tàu bay và đăng ký các quyền đối với tàu bay.
+ Quản lý hoạt động tìm kiếm, cứu nạn và điều tra sự cố, tai nạn tàu bay.
+ Hợp tác quốc tế về HKDD.
+ Quản lý việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của ngành HKDD.
+ Quản lý hoạt động khoa học, công nghệ trong lĩnh vực HKDD; bảo vệ môi trường trong
hoạt động HKDD.
Trách nhiệm QLNN về HKDD ở Việt nam được quy định tại Điều 9 Luật HKDD
+ Chính phủ thống nhất QLNN về HKDD.
+ Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện QLNN về HKDD.
+ Bộ Quốc phòng có trách nhiệm quản lý và bảo vệ vùng trời VN; giám sát hoạt động bay
dân dụng; phối hợp với Bộ GTVT trong việc tổ chức và sử dụng vùng trời phục vụ hoạt động
HKDD
+ Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối
hợp với Bộ Giao thông vận tải thực hiện QLNN về HKDD theo quy định của Chính phủ.
+ UBND các cấp trong nhiệm vụ, quyền hạn thực hiện QLNN về HKDD tại địa phương….
Các cơ quan nhà nước chuyên ngành về quản lý HKDD ở Việt Nam

+ QLNN chuyên ngành HKDD ở trung ương:
Cơ quan HKDD (Civil Aviation Authority), thực hiện chức năng QLNN chuyên ngành HKDD
trong phạm vi toàn quốc.
+ QLNN chuyên ngành HKDD địa phương: là nhà chức trách hàng không sân bay (Airport
Authority), thực hiện chức năng QLNN chuyên ngành HKDD tại các cảng HK, sân bay.

Bộ Giao thông vận tải


- Thực hiện chức năng QLNN về giao thông vận tải chung (đường bộ, đường sắt, đường
sông, hàng hải và hàng không) trong phạm vi cả nước;
- Quản lý nhà nước các dịch vụ công
- Quản lý phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc Bộ quản lý theo
quy định của pháp luật.
* Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện QLNN về HKDD.
Cục hàng không Việt Nam
- Hiện nay là cơ quan trực thuộc Bộ Giao thông vận tải, thực hiện chức năng tham mưu,
giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về hàng không dân dụng trong phạm vi cả nước.
- Là Nhà chức trách hàng không.
- Nhiệm vụ, quyền hạn của Cục HKVN được quy định tại Quyết định số 94/2009/QĐ-TTg
ngày 16/7/2009 của Thủ tướng Chính phủ
- Một số nhiệm vụ, quyền hạn của Cục HKVN:
+ Thẩm định hồ sơ đăng ký cấp, cấp lại, điều chỉnh, sửa đổi và đề nghị thu hồi Giấy phép
kinh doanh vận chuyển hàng không.
+ Tổ chức cấp, thu hồi, điều chỉnh quyền khai thác vận chuyển hàng không.
+ Tổ chức việc đăng ký quốc tịch tàu bay và đăng ký các quyền đối với tàu bay
+ Xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phương án thiết lập, điều chỉnh, hủy bỏ,
công bố đường hàng không.
+ Kiểm tra, giám định và thực hiện việc cấp, công nhận, thu hồi các loại giấy phép, chứng
chỉ, chứng nhận năng định đối với nhân viên hàng không

