Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Quan điểm của bạn về cách tiếp cận văn hóa theo định nghĩa, giá trị chuẩn mực. Lấy ví dụ minh họa.Ưu, nhược điểm của cách tiếp cận đó

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (435.16 KB, 13 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC.............................................................................................................1
A. ĐẶT VẤN ĐỀ:.................................................................................................2
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:..................................................................................3
I. Đôi nét về cần biết về văn hóa.......................................................................3
II. Quan điểm về cách tiếp cận văn hóa theo định nghĩa giá trị, chuẩn mực. Ưu
, nhược điểm của cách tiếp cận. Ví dụ minh họa:..............................................4
1. Quan điểm về cách tiếp cận:......................................................................4
C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ.....................................................................................12

1


A. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Văn hóa là thứ sản phẩm được sáng tạo bởi con người, được tạo ra và phát
triển trong quan hệ qua lại giữa con người và xã hội, là thứ sản phẩm của cộng
đồng người phải nhào nặn lại tự nhiên và chính bản thân hàng nghìn năm mới có
được. Song, chính văn hóa lại tham gia vào việc tạo nên con người, và duy trì sự
bền vững và trật tự xã hội. Văn hóa không chỉ là kết quả của mối quan hệ giữa
con người với thế giới tự nhiên mà còn là đặc trưng để phân biệt xã hội này với
xã hội khác đương thời của nó. Văn hóa làm cho mỗi cộng đồng đều có cá tính
riêng của mình.
Cho đến nay đã có hàng trăm định nghĩa khác nhau về văn hóa. Thuật ngữ
"văn hóa" xuất hiện từ rất sớm trong ngôn ngữ nhân loại (xuất phát từ gốc chữ
latinh "Cultura" - có nghĩa là trồng trọt, canh tác). Qua các thời kỳ lịch sử, khái
niệm văn hóa được bổ sung thêm những nội dung mới. Người ta đưa ra rất
nhiều định nghĩa về văn hóa, đặc biệt là trong khoảng vài chục năm trở lại đây.
Các định nghĩa đó được hình thành hoặc theo lối duy danh định nghĩa, hoặc là
trên cơ sở các phương pháp tiếp cận khác nhau (như tiếp cận theo định nghĩa
miêu tả liệt kê; theo định nghĩa lịch sử; theo giá trị, chuẩn mực của văn hóa;
theo định nghĩa tâm lý học; theo định nghĩa cấu trúc theo định nghĩa nguồn


gốc,.v.v.. hay mới đây nhất là theo định nghĩa của UNESCO); hoặc cũng có thể
xuất phát từ quan điểm lịch đại xem xét văn hóa với tư cách là tiêu chí để phân
định các bước tiến bộ xã hội, hay từ quan điểm đồng đại xem xét văn hóa như
là một trong những tiêu chuẩn để so sánh (phân biệt) trình độ phát triển của các
quốc gia...
Trên cơ sở đó, nên em đã quyết định đến với đề tài: “Quan điểm của bạn về
cách tiếp cận văn hóa theo định nghĩa, giá trị chuẩn mực. Lấy ví dụ minh họa.
Ưu, nhược điểm của cách tiếp cận đó”.

2


B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
I. Đôi nét về cần biết về văn hóa
Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người
sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa
con người với môi trường tự nhiên và xã hội. Nhờ có văn hóa mà con người trở
nên khác biệt so với các động vật khác và do được chi phối bởi môi trường xung
quanh và tính cách tộc người nên mỗi văn hóa ở mỗi tộc người sẽ có những đặc
trưng riêng. Hay nói cách khác văn hóa chính là nấc thang đưa con người vượt
lên trên những loài động vật khác và văn hóa chính là sản phẩm của con người.
Do đó, văn hóa có những đặc trưng, chức năng sau:
Văn hóa có tính hệ thống. Đặc trưng này cần để phân biệt hệ thống với tập
hợp; nó giúp phát hiện những mối liên hệ mật thiết giữa các hiện tượng, sự kiện
thuôc một nền văn hóa; phát hiện những đặc trưng, những quy luật hình thành
và phát triển nó. Nhờ có tính hệ thống mà văn hóa, với tư cách là một thực thể
bao trùm mọi hoạt động của xã hội, thực hiện được chức năng tổ chức xã hội.
Nhờ đó mà văn hóa thường xuyên làm tăng độ ổn định của xã hội, cung cấp cho
xã hội mọi phương tiện cần thiết để ứng phó với môi trường tự nhiên và xã hội
của mình.

