Tải bản đầy đủ (.pdf) (183 trang)

Nghiên cứu phát triển du lịch gắn với bảo tồn các di sản ở thành phố kontum

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.29 MB, 183 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN VIỆT NAM HỌC & KHOA HỌC PHÁT TRIỂN
-----------------------------------------------------

HỒ THỊ KHÁNH GIANG

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH GẮN VỚI BẢO TỒN
CÁC DI SẢN Ở THÀNH PHỐ KONTUM

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Việt Nam học

Hà Nội - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN VIỆT NAM HỌC & KHOA HỌC PHÁT TRIỂN
-----------------------------------------------------

HỒ THỊ KHÁNH GIANG

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH GẮN VỚI BẢO TỒN
CÁC DI SẢN Ở THÀNH PHỐ KONTUM

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Việt Nam học
Mã số: 60 22 01 13

Người hướng dẫn khoa học: GS. TS Trương Quang Hải

Hà Nội - 2015



LỜI CẢM ƠN

Để có thể hoàn thành được luận văn, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ
của các thầy cô và bạn bè, đồng nghiệp. Trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn đến thầy
hướng dẫn khoa học: GS.TS Trương Quang Hải đã dành nhiều thời gian, tâm huyết
chỉ bảo để tôi thực hiện đề tài “ Nghiên cứu phát triển du lịch gắn với bảo tồn các
di sản ở thành phố Kon Tum” với sự hỗ trợ và tạo điều kiện của đề tài khoa học cấp
nhà nước thuộc chương trình Tây Nguyên 3: “ Nghiên cứu đánh giá tổng hợp tài
nguyên du lịch, hoạch định không gian và đề xuất các giải pháp phát triển du lịch ở
Tây Nguyên”, mã số TN3/T18. Tôi cũng xin cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ tận tình
và chuyên nghiệp của các thầy, cô cùng các cán bộ đang công tác tại Viện Việt Nam
học và Khoa học phát triển, Khoa Địa lý – Trường Đại học Khoa học Tự nhiên.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Kon
Tum, Uỷ ban Nhân dân thành phố Kon Tum đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tôi
thu thập số liệu cũng như nghiên cứu thực địa tại các cơ sở, địa điểm cần thiết cho
việc thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan: Luận văn này là công trình nghiên cứu nghiêm túc của cá
nhân tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của GS.TS Trương Quang
Hải. Các số liệu và kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn này hoàn toàn
trung thực và chưa từng được công bố dưới bất cứ hình thức nào.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Học viên

Hồ Thị Khánh Giang



MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
Chương 1. Tiềm năng phát triển du lịch gắn với di sản tại thành phố Kon
Tum ........................................................................................................................ 8
1.1. Điều kiện tự nhiên – đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội ................................. 8
1.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................ 8
1.1.2. Đặc điểm kinh tế - văn hóa – xã hội.................................................... 13
1.2. Di sản thiên nhiên ....................................................................................... 26
1.3. Di sản văn hóa ............................................................................................ 27
1.3.1. Di sản văn hóa tiêu biểu ..................................................................... 28
1.3.2. Đặc trưng giá trị ................................................................................. 42
Chương 2.Thực trạng phát triển du lịch gắn với di sản ở thành phố Kon
Tum ...................................................................................................................... 43
2.1. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch ...................................................... 43
2.1.1. Hệ thống cơ sở lưu trú ......................................................................... 43
2.1.2. Hệ thống cơ sở dịch vụ ăn uống........................................................... 45
2.1.3. Điểm vui chơi giải trí .......................................................................... 47
2.1.4. Giao thông vận tải – hệ thống thông tin liên lạc ................................... 52
2.2. Phân hệ quản lý du lịch............................................................................... 56
2.2.1. Quản lý nhà nước về du lịch ................................................................ 56
2.2.2. Các công ty du lịch .............................................................................. 59
2.2.3. Cộng đồng dân cư ............................................................................... 60
2. 3. Nguồn khách và doanh thu du lịch ............................................................. 63
2.3.1. Nguồn khách ....................................................................................... 63
2.3.2. Doanh thu du lịch ................................................................................ 69
2.4. Sản phẩm du lịch và quảng bá du lịch ......................................................... 70
2.4.1. Các tuyến điểm du lịch ........................................................................ 70

2.4.2. Các loại hình – sản phẩm du lịch ......................................................... 72
2.4.3. Công tác quảng bá du lịch ................................................................... 72


2.5. Điểm mạnh, điểm yếu trong phát triển du lịch thành phố Kon Tum ............ 76
2.6. Cơ hội, thách thức trong phát triển du lịch thành phố Kon Tum .................. 79
Chương 3. Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch gắn với bảo tồn di sản ở
thành phố Kon Tum ............................................................................................ 84
3.1. Thực trạng phát triển du lịch gắn với bảo tồn di sản ở thành phố Kon Tum 84
3.1.1. Tác động của du lịch đến di sản ........................................................... 84
3.1.2. Quản lý bảo tồn di sản ......................................................................... 87
3.1.3. Đầu tư phục hồi di sản ......................................................................... 92
3.2. Một số giải phát phát triển du lịch thành phố Kon Tum .............................. 93
3.2.1. Giải pháp về tổ chức quản lý ............................................................... 93
3.2.2. Giải pháp về đầu tư ............................................................................. 94
3.2.3. Giải pháp về bảo vệ môi trường ........................................................... 99
3.2.4. Giải pháp bảo tồn phát huy các giá trị di sản...................................... 102
3.2.5. Giải pháp đa dạng hóa sản phẩm du lịch ............................................ 105
3.2.6. Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng .............................................. 106
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 108
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC VIẾT TẮT

