Chuyên Đề: Thực Trạng Áp Dụng Công Cụ Qản Lý Môi
Trường Vào Công Tác Quản Lý Môi Trường Tại Làng Nghề
Làm Bún Vân Cù (Xã Hương Toàn, Huyện Hương Trà, Tỉnh
Thừa Thiên Huế)
Phần 1: Đặt Vấn Đề
Phần 2: Nội Dung
2.1. Cở sở lý luận
2.1.1. Công tác quản lý môi trường
2.1.2. Công cụ quản lý môi trường
2.2 tổng quan các công cụ qản lý môi trường
2.3.đặc điểm địa bàn nghiên cứu.
2.3.1.điều kiện tự nhiên
2.3.2.điều kiện kinh tế xã hội
2.4Thực trạng áp dụng công cụ qản lý môi trường tại làng nghề làm bún
Vân Cù.
2.4.1 công cụ mệnh lệnh-điều khiển.
các công cụ đang được áp dụng để quản lý môi trường tại
làng nghề
những thuận lợi khó khăn trong việc áp dụng các công cụ đó
phân tích bằng mô hình phân tích SWOT
giải pháp
2.4.2 công cụ kinh tế
-thực trạng áp dụng
-những thuận lợi khó khăn
-dùng mô hình phân tích SWOT
- nhận xét
-giải pháp
2.4.3 công cụ tuyên truyền, giáo dục.
-thực trạng áp dụng
-những thuận lợi khó khăn
-dùng mô hình phân tích SWOT
-nhận xét
-giải pháp
Phần 3: kết luận kiến nghị
PHẦN 1:
ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lý do chọn đề tài
Làng nghề là một trong những nét văn hóa rất đặc trưng của nước ta.
Hiện nay Đảng và Nhà Nước ta đã chú trọng vào việc phát triển các làng
nghề nhằm tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội, giải quyết vấn đề việc làm
tại các làng nghề đồng thời góp phần gìn giữ những ngành nghề truyền
thống của Việt Nam không bị mai một.
Được sự quan tâm của Đảng và Nhà Nước, nhiều làng nghề ở nước ta
đang được khôi phục và phát triển. Sản xuất sản phẩm làng nghề đang dần
trở thành một nghề chính của nhiều người dân trong khu vực làng nghề.
Làng bún Vân Cù cũng nằm trong xu thế đó. Đây là làng nghề đã có tiếng từ
hàng lâu. Việc sản xuất kinh doanh sản phẩm làng nghề đã góp phần làm
tăng thu nhập cho người dân, đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng của làng
Vân Cù đồng thời là động lực cho một số ngành kinh doanh dịch vụ khác
phát triển. Bên cạnh những lợi ích kinh tế do làng nghề thì vấn đề môi
trường lại đang là thực trạng đáng báo động. Điều này đòi hỏi sự quan tâm
của các cơ quan chức năng, các tổ chức và cộng đồng dân cư. Tuy nhiên,
hiện nay công tác QLMT trên địa bàn làng nghề Vân Cù vẫn còn nhiều bất
cập chưa được giải quyết. Để hướng tới sự phát triển bền vững của làng
nghề cần có những hướng đi đúng đắn trong tương lai, trong đó phải kể đến
trước tiên là nâng cao hiệu quả QLMT. Xuất phát từ vấn đề trên, nhóm tôi
đã quyết định chọn đề tài “Thực trạng áp dụng các công cụ quản lý môi
trường tại làng nghề làm bún Vân Cù –xã Hương Toàn-huyện Hương
Trà-TTHuế” để .nghiên cứu
II. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là phân tích thực trạng áp dụng các công
cụ quản lý môi trường tại làng nghề làm bún Vân Cù. Trên cơ sở đó để rút ra
những thuận lợi, khó khăn đối với công tác quản lý môi trường tại làng
nghề, từ đó đưa ra các giải pháp và kiến nghị để hoạt động quản lý môi
trường làng nghề đạt hiệu quả hơn.
III. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu ở đây là các vấn đề liên quan đến hoạt động quản
lý môi trường làng nghề.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Đề tài nghiên cứu trong phạm vi các vấn
đề liên quan đến quản lý môi trường làng nghề làm bún Vân Cù
IV. Phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp thu thập tổng hợp các thông tin cần thiết có liên quan
đến quản lý môi trường làng nghề. Các thông tin có thể được thu thập từ
internet, báo chí,thư viện(số liệu thống kê, văn bản pháp quy…) kết hợp với
việc điều tra thực địa, phỏng vấn các hộ gia đình ở địa phương để thu thập
những thông tin chi tiết khác.
* Phương pháp phân tích, đánh giá tổng hợp:
Trên cơ sở các kết quả có được do điều tra, thu thập tài liệu liên quan từ
các nguồn khác nhau, phân tích đánh giá tổng hợp các thông tin thu thập
được để đưa ra các giải pháp và kết luận.
* Phương pháp đánh giá bằng mô hình SWOT: Dựa trên những thông tin có
sẵn và thu thập được để có những đánh giá thích hợp.
Phần 2: Nội Dung
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Công tác quản lý môi trường
Công tác quản lý môi trường được thực hiện bằng việc ban hành và tổ
chức việc thực hiện các văn bản pháp quy về bảo vệ môi trường, ban hành
hệ thống tiêu chuẩn môi trường. Bên cạnh đó còn xây dựng, chỉ đạo thực
hiện chiến lược, chính sách bảo vệ môi trường, kế hoạch phòng chống, khắc
phục suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường.
Song song với việc ban hành và tổ chức còn có xây dựng, quản lý các
công trình bảo vệ môi trường, các công trình có liên quan đến bảo vệ môi
trường. Đồng thời tổ chức, xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc, định kỳ
đánh giá hiện trạng môi trường, dự báo diễn biến môi trường.
Công tác quản lý môi trường có hiệu quản hay không còn phụ thuộc
vào việc thẩm định các báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án
và các cơ sở sản xuất kinh doanh có tốt hay không.
Cấp và thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường.
Công tác quản lý môi trường còn không thể thiếu việc giám sát, thanh
tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường, giải quyết các
khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về bảo vệ môi trường, xử lý vi phạm pháp luật
về bảo vệ môi trường. Ðào tạo cán bộ về khoa học và quản lý môi trường, tổ
chức nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, thiết lập quan hệ quốc
tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
2.1.2. Công cụ quản lý môi trường
Công cụ quản lý môi trường ra đời dựa trên cơ sở:
Công cụ quản lý
môi trường
Công cụ chính
sách – pháp luật
Công cụ kinh tế
Công cụ tuyên
truyền – giáo dục
• Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội: căn cứ vào tình hình cụ thể của
từng ngành nghề, từng khu vực, từng giai đoạn… mà có những chính
sách phát triển khác nhau, từ đó đưa ra những công cụ quản lý phù hợp.
