Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

HƯỚNG DẪN HỌC SINH ÔN TẬP PHẦN THƠ HIỆN ĐẠI TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN LỚP 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (380.63 KB, 33 trang )

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
HƯỚNG DẪN HỌC SINH ÔN TẬP
PHẦN THƠ HIỆN ĐẠI TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN LỚP 9
MỤC LỤC
Nội dung

Trang

PHẦN MỞ ĐẦU

1

1

Lí do chọn đề tài.

1

2

Đối tượng và phạm vi.

2

3

Phương pháp nghiên cứu.

2

4



Kế hoạch nghiên cứu.

3
PHẦN NỘI DUNG

4

1

Thực trạng việc hướng dẫn học sinh ôn tập phần thơ hiện đại
Việt Nam trong chương trình Ngữ văn 9.

4

2

Nguyên nhân của thực trạng.

5

3

Hướng dẫn ôn tập phần thơ hiện đại Việt Nam.

6

3.1

Lựa chọn sách, tài liệu ôn tập.


6

3.2

Xây dựng kế hoạch ôn tập và kiểm tra.

7

3.3

Ôn tập theo vấn đề và nhóm tác phẩm.

9

3.4

Học theo ý kết hợp giữa kiến thức Văn với tiếng Việt và tập làm
văn

11

4

Một số kết quả thu được

29

PHẦN KẾT LUẬN
Tài liệu tham khảo


30
31

i


HƯỚNG DẪN HỌC SINH ÔN TẬP
PHẦN THƠ HIỆN ĐẠI TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN LỚP 9
PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
1.1 Cơ sở lí luận
Điều 2 của Luật Giáo dục 2005 đã ghi rõ “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con
người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề
nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và
bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ...”
Trong chương trình của cấp học THCS, môn Ngữ văn có một vị trí quan trọng
đặc biệt. Ngoài việc cung cấp kiến thức như các môn học khác, môn Ngữ văn còn góp
phần to lớn trong việc bồi dưỡng tư tưởng tình cảm cho các em học sinh: biết yêu
thương, quý trọng gia đình, thầy cô, bạn bè, có lòng yêu nước, biết hướng tới những
tư tưởng cao đẹp như lòng nhân ái, tinh thần tôn trọng lẽ phải, sự công bằng, lòng
căm ghét cái ác, cái xấu, bước đầu các em có năng lực cảm thụ các tác phẩm có giá trị
nhân văn cao cả. Đó chính là việc trang bị những cảm xúc nhân văn cho mỗi học sinh,
giúp các em hướng tới giá trị Chân - Thiện - Mỹ. Nhờ có môn Ngữ văn mà nhất là
văn, thơ mà đời sống tinh thần của con người ngày càng giàu có, phong phú, tinh tế
hơn. Tâm hồn trở nên bớt chai sạn, thờ ơ, bàng quan trước những số phận, cảnh đời
diễn ra xung quanh mình hàng ngày, trước thiên nhiên và tạo vật. Điều này càng quan
trọng khi chúng ta đang sống trong guồng quay hối hả của cuộc sống hiện đại. Văn
học nói chung và thơ nói riêng đã bồi đắp cho học sinh lòng yêu nước, thái độ trân

trọng truyền thống, và ngôn ngữ Mẹ đẻ...
1.2 Cơ sở thực tiễn
Như chúng ta đều biết, từ khi thực hiện chương trình SGK mới đến nay, vấn đề
thi vào lớp 10 THPT nhất là đối với bộ môn Ngữ văn và Toán luôn được các thầy, cô
giáo, các em học sinh, các bậc cha mẹ học sinh, các cấp các ngành và toàn thể nhân
dân quan tâm. Với quy định về cách tính điểm, môn Ngữ Văn chiếm 2/5 tổng số điểm
và góp phần quan trọng vào kết quả tuyển sinh đầu cấp của mỗi nhà trường và toàn
ngành GD- ĐT.
Đề thi vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn của sở GD- ĐT Vĩnh Phúc đã nhiều năm
có nhiều câu hỏi liên quan đến phần thơ hiện đại Việt Nam lớp 9. Người ta có thể
kiểm tra học sinh về phần những nội dung của văn bản; lại cũng có thể yêu cầu học
1


sinh phải bộc lộ khả năng cảm thụ tác phẩm văn chương ở những mức độ, những khía
cạnh khác nhau.
Xét về nội dung chương trình Ngữ văn THCS hiện hành, phần thơ hiện đại là
một phần quan trọng không thể thiếu trong tổng thể những nội dung được đưa vào
giảng dạy. Việc giúp học sinh ôn tập đầy đủ được những kiến thức cơ bản về các tác
giả, tác phẩm thuộc mảng kiến thức này từ đó giải quyết yêu cầu đề bài là một điều
hết sức quan trọng và cần thiết.
Ai cũng biết rằng, chất lượng giảng dạy và học tập môn Ngữ văn nói chung và
phần thơ hiện đại nói riêng do nhiều yếu tố quyết định, chi phối: chương trình, sách
giáo khoa, giáo án, phương pháp giảng dạy của thầy cô, ý thức, thái độ học tập của
trò. Trên thực tế, khi ôn tập đơn vị kiến thức này cho học sinh, phần lớn các em học
sinh vẫn chưa có kế hoạch ôn tập, chưa biết cách ôn tập cho có hiệu quả, các thầy
giáo, cô giáo trong nhà trường vẫn còn lúng túng, chưa hướng dẫn đầy đủ cho học
sinh về nội dung, phương pháp ôn tập. Điều này có lí do vừa khách quan, vừa chủ
quan. Tuy nhiên chính sự lúng túng này đã ảnh hưởng rất lớn đến kết quả thi vào
THPT của các em học sinh, kết quả giảng dạy của giáo viên, thứ tự xếp loại của nhà

trường.
Chính vì vậy, tại buổi trao đổi hôm nay, chúng tôi mạnh dạn trình bày một số ý
kiến về việc “ Hướng dẫn học sinh ôn tập phần thơ hiện đại trong chương trình
Ngữ văn lớp 9” những mong đóng góp một tiếng nói để cùng tháo gỡ một vấn đề có
tính thời sự đang được đông đảo mọi người quan tâm. Hi vọng sẽ được các thầy, cô
đồng cảm và cùng chia sẻ.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1 Đối tượng nghiên cứu
- Các tác phẩm( đoạn trích) thơ hiện đại Việt Nam lớp 9
- Các đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT
- Các nội dung và phương pháp ôn tập thơ hiện đại lớp 9 của học sinh
2.2 Phạm vi nghiên cứu
- Học sinh THCS Yên Bình – Vĩnh Tường
3. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp quan sát
- Phương phá thống kê, so sánh, tổng hợp
- Phương pháp thực nghiệm
2


4. Kế hoạch nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 8/2012 – 1/2014
- Viết chuyên đề: 2/2014

3


PHẦN NỘI DUNG
1. Thực trạng hướng ôn tập phần thơ hiện đại Việt Nam trong chương trình Ngữ
văn lớp 9