UBND

: Uỷ ban nhân dân


HĐND

: Hội đồng nhân dân

VH – TT – TT

: Văn hóa – Thông tin – Thể thao

PTDLCĐ

: Phát triển du lịch cộng đồng

CSLTDL

: Cơ sở lưu trú du lịch

CSHT

: Cơ sở hạ tầng

NXB

: Nhà xuất bản

QL

: Quốc lộ

TNHH


: Trách nhiệm hữu hạn

CP

: Cổ phần


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Giá trị sản xuất theo giá hiện hành phân theo khu vực kinh tế................ 16
Bảng 1.2. Số giáo viên đạt chuẩn của thành phố Kon Tum .................................... 17
Bảng 1.3. Một số chỉ tiêu chủ yếu về y tế trên địa bàn thành phố ........................... 18
Bảng 1.4. Bảng đánh giá tình hình thực hiện các chỉ tiêu môi trường..................... 24
Bảng 2.1. Hiện trạng các nhà máy điện trên địa bàn tỉnh Kon Tum........................ 55
Bảng 2.2. Số lượng khách du lịch đến Kon Tum giai đoạn 2006 - 2011 ................. 64
Bảng 2.3. Khách quốc tế đến Kon Tum phân theo quốc tịch .................................. 65
Bảng 2.4. Doanh thu du lịch năm 2014 của tỉnh Kon Tum ..................................... 80
Bảng 3.1. Hoạt động của thư viện tỉnh Kon Tum .................................................. 89


DANH MỤC BIỂU ĐỔ

Biểu đồ 2.1. Các hình thức lưu trú được du khách sử dụng khi đếnthành phố
Kon Tum .............................................................................................................. 44
Biểu đồ 2.2. Mức độ hài lòng về dịch vụ du lịch tại thành phố Kon Tum của khách
du lịch ................................................................................................................... 51
Biểu đồ 2.3. Các loại phương tiện được khách nội địa sử dụng đến thành phố Kon
Tum ....................................................................................................................... 54
Biểu đồ 2.4. Đánh giá sự tác động của du lịch đến truyền thống gia đình tại thành
phố Kon Tum ........................................................................................................ 61
Biểu đồ 2.5. Thu nhập của cộng đồng dân cư địa phương tham gia hoạt động ....... 63

du lịch ................................................................................................................... 63
Biểu đồ 2.6. Các hình thức tổ chức du lịch của khách nội địa đến thành phố ......... 67
Kon Tum ............................................................................................................... 67
Biểu đồ 2.7. Mục đích các chuyến đi của du khách đến thành phố Kon Tum ......... 68
Biểu đồ 2.8. Đánh giá điểm du lịch thu hút nhất tại thành phố Kon Tum ............... 69
Biểu đồ 2.9. Các nguồn cung cấp thông tin du lịch về thành phố Kon Tum ........... 75
cho du khách ........................................................................................................ 75
Biểu đồ 2.10. Đánh giá khó khăn trong hoạt động phát triển du lịch tại thành phố
Kon Tum của cộng đồng địa phương ..................................................................... 79
Biểu đồ 3.1. Đánh giá vai trò của hệ thống di sản đối với phát triển du lịch của
thành phố............................................................................................................... 84
Biểu đồ 3.2. Đánh giá sự tác động của hoạt động du lịch đối với chất lượng môi
trường tại thành phố Kon Tum............................................................................... 86
Biểu đồ 3.3. Đánh giá hiện trạng các di sản của thành phố Kon Tum ..................... 93
Biểu đồ 3.4. Đánh giá hướng bảo tồn di sản của thành phố Kon Tum .................. 104


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài.
Du lịch là một trong những lĩnh vực được nhà nước chú trọng trong những
năm gần đây. Được coi là một ngành kinh tế quan trọng đóng góp đáng kể vào sự
nghiệp phát triển chính trị và xã hội của đất nước, đầu tư vào du lịch đã đem lại
công việc, nâng cao mức sống và cải thiện dân trí cho người dân.
Trong những năm qua, nắm bắt lợi thế về nguồn tài nguyên du lịch phong
phú, Tổng cục Du lịch đã đưa ra nhiều chính sách, chương trình quảng bá hình ảnh
đất nước – con người Việt Nam đến bạn bè năm châu. Không chỉ có lợi thế về tài
nguyên thiên nhiên, chúng ta còn có cả kho tàng văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc có
thể trở thành những nguồn lợi lâu dài. Lấy tôn chỉ phát triển du lịch theo hướng bền
vững, hoạt động khai thác du lịch luôn được gắn liền với việc bảo tồn di sản; đặc

biệt là đối với khu vực trung du miền núi, biên giới và hải đảo như: Tây Bắc, Tây
Nguyên....Tại đây, hiệu quả của việc phát triển du lịch được thể hiện rõ nét, đem lại
cho đồng bào dân tộc công ăn việc làm, nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng... nhưng
đồng thời cũng mang đến nhiều tác động tiêu cực về mặt xã hội, hao mòn đi nhiều
giá trị văn hóa truyền thống.
Tỉnh Kon Tum có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã
hội của đất nước nói chung và khu vực Tây Nguyên nói riêng. Kon Tum là cửa ngõ
phía Bắc của vùng đất cao nguyên với những bản sử thi hùng tráng, nơi có ngã ba
Đông Dương huyền thoại với hệ thống đường bộ kết nối các tỉnh miền Trung - Tây
Nguyên, thông thương với cả hai miền Nam - Bắc qua đường Hồ Chí Minh lịch sử.
Đặc biệt, cửa khẩu quốc tế Bờ Y của Kon Tum nằm ở trung tâm của khu vực tam
giác phát triển Việt Nam - Lào – Campuchia; là đầu cầu ngắn nhất nối Tây Nguyên,
duyên hải miền Trung, đồng bằng Nam Bộ với Nam Lào, Đông Bắc Thái Lan và
Đông Bắc Campuchia. Tương lai, có thể liên kết với tuyến hành lang kinh tế Đông Tây (EWEC) nối dài để phát triển thương mại và du lịch.
Tỉnh Kon Tum có tài nguyên du lịch dồi dào, đặc biệt có điều kiện để phát
triển loại hình du lịch văn hoá, du lịch sinh thái và du lịch nghỉ dưỡng. Trong những

