Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

mô hình thừa phát lại và thực tiễn áp dụng tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.81 KB, 10 trang )

MỤC LỤC
I.ĐẶT VẤN ĐỀ........................................................................................................2
II.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.......................................................................................2
2.1.Thực trạng pháp luật về thừa phát lại tại Thành phố Hồ Chính Minh.......6
2.1.1.Những ưu điểm của mô hình thừa phát lại.............................................................................6
2.1.2.Những hạn chế của mô hình thừa phát lại..............................................................................7

2.2.Một số kiến nghị để hoàn thiện mô hình thừa phát lại tại Việt Nam........8
III.KẾT THÚC VẤN ĐÊ........................................................................................9


Luật Thi hành án dân sự

I.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Vấn đề xã hội hóa việc thi hành án đã được nhà nước ta đặt ra từ rất sớm, để cụ
thể hóa việc này thì Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 24/2008/QH12 về việc thi
hành Luật Thi hành án dân sự do Quốc hội ban hành. Căn cứ vào Nghị quyết trên,
ngày 19/02/2009 Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 224/QĐ – TTg phê
duyệt đề án: “ Thí điểm mô hình Thừa phát lại tại TP HCM”, nếu việc thực hiện ở
TP HCM thành công thì sẽ triển khai mô hình Thừa phát lại này trên toàn quốc. Để
hiểu rõ hơn về vấn đề này, sau đây chúng ta cùng nghiên cứu về mô hình Thừa
phát lại và thực tiễn áp dụng tại Việt Nam.
II.

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1. Mô hình thừa phát lại ở Việt Nam
1.1.



Một số khái niệm liên quan đến mô hình thừa phát lại

Theo như quy định được quy định tại Điều 2 Nghị định 61/2009/NĐ – CP (sau
đây gọi tắt là NĐ 61) thì:
Thừa phát lại là người được Nhà nước bổ nhiệm để làm các công việc về thi
hành án dân sự, tống đạt giấy tờ, lập vi bằng và các công việc khác theo quy định
của Nghị định và pháp luật có liên quan. (Khoản 1 Điều 2 NĐ 61)
Vi bằng là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng
làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác.
Tống đạt là việc thông báo, giao nhận các văn bản của Tòa án và Cơ quan thi
hành án dân sự do Thừa phát lại thực hiện theo quy định của pháp luật.
1.2.

Các cơ sở pháp lý về mô hình thừa phát lại tại Việt Nam

Mô hình thừa phát lại hiện nay tại TP HCM đang được thực hiện thí điểm từ
năm 2009 – 2012, cuối năm 2012 sẽ tổng kết và nếu được thì sẽ được triển khai
trên toàn quốc. Thừa phát lại là chức danh do Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm,
người được bổ nhiệm phải là công dân Việt Nam có sức khỏe, đạo đức tốt…
Thừa phát lại hành nghề dưới dạng văn phòng Thừa phát lại và hoạt động theo
loại hình doanh nghiệp tư nhân nếu do một Thừa phát lại thành lập. Nếu do hai
thừa phát lại thành lập thì hoạt động theo mô hình công ty hợp danh. Về mặt tài
chính thì văn phòng Thừa phát lại phải tự chủ. Ngoài ra để thành lập một văn
phòng thừa phát lại thì bên cạnh việc phải đáp ứng điều kiện về nhân sự và địa
điểm thì chủ văn phòng thừa phát lại còn phải kỹ quỹ số tiền là 100 triệu đồng hoặc
phải có bảo hiểm thất nghiệp. Việc đăng ký thành lập văn phòng thừa phát lại phải
được thực hiện theo trình tự tại điều 17 NĐ 61.

