Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Kỹ THUậT KIểM SOÁT Ô NGHIễM KHÔNG KHÍ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (387.22 KB, 21 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG
---------------------------OOO--------------------------
TIỂU LUẬN
KỸ THUẬT KIỂM SOÁT Ô NGHIỄM KHÔNG KHÍ
Đề tài:
“Vấn đề ô nhiễm bụi và kiểm soát ô nhiễm bụi trong ngành nhiệt điện Việt Nam”
Giảng viên : TS. Nghiêm Trung Dũng
Nhóm sinh viên : Nguyễn Đức Long
Phạm Kim Ngọc
Trần Quang Trung
Lớp : Kỹ thuật môi trường
Khóa : 52
Hà Nội, 11/2010
MỤC LỤC
Lời nói đầu………………………………………………………………….. 1
Chương 1. Giới thiệu ngành nhiệt điện Việt Nam………………………… 2
1. 1. Xu thế gia tăng nhiệt điện trong cơ cấu ngành điện Việt
Nam…………………………………………………………………………………..
2
1. 2. Quy hoạch điện VI – chiến lược phát triển ngành điện Việt Nam giai
đoạn 2006 – 2015 tầm nhìn đến 2025……………………………………………….
2
Chương 2. Công nghệ sản xuất nhiệt điện………………………………………..
6
2. 1. Sơ đồ công nghệ sản xuất nhiệt điện…………………………………
6
2. 2. Nhiên liệu……………………………………………………………….
7
Chương 3. Vấn đề ô nhiễm bụi của ngành nhiệt điện Việt Nam………………..
8


3. 1. Hiện trạng ô nhiễm bụi của ngành nhiệt điện Việt Nam……………….
8
3. 2. Kiểm soát ô nhiễm bụi trong ngành nhiệt điện Việt nam……………….
12
Kết luận và Kiến nghị……………………………………………..……………….
16
Danh mục tài liệu tham khảo……………………………………………………..
17
Nguyễn Đức Long, Phạm Kim Ngọc, Trần Quang Trung
LỜI NÓI ĐẦU
Tiểu luận môn học Kỹ thuật kiểm soát ô nhiễm không khí với đề tài “ vấn đề ô
nhiễm bụi và kiểm soát ô nhiễm bụi trong ngành nhiệt điện Việt Nam” gồm 3 chương được
phân công viết như sau:
Chương 1. Giới thiệu ngành nhiệt điện Việt Nam do Trần Quang Trung viết;
Chương 2. Công nghệ sản xuất nhiệt điện do Phạm kim Ngọc viết;
Chương 3. Vấn đề ô nhiễm bụi của ngành nhiệt điện Việt Nam do Nguyễn Đức
Long viết.
Mặc dù đã cố gắng nhưng chắc chắn tiểu luận này còn có những thiếu sót về cả nội
dung và hình thức trình bày. Chúng em rất mong nhận được sự nhận xét, góp ý của Thầy và
Các bạn.
~ 4 ~
Ô nhiễm bụi trong ngành nhiệt điện Việt Nam
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU NGÀNH NHIỆT ĐIỆN VIỆT NAM
1. 1. Xu hướng gia tăng nhiệt điện trong cơ cấu ngành điện Việt Nam
Theo tính toán đến năm 2015 khi các nhà máy thủy điện lớn như Sơn La, Tuyên
Quang hoàn tất xây dựng và đi vào vận hành thì tiềm năng thủy điện của Việt Nam cơ bản
được khai thác hết. Trong khi đó tốc độ tăng trưởng phụ tải liên tục tăng cao, vài năm trở
lại đây luôn có tình trạng thiếu điện về mùa khô. Trong khi đó ngành nhiệt điện có nhiều ưu
điểm: chi phí đầu tư ban đầu tương đối thấp, thời gian xây dựng ngắn, nguồn điện ổn định
không phụ thuộc vào thời tiết, có thể chủ động được nguồn nhiên liệu. Do đó lựa chọn phát