Phần thơ hiện đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn lớp 9 dù chỉ có 11 văn
bản nhưng khi ôn tập phần này, học sinh gặp rất nhiều khó khăn như không thể thuộc
được các văn bản thơ; không nắm chắc được tiểu sử tác giả, có khi lại nhớ nhầm bài
thơ này của tác giả kia; học xong nội dung nghệ thuật của bài thơ này thì lại quên nội
dung nghệ thuật của bài thơ đã học trước đó; một số học sinh lại chưa biết phân chia
thời gian học như thế nào cho lý giữa các phần trong môn Văn; cũng có những học
sinh lại gặp khó khăn trong việc viết phần mở bài hoặc phân tích thế nào cho đủ ý khi
viết phân tích một bài thơ(đoạn thơ). Cũng có học sinh chia sẻ rằng mặc dù em đã rất
nhớ một nội dung khi thầy cô giáo kiểm tra nhưng chỉ qua một vài tuần em lại không
thể nhớ một cách chính xác và đầy đủ nội dung ấy. Có em nói rằng không biết nên
chọn sách, tài liệu tham khảo nào để ôn tập cho phù hợp vì mỗi sách viết một kiểu, ....
Trong khi đó, số tiết trong chương trình dành để ôn tập cho phần thơ chỉ có 2
tiết ôn tập phần thơ( 127-128) và có một phần trong 2 tiết Tổng kết Văn học (167168). Như vậy khi tiến hành dạy – học tiết ôn tập, giáo viên và học sinh chỉ ôn tập
một số nội dung mà không thể ôn tập được toàn bộ nội dung các văn bản thơ hiện đại.
Về phía giáo viên giảng dạy, qua trao đổi với một số đồng nghiệp, tôi nhận
thấy, một số thầy cô giáo khi dạy chưa quan tâm nhiều đến việc hướng dẫn học sinh
như thế nào để học sinh ôn tập phần thơ hiện đại cũng như phần Văn nói chung trong
chương trình Ngữ văn lớp 9. Một số thầy cô cũng chưa có hướng dẫn cụ thể từng nội
dung của phần thơ hiện đại. Chính vì thế những kiến thức về phần thơ hiện đại không
được nắm đầy đủ, kết quả bộ môn Ngữ văn thấp, kết quả thi tuyển sinh vào lớp 10
môn Ngữ văn điểm không đạt được chỉ tiêu đề ra.
Khảo sát kết quả ôn tập phần thơ hiện đại
Kết quả
Tình trạng
Chưa áp dụng
(2011-2012)

SL
HS
82


Giỏi

Khá

TB

Yếu

Kém

TS

%

TS

%

TS

%

TS

%

TS

%


4

4.88

25

30.49

26

31.71

24

29.27

3

3.66

4


2. Nguyên nhân của thực trạng
Khi tìm hiểu nguyên nhân của việc ôn tập phần thơ hiện đại Việt Nam lớp 9
chưa đạt yêu cầu của bộ môn, chúng tôi nhận thấy rằng:
Về phía học sinh:
Thứ nhất là do học sinh học tủ, học lệch: đó là việc học mà người học chỉ học,
ôn tập những bài nào mình thích, còn những bài mình không thích thì chỉ học qua loa.

Có bạn thì dựa vào các đề thi năm trước hoặc nghe bạn bè mà dự đoán vào phần văn
hay phần thơ để học thậm chí chỉ học một số bài mà mình cho là có khả năng sẽ thi
vào để học. Cũng có những em chỉ học khi sắp có tiết kiểm tra hoặc học để đối phó.
Thứ hai là do học sinh chưa biết sắp xếp, phân chia thời gian học cho hợp lý.
Có lúc chỉ tập trung vào một môn nào đó mà bỏ hẳn môn Ngữ văn nói chung, phần
thơ hiện đại nói riêng nên khi bắt tay vào việc ôn tập lại thì thấy như là học từ đầu.
Ông cha ta xưa có câu: “Văn ôn, võ luyện”, nếu các em không ôn tập thường xuyên,
lâu dần kiến thức sẽ mai một nên việc ôn tập sẽ rất mất nhiều thời gian. Cũng có
những em chưa biết sắp xếp thời gian ôn tập cụ thể trong một ngày nên cũng chưa đạt
hiệu quả cao nhất.
Thứ ba là các em chưa biết chi nhỏ nội dung để ôn tập mà khi học bài nào là ôn
tập cho xong nên khi thấy khối lượng kiến thức lớn các em sẽ chán nản thành ra ngại
học, lười học.
Thứ tư là các em chưa biết cách học từng nội dung thế nào cho dễ thuộc, dễ
nhớ và nhanh nhất. Rất nhiều em chỉ biết đọc xong thì nhẩm lại nên khi quên một từ
là quên luôn cả câu, cả nội dung của một phần, của cả bài.
Thứ năm là nhiều em muốn tìm hiểu thêm trong sách tham khảo, trên mạng
internet, ... tuy nhiên lại không biết được thông tin trên tài liệu đó có đáng tin cậy
không.
Về phía các thầy cô giáo:
Chưa hướng dẫn cho học sinh xây dựng kế hoạch ôn tập cho phù hợp. Các thầy
cô giáo nghĩ rằng, khi học đến phần thơ sẽ kiểm tra các nội dung về thơ hoặc sẽ kiểm
tra ở phần chuyên đề nên chưa định hướng cho học sinh kế hoạch học tập cụ thể. Một
số thầy cô cũng chưa hướng dẫn cách học từng nội dung như việc: không thuộc được
văn bản thơ, nhớ nội dung – nghệ thuật chưa chính xác, ....
Tìm hiểu thực trạng và nguyên nhân của thực trạng việc ôn tập thơ hiện đại đã
thôi thúc chúng tôi tìm cách hướng dẫn học sinh ôn tập phần thơ hiện đại Việt Nam để
các em đạt kết quả cao nhất.
5