Nguyễn Xuân Hòa 340910


Page 2


Luật Thi hành án dân sự

1.2.1. Thực hiện việc tống đạt văn bản của cơ quan thi hành án và của Tòa án
Theo như nội dung tại điều 21 và 24 NĐ 61 thì Văn phòng Thừa phát lại được
quyền thỏa thuận để tống đạt các văn bản của Cơ quan thi hành án dân sự thành
phố, Cơ quan thi hành án dân sự quận, huyện; Tòa án nhân dân thành phố và các
Tòa án nhân dân quận, huyện trong và ngoài địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Thỏa thuận tống đạt giữa văn phòng thừa phát lại với cơ quan thi hành án hoặc Tòa
án được ký kết dưới hình thức một hợp đồng và một Cơ quan thi hành án dân sự
hoặc một Tòa án chỉ được ký hợp đồng với một văn phòng Thừa phát lại. Một văn
phòng Thừa phát lại có quyền ký hợp đồng tống đạt với nhiều Cơ quan thi hành án
dân sự hoặc nhiều Tòa án tại thành phố Hồ Chí Minh quy định tại Điều 21 của
Nghị định này.
Cơ quan thi hành án dân sự, Tòa án phải lập danh mục các quyết định, giấy tờ
cần tống đạt bàn giao cho văn phòng Thừa phát lại, trong đó nêu rõ thời gian cần
thực hiện xong việc tống đạt. Danh mục các quyết định, giấy tờ cần tống đạt phải
lập thành 02 bản, khi bàn giao đại diện văn phòng Thừa phát lại, đại diện của Cơ
quan thi hành án dân sự hoặc Tòa án phải ký vào danh mục tài liệu, mỗi bên giữ 01
bản.
Việc tống đạt được coi là hoàn thành nếu đã được thực hiện theo thủ tục quy
định tại khoản 2, khoản 3 của Điều 23 NĐ 61. Thừa phát lại phải thông báo kết quả
tống đạt, kèm theo các tài liệu chứng minh việc tống đạt hoàn thành cho Cơ quan
thi hành án dân sự, Tòa án chậm nhất 02 ngày làm việc, kể từ ngày thực hiện xong
việc tống đạt, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Kết quả tống đạt phải được ghi vào sổ thụ lý quyết định, giấy tờ cần tống đạt.
Nếu việc tống đạt thiếu chính xác, không đúng thủ tục, đúng thời hạn của mình;

nếu gây thiệt hại thì phải bồi thưởng theo quy định.
1.2.2. Lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức
Vi bằng có giá trị chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ án và là căn cứ
để thực hiện các giao dịch hợp pháp khác theo quy định của pháp luật. Để bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của mình về dân sự, thương mại, hành chính, lao động
thì các cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu Thừa phát lại lập vi bằng đối
với các sự kiện, hành vi xảy ra trên địa bàn thành phố Hồ Chính Minh được dùng
làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác, trừ trường hợp quy
định tại Điều 6 NĐ 61.
Việc lập vi bằng phải do chính Thừa phát lại thực hiện. Thư ký nghiệp vụ Thừa
phát lại có thể giúp Thừa phát lại thực hiện việc lập vi bằng, nhưng Thừa phát lại
phải chịu trách nhiệm về vi bằng do mình thực hiện. Vi bằng chỉ ghi nhận những
sự kiện, hành vi mà Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến; việc ghi nhận phải khách

Nguyễn Xuân Hòa 340910

Page 3


Luật Thi hành án dân sự

quan, trung thực. Vi bằng lập thành 03 bản chính: 01 bản giao người yêu cầu; 01
bản gửi Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh để đăng ký trong thời hạn 03 ngày
làm việc, kể từ ngày lập vi bằng; 01 bản lưu trữ tại văn phòng Thừa phát lại theo
quy định của pháp luật về chế độ lưu trữ đối với văn bản công chứng. Trong thời
hạn không quá 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được vi bằng, Sở Tư pháp thành
phố Hồ Chí Minh phải vào sổ đăng ký vi bằng Thừa phát lại (Điều 26 NĐ 61)
Căn cứ vào quy định tại điều 27 NĐ 61 thì vi bằng lập thành văn bản viết bằng
tiếng Việt và có các nội dung chủ yếu sau: Tên, địa chỉ văn phòng Thừa phát lại;
họ, tên Thừa phát lại lập vi bằng; Địa điểm, giờ, ngày, tháng, năm lập vi bằng;