• Dựa vào hệ thống văn bản pháp quy
.
2.2 tổng quan các công cụ qản lý môi trường
2.2.1. công cụ pháp luật và chính sách
Đây là công cụ điền hình vĩ mô bao gồm các văn bản về luật quốc tế và luật
quốc gia, các văn bản dưới luật, quy hoạch, kế hoạch và chính sách môi trường
quốc gia, các ngành kinh tế, các địa phương. Công cụ này còn được gọi là công cụ
chính sách.
Nhận thức được tầm quan trọng của làng nghề,thời gian qua Đảng và Nhà nước đã
tập trung chỉ đạo và ban hành nhiều chính sách liên quan như:
- Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 7/7 2006 của Chính phủ về chính sách phát
triển ngành nghề nông thôn, nhằm phát triển KT-XH ở nông thôn, chuyển dịch cơ
cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH, giải quyết việc làm tại chỗ, nâng cao chất
lượng cuộc sống và thu nhập của người dân, tăng cường hoạt động xuất khẩu-
Nghị định có quy định về mặt bằng sản xuất (Điều 7) và Điều 8 quy định “địa
phương hỗ trợ một phần kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và xử lý môi
trường cho các làng nghề và cụm cơ sở ngành nghề nông thôn”.
Ngoài ra, tại Nghị định số 73/1995/NĐ-CP và sau đó là Nghị định số 01/2008/NĐ-
CP ngày 03/01/2008 quy định chức năng, nhiệm vụ của Bộ NN&PTNT, Chính
phủ đã giao Bộ NN&PTNT thực hiện chức năng quản lý Nhà nước (QLNN) lĩnh
vực ngành nghề nông thôn và trên cơ sở đó, Bộ NN&PTNT đã ban hành một số
văn bản như thông tư số 116/2006/TT-BNN ngày 18/12/2006 hướng dẫn thực hiện
một số nội dung của Nghị định 66/2006/NĐ-CP; Chỉ thị số 28/2007/CT-BNN
ngày 18/04/2007 về việc đẩy mạnh quy hoạch phát triển làng nghề nông thôn và
phòng chống ô nhiễm MT làng nghề.
đ ể tiến hành quản lý có hiệu quả các công cụ pháp luật trong quản lý làng
nghề. Việt Nam đã ban hành các chính sách phát triển ngành nghề như:
Chính sách ngành nghề nông thôn; quy hoạch phát triển ngành nghề nông
thôn; công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống.
1
Chỉ thị số 28/2007/CT-BNN về đẩy mạnh thực hiện
quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn và phòng
chống ô nhiễm môi trường làng nghề
18/4/2007
Bộ
NN&PTNT
2
Thông tư 116/2006/TT-BNN hướng dẫn thực hiện
một số nội dung của nghị định số 66/2006/NĐ-CP
ngày 7/7/2006 của Chính phủ và phát triển ngành
nghề nông thôn
18/12/2006
Bộ
NN&PTNT
3
Nghị định 66/2006/NĐ-CP về phát triển ngành nghề
nông thôn
7/7/2006 Chính phủ
4
Quyết định 132/2000/QĐ-TTg về một số chính sách
khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn 24/11/2000
Thủ tướng
Chính phủ
Điều 4. Hỗ trợ tín dụng
1. Các tổ chức, cá nhân và làng nghề đầu tư mở rộng sản xuất và đầu tư mới phát triển
nghề được vay vốn tín dụng theo quy định tại các văn bản sau đây:
a) Quyết định số 71/2005/QĐ - TTg ngày 05 tháng 9 năm 2005 của Thủ tướng Chính
phủ về cơ chế điều hành vốn cho vay của Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm; Quyết định
số 15/2008/QĐ-TTg ngày 23 tháng 01 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi,
bổ sung cơ chế quy định lãi suất và nguồn vốn cho vay;
b) Nghị định số 41/2010/ NĐ-CP ngày 12 tháng 04 năm 2010 của Chính phủ về chính
sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.
2. Theo từng dự án cụ thể của tổ chức, cá nhân và làng nghề, được Ủy ban nhân dân tỉnh
xem xét hỗ trợ 50% lãi suất tín dụng ưu đãi nhà nước từ nguồn vốn ngân sách tỉnh khi vay
vốn của các Ngân hàng thương mại và Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh. Thời gian
hỗ trợ không quá ba (03) năm kể từ ngày vay vốn.
Điều 5. Hỗ trợ đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm làng nghề
1. Các tổ chức, cá nhân và làng nghề đầu tư dây chuyền sản xuất mới, ứng dụng tiến bộ
khoa học - công nghệ vào sản xuất để nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm,
được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 538/QĐ-UBND ngày 31 tháng 03 năm 2011 của
Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc Ban hành Chương trình hỗ trợ nghiên cứu ứng
dụng đổi mới công nghệ và chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ (2011- 2015).
2. Các làng nghề có dự án đầu tư phát triển làng nghề; được Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét
hỗ trợ kinh phí từ nguồn kinh phí khuyến công của tỉnh. Mức hỗ trợ không quá 100 triệu
đồng/dự án (mua sắm máy móc thiết bị phục vụ sản xuất).
Điều 6. Lao động, đào tạo
1. Đào tạo nghề tiểu thủ công nghiệp cho lao động ở các làng nghề thực hiện theo Đề án
“Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”.
2. Các tổ chức, cá nhân và làng nghề đầu tư mở rộng, đầu tư ngành nghề mới có sử dụng
lao động phải qua đào tạo nghề, thì người lao động được hỗ đào tạo nghề; chính sách hỗ
trợ theo sự phân cấp của Thủ tướng Chính phủ tại khoản 2, mục VII Quyết định số
1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt
Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”.
Điều 7. Hỗ trợ quảng cáo, xúc tiến thương mại
1. Các tổ chức, cá nhân và làng nghề được xem xét tham gia hội chợ - triển lãm; được hỗ
trợ 100 % tiền thuê diện tích gian hàng tại hội chợ, triển lãm ở trong nước (không quá 02
gian/cơ sở và 02 lần/năm); từ 20% đến 30% (tuỳ từng thị trường) tiền thuê diện tích gian
hàng tại hội chợ, triển lãm ở nước ngoài, từ nguồn kinh phí xúc tíến thương mại của tỉnh.