triển ngành nhiệt điện đang là hướng đi chiến lược.
Trong thời gian tới hệ thống điện Việt Nam sẽ có sự thay đổi đáng kể trong cơ cấu
nguồn. Theo đó, tỷ trọng thủy điện giảm dần, còn tỷ trọng nhiệt điện tăng mạnh (hình 1. 1
và hình 1. 2 [1]), bên cạnh đó trong tương lai không xa sẽ có sự góp mặt của điện nguyên tử
và các nguồn điện “sạch”.
Hình1. 1. Tỷ lệ công suất các nhà máy nhiệt điện so
với thủy điện
Hình 1. 2. Tỷ lệ công suất của các nhà máy nhiệt
điện
1. 2. Quy hoạch điện VI – chiến lược phát triển ngành điện Việt Nam
giai đoạn 2006 – 2015 tầm nhìn đến 2025
Ngày 18 tháng 7 năm 2007 Thủ tướng chính phủ ký quyết định 110/2007/QĐ – TTg
phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2006 - 2015 có xét đến năm
~ 5 ~
Nguyễn Đức Long, Phạm Kim Ngọc, Trần Quang Trung
2025 (gọi tắt là quy hoạch điện VI) thể hiện quan điểm phát triển bền vững ngành điện Việt
Nam.
Căn cứ vào đó, tốc độ phát triển ngành điện Việt Nam được dự báo khoảng 18 –
20% một năm, cụ thể, giai đoạn 2006 – 2015 trung bình một năm tăng thêm 3000MW, còn
giai đoạn 2010 – 2015 trung bình một năm tăng thêm 7000MW. Nhu cầu và kế hoạch phát
triển nguồn điện cho trong bảng 1. 1[2].
Bảng 1. 1. Nhu cầu và kế hoạch phát triển nguồn điện
Năm 2005 2010 2015
E
lắp máy
(MW) 11286 25857 – 27000 60000 – 70000
E
sản xuất
(tỷ kWh) 53,5 124 257
E

thương phẩm
(tỷ kWh) 45,6 107 223
E
o thương phẩm
(kWh/người/năm) 550 1200 2300
Quy hoạch điện VI xác định rõ ràng xu thế gia tăng phát triển nhiệt điện, khẳng định
nhiệt điện đóng vai trò chủ đạo trong cơ cấu nguồn điện trong vài chục năm tới. Các nhà
máy nhiệt điện trong phương án xây dựng 2006 – 2015 như trong bảng 1. 2.
Năm hoạt động # Nhà máy Công suất
(MW)
Chủ đầu tư
2007
1 NĐ than Cao Ngạn 100 VINACOMIN/IPP
2 TBKHH Cà Mau I 750 PVN/IPP
3 NĐ than Uông Bí mở rộng #1 300 EVN
2008
4 TBKHH Cà Mau II 750 PVN/IPP
5 TBKHH Nhơn Trạch I 450 PVN/IPP
6 NĐ than Sơn Động 220 VINACOMIN/IPP
7 NĐ than Hải Phòng I#1 300 NĐ Hải Phòng
8 NĐ than Cẩm Phả I 300 VINACOMIN/IPP
9 NĐ than Hải Phòng I #2 300 NĐ Hải Phòng
10 NĐ than Quảng Ninh I #1,2 600 NĐ Quảng Ninh
11 NĐ khí Ô Môn I #1 300 EVN
2009
12 NĐ than Hải Phòng II #1 300 NĐ Hải Phòng
13 NĐ than Mạo Khê #1 220 VINACOMIN/IPP
14 NĐ than Nông Sơn 30 VINACOMIN/IPP
15 NĐ Lọc dầu Dung Quất 104 PVN/IPP
~ 6 ~

