Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

Rèn kỹ năng viết chính tả cho học sinh lớp 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (335.86 KB, 36 trang )



§Ò tµi nghiªn cøu khoa häc

§oµn Vinh Quang

Lời cảm ơn
Lời đầu tiên, tôi xin bầy tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo Phan Phương
Dung Tiến sỹ - cán bộ khoa giáo dục tiểu học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành việc nghiên cứu đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình và tạo mọi điều kiện thuận
lợi của ban giam hiệu, các đồng nghiệp, các em học sinh lớp 2 B trường tiểu học
Mường Nhé số 2 huyện Mường Nhé tỉnh Điện Biên đã giúp tôi rất nhiều trong
quá trình nghiên cứu đề tài này.
Do khả năng nghiên cứu của bản thân còn hạn chế nên chắc chắn đề tài này
không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Cá nhân tôi rất mong nhận được
ý kiến đóng góp, bổ sung của các thầy giáo cô giáo và các bạn đồng nghiệp để
đề tài này được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn.

Thành phố Điện Biên Phủ, tháng 10 năm 2010
Sinh viên

Đoàn Vinh Quang

1




§Ò tµi nghiªn cøu khoa häc



§oµn Vinh Quang

MỤC LỤC
I . PHẦN MỞ ĐẦU.

I.1. Lí do chọn đề tài.
I.2. Mục đích nghiên cứu .
I.3. Thời gian- địa điểm.
I.4. Đóng góp mới về mặt lí luận, thực tiễn.
II. PHẦN NỘI DUNG.

II.1.Chương 1:Tổng quan.
II.2.Chương 2:Nội dung vấn đề nghiên cứu
II.2.1.Cơ sở lí luận- Cơ sở thực tiễn
II.2.2.Cơ sở khoa học của việc rèn kỹ năng viết chính tả cho học sinh lớp 2
II.2.3. Nguyên tắc dạy chính tả
II.2.4 Hình thức chính tả
II.3. Chương III:Nghiên cứu chương trình SGK môn chính tả lớp 2
II.4.Chương IV: Nghiên cứu thực trạng
II.4.1. Đặc điểm của đối tượng điều tra
II.4 2.Phiếu dự giờ
II.4.3.Đề xuất biện pháp khắc phục tình trạng viết sai chính tả cho học sinh
II.4.4 Dạy thực nghiệm
II.5. ChươngV. Phương pháp nghiên cứu- Kết quả nghiên cứu
II.5.1.Phương pháp nghiên cứu
II.5. 2.Kết qủa nghiên cứu
III/ PHẦN KẾT LUẬN

...........................................................


2


§Ò tµi nghiªn cøu khoa häc



§oµn Vinh Quang

I . PHẦN MỞ ĐẦU
I.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
1.Vị trí của môn Tiếng Việt ở Tiểu học:
Hiện nay đất nước ta đang trên đà phát triển đi lên đòi hỏi con người phải có
năng lực trí tuệ cao.Vì mục tiêu của nhà trường XHCN là đào tạo và rèn luyện
những con người mới phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mĩ .
Trong nhà trường Tiểu học mỗi môn học đều góp phần vào việc hình thành và
phát triển những cơ sở ban đầu rất quan trọng của nhân cách con người Việt
Nam .
Cùng với các môn học khác như Toán , Tự nhiên xã hội, Khoa học , Lịch sử ,
nhạc , hoạ ,....Môn Tiếng Việt có một vị trí vô cùng quan trọng nó là tổng hợp
của nhiều phân môn : Chính tả , luyện từ và câu , tập làm văn , tập viết , kể
chuyện . Tất cả các phân môn này có quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua
lại lẫn nhau cùng với môn học khác góp phần tạo nên những con người phát
triển toàn diện . Mục tiêu của nhà trường Tiểu học là : Đặt nền móng cho việc
cung cấp tri thức cho học sinh , là cơ sở hình thành con người mới với đầy đủ
các kĩ năng: nghe, đọc, nói, viết thì phải thông qua các môn học ở Tiểu học và
môn Tiếng Việt chính là cái nôi cung cấp cho các em những kĩ năng trên . Trong
đó kĩ năng viết là một trong 4 kĩ năng mà mỗi con người chúng ta cần phải có
mà kĩ năng viết chính là sự thể hiện trong phân môn chính tả .

2 . Nhiệm vụ phân môn chính tả lớp 2 ở Tiểu học :
Trong nhà trường Tiểu học nói chung ở lớp 2 nói riêng môn chính tả đảm bảo
đạt được những nhiệm vụ sau:
+Phối hợp với tập viết để củng cố và hoàn thiện tri thức cơ bản về hệ thống chữ
viết và hệ thống ngữ âm Tiếng việt. Mối liên hệ âm – chữ cái, cấu tạo và cách
viết chữ .
+ Cung cấp tri thức cơ bản về hệ thống quy tắc chuẩn, thống nhất chính tả
tiếng việt, quy tắc liên kết và khu biệt khi viết các chữ, quy tắc nhận biết và thể
hiện chức năng chữ viết.
3


§Ò tµi nghiªn cøu khoa häc



§oµn Vinh Quang

+ Trang bị cho học sinh một công cụ quan trọng để học sinh học tập và giao
tiếp .
+ Phát triển ngôn ngữ và tư duy khoa học cho học sinh , quan hệ với tập viết,
tập đọc với từ ngữ, ngữ pháp và tập làm văn ...góp phần bồi dưỡng tình cảm và
phẩm chất tốt đẹp qua sử dụng ngôn ngữ, tính khoa học, tính chính xác, tính cẩn
thận, tính thẩm mĩ .
3 . Vị trí của phân môn chính tả ở lớp 2 :
Với mục tiêu cung cấp cho học sinh những hiểu biết cách thức sử dụng sử
dụng Tiếng Việt như một công cụ giao tiếp và tư duy. Theo mục tiêu này , học
sinh được rèn luyện các kỹ năng nghe, đọc, nói, viết,...Với mục tiêu cơ bản trên,
khi dạy phân môn chính tả thực chất là dạy chữ song song với phân môn tập viết
Không phải lên lớp 2 mới rèn chính tả cho học sinh mà ngay từ lớp một học sinh

