Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

áo yếm trong trang phục truyền thống của Việt Nam 2003

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (406.1 KB, 29 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA VĂN HÓA HỌC

YẾM CỦA PHỤ NỮ VIỆT NAM

SINH VIÊN: NHUYỄN THỊ HIỀN
MSSV: 1056140009
LỚP: VĂN HÓA HỌC K04
SỐ TT:

TPHCM, NĂM 2012


Mục lục:
Phần dẫn nhập.............................................................................................................................................3

1.2. Lý do chủ quan..........................................................................................4
Chương I. những vấn đề chung....................................................................................................................9

1.1.1. Định nghĩa................................................................................................9
................................................................................................................................................................... 15
Chương II. Yếm trong đời sống trần tục của người Việt Nam....................................................................15

2.1. Chiếc yếm mặc lúc lao động...................................................................15
2.2. Yếm mặc lúc ở nhà..................................................................................17
2.3. Yếm mặc lúc hội hè, lễ tết.......................................................................18
2.4. Yếm trong tình yêu – lễ cưới..................................................................20
2.5. Yếm trong thơ ca, ca dao, dân gian.......................................................22
3.1. Người làm yếm...............................................................................................................................25
3.2. Chiếc áo yếm...................................................................................................................................25


Kết luận......................................................................................................................................................26
Tài liệu tham khảo......................................................................................................................................27

Danh mục hình ảnh
Hình 1: Chiếc yếm nâu trong cuộc sống người phụ nữ..............................................................................15
hình 2: Chiếc yếm trắng trong đời sống và trong thơ ca............................................................................17
hình 3: Sự lựa chọn của người phụ nữ trong ngày hội...............................................................................18
hình 4: Yếm đào nét đẹp duyên dáng........................................................................................................19
2


Phần dẫn nhập
1.

Lý do chọn đề tài

1.1. Lý do khách quan.
Trang phục - hay còn gọi là cái mặc là một nhu cầu vật chất quan trọng thứ
hai sau cái ăn trong đời sống nhân loại. Trang phục bao giờ cũng là một thứ
ngôn ngữ riêng về văn hóa. Về bản sắc văn hóa độc đáo, với tính chất thực
dụng thì nó là một sản phẩm vật chất, dưới góc độ thẩm mỹ thì nó lại là một
tác phẩm nghệ thuật, dưới góc độ văn hóa nó là một sắc thái biểu hiện bản sắc.
Vì vậy nghiên cứu chiếc áo yếm truyền thống của người việt là việc làm có ý
nghĩa khoa học và thực tiễn, góp phần hiểu rõ hơn văn hóa trang phục truyền
thống của dân tộc.
Qua quá trình giao lưu, tiếp xúc, phát triển của đất nước với nhiều quốc gia
dân tộc trên thế giới. Người việt đã tiếp biến không ít loại trang phục từ bên
ngoài. Tuy nhiên tiếp biến không chỉ diễn ra từ một chiều mà luôn có sự dung
hợp với văn hóa Việt Nam. Vì thế nghiên cứu cũng góp phần nào tìm hiểu sự
giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc.

3


Ngày nay những nét văn hóa truyền thống của chiếc áo yếm đang bị phai
nhạt và biến đổi không ít quá trình phát triển của đất nước. Đặc biệt trong bối
cảnh xã hội đang tiếp xúc với nền văn hóa phương Tây. Do đó tìm hiểu đặc
trưng vai trò của chiếc áo yếm truyền thống là một vấn đề cấp thiết hôm nay.

1.2. Lý do chủ quan
Là người tập nghiên cứu chúng tôi rất có hứng thú với sự đa dạng, phong
phú của trang phục dân tộc. Khai thác đề tài này chúng tôi nghĩ áo yếm không
đơn thuần chỉ là trang phục để mặc che ngực che thân là tấm vải vuông có hai
dây quàng sau cổ và buộc sau lưng mà nó biểu đạt nhiều văn hóa tinh thần của
người Việt.
Trong khuôn khổ chương trình đào tạo cử nhân chuyên nghành văn hóa
học. Chúng tôi chọn đề tài “áo yếm trong trang phục truyền thống Việt Nam”
làm bài nghiên cứu khoa học trong văn hóa học. Đây là hướng tếp cận có ý
nghĩa vì văn hóa trang phục luôn đóng một vai trò quan trọng trong nền văn
hoa dân tộc Việt Nam.

2.

Mục đích nghiên cứu
Mục đích của bài nghiên cứu là góp phần làm rõ và bao quát chiếc

áo yếm truyền thống trên lĩnh vực văn hóa. Qua đó một lần nữa khẳng định áo
yếm là trang phục truyền thống của người việt, tồn tại từ xưa tới nay. Nhận
diện chiếc áo yếm trong hệ thống trang phục truyền thống Việt Nam.
Bình thường ai cũng biết áo yếm dùng để mặc trong, che ngực phụ
nữ, phổ biến ở thời xưa. Nhưng do quá quen thuộc nên ít ai để ý áo yếm xuất

4


phát từ đâu xuất phát từ nhu cầu nào?. Đề tài này giúp nhận biết đặc trưng văn
hóa của con người trong thời gian văn hóa.

3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
Mặc dù đề tài trang phục rất phong phú, song cho tới nay chưa thấy một
chuyên khảo nào viết về áo yếm truyền thống một cách đầy đủ và rõ ràng nhất.
Có thể khái quát một số công trình mà chúng tôi tham khảo trong quá trình
nghiên cứu như sau:
-