Cảng vụ hàng không
- Các Cảng vụ hàng không là cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về HKDD tại
cảng hàng không, sân bay.
- Nhiệm vụ và quyền hạn của Cảng vụ hàng không được quy định tại Điều 60, Luật HKDD
VN
- Một số nhiệm vụ và quyền hạn của Cảng vụ HK:
+ Quản lý toàn bộ diện tích đất cảng hàng không, sân bay được giao để xây dựng, phát
triển kết cấu hạ tầng cảng hàng không, sân bay.
+ Kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định: Tiêu chuẩn an toàn hàng không, an ninh
hàng không tại cảng hàng không, sân bay
+ Xử lý hành vi vi phạm PL theo thẩm quyền.
+ Đình chỉ thực hiện chuyến bay; yêu cầu tàu bay hạ cánh tại cảng hàng không, sân bay;
khám xét, tạm giữ tàu bay; thực hiện lệnh bắt giữ tàu bay; đình chỉ hoạt động của thành viên tổ
bay không đáp ứng yêu cầu về an toàn HK, an ninh HK.
+ Thu, quản lý, sử dụng phí, lệ phí tại cảng hàng không, sân bay theo quy định của pháp
luật về phí, lệ phí.
+ Quyết định đóng tạm thời cảng hàng không, sân bay
- Năm 2007 Bộ trưởng Bộ GTVT đã ký các Quyết định thành lập các Cảng vụ hàng không:
+ Cảng vụ hàng không miền Bắc (NAA)
+ Cảng vụ hàng không miền Trung (MAA)
+ Cảng vụ hàng không miền Nam (SAA)
Chương 3: TÀU BAY VÀ CÔNG NGHIỆP HKDD
- Các khái niệm về tàu bay, khí động học.
Khái niệm tàu bay
+ Theo luật hàng không VN năm 2007, Tàu bay (Aircraft) là thiết bị được nâng giữ trong
khí quyển nhờ tác động tương hỗ với không khí, trừ thiết bị được nâng giữ trong khí quyển nhờ
tác động tương hỗ với không khí phản lại từ bề mặt trái đất.
+ Tàu bay bao gồm máy bay, trực thăng, tàu lượn, khí cầu và những thiết bị bay khác.
Theo ICAO :
+ “AIRCRAFT”: Any machine that can derive support in the atmosphere from the reactions

of the air other than the reactions of the air against the earth surface.”
(TÀU BAY : Bất cứ thiết bị nào có thể nâng giữ được trong khí quyển nhờ tương tác với
không khí chứ không phải nhờ tương tác với mặt đất).


-

-

Theo ICAO :
MÁY BAY: Là tàu bay nặng hơn không khí, có động cơ; tạo được lực nâng khi đang bay chủ yếu
nhờ sự tương tác khí động học trên các bề mặt cố định trong những điều kiện bay nhất định).
Đăng ký quốc tịch tàu bay
Chính phủ vừa ban hành Nghị định quy định đăng ký quốc tịch và đăng ký các quyền đối
với tàu bay.
Nghị định trên có hiệu lực từ ngày 1/10/2015, quy định về việc đăng ký quốc tịch và đăng
ký các quyền đối với tàu bay tại Việt Nam, bao gồm: Đăng ký, xóa đăng ký quốc tịch tàu bay; đăng
ký và xóa đăng ký các quyền đối với tàu bay; cấp mã số để đăng ký, xóa đăng ký các quyền lợi
quốc tế đối với tàu bay mang quốc tịch Việt Nam; đăng ký, xóa đăng ký văn bản chỉ định người có
quyền yêu cầu xóa đăng ký hoặc xuất khẩu tàu bay.
Trong vòng 6 tháng nhập khẩu, tàu bay phải được đăng ký quốc tịch Việt Nam. ảnh: lao
động.
Nghị định không quy định về đăng ký quốc tịch và đăng ký các quyền đối với tàu bay công
vụ, bao gồm tàu bay quân sự, tàu bay chuyên dụng của lực lượng hải quan, công an và các tàu bay
khác sử dụng cho mục đích công vụ nhà nước, trừ trường hợp tàu bay công vụ được dùng vào
mục đích dân dụng.
Theo quy định tại Nghị định, tàu bay thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân Việt Nam, tàu bay
được thuê - mua hoặc thuê không có tổ bay với thời hạn thuê từ 24 tháng trở lên để khai thác tại
Việt Nam phải đăng ký mang quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Nghị định này.
Trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày nhập khẩu vào Việt Nam, tàu bay phải được đăng ký