2. Hỗ trợ các tổ chức, cá nhân và làng nghề 100% kinh phí quảng bá sản phẩm trên
Website của tỉnh và của Sở Công thương, từ nguồn kinh phí khuyến công của tỉnh.
3. Các tổ chức, cá nhân và làng nghề được hỗ trợ kinh phí xây dựng, đăng ký thương hiệu
sản phẩm; từ nguồn kinh phí khuyến công của tỉnh, theo Thông tư liên tịch số 125/TTLT-
BTC-BCT ngày 17 tháng 6 năm 2009 của Bộ Tài chính và Bộ Công Thương về việc Quy
định việc quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp kinh tế đối với Chương trình khuyến
công; hoặc từ nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học của tỉnh.
4. Các làng nghề được Ủy ban nhân dân tỉnh công nhận, khi xây dựng biển quảng bá làng
nghề; được hỗ trợ không quá 50 triệu đồng cho Ủy ban nhân dân xã, từ nguồn kinh phí
khuyến công của tỉnh.
5. Các làng nghề được Ủy ban nhân dân tỉnh công nhận, được hỗ trợ chi phí thành lập các
hiệp hội, hội ngành nghề; từ nguồn kinh phí khuyến công của tỉnh, theo Thông tư liên
tịch số 125/TTLT- BTC-BCT ngày 17/6/2009.
6. Các làng nghề được Ủy ban nhân dân tỉnh công nhận, gắn với tuyến du lịch được hỗ
trợ xây dựng một nhà trưng bày tổ chức sản xuất, giới thiệu sản phẩm phục vụ khách
tham quan (không quá 100m
2
, theo thiết kế được cấp có thẩm quyền phê duyệt). Mức
hỗ trợ không quá 500 triệu đồng/ xã, từ ngân sách tỉnh.
Danh mục cụ thể các làng nghề gắn với tuyến du lịch do Sở Công Thương ban hành.
7. Các tổ chức, cá nhân và làng nghề tham gia xúc tiến thương mại khai thác được thị
trường mới có kim ngạch xuất khẩu năm đầu (thị trường mới) đạt từ 1 triệu USD trở lên,
được Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét hỗ trợ kinh phí xúc tiến thương mại; mức hỗ trợ
không quá 100 triệu đồng, từ nguồn kinh phí xúc tiến thương mại của tỉnh (hỗ trợ một
lần).
Điều 8. Ưu đãi về hạ tầng kỹ thuật
Các tổ chức, cá nhân và làng nghề đầu tư trong các cụm công nghiệp, được hỗ trợ đầu tư
hệ thống xử lý nước thải, khí thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại. Mức hỗ trợ theo Nghị
định số 04/2009/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2009 của Chính phủ về ưu đãi, hỗ trợ
hoạt động bảo vệ môi trường.
2.2.2. Công cụ kinh tế
Công cụ kinh tế đang ngày càng được nhiều nước sử dụng. Đây chính là sử dụng
sức mạnh của thị trường để bảo vệ môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái. Tuy
nhiên, khi áp dụng công cụ này cần cân nhắc một cách chặt chẽ để các công cụ
này phù hợp với hệ thống tài chính, tập quán, truyền thống và năng lực của hệ
thống hành chính, hệ thống thể chế của từng nước.
Phí bảo vệ môi trường
• nghị định 67/2003/NĐ-CP về phí bảo vệ môi trường đối với nước
thải, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối
với nước thải.
• Nghị định số 174/2007/NĐ-CP về phí bảo vệ môi trường đối với
chất thải rắn.
Cơ chế hỗ trợ tài chính
• Nghị định số 04/2009/NĐ-CP ngày 14/1/2009 về cơ chế hỗ trợ tài
chính cho các doanh nghiệp.
Quỹ Môi trường
• Quỹ Môi trường cấp quốc gia (Quỹ BVMT Việt Nam, Quỹ Bảo tồn
Việt Nam), Quỹ BVMT các tỉnh/TP, Quỹ Môi trường ngành.
2.2.3. Công cụ giáo dục truyền thông
Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn dân, mang tính chất xã hội rộng lớn, đòi hỏi
không ngừng trình độ dân trí.Thông qua giáo dục, ý thức bảo vệ môi trường của cá nhân
và cộng đồng ngày một nâng cao.Để không ngừng nâng cao chất lượng sống toàn diện
của con người, hướng tới một xã hội phát triển bền vững cần phải tiến hành giáo dục,
tuyên truyền sâu rộng khắp nơi, mọi lúc về bảo vệ môi trường nói chung và môi trường
làng nghề nói riêng.
Chính sách giáo dục môi trường cho mọi tầng lớp nhân dân cần đưa vào trong
chương trình phổ thông.
Tiến hành tập huấn nhằm nâng cao nhận thức về ô nhiễm môi trường đặc biệt là ô
nhiễm làng nghề cho các nhà hoạch định chính sách để từ đó họ đưa ra các chính sách các
kế hoạch phát triển đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững.
Huyện tiếp tục tuyên truyền, giáo dục ý thức trách nhiệm của các cấp, các ngành,
đặc biệt người dân tại các làng nghề để họ có ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường.
Đối với các cơ sở sản xuất cần tuyên truyền vấn đề bảo vệ môi trường để họ có
nhận thức trách nhiệm của mình, đặc biệt là quán triệt cho họ nguyên tắc:” người gây ô
nhiễm phải trả tiền” và “người sử dụng phải trả tiền”.
Tổ chức các lớp tập huấn, thăm quan học tập nhân rộng các mô hình tiên tiến về
quản lí và bảo vệ môi trường ở các làng nghề điển hình.
Khuyến khích, tuyên dương, khen thưởng các hộ sản xuất có sáng kiến trong giữ
gìn môi trường làng nghề, sản xuất thân thiện với môi trường.
Các làng nghề thường có mùi hôi chua, thối nồng nặc, nước thải chảy ra các kênh
mương…các cơ quan chức năng và chính quyền tiến hành vận động các hộ sản xuất xây
dựng các bể biogas để chứa chất thải trong quá trình sản xuất.
Chất coliform các làng nghề thải ra môi trường hàm lượng vượt qua hàng chục
lần và lên đến 200 lần ở làng bún Vân Cù vì vậy cần phổ cập hóa nhận thức về tác hại
của chất thải để có biện pháp khắc phục.