đã cần phải viết đúng chính tả cũng như phát âm đúng . Học sinh phải nhận biết
các con chữ để ghép các âm, vần , tiếng , từ với nhau . Lên lớp 2, việc rèn chính
tả cho học sinh càng được trú trọng hơn vì trẻ em tiếp tục được hoàn thiện năng
lực nói tiếng phổ thông cho các em là học sinh là người dân tộc vùng cao . Trẻ
có biết chữ mới có phương tiện để học Tiếng Việt và các môn khoa học tự
nhiên, khoa học xã hội khác. Mà muốn đọc thông, viết thạo học sinh phải được
học chính tả nó có tính chất công cụ và có một vị trí quan trọng trong giai đoạn
học tập đầu tiên của trẻ em .
Xuất phát từ vị trí và tầm quan trọng của phân môn chính tả chính là lý do
tôi chọn đề tài : “ Rèn kỹ năng viết chính tả cho học sinh lớp 2”
I. 2 . MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU :
Thông qua việc tìm hiểu nguyên nhân của việc viết sai lỗi chính tả của học
sinh để từ đó đề ra các biện pháp thích hợp để sửa chữa cho học sinh góp phần
nâng cao chất lượng hiệu quả của việc rèn luyện kĩ năng viết cho học sinh lớp 2 .
I .3. THỜI GIAN ,ĐỊA ĐIỂM :
Để có biện pháp rèn kỹ năng viết chính tả cho học sinh trong lớp, ngay từ đầu
năm học, tôi đã nghiên cứu và tìm hiểu làm thế nào để học sinh khắc phục được
4


§Ò tµi nghiªn cøu khoa häc



§oµn Vinh Quang

những lỗi sai trong quá trình viết để học sinh có ý thức đọc đúng, viết
đúng.Chính vì thế tôi đã dự kiến thời gian, địa điểm để nghiên cứu. Cụ thể :
1. Thời gian: Từ đầu tháng 9 năm 2010.
2. Địa điểm: Tại trường tiểu học Mường Nhé số 2.

I.4.ĐÓNG GÓP MỚI VỀ MẶT LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN :
I.4.1. Về mặt lí luận :
-Thực hiện đề tài vấn đề cần nghiên cứu là : Rèn kỹ năng viết chính tả cho học
sinh lớp 2.
-Thông qua đề tài này, tôi muốn đóng góp những ý kiến đề xuất nhỏ về việc sửa
lỗi rèn kỹ năng viết cho học sinh.
-Đó là : Đưa ra những quy tắc chính tả hợp với chuẩn quy định.
-Đưa ra những nguyên tắc kết hợp ghi nhớ hình thức chữ viết của từ và nghĩa
của từ.
-Luyện tập phát âm đúng và tri giác chữ viết tự phân tích cấu tạo tiếng khó.
I.4.2. Về mặt thực tiễn :
-Phù hợp với đặc điểm, lứa tuổi của học sinh tiểu học.
-Phù hợp với sự nhận thức của học sinh lớp 2.
-Phù hợp với sự nhận thức của học sinh người dân tộc vùng cao
-Phát triển tư duy của học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên trong quá trình
dạy học chính tả nhằm đảm bảo tiếp thu và vận dụng lý thuyết vào hoạt động
thực tiễn.

II.PHẦN NỘI DUNG
II.1.CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
Theo tôi hiểu tổng quan chính là những công việc cần làm thể hiện trong phần
nội dung hay là khái quát tổng thể những phần việc trong quá trình nghiên cứu
đề ra những biện pháp rèn chính tả và những ý kiến đề xuất cho đề tài mình

5


§Ò tµi nghiªn cøu khoa häc




§oµn Vinh Quang

nghiên cứu. Mục tiêu đặt ra : Cần làm gì để có biện pháp rèn kỹ năng viết chính
tả cho học sinh.
Thứ nhất: Nghiên cứu kĩ nội dung chương trình sách giáo khoa.
Thứ hai: Lựa chọn các dạng bài hay các hình thức chính tả ở lớp 2.
Thứ ba: Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến việc viết sai lỗi chính tả.
Thứ tư : Đề ra biện pháp sửa lỗi chính tả cho học sinh phù hợp với từng dạng
bài.
Thứ năm: Đưa ra những đề xuất thiết thực mang tính quy tắc để sửa lỗi chính
tả cho học sinh.
*Tóm lại: Việc rèn kỹ năng viết chính tả cho học sinh giúp học sinh có kiến
thức về các quy tắc chính tả để từ đó học sinh có ý thức viết đúng.
II.2. CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.
II.2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN – CƠ SỞ THỰC TIỄN :
II.2.1.1.Cơ sở lí luận:
Chính tả là một trong những phân môn Tiếng Việt ở Tiểu học.Theo định nghĩa
trong một số từ điển, chính tả là viết đúng, hợp với chuẩn và định nghĩa quy tắc
về cách viết chuyển lời sang dạng thức viết. Phân môn chính tả dạy cho học sinh
tri thức và kĩ năng chính tả. Nếu tập viết dạy cho học sinh cách viết, tức là hoạt
động tạo ra chữ thì chính tả dạy cách tổ chức, kết hợp các chữ viết đúng quy ước
của xã hội để làm thành chất liệu thực hiện hóa ngôn ngữ.
Chính tả thực hiện những quy ước của xã hội đối với chữ viết đề phòng ngăn
ngừa sự vận dụng tùy tiện vi phạm các quy ước làm trở ngại cho việc tri giác
ngôn ngữ trong quá trình giao tiếp. chữ viết là một phát minh quan trọng của
loài người. Sáng tạo ra chữ viết loài người có thêm phương tiện vật chất có tác
dụng phát huy hiệu quả các chức năng của ngôn ngữ. Lời nói chuyển thành văn
bản viết có khả năng chuyển tải và bảo lưu mọi tư tưởng của loài người qua mọi
thời gian và không gian trong mọi hoàn cảnh và mục đích giao tiếp. Không có

chữ viết, không biết chữ và không thể hiểu chữ viết đúng chuẩn dẫn đến con
người tự hạn chế các hoạt động giao tiếp của mình. Trẻ em đến tuổi đi học
6


§Ò tµi nghiªn cøu khoa häc



§oµn Vinh Quang

thường bắt đầu quá trình học tập của mình bằng việc học chữ. ở giai đoạn đầu
(bậc Tiểu học), trẻ em tiếp tục được hoàn thiện năng lực nói tiếng phổ thông.
Như vậy biết chữ là biết “đọc thông, viết thạo” tiếng mẹ đẻ hoặc đọc thông viết
thạo một ngôn ngữ, mà muốn đọc thông viết thạo thì trẻ em phải được học chính
tả. Chính tả là một phân môn có tính chất công cụ, cung cấp cho trẻ những quy
tắc sử dụng hệ thống chữ viết, làm cho trẻ nắm vững quy tắc đó là hình thành kĩ
năng viết( đọc và hiểu chữ viết ) thông thạo Tiếng Việt.

II.2.1.2.Cơ sở thực tiễn:
-Hiện nay việc viết sai chính tả là một hiện tượng phổ biến không chỉ đối với
học sinh Tiểu học mà ngay cả học sinh Trung học cơ sở và Trung học phổ thông
cũng mắc phải. Hầu như càng lên lớp cao thì ý thức viết đúng chính tả mất dần
đi không còn coi trọng về viết đúng hay viết đẹp nữa.
- Ở Tiểu học hiện tượng học sinh viết sai lỗi chính tả rất nhiều không chỉ hẹp
trong một lớp mà còn rộng ra trong một trường hay một địa phương.
- Đối với lớp 2, học sinh đã được viết ở lớp một nhưng mới chỉ là những bước
khởi đầu, học sinh chưa ý thức được việc viết thế nào là đúng? thế nào là sai?
Chính vì vậy mà lên lớp 2 người giáo viên cần phải lưu tâm hơn, có trách nhiệm
hơn đối với chữ viết của học sinh.

