Tải bản đầy đủ (.pdf) (138 trang)

Nghề làm bún truyền thống xã đa mai, thành phố bắc giang, tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.09 MB, 138 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN VIỆT NAM HỌC & KHOA HỌC PHÁT TRIỂN
-----------------------------------------------------

NGUYỄN VĂN THUÂN

NGHỀ LÀM BÚN TRUYỀN THỐNG XÃ ĐA MAI,
THÀNH PHỐ BẮC GIANG, TỈNH BẮC GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Việt Nam học

Hà Nội-2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN VIỆT NAM HỌC & KHOA HỌC PHÁT TRIỂN
-----------------------------------------------------

NGUYỄN VĂN THUÂN

NGHỀ LÀM BÚN TRUYỀN THỐNG XÃ ĐA MAI,
THÀNH PHỐ BẮC GIANG, TỈNH BẮC GIANG

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Việt Nam học
Mã số: 60 22 01 13

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Vũ Văn Quân

Hà Nội-2015



LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt
tình chu đáo của các thầy, các cô, gia đình, bạn bè về cả vật chất lẫn tinh thần
để hoàn thành bản luận văn này.
Trước hết, tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy hướng
dẫn là PGS.TS. Vũ Văn Quân. Thầy là người đã tận tình hướng dẫn, động
viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới chị Lương Thị Diện – cán bộ truyền
thanh xã Đa Mai đã tận tình giúp tôi thu thập thông tin để luận văn được thực
hiện tốt hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới các thầy cô giáo ở Viện Việt Nam học và
Khoa học phát triển, các anh chị Phòng Quản lý Khoa học và Đào tạo đã tạo
điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập cũng như khi thực hiện
luận văn này.
Tôi vô cùng cảm ơn các gia đình làm bún xã Đa Mai đã nhiệt tình
hướng dẫn, chia sẻ cho tôi những kinh nghiệm, kỹ thuật làm bún cũng như
tâm tư nguyện vọng của người làm nghề.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đã động viên
giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn.
Cuối cùng, tôi mong rằng kết quả của luận văn sẽ góp phần làm cơ sở
khoa học cho các nhà hoạch định chính sách để làng nghề làm bún truyền
thống xã Đa Mai phát triển bền vững trước thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 08 tháng 08 năm 2015
Học viên

Nguyễn Văn Thuân



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài...................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu ................................................................................... 3
3. Mục đích nghiên cứu ................................................................................ 6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 6
5. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 7
6. Cơ sở tài liệu ............................................................................................ 8
7. Đóng góp của luận văn ............................................................................. 8
8. Bố cục luận văn ........................................................................................ 9
Chương 1: VÀI NÉT VỀ LÀNG NGHỀ ĐA MAI.................................... 10
1.1. Vài nét về làng nghề Việt Nam và tỉnh Bắc Giang .......................... 10
1.1.1. Một số vấn đề chung về làng nghề truyền thống ............................... 10
1.1.2. Khái quát làng nghề Việt Nam ......................................................... 16
1.1.3. Khái quát làng nghề truyền thống tỉnh Bắc Giang ........................... 18
1.2. Khái quát chung về Đa Mai .............................................................. 21
1.2.1. Địa lý hành chính ............................................................................. 21
1.2.2. Lịch sử hình thành ........................................................................... 23
1.2.3. Cơ sở kinh tế .................................................................................... 25
1.2.4. Cơ cấu tổ chức làng xã .................................................................... 27
1.2.5. Các di tích lịch sử văn hóa, lễ hội .................................................... 30
1.2.6. Phong tục tập quán và các tiết, lệ trong năm ................................... 33
Tiểu kết chương 1 ....................................................................................... 35
Chương 2: NGHỀ LÀM BÚN TRUYỀN THỐNG LÀNG ĐA MAI ....... 36
2.1. Nguồn gốc của nghề làm bún Đa Mai ................................................. 36
2.2. Nguyên liệu, dụng cụ, kỹ thuật làm bún .......................................... 39
2.2.1. Nguồn nguyên liệu ........................................................................... 39
2.2.2. Các dụng cụ làm nghề ...................................................................... 40



2.2.3. Các khâu kỹ thuật cơ bản ................................................................. 41
2.3. Tổ chức sản xuất .................................................................................. 48
2.4. Sản phẩm, tiêu thụ sản phẩm.............................................................. 50
2.5. Nghề làm bún truyền thống Đa Mai trong mối tương quan với các
nghề khác .................................................................................................... 52
2.6. Ý thức nghề nghiệp ........................................................................... 53
2.7. Giá trị văn hóa ..................................................................................... 55
Tiểu kết chương 2 ....................................................................................... 57
Chương 3: NGHỀ LÀM BÚN ĐA MAI HIỆN NAY VÀ NHỮNG VẤN
ĐỀ ĐẶT RA ................................................................................................ 58
3.1. Những thay đổi của nghề bún Đa Mai hiện nay................................ 58
3.1.1. Tình hình sản xuất ............................................................................ 58
3.1.2. Quan hệ giữa các gia đình làm bún và quan hệ làng xóm ............... 65
3.1.3. Vị thế của nghề hiện nay so với những nghề khác ............................ 66
3.1.4. Tác động của nghề đối với đời sống xã hội ...................................... 69
3.1.5. Môi trường làng nghề ...................................................................... 70
3.1.6. Nguyên nhân phát triển của làng nghề hiện nay............................... 72
3.1.7. Một số khó khăn, thách thức ............................................................ 73
3.2. Hướng phát triển làng nghề ............................................................... 76
3.2.1. Chủ trương của Trung ương và Bắc Giang về phát triển làng nghề .... 76
3.2.2. Hướng phát triển của Đa Mai trong những năm gần đây ................. 85
3.2.3. Một số kiến nghị để phát triển nghề làm bún xã Đa Mai .................. 86
Tiểu kết chương 3 ....................................................................................... 91
KẾT LUẬN ................................................................................................. 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 97
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG


Bảng 1.1: Số làng nghề trong các vùng và cả nước theo hai loại tiêu chí xác
định làng nghề (Làng có trên 50% hoặc 20% số hộ làm ngành nghề phi nông
nghiệp). ........................................................................................................ 18
Bảng 2.2: Quy trình sản xuất, yêu cầu kỹ thuật làm bún ............................... 46
Bảng 3.1: Loại gạo sử dụng làm bún ở Đa Mai hiện nay .............................. 59
Bảng 3.2: So sánh dụng cụ làm bún .............................................................. 60
Bảng 3.3: Quy hoạch các cụm công nghiệp .................................................. 63
trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đến năm 2020. .................................................. 63
Bảng 3.4: So sánh nghề làm bún Đa Mai với bún Phú Đô (Hà Nội) ............ 68
Bảng 3.5: Tổng hợp sử dụng đất xã Đa Mai ................................................. 83
Bảng 3.6: Sử dụng đất cụm công nghiệp xã Đa Mai, thành phố Bắc Giang .. 84

DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1: Cơ cấu sử dụng đất xã Đa Mai năm 2013 .................................... 84
Hình 3.2: Cơ cấu sử dụng đất cụm công nghiệp xã Đa Mai .......................... 85


MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Kinh tế Việt Nam truyền thống chủ yếu dựa vào nghề nông nghiệp
trồng lúa nước với quy mô sản xuất nhỏ, năng suất lao động thấp. Trong quá
trình lao động cần mẫn sáng tạo của người dân Việt, bên cạnh nông nghiệp thì
nghề thủ công nghiệp có vai trò quan trọng trong đời sống sinh hoạt kinh tế,
văn hóa. Ở các làng nghề làm thủ công nghiệp, có nhiều làng sống chủ yếu
bằng nghề nông nghiệp, thời gian nông nhàn họ sản xuất các sản phẩm thủ
công để đáp ứng nhu cầu sử dụng trong phạm vi gia đình, làng xã. Một số
làng khác kinh tế dựa vào nghề thủ công hoặc có khi chỉ bằng một công đoạn
nghề nhưng tạo ra những sản phẩm độc đáo, tạo nên nét đặc trưng của nghề,
làng nghề.

Các nghề thủ công truyền thống ở Việt Nam hiện nay ngày càng phát
triển và có nhiều đóng góp lớn cho kinh tế của đất nước. Làng nghề ở Việt
Nam phong phú về chủng loại, đa dạng về hình thức sản phẩm vì thế bức
tranh tổng quát về các làng nghề Việt Nam khá đặc sắc. Nhiều làng nghề có
lịch sử hình thành và phát triển hàng ngàn năm. Có làng nghề ra đời do yêu
cầu của bối cảnh lịch sử và phát triển của dân tộc. Nhiều làng nghề mới được
hình thành có tốc độ phát triển nhanh mang lại thu nhập cao cho người lao
động. Xuyên suốt lịch sử phát triển của các làng nghề ở Việt Nam, hầu như
tên làng thường gắn với tên một nghề như: tranh Đông Hồ, lụa Hà Đông, gốm
Bát Tràng, gốm Phù Lãng, nón làng Chuông, bún Phú Đô, bún Đa Mai...
Hiện nay, nhiều làng nghề truyền thống được khôi phục và phát triển
với quy mô lớn, kỹ thuật làm nghề được áp dụng cơ giới hóa vì thế mà sản
phẩm làm ra không những đáp ứng nhu cầu sử dụng trong nước mà còn cho
giá trị xuất khẩu lớn. Phát triển làng nghề ở các địa phương góp phần chuyển
dịch cơ cấu lao động ngành, cơ cấu lao động vùng, tác động mạnh đến đời
sống kinh tế, văn hóa xã hội ở địa phương. Trong quá trình phát triển của các
1


làng nghề, có nhiều thách thức lớn đặt ra như: nguồn nguyên liệu không ổn
định, thiếu ổn định trong sản xuất và tiêu thụ, thị trường tiêu thụ chưa rộng
mở, thiếu sự chuyên nghiệp trong vận hành quản lý, vấn đề thương hiệu chưa
được chú trọng, vấn nạn môi trường làng nghề bị ô nhiễm…Vì vậy, hướng
phát triển bền vững làng nghề sẽ mang lại hiệu quả kinh tế lâu dài của người
dân, bảo tồn được những giá trị văn hóa lịch sử, cân bằng môi trường sinh
thái, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và nâng cao vị thế của đất nước.
Trong các làng nghề chế biến lương thực thực phẩm nổi tiếng ở miền
Bắc Việt Nam, Đa Mai là một trong những làng có nghề làm bún lâu đời và
nổi tiếng nhất. Với hàng chục hộ gia đình làm bún chuyên trách, mỗi ngày Đa
Mai xuất ra thị trường khoảng mười tấn bún. Nghề làm bún mang lại thu nhập

cao cho các hộ gia đình, thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển, vì thế Đa Mai
trở thành làng nghề điển hình cho sự vận động phát triển nghề truyền thống
trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nôn ở tỉnh Bắc Giang.
Nghiên cứu nghề làm bún xã Đa Mai góp phần nhỏ vào những nghiên
cứu về các làng nghề chế biến lương thực thực phẩm ở Việt Nam. Có thể khái
quát những lý do tôi lựa chọn đề tài “Nghề làm bún truyền thống xã Đa Mai,
thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang như sau:
Thứ nhất: Đa Mai là làng có lịch sử phát triển lâu dài, có nghề làm bún
nổi tiếng ở miền Bắc.
Thứ hai: Sự biến đổi của làng nghề hiện nay với nhiều vấn đề đặt ra
như: vấn đề về kinh tế, văn hóa - xã hội, môi trường làng nghề.
Thứ ba: Sự thay đổi công nghệ, kỹ thuật sản xuất bún truyền thống với
hiện đại. Tác động qua lại giữa nghề làm bún với người sản xuất, tác động của
làng nghề đối với các làng khác trong khu vực.
Thứ tư: Phát triển nghề bún ở Đa Mai có rất nhiều vấn đề chung gặp
phải ở các làng nghề chế biến lương thực thực phẩm cũng như các làng nghề
khác trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Giải quyết mối
2


quan hệ làng nghề truyền thống với hiện đại ở Đa Mai góp nên bài học để giải
quyết vấn đề này đối với các làng nghề khác có vị thế tương tự.
Thứ năm: Tôi là học viên ngành Việt Nam học vì thế nghiên cứu làng
nghề làm bún Đa Mai với với nhiều vấn đề đặt ra như trên là đề tài khá lý
tưởng. Đề tài nghiên cứu “Nghề làm bún truyền thống xã Đa Mai, thành phố
Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang” của tác giả không có tầm cỡ lớn như những công
trình nghiên cứu khu vực học đã được thực hiện, nhưng có ý nghĩa cụ thể hóa
những phương pháp nghiên cứu khu vực học và thực tiễn ở Đa Mai, là cơ sở
khoa học để đưa ra những chính sách phát triển làng nghề bền vững.
2.Lịch sử nghiên cứu