Đặc trưng quan trọng thứ hai của văn hóa là tính giá trị. Tính giá trị cần để
phân biệt giá trị với phi giá trị. Nó là thước đo mức độ nhân bản của xã hội và
con người. Sự phân biệt các giá trị theo thời gian cho phép ta có được cái nhìn
biện chứng và khách quan trong việc đánh giá tính giá trị của sự vật, hiện tượng;
tránh được những xu hướng cực đoan - phủ nhận sạch trơn hoặc tán dương hết
lời. Nhờ thường xuyên xem xét các giá trị mà văn hóa thực hiện được chức năng
quan trọng thứ hai là chức năng điều chỉnh xã hội, giúp cho xã hội duy trì được
trạng thái cân bằng động không ngừng tự hoàn thiện và thích ứng với những
biến đổi của môi trường, giúp định hướng các chuẩn mực, làm động lực cho sự
phát triển của xã hội.
Đặc trưng thứ ba của văn hóa là tính nhân sinh. Tính nhân sinh cho phép
phân biệt văn hóa như một hiện tượng xã hội do (con người sáng tạo, nhân tạo)
3


với giá trị tự nhiên (thiên tạo). Do mang tính nhân sinh, văn hóa trở thành sợi
dây nối liền con người với con người, nó thực hiện chức năng giao tiếp và có tác
dụng liên kết họ lại với nhau.
Văn hóa còn có tính lịch sử. Nó cho phép phân biệt văn hóa với văn minh.
Tính lịch sử tạo nên văn hóa một bề dày, một chiều sâu: nó buộc văn hóa thường
xuyên tự điều chỉnh,tiến hành phân loại và phân bố lại các giá trị. Tính lịch sử
được duy trì bằng truyền thống văn hóa. Truyền thống văn hóa tồn tại nhờ giáo
dục. Chức năng giáo dục là chức năng quan trọng thứ tư của văn hóa. Nhưng
văn hóa thực hiện chức năng giáo dục không chỉ bằng những giá trị đã ổn định
(truyền thống), mà còn bằng cả những giá trị đang hình thành.
II. Quan điểm về cách tiếp cận văn hóa theo định nghĩa giá trị, chuẩn
mực. Ưu , nhược điểm của cách tiếp cận. Ví dụ minh họa:
1. Quan điểm về cách tiếp cận:
Để có thể nhìn nhận, tiếp cận vấn đề một cách khách quan, trước tiên chúng
ta cần hiểu rõ định nghĩa giá trị chuẩn mực là như thế nào? Nó đề cập hay liên

quan đến những vấn đề gì?...
Chúng ta đã biết rằng: Giá trị là cái ao ước, là biểu hiện của nhu cầu của cá
nhân hay nhóm xã hội, trở thành mục đích hành động của cá nhân và nhóm xã
hội đó. Giá trị có vai trò định hướng chung cho hành động. Và chuẩn mực là
một bước cụ thể hoá giá trị. Nó là quy tắc cư xử, quy định cách thức hành động
của cá nhân và nhóm. Nó biểu hiện dưới dạng các thể chế (institution) thành văn
(như luật của nhà nước) hay không thành văn (như phong tục, tập quán…).
Chính vì vậy mà các định nghĩa giá trị, chuẩn mực thường hay hướng vào
quan niệm về lý tưởng và giá trị, tức là hướng vào CHÂN - THIỆN - MỸ.
William Isaac Thomas (1863 - 1947), nhà xã hội học người Mỹ là một trong
những người tiêu biểu đi theo cách tiếp cận này, ông quan niệm: Văn hóa là các
giá trị vật chất và xã hội của bất kì nhóm người nào (các thiết chế, tập tục, tâm
thế, phản ứng cư xử), không phụ thuộc vào việc đó là người man rợ hay người
văn minh.