Người tham gia khác (nếu có); Họ, tên, địa chỉ người yêu cầu lập vi bằng và nội
dung yêu cầu lập vi bằng; Nội dung cụ thể của sự kiện, hành vi được ghi nhận; Lời
cam đoan của Thừa phát lại về tính trung thực và khách quan trong việc lập vi
bằng; Chữ ký của Thừa phát lại lập vi bằng và đóng dấu văn phòng Thừa phát lại,
chữ ký của những người tham gia, chứng kiến (nếu có) và có thể có chữ ký của
những người có hành vi bị lập vi bằng. Kèm theo vi bằng có thể có hình ảnh, băng
hình và các tài liệu chứng minh khác.
1.2.3. Xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự
Thừa phát lại có quyền xác minh điều kiện thi hành án liên quan đến việc thi
hành án mà vụ việc đó thuộc thẩm quyền thi hành của các cơ quan thi hành án dân
sự tại thành phố Hồ Chí Minh. Khi thực hiện, Thừa phát lại có quyền xác minh
ngoài địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong trường hợp đương sự cư trú, có tài sản
hay có điều kiện thi hành án ngoài địa bàn thành phố Hồ Chí Minh(Điều 30 NĐ
61).
Thừa phát lại thực hiện việc xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi
hành án theo yêu cầu của đương sự hoặc trực tiếp xác minh. Khi trực tiếp xác minh
điều kiện thi hành án của đương sự, Thừa phát lại phải lập biên bản. Nếu thấy cần
thiết, Thừa phát lại có quyền mời cơ quan chuyên môn hoặc chuyên gia để làm rõ
các nội dung cần xác minh. Các quy định khác về thủ tục xác minh điều kiện thi
hành án thực hiện theo quy định của pháp luật về thi hành án.
Sau khi có kết quả xác minh của thừa phát lại thì người được thi hành án có
quyền dùng kết quả xác minh đó để yêu cầu thi hành án. Cơ quan thi hành án dân
sự, văn phòng Thừa phát lại có thẩm quyền thi hành án vụ việc căn cứ kết quả xác
minh để tổ chức thi hành án. Nếu có căn cứ xác định kết quả xác minh không
khách quan, chính xác thì Cơ quan thi hành án dân sự, văn phòng Thừa phát lại
khác có quyền không sử dụng kết quả đó nhưng phải trả lời bằng văn bản có nêu rõ
lý do.
Trong trường hợp thừa phát lại thực hiện việc xác minh theo yêu cầu thì trong
văn bản thỏa thuận giữa đương sự với thừa phát lại phải có cá nội dung chủ yếu
Nguyễn Xuân Hòa 340910


Page 4


Luật Thi hành án dân sự

sau: Nội dung cần xác minh, trong đó nêu cụ thể yêu cầu xác minh về điều kiện tài
sản hay các điều kiện khác của đương sự; Thời gian thực hiện việc xác minh;
Quyền, nghĩa vụ của các bên; Chi phí xác minh; Các thỏa thuận khác, nếu có.
1.2.4. Tổ chức thi hành các quyết định, bản án của Tòa án
Thẩm quyền tổ chức thi hành của thừa phát lại được quy định tại điều 34 của
NĐ 61 như sau: Thừa phát lại được quyền trực tiếp tổ chức thi hành theo đơn yêu
cầu của đương sự đối với các bản án, quyết định: Bản án, quyết định sơ thẩm đã có
hiệu lực của Tòa án cấp huyện nơi Thừa phát lại đặt văn phòng; Bản án, quyết định
phúc thẩm của Tòa án cấp tỉnh đối với bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án cấp
huyện nơi Thừa phát lại đặt văn phòng; Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của
Tòa án cấp tỉnh đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp
huyện nơi Thừa phát lại đặt văn phòng. Thừa phát lại có thể tổ chức thi hành các
vụ việc quy định tại khoản 1 Điều 34 này ngoài địa bàn quận, huyện nơi đặt văn
phòng Thừa phát lại nếu đương sự có tài sản, cư trú hay có các điều kiện khác
ngoài địa bàn quận, huyện nơi đặt văn phòng Thừa phát lại.
Đối với cùng một nội dung yêu cầu và cùng một thời điểm thì người yêu cầu
chỉ có quyền làm đơn yêu cầu một văn phòng Thừa phát lại hoặc Cơ quan thi hành
án dân sự tổ chức thi hành án. Nhưng trong khi Cơ quan thi hành án dân sự trực
tiếp tổ chức thi hành thì đương sự có quyền yêu cầu thừa phát lại thực hiện việc
xác minh điều kiện thi hành án dân sự.
Quyết định thi hành án được Trưởng văn phòng Thừa phát lại ra trong thời hạn
05 ngày làm việc, kể từ ngày ký hợp đồng thỏa thuận thi hành án với người yêu
cầu, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Nội dung quyết định phải đầy đủ
nội duy theo khoản 2 điều 37 NĐ 61.