1


năm gần đây, được sự quan tâm của Tỉnh uỷ, HĐND tỉnh, UBND tỉnh Kon Tum,
Sở Văn hoá- Thể thao và Du lịch Kon Tum đã tiến hành xây dựng nhiều đề án, đề
tài nghiên cứu khoa học về xây dựng mô hình phát triển du lịch trên địa bàn. Xét
trên tổng thể, có thể thấy thành phố Kon Tum là nơi có thể xây dựng thành trung
tâm du lịch của tỉnh. Với những di tích lịch sử văn hóa như: chùa Bác Ái được xây
dựng năm 1932 do vua Bảo Đại sắc phong, tòa Giám mục Kon Tum có sự pha trộn
hài hòa kiến trúc bản địa và phương Tây, nhà thờ gỗ Kon Tum – một di sản độc đáo
về cả kiến trúc và văn hóa, di tích ngục Kon Tum – một chứng tích lịch sử thời
Pháp thuộc…và các điểm du lịch tự nhiên như: sông Đăk Bla - một phụ lưu của
sông Sê San, bãi Mộng Mơ...tạo ra một sự kết hợp vừa thơ mộng vừa đậm tính nhân

văn, thuận lợi để phát triển cả du lịch văn hóa với du lịch sinh thái. Kon Tum mang
một sức hút đặc biệt từ vẻ nguyên sơ, mộc mạc gây ấn tượng sâu sắc đối với những
du khách trẻ ưa khám phá, các nhà nghiên cứu và khách quốc tế từ thị trường:
Trung Quốc, Nhật Bản, Anh, Pháp, Mỹ...
Tuy nhiên với những bất lợi về vị trí địa lý, khí hậu, kinh tế chậm phát triển,
trình độ dân trí chưa cao so, du lịch thành phố Kon Tum chưa khai thác được những
thế mạnh riêng. Bên cạnh đó, những tác động của quá trình “Mở cửa” không chỉ
mang lại cho thành phố một diện mạo mới mà còn đặt ra những yêu cầu về bảo tồn
hệ thống các di sản, giữ gìn những nét văn hóa truyền thống, gây dựng lại các làng
nghề đang dần mai một, bị “Kinh hóa”, “ Tây hóa”.
Từ thực tế trên, có thể thấy vấn đề phát triển du lịch một cách bền vững
chính là nhiệm vụ cấp bách của ngành du lịch thành phố Kon Tum trong thời gian
tới. Do vậy, tác giả xin lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu phát triển du lịch gắn với bảo
tồn các di sản ở thành phố Kon Tum” cho luận văn thạc sĩ của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1.

Các công trình nghiên cứu về du lịch gắn với bảo tồn di sản.

Từ lâu du lịch là đã trở thành một lĩnh vực được nghiên cứu trên nhiều
phương diện tại Việt Nam.Trước hết phải kể đến các công trình dẫn luận về du lịch
đã được xuất bản như: Nhập môn khoa học du lịch (Trần Đức Thanh – 2003) và
Tổng quan du lịch (Vũ Đức Minh – 1999) đã chỉ ra đối tượng, nội dung, phương

2


pháp nghiên cứu và lịch sử phát triển của ngành du lịch. Hay Giáo trình kinh tế du
lịch của Nguyễn Văn Đính – Trần Thị Minh Hòa (2004) đã chỉ ra xu hướng phát
triển, ý nghĩa kinh tế xã hội cùng điều kiện phát triển và tính thời vụ của du lịch.

Dưới góc độ thị trường, trong nghiên cứu Thị trường du lịch (1998) tác giả Nguyễn
Văn Lưu đã đề cập đến khái niệm, bản chất, đặc điểm, chức năng và phân loại thị
trường du lịch.
Dưới giác độ địa lý học, tác giả Nguyễn Minh Tuệ với công trình Địa lý du
lịch (1999) đã luận giải những vấn đề lí luận về địa lý du lịch Việt Nam, các nhân tố
ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển du lịch của một số vùng địa lí du lịch…
Hướng nghiên cứu phát triển du lịch gắn với bảo tồn các di sản được các nhà
khoa học đề cập trong nhiều đề tài, dự án, hội thảo. Từ những năm 70- 80 của thế
kỷ XX, đề án ”Lấy di tích nuôi di tích” đã được nhà nước triển khai và thu được
nhiều kết quả tốt đẹp. Tại các điểm du lịch nổi tiếng như: Hà Nội, Huế, Đà Nẵng,
Ninh Bình....đã có nhiều công trình nghiên cứu về bảo tồn, phục dựng các di tích,
làng nghề truyền thống như là: Phát triển du lịch làng nghề truyền thống tại làng
gốm Bát Tràng của Ths. Nguyễn Đức Thọ, dự án Giữ gìn, khai thác tiềm năng di
sản văn hóa một số di tích huyện Gia Lâm- UBND huyện Gia Lâm và Liên hiệp
Khoa học Bảo tồn Phát triển Văn hóa Việt Nam- Đông Nam Á chủ trì, dự án Doanh
nhân đồng hành cùng di sản văn hóa- Quỹ hỗ trợ Bảo tồn Di sản Văn hóa Việt Nam
chủ trì được tổ chức tại Khu di sản Văn hóa thế giới thành Nhà Hồ (Thanh
Hóa)....Các công trình, dự án này đã đưa ra những đánh giá về thực trạng của điểm
nghiên cứu mà đề tài khảo sát đồng thời đưa ra giải pháp để phát triển du lịch gắn
với bảo tồn các di sản.
Có thể nói, các công trình nghiên cứu du lịch nêu trên đã cung cấp những
tiền đề lí luận cần thiết cho luận văn và là những tư liệu tham khảo hết sức hữu ích
trong quá trình nghiên cứu tiềm năng, thực trạng và giải pháp phát triển du lịch
thành phố Kon Tum.
2.2.

Các công trình nghiên cứu về du lịch tỉnh Kon Tum

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Kom Tum đến năm 2020 đã đưa ra
phương án tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Kom Tum dựa trên xác định các khu du lịch