Trong văn hóa trang phục từ truyền thống đến hiện đại (12-1998) của

Nguyễn Thu Phương có nói: Cái yếm là bộ phận mặc trong cùng nhằm tạo nét
gọn gàng cho khuôn ngực người phụ nữ. Cái yếm tạo cho khuôn ngực người
con gái gọn mà không bị cứng đờ, đã trở thành thi hứng cho rất nhều sáng tác
nghệ thuật, câu thơ, điệu hò. Chiếc yếm mang nét đáng yêu của người con gái,
nó cũng được thể hiện ngay trên tranh dân gian Đông Hồ. Người ta nói rất
nhiều về chiếc yếm, bản thân nó như một bài thơ nồng cháy, là chiếc bình
phong hững hờ che bộ ngực của người đàn bà. Vừa là vật che chắn vừa là vật
trang điểm, lịch sử hình thành chiếc yếm: cái yếm của phụ nữ có từ thời Hùng
Vương và được định hình từ thời Lý. Đặc điểm áo yếm: là miếng vải vuông đặt
chéo trước ngực người mặc, có nói tới các loại yếm và công dụng của nó. Ngày
xưa ai cũng là được chiếc yếm cho mình, không ai bán ngoài chợ, phơi cũng
phải kín đáo. Phụ nữ chính là chủ thể sáng tạo ra trang phục.
Qua tìm về bản sắc văn hóa Việt nam (2001) phần mặc và làm đẹp của
con người và cơ sỡ văn hóa Việt nam của Trần Ngọc Thêm có đề cập chiếc
yếm với những vấn đề: Yếm là một mảnh vải vuông đặt chéo che ngực phụ nữ,

góc trên khoét hình bán nguyệt, đính hai sợi dây vải buộc ra sau cổ, ở hai goác
đối diện nhau vắt sang hai bên sườn đính thêm hai sợi dây nữa buộc ra sau
5


lưng, bốn sợi dây này gọi là dải yếm. Đây là một loại đồ mặc đặc thù của
người Việt, với nhiều cổ, nhiều mà phong phú. Yếm âu mặc đi làm thường
ngày ở nông thôn, yếm trắng mặc thường ngày ở thành thị, yếm đào, yếm
hồng, yếm thắm dùng trong lễ hội. Chiếc yếm đi vào thơ ca, là biểu tượng của
tình yêu đôi lứa. Đồng thời chiếc yếm để đối phó với khí hậu nóng bức.
Với bài viết các đồ trang phục trong công trình văn hóa Việt nam đỉnh
cao đại việt (2004) của Nguyễn Đăng Duy đề cập: đồ mặc vữa người trên của
phụ nữ xưa là chiếc yếm. Yếm được may từ một vuông vải mỗi bề khoảng
40cm, góc yếm được khoét cổ tròn đính hai dải buộc ra sau gáy, hai góc bên
trái đính hai dải buộc ra sau lưng. Góc dưới dắt vào trong cạp váy. Yếm mặc
ngày thường khác với mặc lễ tiết, hội hè, cưới hỏi. Yếm chủ yếu dùng để che
bộ ngực, bụng. Yếm trở thành biểu tượng tình yêu, đi vào ca dao. Ngày nay
yếm vẫn được mặc bởi phụ nữ Mường hoặc các diễn viên sân khấu diễn những
cảnh thích hợp.
Trong cuốn cơ sỡ văn hoá Việt nam (3-2005)của Trần Diễm Thúy
có nói: chiếc yếm là mảnh vải che trước ngực có hai dây trên cột ra sau cổ, hai
dây dưới buộc thắt lưng ong. Bốn sợi dây này gọi là dải yếm màu sắc của yếm
được sữ dụng trong những hoàn cảnh khác nhau. Yếm đi vào ca dao, thể hiện
tình cảm của người phụ nữ.
Trong trang phục Việt nam từ truyền thống đến hiện đại (2005) qua
bài viết các quy định về trang phục của triều đình của Nguyễn Thị Đức: Yếm
là một miếng vải vuông đặt chéo trước ngực người mặc. Ở một góc (trên)
khoét hình tròn làm cổ yếm hay khoét hình chữ V. Thường là xẻ nông những
cũng có loại xẻ sâu xuống phía dưới, có đặc điểm ở góc nhọn yếm cổ xẻ có ba
đường khâu nối như hình chân chim có tác dụng trang trí, đồng thời giữ cho cổ

yếm dể bị rách. Hai dầu dải yếm có hai dải nhỏ để buộc ra sau gáy, hai dải ở
hai góc bên cạnh sườn để buộc ra sau lưng.
6


-

Cuốn trang phục triều Lê Trịnh (2008) của Trịnh Quang Vũ nói: yếm

là một loại áo che trước ngực, được tạo thành từ một vuông vải, khoét hai góc
ở phần tiếp giáp với cổ, là đồ lót mặc sát người của phụ nữ việt. Thường ngày
phụ nữ chỉ mặc yếm cho mát, khi có công việc thì mặc thêm áo ngoài. Yếm có
3 loại: yếm cổ xây, yếm cổ xẻ, yếm cổ thìa. Phố Hàng Đào là nơi ngày xưa tập
trung buôn bán vải lụa và cổ yếm, nói tới truyền thuyết về dải yếm và hội yếm
đào.
-

Trong cuốn hỏi đáp về ẩm thực và trang phục Hà nội xưa và nay

(2010) của Trần Thị Hà có nói: Phụ nữ phía trong mặc yếm kín ngực, chiếc
yếm cổ tròn sát có trang trí những tấm hình hạt gạo. Cũng có những loại áo
cánh ngắn, cổ vuông, để hở một phần vai và ngực hoặc kíc ngực, hở một phần
vai và trên lưng. Hai loại sau có thể là loại mặc chui hay cài khuy bên trái.
Chiếc yếm được mặc chung với các loại áo thời xưa khác.
Ngoài ra còn có trong cuốn những giá trị văn hóa truyền thống Việt
nam (10-2010) của Ngô Đức Thịnh (chủ biên): chiếc yếm vừa là loại trang
phục mặc choàng vừa là loại chui đầu. Đó là loại trang phục mặc trong khá phổ
biến của các dân tộc nước ta. Các loại áo khoét cổ, mặc kiểu chui đầu là sản
phẩm của cư dân bản địa nay còn thấy phổ biến ở các dân tộc miền Trung và
miền Nam. Từ chiếc áo chui đầu này phát triển thành loại áo cánh tứ thân, xẻ

ngực, mặc cài khuy hay không cài khuy cũng là loại áo đặc trưng có nguồn gốc
bản địa.