mang quốc tịch Việt Nam.
Tàu bay được đăng ký mang quốc tịch Việt Nam phải đáp ứng 4 điều kiện:
1- Chưa có quốc tịch của bất kỳ quốc gia nào hoặc đã xóa đăng ký quốc tịch nước ngoài;
2- Có giấy tờ hợp pháp chứng minh về quyền sở hữu tàu bay; quyền chiếm hữu tàu bay đối
với trường hợp thuê - mua hoặc thuê tàu bay;
3- Đối với tàu bay đã qua sử dụng phải đáp ứng yêu cầu về tuổi của tàu bay theo quy định
của pháp luật;
4-Đáp ứng các điều kiện, yêu cầu về đảm bảo quốc phòng, an ninh; an toàn hàng không, an
ninh hàng không và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
Nghị định cũng nêu rõ, tàu bay bị xóa đăng ký mang quốc tịch Việt Nam khi tàu bay bị
tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật; tàu bay không còn đáp ứng các điều kiện quy định;
theo đề nghị của chủ sở hữu tàu bay hoặc người đề nghị đăng ký tàu bay; theo đề nghị của người
được chỉ định tại văn bản IDERA.
Các lĩnh vực công nghiệp hàng không Việt Nam đạt được.
Về máy bay
+ Về lĩnh vực kỹ thuật máy bay HKDD, có cơ sở bảo dưỡng máy bay của Tổng công ty
HKVN là Công ty kỹ thuật máy bay -VAECO
Tiền thân là Xí nghiệp s/c mb A-75, A-76.
+ Về HKQS: A 32 (Su, Mig), 41 (An), 42 (TT)
+ Về công nghiệp kỹ thuật hàng không khác, có Trung tâm Dịch vụ kĩ thuật đảm bảo hoạt
động bay (ATTECH) thuộc Tổng công ty quản lý bay Việt nam có khả năng thiết kế, chế tạo hệ
thống chuyển điện văn tự động AMSS, dàn phản xạ đài dẫn đường VOR/DME, hệ thống đồng hồ
thời gian chuẩn ….
- VN có cty sửa chữa trực thăng Biên Hòa, có thể đại tu trực thăng và thay thế phụ tùng
trực thăng, cung cấp dịch vụ bảo dưỡng, sữa chữa các loại trực thăng đang khai thác tại VN

Chương 4: CẢNG HÀNG KHÔNG SÂN BAY
- Các khái niệm liên quan đến Cảng hàng không, sân bay.
+ Theo luật hàng không VN năm 2007, “Cảng hàng không là khu vực xác định, bao gồm sân bay,
nhà ga và các trang thiết bị, công trình cần thiết khác được sử dụng cho tàu bay đi và đến thực

hiện dịch vụ vận chuyển hàng không”
+ Theo luật hàng không VN năm 2007, “Sân bay là một phần của cảng hàng không, nó là khu vực
xác định được xây dựng để bảo đảm cho tàu bay cất cánh, hạ cánh và di chuyển”.


-

-

+ Cảng hàng không dự bị : Là Cảng HK cho phép tàu bay cất hạ cánh trong những trường hợp đặc
biệt.
+ Một sân bay hoặc Cảng hàng không có thể là chính hoặc dự bị tuỳ theo từng trường hợp.
+ Khi máy bay cất cánh theo hành trình cất hạ cánh tại các sân bay chính, nó luôn được
thông báo sân bay dự bị trên tuyến bay để cất hạ cánh trong những trường hợp đặc biệt.
Các dịch vụ tại Cảng hàng không, sân bay.
Bao gồm:
Dịch vụ liên quan đến hoạt động tại Cảng hàng không và không liên quan đến Cảng HK:
- Dịch vụ hàng không
- Dịch vụ phi hàng không

Các quy định về điều kiện, quyền và nghĩa vụ của các doanh nghiệp kinh doanh tại Cảng
hàng không, sân bay.