Các biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế thi hành án của thừa phát lại:
Điều 38 NĐ 61 quy định Thừa phát lại có quyền áp dụng các biện pháp bảo
đảm thi hành án quy định tại khoản 3, Điều 66 của Luật Thi hành án dân sự. khi áp
dụng các biện pháp bảo đảm thi hành án, Thừa phát lại có quyền và nghĩa vụ như
Chấp hành viên, thực hiện các thủ tục quy định tại Điều 66, Điều 67, Điều 68 và
Điều 69 của Luật Thi hành án dân sự.
Theo như điều 39 NĐ 61 thì biện pháp cưỡng chế được Thừa phát lại có quyền
áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án quy định tại Điều 71 của Luật thi
hành án dân sự sau khi hết thời hạn tự nguyện đã được ấn định trong quyết định thi
hành án, trừ trường hợp đề nghị Thủ trưởng Cơ quan thi hành án dân sự thành phố
Hồ Chí Minh ra quyết định cưỡng chế thi hành án theo quy định tại Điều 40 của
Nghị định này. Khi áp dụng biện pháp cưỡng chế, Thừa phát lại có quyền, nghĩa vụ
như Chấp hành viên và thực hiện theo quy định của pháp luật về thi hành án dân

Nguyễn Xuân Hòa 340910

Page 5


Luật Thi hành án dân sự

sự. Quyết định cưỡng chế thi hành án dân sự có các nội dung chủ yếu sau: Tên, địa
chỉ văn phòng Thừa phát lại; họ, tên Thừa phát lại ra quyết định cưỡng chế thi
hành án; Căn cứ ra quyết định cưỡng chế; Đối tượng và biện pháp cưỡng chế thi
hành án áp dụng; Thời gian, địa điểm áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án.
Ngoài ra pháp luật cũng quy định trường hợp thừa phát lại áp dụng biện pháp
cưỡng chế trong trường hợp huy động lực lượng bảo vệ tại điều 40 NĐ 61.
Về chi phí cưỡng chế thi hành án và thanh toán tiền thi hành án
Người phải thi hành án, người được thi hành án chịu các chi phí cưỡng chế thi
hành án quy định của pháp luật thi hành án dân sự. Thừa phát lại chịu chi phí

cưỡng chế thi hành án nếu việc cưỡng chế phải thực hiện lại do lỗi của Thừa phát
lại. Người được thi hành án và Thừa phát lại có thể thỏa thuận về việc hỗ trợ thêm
khoản chi phí cưỡng chế để tổ chức việc cưỡng chế thi hành án. Việc thanh toán
tiền thi hành án được thực hiện theo quy định tại điều 42 NĐ 61.
Việc thi hành án chấm dứt trong các trường hợp sau: Người phải thi hành án đã
thực hiện xong các nghĩa vụ thi hành án theo văn bản yêu cầu thi hành án hoặc
người phải thi hành án, người được thi hành án là cá nhân chết, tổ chức, doanh
nghiệp bị phá sản, giải thể mà không có ai kế thừa quyền, nghĩa vụ theo quy định
của pháp luật; Vụ việc bị đình chỉ theo quy định của pháp luật; Theo thỏa thuận
giữa Thừa phát lại và đương sự. Hậu quả pháp lý của việc chấm dứt thi hành án
của được quy định tại khoản 2 điều 43 NĐ 61.
2. Thực trạng áp dụng mô hình thừa phát lại tại Việt Nam
2.1.

Thực trạng pháp luật về thừa phát lại tại Thành phố Hồ Chính Minh

2.1.1. Những ưu điểm của mô hình thừa phát lại
Thứ nhất, việc chọn thành phố HCM là nơi thí điểm mô hình thừa phát lại là
một lựa chọn đúng đắn của Chính phủ vì hàng năm ngành Tòa án TP.HCM phải
tống đạt khoản 841.600 văn bản, giấy tờ; các cơ quan thi hành án phải xác minh
khoảng 5130… điều đặc biệt nữa là dân cư ở TP.HCM có thói quen sử dụng dịch
vụ pháp lý nhiều hơn các thành phố khác trong cả nước
Thứ hai, về các văn bản hướng dẫn thi hành thí điểm triển khi mô hình thừa
phát lại tại TP.HCM thì Chính phủ và các bộ ngành liên quan đã ban hành khá đầy
đủ để có căn cứ pháp luật để điều chỉnh việc xây dựng mô hình. Một số văn bản
ban hành như: Nghị định 61/2009/NĐ – CP và Đề án “thực hiện thí điểm chế định
Thừa phát lại tại TP.HCM”, Quyết định số 242/QĐ – TTg ngày 19/02/2009 về phê
duyệt Đề án “thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại tại TP.HCM các thông tư
liên tịch số 04/2009/TTLT – BTP – BTC và thông tư số 03/2009/TT – BTP.