3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là chiếc áo yếm truyền thống của phụ nữ ngày xưa,
vai trò, công dụng, tác động của chiếc yếm.
Phạm vi nghiên cứu là chiếc yếm trong tổng thể trang phục truyền thống
Việt Nam trong khoảng thời gian từ khi bắt đầu hình thành (thời vua Hùng) tới
khi chiếc yếm trở thành trang phục truyền thống và được sữ dụng phổ biến
7


(đầu thế kỷ XX). Để nằm trong một hệ thống hoàn chỉnh về thời gian nên bài
nghiên cứu có đề cập một khía cạnh nào đó về chiếc yếm ngay nay ( bổ sung)
và đặc biệt nghiên cứu trong giới nữ.

4.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.

Về lý luận: Bài nghiên cứu làm sáng tỏ áo yếm là trang phục truyền thống
của chính người Việt Nam sang tạo không phải do du nhập ở ngoài vào. Ngay
từ thời Hùng Vương đã xuất hiện áo yếm có đầy đủ các yếu tố để trở thành
trang phục truyền thống. Đồng thời bài nghiên cứu cung cấp tư liệu một cách
có hệ thống có thể dùng làm tài liệu cho sinh viên không chuyên ngành và
chuyên nghành văn hóa học, những người quan tấm đến vấn đề trang phục.
Về lý luận thực tiễn: Khơi dậy niềm tự hào đối vơi trang phục truyền thống

của người việt, trau dồi thêm kiến thức, ý thức giữ gìn giá trị truyền thống cho
lớp trẻ hiện nay. Đồng thời phát huy vai trò áo yếm trong thời đại ngày nay.

5.

Phương pháp nghiên cứuvà nguồn tư liệu.

Sữ dụng phương pháp tổng hợp, phân tích, chứng minh, nêu vấn đề, hệ
thống vấn đề.
Nguồn tư liệu bản văn là chính, ngoài ra còn có tài liệu nghe, nhìn, Internet.

6.

Bố cục

Ngoài phần mở đầu, nghiên cứu gồm có 3 chương.
Chương 1: Những vấn đề chung
Cỡ sỡ lý luận: khái quát về khái niệm “áo yếm”, những vấn đề chung về áo
yếm, nêu khái quát lịch sữ hình thành và qúa trình phát triển của áo yếm.
Cỡ sỡ thực tiễn: Khái quát đặc điểm của trang phục truyền thống Việt Nam.
Những đặc điểm của áo yếm để nó trở thành trang phục truyền thống Việt
Nam.
Chương 2: Khái quát về chiếc yếm
Chúng tôi nêu khái quát vị trí, vai trò, cách thức của chiếc yếm trong cuộc
sống: lao động, hằng ngày ở nhà, hội hè, lễ tết, tình yêu-lễ cưới, ca dao, dân ca.
8


Chương 3: vai trò của chiếc yếm trong đời sống người phụ nư
Nêu khái quát những tâm thức của người Việt Nam nhìn về chiếc yếm

truyền thống.
Dựa vào những đặc điểm, vai trò, từ góc nhìn bên ngoài đời sống và tâm
thức bên trong của người Việt Nam, những cơ sỡ lý luận và thực tiễn trên
chúng tôi chia làm ba chương như trên. Trong hai chương: chương 2 và
chương 3 thì chương 2 là trọng tâm của vấn đề, nhưng để có một góc nhìn
hoàn thiện về chiếc yếm, chúng tôi nghiên cứu thêm chương 3. Chương 3 sẽ có
nội dung, số trang ít hơn chương 2.

Phần nội dung
Chương I. những vấn đề chung
1.

Cơ sỡ lý luận

1.1. Khái niệm
1.1.1.

Định nghĩa

Áo yếm là một thứ trang phục (nội y) không thể thiếu của người phụ nữ
Việt xưa, gồm một tấm vải hình thoi hoặc hình vuông có sợi dây để quàng vào
cổ và buộc vào sau lưng, được dùng như một dạng áo trong để che ngực.
1.1.1.
Phân loại
Chiếc yếm gồm có 3 loại

9


-


Yếm cổ tròn: là một vuông vải, lấy hình tròn miệng bát úp xuống một

góc, đánh dấu rồi cắt theo. Người ta dung them một dải vải màu trắng để viền
cổ yếm. Đường viền nhỏ , lé lên một vành tròn màu trắng rộng độ 3 dến 4 ly,
tạo thành một đường trang trí kép nổi ở cổ yếm, hai đầu vòng tròn nối với dải
yếm dài được khâu lộn đường khâu trốn vào trong, dải yếm ở phần cuối có
hình mái chèo.
Yếm cổ xây: là loại yếm có cổ đã được chế tác sẵn do người thợ
chuyên nghiệp làm cổ yếm bán sẵn. cổ yếm được khâu bằng bốn lớp vải lộn
dấu vào trong thành một vành tròn gấp liền khéo léo có ngoàm sẵn trên dưới.
Viền yếm cổ xây có bề rộng chừng 5 ly nổi lên bề mặt.
Yếm cổ thìa: là loại yếm thường được khoét hình chữ V, người có tuổi
hay mặc yếm cổ này, nó phù hợp với mùa hè. Khi chẻ cổ yếm xong thì gập vải
khâu đột chỉ, phần chân chữ V được cắt một miếng vải hoặc lụa, gấm phía
trong so le với thớ vải yếm khâu bù vào chỗ hụt có tác dụng tăng độ chắc, đồng
thơi tăng thêm nét thẫm mỹ.
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển áo yếm ở Việt Nam.
Cách đây khoảng 4000 năm vào thời đai đồng thau phát triển, nước Việt
Nam thời đó gọi là Văn Lang, người dân khắp nơi đã biết sinh sống bằng săn
bắt, hái lượm và trồng trọt. Chiếc áo yếm ra đời từ đó (thời Hùng Vương) sang
tới tận thời Lý (thế kỷ XII) mới định hình một cách rõ nét. Cái yếm đã đi cùng
dân tộc từ thưỡ sơ khai đến khi có sự gặp gỡ của hai nền văn hóa Đông –Tây
để từ đó người phụ nữ lựa chọn, nhập thân chiếc yếm cổ truyền vào những
chiếc yếm hiện đại. Chiếc yếm không ngừng biến đổi, nâng cao tính thẫm mỹ
qua những lần cải tiến. Ở thế kỷ XVII, nghề dệt lụa phát triển, có buôn bán với
phương Tây, trang phục phát triển phong phú. Đặc biệt đời nhà Lý trang phục
rất được chú trọng phát triển, song cái yếm vẫn chưa có sự thay đổi lớn lao về
hình thức. Mãi tới thế kỷ XIX, cái yếm mới có dạng hình vuông vắt chéo trước
ngực người mặc, góc trên khoét làm cổ, hai đầu của lỗ đính hai dây để cột ra