4


Quan niệm trên đây đã ảnh hưởng chi phối đến quan niệm của một số các nhà
lãnh đạo và quản lý văn hóa và cả các nhà nghiên cứu. Và khá đông người theo
quan điểm này mặc dù cách diễn đạt có khác nhau, nội dung có thêm bớt khác
nhau nhưng nhìn chung về phần ý nghĩa thì nó không thay đổi.
2. Ưu điểm:
Trong nền kinh tế thị trường, một mặt văn hóa dựa vào chuẩn mực của nó là
chân, thiện, mỹ (cái đúng, cái tốt, cái đẹp) để hướng dẫn và thúc đẩy người lao
động không ngừng phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, nâng cao tay nghề, sản
xuất hàng hóa với số lượng ngày càng nhiều với chất lượng ngày càng cao, đáp
ứng nhu cầu không ngừng tăng lên của xã hội; mặt khác, văn hóa sử dụng sức
mạnh của các giá trị vật chất truyền thống, của đạo lý, dân tộc để hạn chế xu
hướng sùng bái hàng hóa, sùng bái tiền tệ, nghĩa là hạn chế xu hướng tiêu cực

của hàng hóa và đồng tiền “xuất hiện với tính cách là lực lượng có khả năng
xuyên tạc bản chất con người, cũng như những mối liên hệ khác”.
Khi văn hóa học nghiên cứu các hệ giá trị, hệ chuẩn mực của một cộng đồng
người nào đó, có thể phục dựng lại được đặc điểm, mô hình, cấu trúc, tính chất
của những xã hội đã qua hoặc nhìn nhận, phát hiện ra những bất cập, lệch lạc
của xã hội hiện tại; thông qua đó có thể đưa ra những dự báo, những nhận định
nhằm khắc phục những hạn chế, góp phần xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn...
Tiếp cận định nghĩa theo giá trị chuẩn mực giúp vạch ra vai trò và mức độ ảnh
hưởng của văn hóa đối với mỗi địa phương hay mỗi cộng đồng cụ thể trong việc
thực hiện các chính sách xã hội, trong việc lựa chọn các khuynh hướng ứng xử,
cũng như nhưng cách thức phản ứng trước nhưng biến đổi xã hội
3. Nhược điểm:
Tiếp cận văn hóa theo giá trị chuẩn mực cũng có nghĩ là tiếp cận văn hóa
hướng theo cái cái đẹp, hướng tới cái "Chân" - "Thiện" - "Mỹ". Tuy nhiên, cách
tiếp cận này không bao quát được đầy đủ ý nghĩa thực sự của văn hóa, có những
nền văn hóa không phải "Chân" - "Thiện" - "Mỹ", không phải là cái đẹp nhưng
nó vẫn là văn hóa. Ví dụ như: Người Ấn độ nói riêng và người Hồi giáo nói
chung thích dùng thức ăn bằng tay và cảnh tượng ấy diễn ra ngay trong cả
5


những nhà hàng sang trọng bậc nhất. Họ quan niệm rằng, khi ăn, sử dụng tay là
thể hiện lòng biết ơn: cung kính nhận lấy bằng cả đôi tay của chính mình, nhận
lấy từng hạt cơm, miếng thịt, con cá...
Tiếp cận văn hóa theo hệ thống giá trị vật chất và tinh thần hoặc theo những
giá trị chuẩn mực của một cộng đồng người nhất định. Con đường này sẽ gặp
khó khăn: trong khi văn hóa là những yếu tố tiến bộ, tích cực, thì trong hệ thống
giá trị vật chất và tinh thần lại bao gồm cả những mặt tốt và mặt xấu, tích cực và
tiêu cực; và trong thực tế có những suy nghĩ, hoạt động của con người đòi hỏi
đạt đến trình độ giá trị chuẩn mực, nhưng cũng có nhiều suy nghĩ, hoạt động,