- Căn cứ vào tình hình thực tế ở lớp, ở trường của học sinh.
- Căn cứ vào yêu cầu đổi mới về chữ viết trong nhà trường Tiểu học quy định.
- Căn cứ vào mục tiêu giáo dục của nhà trường Tiểu học nhằm nâng cao chất
lượng dạy và học trong nhà trường.
Như chúng ta đã biết, học sinh không viết đúng làm ảnh hưởng rất lớn đến
quá trình giao tiếp, tư duy. Học sinh không thể chuyển lời nói dưới dạng văn bản
viết- vốn là một loại văn bản có khả năng chuyển đạt và bảo lưu mọi tư tưởng
của loài người qua mọi thời gian và không gian trong mọi hoàn cảnh để đến với
mọi đối tượng sử dụng.
Vậy đối với người giáo viên Tiểu học phải biết được nguyên nhân viết sai lỗi
chính tả của học sinh để đề ra các biện pháp thích hợp để sửa lỗi chính tả cho
7


§Ò tµi nghiªn cøu khoa häc



§oµn Vinh Quang

học sinh nhằm góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và thực hiện mục tiêu
của nhà trường Tiểu học đề ra là chỉ trên cơ sở học sinh viết đúng mới hiểu đúng
và cảm thụ bài văn, bài thơ mới hoàn thành nhiệm vụ của các môn học khác.
II.2.2.CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC RÈN KỸ NĂNG VIẾT CHÍNH TẢ
CHO HỌC SINH LỚP 2
Đi tìm cơ sở khoa học của việc hướng dẫn rèn kỹ năng viết chính tả cho học
sinh lớp 2. Trước tiên phải giải đáp một câu hỏi đặt ra là: làm thế nào để có biện
pháp sửa lỗi rèn kỹ năng viết chính tả cho học sinh lớp 2 được tốt.
Ngay từ lớp 1, học sinh đã bắt đầu làm quen với chữ viết song khả năng nhận
thức về quy tắc chính tả mới chỉ là bước đầu. Học sinh chỉ nhận biết mặt chữ để

ghép các âm thành vần, thành tiếng.
-Lên lớp 2, chính tả trở thành một phân môn do đó cũng là lúc hình thành quy
tắc chính tả cho học sinh. Viết đúng chính tả không chỉ là sự vận động của cơ
bắp như sự phối hợp thuần thục các ngón tay, bàn tay, cổ tay,cánh tay mà còn là
thao tác trí óc của người viết.
-Việc hình thành kĩ năng chính tả, khẳng định vai trò của ý thức. Kĩ năng chính
tả phải có ý thức đạt tới mức độ tự động hóa một cach tự giác.
-Để viết đúng chính tả cần phải cần phải tìm hiểu kỹ nguyên nhân:
+Một là: do ảnh hưởng của phương ngữ, thổ ngữ.
+Hai là: do hạn chế vốn từ.
+Ba là: do chưa thuộc quy tắc chính tả, sử dụng chính tả một cách tùy tiện.
Học sinh Tiểu học là một giai đoạn tất yếu của đời người. Ở lứa tuổi này, trẻ
em có đặc điểm riêng. Các em vẫn còn ảnh hưởng của hoạt động vui chơi chưa
biết tổ chức việc ghi nhớ chữ viết có ý nghĩa chóng nhớ mau quên.
Ở lứa tuổi này, các em phát triển theo hướng hình thành nhân cách định hình
và hoàn thiện dần con người theo hướng mục tiêu giáo dục chính vì vậy những
gì ta mang đến cho trẻ phải được chọn lọc bảo đảm sự đúng đắn và lành mạnh
có phương pháp dạy học chính tả phù hợp với tâm lý của trẻ. Từ đó học sinh có
vốn kiến thức về chính tả làm cơ sở cho việc tiếp tục học tốt các lớp tiếp theo.
8


§Ò tµi nghiªn cøu khoa häc



§oµn Vinh Quang

II.2.3 . NGUYÊN TẮC DẠY CHÍNH TẢ:
Chính tả Tiếng Việt là chính tả ngữ âm, sử dụng hệ thống chữ viết để ghi

âm( chữ cái La tinh). Phương tiện của chính tả ngữ âm là bộ chữ cái và các quy
tắc tổ hợp chữ cái- các quy tắc chính tả được lĩnh hội và vận dụng một cách tự
giác, tự động hóa và có ý thức thành kỹ năng chính tả.
Các nhà ngôn ngữ và dạy ngôn ngữ thường xây dựng những hệ thống nguyên
tắc chỉ đạo sự lựa chọn và áp dụng các phương pháp dạy chính tả thích hợp.
Ví dụ: Các tác giả nêu 3 nguyên tắc dạy chính tả Tiếng Việt là:
a. Nguyên tắc dạy chính tả theo khu vực.
b. Nguyên tắc kết hợp chính tả có ý thức với chính tả không có ý thức.
c. Nguyên tắc phối hợp giữa phương pháp tích cực với phương pháp tiêu
cực( xây dựng cái đúng và loai bỏ cái sai).
Nội dung của từng nguyên tắc nói trên được xác định trong một số phương
pháp cụ thể : Phương pháp dạy sát hợp với đặc điểm phát âm của các phương
ngữ ; phương pháp có ý thức ; phương pháp không có ý thức ; phương pháp
tích cực ; phương pháp tiêu cực...
Theo đó mỗi nguyên tắc trên là sự tập hợp, khái quát hóa một nhóm phương
pháp cụ thể, nhằm dạy cái đúng và ngăn ngừa viết sai chính tả về ký âm, trình
tự và biểu hiện chữ, âm tiết.
Dưới đây là một số nguyên tắc( nội dung của nguyên tắc không đồng nhất
với phương pháp) dạy chính tả:
1. Nguyên tắc dạy chính tả gắn với sự phát triển tư duy.
Phát triển tư duy học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên trong quá trình
dạy học chính tả nhằm đảm bảo kết quả của việc tiếp thu và vận dụng lý thuyết
vào hoạt động thực tiễn.
Trong quá trình dạy chính tả, giáo viên thường xuyên dẫn dắt học sinh chiếm
lĩnh các quy tắc chính tả và ghi nhớ để áp dụng vào việc viết văn bản bằng hệ
thống theo thao tác tư duy hợp lý.
a . Phân chia nhiệm vụ thực hiện quy tắc theo các bước cụ thể.
9