10


sau gáy. Bước sang thế kỷ XX, áo yếm được sữ dụng rất phổ biến, rộng rãi với
nhiều kiểu dáng và mẫu mã phong phú.
Ngày xưa, số hàng hóa do các thợ dệt sản xuất và bán ra thị trường cũng
khá nhiều và địa điểm trao đổi buôn bán chủ yếu của nghành dệt ở các đô thị,
đặc biệt là ở phố Thăng Long và Phố Hàng Đào. Đến cuối thế kỷ XIX thực dân
Pháp đã đặt tên cho phố Hàng Đào là “phố tơ lụa”. “Phường Hàng Đào nhuộm
điều”, phường này thời Lê-Trịnh có đình Đồng Lạc lưu giữ tấm bia thờ bà
Diệu Duyên là tổ nghề làm cổ yếm, nơi đây xưa kia là chợ bán cổ yếm của
Kinh Đô (nay là số nhà 38 phố Hàng Đào). Qua các thờ Đinh, Lê, Trịnh,
Nguyễn, trên các pho tượng cổ đều thấy hiện diện chiếc áo yếm.
Ngày nay có nhiều nhà thiết kế đã trở lại với chiếc yếm truyền thống, với
rất nhiều mẫu mã phong phú, đa dạng, cải tiến phù hợp với thời đại hơn, với
nhiều màu sắc xanh, đỏ, vàng, trắng nhưng vẫn giữu được nét đẹp của chiếc
yếm truyền thống. Yếm vân xuất hiện ở những nhà hàng mang phong cách
truyền thống, vẫn đi cùng những cô gái hát quan họ, diễn viên trên sân khấu ở
những hoàn cảnh thích hợp, những lễ hội truyền thống của dân tộc, các cụ già
ở mieemd bắc cũng còn mặc yếm thường ngày trong chiếc áo cánh, một số phụ
nữ Mường cũng vẫn còn mặc yếm.
1.3. Cách thắt yếm.
Mặc yếm có hai cách thắt yếm.
Dải yếm được kéo qua cổ phía sau lưng buông lơi, tết nút hoa, hai đầu
dải yếm như hai giọt lệ so le rủ xuống mông.
Sau khi buộc cổ yếm, phần thân yếm được nới dài thắt chéo hình chữ
V rồi vắt ra đằng trước, sau đó tết nút buông dải yếm trước bụng dấu ẩn ở
trong yếm. Cách thắt này tạo nét thon cho thân hình và kín đáo. Có thể đính
một dây xà tích hình quả đào có chạm trỗ hoa văn bằng bạc đựng vôi ăn trầu.
Đây là trang phục truyền thống của người việt cổ rất độc đáo.

1.4. Đặc điểm chiếc áo yếm
11


Yếm là mảnh vải vuông đặt chéo trước ngực phụ nữ, góc trên khoét hình
bán nguyệt, đính hai sợi dây buộc ra sau ổ, ở hai góc đối diện nhau vắt sang hai
bên sườn đính thêm hai sợi dây nữa buộc ra sau lưng, bốn sợi dây này gọi là
dải yếm. Đây là loại đồ mặc trong đặc thù của người việt. Chiếc yếm có đặc
điểm rất đơn giản, dễ dàng cắt may, duyên dáng, nhẹ nhàng, thanh thoát nó vừa
là loại mặc choàng vừa là loại mặc chui đầu. Đặc điểm của chiếc áo thay đổi
qua thời gian, qua từng thời kỳ phát triển của dân tộc.

2.

Cơ sỡ thực tiễn.

2.1. Mang bản sắc tộc người và địa phương.
Theo nghĩa rộng, trang phục bao gồm tất cả các loại quần áo, khăn mũ,
guốc dép, các hình thức trang trí trên quần áo…trong đó áo yếm thuộc trang
phục. từ thời cổ đại cho tới nay, bất cứ hình thcs trang phục nào cũng biểu hiện
hai mặt, thứ nhất, nó là thứ vật dụng do con người sáng tạo ra nhằm mục đích
bảo vệ cơ thể chống lại những diều kiện bất lợi của môi trường; và thứ hai, là
dấu hiệu biểu đạt một ý nghĩa nào đó về nhiều phương diện của con người, như
dân tộc, địa phương, giới tính, tín ngưỡng, thẫm mỹ, vị trí xã hội…

tất

nhiên hai chức năng này không tách rời mà chúng kết hợp với nhau một cách
hài hòa.
Chất liệu tạo ra áo yếm, cách thức may cắt và việc sữ dụng nó để giữ

ẩm, che ngực hay làm mát cơ thể, chống lại côn trùng. Tất cả đều liên quan
mật thiết đến môi trường tự nhiên cũng như trình độ phát triển cộng đồng
người lúc này. Những hình khối, đường nét, màu sắc của chiếc yếm biểu đạt về
thẩm mỹ, biểu tượng tinh thần của con người, của xã hội.
2.2. Mang giá trị lịch sữ - văn hóa.