3. Hướng dẫn học sinh ôn tập phần thơ hiện đại Việt Nam lớp 9
3.1 Lựa chọn sách, tài liệu để ôn tập
Ngoài bài giảng của thầy cô, khi ôn tập nội dung kiến thức đã học học sinh cần
phải dựa vào sách, tài liệu. Cũng như môn Toán, sách tham khảo cho môn Ngữ văn
rất nhiều về chủng loại, về tác giả, về nhà xuất bản. Do đó chọn sách ôn thi là một
trong những bước quan trọng giúp các em học sinh thành công trong việc ôn thi tuyển
sinh vào lớp 10 THPT, cao đẳng, đại học. Tuy nhiên, để chọn cho mình những cuốn
sách hữu ích đòi hỏi các bạn phải biết chọn lọc và xác định rõ mục tiêu mua sách. Để
bổ sung kiến thức, phương pháp làm bài thì học sinh có thể chọn mua một số sách
hướng dẫn ôn thi. Nhưng các em chỉ nên chọn mua số lượng vừa phải để tập trung ôn
luyện, tránh tình trạng bị “tẩu hoả nhập ma” vì mỗi cuốn nói một kiểu. Các em cũng
phải cẩn thận vì có nhiều trường hợp tên sách khác nhau nhưng nội dung bên trong lại
giống nhau y hệt, nếu không chọn lựa kỹ càng sẽ rơi vào tình cảnh “trăm quyển như
một”.
Nhiều bạn học sinh đã rơi vào trường hợp “dở khóc dở cười” khi rơi vào hoàn
cảnh này: rất hí hửng vì mua được mấy cuốn sách hay ho, nhưng về sau thì tá hoả khi
nhiều nội dung hai cuốn giống nhau đến từng chữ.
Để tăng hiệu quả khi mua sách, các em học sinh có thể tham khảo ý kiến của
các thầy cô, bạn bè để lựa chọn được những cuốn sách phù hợp với khả năng của
mình. Bên cạnh đó cũng cần chọn sách của những nhà xuất bản uy tín. Qua quá trình
hướng dẫn, chúng tôi thấy có một số sách tốt cho việc ôn tập như: Tài liệu ôn thi vào
lớp 10 THPT môn Ngữ Văn( Nhà xuất bản ĐHSP), ...
Bên cạnh đó, giáo viên cũng nên hướng dẫn học sinh ôn tập trên mạng internet.
Thông tin trên các trang web cũng rất đa dạng và phong phú của cả các thầy cô giáo
và của cả các em học sinh trên mọi miền, cả trong nước và ngoài nước. Các trang các
em có thể tham khảo như: thi.moet.gov.vn, dethi.violet.vn, vinhphuc.edu.vn.... Tuy
nhiên, cũng cần nhớ rằng hầu hết các thông tin này chỉ để tham khảo vì chúng chưa
được kiểm chứng. Vì vậy, khi tham khảo cần phải có sự chọn lọc.
Khi ôn tập kiến thức, nếu có nội dung có sự sai khác (như ngày sinh của tác giả,

quê quán, năm sáng tác, ...) giữa sách giáo khoa và sách tham khảo ,... thì phải căn cứ
vào nội dung trong sách giáo khoa.

6


3.2 Xây dựng kế hoạch ôn tập và kiểm tra
3.2.1 Xây dựng kế hoạch ôn tập
Kế hoạch là một tập hợp những hoạt động được sắp xếp theo lịch trình có thời
hạn, nguồn lực, ấn định những mục tiêu cụ thể và xác định những biện pháp tốt nhất
để thực hiện một mục tiêu cuối cùng đã đặt ra. Vì thế, bất cứ một công việc gì cũng
đều phải có kế hoạch. Một vụ lúa trong thời gian khoảng 3-4 tháng cũng phải có kế
hoạch gieo trồng từ lúc ủ mạ cho đến khi gặt hái.
Với việc học tập, xây dựng kế hoạch lại càng quan trọng. Để có kết quả cao
nhất, người giáo viên có thể gợi ý, hướng dẫn để học sinh thiết kế xây dựng kế hoạch
ôn tập. Phần thơ hiện đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn 9 gồm 11 văn bản,
trong đó có 2 văn bản là tự học có hướng dẫn( Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng
mẹ - Nguyễn Khoa Điềm, Con cò – Chế Lan Viên) và được phân chia trong 2 học kỳ:
học kì I gồm có 6 văn bản(1 văn bản tự học có hướng dẫn), học kì II có 5 văn bản (1
văn bản tự học có hướng dẫn). Như vậy, để ôn tập có hiệu quả, cần phải xây dựng kế
hoạch ôn tập một cách hợp lý để đảm bảo việc vừa ôn tập được phần thơ và các phần
khác trong phân môn Văn cũng như trong bộ môn Văn nói riêng vừa ôn tập được các
bộ môn khác. Việc hướng dẫn học sinh xây dựng kế hoạch học tập cũng là để học
sinh nắm được hệ thống các văn bản thơ trong chương trình, các nội dung cần học, ôn
tập ngay từ đầu. Vì thế cần phải chia nhỏ các nội dung để học qua đó nắm chắc các
nội dung đã học, đã ôn tập. Không chỉ chia các nội dung, kế hoạch ôn tập cũng cần
phải thể hiện sự phân chia thời gian một cách hợp lý. Phần thơ hiện đại Việt Nam
trong chương trình gồm 14 tiết( Học kỳ I 8 tiết, Học kì II 6 tiết). Vì thế, ít nhất trong
hai học kì, học sinh cũng phải dành khoảng thời gian tương ứng một các hợp lý để
tiến hành cho việc ôn tập( nếu 1 tiết trên lớp tương ứng với 2 tiết ôn tập ở nhà thì sẽ

cần khoảng 28 tiết). Tùy theo từng cách học của mỗi học sinh mà có thể có nhiều cách
xây dựng kế hoạch ôn tập. Sau đây là một số cách ôn tập có hướng dẫn cho học sinh:
- Ôn tập theo cách “cuốn chiếu”: Nghĩa là sau khi học xong văn bản nào thì tiến hành
ôn tập hết văn bản ấy như người ta cuốn chiếu từ giới thiệu về tác giả, hoàn cảnh sáng
tác, phần văn bản thơ, giá trị nội dung – nghệ thuật, … Vì một tuần có thể học 2 văn
bản thơ nên có thể lập kế hoạch:
HỌC KÌ I
Stt

Tuần

Văn bản

1

10

Đồng chí – Chính Hữu

2

11

Bài thơ về tiểu đội xe không kính –

Ghi chú

7



Phạm Tiến Duật
3

12-13

Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận

4

14-15

Bếp lửa

5

16

Ánh trăng – Nguyễn Duy

6

17

Khúc hát ru những em bé lớn trên
lưng mẹ - Nguyễn Khoa Điềm

HỌC KÌ II
Stt

Tuần


Văn bản

Ghi chú

7

25

Viếng lăng Bác

8

26

Con cò

9

27-28

10

29

Sang thu

11

30


Nói với con

Mùa xuân nho nhỏ

Phần ghi chú để học sinh có thể bố trí, sắp xếp ngày, thời lượng cho các nội
dung một cách hợp lý,
- Cũng có thể lập kế hoạch ôn tập theo kiểu “da báo”. Tức là chia nhỏ các văn bản
thơ thành các phần để học tập sao cho vừa ngắn gọn, dễ dàng ghi nhớ cho học sinh.
Đây cũng là cách lập kế hoạch vừa sức cho cho những học sinh trung bình. Cách lập
kế hoạch này giúp học sinh ôn tập những nội dung từ dễ đến khó, từ đơn giản đến
phức tạp. Có thể chia thành các phần như: tác giả, văn bản thơ, giá trị nội dung – nghệ
thuật, viết các đoạn văn, .... Có thể hướng dẫn học sinh xây dựng kế hoạch như sau:
Tên văn bản

Nội dung ôn tập
Tác giả

Văn
bản thơ

Nội dung –
Nghệ thuật

Viết
đoạn

Ghi
chú


Đồng chí
Bài thơ về ...
Đoàn thuyền đánh cá
Bếp lửa
Khúc hát ru những em
bé lớn trên lưng mẹ*
8