Ô nhiễm bụi trong ngành nhiệt điện Việt Nam
2010
16 NĐ than Quảng Ninh II#1 300 NĐ Quảng Ninh
17 NĐ than Hải Phòng II#2 300 NĐ Hải Phòng
18 NĐ than Cẩm Phả II 300 VINACOMIN/IPP
19 NĐ khí Ô Môn I #2 300 EVN
20 NĐ than Vũng Áng I #1 600 LILAMA/IPP
21 NĐ than Mạo Khê #2 220 VINACOMIN/IPP
22 TBKHH Nhơn Trạch 2 750 PVN/IPP
2011
23 NĐ than Uông Bí mở rộng #2 300 EVN
24 NĐ than Mông Dương I #1 500 EVN
25 NĐ than Mông Dương II #1 600 AES/BOT
26 NĐ than Quảng Ninh II #2 300 NĐ Quảng Ninh
27 NĐ than Vũng Áng I #2 600 LILAMA/IPP
28 NĐ than Thăng Long 300 NĐ Thăng Long
29 NĐ than Nghi Sơn I # 1 300 EVN
30 NĐ than Vĩnh Tân I, # 1 600 CSG/BOT
2012
31 NĐ than Nghi Sơn I # 2 300 EVN
32 NĐ than Mông Dương I #2 500 EVN
33 NĐ tha Mông Dương II #2 600 AES/BOT
34 NĐ than Vĩnh Tân I #2 600 CSG/BOT
35 NĐ than Sơn Mỹ #1 600 BOO/BOT
36 NĐ than Trà Vinh I, # 1 600 EVN
37 NĐ than Nghi Sơn II #1 600 BOT
2013 38 TBKHH Ô Môn II 750 BOT/BOO
39 NĐ than Nghi Sơn II #2 600 BOT/BOO
40 NĐ than Vũng Áng II #1,2 1200 LILAMA
41 NĐ than Sơn Mỹ #2 600 BOO/BOT

42 NĐ than Trà Vinh I, # 2 600 EVN
43 NĐ than Vĩnh Tân II, # 1 600 EVN
44 NĐ than Sóc Trăng I #1 600 EVN
45 NĐ than Kiên Giang I # 1 600 BOO/BOT
~ 7 ~
Nguyễn Đức Long, Phạm Kim Ngọc, Trần Quang Trung
2014
46 TBKHH miền Nam # 1 750 BOO/BOT
47 NĐ than Vĩnh Tân II, #2 600 EVN
48 NĐ than Sơn Mỹ #3 600 BOO/BOT
49 NĐ than Sóc Trăng I # 2 600 EVN
50 NĐ than Trà Vinh II # 1 600 EVN
51 NĐ than Kiên Giang I # 2 600 BOO/BOT
52 NĐ than Hải Phòng III#1,2 1200 EVN
2015
53 TBKHH miền Nam #2,3 1500 BOO/BOT
54 NĐ than Vĩnh Tân III, # 1 1000 EVN
55 NĐ than Trà Vinh II # 2 600 EVN
56 NĐ than Kiên Giang II # 1 600 BOO/BOT
57 NĐ than Sóc Trăng II # 1,2 1200 EVN
58 NĐ than Sơn Mỹ #4 600 BOO/BOT
59 NĐ than Hải Phòng III#3,4 1200 EVN
Ghi chú:
NĐ – Nhiệt điện TBKHH – Turbine khí hỗn hợp
EVN – Tập đoàn điẹn lực Việt Nam
VINACOMIN – Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam
PVN – Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam
LILAMA – Tổng công ty lắp máy Việt Nam
AES – Một tập đoàn kinh doanh điện lực của Mỹ
CSG – Công ty lưới điện Phương Nam Trung Quốc

IPP – Dự án đầu tư độc lập
BOO – Xây dựng-Sở hữu-Kinh doanh
BOT – Xây dựng-Kinh doanh-Chuyển giao
CHƯƠNG 2. CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT NHIỆT ĐIỆN
2. 1. Sơ đồ công nghệ sản xuất nhiệt điện [3]
Theo dạng năng lượng cấp đi thì các nhà máy nhiệt điện được chia làm hai loại:
+ Nhà máy nhiệt điện ngưng hơi: chỉ cung cấp điện;
+ Nhà máy phát điện và nhiệt kết hợp: cung cấp điện và nhiệt hơi.
~ 8 ~

×