12


Thời nào thì con người cũng có thể ăn mặc theo sỡ thích riêng nhưng cái đó
không thể thoát ly khỏi sự ràng buộc của truyền thống và sự quy định của thời
đại. Ăn mặc là tổng hòa giữa con người với tự nhiên và xã hội. Chiếc yếm tập
trung tính truyền thống và tính hiện đại, nó cho thấy từ thời Lý, Trần trang
phục đã phát triển và xuất hiện nhiều kiểu cách hơn.
Ăn mặc phải phù hợp với điều kiện thời tiết, khí hậu, để bảo vệ sức khỏe,
chống lại môi trường bất lợi. Những nguyên liệu may áo yếm đều có sẵn trong
tự nhiên như tơ chuối, sợi đay, gai, tơ tằm, sợi bông, những loại vải nhẹ,
thoáng mát phù hợp với thời tiết nóng ẩm.
2.3. Tôn lên chiếc lưng ong của người phụ nữ.
Theo quan niệm truyền thống của người Việt, một cô gái đẹp là phải có cái
lưng ong thắt đáy nhỏ nhắn như cái lưng ong. Người Việt xưa cho rằng những
cô gái với cái lưng ong không chỉ mang một dáng hình đẹp mà còn đầy đủ
những đức hạnh của một người vợ, người mẹ.
Đàn bà thắt đáy lưng ong
Đẵ khéo chiều chồng lại khéo nuôi con
Người Việt cổ sống gắn liền với nền văn minh lúa nước, luôn mong muốn
con đàn cháu đống để tăng sức lao động, chỉ quan tâm đến sự sinh sản thịnh
vượng của mùa màng, lúa gạo, hoa trái và nhân lực làm ruộng, nên đã tự nhiên
mà theo tín ngưỡng phồn thực, và điều đó đã chi phối quan niệm về vẻ đẹp của
họ. Người con gái được coi là đẹp phải có lưng ong và phải biết tôn vinh cái

lưng ong ấy bằng trang phục yếm - váy cổ truyền.
2.4. Nghệ thuật tạo hình chiếc yếm.

13


Trang phục Việt truyền thống không chỉ đơn thuần là sản phẩm của tư duy
khoa học kỹ thuật thủ công mà đó còn là sản phẩm của tư duy mỹ học, của
nghệ thuật trang trí dân gian được chắt lọc và tiếp nối qua nhiều thế hệ.
Nghệ thuật như nhiều nhà nghiên cứu đã khẳng định đó là sự biểu hiện của
tâm hồn con người, ý chí và tư duy nhận thức của con người trước thiên nhiên
và trong xã hội. Chiếc yếm trong tổng thể cũng như trong từng bộ phận của nó.
Trong tổng thể của bộ trang phục, cái yếm là bộ phận mặc trong cùng nhằm
tạo nét gọn gàng cho khuôn ngực.
Ở Quan Hố, có mười điều đáng yêu của cô gái thì điều thứ năm là: năm
thương dải yếm đeo bùa. Rồi ở những bức chạm khắc thế kỷ 17, 18 nổi tiếng,
hay trong tranh Đông Hồ đều có những phụ nữ mang yếm lá sồi hoặc lá sen
bồng bềnh.
Chiếc yếm với một mảnh vải đủ để che ngực và bụng, không quá hỡ hang,
thậm chí có thể mặc một mình mà không như những chiếc áo ngực ngày nay.
Với hai dải yếm xinh xinh thắt cái lưng ong của người con gái, làm nổi lên vẽ
đẹp nữ tính của người con gái, vẽ đẹp mà theo quan niệm ngày xưa thì cái lưng
ong là đẹp nhất đối với người con gái. Những mà yếm được sữ dụng trong
nhưng điều kiện hoàn cảnh khác nhau.
Những vấn đề vừa nêu có thể nói là những yếu tố tạo nên một yêu cầu phải
giữ gìn chiếc áo yếm truyền thống, nó có ảnh hưởng và là kết quả của rất nhiều
sự sáng tạo, thích ứng, chinh phục tự nhiên của dân tộc ta. Qua đó càng cho
thấy tính khẩn trương phải có những biện pháp, chủ trương để duy trì và phát
huy chiếc áo yếm truyền thống.


14


Chương II. Yếm trong đời sống trần tục của
người Việt Nam.
2.1. Chiếc yếm mặc lúc lao động
Nước ta là nước nhiệt đới nóng ẩm1, do vậy, ăn mặc của con người phải phù
hợp với điều kiện thời tiết, khí hậu, để chống lại những hiện tượng bất lợi của
môi trường, và bảo vệ sức khỏe. Từ thời xa xưa ông cha ta khi làm vải mặc, đã
chọn những nguyên liệu có sẵn trong thiên nhiên như sợi tơ chuối, sợi đay, gai,
sợi tơ tằm và sợi bông, hầu như không dùng các loại nguyên liệu từ lông, da
súc vật. Do đó chiếc yếm cũng được làm từ
những nguyên liệu có sẵn trong từ thiên
nhiên này2. Những nguyên liệu thực vật này
vừa có sẵn, vừa làm ra vải nhẹ, mỏng, hoặc
thoáng mát, phù hợp với thời tiết nóng ẩm.
Do vậy quần áo mặc sao cho phù hợp với
diều kiện tự nhiên nóng ẩm của nước ta phải
1

Có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, miền Bắc có bốn mùa xuân, hạ, thu,Hình
đông,1:miền
haitrong
mùa,cuộc
mùa sống
nắng và
ChiếcNam
yếmcó
nâu
mùa mưa, mieend Nam đặc biệt nóng quanh năm không có mùa lạnh. người phụ nữ

2

Chiếc yếm ra đời sớm và gắn liền với những phát hiện trong nghề dệt của dân tộc.