Tại các buổi họp làng xã thường nhắc nhở các hộ sản xuất hạn chế chất thải ra môi
trường nếu còn tái phạm sẽ áp dụng lề lối làng xã để xử lý.
Tạo cơ hội cho mọi người dân trong khu vực làng nghề tham gia bảo vệ môi
trường ở làng nghề mình.
Các phương tiện truyền thông nêu ra những hộ sản xuất gây ô nhiễm môi trường
sẽ chịu tác động của áp lực xã hội.
Công cụ này hoạt động tốt thì sẽ đạt được mục tiêu nâng cao ý thức bảo vệ môi
trường của người dân từ đó có thể tiết kiệm được những chi phí vô cùng tốn kém cho việc
giám sát và xử lý ô nhiễm
2.3.đặc điểm địa bàn nghiên cứu.
1/ Hương trà:
a/ Đặc điểm tự nhiên:
* Vị trí địa lý:
Hương Trà là một huyện đồng bằng của Tỉnh Thừa Thiên Huế, nằm trên trục
quốc lộ 1A, là cửa ngõ phía Bắc của Thành phố Huế, cùng với các huyện Hương Thủy,
Phú Vang tạo thành 3 cực của tam giác vệ tinh đô thị quan trọng của Tỉnh.Trừ 2 huyện
Phú Lộc và Nam Đông, tất cả các huyện, thành phố còn lại của Tỉnh Thừa Thiên Huế đều
có biên giới tiếp giáp với Hương Trà.Tổng diện tích tự nhiên 52.089,4 ha
Trên địa bàn huyện có bờ biển dài 7 km, có QL1A chạy ngang dài 12 km song
song với tuyến đường sắt Bắc Nam, có các tuyến Quốc lộ 49A dài 25km nối thành phố
Huế với huyện miền núi A Lưới, Quốc lộ 49B dài 7km nối các xã vùng biển; có các
tuyến đường Tỉnh lộ 8A, 8B, Tỉnh lộ 4, đường kinh tế quốc phòng, có 2 con sông lớn của
Tỉnh chảy qua: sông Bồ dài 25 km, sông Hương dài 20 km, có phá Tam Giang rộng 700
ha.
Toàn huyện có 16 đơn vị hành chính, theo địa hình chia làm 3 vùng:
- Vùng miền núi và gò đồi có 5 xã: Hồng Tiến, Bình Điền, Bình Thành, Hương Bình
và Hương Thọ.
- Vùng đồng bằng và bán sơn địa có 8 xã và thị trấn: Hương Hồ, Hương Chữ, Hương
An, Hương Xuân, Hương Văn, Hương Vân, Hương Toàn, Hương Vinh và Thị trấn Tứ
Hạ.
- Vùng đầm phá và ven biển có 2 xã : Hương Phong và Hải Dương
* Tài nguyên thiên nhiên:
Tài nguyên khoáng sản tương đối phong phú,đa dạng:đá vôi,đá Granit đen xám
,mỏ cao lanh, khoáng Titan, cát, sỏi
Thời tiết khí hậu thuận lợi. Đất đai, thổ nhưỡng của huyện rất đa dạng.
b/Điều kiện kinh tế xã hội:
*/Xã hội:
Hương Trà là vùng đất có dấu vết văn hoá Sa Huỳnh, là địa bàn lập phủ Kim Long
(1636-1687); Phú Xuân (1687-1712) và (1739-1802); kinh thành thời Tây Sơn (1786-
1801); kinh đô thời Nguyễn (1802-1945); thị xã, thành phố Huế (từ 1898) nơi tập trung
những đơn vị thuộc quần thể di tích Huế – Di sản văn hoá thế giới.
Dân số năm 2003 là 114.021 người, có trên 50.000 lao động.
Tình hình lao động, việc làm và thu nhập của thanh niên:Đa số thanh niên trên địa bàn
huyện đều có xu hướng vào các tỉnh phía Nam để lập nghiệp; Những thanh niên ở lại địa
phương chủ yếu tham gia vào làm việc tại các công ty, xí nghiệp trên địa bàn hoặc ở nhà
làm đồng áng, sửa chữa xe các loại, hoặc có một nghề truyền thống ổn định. Trung bình
thu nhập của thanh niên trên toàn huyện khoảng 1,2 triệu đến 1,4 triệu đồng/tháng.
*/Kinh tế:
Hương Trà, có vị trí khá thuận lợi trong giao lưu văn hoá và phát triển kinh tế - xã hội,
đồng thời, có vị trí quan trọng trong chiến lược an ninh - quốc phòng của khu vực. Tài
nguyên thiên nhiên tương đối phong phú. Thời tiết khí hậu thuận lợi cho phát triển nông -
lâm nghiệp nhiệt đới, có hiệu quả, đặc biệt, là cây ăn quả và cây công nghiệp.
Đất đai, thổ nhưỡng của huyện rất đa dạng, phát triển các loại cây như cây công nghiệp
dài ngày, cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả và cây lương thực và phát triển chăn
nuôi, mang lại hiệu quả kinh tế, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế của vùng.
Ngoài ra, Hương Trà còn có tiềm năng phát triển nuôi trồng thuỷ sản và phát triển du
lịch, thảm thực vật có rừng phong phú, đa dạng, có nhiều loại gỗ quý hiếm và nhiều loài
động vật hoang dã. Bên cạnh đó, Hương Trà có tài nguyên khoáng sản vô cùng phong
phú: mỏ đá vôi Văn Xá sản xuất được xi măng mác cao, mỏ đá granit đen xám ở vùng
núi Hương Thọ, Bình Thành, Hương Vân, mỏ cao lanh Văn Xá, mỏ khoáng Titan, cát,
sỏi có trữ lượng lớn, chất lượng tốt; đây là cơ sở để Hương Trà phát triển ngàng công
nghiệp vật liệu xây dựng.
Năm 2008, tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng của huyện tăng 9,2%, ngành dịch vụ
tăng 1,4% và ngành nông nghiệp giảm 10,6%. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 3.100 tỷ
đồng, đạt 62% kế hoạch năm năm và hơn 2,4 lần so với nhiệm kỳ trước. Cơ cấu đầu tư
chuyển biến tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng đầu tư cho công nghiệp và dịch vụ góp
phần quan trọng cho mục tiêu hoàn thiện cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa,
hiện đại hóa.