ứng xử của họ chỉ thuần túy do thói quen mà thôi.
Tiếp cận văn hóa từ góc độ giá trị, chuẩn mực dễ dẫn đến sự so sánh hơn thua
giữa các nền văn hóa, vì thường phải xem xét mối quan hệ giữa tiến bộ và lạc
hậu, giữa cái chất lượng, cái tốt và cái xấu. Người ta dễ đi đến nhận xét, đánh
giá trình độ phát triển cao hay thấp của một nền văn hóa, mà về bản chất văn
hóa chỉ thể hiện sự khác nhau giữa các tộc người, chứ không có sự phân biệt cao
thấp. Chúng ta không thể cho rằng những dân tộc ăn bốc là có trình độ thấp hơn
các dân tộc dùng thìa, dĩa, đũa trong bữa ăn, hoặc những người dùng ôtô là có
văn hóa cao hơn những người đi bộ và đi xe đạp.
Cách tiếp cận này có thể phân biệt được văn hóa là một hiện tượng xã hội, là
nét đặc trưng của con người, nó đối lập và khác với thế giới tự nhiên, nhưng
chưa nêu lên được vai trò của cá nhân và tính sáng tạo trong văn hóa. Thực tế
cho chúng ta thấy giữa cá nhân, xã hội và văn hóa có mối quan hệ hữu cơ với
nhau. Văn hóa là những gì tiêu biểu, đặc trưng của một tộc người nhất định
nhưng văn hóa khi biểu hiện ra thường được bộc lộ thông qua những suy nghĩ,
hành động, ứng xử của một con người cụ thể. Do đó trong văn hóa vừa có tính
xã hội, vừa bao gồm cả tính cá nhân, văn hóa vừa là sự phản ánh những quan
niệm, những thói quen, những giá trị truyền thống của cộng đồng xã hội, vừa
phản ánh tư tưởng, tình cảm, năng lực của mỗi cá nhân. Chính vì lẽ đó mà văn
hóa mới luôn luôn biến đổi, phát triển nhờ sự sáng tạo có ý thức của mỗi thành
viên trong cộng đồng xã hội.
6


4. Ví dụ minh họa
Tết Nguyên đán (còn gọi Tết Ta, Tết Âm Lịch, Tết Cổ truyền, năm mới hay
chỉ đơn giản Tết) là dịp lễ quan trọng nhất trong văn hoá của người Việt Nam và
một số các dân tộc chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc khác. Tết Nguyên Đán
muộn hơn Tết Dương lịch hay Tết Tây, thường rơi vào khoảng cuối tháng 1 đến
giữa tháng 2 Dương lịch và nói chung kéo dài khoảng 5–6 ngày, tạo điều kiện

cho những thành viên gia đình sinh sống làm ăn ở nơi xa có thể về quê vui cảnh
đoàn viên ít ngày. Nhưng ý nghĩa thiêng liêng nhất của Tết ở chỗ nó là dịp để
người Việt nhớ về cội nguồn, ông bà tổ tiên. Ngày tết đem lại một sự khởi đầu
mới, rũ bỏ những gì không hay đẹp của năm qua nên mọi người đều cố gắng vui
vẻ độ lượng với nhau, bỏ qua hiềm khích cũ. Lòng người nào cũng tràn đầy hoài
bão về hạnh phúc và thịnh vượng cho năm mới.
Thăm mộ tổ tiên: Từ ngày 23
đến ngày 30 tháng chạp con cái
trong gia đình tề tựu đông đủ cùng
nhau đi thăm, sửa sang mồ mả tổ
tiên và đem theo hương đèn hoa
quả để cúng, mời vong linh tổ tiên
về ăn Tết với con cháu.
Đưa Táo về trời: Táo quân là thần Táo, hay còn gọi là vua bếp. Tục truyền
mỗi năm thần Táo phải về trời 1 lần, vào ngày 23 tháng Chạp để tường trình cho
Thượng đế những việc xảy ra trong nhân gian trong năm đó. Vì vậy vào ngày đó
người dân Việt Nam thường cúng kiến rất long trọng để tiễn thần Táo về chầu
Ngọc hoàng, và đến ngày 30 lại cúng để mời ông bà và Táo quân về ăn Tết.
Theo tục lệ, tiễn Táo quân về trời ngoài mâm cơm còn có áo mão bằng giấy, đôi
hia, và con cá chép thả trong chậu nước để Táo quân cỡi về trời. Nói chung tục
lệ này nhằm để răn dạy người ta nên giữ gìn hạnh kiểm, vì mọi sự đều sẽ được
tâu lên với Ngọc Hoàng.
Lễ rước vong linh ông bà: là lễ mời ông bà về ăn Tết với con cháu.