Nguyễn Xuân Hòa 340910

Page 6


Luật Thi hành án dân sự

Thứ ba, Bộ tư pháp đã kết hợp với Ủy ban nhân dân TP. HCM để đào tạo cho
những ai có nhu cầu và đủ điều kiện để bổ nhiệm Thừa phát lại.
Thứ tư, theo như quy định của pháp luật thì Thừa phát lại có quyền thực hiện
việc Lập vi bằng, như vậy người dân khi có nhu cầu thì có quyền yêu cầu Thừa
phát lại thực hiện việc lập vi bằng cho mình để sau này dùng nó làm căn cứ để đưa
ra trước tòa để bảo vệ quyền lợi cho mình khi có tranh chấp xảy ra. Và việc thành
lập thêm mô hình Thừa phát lại đã đem lại thêm sự lựa chọn cho người dân trong
việc lựa chọn phương thức thi hành án thích hợp, hiệu quả nhất. Thông qua đó giúp
cho việc thi hành án được nhanh hơn, hiệu quả hơn bảo đảm quyền lợi ích các bên
đã đươc ghi nhận trong bản án.
2.1.2. Những hạn chế của mô hình thừa phát lại
Thứ nhất, về việc đào tạo con người để được bổ nhiệm vào vị trí thừa phát lại
còn hạn chế, mới hỉ dừng lại ở việc cung cấp cho các học viên các kiến thức mang
tính chất nền tảng về thừa phát lại, chưa cung cấp được những kiến thức thực tế.
Thứ hai, về giá trị của vi bằng do thừa phát lại lập thì hiện nay vẫn chưa có một
văn bản pháp lý nào quy định, giá trị của vi bằng chỉ được quy định một cách
chung chung tại Điều 28 NĐ 61/2009/NĐ – CP. Tuy nhiên nếu nhưng khi đưa vi
bằng ra làm chứng cứ khi xảy ra tranh chấp thì nếu như đương sự, người có quyền
và nghĩa vụ liên quan không đồng ý thì vi bằng cần được chứng minh lại. Điều này
đã làm giảm đi giá trị pháp lý của việc lập vi bằng.
Thứ ba, vấn đề bồi thường thiệt hại cho đương sự khi thừa phát lại gây thiệt hại
thì chưa được pháp NĐ 61/2009/NĐ – CP quy định, về nguyên tắc thì việc bồi
thường này sẽ áp dụng luật dân sự. Điều này là một thiếu sót vì nếu thừa phát lại

không đủ khả năng tài chỉnh để bồi thường thiệt hại bởi hiện nay không có cơ chế
bảo hộ nghề nghiệp cho thừa phát lại, mặc dù để mở một văn phòng thừa phát lại
thì thừa phát lại phải ký quỹ một khoản tiền là 100 triệu, nhưng trong điều kiện
kinh tế thị trường như hiện nay thì khoản tiền đó quả là quá khiêm tốn.
Thứ tư, đối với người dân thì mô hình thừa phát lại còn khá mới mẻ và từ xưa
đến nay người dân đã quen với việc yêu cầu cơ quan thi hành án của nhà nước thi
hành bản án, quyết định cho mình, đây là trở ngại to lớn trong công cuộc thực hiện
xã hội hóa thi hành án của nước ta. Một điều không thể không nhắc đến nữa là mô
hình thừa phát lại hiện nay có nhiều người lầm tưởng với các công ty đòi nợ thuê
do tư nhân thành lập và hoạt động theo kiểu xã hội đen. Và đây cũng là khe hở của
pháp luật để các công ty đòi nợ thuê núp dưới bóng của văn phòng thừa phát lại để
thực hiện tồn tại và văn phòng thừa phát lại câu kết với các công ty đòi nợ thuê để
áp dụng việc cưỡng chế thi hành theo khoản 3 điều 39 Luật thi hành án.

Nguyễn Xuân Hòa 340910

Page 7


Luật Thi hành án dân sự

2.2.