Lĩnh vực dịch vụ có bước phát triển đáng kể, cao hơn 19% so với kế hoạch đề ra. Sản
xuất công nghiệp tiếp tục duy trì được nhịp độ tăng trưởng khá (tốc độ tăng trưởng bình
quân đạt 27,55%/năm) và ngày càng đa dạng hơn cả về quy mô, trình độ công nghệ,
chủng loại và chất lượng sản phẩm. Công tác xúc tiến, thu hút các dự án công nghiệp đầu
tư vào địa bàn ngày càng nhiều, góp phần vào tăng trưởng, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ
cấu đầu tư, cơ cấu lao động. Cơ cấu đầu tư nội bộ ngành công nghiệp chuyển dịch tích
cực theo hướng phát huy lợi thế cạnh tranh của từng ngành; gắn sản xuất với thị trường,
tăng dần tỷ trọng công nghiệp nhẹ, may mặc, công nghiệp chế biến lâm sản. Sản xuất
nông, lâm nghiệp và thủy sản giữ được ổn định, có nhiều lĩnh vực tiếp tục phát triển khá.
Các loại cây có thế mạnh của huyện như cao su, lạc, cây ăn quả đặc sản, không ngừng
được mở rộng theo hướng hình thành những vùng sản xuất hàng hoá tập trung với quy
mô lớn. Công tác củng cố đàn gia súc, giam cầm gắn với công tác phòng, chống dịch
bệnh được tăng cường tổ chức thực hiện đạt kết quả. Công tác trồng, chăm sóc, quản lý
và bảo vệ rừng được tăng cường. Gắn phát triển rừng phòng hộ với rừng kinh tế, bảo đảm
môi trường sinh thái theo hướng bền vững.
Đến Hương Trà, du khách còn có thể tham quan bờ biển sạch đẹp, nhiều hồ, khe, suối,
nhiều di tích như: Lăng Gia Long, Minh Mạng, điện Hòn Chén, khu di tích địa đạo Khe
Trái (Hương Vân) nhiều lễ hội dân gian truyền thống có khả năng tạo ra cơ sở cho phát
triển du lịch dịch vụ.
Tóm lại, nhờ những tiềm năng và điều kiện tự nhiên như trên đã giúp cho Hương Trà, có
lợi thế phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng, sản xuất điện năng, chế biến nông lâm
thuỷ sản, cùng với các loại hình dịch vụ như thương mại, dịch vụ, vận tải - kho bãi, xây
dựng, xuất khẩu lao động, bưu chính viễn thông
2/Hương toàn:
a/Đặc điểm tự nhiên:
Xã Hương Toàn nằm phía Đông Nam thuộc huyện Hương Trà cách thị trấn 6 km, là vùng
thấp trủng, thường xuyên ngập úng và hạn đe dạo.
Phía Đông giáp xã Hương Vinh.
Phía Tây giáp xã Hương Xuân.
Phía Nam giáp xã Hương Chữ.
Phía Bắc giáp xã Quảng Phú huyện Quảng Điền.
Tổng diện tích tự nhiên: 1220.00 ha, trong đó đất nông nghiệp: 648.81 ha, đất phi nông
nghiệp: 571.19 ha.
b/Đặc điểm tình hình kinh tế - Văn hoá - Xã hội:
Dân số: 13258, trong đó Nữ: 6615.
Người dân đa số theo Phật giáo chiếm hơn 50% dân số, riêng thôn Dương Sơn 100% tín
đồ theo đạoThiên chúa giáo với 217 hộ gồm 1289 nhân khẩu có nhà thờ và tu viện nữ tu
lâu đời.
Người dân đa số sống về nông nghiệp kết hợp với ngành nghềtruyền thống lâu đời như
nghề nấu rượu gạo nuôi lợn của thôn Dương Sơn, nghềchằm nón lá Hương Cần, nghề
làm bún tươi Vân Cù với 146 hộ cung cấp bún tươi chothành phố Huế và các vùng lân
cận. Làng Nam Thanh sản xuất ngói đã hợp đồng tiêuthụ ngói lợp tại phố cổ Hội An –
Quảng Nam. Tất cả các ngành nghề truyền thống trên đã đem lạinguồn thu nhập kinh tế
đáng kể người dân trong xã. Gần kề với xã Quảng Thọ,Quảng Điền là đơn vị Giáp Kiền
thuộc thôn Hương Cần là nơi trồng cây đặc sản nổitiếng – Quýt Hương Cần
2.4 Thực trạng áp dụng công cụ qản lý môi trường tại làng nghề làm
bún Vân Cù.
2.5.1 Mệnh lệnh – điều khiển
các công cụ mệnh lênh-điều khiển đang được áp dụng tại làng
nghề
Sự phát triển các ngành nghề đã đem lại thu nhập lớn cho một bộ phận
người dân, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn một cách nhanh chóng, Tuy
nhiên, do các làng nghề hoạt động tại địa phương hầu hết phát triển tự phát, không
có xưởng sản xuất tập trung, nằm xen lẫn trong các khu dân cư; công nghệ sản
xuất thủ công lạc hậu, chắp vá; ý thức bảo vệ môi trường của người dân tham gia
sản xuất là rất kém, do đó vấn đề ô nhiễm môi trường tại làng nghề hiện nay còn
gặp rất nhiều bất cập, ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng dân cư địa phương.
- Hiện nay môi trường ở làng bún Vân Cù nói riêng và các làng nghề ở Thừa
Thiên Huế nói chung được điều chỉnh bởi các Luật, văn bản dưới luật về bảo vệ
môi trường do Quốc Hội, Chính phủ, các bộ chủ quản ban hành và các quy chế,
quy định do UBND tỉnh ban hành. Trong đó nêu rõ trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền
hạn của các bên liên quan trong công tác bảo vệ môi trường làng nghề. Những
công cụ quản lý này mang tính bình đẳng đối với mọi người gây ô nhiễm và
những người sử dụng tài nguyên môi trường bởi tất cả mọi người đều phải tuân
thủ những quy định chung này. Sử dụng các công cụ này sẽ quản lý chặt chẽ các
loại chất thải độc hại thải ra môi trường thông qua các quy định mang tính cưỡng
chế cao trong thực hiện. Cụ thể là:
- Điều 38 Luật bảo vệ môi trường (sửa đổi năm 2005) quy định về việc bảo vệ
môi trường làng nghề và các điều khoản khác liên quan trực tiếp hay gián tiếp.
- Luật Tài Nguyên Nước
- Điều 7 và 8 trong Nghị định 66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006 của Thủ tướng
Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn.