Nghiên cứu về làng xã là đề tài không mới ở Việt Nam. Trong các đề
tài về làng xã, làng nghề được rất nhiều các tác giả lựa chọn làm đối tượng
nghiên cứu.
Trước năm 1945 đã có những công trình của các nhà nghiên cứu người
Pháp viết về nghề thủ công nghiệp Việt Nam trong bối cảnh kinh tế xã hội
làng xã. Công trình tiêu biểu có thể kể đến là “Người nông dân châu thổ Bắc
kỳ” của Pierre Gourou [36]. Có thể nói tác phẩm này là công trình nghiên cứu
gần như đầu tiên về nông dân, nông nghiệp, hệ thống nông nghiệp, gia đình,
kinh tế thủ công nghiệp ở Bắc Bộ.
Sau năm 1945, có nhiều công trình nghiên cứu chuyên về các nghề,
làng nghề thủ công truyền thống như: “Truyện các làng nghề” của Tạ Phong
Châu [18], “Nghề thủ công truyền thống Việt Nam và các vị tổ nghề” của
Trần Quốc Vượng và Đỗ Thị Hảo [97], “Làng nghề phố nghề” của Trần Quốc
Vượng và Đỗ Thị Hảo [98]. “Tổng tập nghề và làng nghề truyền thống Việt
Nam” do Trương Minh Hằng chủ biên [39]. “Làng nghề truyền thống Việt
Nam” của Phạm Côn Sơn [72]. “Làng nghề và những nghề thủ công truyền
thống ở Bắc Giang” của Nguyễn Thu Minh và Trần Văn Lạng [58], “Nghề cổ
nước Việt” của Vũ Từ Trang [84]. Có rất nhiều công trình nghiên cứu về
3


nghề, làng nghề truyền thống ở Việt Nam, tuy vậy tác giả chỉ xin đề cập tới
một số công trình nghiên cứu tiêu biểu kể trên. Ngoài ra, các nghề và làng
nghề được giới thiệu ở các cuốn địa chí cấp tỉnh, huyện, các công trình khảo
cứu về làng, lịch sử đảng bộ các cấp.
Nghiên cứu các làng nghề truyền thống có nhiều đề tài khoa học các
cấp. Các công trình tiêu biểu như: “Nghiên cứu đề xuất các mô hình quản lý
và cải thiện làng nghề đồng bằng Bắc Bộ” do Đặng Kim Chi chủ biên [21]
(đây là đề tài khoa học cấp Nhà nước có mã số KC 08.09 nghiên cứu cơ sở
khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng các chính sách và biện pháp giải

quyết vấn đề môi trường ở các làng nghề Việt Nam). “Làng nghề thủ công
huyện Thanh Oai tỉnh Hà Tây truyền thống và biến đổi” do Bùi Xuân Đính
chủ biên [30].
Nghiên cứu về làng nghề theo hướng khảo sát các làng nghề trong bối
cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa có các công trình tiêu biểu: “Phát triển
làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa” của
Mai Thế Hởn [42]. “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế công – nông nghiệp ở châu
thổ sông Hồng – thực trạng và triển vọng” của nhóm tác giả Phạm Văn Dũng,
Phạm Văn Thắng [34].
Những vấn đề có liên quan đến nghề và làng nghề truyền thống là đề
tài thu hút nhiều luận văn Tiến sĩ, Thạc sĩ, nghiên cứu khoa học của nhiều
chuyên ngành như: “Làng nghề sơn quang Cát Đằng” của Nguyễn Lan
Hương [44], “Nghề sơn truyền thống làng Hạ Thái xã Duyên Thái, huyện
Thường Tín, tỉnh Hà Tây” của Nguyễn Xuân Nghị [60]. “Về hai làng nghề
truyền thống: sắt Phú Bài và rèn Hiền Lương tỉnh Thừa Thiên Huế” của Bùi
Thị Tân [74].
Các luận văn Thạc sĩ ngành Việt Nam học nghiên cứu về làng, làng
nghề được bảo vệ tại Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển gần đây như:
“Làng nghề làm giấy Dương Ổ xã Phong Khê tỉnh Bắc Ninh” của Nguyễn Thị
4


Hoa [40], “Làng nghề khảm trai Chuyên Mỹ - Phú Xuyên – Hà Tây và vấn đề
phát triển bền vững làng nghề” của Nguyễn Dương Liễu [56], “Làng Hữu
Bằng: Truyền thống và đổi mới” của Đỗ Danh Huấn [43]. “Làng nghề chạm
khắc đá Ninh Vân, huyện Hoa Lư, tỉnh Binh Bình” của Phạm Thị Bích Ngọc.
Nghề làm bún ở Việt Nam không chỉ xuất hiện từ lâu đời mà còn tác
động tới kinh tế, xã hội của người dân làng nghề mà còn ảnh hưởng tới các
làng khác. Cho đến nay đã có nhiều đề tài nghiên cứu các vấn đề liên quan
đến nghề làm bún như: “Nghiên cứu hành vi đối với việc giữ gìn nghề bún