§Ò tµi nghiªn cøu khoa häc



§oµn Vinh Quang

b. Lần lượt giải quyết các bước cụ thể đó theo một trình tự logíc
c.Vận dụng các kinh nghiệm thực tế vào việc giải quyết từng bước cụ thể và
giải quyết nhiệm vụ chung.
Ngoài ra, luyện tập thực hành các hình thức chính tả để củng cố kỹ năng viết
là kỹ năng thao tác tư duy khoa học cho học sinh.
2. Nguyên tắc dạy chính tả hướng về dạng thức viết của hoạt động lời nói.
Ngôn ngữ được hiện thực hóa trong quá trình giao tiếp ở dạng thức nói và dạng
thức viết. Chữ viết và chính tả có liên hệ với hình thức ngữ âm và với nội dung
ngữ văn của văn bản.
Học chữ và học viết chính tả là viết thạo tiếng nói, để có công cụ học tập, giao
tiếp và để phát triển ngôn ngữ. Hướng về dạng thức viết của hoạt động giao tiếp
bằng ngôn ngữ sẽ kích thích hứng thú và hình thành động cơ học tập đúng đắn
của học sinh và đem lại hiệu quả thiết thực và vững chắc cho phân môn chính tả.
3. Nguyên tắc dạy chính tả chú ý đến trình độ phát triển ngôn ngữ của học
sinh.
4. Nguyên tắc phát triển song song dạng thức nói và dạng thức viết của ngôn
ngữ.
II.2.4. HÌNH THỨC CHÍNH TẢ
Các phương pháp dạy chính tả thường sử dụng một số hình thức chính tả, chủ
yếu là những kiểu loại bài tập và bài thực hành chính tả .
Ở tiểu học có các hình thức chính tả dưới đây:
-Kiểu bài tập chép(nhìn - viết)
-Kiểu bài chính tả nghe - ghi (nghe viết)
-Kiểu bài chính tả trí nhớ(nhớ - viết)

-Kiểu bài chính tả so sánh ( so sánh viết )
-Kiểu bài tập chính tả tổng hợp (kiểm tra- đánh giá)
Nhưng ở lớp 2 là chính tả tập chép và chính tả nghe viết.
II.3. CHƯƠNG III : NGHIÊN CỨU CHƯƠNG TRÌNH SÁCH GIÁO KHOA
MÔN CHÍNH TẢ LỚP 2
10




§Ò tµi nghiªn cøu khoa häc

§oµn Vinh Quang

Môn chính tả ở lớp hai mỗi tuần có 2 bài chính tả, mỗi bài học trong môt
tiết. Tổng hợp lại trong 2 học kì, học sinh được học 62 tiết chính tả
Nội dung:
- Chính tả đoạn bài;
- Chính tả âm, vần ;
- Chính tả tập chép : 18 tiết
- Chính tả nghe đọc . 14 tiết.
Ở lớp 2, phân môn chính tả gồm 62 tiết, mỗi tuần có 2 bài chính tả.
TUẦN

TÊN BÀI

NỘI DUNG

1


2

* Có công mài sắt có ngày nên
kim
* Ngày hôm qua đâu rồi?

* Tập chép phân biệt c/kBảng chữ cái
* Phân biệt l/n- Bảng chữ cái.

* Phần thưởng ( Tập chép)

* Phân biệt l/n - Bảng chữ cái

* Làm việc thật là vui.

* Phân biệt ng/ ngh - ôn bảng
chữ cái.
* Phân biệt ng/ngh, tr /ch
dấu ?/~
* Phân biệt ng/ ngh dấu ?/~

* bạn của nai nhỏ( Tập chép)
3
* Gọi bạn ( Nghe viết)
4

5

* Bím tóc đuôi sam( Tập chép)
* Trên chiếc bè( nghe viết)


* Phân biệt iê/yê, r /gi/d, ân
/âng
* Phân biệt iê/yê,r/gi/d,ân /âng

* Chiếc bút mực(Tập chép)

* Phân biệt ia/ya, l/n, en/eng

* Cái trống trường em( tập chép)

* Phân biệt ia/ya, l/n,en/eng

* Mẩu giấy vụn (tập chép)

* Phân biệt ai/ ay, dấu

* Ngôi trường mới (nghe viết )

* Phân biệt ai /ay,

* Người thầy cũ

* Phân biệt ui/uy,ch/tr,
uôn/uông

6
7

11



§Ị tµi nghiªn cøu khoa häc



* Người mẹ hiền (tập chép)
8
*Bàn tay mẹ (nghe viết )
9

§oµn Vinh Quang

* Phân biệt ao/au, r/d/gi,
n/ ng
* Phân biệt ao/au, r/d/gi,
n/ ng

* Cân voi (nghe viết)
* Dậy sớm
* Ngày lễ (tập chép)

* Phân biệt c/k, l/n, dấu ?/~

Ơng và cháu (nghe viết)

* Phân biệt c/k, l/n, dấu ?/~

* Bà và cháu (tập chép)


* Phân biệt g/gh, s/x,ươn/ương

10

11

* Cây xồi của ơng em (nghe viết) * Phân biệt g/gh, s/x,ươn/ương
* Sự tích cây vú sữa (nghe viết)

12
* Q của bố (nghe viết )

* Bơng hoa niềm vui (Tập chép)

* Phân biệt iê / , r / d/ gi ,
dấu ?/~
* Phân biệt iee / , r /d/gi ,
dấu ?/~
* Phân biệt iê/ yê; r/d/; thanh
ngã / thanh hỏi
* Phân biệt: d/gi , thanh hỏi/
thanh ngã.

13

* Q của bố

* Phân biệt n/l , i/iê, ắt/ắc

14


* Câu chuyện bó đũa (nghe viết)
* Tiếng võng kêu (tập chép)
* Hai anh em (tập chép)
* Bé Hoa (nghe viết)

* Phân biệt ai/ay, s/x, ât/ âc
* Phân biệt ai/ay, s/x ,ât /âc

* Con chó nhà hàng xóm (tập
chép)

* Phân biệt ui/uy, r/d/gi, et/ec

15

16

12




§Ò tµi nghiªn cøu khoa häc

§oµn Vinh Quang

17

* Tìm ngọc (nghe viết )

* Gà “ tỉ tê’’ với gà

18

* Ôn tập cuối kỳ I
* Phân biệt n/l , dấu ?/~

19

* Chuyện bốn mùa ( tập chép)
* Thư trung thu (nhe viết)

20

* Gió (nghe viết)
* Mưa bóng mây ( nghe viết)

* Phân biệt s/x , iêc/iêc
* Phân biệt s/x , iêc/ iêc

* Chim sơn ca và bông cúc trắng
(Tập chép)
* Sân chim (nghe viết)