Ánh trăng
Con cò*
Viếng lăng Bác
Mùa xuân nho nhỏ
Sang thu
Nói với con
* Những bài: Tự học có hướng dẫn
Trong mỗi ô tương ứng với các phần, học sinh có thể tự điền thời gian ôn tập cho phù
hợp nhất.
3.2.2 Xây dựng kế hoạch kiểm tra
Cũng cần phải nói thêm rằng, sau khi học, ôn tập kỹ rồi chưa phải đã xong. Một
nội dung đã nhớ, đã nắm được học sinh khá, giỏi có thể nhớ lâu, nhớ tốt nhưng với
những học sinh trung bình các em lại rất hay quên nên cần phải ôn lại thường xuyên
thì mới nắm chắc, nhớ lâu.
Vì thế, cùng với việc lập kế hoạch ôn tập thì giáo viên cũng cần hướng dẫn cho
học sinh kế hoạch kiểm tra các nội dung đã học. Có thể học sinh tự lập nhóm học tập
và các em tự kiểm tra lẫn nhau. Tuy nhiên số học sinh có ý thức học tập tự giác là rất
ít nên cần có sự kiểm tra của người giáo viên. Các thầy cô giáo cũng cần linh hoạt
trong cách kiểm tra đánh giá: có thể kiểm tra trong giờ học chính khóa, giờ học
chuyên đề; kiểm tra báo trước hoặc không báo trước nội dung và cần phải căn cứ vào
kế hoạch đã lập của học sinh để kiểm tra, đánh giá.

3.3 Ôn tập theo vấn đề và nhóm tác phẩm.
Bên cạnh việc phải nhớ chính xác tên tác giả, tác phẩm(đoạn trích), hoàn cảnh
ra đời, nội dung - nghệ thuật và đọc thuộc lòng bài thơ(đoạn thơ), các em còn phải
biết tập hợp các tác phẩm thành từng nhóm để thấy được nét chung của chúng đồng
thời thấy rõ hơn vẻ đẹp độc đáo của từng tác phẩm.
3.3.1 Hình ảnh người lính
Từ sau khi giành được độc lập năm 1945, đất nước ta đã phải trải qua một thời
kỳ gian khổ: diệt giặc đói, giặc dốt và nhất là phải chống lại sự xâm lược của thực dân
Pháp và đế quốc Mỹ. Chính vì thế mà hình ảnh người lính đã trở thành một đề tài nổi
bật của văn học, nhất là thơ. Các bài thơ về hình ảnh người lính trong chương trình
Ngữ văn 9 là những bài thơ tiêu biểu cho tững thời kỳ: “Đồng chí”(1948) của Chính
9


Hữu là hình ảnh người lính thời kỳ chống Pháp, “Bài thơ về tiểu đội xe không
kính”(1969) của Phạm Tiến Duật là hình ảnh người lính(lính lái xe) thời chống Mỹ.
“Ánh trăng” (1978) của Nguyễn Duy là hình ảnh của người lính sau chiến tranh.
Mỗi bài thơ – mỗi hình ảnh người lính cách mạng với vẻ đẹp trong tích cách và
tâm hồn. Nhưng mỗi bài thơ lại khai thác những nét riêng và đặt họ trong những hoàn
cảnh khác nhau.
- Đồng chí( Chính Hữu) viết về người lính người lính thời kỳ đầu của cuộc kháng
chiến chống Pháp, khi chúng ta đang rất thiếu thốn và gặp nhiều khó khăn. Những
người lính trong bài thơ xuất thân từ nông dân, nơi những làng quê nghèo khó, tình
nguyện và hăng hái đi chiến đấu. Nét tiêu biếu của người lính(cũng như nhan đề tác
phẩm) là tình đồng chí, đồng đội. Chính vì thế, bài thơ đã tập trung thể hiện vẻ đẹp và
sức mạnh của tình đồng chí, đồng đội ở những người lính cách mạng.
- Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật lại khắc họa hình ảnh những
chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ
đang diễn ra ác liệt. Bài thơ đã làm nổi bật tư thế ung dung, lạc quan, tinh thần dũng
cảm, bất chấp khó khăn nguy hiểm và ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam - một

hình ảnh tiêu biểu cho thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.
- Còn Ánh trăng của Nguyễn Duy lại nói về những suy ngẫm của người lính đã qua
thời chiến tranh, nay sống trong hòa bình, giữa thành phố. Bài thơ đã gợi lại những
năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính với đất nước, với đồng đội để từ
đó nhắc nhở về đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ.
3.3.2 Tình cảm gia đình
Tình cảm gia đình cũng là một đề tài được các nhà biên soạn sách giáo khoa
đưa khá nhiều vào trong phần thơ hiện đại Việt Nam. Đó là tình bà cháu trong bài thơ
Bếp lửa của Bằng Việt, là tình mẫu tử, phụ tử trong bài Nói nới con của Y Phương,
Con cò của Chế Lan Viên, Khúc hát ru những em bé trên lưng mẹ của Nguyễn Khoa
Điềm. Khi ôn tập, các em cần thấy được điểm chung và những nét riêng của mỗi bài
thơ.
Nét chung của các bài thơ này là thể hiện tình cảm gia đình, tình mẹ con thiêng
liêng, thắm thiết.
Nét riêng: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ(1971) thể hiện sự thống
nhất của tình yêu con với lòng yêu nước, gắn bó với cách mạng, ý chí chiến đấu của
người mẹ dân tộc Tà-ôi trong hoàn cảnh hết sức gian khổ ở chiến khu miền Tây Thừa
Thiên trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Con cò lại khai thác và phát
triển tứ thơ từ hình tượng con cò trong ca dao, hát ru để ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa
10


của lời ru đối với cuộc đời của mỗi con người. Nói với con lại là sự kết hợp giữa tình
cảm thắm thiết của cha mẹ đối với con cái, tình yêu quê hương sâu nặng cùng niềm tự
hào về truyền thống, sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của người dân tộc qua cách diễn tả
độc đáo, giàu hình ảnh của thơ ca miền núi.
3.3.3 Tình cảm đối với thiên nhiên, quê hương, đất nước với lãnh tụ
Thơ hiện đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn lớp 9 còn thể hiện tình cảm
của nhà thơ với thiên nhiên, với đất nước với lãnh tụ.
Là những cảm nhận hết sức tinh tế và hình ảnh giàu sức biểu cảm trong bài thơ