Chương 5: QUẢN LÝ ĐIỀU HÀNH BAY
- Các khái niệm về vùng trời, vùng thông báo bay, đường bay.
- Vùng trời phục vụ bay dân dụng gồm:
+ Vùng trời sân bay
+ Đường hàng không
+ Khu vực cho hoạt động HK chung
+ Khu vực xả nhiên liệu, hành lý, hàng hóa

Trong đó:
+ Vùng trời sân bay
- Là vùng trời trên sân bay, phục vụ cho việc cất, hạ cánh và bay chờ của máy bay.
- Được thiết lập trên cơ sở:
+ Đảm bảo an toàn cho HĐB ở xung quanh khu vực sân bay
+ Nhu cầu cất, hạ cánh của tàu bay
+ Trang thiết bị thông tin, dẫn đường HK
+ Đường hàng không
- Là khu vực trên không phục vụ các chuyến bay dân dụng, có giới hạn xác định về độ cao,
chiều rộng và được kiểm soát.
- Đường hàng không nội địa
- Đường hàng không quốc tế là đường hàng không


+ Khu vực cho hoạt động HK chung
- Là khu vực phục vụ cho các chuyến bay tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, y tế, chụp ảnh, quay
phim, đo đạc, thăm dò, đi lại cá nhân và những mục đích khác mà không phải là mục đích vận
chuyển hành khách công cộng.
Vùng thông báo(tin) bay, viết tắt là FIR (Flight Information Region), là vùng không gian khí
quyển có kích thước được xác định cụ thể. Máy bay qua vùng này phải cung cấp những thông tin
cần thiết cho việc điều hành chuyến bay an toàn và hiệu quả, báo động cho các cơ quan có trách
nhiệm khi một máy bay cần cứu trợ hay bị tai nạn để tìm kiếm cứu nạn.
Đường bay:
Chương 6: VẬN CHUYỂN HÀNG KHÔNG VÀ HÀNG KHÔNG CHUNG
- Định nghĩa, chủ thể kinh tế, đặc điểm của thị trường Vận tải hàng không.
- Theo ICAO, “thị trường VTHK giữa hai điểm bao gồm việc vận chuyển đang có hay ở dạng tiềm
năng đối với hành khách và hàng hóa mà chúng đang được hoặc có thể được vận chuyển giữa các
địa điểm này bằng dịch vụ hàng không thương mại”

-


Các đặc trưng của thị trường VTHK
- Thị trường VTHK quốc tế.
Năm 2012 có 651 hãng HK nước ngoài khai thác 68 đường bay từ 22 lãnh thổ Quốc gia, vùng
lãnh thổ đến VN
- Thị trường VTHK nội địa
Năm 2012 có 5 hãng HK khai thác, 41 đường bay từ 3 trung tâm HN, ĐN, TP HCM tới các CHK địa
phương
Đặc trưng và các sản phẩm của vận tải hàng không. Sản phẩm cốt lõi? Sản phẩm cấp 2?
Đặc trưng của sản phẩm VTHK
- Bên cạnh những đặc trưng chung của sản phẩm dịch vụ, VTHK có những đặc trưng riêng:
+ Về tầm vận chuyển: Tầm vận chuyển của VTHK thường lớn hơn so với các phương thức
khác
+ Về tốc độ vận chuyển: VTHK vượt trội rõ rệt về tốc độ và tiết kiệm thời gian.
+ Về mức độ tiện nghi: VTHK có mức độ tiện nghi tốt nhất trong số các phương thức vận
tải
+ Về chi phí vận chuyển: VTHK có chi phí bằng tiền cao nhất trong số các phương tiện vận
tải công cộng với cùng một độ dài vận chuyển
Sản phẩm VTHK
Các yếu tố cấu thành sản phẩm VTHK
- Sản phẩm VTHK được chia làm 3 cấp độ như các sản phẩm dịch vụ khác, bao gồm:
+ Cấp độ 1: Sản phẩm lõi
+ Cấp độ 2: Sản phẩm hiện thực
+ Cấp độ 3: Sản phẩm bổ sung


-

Các quy định về điều kiện hoạt động vận tải hàng không và hàng không chung.
Khái niệm:

Hàng không chung là hoạt động sử dụng tàu bay để thực hiện các chuyến ứu khoa học, văn
hoá, thể thao, đào tạo, huấn luyện bay trong các lĩnh vực CN, NN, LN, ngư nghiệp, xây dựng và các
lĩnh vực kinh tế khác, phục vụ tìm kiếm, cứu nạn, cấp cứu, cứu hộ, y tế, nghiên cyện, đo đạc, chụp
ảnh, bay phục vụ nhu cầu cá nhân và các hoạt động bay dân dụng khác không nhằm mục đích vận
chuyển công cộng.
- Các thương quyền vận chuyển.
Thương quyền vận chuyển HK
- Thương quyền (quyền vận chuyển) là quyền có điều kiện hoặc có giới hạn do một quốc gia cấp
cho 1 quốc gia khác chỉ định một hay một số nhà vận chuyển được khai thác thương mại thị trường
VTHK liên quan đến quốc gia cấp phép.
- Thương quyền nêu 3 vấn đề: quyền sử dụng đường bay, quyền khai thác và quyền vận chuyển
Chương 7: DỊCH VỤ HÀNG KHÔNG
- Định nghĩa và phân loại dịch vụ hàng không.
• Dịch vụ hàng không là một trong các lĩnh vực cơ bản của ngành HKDD. Nó cung cấp các
dịch vụ đảm bảo hoạt động cho vận chuyển hàng không được an toàn, hiệu quả và chất
lượng.
• Phân loại dịch vụ HK
Tiếp cận theo phạm vi và tính chất hoạt động:
+ DVHK tại cảng hàng không, sân bay.
+ DVHK ngoài cảng hàng không, sân bay.
DVHK tại cảng hàng không, sân bay:
- Dịch vụ khai thác ga HK, ga và kho HH.
- Dịch vụ khai thác khu bay.
- Dịch vụ đảm bảo hoạt động bay tại cảng HK.
- Dịch vụ kỹ thuật, bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay.
- Dịch vụ cung cấp suất ăn…..
DVHK ngoài cảng hàng không, sân bay:
- Dịch vụ bảo hiểm HK.
- Dịch vụ tư vấn và xây dựng công trình HK.
- Dịch vụ tin học HK

- Dịch vụ xuất khẩu lao động HK.
- Dịch vụ đào tạo nguồn nhân lực HK
Tiếp cận theo dây truyền kinh doanh VTHK


+ Dịch vụ trực tiếp trong dây chuyền kinh doanh của hãng hàng không: là các dịch vụ đồng
bộ trong dây chuyền vận tải của hãng HK.
- Dịch vụ kỹ thuật, bảo dưỡng tàu bay, dịch vụ mặt đất, dịch vụ suất ăn….
+ Dịch vụ đảm bảo hoạt động cho chuyến bay:
- Dịch vụ khai khác ga hành khách, hàng hóa, điều hành chuyến bay.
- Dịch vụ soi chiếu an ninh, đóng gói hàng lý,
- Dịch vụ cung ứng xăng dầu.
+ Dịch vụ ngoài dây chuyền VTHK:
- Là các dịch vụ ngoài dây chuyền vận tải hàng không nhưng có liên quan đến VCHK
và hỗ trợ cho sản phẩm VCHK
-

Phân biệt doanh nghiệp cảng hàng không và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không
tại Cảng hàng không.

Chương 8: AN NINH HÀNG KHÔNG
- Phân biệt an toàn và an ninh.
- ANHK là sử dụng các biện pháp, nguồn nhân lực, thiết bị để ngăn ngừa, đối phó với các hành vi
can thiệp bất hợp pháp bảo đảm an toàn cho hoạt động HK
Hành vi bất hợp pháp là
+ Chiếm đoạt
+ Sử dụng tàu bay như một vũ khí
+Bắt giữ con tin
+ Xâm nhập trái phép vào tàu bay, sân bay…
+ Đưa vật nguy hiểm vào tàu, cảng HK