* Phân biệt tr/ch, ươt/ươc

* Một trí khôn hơn trăm trí
khôn( nghe viết)
* Cò và cuốc(nghe viết)
* Bác sĩ sói (tập chép)

*Ngày hội đua voi ở Tây
Nguyên(nghe viết)

*Phân biệt r/d/gi, dấu ?/~

* Quả tim khỉ (nghe viết)

* Phân biệt s/x, uc/ut

* Voi nhà (nghe viết)

* Phân biệ s/x, uc/ut

* Sơn Tinh , Thuỷ Tinh (tập chép)
* Bé nhìn biển (nghe viết)
* Vì sao cá không biết nói?
(tập chép)
*Sông hương

* Phân biệt ch/tr, dấu ?/~
* Phân biệt s/x, uc/ut
* phaân bieät r/d /gi, ut/ uc

21

22

23

* Phân biệt ui/uy, tr/ch, et/ec

* Phân biệt ao/ au, r/d/gi,
et/ec

* Phân biệt r,d/gi, dấu ?/~
* Phân biệt l/n, ươc/ươt
* Phân biệt l/n, ươc/ ươt

24

25
26

27

* Ôn tập giữa học kỳ

13

* phaân bieät r/d/gi, uc/ öc




§Ò tµi nghiªn cøu khoa häc

§oµn Vinh Quang

* Kho báu ( nghe viết)
* Cây dừa(nghe viết)


* Phân biệt ủa/ươ , ên/ênh
* Phân biệt s/x , in/inh,viết ho
tên riêng

29

* Những quả đào
* Cháu nhớ Bác Hồ

* Phân biệt ch/tr, êt/ êch
* Phân biệt ch/tr, êt/êch

30

* Ai ngoan sẽ được thưởng
*Cháu nhớ Bác Hồ

*Phân biệt ch/tr, êt/êch
* Phân biệtch/tr, êt/êch

*Việt Nam có Bác Hồ (nghe viết)
* Cây và hoa bên lăng Bác

*Phân biệt r/d,gi dấu ?/~

28

31

*Phân biệt r/d, gi dấu ?/~

32

* Chuyện quả bầu (tập chép)
* Tiếng chổi tre(nghe viết)

*Phân biệt l/n, v/d
*Phân biệt l/n, it/ich

33

* Bóp nát quả cam (nghe viết)

* Phân biệt s /x, i/ iê
*Phân biệt tr/ch, o/ô, dấu?/~

34

* Người làm đồ chơi (nghe viết)
* Đàn bê của anh Hồ Giáo (nghe
viết)

35

* Phân biệt tr/ch dấu?/~

* Ôn tập cuối kỳ II

II.4. CHƯƠNG IV: NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG
II.4.1 . ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU TRA:
1. Đặc điểm của trường tiểu học Mường Nhé số 2

- Tổng số giáo viên : gồm 40 đồng chí
+ Chữ viết của giáo viên rất đúng mẫu, một số giáo viên viết chữ rất đẹp .
+ Các phương tiện đồ dùng dạy học phục vụ các dạng bài chính tả còn hạn chế.
Một số giáo viên còn chưa tìm được giải pháp tích cực trong việc sửa lỗi chính
tả cho học sinh. Việc chấm chữa bài cho học sinh đôi khi chưa triệt để, mặt khác
do phương pháp giảng dạy bộ môn chưa thống nhất, giáo viên chủ yếu dựa vào
sách hướng dẫn, sử dụng lời nói, gợi ý đặt câu hỏi, học sinh ít hoạt động . Một
số giáo viên nói còn ngọng giữa n/l hoặc khi phát âm trọng âm rơi không đúng.
14


§Ò tµi nghiªn cøu khoa häc



§oµn Vinh Quang

Giáo viễn cũng coi trọng phương pháp “lấy học sinh làm trung tâm”nhưng còn
hạn chế đẫn đến tình trạng trên.
2. Điều tra đối tượng cụ thể:
Tập thể học sinh lớp 2 B – Trường Tiểu học Mường Nhé số 2
- Tổng số học sinh: 16 em
- Trong đó có: Nữ 5em
Nam 11 em
- Độ tuổi : sinh năm 2002
- Dân tộc : H Mông
- Địa bàn cư trú: Đa số học sinh cư trú tại địa bàn vùng cao
Điều tra khả năng của học sinh lớp 2B về khả năng viết qua bài: “ Bé
Hoa”SGK tiếng việt tập I.
+ Tổng số 16 bài.

+ Trong đó có 8 bài viết sai phụ âm đầu l/n,s/x,vần ai/ay, ât/âc.
+ Với phụ âm khác: 3 em
+ Với dấu thanh có: 3 em
VD: “ đen láy” một số học sinh viết đen lái – hay “em Nụ” viết thành “em lụ”
Bên cạnh đó còn một số em viết hoa tùy tiện, không theo đúng một nguyên tắc
nào cả.
Qua việc điều tra một số bài chính tả của học sinh qua quá trình giảng dạy
ở lớp 2B, và khi dự giờ thăm lớp tôi thấy học sinh còn sai lỗi chính tả rất nhiều.
Tôi thiết nghĩ nếu các em viết sai sẽ dẫn đến hiểu sai nội dung bài và không làm
được bài tập chính tả, vì vậy để học sinh viết đúng chính tả cần có sự quan tâm
của giáo viên và cha mẹ học sinh .
3. Thực trạng dạy chính tả cho học sinh lớp 2
Thường chính tả ở học sinh lớp 2 bài viết khoảng 60 chữ viết trong 15phút.
+ Hình thức và kiểu bài:
- Chính tả tập chép: Nhìn bảng viết.
- Chính tả nghe viết.
15


Đề tài nghiên cứu khoa học



Đoàn Vinh Quang

i vi hc sinh lp 2 thỡ 2 dng bi chớnh t ny c theo cỏc em xut
nm hc. Bi dng bi nghe vit hc sinh mi c lm quen cui lp 1 lờn
n khi lờn lp 2 cỏc em cha cú k nng, k so thun thc , hc sinh cũn vit
chm do lun ch .
4. Trao i vi ng nghip v vn hc sinh mc li chớnh t.