7


Chiều ngày 30 tháng Chạp, trên bàn thờ tổ tiên được bày 1 mâm cỗ bao gồm
trái cây và thức ăn. Người gia trưởng thắp hương dâng lên bàn thờ, cầu xin tổ
tiên chứng giám và phù hộ cho gia tộc được nhiều phước lành trong năm mới.

Theo sau đó mọi người trong gia tộc đều chắp tay cung kính thỉnh vong linh ông
bà về ăn Tết.
Đốt pháo: người ta tin rằng tiếng
pháo có thể xua đuổi được tà ma và
đem lại phước lành cho năm mới. Còn
có truyền thuyết rằng trong số những
hung thần có 2 vợ chồng Na Á hay
phá phách hãm hại người dân Việt
Nam, họ chỉ sợ ánh sáng và ồn ào nên
dân ta bày ra đốt pháo ầm ĩ chói sáng
để đuổi 2 hung thần này. Đốt pháo đúng giao thừa (thời điểm giao hòa giữa 12
giờ đêm 30 tháng Chạp của năm cũ và mồng một của năm mới), mọi người đốt
pháo cùng một lúc, đủ cả các loại pháo. Chính tiếng pháo giòn dã và mùi khét
của thuốc pháo quyện vào mùi hương nhang đèn trên bàn thờ tạo thành một
không khí đặc biệt rất Tết của dân tộc ta.
Lễ xuất hành: là chọn một người trong gia đình bước ra khỏi nhà trong
những giây phút đầu tiên của năm mới. Người xuất hành phải xem lịch, chọn
hướng tốt, hạp với tuổi để mong được may mắn trong năm mới mỗi khi bước
chân ra khỏi nhà.
Lễ xông nhà (hay xông đất): có là vì nhiều người tin rằng người đầu tiên
bước vào nhà mình ngay đầu năm sẽ đem lại hên, xui cho gia đình suốt cả năm.
Nên người ta hay mời người có vận may (làm ăn phát đạt, gia đình hạnh phúc)
đến xông nhà dùm. Người xông nhà phải ăn mặc chỉnh tề, bước vào cửa chính
rồi đi quanh nhà, đến bếp, ngụ ý đem lại may mắn vào từng xó nhà.
Lễ chúc thọ: là sáng sớm ngày mồng một Tết, con cháu trong nhà tỏ lòng
hiếu thảo qua việc mừng tuổi chúc thọ cho ông bà cha mẹ. Mừng tuổi vì người