Một số kiến nghị để hoàn thiện mô hình thừa phát lại tại Việt Nam

Từ những hạn chế bên trên ta thấy rằng để mô hình thừa phát lại tại VN đạt
được hiệu quả cao và được áp dụng trên toàn quốc thì cần có một số biện pháp để
khắc phục những hạn chế trên, sau đây là một số ý kiến cá nhân mang tính chất
tham khảo.
Thứ nhất, thừa phát lại phải là người có chuyên môn, nghiệp vụ vững, đo đó Bộ

Tư pháp cần có biện pháp hiệu quả để đào tạo chuyên môn nghiệp vụ theo như
những nước tiên tiến trên thế giới như Cộng hòa Pháp. Về chi phí hoạt động của
thừa phát lại thì phải đảm bảo được mức sống của các thừa phát lại tại các địa
phương, các chi phí phải được tính một cách linh hoạt ví dụ như chi phí tống đạt,
chi phí lập vi bằng… mức phí cũng không thể quá cao vì hiện nay mức sống của
đại đa số người dân còn thấp vì thê nhà nước cần có những chính sách phù hợp với
thừa phát lại.
Thứ hai, trong lần sửa đổi BLTTDS vừa rồi các nhà làm luật đã vẫn chưa nâng
tầm giá trị của vi bằng do thừa phát lại lập, thiết nghĩ để nâng tầm giá trị pháp lý
của vi bằng thì phải quy định những tình tiết, sự kiện đươc ghi trong vi bằng là
những tình tiết không cần phải chứng minh. Theo đó, điểm c khoản 1 Điều 80
BLTTDS 2004 nên được sửa đổi thanh: “Những tình tiết, sự kiện đã được ghi
trong văn bản và được công chứng, chứng thực hợp pháp hoặc vi bằng được lập
bởi thừa phát lại”
Thứ ba, luật nên đưa ra các quy định xác định hậu quả của việc không cũng cấp
thông tin của các cá nhân, tổ chức có thông tin trong trường hợp nhiệm vụ, quyền
hạn có thể cung cấp thông tin. Đông thời nên thành lập một hiệp hội cho thừa phát
lại nhằm bảo vệ quyền và lợi ích cho thừa phát lại và đồng thời khi thừa phát lại
gây ra thiệt hại thì hiệp hội này sẽ đứng ra bồi thường sau đó thừa phát lại gây thiệt
hại sẽ phải hoàn trả lại phần bồi thường đó cho hiệp hội, nếu không thực hiện thì sẽ
bị xử lý theo quy định của hội.
Thứ tư, cần tuyên chuyền cho người dân biết rõ về lợi ích của thừa phát lại để
mọi người đều biết đến chế định mời này. Đồng thời các cơ quan chức năng cần
quản lý chặt chẽ các văn phòng thừa phát lại để tránh tình trạng hoạt động mang
tính chất xã hội đen. Bên cạnh việc quy định các cơ quan quản lý nhà nước về thừa
phát lại nhưng điều 8 NĐ 61/2009/NĐ – CP thì cần ban hành thêm cơ chế tự kiểm
tra, giám sát của hiệp hội thừa phát lại để giảm bớt gánh nặng cho cơ quan nhà
nước

Nguyễn Xuân Hòa 340910


Page 8


Luật Thi hành án dân sự

III.

KẾT THÚC VẤN ĐÊ

Từ những nghiên cứu bên trên ta thấy được rằng việc thí điểm mô hình thừa
phát lại Thành phố Hồ Chí Minh là bước đột phá lớn của việc xã hội hóa thi hành
án ở nước ta. Tuy mới đưa vào thí điểm ở Thành phố Hồ Chí Minh bước đầu đạt
được một số thành công hạn chế nhưng nếu như nhà nước ta quan tâm đúng mức
thì sẽ đạt được nhiều thành công trong tương lai để thực hiện được chủ chương xã
hội hóa thi hành án của nhà nước ta.

Nguyễn Xuân Hòa 340910

Page 9


Luật Thi hành án dân sự

DANH MỤC TÀI LIÊU THAM KHẢO
1. Luật thi hành án dân sự 2008
2. Bộ luật Tố tụng dân sự 2004, sửa đổi bổ sung 2010
3. Khóa luận tốt nghiệp, Mô hình thừa phát lại tại Thành phố Hồ Chí Minh –
Bước đột phá trong việc thực hiện xã hội hóa thi hành án dân sự ở Việt
Nam, Phạm Hùng Cường, 4/2010, Đại học Luật Hà Nội.


Nguyễn Xuân Hòa 340910

Page 10



×