Bờn cnh hc sinh vit rt tt cũn cú nhiu hc sinh mc l chớnh t, phn
ụng cỏc em tp trung nhng hc sinh cú lc hc yu vn ting ph thụng cũn
ớt v nhng hc sinh trong lp cũn mt trt t trong lp khi giỏo viờn ging
nhng t khú. bờn cnh ú cũn mt s hc sinh trớ nh khụng tt cỏc em cũn hay
quờn dn n cỏc em vit sai chớnh t .
Bin phỏp giỳp cỏc em vit ỳng chớnh t trong gi chớnh t:
+ Cn cho hc sinh c nh nhiu ln bi tp c cú on chớnh t cn vit.
+ Khi c chớnh t cho hc sinh vit cn c ỳng tc : c chm, c to,
c ỳng tc nhn mnh cỏc trng õm.
+Hc sinh c luyn vit cỏc t khú trc khi vit bi bng bng con.
+ Khi vit song giỏo viờn c li bi cho hc sinh soỏt nu hc sinh cú t sai
cn thi gian cho hc sinh sa t sai ra l ri mi chuyn sang lm bi tp
vn dng.
+ trao i cỏch sa li chớnh t vi ch em trong khi lp dy, tỡm ra cỏch
khc phc cho hc sinh lp mỡnh.
II.4. 2. PHIU D GI.
-D GI LP 2C MễN CHNH T

Bi: Trên chiếc bè
I. Mục đích yêu cầu :
- Nghe - viết lại chính xác, trình bày đúng bài chính tả.
- Làm đợc BT2; BT3 (a/b).
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết sẵn nội dung BT3.

16





Đề tài nghiên cứu khoa học

Đoàn Vinh Quang

III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của gv
1. Kiểm tra bài cũ:

Hoạt động của hs

- Kiểm tra bài cũ mời 2 em lên bảng

- Hai em lên bảng viết mỗi em viết

viết các từ thờng hay viết sai

các từ : Yên ổn, cô tiên, kiên cờng,

- Nhận xét đánh giá phần kiểm tra bài

yên xe, vâng lời, bạn thân, nhà tầng,

cũ.

bàn chân.

2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
- Lắng nghe, nhắc lại tên bài.


b) Hớng dẫn nghe viết :
*Ghi nhớ nội dung đoạn cần viết

- 1 em đọc đoạn cần viết.

- Treo bảng phụ đọc đoạn cần viết.

- Đoạn trích này trong bài tập đọc nào? - Trong bài trên chiếc bè.
- Nói về Dế Mèn và Dế Trũi.
- Đoạn trích kể về ai?
- Dế Mèn và Dế Trũi rủ nhau đi đâu?

- Đi ngao du thiên hạ .

- Hai bạn đi chơi bằng gì ?

- Đi bằng bè kết từ các lá bèo sen .

*Hớng dẫn cách trình bày:
- Đoạn trích có mấy câu?

- Có 5 câu.

- Chữ đầu câu viết nh thế nào?

- Chữ đầu câu phải viết hoa

- Bài viết có mấy đoạn?

- Có 3 đoạn .


- Chữ đầu đoạn viết nh thế nào?

- Viết hoa chữ đầu tiên và viết lùi vào

- Ngoài những chữ đầu câu, đầu đoạn

1 ô ly

ta còn phải viết hoa những chữ nào? Vì -Viết hoa tên bài (Trên ) và tên riêng
của loài vật ( Dế Mèn , Dế Trũi )
sao?
*Hớng dẫn viết từ khó:
- Đọc và tìm các chữ có âm cuối n / t /

- Lớp thực hiện đọc và viết vào bảng

c có thanh hỏi, thanh ngã trong bài?

con các từ khó : Dế Trũi, rủ nhau,

- Yêu cầu viết các từ đó .

say ngắm, bèo sen, trong vắt

- Yêu cầu lên bảng viết các từ vừa tìm

- Hai em lên bảng viết.

đợc.

17


Đề tài nghiên cứu khoa học



Đoàn Vinh Quang

- Chỉnh sửa lỗi cho học sinh.
* Đọc cho HS viết bài

- Lớp nghe đọc chép vào vở.

*Soát lỗi chấm bài:

- Nhìn bảng để soát và tự sửa lỗi bằng
bút chì .

- Thu vở học sinh chấm điểm và nhận

- Nộp bài lên để giáo viên chấm điểm

xét.
c. Hớng dẫn làm bài tập
* Trò chơi tìm chữ có iê / yê
- Yêu cầu lớp chia thành 4 đội .
- Yêu cầu các đội viết các từ tìm đợc

- Chia thành 4 nhóm các nhóm cử đại


lên bảng trong 3 phút.

diện lên bảng thi tìm tiếng có iê / yê

- Đội nào viết đợc nhiều hơn là thắng
cuộc.
- Yêu cầu lớp nhận xét bài làm của bạn
- Giáo viên nhận xét đánh giá.

- Nhận xét bài bạn . Đọc đồng thanh

*Bài 3(a) :

và ghi vào vở.

- Yêu cầu nêu bài tập .
- Hai em nêu bài tập 3.

- dỗ em có nghĩa là gì?

- Dùng lời nói nhẹ nhàng tình cảm để
em bằng lòng nghe theo mình còn

- giỗ ông có nghĩa là gì ?

-giỗ ông: lễ cúng tởng nhớ khi ông
- Yêu cầu tơng tự với từ ròng và

đã mất


dòng

- dỗ dành, dỗ ngọt ; giỗ tổ, ngày giỗ
- dòng sông, dòng nớc ; ròng ròng,

- Yêu cầu ba em lên bảng viết.

vàng ròng ...

- Yêu cầu lớp thực hiện vào vở.

- Ba em lên bảng thực hiện.

- Nhận xét chốt ý đúng.

- Nhận xét bài bạn , đọc đồng thanh
các từ và ghi vào vở.

d) Củng cố - Dặn dò:
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học

- Ba em nhắc lại các yêu cầu khi viết

- Nhắc nhớ t thế ngồi viết và trình bày
18





§Ị tµi nghiªn cøu khoa häc
s¸ch vë

§oµn Vinh Quang

chÝnh t¶.

DỰ GIỜ LỚP 2A

Chính tả - nghe viết

NGÔI TRƯỜNG MỚI
PHÂN BIỆT AI/ AY, S/ X, DẤU HỎI/ DẤU NGÃ .

I/ MỤC TIÊU :
+ Kiến thức :
-Nghe viết chính xác bài CTtrình bày đúng các dấu câu trong bài
-Phân biệt ai/ ay, s/ x, dấu hỏi/ dấu ngã.
+Kó năng :
-Làm được bài tập BT2(a,b) BT 3( a,b) hoặc bài tập do phương ngữ Gv chọn
+Thái độ :Gd hs giữ vở sạch , viết chữ đẹp
II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
1.Bài cũ :5’

HOẠT ĐỘNG CỦA HS.

Giáo viên đọc cho học sinh viết những -Viết bảng con.
tiếng có vần ai/ ay.
-Nhận xét.

2.Dạy bài mới :10’
Giới thiệu bài.
-Giáo viên đọc mẫu lần 1.
-Dưới mái trường mới, bạn
học sinh thấy có gì mới ?
-Tìm các dấu câu có trong

- Ngôi trường mới.Phân biệt ai/
ay, s/ x, dấu hỏi/ dấu ngã.

bài chính tả ?
-Các chữ đầu câu đầu đoạn -Dấu, dấu: dấu !.
19




§Ị tµi nghiªn cøu khoa häc

§oµn Vinh Quang

-Viết hoa.

viết thế nào ?
- Luyện viết tiếng từ khó
- Giáo viên đọc

- Hs viết bảng con

- Chấm bài.