Sang thu của Hữu Thỉnh về sự chuyển mùa nhẹ nhàng mà rõ rệt của đất trời từ cuối hạ
sang đầu thu.
Là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời vả ước
nguyện được cống hiến cho đất nước, góp một “mùa xuân nho nhỏ” của mình vào
mùa xuân lớn của dân tộc trong Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải.
Đó còn là lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ và của mọi
người đối với Bác khi vào lăng viếng Bác.
3.4 Học theo ý kết hợp giữa kiến thức Văn với tiếng Việt và tập làm văn
Để giải quyết tốt các dạng đề, các em nên có cách ôn tập hợp lý sao cho đỡ tốn
thời gian mà có hiệu quả. Do mức độ, yêu cầu của đề, ở mỗi dạng nên có có cách ôn
tập thích hợp.
3.4.1 Câu hỏi tự luận ngắn
3.4.1.1 Về văn bản thơ
Khác với văn bản truyện, văn bản thơ đòi hỏi các em phải nhớ nhiều hơn. Để
học thuộc văn bản thơ, các em có thể chia văn bản thành các phần(theo nội dung), đọc
một vài lần rồi nhẩm lại. Nếu những em học sinh khó học thuộc, có thể hướng dẫn
học sinh ghi các từ đầu của mỗi dòng thơ rồi đọc lại. Đến khi đọc trôi chảy có thể
xóa(hoặc che) một vài từ đến che tất cả các từ đó và nhẩm lại một vài lần. Đọc thuộc
rồi xong cũng có thể lại quên rất nhanh nên các em cần phải nhẩm lại sau một thời
gian nhất định( Nếu nhẩm lại vào buổi sáng là tốt nhất).
Với các thầy cô giáo, khi dạy phần thơ, có thể cho học sinh đọc thuộc lòng thay
bằng việc đọc văn bản trong sách và lấy điểm. Đó cũng là việc làm khuyến khích học
sinh đọc thuộc thơ nhiều hơn.
Khi kiểm tra phần đọc thơ, cũng cần chú ý đến các dấu câu trong đoạn thơ như
dấu gạch ngang, dấu hỏi, ...
11


3.4.1.2 Về tác giả
Nếu như mỗi tác phẩm là một đứa con tinh thần của nhà thơ thì tác giả chính là

người cha tinh thần của nó. Vì thế khi ôn tập các văn bản thơ, người học cũng phải
nắm được những nét khái quát nhất về tác giả đã sáng tác nên bài thơ. Kiểm tra về tác
giả cũng là kiểm tra về kiểu bài thuyết minh đã học ở lớp 8 và HK I lớp 9,
Để trả lời, học sinh phải trình bày những nét khái quát nhất về tác giả. Mỗi tác
giả đều sinh ra và lớn lên ở những miền quê khác nhau, sống ở những giai đoạn lịch
sử khác nhau, khi làm thơ thường lấy bút danh, có những phong cách sáng tác khác
nhau ...Vì vậy để nắm chắc về từng tác giả các em nên học theo sơ đồ cấu trúc:

Về hoạt động cách mạng
- Tác giả Chính Hữu tham gia Trung đoàn Thủ đô năm 1946 và hoạt động trong suốt
hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ
- Tác giả Nguyễn Duy: gia nhập quân đội, vào bình chủng thông tin, tham gia chiến
đấu ở nhiều chiến trường.
- Nhà thơ Y Phương: nhập ngũ năm 1968, phục vụ quân đội đến năm 1981 chuyển về
công tác tại Sở văn hóa – Thông tin tỉnh Cao Bằng.

12


Về hoạt động văn học: có thể nêu quá trình làm thơ, đặc điểm sáng tác và
những thành công
- Nhà thơ Huy Cận: trước cách mạng ông đã nổi tiếng trong phong trào thơ Mới với
tập thơ Lửa thiêng, sau cách mạng là một trong những nhà thơ tiêu biểu của nền thơ
ca hiện đại Việt Nam. Ông đã được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về
văn học nghệ thuật(1996)
Một số câu hỏi về tác giả có thể hướng dẫn học sinh ôn tập
Câu 1:
Viết một đoạn văn ngắn khoảng 10 - 12 câu giới thiệu về tác giả Huy Cận và
bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của ông
Gợi ý (về phần tác giả)

- Về tác giả:
+ Tên khai sinh là Cù Huy Cận
+ Quê: Ân Phú – Vụ Quang – Hà Tĩnh
+ Là nhà thơ nối tiếng trong phong trào thơ Mới với tập thơ "Lửa thiêng".
+ Tham gia cách mạng từ trước năm 1945, sau cách mạng giữ nhiều trọng trách trong
chính quyền cách mạng và đồng thời cũng là một trong những nhà thơ tiêu biểu của
nền thơ ca hiện đại Việt Nam.
+ Được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật(1996).
Câu 2:
Mở đầu một bài thơ có câu:
“Mọc giữa dòng sông xanh”
a. Hãy ghi lại chính xác những câu thơ nối tiếp để hoàn chỉnh khổ thơ.
b. Khổ thơ vừa được ghi lại trích trong bài thơ nào? Ai là tác giả?
c. Hãy viết một đoạn văn từ 5 đến 8 câu giới thiệu về tác giả và hoàn cảnh sáng
tác bài thơ.
Gợi ý (về tác giả)
- Thanh Hải tên thật là Phạm Bá Ngoãn(1930 – 1980)
- Quê: huyện Phong Điền tỉnh Thừa Thiên – Huế.

13


- Ông hoạt động văn nghệ từ cuối những năm kháng chiến chống Pháp. Trong thời kỳ
kháng chiến chống Mỹ cứu nước, ông ở lại quê hương hoạt động và là một trong
những cây bút có công xây dựng nền văn học cách mạng ở miền Nam từ những ngày
đầu.
3.4.1.3 Về giá trị nội dung nghệ thuật
Mỗi bài thơ có một giá trị nội dung nghệ thuật nhằm khơi gợi, bồi đắp về tâm
ồn, tình cảm các em học sinh. Nắm chắc nội dung nghệ thuật có thể bằng cách “Rút
xương cá” - ghi nhớ một số từ quan trọng. Với các này, giáo viên có thể hướng dẫn

học sinh vẽ sơ đồ tư duy để ôn tập.
VD:
Nội dung - nghệ thuật bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến
Duật có thể rút lại còn các từ theo sơ đồ sau:

14


- Nội dung nghệ thuật bài thơ Đồng chí của Chính Hữu có thể rút lại như sau:

Nắm chắc được nội dung và nghệ thuật, các em mới có thể trả lời được các câu
hỏi liên quan đến nội dung này. Các thầy cô có thể cho các em ôn tập các bài tập như
sau:
* Dạng 1: Bài tập về nội dung của cả bài thơ.
Câu 1
“ Mặt trời xuống biển như hòn lửa”.
(Đoàn thuyền đánh cá- Huy Cận)
a) Hãy chép chính xác 3 dòng thơ tiếp theo của bài thơ.
b) Nêu những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ Đoàn thuyền đánh
cá.
Câu 2
Trình bày những hiểu biết của em về nhà thơ Thanh Hải và tác phẩm Mùa
xuân nho nhỏ của ông.
Câu 3
a) Chép lại chính xác bốn dòng thơ cuối của bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy.
b) Trình bày ngắn gọn giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ đó.
15


* Dạng 2 Bài tập về nội dung về một khổ thơ, đoạn thơ.