3


như khu du lịch Măng Đen, khu nước khoáng Đăk Tô, vùng hồ Ya Ly, khu du lịch
ĐăkBla, khu du lịch tại khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y, các khu du lịch gắn với
vườn quốc gia Chư Mon Ray, khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh, khu du lịch Đăk
Uy. Chiến lược phát triển du lịch đến 2020 của tỉnh Kom Tum đã xác định việc hình
thành và đưa vào khai thác khu du lịch Măng Đen, rừng đặc dụng Đăk Uy, lòng hồ
thủy điện Ya Ly, khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y, đuờng Hồ Chí Minh và các
khu bảo tồn thỉên nhiên, vườn quốc gia. Một số nghiên cứu về du lịch sinh thái và
du lịch văn hóa ở Kom Tum cũng được đề cập trong một số công trình, ví dụ của Lê
Huy Bá (2007) về nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái và văn hoá Kon Tum từ
2007- 2015.
Báo cáo: “Du lịch Kon Tum trên đường phát triển” của Sở VH- TT- DL và
đề tài: “ Nghiên cứu xây dựng mô hình phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn
tỉnh Kon Tum” [24] đã phân tích các khó khăn, thuận lợi trong điều kiện phát triển
du lịch tỉnh Kon Tum và đưa ra những qui hoạch và định hướng phát triển du lịch
của tỉnh trên các phương diện như là: nâng cấp cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ
thuật du lịch, đào tạo nguồn nhân lực, quản lý nhà nước về du lịch, tuyên truyền
quảng bá. Đồng thời đưa ra những định hướng phát triển dưới hình thức tổng quan,
khái lược nhất. Trong đó, đề tài: “Nghiên cứu xây dựng mô hình phát triển du lịch
cộng đồng trên địa bàn tỉnh Kon Tum”của tác giả Bùi Thị Thanh Vân đã đi sâu vào
phân tích các điều kiện để phát triển loại hình du lịch cộng đồng và đưa ra một số
mô hình thí điểm để áp dụng vào thực tế.
Các công trình “Di tích và danh thắng Kon Tum” [18] đi sâu vào thống kê
các các công trình văn hóa, lịch sử và các điểm du lịch tự nhiên của tỉnh.
Đi theo hướng nghiên cứu phát triển du lịch bền vững tại một số điểm du lịch
tiềm năng của Kon Tum có luận văn thạc sỹ của Đặng Thanh Nam: ”Đánh giá tiềm
năng phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Konplông tỉnh Kon Tum” đi sâu vào

phân tích những ưu thế và nhược điểm trong việc xây dựng mô hình du lịch cộng
đồng tại nơi được gọi là ” Đà Lạt thứ 2” của Việt Nam.
2.3. Các công trình nghiên cứu về du lịch thành phố Kon Tum
Cho đến nay, có rất ít công trình đi vào nghiên cứu về du lịch thành phố Kon
Tum mà chỉ được đề cập như một điểm trong tuyến du lịch của vùng trong các đề

4


tài nghiên cứu. Bước đầu mới phân tích được những điều kiện, tài nguyên du lịch,
vị trí địa lý, lịch sử hình thành của nơi đây.
Qua việc tổng hợp tài liệu, tác giả nhận thấy việc đi vào phân tích tiềm năng,
hiện trạng và đề xuất các giái pháp phát triển du lịch gắn với bảo tồn hệ thống di sản
ở thành phố Kon Tum là một vấn đề mới, chưa có công trình nào được công bố.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích
Đề tài đặt ra mục tiêu nghiên cứu là vận dụng lý luận và thực tiễn về phát
triển du lịch ở Việt Nam để đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch ở
thành phố Kon Tum, từ đó đề xuất các giải pháp phát triển du lịch khu vực nghiên
cứu gắn liền với bảo tồn hệ thống các di sản một cách bền vững.
Nhiệm vụ
Tổng quan những vấn đề lý luận về phát triển du lịch gắn với bảo tồn các di sản.
Phân tích đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch ở thành phố
Kon Tum.
Đề xuất định hướng và giải pháp phát triển du lịch khu vực thành phố Kon Tum
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng
Hệ thống các di sản cùng hoạt động khai thác du lịch gắn với bảo tồn tại thành
phố Kon Tum
Phạm vi nghiên cứu

Về mặt lãnh thổ: Phạm vi nghiên cứu gồm toàn bộ phạm vi lãnh thổ hành
chính thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum.
Về mặt thời gian: số liệu và tài liệu được đưa vào nghiên cứu, xem xét phân
tích, tổng hợp chủ yếu từ các nguồn tài liệu về thành phố Kon Tum được giới hạn
trong thời kỳ từ 2009-2013 (có bổ sung số liệu 2014, 2015)
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn chủ yếu sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:
Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu: Trong quá trình thực hiện đề tài,
tác giả đã thu thập các số liệu, tài liệu từ các nguồn khác nhau: Sở VH- TT – Dl tỉnh

5


Kon Tum, phòng Văn hóa – Thông tin thành phố Kon Tum, chi cục thống kê thành
phố Kon Tum, thư viện tỉnh Kon Tum, Công ty Du lịch Sinh thái Miền Cao... Từ đó
tiến hành tổng hợp, phân tích các thông tin cho mục đích của đề tài. ( Phụ lục 2)
Phương pháp so sánh: Từ các tài liệu thu thập được kết hợp với kinh nghiệm
thực địa, tác giả đã so sánh tiềm năng tài nguyên cùng thực trạng phát triển du lịch
gắn với bảo tồn thành phố Kon Tum đặt trong tương quan du lịch tỉnh Kon Tum.
Phương pháp thực địa: Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã tiến hành
khảo sát và điền dã kết hợp điều tra xã hội học (phỏng vấn sâu các cán bộ quản lý
du lịch – văn hóa, các công ty lữ hành, dân làng, các giám mục, trụ trì và phỏng vấn
bảng hỏi: 15 phiếu khách nội địa, 35 phiếu khách quốc tế, 20 phiếu cộng đồng địa
phương) trên địa bàn thành phố để khai thác thông tin cần thiết, nâng cao tính thực
tiễn của đề tài.
Phương pháp phân tích SWOT: Tác giả đã phân tích điểm mạnh, điểm yếu,
cơ hội và thách thức trong phát triển du lịch thành phố Kon Tum.
Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Khác với nghiên cứu chuyên ngành lấy
riêng một lĩnh vực hoạt động nào đó của con người làm đối tượng nghiên cứu,
phương pháp nghiên cứu liên ngành lấy không gian văn hóa làm đối tượng tìm hiểu,

chú trọng tới mối liên hệ mật thiết giữa các hoạt động của con người và quan hệ
tương tác giữa con người với điều kiện tự nhiên hay hoàn cảnh xã hội. Áp dụng
phương pháp liên ngành vào nghiên cứu du lịch gắn với bảo tồn các di sản thành
phố Kon Tum có nghĩa là đặt nó dưới góc độ nghiên cứu của nhiều ngành khoa học
khác nhau nhằm đạt được nhận thức toàn diện, tổng thể; từ đó đưa ra các kết luận,
đánh giá khách quan.
6. Những đóng góp mới của đề tài
Kết quả nghiên cứu chủ yếu của luận văn là đánh giá tiềm năng du lịch và
phân tích thực trạng hệ thống các di sản trên địa bàn thành phố Kon Tum, từ đó đề
xuất phát triển du lịch gắn với bảo tồn. Đồng thời, luận văn là kết quả nghiên cứu
theo hướng liên ngành, sử dụng kiến thức của nhiều ngành khoa học: du lịch, địa lý,
lịch sử, kinh tế, văn học… Vì vậy, những đánh giá, phân tích về tiềm năng và thực
trạng du lịch của thành phố được nhìn nhận một cách toàn diện, không đơn thuần là