-HS viết lại.-Sửa lổi.

* Làm bài tập.10’
Bài 2 : Tổ chức trò chơi : Thi
tìm nhanh các tiếng có vần

-4 nhóm lên thi tiếp sức( mỗi

ai/ ay.

-Chia 4 nhóm.Chia bảng làm 4 nhóm ghi vào mỗi cột ).
cột.
- Nhận xét

-Chia nhóm giống bài 2 ( 4

Bài 3: Thi tìm nhanh các tiếng

nhóm)

bắt đầu bằng s/ x hoặc thanh
hỏi/ thanh ngã.
-Nhận xét
3. Hoạt động nối tiếp 4’
.Nhận xét tiết học.
4 Dặn dò :
về làm VBT . CB bài sau
“Người thầy củ
* NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ TIẾT DẠY :


1. Ưu điểm:
Sau khi dự giờ, chấm một số bài chính tả của học sinh hai lớp ( 2C và 2A) tơi
thấy giáo viên đã có sự quan tâm đến việc rèn kĩ năng chính tả cho học sinh. GV
đã có biện pháp tích cực để khắc phục tình trạng viết sai chính tả của học sinh.
- Học sinh qua bài viết cũng đã thấy rằng viết sai chính tả thì dẫn đến khơng
hiểu bài.
- Rèn chữ viết chính là rèn tính người.
20


§Ò tµi nghiªn cøu khoa häc



§oµn Vinh Quang

2. Tồn tại:
Bên cạnh những biện pháp thích hợp mà giáo viên đưa ra nhằm giúp học sinh
sửa lỗi chính tả là rèn cho học sinh tính cẩn thận chu đáo trong học tập nhất là
cách trình bày một văn bản. chính vì vậy khi dạy chính tả giáo viên cần quan
tâm :
- Nhận thức của học sinh về kĩ năng viết chính tả vẫn còn hạn chế rất nhiều,
còn có nhiều học sinh chưa biết viết thế nào là đúng thế nào là sai do chưa nắm
được quy tắc viết chính tả.
- Kĩ năng viết của học sinh còn nhiều hạn chế. Chủ yếu là sai phụ âm đầu còn
một số em viết sai về vần, viết hoa một cách tùy tiện. Và một số học sinh còn
viết sai về dấu thanh.
- Nguyên nhân do các em là người dân tộc vùng cao vốn tiếng việt vốn sống
của học sinh còn hạn hẹp về vốn từ ngữ, học sinh chưa hiểu nhiều do đặc điểm

tâm sinh lý học sinh ở lứa tuổi nhỏ hay quên chưa biết áp dụng quy tắc viết
chính tả vào từng bài viết cho cụ thể .
3. Nguyên nhân dẫn đến việc viết sai chính tả của học sinh:
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc viết sai chính tả của học sinh qua tìm
hiểu thực trạng tôi thấy có một số nguyên nhân chính sau đây;
a. Do học sinh chưa nắm được quy tắc viết chính tả tiếng việt.
- chưa nắm được các quy định về cách viết hoa của tiếng việt đã được thực
hiện từ lâu nay mà không ai có thể thay thế được .
b. Do phương pháp giảng dạy của giáo viên:
- Giáo viên chưa quan tâm nhiều đến việc viết đúng chính tả của học sinh,
- Khi dạy bài chính tả việc dạy học sinh viết từ khó còn hời hợt, chưa sâu,
chưa hướng dẫn các em viết hoa như thế nào cho đúng.
c. Việc phát âm sai dẫn đến việc viết sai.
Vì tiếng việt của chúng ta là thứ tiếng ghi âm, đọc thế nào thì viết thế ấy.Do đó
trong quá trình dạy nếu giáo viên mà phát âm sai thì học sinh viết cũng sai.Nên

21


§Ò tµi nghiªn cøu khoa häc



§oµn Vinh Quang

việc phát âm chuẩn của giáo viên là đều vô cùng quan trọng trong quá trình dạy
học.
d. Do hoàn cảnh sống của nhiều dịa phương.
Một số địa phương phát âm sai phụ âm l/n ,tr/ ch, ?/ ~, r/ gi/d
II.4.3. ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG VIẾT SAI

CHÍNH TẢ CỦA HỌC SINH .
Qua nghiên cứu tìm hiểu thực trạng và nguyên nhân dẫn đến việc viết sai
chính tả của học sinh, để khắc phục tình trạng viết sai chính tả của học sinh, tôi
xin đưa ra một số biện pháp sau:
1. Giúp học sinh nhận thức được tầm quan trọng của việc viết đúng
chính tả.
- Trước hết muốn học sinh viết đúng chính tả thì người giáo viên phải giúp
học sinh nhận thức được tầm quan trọng của việc viết đúng chính tả. Và hơn thế
nữa, người giáo viên phải cho học sinh thấy rằng viết đúng chính tả là một điều
hết sức quan trọng đối với mọi học sinh khi đến trườnghọc.
- Trong trường Tiểu học, phân môn chính tả có nhiệm vụ phối hợp với phân
môn tập viết, tiếp tục củng cố hoàn thiện tri thức cơ bản về hệ thống chữ viết và
hệ thống ngữ âm tiếng việt. Chính tả còn trang bị cho học sinh một công cụ để
học tập giao tiếp (ghi chép , viết đọc và hiểu bài ...). Ngoài ra môn chính tả còn
phối hợp với các môn khác góp phần bồi dưỡng tình cảm và phẩm chất tốt đẹp
cho học sinh.
- Chính vì vậy người giáo viên tiểu học không chỉ dạy cho học sinh biết đọc,
biết viết, biết cảm thụ cái hay cái đẹp của những bài học mà người giáo viên còn
phải giúp học sinh hiểu đúng được những từ ngữ, những câu tiếng trong bài tập
đọc để các em viết đúng, từ đó các em sẽ hiểu đúng những nội dung bài học mà
cô giáo truyền thụ cho các em.
2. Giúp học sinh nắm vững được quy tắc chính tả.
Trong mỗi giờ chính tả, giáo viên cần phải nắm vững được các quy tắc
chính tả để dạy học sinh viết đúng chính tả. Đặc biệt hơn nữa người giáo viên
22