truyền thống của người dân làng Phú Đô – Mễ Trì – Từ Liêm – Hà Nội” của
Đỗ Thúy Nga [59]. “Đô thị hóa và tác động của nó đến những làng xã ngoại
thành Hà Nội qua trường hợp làng Phú Đô” của Kim Kyung [50]. Bên cạnh
đó còn có các bài viết giới thiệu về nghề bún truyền thống Việt Nam được
đăng trên các tạp chí du lịch, tạp chí khoa học chuyên ngành.
Nghề làm bún truyền thống xã Đa Mai tồn tại và phát triển lâu đời qua
những bước thăng trầm của lịch sử vùng đất, tạo nên nét đặc trưng riêng của
làng nghề. Đây là một trong những làng thuộc nhóm các làng nghề chế biến
lương thực thực phẩm. Hiện nay những làng nghề thuộc nhóm này không
nhiều những công trình nghiên cứu cụ thể theo hướng liên ngành. Nghề bún
truyền thống ở Đa Mai có vị thế lớn so với các nghề truyền thống ở Bắc
Giang. Bún Đa Mai xuất hiện hàng trăm năm nay và được nhắc đến qua
những câu vè truyền miệng của người dân “Bún Đa Mai, vai làng Đò, giò
làng Thương, tương làng Bún”. Trong cuốn “Làng nghề và những nghề thủ
công truyền thống ở Bắc Giang” của Nguyễn Thu Minh và Trần Văn Lạng
[58] đề cập nghề làm bún Đa Mai chủ yếu dưới góc độ mô tả về vị trí và kỹ
thuật làm bún truyền thống. Tác giả Mai Phương có bài “Làng bún Đa Mai”
[69] đăng trên Tạp chí Sông Thương – Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Bắc
Giang giới thiệu về các gia đình tiêu biểu làm bún. Ngoài ra, bún Đa Mai còn
được nhiều tác giả giới thiệu trên các trang du lịch làng nghề và đăng trên
5


Cổng thông tin điện tử tỉnh Bắc Giang và nhiều tỉnh thành khác. Nhìn chung,
các công trình viết về nghề làm bún Đa Mai chủ yếu là các bài giới thiệu về
du lịch làng nghề, giới thiệu các sản phẩm bún, một số rất ít viết về kỹ thuật
làm bún. Tuyệt nhiên chưa có công trình nào tiếp cận nghề làm bún Đa Mai
theo hướng liên ngành. Chưa có công trình nghiên cứu nào xem xét một cách
tổng thể mối tương quan của làng nghề làm bún truyền thống Đa Mai trong
một không gian văn hóa nhất định.

3.Mục đích nghiên cứu
Hệ thống hóa các nguồn tài liệu liên quan đến làng nghề làm bún
truyền thống xã Đa Mai, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang.
Khái quát làng nghề làm bún truyền thống Đa Mai, vị thế của nghề,
làng nghề trong không gian văn hóa nhất định.
Chỉ ra được những ảnh hưởng tích cực, những hạn chế của nghề làm
bún đối với đời sống kinh tế - xã hội của người dân Đa Mai và các khu vực
lân cận.
Chỉ ra được sự biến đổi của nghề, làng nghề từ truyền thống đến hiện
đại, từ đó làm cơ sở khoa học cho các ban ngành có liên quan tham khảo để
đưa ra các giải pháp phát triển bền vững làng nghề trong bối cảnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa.
4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là nghề làm bún, trong đó đi sâu
vào những biến đổi của nghề, làng nghề từ truyền thống đến hiện đại. Tác
động của nghề đối với đời sống kinh tế xã hội người dân Đa Mai.
Phạm vi nghiên cứu về không gian là xã Đa Mai với bẩy thôn bao gồm:
thôn Chùa, thôn Sẫu, thôn Đình, thôn Đọ, Thanh Mai, Tân Thành, Tân Mai.
Về thời gian nghiên cứu, tác giả sẽ nghiên cứu các yếu tố có liên quan
đến nghề và làng nghề làm bún từ truyền thống đến hiện nay.

6


5.Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài “Nghề làm bún truyền thống xã Đa Mai, thành phố
Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang” tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu
sau:
Phương pháp phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm: Phỏng vấn sâu những
đối tượng có liên quan trực tiếp đến nghề làm bún như các hộ gia đình làm

bún, người cung cấp nguyên liệu gạo làm bún, người bán bún, người sử dụng
sản phẩm.
Phương pháp thống kê, phân tích: đối với đề tài luận văn này, tác giả
đã thu thập được nhiều thông tin, nhiều nguồn số liệu, tài liệu từ nhiều nguồn,
nhiều đơn vị khác nhau và trong thời gian khác nhau. Trong số các nguồn tài
liệu, có nhiều thông tin không trùng khớp vì thế việc sử dụng các phương
pháp trên sẽ giúp tác giả hệ thống hóa nguồn thông tin cũng như số liệu theo
mục đích nghiên cứu của đề tài.
Phương pháp so sánh: việc so sánh, phân tích tài liệu nhằm đưa ra kết
quả xác đáng để điều chỉnh lại số liệu trong báo cáo với thực tế khảo sát điền
dã ở Đa Mai. Phương pháp so sánh được sử dụng để thấy được sự thay đổi
của nghề, làng nghề trước đây với hiện tại về kỹ thuật làm nghề, những thay
đổi về kinh tế, văn hóa, xã hội.
Luận văn luôn chú trọng việc đặt nghề bún truyền thống xã Đa Mai
trong mối liên hệ, tác động qua lại của các thành tố như: vị trí địa lý, điều kiện
tự nhiên, bối cảnh lịch sử riêng của xã Đa Mai trong bối cảnh lịch sử tỉnh Bắc
Giang ở mỗi giai đoạn, phong tục tập quán, thị trường tiêu thụ sản phẩm bún
để khái quát lên đặc trưng của làng nghề truyền thống cho đến hiện tại.
Phương pháp liên ngành: tác giả sử dụng phương pháp liên ngành
(tổng hợp nghiên cứu của nhiều chuyên ngành như: lịch sử, địa lý, kinh tế, xã
hội), đặt nghề bún xã Đa Mai trong một không gian văn hóa nhất định dưới
tác động của lịch sử và điều kiện tự nhiên ở Đa Mai.
7