6


số liệu kinh tế mà còn dựa trên cơ sở phân tích những giá trị nhân văn và biến đổi
xã hội, biến đổi thiên nhiên trước ảnh hưởng của hoạt động du lịch.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận
văn bao gồm 3 chương.
Chương 1. Tiềm năng phát triển du lịch gắn với di sản tại thành phố Kon Tum
Chương 2. Thực trạng phát triển du lịch gắn với di sản tại thành phố Kon Tum
Chương 3. Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch gắn với bảo tồn các giá
trị di sản ở thành phố Kon Tum

7



Chương 1. Tiềm năng phát triển du lịch gắn với di sản tại thành
phốKon Tum
1.1.

Điều kiện tự nhiên – đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội

1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Kon Tum là một tỉnh miền núi biên giới, nằm ở phía Bắc Tây Nguyên, có
diện tích tự nhiên là 9.689,61km² có tọa độ địa lý từ 13°55’10’’ đến 15°27’15’’ vĩ
độ Bắc, từ 107°20’15’’ đến 108°32’30’’ kinh độ Đông.
Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam, phía Nam giáp tỉnh Gia Lai, phía Đông giáp
tỉnh Quảng Ngãi, phía Tây giáp Lào và Campuchia.
Kon Tum đã trải qua quá trình hình thành với nhiều lần thay đổi địa giới
hành chính và tên gọi, cho đến nay, mảnh đất này đã mang trong mình một bề dày
lịch sử- văn hóa gắn liền với những biến động của quá trình dựng nước và giữ nước
dân tộc.
Thành phố Kon Tum là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Kon Tum, nằm ở phía
Nam, bên bờ sông Đăk Bla. Từ trên cao nhìn xuống, thành phố Kon Tum có hình
lòng chảo. Vị trí của thành phố:
Phía Bắc giáp huyện Đăk Hà
Phía Nam giáp tỉnh Gia Lai
Phía Đông giáp huyện Kon Rẫy
Phía Tây giáp huyện Sa Thầy
Thành phố Kon Tum có tọa độ địa lý như sau: từ 14017’ 00” đến 15001’ 58” vĩ
độ Bắc, từ 107042’12” đến 108010’00” kinh độ Đông.
Thành phố có vị trí cách Buôn Ma Thuột 246 km, cách Qui Nhơn 215 km và
cách Pleiku 49 km; là một thành phố trẻ được thành lập từ năm 2009.
Ý nghĩa tên gọi
Tên gọi “ Kon Tum” được giải thích theo truyền thuyết của dân tộc Bahnar.
Vào thời xa xưa, có một làng người địa phương ở khu vực thành phố Kon Tum hiện

nay với tên gọi Kon Trang - Or. Lúc ấy, làng Kon Trang - Or rất thịnh vượng với
dân số khá đông. Trong khoảng thời gian này, giữa các buôn làng luôn gây chiến
với nhau để chiếm đoạt của cải và bắt người về làm nô lệ. Hai con trai của Ja Xi -

8


một trong số những người đứng đầu làng Kon Trang - Or tên là Jơ Rông và Uông
không thích cảnh chiến tranh nên làm nhà ở riêng gần hồ nước, cạnh dòng Đăk Bla.
Vùng đất này rất thuận lợi cho phương thức sống định cư nên dần dần có nhiều
người đến ở, lập thành làng mới có tên gọi là Kon Tum. Từ đó, Kon Tum trở thành
tên gọi chính thức cho nơi đây (Theo tiếng Kinh, Kon Tum có nghĩa là “Làng Hồ”,
Kon là làng, Tum là hồ, ao, bàu nước...). Với vị trí là vùng đất bằng, được dòng Đăk
Bla uốn quanh bồi đắp phù sa màu mỡ, trải qua những biến động, thăng trầm của
lịch sử, vùng đất này có nhiều biến đổi về mặt địa giới và tên gọi nhưng vẫn là
mảnh đất an lành cho các dân tộc anh em cùng sinh sống [19]
Lịch sử hình thành
Các nhà truyền giáo thuộc Pháp đã đến Kon Tum từ năm 1851. Nơi đây là
trung tâm hành chính cũ của Pháp ở Tây Nguyên. Sau năm 1975, thị xã Kon Tum
thuộc tỉnh Gia Lai - Kon Tum, gồm 4 phường: Quang Trung, Quyết Thắng, Thắng
Lợi, Thống Nhất và 11 xã: Đăk Blà, Đăk Cấm, Đăk La, Đăk Uy, Đoàn Kết, Hòa
Bình, Ia Chim, Ia Ly, K'roong, Ngọk Bay, Vinh Quang [1]
Ngày 10 tháng 10 năm 1978, chia Ia Ly thành 2 xã: xã Ia Ly thuộc Gia Lai,
phía Nam sông Sê San và phía Bắc là xã Ia Ly thuộc Kon Tum, chuyển về huyện Sa
Thầy quản lý1.
Ngày 17 tháng 8 năm 1981, chia xã Đoàn Kết thành 2 xã: Đoàn Kết và Chư
H'reng; chia xã Đăk Cấm thành 2 xã: Đăk Cấm và Ngọk Réo2.
Ngày 1 tháng 2 năm1985, chia xã Đăk La thành 2 xã: Đăk La và Hà Mòn.
Đầu năm 1991, thị xã Kon Tum có 4 phường: Quang Trung, Quyết Thắng,
Thắng Lợi, Thống Nhất và 13 xã: Chư H'reng, Đăk Blà, Đăk Cấm, Đăk La, Đăk

Uy, Đoàn Kết, Hà Mòn, Hòa Bình, Ia Chim, K'roong, Ngọk Bay, Ngọk Réo,
Vinh Quang.
Ngày 12 tháng 8 năm 1991, tái lập tỉnh Kon Tum từ tỉnh Gia Lai - Kon
Tum, thị xã Kon Tum trở lại là tỉnh lị của tỉnh Kon Tum.