Câu 4. Cho câu thơ:
“ Mặt trời xuống biển như hòn lửa”.
(Đoàn thuyền đánh cá- Huy Cận)
a) Hãy chép chính xác 3 dòng thơ tiếp theo của bài thơ.
b) Nêu nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ trên.
Câu 5
a. Chép chính xác khổ thơ đầu bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải
b. Nêu nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ đó.
Giáo viên cần lưu ý học sinh đọc kỹ yêu cầu của đề để trả lời vì có nhiều em
khi đọc đề chỉ đọc lướt qua, nhìn thấy tên bài thơ, tên tác giả, nội dung nghệ thuật là
trả lời luôn về nội dung nghệ thuật của cả bài chứ không phải một đoạn. Để trả lời câu
hỏi về nội dung của đoạn, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh dựa vào phần bố cục
của bài thơ.
3.4.1.4 Về các nội dung tích hợp với tiếng Việt và tập làm văn
Trong một văn bản thơ có thể tích hợp với nhiều kiến thức của các phân môn
khác. Vì thế khi hướng dẫn học sinh ôn tập, giáo viên có thề tích hợp ôn tập phần thơ
cũng như với các nội dung khác trong phần tiếng Việt, Tập làm văn như: Biện pháp tu
từ, thành phần câu, giá trị nội dung của một đoạn thơ.
Học sinh thường hay nhầm lẫn khi yêu cầu của đề l nêu cảm nhận về khổ thơ,
học sinh thường hay viết cảm nhận về cả bài thơ. Do vậy, đây cũng là nội dung cần
rèn luyện để học sinh nắm bắt từng bài theo yêu cầu của giáo viên.
Có một số bài tập để hướng dẫn học sinh ôn tập:
Câu 1:
Viết đoạn văn, trình bày cảm nhận của em về khổ thơ cuối bài bài thơ “Ánh
trăng” của Nguyễn Duy.
Gợi ý:
- Hình ảnh “trăng cứ tròn vành vạnh” là tượng trưng cho quá khứ nghĩa tình, thủy
chung, đầy đặn, bao dung, nhân hậu.
- Hình ảnh nhân hóa “ánh trăng im phăng phắc” mang ý nghĩa nghiêm khắc nhắc nhở,
là sự trách móc trong lặng im. Chính cái im phăng phắc của vầng trăng đã đánh thức

16


con người, làm xáo động tâm hồn người lính năm xưa. Con người “giật mình” trước
ánh trăng là sự bừng tỉnh của nhân cách, là sự trở về với lương tâm trong sạch, tốt
đẹp. Đó là lời ân hận, ăn năn day dứt, làm đẹp con người.
- Dòng thơ cuối dồn nén biết bao niềm tâm sự, lời sám hối ăn năn dù không cất lên
nhưng chính vì thế càng trở nên ám ảnh, day dứt.
- Nhà thơ tự nhắc nhở mình cũng như gửi gắm đến bạn đọc một thông điệp thấm thía:
Đừng bao giờ phản bội lại quá khứ dù đó là tốt đẹp hay khổ đau. Chính quá khứ là
nhân cách, là cái bóng vô hình mà mỗi con người không thể thiếu được và mỗi chúng
ta phải thực hiện tốt đạo lý “Uống nước nhớ nguồn, sống thật tình nghĩa thủy chung
với quá khứ”.
Câu 2:
Theo cách tổng - phân - hợp viết đoạn văn từ 7-10 câu phân tích hiệu quả nghệ
thuật tu từ trong hai câu thơ:
“Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa”.
(“Đoàn thuyền đánh cá” – Huy Cận)
Gợi ý:
- Phép tu từ so sánh nhân hóa,ẩn dụ được nhà thơ Huy Cận sử dụng rất thành công khi
khắc họa bức tranh hoàng hôn trên biển trong hai câu thơ đầu bài “Đoàn thuyền đánh
cá”.( Câu tổng hợp – khái quát)
- Mặt trời được ví với hòn lửa đem đến bức tranh hoàng hôn một vẻ đẹp rực rỡ, tráng
lệ và ấm áp chứ không hiu hắt, ảm đạm như trong thơ cổ.
- Quan sát tinh tế và so sánh chính xác tạo sự tương phản về màu sắc, mang sức gợi
mạnh mẽ về không gian.
- Biện pháp nhân hóa, ẩn dụ: gắn cho vật những hành động của con người như “sóng
cài then” – “đêm sập cửa” gợi cảm giác vũ trụ như một ngôi nhà lớn với màn đêm
buông xuống là cánh cửa và những con sóng là then cài.

- Hình ảnh thơ cho thấy thiên nhiên vũ trụ gần gũi với con người – khi đêm xuống
cũng có đốt lửa, đóng cửa, cài then. Đó cũng là ngôi nhà thân thuộc của mỗi ngư dân.
- Có thể nói, hai câu thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên và lòng yêu mến cuộc đời của
nhà thơ Huy Cận.( Câu tổng hợp – khái quát)
17


Câu 3:
Viết một đoạn văn ngắn, trình bày cảm nhận của em về hình ảnh “Đầu súng
trăng treo”.
=> Gợi ý:
- Câu kết bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu – “Đầu súng trăng treo” là một hình ảnh
thơ rất đẹp.
- Đây trước hết là một hình ảnh thực được phát hiện từ chính những đêm hành quân,
phục kích của tác giả: “…suốt đêm vầng trăng ở bầu trời cao xuống thấp dần và có
lúc như treo lơ lửng trên đầu mũi súng. Những đêm phục kích chờ giặc, vầng trăng
đối với chúng tôi như một người bạn; rừng hoang sương muối là một khung cảnh
thật” ( Chính Hữu)
- Hình ảnh “Đầu súng trăng treo” thể hiện một phát hiện đầy lí thú, một quan sát tinh
tế, một tâm hồn lãng mạn của người lính giữa gian khổ, hiểm nguy vẫn mở lòng trước
thiên nhiên. Vẻ đẹp tự nhiên của đất trời quê hương như một lời vẫy gọi âm thầm, một
tiếng nói thôi thúc mãnh liệt. Và đặt trong chỉnh thể bài thơ, bên cạnh hình ảnh “Đứng
cạnh bên nhau chờ giặc tới”, hình ảnh “Đầu súng trăng treo” còn gợi lên những liên
tưởng phong phú: thực tại chiến tranh gian khổ, và tâm hồn cao đẹp, ngời sáng của
người lính, sức mạnh của tình đồng chí, chất chiến sĩ và thi sĩ…Xa hơn, có thể đó còn
là biểu tượng của chất hiện thực và lãng mạn của nền thơ kháng chiến Việt Nam…
Câu 4:
Viết một đoạn văn theo cách tổng – phân - hợp, trình bày cảm nhận của em về
đoạn thơ sau:
Một bếp lửa chờn vờn sương sớm

Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.
( “Bếp lửa” – Bằng Việt)
Gợi ý:
- Mở đầu bài thơ “Bếp lửa” là hình ảnh ấm áp thân thương – bếp lửa khơi nguồn cho
kí ức Bằng Việt từ nơi xa nhớ về quê hương, nhớ về người bà kính yêu của mình:
Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa
18