- Các biện pháp bảo đảm an ninh hàng không
- Chương trình an ninh hàng không.
- Là quy định trách nhiệm cho tổ chức, cá nhân… thực hiện các quy trình, biện pháp bảo đảm an
toàn HK.
Các chương trình của VN
+ Cấp Nhà nước
+ Của hãng vận chuyển
+ Của Nhà khai thác Cảng HKSB
+ Của các doanh nghiệp Không lưu
+ Các hãng HK đi và đến VN
+ Tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động HK
Chương 9: NHÂN VIÊN HÀNG KHÔNG
- Nhân viên hàng không gồm những ai? Phân nhóm nhân viên hàng không như thế nào?
Nhân viên hàng không:
+ Nhân viên hàng không là những người hoạt động liên quan trực tiếp đến bảo
đảm an toàn hàng không, an ninh hàng không, khai thác tàu bay, vận chuyển hàng không, hoạt
động bay, có giấy phép, chứng chỉ chuyên môn phù hợp do Bộ Giao thông vận tải cấp hoặc công
nhận.
Nhân viên hàng không có các chức danh sau (theo TT 61/2011/TT-BGTVT ngày 21-12-2011):
1. Thành viên tổ lái
2. Giáo viên huấn luyện bay
3. Tiếp viên hàng không
4. Nhân viên bảo dưỡng, sữa chữa tàu bay
5. Nhân viên không lưu
6. Nhân viên thông báo tin tức HK
7. Nhân viên thông tin, dẫn đường, giám sát hàng không
8. Nhân viên khí tượng hàng không
9. Nhân viên điều độ, khai thác bay
10.Nhân viên điều khiển, vận hành phương tiện, trang bị, thiết bị tại khu bay
11.Nhân viên an ninh HK



12. Nhân viên khai thác mặt đất phục vụ chuyến bay.
Phân loại NVHK
Chia ra 3 nhóm:
- Nhóm nhân viên trực tiếp khai thác tàu bay
- Nhóm nhân viên chuyên ngành quản lý bay
- Nhóm nhân viên hàng không khác.
-

Các quy định đối với nhân viên hàng không?
Nhân viên trực tiếp khai thác tàu bay
Thành viên tổ lái:
+ Bao gồm: lái chính, lái phụ và các nhân viên khác phù hợp với loại tàu bay.
+ Thực hiện nhiệm vụ điều khiển tàu bay.
Tiếp viên hàng không:
+ Đảm bảo an toàn cho hành khách trong chuyến bay.
+ Phục vụ trên tàu bay theo phân công của chỉ huy tàu bay.
Giáo viên huấn luyện bay:
+ Thực hiện huấn luyện bay cho thành viên tổ lái
+ Đánh giá nhân viên
Nhân viên chuyên ngành QLB
Nhân viên không lưu thực hiện các nhiệm vụ sau đối với chuyến bay:
+ Điều hành bay: Kiểm soát mặt đất, kiểm soát tại sân, kiểm soát tiếp cận, kiểm soát
đường dài.
+ Thông báo bay.
+ Tư vấn không lưu.
+ Báo động
Nhân viên không lưu: bao gồm
+ Nhân viên thủ tục bay.

+ Nhân viên thông báo hiệp đồng bay.
+ Kiểm soát viên mặt đất tại sân bay.
+ Kiểm soát viên không lưu tại sân bay.
+ Kiểm soát viên tiếp cận rada, không ra đa.
+ Kiểm soát viên đường dài ra đa, không ra đa.
+ Kíp trưởng không lưu.
+ Huấn luyện viên không lưu
+ Nhân viên đánh tín hiệu
+ Kiểm soát viên không lưu
+Trợ giúp tổ lái trong tình huống khẩn nguy
+ Cung cấp cho tổ lái các tin tức cần thiết để đảm bảo an toàn, hiệu quả chuyến bay.
+ Thông báo các tin tức nhận được từ tổ lái cho các cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm
hoạt động bay khác có liên quan.
+ Kiểm soát viên mặt đất:
+ Kiểm soát hoạt động của tàu bay từ vị trí đỗ đến vị trí chờ trước khi vào đường
cất hạ cánh và từ khi tàu bay rời khỏi đường cất hạ cánh đến vị trí đỗ tại sân bay.
+ Kiểm soát và điều hành các hoạt động của tàu bay, người và phương tiện kỹ
thuật phục vụ bay tại khu vực kiểm soát mặt đất.
+ Phối hợp với đài kiểm soát tại sân bay, các cơ sở của doanh nghiệp cảng hàng
không trong việc khai thác an toàn, hiệu quả cầu dẫn hành khách và vị trí đỗ tại sân đỗ tàu
bay
+ Huấn luyện viên không lưu
+ Xây dựng, thực hiện chương trình huấn luyện cho kiểm soát viên không lưu.
+ Tham gia kiểm tra cấp, gia hạn giấy phép, năng định kiểm soát không lưu, kiểm
tra nâng bậc cho kiểm soát viên không lưu trong đơn vị.
+ Thực hiện huấn luyện phương thức mới và cách khai thác hệ thống kỹ thuật,
trang bị, thiết bị cho kiểm soát viên không lưu.