6.Cơ sở tài liệu
Nguồn tài liệu sử dụng trong luận văn của tác giả được tổng hợp từ các
nguồn khác nhau:
Thứ nhất: Nguồn điều tra thực tế tại xã Đa Mai.
Thứ hai: Nguồn tư liệu từ các báo cáo, thống kê của Ủy ban Nhân dân

xã Đa Mai.
Thứ ba: Nguồn tài liệu được kế thừa từ những bài viết quảng bá nghề
bún truyền thống Đa Mai được đăng trên cổng thông tin tin điện tử tỉnh Bắc
Giang, hiệp hội làng nghề, du lịch làng nghề, tài liệu kế thừa từ những nghiên
cứu trước đây của các tác giả.
Trong các tài liệu trên, tác giả chủ yếu sử dụng nguồn tài liệu từ điều
tra thực tế tại xã Đa Mai.
7.Đóng góp của luận văn
Luận văn của tác giả là công trình nghiên cứu theo phương pháp liên
ngành về nghề làm bún truyền thống xã Đa Mai từ truyền thống đến hiện đại.
Những đặc điểm về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội
ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nghề cũng như tác động của nghề
làm bún đối với đời sống người dân xã Đa Mai sẽ được soi rọi dưới nhiều góc
độ.
Khi luận văn hoàn thành sẽ bổ sung vào thư viện tài liệu về các làng
nghề truyền thống chế biến lương thực thực phẩm nói riêng cũng như làng
nghề truyền thống Việt Nam nói chung.
Những kết luận của tác giả về đề tài nghiên cứu sẽ có giá trị tham khảo
để các cấp, các ngành có liên quan đề ra những giải pháp phát huy giá trị nghề
truyền thống về kinh tế, xã hội cũng như không làm ảnh hưởng tới môi trường
cảnh quan làng nghề để góp phần xây dựng nông thôn mới Việt Nam trong
thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

8


8.Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận
văn được chia thành ba chương:
Chương 1: Vài nét về làng nghề Đa Mai

Chương 2: Nghề làm bún truyền thống làng Đa Mai
Chương 3: Nghề làm bún Đa Mai hiện nay và những vấn đề đặt ra

9


Chương 1: VÀI NÉT VỀ LÀNG NGHỀ ĐA MAI
1.1. Vài nét về làng nghề Việt Nam và tỉnh Bắc Giang
1.1.1.Một số vấn đề chung về làng nghề truyền thống
1.1.1.1.Nghề truyền thống
Nói đến truyền thống là nói đến những giá trị, các yếu tố, quan niệm
của cộng đồng người, xã hội được lưu giữ trong một thời gian dài từ thế hệ
này qua thế hệ khác. Truyền thống thể hiện tính kế thừa, có sự phát triển theo
lịch sử.
Khái niệm về nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống được quy
định rõ trong Thông tư số 116/2006/TT-BNN ngày 18 tháng 12 năm 2006 của
Chính phủ. Bên cạnh đó, có rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học, nhiều
nhà nghiên cứu đưa ra các khái niệm khác nhau về các khái niệm kể trên vì
vậy trong giới hạn của luận văn này tác giả chỉ nhằm tổng kết lại những quan
điểm đã có để làm cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu đề tài “Nghề làm bún
truyền thống xã Đa Mai, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang”.
Trước hết là những quy định của Nhà nước về nghề truyền thống, làng nghề,
làng nghề truyền thống.
Theo Thông tư số 116/2006/TT-BNN, ngày 18 tháng 12 năm 2006 “Hướng
dẫn thực hiện một số nội dung của nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày
07/07/2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn” trong Phần 1
Quy định chung đã giải thích các khái niệm:
“Nghề truyền thống là nghề đã được hình thành từ lâu đời, tạo ra những sản
phẩm độc đáo, có tính riêng biệt, được lưu truyền và phát triển đến ngày nay
hoặc có nguy cơ bị mai một, thất truyền”.

Tiêu chí công nhận nghề truyền thống: Nghề truyền thống phải đạt ba tiêu chí:
Thứ nhất: Nghề đã xuất hiện tại địa phương từ trên 50 năm tính đến
thời điểm đề nghị công nhận.
Thứ hai: Nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hoá dân tộc.
10


Thứ ba: Nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên
tuổi của làng nghề.
Bên cạnh khái niệm nghề truyền thống theo Thông tư số 116/2006/TT-BNN
còn có nhiều khái niệm nghề truyền thống được đưa ra bởi các nhà nghiên
cứu. Có người coi nghề truyền thống là nghề cổ truyền, có người căn cứ vào
thời gian tồn tại của nghề, số người theo nghề và thu nhập từ nghề so với tổng
thu nhập trong làng xã.
Nghề truyền thống là những nghề tiểu thủ công nghiệp được hình thành
tồn tại và phát triển lâu đời trong lịch sử, được sản xuất tập trung tại một vùng
hay một làng nào đó và được lưu truyền từ đời này sang đời khác (truyền nghề),
được lưu giữ kỹ thuật sản xuất (bí quyết truyền nghề), đúc kết kinh nghiệm.
Nghề truyền thống thường được lưu giữ trong gia đình, dòng họ, một
làng, một vùng. Nghề thủ công truyền thống trong quá trình hình thành và
phát triển không chỉ bó hẹp trong phạm vi một làng đó mà được mở rộng hơn
như xã nghề, phố nghề, phường nghề, hội nghề.
Theo Trần Minh Yến: “Nghề truyền thống bao gồm những nghề tiểu thủ
công nghiệp xuất hiện từ lâu trong lịch sử, được truyền từ đời này qua đời khác,
kể cả những nghề đã được cải tiến hoặc sử dụng những loại máy móc hiện đại
để hỗ trợ sản xuất nhưng vẫn tuân thủ công nghệ truyền thống, đặc biệt sản
phẩm của nó vẫn thể hiện những nét văn hóa đặc sắc của dân tộc” [100].
Nói đến nghề truyền thống không thể không nhắc đến tổ nghề. Tổ nghề
là những người có đức, có công phát minh ra nghề, dạy nghề. Tổ nghề không
nhất thiết phải là người ở địa phương đó. Ở nhiều làng nghề, tổ nghề được suy

tôn là thành hoàng làng, được lập miếu thờ. Có nhiều tổ nghề của cùng một
nghề và được thờ ở nhiều vùng khác nhau. Rất nhiều nghề ở Việt Nam khuyết
danh về thân thế sự nghiệp và thời điểm truyền nghề của các vị tổ nghề. Thân
thế sự nghiệp của họ được truyền miệng qua các thế hệ và có nhiều dị bản