- Ba tiếng “một bếp lửa” được nhắc lại hai lần, trở thành điệp khúc mở đầu bài thơ với
giọng điệu sâu lắng, khẳng định hình ảnh “bếp lửa” như một dấu ấn không bao giờ
phai mờ trong tâm tưởng của nhà thơ.
- “Bếp lửa chờn vờn sương sớm” là hình ảnh quen thuộc đối với mỗi gia đình Việt
Nam trước đây mỗi buổi sớm mai. Hình ảnh bếp lửa thật ấm áp giữa cái lạnh chờn
vờn “sương sớm”, thật thân thương với bao tình cảm “ấp iu nồng đượm”.
+ Từ láy “chờn vờn” rất thực như gợi nhớ, gợi thương đến dáng hình bập bùng, chập
chờn của ngọn lửa lúc mới nhóm, của ngọn lửa trong kí ức.
+ Từ láy “ấp iu” gợi bàn tay kiên nhẫn, khéo léo và tấm lòng chi chút của người nhóm
lửa, lại rất chính xác với công việc nhóm bếp cụ thể.
- Rất tự nhiên, hình ảnh bếp lửa khiến nhà thơ liên tưởng tự nhiên đến người nhóm
lửa, đến người bà và làm trỗi dậy tình yêu thương: “Cháu thương bà biết mấy nắng
mưa”. Tình thương tràn đầy của cháu đã được bộc lộ một cách trực tiếp và giản dị.
Đằng sau sự giản dị ấy là cả một tấm lòng, một sự thấu hiểu đến tận cùng những vất
vả, nhọc nhằn, lam lũ của đời bà.
=>Ba câu thơ mở đầu đã diễn tả cảm xúc đang dâng lên cùng với những kí ức, hồi
tưởng của tác giả về bếp lửa, về bà, là sự khái quát tình cảm của người cháu với cuộc
đời lam lũ của người bà.


3.4.2 Câu hỏi tự luận dài.
Khi dạy các văn bản thơ, trong mục tiêu cần đạt về kiến thức, kỹ năng: rèn kĩ
năng cảm thụ và phân tích các chi tiết nghệ thuật, các hình ảnh trong văn bản thơ ấy.
Vì thế sau mỗi văn bản, giáo viên có thể ra đề để cho học sinh tự ôn luyện. Đây là
cách ôn tập tuy mất nhiều thời gian của cả giáo viên và học sinh nhưng sẽ nắm chắc
được nội dung của văn bản.
3.4.2.1- Hướng dẫn viết mở bài
Có nhiều cách viết phần mở bài tuy nhiên nếu giới thiệu quá nhiều, học sinh có
thể sẽ khó chọn cách viết cho từng đề cụ thể nên đây cũng là một trong những phần
lầm cho học sinh mất nhiều thời gian nhất trong khi làm bài. Vì vậy, lúc đầu có thể
hướng dẫn học sinh 1 đến 2 cách thông thường để học sinh có thể thuần thục cách viết
phần mở bài. Từ đó để có thể sáng tạo các cách mở bài khác nhau.
Cách 1: Đi từ tác giả đến tác phẩm(đoạn trích) và nội dung cần phân tích (cảm nhận)
19


Ví dụ với đề văn: Phân tích bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính của
Phạm Tiến Duật, có thể hướng dẫn học sinh viết phần mở bài như sau
- Giới thiệu khái quát về tác giả Phạm Tiến Duật
- Giới thiệu về bài thơ và nội dung nghệ thuật.
Đoạn văn:
Phạm Tiến Duật là “một trong những gương mặt tiêu biểu thuộc lớp nhà thơ
trẻ trưởng thành trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ”. Nhắc đến thơ ông, người đọc
có thể nhớ đến rất nhiều bài thơ trong đó không thể không nhắc đến “Bài thơ về tiểu
đội xe không kính”. Qua việc miêu tả hình ảnh độc đáo: những chiếc xe không kính,
tác giả đã thể hiện hình ảnh người chiến sĩ lái xe với tư thế hiên ngang, tinh thần lạc
quan dũng cảm, bất chấp khó khăn nguy hiểm và ý chí chiến đấu giải phóng Miền
Nam.
Cũng cần chú ý với học sinh, khi viết phần giới thiệu về tác giả, cần phải chọn

một câu văn khái quát( Câu văn giới thiệu khái quát chứ không phải đầy đủ) vì nhiều
em lại đi giới thiệu về năm sinh, tên tuổi, quê quán, .... Để nắm được cách giới thiệu
này, khi kiểm tra bài cũ về phần tác giả, giáo viên có thể đưa ra câu hỏi: “ Hãy giới
thiệu khái quát về nhà thơ ........ bằng một câu văn”. Qua cách học sinh trả lời, sự nhận
xét của các bạn và nhận xét của thầy cô giáo, học sinh có thể sẽ dễ dàng nhớ và viết
một câu giới thiệu khái quát về nhà thơ.
Cách 2: Có thể giới thiệu về đề tài, chủ đề hay hoàn cảnh sáng tác bài thơ và nêu và
giá trị nội dung nghệ thuật bài thơ, đoạn thơ.
Cho đề văn: Phân tích bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm
Tiến Duật
Ví dụ 1: Giới thiệu về đề tài ( Dựa vào việc ôn tập theo đề tài)
Hình ảnh người lính đã trở thành một đề tài nổi bật của thơ ca trong những năm
kháng chiến. Nhắc đến họ người đọc không thể không nhắc đến hình ảnh người chiến
sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn trong những năm tháng ác liệt của cuộc kháng
chiến chống Mỹ cứu nước qua bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”. Với giọng
điệu trẻ trung, hình ảnh thơ chân thực, bài thơ đã miêu tả hình ảnh độc đáo: những
chiếc xe không kính vẫn băng ra chiến trường qua đó thể hiện hình ảnh người chiến sĩ
lái xe với tư thế hiên ngang, tinh thần lạc quan dũng cảm, bất chấp khó khăn nguy
hiểm và ý chí chiến đấu giải phòng miền Nam.
Ví dụ 2: Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác
Với đề văn: Cho đoạn thơ sau (trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận)
20


“Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đem sập cửa
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.”
( SGK Ngữ văn 9 – Tập 1 trang 139 – NXB GD 2007)
Có thể hướng dẫn HS viết như sau