1
2

Quyết định 254- CP về việc chia tách huyện Đăk Tô thuộc tỉnh Gia Lai – Kon Tum, năm 1978
Quyết định 30- HĐBT về điều chỉnh địa giới một xã và thị trấn thuộc tỉnh Gia Lai – Kon Tum, năm 1981

9


Ngày 24 tháng 3 năm 1994, tách 4 xã: Đăk La, Hà Mòn, Đăk Uy, Ngọk Réo
để thành lập huyện Đăk Hà.
Ngày 22 tháng 11 năm 1996, chia xã Chư H'reng thành 2 xã: Chư H'reng và
Đăk Rơ Wa3.
Ngày 3 tháng 9 năm 1998, thành lập phường Lê Lợi; chia phường Quang
Trung thành 2 phường: Quang Trung và Duy Tân.
Ngày 8 tháng 1 năm 2004, chia xã Hòa Bình thành xã Hòa Bình và phường
Trần Hưng Đạo; chia xã Vinh Quang thành xã Vinh Quang và phường Ngô Mây;
chia xã Đoàn Kết thành xã Đoàn Kết và phường Nguyễn Trãi; thành lập phường
Trường Chinh.
Ngày 7 tháng 10 năm 2005, thị xã Kon Tum được công nhận là đô thị loại III4.
Ngày 9 tháng 6 năm 2008, chia xã Ia Chim thành 2 xã: Ia Chim và Đăk Năng.
Ngày 10 tháng 12 năm 2008, Hội đồng Nhân dân Tỉnh đã thông qua đề án thành
lập thành phố Kon Tum trên cơ sở diện tích và dân số hiện tại của thị xã Kon Tum.
Ngày 13 tháng 9 năm 2009, thị xã Kon Tum chính thức trở thành thành phố
Kon Tum.

Năm 2013, thành phố điều chỉnh mở rộng địa giới hành chính phường Ngô Mây
trên cơ sở 1.098,43 ha diện tích tự nhiên và 1.628 nhân khẩu của xã Vinh Quang .
Hiện nay, thành phố có 21 đơn vị hành chính gồm:
10 phường là: Quyết Thắng, Thắng Lợi, Quang Trung, Thống Nhất, Nguyễn
Trãi, Trần Hưng Đạo, Ngô Mây, Trường Chinh, Lê Lợi và Duy Tân.
11 xã là: Hoà Bình, Ia Chim, Đoàn Kết, Vinh Quang, Ngọc Bay, Kroong,
Đăk Cấm, Đăk Blà, Chư Hreng, Đăk Năng, Đăk Rơ wa5.
Địa hình
Thành phố Kon Tum được bao quanh là núi thấp có độ cao từ 600-1000m,
với 3 dạng địa hình đặc trưng:

3

Nghị định 73- CP về việc thành lập các xã và thị trấn thuộc các huyện Kon Plông, Đăk Glei, Ngọc Hồi, Đăk
Hà và thị xã Kon Tum, tỉnh Kon Tum, năm 1996
4
5

Quyết định 1900/2005/QĐ-BXD công nhận thị xã Kon Tum, tỉnh Kon Tum là đô thị loại III

Niên giám thống kê thành phố Kon Tum, năm 2013

10


Địa hình núi thấp, phân bổ xung quanh thành phố chủ yếu ở phía Bắc và phía
Đông, Đông - Nam (xã Đăk Cấm, Đăk BLà, Đăk Rơ Wa). Địa hình này thích hợp
với kinh tế trồng cây công nghiệp lâu năm và lâm nghiệp.
Địa hình đồi núi với độ cao 530 - 600m nằm tiếp giáp và xen kẽ với địa hình
thấp trũng. Đây là địa bàn chủ yếu để phát triển cây công nghiệp dài ngày, trồng

màu, trồng cây lương thực, cây ăn quả...
Địa hình đồng bằng trũng có độ cao 500-530m, được phân bố dọc theo sông
Đăk Bla và hệ thống sông suối nhỏ ở các xã ngoại thành. Đây là địa bàn sản xuất
cây ngắn ngày, nhất là lương thực (lúa nước) và vùng thường xuyên bị ngập lụt
trong mùa mưa.
Địa hình thành phố Kon Tum rất thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp,
xây dựng các mô hình nông lâm kết hợp, phát triển nông nghiệp toàn diện, xây
dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và phát triển đô thị.
Khí hậu
Thành phố Kon Tum nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới - gió mùa cao
nguyên với các đặc trưng:
Nhiệt độ trung bình năm 23,20C, nhiệt độ cao tuyệt đối 37,90C, nhiệt độ thấp
tuyệt đối 4,50C, chênh lệch nhiệt độ ngày/đêm là 90C, tổng tích ôn trung bình
85000C, ánh sáng dồi dào6.
Lượng mưa trung bình năm là 1.764mm nhưng phân bố không đều. Mùa mưa
từ tháng 05 đến tháng 10 với 85- 90% lượng mưa cả năm, mùa khô từ tháng 11 đến
tháng 04 năm sau chỉ có 10 - 15% lượng mưa cả năm. Độ ẩm trung bình 78- 80%.
Chế độ khí hậu đặc trưng nêu trên cùng với sự đa dạng về địa hình và thổ
nhưỡng cho phép thành phố Kon Tum phát triển nhiều loại cây trồng như: cà phê,
sắn, mắc ca, hồ tiêu...; các vật nuôi như: bò, lợn....; đây là thuận lợi lớn trong phát
triển nông nghiệp ở thành phố Kon Tum.
Thuỷ văn
Nguồn nước mặt
Hiện nay trên địa bàn thành phố Kon Tum có 02 con sông lớn chảy qua và
nhiều suối nhỏ được phân bố trên địa bàn thành phố. Cụ thể là:

6

Thống kê của đài khí tượng thủy văn tỉnh Kon Tum


11


Sông Đăk Bla: bắt nguồn từ dãy núi Trường Sơn thuộc huyện Kon Plông chảy
từ Đông sang Tây, lưu lượng vào mùa mưa trùng bình khoảng 2.040 m3/s, mùa khô
trung bình khoảng 14.1m3/s, là nguồn cung cấp nước sạch chính cho toàn thành phố.
Sông Krông PôKô: bắt nguồn từ dãy núi Trường Sơn thuộc huyện Đăk GLei
chảy từ Bắc xuống Nam, lưu lượng trung bình khoảng 390m3/s cung cấp lượng
nước dồi dào cho sinh hoạt và sản xuất7.
Hai con sông này đều ít nước về mùa khô và chảy mạnh về mùa mưa.
Nguồn nước ngầm
Nguồn nước ngầm ở tỉnh Kon Tum có tiềm năng và trữ lượng công nghiệp
cấp C2: 100 nghìn m3/ngày, đặc biệt ở độ sâu 60 - 300 m có trữ lượng tương đối
lớn. Kết quả điều tra của Liên đoàn Địa chất thuỷ văn miền Nam cho thấy mực
nước ngầm của Kon Tum thường phân bố ở độ sâu từ 10 m -25 m, lưu lượng các lỗ
khoan từ 1-3 lít/s. Với trữ lượng nước ngầm như vậy có thể đáp ứng được nhu cầu
cho sản xuất và tiêu dùng [19]
Nằm trong khu vực có lượng mưa trung bình hàng năm khá cao từ 1800 mm2000 mm cùng với trữ lượng nước ngầm khá lớn, về cơ bản đã đáp ứng được nhu
cầu nước sạch cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất của thành phố Kon Tum. Bên
cạnh đó, do lượng mưa tập trung 80% vào các tháng mùa mưa nên thành phố luôn
đặc biệt chú trọng vấn đề điều tiết nước, chống xói mòn và bảo vệ các công trình
thủy điện, thủy lợi để sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên này.
Thổ nhưỡng
Do tỉnh Kon Tum nằm trong địa khối cổ phía Nam hay còn gọi là địa khối cổ
Kon Tum nên nền địa chất được cấu tạo từ 4 nhóm đá mẹ chủ yếu: Nhóm đá
Macma axít, nhóm đá sét biến chất, nhóm đá Macma kiềm, nhóm nền địa chất bồi
và dốc tụ [19]. Thổ nhưỡng của thành phố Kon Tum được chia thành 5 nhóm với 16
loại đất chính:
Nhóm đất phù sa: gồm ba loại đất chính là đất phù sa được bồi, đất phù sa
loang lổ, đất phù sa ngoài suối.


7

Thống kê của đài khí tượng thủy văn tỉnh Kon Tum

12


Nhóm đất xám: gồm hai loại đất chính là đất xám trên macma axít và đất
xám trên phù sa cổ.
Nhóm đất vàng: gồm 6 loại chính là đất nâu vàng trên phù sa cổ, đất đỏ vàng
trên macma axít, đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất, đất nâu đỏ trên đá bazan
phong hoá, đất vàng nhạt trên đá cát và đất nâu tím trên đá bazan.
Nhóm đất mùn vàng trên núi: gồm 5 loại đất chính là đất mùn vàng nhạt có
nơi Potzon hoá, đất mùn vàng nhạt trên đá sét và biến chất, đất mùn nâu đỏ trên
macma bazơ và trung tính, đất mùn vàng đỏ trên macma axít.
Nhóm đất thung lũng: chỉ có một loại đất chính là đất thung lũng có sản
phẩm dốc tụ.
Đất đai ở đây có tầng dày mỏng không đồng đều, hàm lượng dinh dưỡng của
các nhóm đất chính đa phần là trung bình hoặc nghèo, độ chua và độ bazơ thấp. Đất
có khả năng nông nghiệp chủ yếu là các loại đất xám trên phù sa cổ, đất xám trên đá
macma axít, đất phù sa được bồi và đất phù sa có tầng loang lổ. Ở một số khu vực của
thành phố có tầng dày canh tác rất phù hợp với phát triển cây công nghiệp dài ngày.
Tính đến hết năm 2012, diện tích đất sản xuất nông nghiệp của thành phố là
26376,99 ha chiếm 61% tổng diện tích đất; diện tích đất lâm nghiệp: 3165,15ha
chiếm 7%; đất chuyên dùng: 5904,42 ha chiếm 14%; đất ở: 2904,62 ha chiếm 7%8.
1.1.2. Đặc điểm kinh tế - văn hóa – xã hội
Dân cư – lao động
Tỷ lệ dân cư thành thị của tỉnh Kon Tum ngày càng tăng lên theo các năm tuy
nhiên mức tăng chậm. Năm 2006 dân số thành thị là 131.748 người, chiếm 33,22%

đến năm 2011 dân số thành thị là 156.385 người, chiếm 34,51% tổng số dân.
Bộ phận người Kinh chiếm nhiều nhất với 46,82% tiếp theo là dân tộc Xơ Đăng
24,37%, Bahnar 12,48%, còn lại là các dân tộc ít người khác như: Giẻ Triêng , Gia Rai,
Brâu, Rơ Mâm… Khu vực cư trú của đồng bào dân tộc chia theo từng lãnh thổ, có quá
trình phát triển không đồng nhất, với đa dạng về ngôn ngữ, tâm lý, phong tục, tập quán,
tín ngưỡng, văn hóa nghệ thuật…

8

Thống kê của Phòng Tài nguyên – Môi trường thành phố Kon Tum, năm 2012

13


Tính đến hết năm 2013, thành phố có 155.214 người gồm 20 dân tộc cùng
sinh sống. Trong đó có 29,26 % là người dân tộc thiểu số, tiêu biểu như: Xơ Đăng,
Giẻ Triêng, Bahnar, Gia Rai9... với 43.298,15 ha diện tích tự nhiên. Mật độ dân số:
360 người/km².
Thành phố có 4 loại tôn giáo chính là: Công giáo, Phật giáo, Tin lành và Cao
Đài trong đó chủ yếu là người theo Công giáo với hệ thống nhà thờ, nhà nguyện tương
đối lớn, tạo ra một số công trình có giá trị về mặt kiến trúc và văn hóa tiêu biểu như:
Nhà thờ Gỗ, tiểu chủng viện Thừa Sai, nhà thờ Tân Hương, nhà thờ Phương Nghĩa....
Trong những năm qua, chất lượng dân số của thành phố ngày càng được
nâng cao về sức khỏe, thể chất, trình độ học vấn và tuổi thọ. Tỷ lệ trẻ em suy dinh
dưỡng ngày càng giảm, nhân dân được chăm sóc sức khỏe ngày càng tốt hơn, tuổi
thọ bình quân đã được nâng lên.
Cơ cấu lao động đang chuyển dịch theo hướng tích cực: tăng nhanh lao động
làm việc trong các ngành phi nông lâm nghiệp và thủy sản (từ 12.835 người năm
2008 lên 18.769 người năm 2012); tăng khá lao động làm việc trong ngành nông,
lâm, thủy sản (từ 30.564 người năm 2008 lên 33.295 năm 2012) trong đó ngành