11


khác nhau nhưng trong tâm thế của người làm nghề luôn một lòng biết ơn
kính trọng họ.
Các nghề truyền thống tạo nên đặc trưng riêng của mỗi làng, mỗi vùng,
được lưu truyền nhiều qua nhiều thế hệ và đi vào thơ ca một cách đầy kiêu hãnh:
Ai về Đồng Tỉnh Huê Cầu
Đồng Tỉnh bán thuốc Huê Cầu nhuộm thâm
Hay:
Chiếu Nga Sơn, gạch Bát Tràng
Vải tơ Nam Định, lụa hàng Hà Đông
Các nghề truyền thống ở Việt Nam được hình thành và phát triển gắn liền với
quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc. Vị thế của người thợ thủ công
so với các nghề khác trong chế độ cũ được xác định trong câu nói: “Sĩ, nông,
công, thương”, “làm thầy nuôi vợ làm thợ nuôi miệng” tuy thế vị trí người
thợ thủ công cũng có lúc được đánh giá cao “có ruộng bề bề” chẳng bằng có
“nghề trong tay” nhưng cũng có lúc người thợ làm nghề bị coi rẻ như trong
câu ca nói về người làm nghề khảm trai Chuyên Mỹ (Hà Tây cũ):
Hoài người lấy chú thợ cưa
Cò cưa ký quéc có ngày không cơm
Nghề truyền thống ở Việt Nam rất đa dạng vì vậy việc phân loại nghề có
nhiều cách khác nhau và mang tính chất tương đối.
Theo Dương Bá Phượng, nghề thủ công truyền thống ở nước ta được
chia thành năm nhóm sau:

Mặt hàng thủ công mỹ nghệ: sơn mài, khảm trai.
Mặt hàng công cụ sản xuất: sản xuất liềm, hái.
Mặt hàng phục vụ tiêu dùng thông thường như: dao kéo.
Mặt hàng phục vụ cho sản xuất, đời sống như: nề, mộc, vật liệu xây dựng.
Mặt hàng chế biến lương thực thực phẩm: bánh cuốn, rượu.

12


Nghề truyền thống còn được phân loại theo các tiêu chí về trình độ sản
xuất, theo tính chất kinh tế nhưng cơ bản cách phân loại theo nhóm nghề được
đồng thuận hơn cả. Nghề làm bún trong đề tài nghiên cứu của tác giả thuộc
nhóm nghề chế biến lương thực thực phẩm.
1.1.1.2. Làng nghề truyền thống
Theo thông tư số 116/2006/TT-BNN, ngày 18 tháng 12 năm 2006
“Hướng dẫn thực hiện một số nội dung của nghị định số 66/2006/NĐ-CP
ngày 07/07/2006 của Chính phủ”, làng nghề, làng nghề truyền thống được
giải thích như sau:
“Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng,
buôn, phum, sóc hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã, thị trấn,
có các hoạt động ngành nghề nông thôn, sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản
phẩm khác nhau” [14].
“Làng nghề truyền thống là làng nghề có nghề truyền thống được hình
thành từ lâu đời” [14].
- Các tiêu chí để công nhận làng nghề:
+ Có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động
ngành nghề nông thôn.
+ Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 2 năm tính đến thời
điểm đề nghị công nhận.
+ Chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước.

- Tiêu chí để công nhận làng nghề truyền thống: Làng nghề truyền
thống phải đạt tiêu chí làng nghề và có ít nhất một nghề truyền thống.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với tổ chức hợp tác
quốc tế Nhật Bản (JICA) nghiên cứu “Quy hoạch phát triển ngành nghề thủ
công theo hướng công nghiệp hóa nông thôn Việt Nam” năm 2002 xác định
làng nghề dựa theo hai tiêu chí: Có trên 20% số hộ trong làng tham gia sản
xuất thủ công hoặc chính quyền xã công nhận nghề thủ công đó có ý nghĩa
quan trọng đối với làng.
13


Các tiêu chí đánh giá trên chỉ có tính chất tương đối bởi lẽ ở các làng
nghề khác nhau thì tỷ lệ sẽ khác nhau, bên cạnh đó vì tính chất ngành nghề
khác nhau nên số lượng lao động làng nghề có sự biến đổi thường xuyên liên
tục. Làng nghề có thể là làng thủ công truyền thống đã tồn tại hàng trăm năm
nhưng cũng có thể là làng nghề mới xuất hiện gần đây do những đổi thay của
bối cảnh lịch sử xã hội.
Làng nghề truyền thống được phân loại như sau: - Làng nghề truyền
thống chuyên sản xuất mặt hàng thủ công mỹ nghệ như: gốm, dệt tơ tằm,
chạm khắc đá, gỗ…; - Làng nghề truyền thống chuyên sản xuất các mặt hàng
phục vụ cho nhu cầu sản xuất và đời sống như: mộc, cơ khí, vật liệu xây
dựng…; - Làng nghề chuyên sản xuất các mặt hàng phục vụ cho nhu cầu tiêu
dùng như: dệt vải, chiếu, làm nón, đan lát…; - Làng nghề chuyên chế biến
lương thực thực phẩm: làm bún, bánh, chế biến thủy hải sản…(Làng nghề làm
bún Đa Mai thành phố Bắc Giang trong nghiên cứu của tác giả thuộc nhóm
phân loại này).
Cũng như nghề truyền thống, bên cạnh khái niệm về làng nghề truyền
thống của cơ quan Nhà nước ban hành thì không ít các nhà nghiên cứu có
những quan điểm khác nhau về làng nghề truyền thống. Dưới đây là một số
khái niệm được đưa ra:

Theo Giáo sư Trần Quốc Vượng, làng nghề được định nghĩa: Làng
nghề (như làng gốm Bát Tràng, Thổ Hà, Phù Lãng, Hương Canh…làng đồng
Bưởi, Vó, Hè Nôm, Thiệu Lý, Phước Kiều..làng rèn sắt Canh Diễn, Phù Dực,
Đa Hội) là làng tuy vẫn có trồng trọt theo lối tiểu nông và chăn nuôi nhỏ
(lợn, gà) cũng có một số nghề phụ khác (đan lát, làm tương) song đã nổi trội
một số nghề cổ truyền, tinh sảo với mọi tầng lớp thủ công chuyên nghiệp hay
bán chuyên nghiệp, có phường (cơ cấu tổ chức), có ông trùm, ông phó
cả…cùng một số thợ phó và thợ nhỏ, đã chuyên tâm, có quy trình công nghệ
nhất định và có thể sống chủ yếu được bằng nghề đó, và mặt hàng thủ công