- Thông tư 131/TT-BTC ngày 26/12/2006 của Bộ tài chính về việc hướng dẫn
một số nội dung về ngân sách Nhà nước hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn
theo Nghị định 66/2006/NĐ-CP. Trong đó có quy định các nội dung được hưởng
hổ trợ bao gồm “Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và xử lý môi trường cho các
ngành nghề, cụm cơ sở ngành nghề nông thôn”.
- Đối với cấp tỉnh, UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Quyết định số
1698/2006/QĐ-UBND ngày 14/7/2006 về việc ban hành “Quy định tạm thời về
tiêu chuẩn làng nghề tỉnh Thừa Thiên Huế”. Bên cạnh đó, UBND tỉnh cũng chủ
trương đầu tư 5,3 tỷ đồng xây dựng hệ thống xử lý nước thải tại làng nghề làm
bún Vân Cù, xã Hương Toàn, Huyện Hương Trà kết hợp với việc mỗi hộ gia
đình xây dựng hầm biogas, hồ sinh học và tuyến mương nhỏ dẫn từ các hộ gia
đình đấu nối vào hệ thống mương chung, thực hiện trong thời gian 2 năm, kể từ
tháng 10/2010 nhằm cải thiện môi trường làng nghề, góp phần xử lý triệt để
các cơ sở gây ô nhiễm trên địa bàn (Công văn 4431/UBND-XDCB ngày
08/10/2010 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế).
những thuận lợi khó khăn trong việc áp dụng cac công cụ đó:
Mặc dù đã có nhiều văn bản pháp luật được ban hành nhằm vào mục tiêu bảo
vệ môi trường làng nghề nhưng hiệu quả thực thi trên thực tế rất thấp, môi trường
làng nghề ở Vân Cù chưa có dấu hiệu cải thiện trong thời gian qua. Dưới đây là
những khó khăn trong việc áp dụng các chính sách tại làng nghề:
Đối với cơ quan quản lý
- Thiếu các văn bản dưới Luật quy định cụ thể để hướng dẫn thực hiện các
nội dung về Bảo vệ môi trường làng nghề phù hợp với đặc thù của từng làng nghề
dẫn đến Luật bảo vệ môi trường chưa được áp dụng một cách sâu rộng.
- Các quy định hiện hành áp dụng chung cho các cơ sở gây ô nhiễm rất khó
thực hiện với làng nghề do có sự khác biệt về địa bàn sản xuất, điều kiện kinh tế
xã hội và quan hệ làng xã.
- Các văn bản pháp luật hiện hành chưa quy định chế tài xử phạt cụ thể
đối với việc gây ô nhiểm từ hoạt động sản xuất của làng nghề.
- Đối tượng tiếp cận của các Luật, quy định chỉ hạn chế ở các cơ quan quản
lý Nhà nước có liên quan ở cấp tỉnh, huyện hay các cán bộ đầu ngành ở cấp xã,
điều này làm cho người dân, các hộ sản xuất không nắm được các thông tin về các
quy định hiện hành liên quan đến bảo vệ môi trường làng nghề.
- Chính sách đầu tư tài chính cho bảo vệ môi trường làng nghề chưa tương
xứng.
- Chưa có sự thống nhất đồng bộ giữa các quy định quản lý về môi trường và
các quy định về phát triển làng nghề
- Nhân lực quản lý môi trường các cấp đặc biệt là cấp xã, thôn chưa đủ về số
lượng, thiếu người chuyên trách về môi trường làng nghề và chưa được đào tạo
một cách bài bản.
- Việc ứng dụng các công nghệ tại làng nghề còn chưa được chú trọng đúng
mức. Tại làng nghề làm bún Vân Cù với 144 hộ tham gia làm bún nhưng chỉ có
một hộ sản xuất với quy mô lớn với công nghệ hiện đại.
Đối với người dân
- Trách nhiệm của các hộ sản xuất tại chính làng nghề đối với việc tuân thủ
pháp luật về bảo vệ môi trường còn chưa cao. Các cơ sở sản xuất quan niệm phát
triển kinh tế, tăng thu nhập là chính không quan tâm đến môi trường. Ngoài ra, dù
công nghệ sản xuất còn lạc hậu, tạo nhiều chất thải nhưng các chủ hộ không có
vốn để đổi mới công nghệ cũng như không muốn bỏ ra kinh phí để thực hiện các
giải pháp giảm thiểu ô nhiễm.
- Thiếu thông tin về các phương thức sản xuất ít gây ô nhiễm
- Do nhận thức của người dân còn hạn chế, người dân chưa thực sự hiểu và
nắm bắt được chính xác về luật và những chính sách của Nhà nước cũng như chịu
ảnh hưởng từ tính cộng đồng của làng nghề.
Từ thực trạng ta thấy rằng, các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường làng
nghề đang trong quá trình hoàn thiện. Cần có nhiều nỗ lực từ cơ quan xây dựng
pháp luật, các đơn vị thực thi và từ phía cộng đồng để tăng cường sự tham gia của
người dân vào việc xây dựng và thực thi pháp luật đồng thời đảm bảo thúc đẩy
trách nhiệm giải trình, tính công bằng, minh bạch của pháp luật.
Một số giải pháp
- Hoàn thiện hệ thống chính sách, các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ
môi trường làng nghề. Xây dựng hệ thống văn bản riêng cho vấn đề này như các
quy định về vệ sinh môi trường, những quy chuẩn quốc gia về khí thải, nước thải
phù hợp với các cơ sở sản xuất ở các làng nghề và quy định rõ trách nhiệm của địa
phương, các ngành, lĩnh vực hoạt động tại làng nghề.
- Tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng và hoạch định
chính sách bảo vệ môi trường làng nghề để có những điều chỉnh phù hợp với thực
trạng của địa phương đồng thời nâng cao nhận thức của người dân về luật môi
trường và tích cực thực hiện các quy định mà họ tham gia xây dựng.
- Nghiên cứu các công nghệ thân thiện với môi trường, công nghệ xử lý chất
thải phù hợp với làng nghề.
- Bổ sung đội ngũ cán bộ chuyên trách và nâng cao năng lực của các cán bộ
cấp xã trong hoạt động quản lý môi trường.
- Thực hiện nghiêm minh các quy định của pháp luật, không để quan hệ cá
nhân ảnh hưởng đến quá trình thực thi pháp luật liên quan tới ô nhiễm môi trường
làng nghề.