§Ò tµi nghiªn cøu khoa häc




§oµn Vinh Quang

còn phải hướng dẫn học sinh biết làm đúng theo quy tắc viết chính tả mà bộ giáo
dục ban hành.
Tiếng việt của chúng ta rất phong phú và đa dạng, có rất nhiều con chữ được
viết theo nhiều cách khác nhau của từ ngữ hoặc câu văn đó .
*Phân biệt l/n
Ở trong nhiều trường hợp có thể phân biệt l/n theo đặc điểm kết hợp của l và
n trong cấu trúc âm tiết (thể hiện khi viết chữ âm tiết) ,khả năng kết hợp của l-n
trong cấu trúc âm tiết có âm đệm hoặc không có âm đệm.
-"N"không (hoặc rất ít ) kết hợp với âm đệm nhưng "l" lại kết hợp được với
âm đệm(loè loẹt ,lở loét ,loà xoà ,loang lổ, loắt choắt ,luẩn quẩn ,liên luỵ, luyến
tiếc...)
-"N" xuất hiện trong từ láy âm (no nê,nóng nảy, nao núng...),"l"xuắt hiện
trong các từ láy vần(lệt bệt, lõm bõm,lộp bộp,lờ đờ,lai rai, lim dim, lơ mơ,lanh
chanh, lao xao,...)
Dựa vào hiện tượng đồng nghĩa (có biến thể ngữ âm)hoặc gần nghĩa để
viết đúng chính tả.
-Những từ có âm tiết đồng nghĩa với âm đầu viết l (không viết n) . ví
dụ:lanh lẹ- nhanh nhẹn...
-những từ có âm tiết gần nghĩa với âm đầu viết n (không viết l).ví dụ:nạocạo,nạy-cạy...
*Phân biệt ch-tr cần nhớ 1 số quy tắc.
-chỉ viết"ch"chứ "tr" không thể kết hợp với những vần bắt đầu bằng oa, oă,
oe, uê...Ví dụ : choáng mặt, loắt choắt , choai choai, chich choè...
-Khả năng cấu tạo từ láy với các âm tiết viết tr hoặc ch; tr và ch không láy
âm đầu với nhau trong một từ láy.
+tr xuất hiện trong một số lượng hạn chế các từ láy ,ví dụ: trơ trọi, trơ
trụi ,trống trải...
+Từ láy phụ âm đầu chủ yếu là ch(chân chất , chang chang,chua chát,chăm

chú, chắt chiu, chạm chạp...
23


§Ò tµi nghiªn cøu khoa häc



§oµn Vinh Quang

-Dựa vào ngữ âm để phân biệt ch/tr
+Một số từ viết với âm đầu tr đồng nghĩa với từ viết âm đầu là gi. Ví
dụ:trai-giai,trầu - giầu...
+Một số từ viết tr(không viết ch)có từ đồng nghĩa hoặc yếu tố Hán Việt
đồng nghĩa với phụ âm khác.Ví dụ:tránh-lánh, gà trống-gà sống...
- Về nghĩa:
+Những từ chỉ quan hệ gia đình viết bằng ch
VD:cha,chú,cháu,chắt,chồng,chị...
+Chỉ đồ dùng gia đình phần lớn viết bằng ch.VD:chạn ,chén,chum,chảo,
chiếu...
+Từ có nghĩa phủ định:chớ, chưa, chẳng...
-Một số từ viết ch(không viết tr) có đồng nghĩa hoặc yếu tố Hán Việt đồng
nghĩa viếtvới phụ âm khác .Ví dụ :chọc-thọc ,chun- thun,...
*Phân biệt s-x:
-Khả năng kết hợp của s và x trong các âm tiết đều có âm đệm (viết o hay
u )và âm tiết không có âm đệm .
+S không xuất hiện trong các âm tiết không có âm đệm (nhưng có âm cuối
hoặc không có âm cuối ,riêng trường hợp âm ă phải có âm cuối ).Ví dụ:loăn
xoăn...
+X xuất hiện trong các âm tiết có âm đệm. Ví dụ:xoèn xoẹt, xoay xở, xuề

xòa...
-Khả năng cấu tạo từ láy :s và x không cùng xuất hiện trong cùng 1 từ
láy .Vì vậy chỉ có trường hợp từ láy âm tiết trong cùng 1 từ đều viết với x .Ví
du:san sát, sung sướng, sục sạo, xanh xao,xấp xỉ...Xuất hiện trong một số từ láy
âm tiết này với âm đầu khác nhưng không viết với s ( trừ một vài trường hợp
:lụp sụp, cục súc , đồ sộ, sáng loáng,...).Ví dụ :lao xao, xích mích ...
-Đặc điểm về ngữ nghĩa :
+Từ hay âm tiết viết với s có yếu tố Hán Việt đồng nghĩa viết với phụ âm
khác(không viết s) . Ví dụ:se sẽ- khe khẽ , sít-khít,...
24


§Ò tµi nghiªn cøu khoa häc



§oµn Vinh Quang

Tuy nhiên khi hướng dẫn học sinh phân biệt s,x giáo viên cần rèn luyện trí
nhớ bằng cách đọc nhiều , viết nhiều(để quen với hình thức chữ viết của các từ
có s hoặc x)
*Phân biệt d-gi-r cần nhớ một số quy tắc sau :
-R và gi không kết hợp với vần có âm đệm ,vần có âm đệm luôn đi với d.
VD:doanh nghiệp,dọa nạt, duy trì, duyệt binh...
-Những tiếng của từ Hán Việt mang thanh ngã ,thanh nặng viết với
d.VD:diễn biến ,diện tích ,diệu kì....Còn mang thanh hỏi , thanh sắc thì viết với
gi.VD:giải thích ,giả định, đơn giản, giám sát, giáo dục...
-Khả năng cấu tạo từ láy:
+Các âm tiết có âm đầu là r không tạo từ láy với các âm tiết có âm đầu là
gi hoặc d

+Các từ láy có âm đầu là r thường biểu thị những sắc thái nghĩa
riêng(không viết với gi và d).Mô phỏng tiếng động :ra rả , rào rào,réo rắt, rìu
rặt...Miêu tả sự rung động có hình ảnh :run rẩy,rung rinh...
Bên cạnh đó, chúng ta thấy rằng trong Tiếng Việt ,những con chữ được
viết theo nhiều cách khác nhau như các chữ:ng(ngh),g(gh),c(k,qu)
-Con chữ ngh thường đi kèm với e,i,ê.
-Con chữ ng thường đi kèm với a,o,ô,ơ,u,ư.
-Con chữ c thường đi với a,o,u,ư
-Con chữ k thường đi với i,e,ê
-Con chữ qu thường đi với a,e,ê.
Ngoài các quy tắc chính tả trên , giáo viên còn phải hướng dẫn học sinh
viết hoa đúng chỗ .Chỉ viết hoa sau dấu chấm hoặc chữ cái đứng đầu câu hoặc
viết hoa những danh từ riêng chỉ người,sự vật...
Công việc này giáo viên kết hợp chặt chẽ và liên tục với các bước khác
nhau trong một giờ chính tả .Giáo viên phải thường xuyên theo dõi , sửa chữa
kịp thời cho học sinh ,giáo viên phải giúp học sinh nắm vững những quy tắc tạo
từ, viết từ,tiếng .Hướng dẫn học sinh việc ghép các âm thành vần,vần thành
25


×