14


của họ đã là sản phẩm hàng hóa, có quan hệ tiếp thị với một thị trường là
vùng rộng, đô thị, thủ đô hay cả nước ngoài [97, tr.31].
Quan điểm khác về làng nghề như: làng nghề là một thiết chế kinh tế xã
hội ở nông thôn được cấu thành bởi hai yếu tố làng và nghề, tồn tại trong một
không gian địa lý nhất định, trong đó bao gồm nhiều hộ gia đình sinh sống bằng
nghề thủ công là chính, giữa họ có mối liên kết về kinh tế, xã hội và văn hóa.
Làng nghề truyền thống: trước hết là làng nghề được tồn tại và phát triển
lâu đời trong lịch sử, trong đó gồm có một hoặc nhiều nghề thủ công truyền
thống, là nơi quy tụ các nghệ nhân và đội ngũ thợ lành nghề, là nơi có nhiều hộ
gia đình chuyên làm nghề truyền thống lâu đời, giữa họ có sự liên kết, hỗ trợ
nhau trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Họ có cùng tổ nghề và đặc biệt là các
thành viên luôn ý thức tuân thủ những ước chế xã hội và gia tộc.
Trên cơ sở Thông tư số 116/2006/TT-BNN của Bộ nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Giang đã căn cứ vào tình hình
phát triển thực tế của các làng nghề trong tỉnh Bắc Giang và ra Quyết định số
70/2010/QĐ-UBND về “Quy chế xét công nhận làng nghề, làng nghề truyền
thống và xét tặng danh hiệu nghệ nhân, thợ giỏi, người có công đưa nghề vào

phát triển ở nông thôn tỉnh Bắc Giang”.
Nội dung của các tiêu chí công nhận làng nghề và làng nghề truyền
thống của tỉnh Bắc Giang thống nhất hoàn toàn với các tiêu chí trong Thông
tư 116/2006/TT-BNN. Để được công nhận làng nghề truyền thống, các làng
phải đảm bảo được đầy đủ các tiêu chí của tỉnh đề ra và thống nhất với thông
tư của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Với những chỉ tiêu về làng nghề truyền thống do các cấp quản lý Nhà
nước đã ban hành cũng như theo những khái niệm của các nhà nghiên cứu
đưa ra, Đa Mai có thể đáp ứng được đầy đủ các tiêu chí để được công nhận
nghề truyền thống. Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Giang ra Quyết định số
170/QĐ-UBND ngày 02 tháng 11 năm 2010 cấp giấy chứng nhận làng nghề
truyền thống.
15


1.1.2. Khái quát làng nghề Việt Nam
Các làng nghề truyền thống Việt Nam phân bố rộng khắp trên toàn
quốc nhưng mức độ không đồng đều. Theo số liệu thống kê của JICA (2004)
và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì Việt Nam có tất cả 2017 làng
nghề có truyền thống trên 100 năm [62, tr.3 – 9].
Thống kê của hiệp hội làng nghề Việt Nam đến hết tháng 9 năm 2008 cả
nước có 2790 làng nghề. Số lượng và phân bố của các làng nghề tập chung chủ
yếu và phát triển mạnh nhất ở Miền Bắc nhất là khu vực hai bên sông Hồng và
các vùng phụ cận chiếm gần 70% số lượng các làng nghề trong cả nước.
Trên thực tế, làng nghề ra đời và phát triển được phải hội tụ được các
yếu tố như: Có vị trí thuận tiện về giao thông, gần nguồn nguyên liệu, nguồn
lao động dồi dào, đội ngũ thợ thủ công lành nghề đông đảo, có nhiều nghệ
nhân đạt trình độ cao, sản phẩm sản xuất ra đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng
của người sử dụng, có kỹ thuật sản xuất, kinh nghiệm sản xuất lâu đời. Khu
vực đồng bằng sông Hồng và khu vực có nhiều làng nghề truyền thống phát

triển nhất vì nơi đây ở vào thế “đắc địa” hội tụ đầy đủ các yếu tố kể trên.
Đặc điểm chung của các làng nghề Việt Nam “dường như chưa tách
khỏi nông nghiệp” mà luôn đan xen tồn tại song hành với nghề nông. Làng
nghề gắn liền với vùng nông nghiệp và người nông dân giải quyết hợp lý sức
lao động nông nghiệp…vì vậy văn hóa nghề mang đậm sắc thái văn hóa nông
nghiệp của các cư dân bản địa [39, tr.8]. Đặc điểm kỹ thuật công nghệ của làng
nghề là kỹ thuật thủ công truyền thống, có bí quyết riêng. Công nghệ sản xuất
phụ thuộc vào kỹ năng và tay nghề của người thợ. Kỹ thuật và công nghệ của
nghề truyền thống nhìn chung còn lạc hậu, mang tính chủ quan nhiều của người
thợ. Hiện nay kỹ thuật sản xuất đã có sự thay thế ở một số khâu nhất định.
Sản phẩm của làng nghề truyền thống trước hết để phục vụ đời sống
sinh hoạt, sản xuất. Sản phẩm của làng nghề truyền thống có tính nghệ thuật
cao và mang đặc trưng riêng của mỗi làng mỗi vùng, mỗi sản phẩm làm ra
đều chuyên chở khát vọng của người làm nghề. Nó chứa đựng những tinh hoa
16


văn hóa, trở thành những di sản quý báu của dân tộc. Nó vượt qua không gian
và thời gian, trở thành biểu tượng của cái đẹp, mang giá trị truyền thống của
dân tộc. Đôi khi ca từ cũng chưa thể diễn tả hết được vẻ đẹp, tinh thần của sản
phẩm cũng như tâm huyết của người làm nghề:
Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát
Bời vì em mặc áo lụa Hà Đông
Về mặt tổ chức sản xuất kinh doanh của các làng nghề truyền thống ở
Việt Nam chủ yếu và phổ biến nhất là hộ gia đình, hiện nay có thêm hợp tác
xã, các doanh nghiệp tư nhân, các công ty trách nhiệm hữu hạn, các hiệp hội
làng nghề cùng tham gia vào quá trình thúc đẩy sản xuất phát triển, thúc đẩy
buôn bán trao đổi các sản phẩm của làng nghề. Thị trường tiêu thụ của làng
nghề truyền thống về cơ bản vẫn còn bó hẹp ở nhu cầu tiêu dùng tại chỗ, thị
trường trong nước vẫn là cơ bản, chưa có nhiều mặt hàng xuất khẩu ra nước