- Quy định rõ chức năng và nhiệm vụ của các tổ chức, cá nhân trong quản lý
môi trường làng nghề. Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý môi
trường các cấp.
- Tăng cường giám sát làng nghề và thực hiện kiểm kê nguồn thải
- Tuyên truyền phổ biến luật bảo vệ môi trường, các quy chuẩn môi trường
nâng cao ý thức cộng đồng từ đó dễ dàng triển khai thi hành pháp luật
2.4.2 Công cụ kinh tế:
các công cụ kinh tế đang được áp dụng tại làng nghề
*) Phí,lệ phí:
Nghị định 81/2006/ NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
BVMT. Trên thực tế, không có một hộ sản xuất kinh doanh, dịch vụ nào trong làng nghề
mà không gây ô nhiễm MT, tuy mức độ có khác nhau.Như vậy theo đúng quy định này
thì 100% số hộ làng nghề đều thuộc đối tượng bị xử phạt,thậm chí phải đóng cửa ngừng
sản xuất.Trên thực tế, các hộ làm nghề không nộp các khoản phí,lệ phí về BVMT và khai
thác tài nguyên( trừ phí thu gom chất thải rắn).
Nghị định 67/2003/NĐ-CP của Chính phủ về phí BVMT đối với nước thải hầu
như chưa triển khai được.Đó là do nước thải sản xuất,sinh hoạt,chăn nuôi trong làng nghề
đan xen nhau,rất khó tách bạch nước thải sản xuất để tính toán mức phí cần đóng. Chính
phủ cũng đã ban hành Nghị định số 174/2007/NĐ-CP về phí BVMT đối với CTR,nhưng
tình hình thực hiện ở các làng nghề cũng không có gì khác so với nước thải.
*) Hỗ trợ, khuyến khích hoạt động sản xuất (Khuyến công)
Hoạt động khuyến công nhằm hỗ trợ, khuyến khích và tạo điều kiện để các tổ
chức, cá nhân tham gia phát triển sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (sau đây
viết tắt là CN-TTCN); phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp trong nông nghiệp
nông thôn; ngành nghề truyền thống và làng nghề trên địa bàn tỉnh (sau đây gọi tắt là hoạt
động khuyến công) phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội của địa phương; góp
phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá-hiện đại hoá, nhất là công
nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp - nông thôn; nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo việc
làm và tăng thu nhập cho người lao động.
Ở làng bún Vân Cù (xã Hương Toàn, huyện Hương Trà) điều dễ nhận thấy là mùi
hôi chua và thối nồng nặc; nước thải từ các lò bún chảy lênh láng ra các kênh mương,
vườn tược… thu hút nhiều ruồi muỗi vây quanh. Trước thực trạng trên, Ủy ban Nhân dân
tỉnh Thừa Thiên-Huế đã quyết định đầu tư 8,2 tỷ đồng xây dựng hệ thống xử lý nước thải
tại các làng nghề làm bún nêu trên; trong đó 5,3 tỷ đồng cho làng nghề bún Vân Cù, số
còn lại cho làng nghề bún Ô Sa. Phương án đầu tư hợp lý nhất tại các làng nghề làm bún
ở Thừa Thiên-Huế hiện nay là xây dựng mới các tuyến mương có nắp đậy bêtông cốt
thép. Tỉnh cũng kết hợp với việc vận động mỗi hộ gia đình xây dựng hầm biogas, hồ sinh
học và tuyến mương nhỏ dẫn từ các hộ gia đình đấu nối vào hệ thống mương chung, thực
hiện trong thời gian hai năm, kể từ tháng 10/2010./.
Mô hình phân tích SWOT:
- Có sự tham gia của các nguồn hỗ trợ
- Cơ sở quản lý mt luôn gắn chặt với hệ
thống pháp lý hiện hành, công tác xử lý vi
phạm trong quản lý mt đã được đề cập đến
- Các cơ quan có chức năng quản lý môi
trường địa phương đã có nhận thức rất rõ
ràng về công tác xử lý mt
- Định hướng các hoạt động ưu tiên cho các
làng nghề.
- Các vấn đề còn tồn đọng liên quan đến
việc thực thi các văn bản pháp luật (kinh tế,
quản lý… ), cũng như hiệu lực thi hành
thực tế của các quy định pháp luật.
- Còn nhiều vướng mắc trong xây dựng và
áp dụng các biện pháp quản lý chất lượng
môi trường, tiêu chuẩn, phát triển bền
vững, xuất phát từ tốc độ phát triển nhanh
của nền kinh tế và cơ cấu ngành nghề sản
xuất.
- Thiếu hụt các công cụ kinh tế, nguồn kinh
phí, cũng như sử dụng hiệu quả các nguồn
vốn giữa các cấp quản lý. Khung chính
sách hỗ trợ chưa hoàn thiện.
- Còn nhiều vấn đề tồn đọng trong thu thập,
lưu trữ và xử lý số liệu
- Ý thức và nhận thức trong cộng đồng còn
chưa cao.
- Công tác tuyên truyền, giáo dục môi
trường còn nhiều hạn chế
- Sự tăng trưởng của các thành phần kinh tế
-Các nguồn đầu tư nước ngoài: ngày
càng trở nên toàn diện hơn, xét trên khía
cạnh môi trường và phát triển
- Xuất phát từ tính chất đặc thù của các
làng nghề thủ công truyền thống – là lợi thế
trong phân loại và áp dụng quy hoạch quản
lý làng nghề
- Khả năng áp dụng các công nghệ mới
trong sản xuất và xử lý ô nhiễm
- Nhận thức và trình độ của cộng đồng
ngày càng được nâng cao
- Gia tăng nhanh chóng dân số
- Nhiều quan niệm cũ và thói quen có thể là
rào cản trong quá trình thực hiện
- Sự suy giảm nhanh chóng chất lượng
môi trường, ô nhiễm nước, đất và không
khí
- Nguy cơ tác động đến chuỗi thức ăn tự
nhiên và sức khỏe cộng đồng.
Các biện pháp kinh tế
- Nhanh chóng áp dụng chính sách hỗ trợ mới, được bổ sung trong khung chức năng
hoạt động của Quỹ Bảo vệ Môi trường Việt nam (VEPF)
- Xác định các hướng đầu tư ưu tiên
- Thực hiện nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền” một cách phù hợp
- Nâng cao tính cạnh tranh giữa các cơ sở chế biến và sản xuất bún
2.4.3 Công cụ tuyên truyền, giáo dục
Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của quần chúng, có huy động được toàn
dân tham gia bảo vệ môi trường thì công tác bảo vệ môi trường mới thành
công. Vì vậy tuyên truyền, giáo dục có vai trò to lớn trong sụ nghiệp bảo vệ
môi trường của mỗi quốc gia, mỗi khu vực, mỗi địa phương.