Trong chuyến đi thực tế vào nửa cuối năm 1958 tại Quảng Ninh, trước không
khí lao động sôi nổi của nhân dân đang hăng hái xây dựng đất nước và cuộc sống
mới, Huy Cận đã sáng tác bài thơ: "Đoàn thuyền đánh cá" . Bằng sự kết hợp hài hoà
giữa hai nguồn cảm hứng, cảm hứng về thiên nhiên vũ trụ và cảm hứng về người lao
động, nhà thơ đã tạo nên những hình ảnh đẹp tráng lệ thể hiện sự hài hoà giữa thiên
nhiên và người lao động qua đó bộc lộ niềm vui, niềm tự hào trước đất nước và cuộc
sống. Nội dung ấy được thể hiện rất rõ nét trong khổ thơ đầu:
“Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đem sập cửa
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi”
3.4.2.2 Hướng dẫn viết thân bài:
Theo phân phối chương trình thì đến HK II của lớp 9, các em mới tìm hiểu kiểu
bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. Tuy nhiên ở lớp 7 - 8, các em cũng đã làm
quen với kiểu bài phát biểu cảm nghĩ, nghị luận chứng minh, giải thích nên dù chưa
học cách làm về kiểu bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ, giáo viên cũng có thể hướng
dẫn để học sinh làm quen và thực hành kiểu bài phân tích bài thơ, đoạn thơ.
Để viết phần phân tích bài thơ, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh lập dàn ý
theo bài phân tích văn bản đã học ở trên lớp: xác định nội dung của đoạn, của bài thơ;
chia đoạn thơ, bài thơ thành các ý nhỏ; những biện pháp nghệ thuật nổi bật thể hiện.
Sau khi lập dàn ý, có thể hướng dẫn học sinh viết các đoạn diễn dịch( câu chủ đề nằm
ở đầu đoạn); đoạn quy nạp ( câu chủ đề nằm ở cuối đoạn), đoạn tổng – phân – hợp( đi
từ khái quát - cụ thể - khái quát)

21


Đề 1
Phân tích bài thơ Sang thu của nhà thơ Hữu Thỉnh
Gợi ý (phần thân bài)

Khổ 1
- Mở dầu bài thơ là những cảm nhận nhạy bén, bất ngờ về sự thay đổi của đất trời
+ Hương ổi – một mùi vị quen thuộc của miền Bắc trong cái gió se se lạnh của tiết
trời đầu thu
+ Cảm nhận: bất ngờ, mạnh qua từ “bỗng”(đột ngột), “phả”(mạnh)
+ Hình ảnh làn sương: chùng chình, một chuyển động rất chậm, giăng mắc từ mái nhà
này sang mái nhà khác.
- Kết nối 3 hình ảnh => nhận ra mùa thu đã về. Nhưng dó là sự khẳng định chưa chắc
chắn(hình như)chỉ là sự nghi hoặc, bâng khuâng. Một trạng thái cảm xúc của sự giao
mùa.
Khổ2
- Cảm xúc của nhà thơ như được mở rộng trong cái nhìn xa hơn, rộng hơn.
+ Hình ảnh dòng sông(nước): dềng dàng
+ Đàn chim: vội vã
=> hai hình ảnh đối lập góp phần làm sinh động cảnh sang thu
+ Hình ảnh đám mây hai mùa: Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác(một nửa vẫn rực rỡ cái
nắng mùa hè, nửa kia dịu mát sắc thu)
- Đó là vẻ đẹp của sự giao mùa, vẻ đẹp của tâm hồn nhà thơ.
Khổ 3
- Cảm nhận của nhà thơ đã đi vào lí trí, dự cảm. Nó thể hiện sự từng trải của nhà thơ.
+ Hình ảnh nắng: còn(bao nhiêu) nhưng không gay gắt, oi bức, nồng nàn.
+ Mưa: vơi dần về số lượng cơn, lượng mưa
+ Hình ảnh sấm và hàng cây có hai tầng nghĩa:
♦ Nghĩa tả thực: Lúc sang thu, cũng đã bớt đi những tiếng sấ bất ngờ, hàng cây
đứng tuổi không còn bị giật mình bởi tiếng sấm.
♦ Nghĩa ẩn dụ: khi con người ta đã từng trải thì cũng vững vàng hơn trước những
tác động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời.
22



Đề 2:
Phân tích đoạn thơ sau trong bài Viếng lăng Bác của Viễn Phương.
“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân…
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim!”
( Ngữ văn 9- tập 2, trang 58, NXBGD 2005)
Gợi ý:
Khổ thơ đầu:
- Nhà thơ xưng “con” hết sức gần gũi, ruột thịt. Đó cũng là tiếng lòng của nhân dân
Việt Nam, dân tộc Việt Nam đối với Bác.
- Ấn tượng đầu tiên hết sức đậm nét đó là hình ảnh “hàng tre xanh xanh, hàng tre bát
ngát”. Cách dùng từ láy kết hợp với những điệp ngữ gợi không gian bao la, sức sống
bất diệt của hàng tre Việt Nam. Hàng tre còn là biểu tượng của con người Việt Nam,
thế đứng kiên cường bền bỉ của dân tộc Việt Nam trong suốt 4000 năm lịch sử.
- Về với Bác là về với cội nguồn dân tộc bởi vậy nhà thơ rất đỗi tự hào xúc động khôn
xiết.
Khổ thơ thứ 2:
- Tác giả ví Bác như “mặt trời”, điều đó vừa nói được công lao trời biển, vừa nói
được sự vĩnh hằng của Người.
23



- Cách nói từ trực tiếp cụ thể đến việc dùng ẩn dụ, hoán dụ đã sáng tạo được hình ảnh
thơ tuyệt đẹp, ví cuộc đời của Bác đẹp như chính mùa xuân. Điều đó thể hiện sự tôn
kính lòng biết ơn vô hạn của nhân dân ta đối với Bác.
Khổ thơ thứ 3:
- Tiếp tục mạch cảm xúc, nhà thơ diễn tả chính xác và tinh tế không khí trang nghiêm,
yên tĩnh nơi Bác yên nghỉ. Hình ảnh “vầng trăng”, “trời xanh” thêm một lần nữa là
biểu tượng cao đẹp về tâm hồn trong sáng bất diệt của Người.
- Người đã hóa thân thành thiên nhiên đất nước dân tộc. Dù vẫn tin như thế nhưng
không thể không đau xót vì sự ra đi của Người. Nỗi đau xót đã được nhà thơ biểu hiện
bằng hình ảnh cụ thể trực tiếp “Mà sao nghe nhói ở trong tim!”.
Đề 3
Phân tích những cảm xúc và suy nghĩ của tác giả trong đoạn thơ sau:
Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng
Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.
(Trích Ánh trăng , Nguyễn Duy, Ngữ văn 9, tập 1, NXB GD 2006)
Gợi ý:
- Tình huống xuất hiện đột ngột của vầng trăng gợi nên những xúc cảm và suy nghĩ ở
nhà thơ về trăng, về kỉ niệm. Hình ảnh vầng trăng: hình ảnh của thiên nhiên khoáng
đạt, hồn nhiên, tươi mát gợi tới kỉ niệm lúc ấu thơ, lúc tham gia chiến đấu. Vầng trăng
như một cố nhân khiến người xúc động.
- Hình ảnh vầng trăng: biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình, cho vẻ đẹp bình dị, vĩnh
hằng của đời sống, đánh thức trong tâm trí con người bao kỉ niệm, bao nghĩa tình:
như là đồng, là bể / như là sông, là rừng; trăng như một lời nhắc nhở nghiêm khắc


24


×