8



Việt Nam quan niệm rằng hôm ấy mỗi người đều lên 1 tuổi, không phân biệt
ngày sinh nhật như người phương Tây.
Từ Lì xì: là được phiên âm từ tiếng
Quảng đông sang tiếng Việt, nguyên là
chữ "Lợi thị" Trong Hán tự, có nghĩa là
tiền bạc, lợi lộc. Để mừng tuổi các em
nhỏ, những người lớn trong gia đình
tặng những món tiền nho nhỏ và chúc
các em chóng lớn, học hành đỗ đạt trong
năm mới. Tiền được để trong những bao đỏ, vì màu đỏ tượng trưng cho sự may
mắn.
Tục thăm viếng: là lúc chủ nhà tiếp đón bạn bè quyến thuộc đến thăm, và
cũng đi thăm trả lễ. Thông thường ngày mùng một được dành để chúc thọ những
bậc trưởng thượng, họ hàng. Ngày mùng 2 dành cho thầy cô giáo, ngày mùng 3
là để thăm hỏi vui chơi với bạn bè.
Tục kiêng cữ: trong 3 ngày đầu năm người ta thường thận trọng lời ăn tiếng
nói và hành động vì tin rằng có thể đem lại hên xui cho cả năm. Thí dụ như
không quét rác, nhất là quét xác pháo ra khỏi nhà vì bị xem là quét tiền ra cửa.
Không tặng thuốc men hay dao nhọn vì bị xem là dấu hiệu của bệnh hoạn và
xung khắc. Không khóc lóc than thở hay đập vỡ chén dĩa vì đó là dấu hiệu của
sự đổ vở trong gia đình. Không mặc đồ trắng hay đen vì bị xem là dấu hiệu của
sự tang tóc.
Dựng nêu: Ngày Tết người ta hay dựng nêu ở các chùa, đình làng, và có khi
ngay trước cửa nhà nữa. Tương truyền ngày xưa làng xóm Việt Nam hay bị quỷ
quấy nhiễu nên mọi người cầu khẩn Phật giúp đỡ. Sau khi đã đuổi xong yêu quỉ
Phật dặn không được bén mảng đến những vùng đất có dấu tích của Phật. Và
Phật dạy mọi người dựng nêu và rắc vôi trắng xung quanh để đánh dấu phần đất
quỷ phải tránh xa. Cây nêu là 1 thân tre cao, trên có treo 1 ngọn cờ ngũ sắc
tượng trưng cho 5 hành: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ (kim = trắng, mộc = xanh,
thủy = đen, hỏa = đỏ, thổ = vàng). Xen kẽ giữa những dải lụa ngũ sắc là những

9


chiếc khánh làm bằng nhiều chất liệu khác nhau (gỗ, kim loại, đất nung, sành).
Nêu được dựng đến mùng 7 Tết thì người ta làm lễ cúng trời đất, còn gọi là lễ
Khai hạ và hạ nêu xuống. Lễ này chính thức chấm dứt Tết.
Tục hái lộc đầu xuân: Được thực hiện
trong sân đình, chùa, song song với việc dựng
nêu. "Lộc" có 2 nghĩa, 1 là nhánh cây non, 2 là
bổng lộc. Đầu năm, người ta hay ghé lại các
cây cổ thụ trong sân đình, chùa để hái 1 nhánh
non đem về treo trước nhà hoặc chưng trên
bàn thờ. Có lẽ vì nghĩ rằng lộc (nhánh cây) đồng nghĩa với phước lộc nên đem
nhánh non về để hy vọng rước được phước báu về cho gia đình.
Hát Quan họ: Quan họ là 1 thể loại dân ca Bắc bộ, xuất phát từ tỉnh Bắc
Ninh. Qua những câu hát quan họ, trai gái khen ngợi nhau, tỏ tình, rồi hứa hẹn
với nhau. Khi thi hát, mỗi bên trai gái có chừng 4 người. Trọng tài chấm theo tài
đối ý và đối giọng. Câu hát của bên này càng lắt léo và dài hơi thì bên kia càng
khó đối. Phần thưởng trong cuộc thi này tuy không nhiều nhưng là vinh dự lớn
cho những người hát.
Thi đánh vật: Tương truyền nữ tướng Lê Chân thời Hai Bà Trưng lập ra
cuộc thi này để tuyển binh, về sau người ta nhớ đến nên tổ chức vào mỗi dịp
Tết.
Thi chèo thuyền: Tương truyền nữ tướng Cao Nhự là người đầu tiên tổ chức
nên đội thủy binh đầu tiên ở nước ta. Nên cứ đến ngày Tết là có tổ chức cuộc thi
này để nhắc nhở rằng dân ta giỏi cả về thủy chiến.
Khai bút đầu Xuân: các cụ thì làm thơ bằng chữ Nôm hay chữ Hán, rồi viết
lên giấy điều để chúc lành cho năm mới.
Câu đối Tết: Là 2 câu có số chữ bằng nhau, ý và lời đối chọi lẫn nhau. Nội
dung câu đối Tết là điều chúc lành đầu năm, thường được viết lên 2 dải giấy

điều, bằng mực Tàu. Người viết thường là các ông đồ già trong làng, có chữ đẹp.
Câu đố hay được treo hai bên nhà để khách lại có thể thưởng thức cùng với chủ
nhà.
10


Tranh Tết: Tranh Tết được treo để
trang hoàng nhà cửa. Tranh thường là tranh
Đông Hồ (1 làng nhỏ ở miền Bắc). Tranh
diễn tả những lời chúc qua việc nhân cách
hóa động vật, thí dụ như tranh vẽ 1 đàn gà
(tranh "Gà đàn") thể hiện cho lời chúc con
cháu đầy đàn.