Nguồn:

http:// suutam-si.blogspot.com

10658821236172451.jpg

15


được xem như là giá trị truyền thống cần được tiếp thu trong việc tạo ra những
kiểu quần áo cho con người. Nhìn chung trang phục Việt không có nhiều kiểu
cách cầu kỳ, thậm chí còn đơn giản.
Nói đến trang phục trong lao động hằng ngày của người Việt, trước hết phải
đặt nó trong bối cảnh của nền kinh tế nông nghiệp. Từ thời đại đồng thau
người dân đã biết kéo tơ dệt vải. 3 Những hiện vật cổ như trống đồng, tượng
đồng, đồ gốm có khắc họa những cảnh người dân với các loại trang phục ngắn,
gọn toát lên vẽ đẹp khỏe, chân thực, đầy sức sống… Để đối phó với khí hậu
nóng bức, phụ nự thời xưa khi làm lụng, nhất là trong bóng râm, vẫn thường
mặc váy - yếm với hai tay và lưng để trần. Yếm là thứ hầu như không thể thiếu
và rời xa người phụ nữ mọi nơi, mọi lúc.
Chiếc yếm ngày xưa rất đơn giản, gọn nhẹ, nó không những dùng để che
ngực phụ nữ mà nó còn làm mát cho người phụ nữ lúc lao động dưới thời tiết
nóng bức. Phụ nữ lao động thường mặc loại yếm cổ xây, cánh tay để trần, mặc
váy ngắn, không mặc áo ngoài, thắt lưng thả múi phía trước.
Màu nâu là hình thức thích ứng màu sắc của con người trong môi trường
đồng bằng đã được khai phá và thuần phục, màu của ruộng đồng, đất đai. Yếm

nâu là lựa chọn của tất cả phụ nữ lúc đi làm, màu nâu giống màu của đất hòa
quyện vào đất để vừa chống nắng vừ chống bẩn 4. Tất cả mọi sự lựa chọn đều
xuất phát từ nhu cầu hoàn cảnh của cuộc sống mà nên.
Ở vào thời nhà Nguyễn trong lao động, các bà, các cô miền Bắc, Bắc Trung
Bộ thường mặc áo cánh ngắn bằng vải dấn nâu, cổ tròn, viền nhỏ tà mờ,đa số
không cài nút trước ngực. Bên trong là tấm yếm tơ tằm màu nâu non. Loại
3

Truyền thuyết kể lại nghề dệt xuất hiện từ thời vua Hùng là do người con gái thứ 6 của vua Hùng đã sang tạo ra
nghề dệt.
4

Có rất nhiều tài liệu đều nói như thế, và thực tế cũng cho thấy điều đó.

16


yếm, hai dải buộc ra sau là hai miếng vải hình tam giác dài vắt chéo ngang ở
sau lưng rồi buộc ra phía trước. Hình thức loại yếm này kín cả ngực; bụng và
một phần lưng, do đó người phụ nữ có thể không mặc áo ngoài, tay để trần.
Làm lụng, tay xách nách mang dưới thời tiết nóng bức như vậy thì chiếc
yếm là lựa chọn phù hợp nhất đối với người phụ nữ mà không phải là áo dài,
áo tứ thân, hay các loại trang phục khác.

2.2. Yếm mặc lúc ở nhà.
Ngày xưa đàn bà con gái Việt ai cũng mặc yếm để che ngực, và thường tự
tay cắt may lấy bằng chất liệu tơ tằm,
không ai bán yếm ngoài chợ, coi đó
là lộ liễu, ngay khi giặt cũng phải
phơi ở chỗ kín đáo5.

Khi ở nhà không chợ búa, cấy hái
họ thường mặc yếm trắng, váy đen
buông chùng, hoàn toàn để hỡ lưng
và hai cánh tay... khi đi ra đường có
công chuyện họ mặc thêm áo cánh,
hoặc phủ ngoài là áo dài vừa phải.

hình 2: Chiếc yếm trắng trong đời sống và trong
thơ ca

Các cô gái thành thị thì chuộng yếm

Nguồn:

trắng lúc ở nhà, do đời sống khá giả

htth://netdepviet.org

không phải làm lụng như các cô gái ở

Vngirl07gx4.jpg

nông thôn nên yếm trắng là rất phù hợp. Màu trắng rượng trưng cho sự trong
sáng, thanh khiết, tao nhã, lịch lãm của người mặc. Các cô gái ở nông thôn
ngoài yếm màu trắng thì họ còn mặc cả yếm nâu lúc ở nhà, màu của chất phác,
5

Vì đó là vật thể hiện cho cơ quan kín đáo của phụ nữ, nó luôn gắ liền và đã trở thành vật gần như biểu tượng.

17



thật thà, lam lũ, toát lên nét đẹp thôn quê. Vải bông vừa mát vừa bền, lại rẻ để
may yếm trắng nõn và rất được ưa chuộng bởi các cô gái nông thôn xưa. Chiếc
yếm trắng còn được ca tụng bằng ca dao, dân ca:
Yếm trắng mà vã nước
Vã đi vã lại anh đồ yêu thương
Hay bị các anh chàng chọc ghẹo:
Cô kia yếm trắng lòa lòa
Lại đây đập đất trồng cà với anh
Bao giờ cà chín, cà xanh
Anh cho một quả để dành mớm cơm6.

2.3. Yếm mặc lúc hội hè, lễ tết.
Những ngày hội hè, lễ tết là những ngày sinh hoạt cộng đồng. Đó là những
ngày sinh hoạt, vui chơi...theo phong
tục truyền thống. Đó cũng là lúc quá
trình giao tiếp diễn ra đậm đặc nhất.
Trong những ngày đó ai cũng phải
chuẩn bị cho mình một bộ trang phục
mới nhất và đẹp nhất mà mình có.
Sự khác biệt của việc sữ dụng trang
phục ngày thường và trang phục lễ hội,
lễ tết... là biểu hiện của một nếp sống
văn hóa cao, tõ rõ sự tôn trọng cộng
đồng, tôn trọng nghi lễ, thể hiện ý thức

hình 3: Sự lựa chọn của người phụ nữ trong
ngày hội


Nguồn:

T439585.jpg

thẫm mỹ. Trong những ngày đó đàn bà con gái ai cũng mặc cho mình những
chiếc áo yếm đẹp nhất và mới nhất với những màu sắc săc sỡ nhất, đó là màu
6

Sưu tầm trên Internet

18


hồng đào, màu đỏ thắm, màu hoa hiên
hoặc nhiều màu. Những người lớn tuổi
thì mặc những màu nhẹ nhàng hơn, tối
hơn như mà nâu, màu xám đen.
Trong lúc này chiếc yếm đã vượt
chức năng vật chất thuần túy của nó.
Người dân Việt từ xưa tới nay đều ý
hình 4: Yếm đào nét đẹp duyên dáng

thức rất rõ rằng, lúc này mặc sạch, mặc

Nguồn:

đẹp, mặc mới, trang điểm bản thân




không phải chỉ là cho mình mà còn vì

picture1_400_01.jpg

mọi người, vì nếp sống đẹp của cộng

đồng và một phần vì danh dự của bản thân, gia đình và dòng tộc.
Trong những ngày đó yếm vóc, yếm nhiễu là những loại vải quý và đắt tiền
được các cô gái giả đình khá giả mặc. Những loại yếm cải khác được may bằng
những loại vải rẻ tiền hơn được các cô gái nông thôn mặc, khoác bên ngoài là
chiếc áo tứ thân cũng có màu sắc sặc sỡ. Tất cả mọi người đều sáng sủa, xinh
đẹp trong những chiếc váy yếm, nó cho thấy một hội hè mang nhiều màu sắc
văn hóa. Nhưng mặc lên thì như nhau không phân biệt giàu nghèo, đẳng cấp,
bất cứ người đàn bà con gái nào cũng được mặc yếm tùy theo màu mà họ thích
trong những ngày hội.
Lễ tết là những ngày con người được nghỉ ngơi sau những ngày làm việc,
đàn bà con gái vẫn luôn trung thành với chiếc yếm của mình, nó đã trở thành
sự tự hào, hãnh diện của phụ nữ thời xưa.

19


2.4. Yếm trong tình yêu – lễ cưới.
Trai gái dân tộc Việt xưa khi yêu nhau thường mượn trang phục để ví von
và bày tỏ tình cảm, cũng bỡi lễ giáo khi xưa: “nam nữ thụ thụ bất thân”, người
con trai và người con gái không được tự tiện gặp nhau, tâm tình hay thân mật,
do đó vào những dịp hội hè, lễ tết, khi có dipk họ thường ý tứ bày tỏ cảm xúc,
tình cảm bằng cách mượn trang phục để hát, để ví, để thể hiện những điều
mong muốn của bản thân. Ngày xưa dường như chiếc yếm là thứ trang phục
đại diện cho sự thể hiện tình yêu đôi lứa, là vật chứng nhận tình yêu, công

chứng tình yêu giữa đôi bạn7.
Ước gì sông rộng một gang
Bắc cầu dải yếm cho chàng sang chơi8.
Rồi có rất nhiều câu ca dao, dân ca nói về tình yêu lấy nguồn cảm hứng từ
chiếc yếm:
Kiếp sau đừng hóa ra người
Hóa ra dải yếm buộc người tình thân.
Hay:
Hỡi cô yếm trắng yếm hồng
Đi trong đám hội, có chồng hay chưa?
Còn nữa:
Ước gì dải yếm em dài
Để em buộc lấy những hai anh chàng.
7

Không những chỉ có chiếc yếm mà dân tộc Việt cond rất nhiều thứ trang phục trên mình để ví von tình yêu:

Khăn thương nhớ ai, khăn rơi xuống đất
Khăn thương nhớ ai, khăn vắt lên vai
8

Thật là táo bạo, không chỉ con trai mà người con gái đã khôn khéo dùng yếm để thể hiện mong muốn khát khao
mãnh liệt của họ.

20


Không những thể hiện tình yêu giữa nhưng người đang yêu mà còn thể hiện
tình yêu vợ chồng:
... Mình về mình có nhớ chăng,

Ta về như lạt buộc khăn nhớ mình.
Ta về ta cũng nhớ mình,
Nhớ yếm mình mặc, nhớ tình mình trao.
Những cách diễn đạt tình yêu thật kín đáo mà dễ thương biết chừng nào.
Khi nhắc tới chiếc yếm là nhắc tới chủ nhân của nó:
Con cò lặn lội bờ ao
Hỡi cô yếm đào lấy chú tôi chăng?
Hay:
Hỡi cô yếm đỏ lòm lòm
Lại đây tôi gả thằng còm cho cô...
Trong lễ cưới, từ xưa đến nay nhân dân ta bao giờ cũng coi trọng nghi lễ,
thể thức chú trọng tổ chức cưới xin cho đúng nghi lễ, tươm tất, chu đáo, đẹp
đẽ. Một trong những biểu hiện về mặt hình thức để đạt được yêu cầu đó trong
ngày cưới chính là vấn đề trang phục. Ngoài sự chú trọng tất yếu là cô dâu chú
rễ còn có phần trang phục của người đứng ra tổ chức và những người dự lễ.
Vì đây là ngày vui mừng, hạnh phúc, ngày đánh dấu bước ngoặt quan trọng
của cô dâu chú rễ nên trang phục rất được chú trọng. Vải tơ tằm là loại vải
được các quý cô, quý bà chốn kinh thành ưa chuộng nhất.
Thời xưa bộ trang phục của các cô dâu. Bên trong áo cánh trắng là chiếc
yếm hoa đào có dải lụa bạch. Cho thấy chiếc yếm không thể tách rời người phụ
nữ Việt xưa ngay cả trong ngày đám cưới. Những cô gái khác đi dự lễ cũng
mặc cho mình chiếc yếm đẹp nhất và có màu hồng hoặc màu đỏ thể hiện sự

21


chúc mừng hạnh phúc cũng như tôn trọng lễ cưới. Chiếc yếm lúc nào cũng
được xem là đẹp và hợp thời trang mọi nơi, mọi lúc.