ngoài. Thị trường nước ngoài mặc dù chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng mang lại giá trị
kinh tế lớn, hiện nay thị trường tiêu thụ ở nước ngoài ngày càng được tổ chức
cá nhân đầu tư tâm sức mở rộng quy mô đến nhiều quốc gia trong khu vực và
thế giới.
Trong chính sách phát triển kinh tế xã hội theo từng giai đoạn, Nhà
nước xác định nghề và làng nghề truyền thống là một trong những thế mạnh
góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, phát triển kinh tế của đất nước. Từ
những năm 1990 của thế kỷ XX nhiều làng nghề được khôi phục và phát triển
mạnh mẽ, nhất là các làng nghề ở khu vực Bắc Bộ vì có nhiều điều kiện thuận
lợi để phát triển. Nhiều làng nghề đã tìm được chỗ đứng trên thị trường trong
và ngoài nước, có khả năng cạnh tranh được với hàng nhập khẩu từ nước
ngoài như làng gốm Bát Tràng, lụa Hà Đông, đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ…
Trên đây là một vài nét khái quát về làng nghề Việt Nam, trước sự duy
trì và phát triển của các làng nghề về các mặt như: sản phẩm ngày càng đa
dạng, quy mô sản xuất mở rộng, thị trường tiêu thụ rộng lớn, chúng tôi tin

17


rằng nghề truyền thống Việt Nam sẽ đạt được thành tựu lớn và mang lại hiệu
quả kinh tế xã hội cao hơn.
1.1.3. Khái quát làng nghề truyền thống tỉnh Bắc Giang
Bắc Giang có lịch sử lâu đời, kinh tế chủ đạo là sản xuất nông nghiệp
mang tính tự cung tự cấp. Nghề thủ công truyền thống luôn tồn tại phát triển
bên cạnh nông nghiệp. Theo dòng chảy của thời gian với những bước thăng
trầm của lịch sử dân tộc, các làng nghề truyền thống ở Bắc Giang được hình
thành và phát triển tạo nên những nét độc đáo riêng.
Dấu ấn riêng của các làng nghề truyền thống tỉnh Bắc Giang là kết quả
của quá trình tạo dựng cơ nghiệp, sự rèn luyện, sáng tạo không ngừng nghỉ
của người thợ thủ công nơi đây trong không gian văn hóa làng nông nghiệp.

Bảng 1.1: Số làng nghề trong các vùng và cả nước theo hai loại tiêu chí
xác định làng nghề (Làng có trên 50% hoặc 20% số hộ làm ngành nghề phi
nông nghiệp).
Vùng

Đồng bằng sông Hồng
Đông Bắc
Tây Bắc
Bắc Trung bộ
Nam Trung bộ
Tây Nguyên
Đông Nam bộ
Đồng bằng sông Cửu
Long
Cả nước

Số tỉnh
có làng
nghề
11
11
4
6
6
4
9
13
64

Số làng nghề

50% 20%
280
56
8
98
44
0
38
86

866
164
247
314
87
0
101
211

610

2017

Tỉnh có nhiều làng nghề nhất
50%
20%
Thái Bình (63)
Bắc Giang (6)
Sơn La (4)
Thanh Hóa (64)

Bình Định (11)
Bình Thuận (11)
An Giang (27)
-

Hà Tây (409)
Bắc Giang (21)
Sơn La (191)
Thanh Hóa (201)
Quảng Nam (30)
TPHCM (39)
Vĩnh Long (40)
-

Nguồn: JICA (2002). Nghiên cứu quy hoạch phát triển ngành nghề thủ công
theo hướng Công nghiệp hóa nông thôn Việt Nam.

18


Phát triển nghề thủ công ở Bắc Giang ngoài việc đem lại giá trị kinh tế,
đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tại chỗ của nhân dân mà còn làm phong phú thêm
giá trị văn hóa làng. Mỗi làng một nghề tạo nên sự đa dạng, riêng biệt trong
sắc thái văn hóa. Theo bảng thống kê của JICA (2002), Bắc Giang là một
trong những tỉnh có số lượng làng nghề nhiều nhất ở khu vực Đông bắc.
Bắc Giang hiện nay có khoảng 435 làng có nghề tiểu thủ công nghiệp. Theo
tiêu chí công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống quy
định tại Thông tư số 116/2006/TT-BNN, ngày 18/12/2006 của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, tính đến năm 2011 tỉnh Bắc Giang có 33 làng đạt tiêu
chí, được Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Giang công nhận trong Quyết định số

170/QĐ-UBND ngày 02/11/2010. Trong 33 làng nghề được công nhận có 14
làng nghề truyền thống và 19 làng nghề.
Về quy mô: trong 33 làng nghề có 6424 hộ làm nghề, chiếm 65% tổng số
hộ, có 20811 nhân khẩu tham gia làm nghề chiếm 48,3%. Nhìn chung nguồn
vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh của các làng nghề rất hạn chế. Tổng số
vốn cho sản xuất của 33 làng nghề là hơn 240 triệu đồng. Bình quân mỗi làng
nghề đạt 7,5 triệu đồng.
Về ngành nghề: các làng nghề trên địa bàn tỉnh phần lớn thuộc ngành chế
biến nông, lâm sản. Trong 33 làng nghề có 13 làng sản xuất mây tre đan; 6
làng làm mỳ, bún, bánh đa; 5 làng sản xuất vôi, gạch ngói; 2 làng sản xuất
mộc dân dụng; 2 làng nuôi tằm ươm tơ; 1 làng nấu rượu; 1 làng sản xuất
hương đen; 1 làng làm chổi tre, chổi chít; 1 làng khâu nón và 1 làng làm nghề
vận tải thuỷ. Các làng nghề được hình thành từ lâu đời nay được duy trì và
phát triển tốt như nghề mây tre đan Tăng Tiến (Việt Yên), rượu Làng Vân,
bánh đa nem, mỳ (Việt Yên), bánh đa Kế (thành phố Bắc Giang), bún Đa Mai
(thành phố Bắc Giang), mỳ Thủ Dương (Lục Ngạn), mộc dân dụng ở Lãng
Sơn (Yên Dũng).
Về phân bố: Làng nghề ở Bắc Giang phân bố không đều, tập trung chủ
yếu tại các huyện vùng thấp bao gồm: Việt Yên (8 làng), Yên Dũng (7 làng),
19


×