nông nghiệp luôn chiếm khoảng 99% cơ cấu lao động10.
Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm (2005-2010) đạt 16,29%. Tỷ
trọng ngành công nghiệp - xây dựng, tăng từ 44,64% lên 46,25%; tỷ trọng ngành
thương mại - dịch vụ tăng từ 35,36% lên 36,34%; tỷ trọng ngành Nông -lâm-thủy
sản giảm từ 20% xuống còn 17,41%. Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 10,588
triệu đồng năm 2008 lên 13,364 triệu đồng năm 2010, đến năm 2012 là 25,779 triệu.
Chênh lệch mức sống giữa nhóm thu nhập cao nhất với nhóm thu nhập thấp nhất
ngày càng gia tăng từ 5,9 lần năm 2008 lên 9,1 lần năm 201211.
Trong các ngành, khu vực kinh tế: nông, lâm nghiệp, công nghiệp chế biến,
xây dựng, thương nghiệp và hoạt động phục vụ cộng đồng là những ngành có số
lượng lao động chiếm tỷ lệ lớn nhất.

9

Kontumcity.kontum.gov.vn
Niên giám thống kê thành phố Kon Tum, 2012
11
Niên giám thống kê tỉnh Kon Tum, năm 2012
10

14


Kinh tế
Trong những năm gần đây, thành phố Kon Tum đã đạt được sự tăng trưởng
trong cả ba lĩnh vực: nông - lâm nghiệp và thủy sản, công nghiệp và xây dựng, dịch
vụ đặc biệt là từ khi thành lập thành phố đến nay.
Giá trị của ngành dịch vụ giai đoạn 2008 – 2012 tăng đều qua các năm từ
492.375 triệu đồng năm 2008 lên 1.451.160 triệu đồng năm 2012 trong đó tốc độ
tăng trưởng nhanh vào các khoảng thời gian 2011 -2012 và 2008 -2009 nhờ hưởng

lợi từ sự điều chỉnh chính sách phát triển cũng như sự thành lập thành phố. Giá trị
của ngành nông lâm- thủy sản tăng từ 625.444 triệu đồng năm 2008 lên 1.594.997
triệu đồng năm 2012. Ngành công nghiệp và xây dựng cũng đạt mức tăng từ
1.647.797 triệu đồng năm 2008 lên 2.685.692 triệu đồng năm 2012.
Theo đó, ngành công nghiệp và xây dựng luôn dẫn đầu về giá trị sản xuất
vượt trội; ngành nông – lâm nghiệp và thủy sản đứng thứ 2 và dịch vụ đứng thứ 3
với khoảng cách không đáng kể.
Tổng thu ngân sách nhà nước tăng từ 112.895 triệu đồng năm 2008 lên
1.179.093 triệu đồng năm 2012, trong đó chủ yếu là nguồn thu từ khu vực kinh tế
quốc doanh. Nguồn thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tương đối thấp
so với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh và quốc doanh. Điều này xuất phát từ khả
năng thu hút đầu tư của thành phố cho đến nay còn rất hạn chế. Là một thành phố
trẻ, Kon Tum có cơ sở hạ tầng còn yếu kém, trình độ dân trí chưa cao, bên cạnh đó,
chính sách thu hút vốn, giảm thuế gần như chưa có bởi vậy không tạo ra được môi
trường có sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.

15


Bảng 1.1: Giá trị sản xuất theo giá hiện hành phân theo khu vực kinh tế
Đơn vị tính: triệu đồng
Nông- lâm nghiệp

Công nghiệp

và thủy sản

và xây dựng

2765616


625444

1647797

492375

2009

3490684

785219

2077524

627941

2010

4035032

990966

2215908

828158

2011

4954498


1434470

2428890

1091138

2012

5731849

1594997

2685692

1451160

Năm

Tổng số

2008

Dịch vụ

Nguồn: Chi cục thống kê thành phố Kon Tum
Giáo dục - Đào tạo
Toàn thành phố đến năm 2012 có 85 trường học, gồm12: 25 trường mầm non;
34 trường tiểu học; 18 trường trung học cơ sở, 3 trường trung học (cấp 2-3), 5
trường trung học phổ thông. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học từng bước

được nâng cấp, đầu tư, mua sắm theo hướng chuẩn hóa. Tổng số giáo viên giảng
dạy bậc phổ thông là 2064 người với 33,367 nghìn học sinh ( năm 2012). Chất
lượng giáo viên ngày càng được nâng cao, cho đến hết năm 2012, tổng số giáo viên
đạt chuẩn và trên chuẩn đã đạt tỷ lệ 100% . Tính đến nay, thành phố đã hoàn thành
chương trình phổ cập trung học cơ sở. Đến tháng 6/2015, thành phố có 31/76 trường
đạt chuẩn quốc gia mức độ 1: 06 trường mầm non, 18 trường tiểu học, 07 trường
trung học cơ sở. Dự kiến đến cuối năm 2015, ngành giáo dục thành phố phấn đấu có
thêm 3 trường nữa được công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1 là trường
trung học cơ sở Huỳnh Thúc kháng, tiểu học Nguyễn Văn Trỗi và tiểu học Phùng
Khắc Khoan.13. Công tác xã hội hóa giáo dục được nâng cao với sự tham gia của
nhiều ban ngành và toàn thể nhân dân đem lại nguồn kinh phí hàng trăm tỷ phục vụ
cho sự nghiệp trồng người.

12
13

Niên giám thống kê thành phố Kon Tum, 2012
Kontumcity.kontum.gov.vn

16


×