+ Nhân viên thủ tục bay

+ Nhận kế hoạch hoạt động bay, kiểm tra, đối chiếu các chi tiết trong kế hoạch bay
không lưu.
+ Phát số liệu trong kế hoạch bay không lưu trên mạng viễn thông hàng không
(ATN) đến các cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu có liên quan trong nước và quốc tế.
+ Nhận, xử lý, lưu trữ điện văn không lưu
+ Nhận giờ cất cánh, hạ cánh qua mạng viễn thông hàng không (ATN) theo quy
định và thông báo các giờ này cho các cơ quan, đơn vị có liên quan
+ Thông báo kịp thời các tin tức liên quan đến chuyến bay bị chậm trễ so với kế
hoạch bay đã dự định.
+ Hiệp đồng với các cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu và các cơ quan, đơn vị khác
có liên quan đảm bảo điều hoà cho hoạt động bay tại sân bay.
+ Kíp trưởng kiểm soát không lưu:
+ Bố trí, điều chỉnh hợp lý và chỉ dẫn các kiểm soát viên không lưu thực hiện nhiệm
vụ trong toàn bộ ca trực
+ Duy trì đầy đủ và chính xác sổ nhật ký không lưu (ATS log)
+ Thường xuyên kiểm tra số liệu trên màn hình, kênh liên lạc, các điện văn phát đi
và lưu ý kiểm soát viên không lưu của kíp trực chú ý tránh việc nhầm lẫn, bỏ sót, không
đúng nguyên tắc hoặc sử dụng phương thức không theo tiêu chuẩn.
+ Tiến hành việc báo động theo phương thức quy định
+ Nhân viên hiệp đồng thông báo bay:
+ Nhận các phép bay do cơ quan thẩm quyền cấp
+ Lập kế hoạch hoạt động bay theo ngày, theo mùa
+ Thông báo kế hoạch hoạt động bay tới các đầu mối liên quan và hiệp đồng triển
khai thực hiện phép bay.
+ Theo dõi, giám sát diễn biến hoạt động bay
+ Hiệp đồng với các cơ sở điều hành bay dân dụng, các cơ quan, đơn vị quản lý
vùng trời, quản lý bay thuộc Bộ quốc phòng để đảm bảo an toàn cho hoạt động bay.
+ Phối hợp xử lý theo thẩm quyền các trường hợp bất thường, thông báo và đưa ra
các thông tin, khuyến cáo trong quá trình thông báo, hiệp đồng bay.
+ Nhân viên đánh tín hiệu:

+ Đánh tín hiệu hướng dẫn cho tàu bay vào, ra sân đỗ theo luồng đường quy định
+ Phối hợp thực hiện dẫn dắt tàu bay theo huấn lệnh của bộ phận kiểm soát mặt
đất hoặc của đài kiểm soát tại sân bay.
+Nhân viên thông báo tin tức hàng không:
+ Thu thập, xử lý, cung cấp, trao đổi dịch vụ thông báo tin tức hàng không cho các
cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước theo quy định
+Nhân viên thông tin, dẫn đường, giám sát HK
+ Thực hiện nhiệm vụ khai thác thiết bị truyền tin mạng viễn thông cố định hàng
không (AFTN), khai thác thiết bị thông tin sóng cao tần không - địa (HF A/G), khai thác
thiết bị thông tin sóng cực ngắn (VHF), kiểm tra hiệu chuẩn thiết bị phù trợ dẫn đường,
giám sát hàng không, thực hiện việc bảo dưỡng các thiết bị thông tin, dẫn dường, giám sát
hàng không.
+Nhân viên khí tượng hàng không:
+ Khai thác, bảo dưỡng, sữa chữa thiết bị khí tượng.
+ Thu thập, phân tích, xử lý số liệu khí tượng, lập bản tin dự báo, cảnh báo thời tiết.
+ Cung cấp thông tin khí tượng cho các cá nhân, tổ chức liên quan đến hoạt động
bay.
+Nhân viên điều độ, khai thác bay:
+ Lập kế hoạch bay của người khai thác tàu bay.
+ Trợ giúp tổ lái trong quá trình thực hiện chuyến bay.
+Nhân viên an ninh hàng không:
+ Nhân viên an ninh soi chiếu
+ Nhân viên an ninh kiểm soát


+ Nhân viên an ninh cơ động
Nhiệm vụ
+ Kiểm tra, giám sát an ninh hàng không tại các khu vực hạn chế của cảng HK, SB.
+ Duy trì trật tự tại khu vực công cộng, khu vực hạn chế tại cảng HK, SB.
+ Tuần tra, canh gác vành đai cảng HK, SB

+ Đảm bảo an ninh chuyến bay.
+Nhân viên điều khiển, vận hành trang thiết bị phương tiện tại khu bay:
+ Điều khiển, vận hành trang thiết bị phương tiện phục vụ chuyến bay đi, đến tại
cảng HK, SB.
+ Vận hành các trang thiết bị như xe dẫn tàu bay, xe xăng dầu, xe đẩy kéo tàu bay,
xe chở HK, hàng hóa, xe thang…
+Nhân viên khai thác mặt đất phục vụ chuyến bay
+ Kiểm tra và làm thủ tục vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hóa tại cảng
HK,SB.
+ Cân bằng trọng tải tàu bay, vệ sinh tàu bay, xếp dỡ hành lý, hàng hóa, kiểm tra
hàng nguy hiểm trước khi đưa lên tàu bay…..
+Nhân viên khai thác mặt đất phục vụ chuyến bay
Phục vụ hành khách
+ Nhân viên thủ tục hành khách
+ Nhân viên phục vụ HK đến, chuyển tiến
+ Nhân viên phục vụ hành khách đặc biệt
+ Nhân viên phục vụ hành lý
+ Nhân viên tìm kiếm hành lý thất lạc.
+ Nhân viên bán vé và thu tiền hành lý quá cước
+ Nhân viên phát thanh
+Nhân viên khai thác mặt đất phục vụ chuyến bay
- Tài liệu chất xếp
+ Nhân viên cân bằng trọng tải và hướng dẫn chất xếp.
+ Nhân viên Database
+ Nhân viên quản lý ULD (Unit Load Device)
- Phục vụ kỹ thuật sân đỗ
+ Nhân viên sửa chữa trang thiết bị.
+ Nhân viên lái và vận hành trang thiết bị mặt đất hàng không
+ Nhân viên bốc xếp tại sân đỗ.
+ Nhân viên vệ sinh máy bay

Các cơ quan đào tạo nhân viên hàng không.
- Học viện hàng không Việt Nam
- Trung tâm huấn luyện bay – FTC của VNA
- Trung tâm đào tạo của TIAGS.
- Trung tâm HL của Tcty Cảng HK: TSN, NB.
- Các công ty liên kết đào tạo hàng không (ASLIMEXCO, TransViet)
- Công ty CP Bay Việt
- Các trung tâm đào tạo của IATA, ICAO.
Chương 10: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG.



×