2.5. Yếm trong thơ ca, ca dao, dân gian

Cái yếm tạo cho khuôn ngực của người con gái không bị cứng đờ, đã trở
thành thi hứng cho rất nhiều ság tác nghệ thuật, câu thơ, điệu hò.
Mọi vấn đề liên quan tới chiếc yếm đều đi vào ca dao, dân ca với muôn vàn
sắc thái, vẽ đẹp. Nhất là dùng yếm để nói tới tình yêu trai gái. Chiếc yếm thắm
luôn làm say đắm lòng người, làm mê mẩn bao đấng mày râu, quân tữ:
Quân tữ có yêu thì bóc yếm…
Làm lao đao, nghiêng ngã cả người nơi cữa phật:
Ba cô đội gạo lên chùa
Một cô yếm thắm bỏ bùa cho sư
Sư về sư ốm tương tư…
Thể hiện vẽ đẹp của người con gái:
Nhỏ nhỏ cái đuôi gà cao
Em đeo cáu dải yếm đào…
Hay đề cập tới loại vải dung để may yếm:
Hỡi cô yếm thắm lòa lòa
Yếm nhiễu, yếm vóc hay là búc trâu?
Hay là lụa bạch trên tàu
Người cắt cũng khéo, người khâu cũng tài.
Yếm đã trở thành một thi hứng, chủ đề cho ca dao, dân ca thủa ấy, trong thơ
Hồ Xuân Hương cũng có xuất hiện chiếc yếm:
Lược trúc lỏng cài trên mái tóc,
Yếm đào trễ xuống dưới nương long.
Đôi gò bồng đảo sương còn ngậm,
22


Một lạch đào nguyên suối chữa thông.
Chiếc yếm nó tạo nên sự lãng mạn và đáng yêu cho những câu thơ ca tình
tứ của dân tộc.
Thơ Tết, thơ Xuân thường là ước lệ. Nhưng qua những ước lệ chúng ta có

được nhiều câu thơ hay, và hay về nhiều mặt: nghệ thuật, tâm cảm và phong
tục. Trên ba kích thước ấy, có lẽ Nguyễn Bính là người lưu lại nhiều thơ Tết,
thơ Xuân hay nhất, từ tâm sự tha hương đến hình ảnh mùa xuân đất nước hay
ngày Tết dân tộc. Trong đó chiếc yếm lại hiện diện.
Trên đường cát mịn một đôi cô
Yếm đỏ khăn thâm trẩy hội chùa
Gậy trúc dắt bà già tóc bạc
Tay lần tràng hạt miệng nam mô
(1973, Tâm hồn tôi)
Trong bài tơ Vịnh Ốc Nhồi, tương truyền của bà, có chuyện “bốc yếm” lẳng
lơ hơn:
Bác mẹ sinh ra phận ốc nhồi
Lăn lóc đêm ngày đám cỏ hôi
Quân tử có thương thì bóc yếm
Xin đừng ngó ngoáy lỗ trôn tôi.
Trong bài Chợ Tết, chỉ trong hai câu thơ ngắn, Đoàn văn Cừ đã mô tả hai
loại yếm khác nhau:
Cô yếm thắm che môi cười lặng lẽ
Thằng em bé nép đầu bên yếm mẹ
23


Và phải đến tập thơ Về Kinh Bắc (1959-1960, xuất bản 1994) chúng ta mới
tìm thấy nhiều hình tượng đẹp về dải yếm, từ người mẹ:
Mùa chưa về
Tu hú gọi Em đi tìm Mẹ
Dãy tre xa giấu biệt dải khăn diều
Khi gậy nắng ăn mày đã quăng sau núi
Hàng tre nhả yếm trả Mẹ về
Lều dột đón mưa đêm

… Bao giờ Mẹ về
Buổi yếm đào phai vỗ hát ru
(Đợi Mùa)
Có mặt ở tất cả mọi nơi, mọi lúc chiếc yếm đã ảnh hưởng một cách rất sâu
sắc tới mọi mặt trong đời sống của con người Việt xưa, ngày nay nó cũng còn
ảnh hưởng trên nhiều mặt, tuy nhiên độ ảnh hưởng của nó bị giảm đi.
Hình ảnh chiếc áo yếm không còn là xa lạ, không còn là những thứ xa xỉ,
mà nó đã trở thành một loại trang phục quá phổ biến ở ngày xưa, nó được mặc
bởi những người phụ nữ trong cung đình tới những người phụ nữ làm lụng
ngoài ruộng đồng. Ẩn hiện trong đời thường cho tới lễ hội, tiệc tùng, cưới hỏi,
thơ ca, ca dao, dân ca. Rất quen thuộc và không thể thiếu đối với xã hội ngày
xưa khi chiếc áo dài và sự du nhập Phương Tây chưa xuất hiện.

24


Chương III. Yếm trong đời sống tâm linh của
người Việt.
3.1. Người làm yếm.
Yếm truyền thống không những đi vào văn học, nghệ thuật trong tranh
tượng mà còn đi vào đời sống tâm linh ở thế kỷ XV. Tại số nhà 38 phố Hàng
Đào từ năm 1995 có một ngôi đình đã bị bỏ quên từ lâu đó là đình Đồng Lạc
ngày xưa là chợ bán lụa. Đình Đồng Lạc còn có tên gọi khác là đình bán tơ lụa,
được xây dựng thời vua Lê (tức thế kỷ XVIII) với quy mô rộng rãi. Do nhiều
biến động lịch sữ, do chiến tranh, xâm nhập của thiên nhiên, tác động của con
người ngôi đình bị tàn phá nhiều. Năm 1856 dưới niên hiệu Tự Đức ngôi đình
đã được trùng tu lại. Ở đây có lưu giữ tấm bia thờ bà Diệu Duyên là tổ ngề làm
cổ yếm. Bà được thờ ở đình này với sự nhớ ơn người đã làm ra cổ yếm cho
chiếc áo yếm không thể thiếu của người phụ nữ. Họ tôn thờ như tôn thờ vẽ đẹp
nữ tính của người phụ nữ mà chiếc yếm mang lại cho họ.


3.2. Chiếc áo yếm.
Với câu chuyện tình lãng mạn liên quan đến chiếc yếm đã nổi rõ lên tâm
thức của người Việt.
Truyện kể ngày xưa ở thị trấn Tào Xuyên huyện Hoằng Hóa tỉnh Thanh
Hóa. Vào một ngày xuân, hoa đào nỡ rộ. Chàng võ sinh họ Đỗ làng nghĩa nhà
nghèo, đi thơ thẩn ra bến sông vắng theo lối hoa đào, ngắm nhìn mọi cảnh vật
xung quanh. Chàng đang lúc buồn nên bước sang làng Vĩnh lúc nào không hay
biết. Bỗng chàng thấy thấp thoáng một bóng cô thôn nữ. Chàng Đỗ nhận ra là
cô hàng rượu xinh đẹp, nết na vẫn thường mời gọi chàng nếm thử rượu, tuy

25


×