Ở làng Vân Cù công tác tuyên truyền giáo dục đã được thực hiện nhưng
không mấy hiệu quả. Địa phương đã tiến hành phổ biến kiến thức pháp luật,
phổ cập hóa kiến thức môi trường nhưng những hình thức này diễn ra không
thường xuyên và không thu được hiệu quả như mong muốn. Ô nhiễm vẫn
diễn ra trên diện rộng và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và sức
khỏe của người dân nơi đây.
Các biện pháp tuyên truyền, giáo dục ở đây bị ảnh hưởng bởi những
thuận lợi cũng như những khó khăn sau:
• Thuận lợi
- Được sự tham gia, hỗ trợ của cơ quan chính quyền
- Người dân đã ý thức được những tác động của ô nhiễm môi trường
tới đời sống của họ nên tham gia ngày càng tích cực hơn trong công tác bảo
vệ môi trường.
• Khó khăn
- Các hộ gia đình còn làm việc riêng rẽ, không có tính cộng đồng nên
việc xử lí còn nhiều khó khăn
- Các hộ làm nghề đều coi việc xả chất thải ra môi trường, khoan nước
giếng sản xuất không phép, không nộp tiền xử phạt vi phạm luật bảo vệ môi
trường là điều "tự nhiên".
- Hầu hết các làng nghề đều có tư tưởng ỷ lại, coi xử lý hậu quả ô
nhiễm làng nghề là việc của Nhà nước
- Năng lực cán bộ cũng là một bất cập lớn: 95% số cán bộ làm công
tác môi trường cấp huyện không có chuyên môn về môi trường. Ở cấp xã,
cán bộ môi trường lại kiêm nhiệm nhiều việc và trinh độ cũng còn có nhiều
hạn chế
Trước tình hình ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng, nhóm mạnh dạn đề ra
một số giải pháp sau
• Giải pháp
- Xác định xử lí chất thải, bảo vệ môi trường trên đại bàn vừa có tính
chất cấp bách vừa là vấn đề cơ bản lâu dài cho phát triển kinh tế xã hội bền
vững để đẩy mạnh công tác tuyên truyền
- Tiến hành phân loại rác tại nguồn, làm cho người dân rõ được lợi ích
của việc phân loại rác trước khi bỏ
- Đưa tiêu chí bảo vệ môi trường vào đánh giá gia đình văn hóa, những
gia đình có ý thức, trách nhiệm sẽ được tuyên dương, ngược lại những gia
đình không tuân thủ sẽ bị phê bình
- Tổ chức tuyên truyền rộng rãi , vận động người dân bằng nhiều hình
thức. Đưa vào chương trình giáo dục trẻ em trong xóm những vấn đề môi
trường cơ bản
- Thường xuyên tuyên truyền trên loa phát thanh của xã
- Tuyên truyền, giáo dục thông qua các cuộc sinh hoạt thường kì của
xóm, xã, các tổ chức quần chúng, tạo phong trào thi đua
- Đưa công tác này vào thi đua khen thưởng và tiêu chuẩn đánh giá mức
độ hoàn thành nhiệm vụ của địa phương, tổ chức, cá nhân
- Tăng cường công tác thanh tra,kiểm tra, xử lý theo quy định các vi
phạm
- Tuyên truyền, có các chế độ khuyến khích ccac thành phần kinh tế sử
dụng sản xuất sạch hơn, giảm thải
- Tăng cường giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng và
phổ biến lồng ghép nội dung bảo vệ môi trường trong hương ước làng xã.
Tuy nhiên, hương ước cũng cần có sự thay đổi cho phù hợp với nội dung
bảo vệ môi trường của làng xã trong thời kì phát triển mới
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1 Kết luận :
Làng nghề bún Vân Canh cũng như rất nhiều mô hình làng nghề khác ở thừa thiên
thuế hiện nay đa phần người dân vẫn còn theo lối sản xuất thủ công, tự phát, lạc
hậu trong công nghệ. Chính quyền địa phương đã và đang có rất nhiều biện pháp
giúp đỡ người dân trong sản xuất cũng như nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường
ở họ.
Tuy nhiên các công cụ quản lý môi trường của địa phương vẫn còn thấp và chưa
được đồng bộ trong khâu quản lý cũng như thực hiện, bởi vậy cần có các giải pháp
tích cực hơn nữa để giải quyết dứt điểm vấn nạn ô nhiễm môi trường ở làng bún
Vân Canh nói riêng và các làng nghề thủ công nghiệp ở tỉnh thừa thiên huế nói
chung.
3.2 Kiến nghị :
Chính quyền cần có các biện pháp tích cực hơn nữa nhằm giúp đỡ người dân ở
làng vân canh chuyển đổi công nghệ sản xuất bún an toàn và thân thiện với môi
trường hơn, cử cán bộ xuống tận nơi để tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức về
việc bảo vệ môi trường.
Có các biện pháp khuyến khích người dân bảo vệ môi trường như ưu đãi đối với
các hộ sản xuất sạch, đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống xả thải cho các hộ dân,
mở các lớp đào tạo cho người dân về công nghệ sản xuất sạch.
Quy hoạch tập trung, có kế hoạch dần dần đưa các hộ sản xuất ra xa khỏi khu vực
đông dân cư, tập trung họ lại để dễ quản lý hơn. Phải bảo đảm được đầu ra cho các
sản phẩm của người dân để giúp họ cải thiện cuộc sống, từ đó có cơ sở để nâng
cao được ý thức bảo vệ môi trường của người dân.
Tài liệu tham khảo:
/>option=com_content&task=view&id=577&Itemid=116
/>hien-quy-hoach-phat-trien-nganh-nghe-nong-thon-phong-chong-o-nhiem-
moi-truong-lang-nghe-vb18713t1.aspx
/>%E1%BB%8B%C4%91%E1%BB%8Bnhc%E1%BB%A7aCh
%C3%ADnhph%E1%BB%A7s%E1%BB%91672003N%C4%90-CP.aspx
/>phi-bao-ve-moi-truong-doi-voi-chat-thai-ran-vb59354t11.aspx
/>042009n-cp-ngay-14012009