Hoa Tết: 2 loại hoa hay được chưng trong ngày Tết là Mai (miền Nam) và
Đào (miền Bắc). Chưng mai vào ngày Tết không những vì mai nở rộ, mà còn là
vì người Nam đọc mai thành "may" trong may mắn. Mai đại diện cho mùa xuân
trong tranh tứ quý (mai, lan, cúc, tùng), lại còn tượng trưng cho người có tài đức
và nhân cách cao thượng trong tứ quân tử (mai, lan, cúc, trúc).
1 cành mai đẹp phải có : cành Văn (nhánh ngang), cành Vũ (nhánh đứng),
cành Phụ (cành lớn), cành Tử (cành nhỏ), cành Quân (cành dài), cành Thần
(cành ngắn).
Văn-Vũ = cương nhu, lúc cứng lúc mềm
Phụ-Tử = tình cha con
Quân-Thần = nghi lễ
Hoa đào còn có 1 sự tích, tục truyền ngày xưa có 2 vị thần Trà & Uất Luỹ ở
trên 1 cây đào khổng lồ phía đông núi Sóc sơn (miền Bắc). Ma quỷ rất sợ 2 vị
thần này, đến nổi sợ luôn cả cây đào. Vì đến cuối năm 2 thần phải về trời chầu
Ngọc Hoàng nên người dân bẻ cành đào chưng trong nhà cho ma quỷ không
quấy phá.

Múa Lân: Lân là 1 trong 4 con vật huyền thoại: long, lân, quy, phụng. Lân
tượng trưng cho sức khoẻ vô địch, múa lân vừa là 1 trò tiêu khiển cho các em
nhỏ vào dịp Tết, vừa khuyến khích các em trao dồi sức khoẻ. Thường đám múa
lân dẫn đầu bằng ông địa, theo sau là vài con lân, mỗi con 2 người múa.

11


C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ.
Mỗi hướng tiếp cận, dù ít hay nhiều thì vẫn sẽ tồn tại sự phiến diện, nhưng
nhìn chung thì nó đều có những đóng góp và có ý nghĩa lịch sử nhất định trong
quá trình con người đi sâu vào khám phá, nghiên cứu bản chất của văn hóa, và
việc cũng có nghĩa là tìm hiểu chính bản thân con người và xã hội loài người với
những biến đổi khác nhau trong điều kiện tự nhiên, xã hội, tâm lý, sản xuất vật
chất, sản xuất tinh thần, quan hệ ứng xử với môi trường tự nhiên, môi trường xã
hội và với chính bản thân con người...
Trên đây là những suy nghĩ, đánh giá của em về cách tiếp cận theo định nghĩa
giá trị chuẩn mực. Bài viết chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, do
lượng kiến thức còn hạn chế. Mong các thầy, cô thông cảm.
Em xin chân thành cảm ơn!

12


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đại cương về văn hóa Việt Nam, TS. Phạm Thái Việt (chủ biên), TS. Đào
Ngọc Tuấn, NXB Văn hóa - Thông tin.
2. Cơ sở văn hóa Việt Nam, Trần Ngọc Thêm, NXB Giáo dục, năm 1999
3. Một số wedsibe:
/> /> />sa=t&rct=j&q=&esrc=s&source=web&cd=4&ved=0CEoQFjAD&url=http%3A

%2F%2Fproguide.vn%2Fcb%2Fkham-pha%2Fnhung-tap-tuc-ngay-tet-cuanguoi-viet
%2F&ei=yvtaUbfvO4PDO6GBgaAD&usg=AFQjCNE7TJZiDSI68s4X2LCyCz
v8RKnY_A&sig2=nu9hGJH8aqgb9qxplBaMCg&bvm=bv.44697112,d.ZWU

13



×