Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Tìm những bằng chứng thực tế của một doanh nghiệp để trình bày và phân tích những đặc trưng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.04 KB, 14 trang )

Họ và tên: Mai Thị Huyền Trang
Mã học viên: CH200664
Lớp : CH20S
Chuyên đề 2: “Tìm những bằng chứng thực tế của một doanh nghiệp để trình
bày và phân tích những đặc trưng văn hóa doanh nghiệp của doanh nghiệp
được chọn.”

Lời mở đầu
Nền kinh tế càng phát triển đang ngày càng khẳng định vai trò của văn hóa
doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp giúp doanh nghiệp trở thành nơi tập
hợp, phát huy mọi nguồn lực con người, làm gia tăng nhiều lần giá trị của
từng nguồn lực con người đơn lẻ, góp phần vào sự phát triển bền vững của
doanh nghiệp trong môi trường làm việc đa dạng và phúc tạp. Nó đã trở
thành một tài sản vô hình của doanh nghiệp. Tại Việt Nam hiện nay, văn hóa
doanh nghiệp đang được các doanh nghiệp trong lĩnh vực ngân hàng phát
triển mạnh bởi nó là một công cụ cạnh tranh hữu ích. Ngân hàng thương mại
cổ phần Sacombank cũng không nằm ngoài xu hướng này. Văn hóa doanh
nghiệp là yếu tố được hình thành từ ngày ngân hàng bắt đầu thành lập nhưng
nó vẫn còn là một khái niệm rất mơ hồ, hiện nay, khi đã nhận thức được tầm
quan trọng của văn hóa doanh nghiêp thì ngân hàng Sacombank đang nỗ lực
hết mình để khắc họa sâu đạm hình ảnh văn hóa của ngân hàng trong tâm trí
người tiêu dùng.


1. Giới thiệu
Vào năm 1991: Sacombank là một trong những ngân hàng thương mại cổ
phần (TMCP) đầu tiên được thành lập tại Thành phố Hồ Chí Minh
(TP.HCM) từ việc hợp nhất 04 tổ chức tín dụng. trải qua hơn 20 năm phát
triển, cho đến nay, sacobank là một trong những ngân hàng lớn nhất taih
Việt Nam với đối tác là Tập đoàn Tài chính Dragon Financial Holdings với
vốn điều lệ gần 11000 tỷ đồng và mạng lưới hơn 407 điểm giao dịch trên


toàn quốc và 2 chi nhánh tại Campuchia và Lào, thiết lập mối quan hệ với
14.721 đại lý thuộc 811 ngân hàng tại 86 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế
giới.. Là ngân hàng TMCP đầu tiên tại Việt Nam tiên phong niêm yết cổ
phiếu tại HOSE với tổng số vốn niêm yết là 1.900 tỷ đồng. cổ phiếu của
công ty cũng luôn dành được sự quan tâm của nhà đầu tư trong và ngoài
nước. hiện nay, ngân hàng đã Thành lập các công ty trực thuộc bao gồm:
Công ty Kiều hối Sacombank-SBR, Công ty Cho thuê tài chính SacombankSBL, Công ty Chứng khoán Sacombank-SBS. 2010:
Ngân hàng đã Kết thúc thắng lợi các mục tiêu phát triển giai đoạn 2001 2010 với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 64%/năm; đồng thời thực hiện
thành công chương trình tái cấu trúc song song với việc xây dựng nền tảng
vận hành vững chắc, chuẩn bị đủ các nguồn lực để thực hiện tốt đẹp các mục
tiêu phát triển giai đoạn 2011 - 2020.
Sản phẩm dịch vụ
Ngân hàng cung cấp đầy đủ các sản phẩm và dịch vụ đa dạng dành cho
khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp với các sanrphaamr: cho
vay, tiền gửi , các dịch vụ thanh toán trong, ngoài nước, chuyển tiền, thẻ,
internetvaf mobile banking phục vụ đa dạng các nhau cầu khác nhau của
khách hàng.
2. Cấu trúc hữu hình
2.1. Cơ cấu tổ chức


ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

BAN KIỂM SOÁT

HĐ ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

TỔNG GIÁM ĐỐC


NHÂN SỰ VÀ ĐÀO TẠO
CÁ NHÂN

DOANH NGHIỆP
TIỀN TỆ

SGD TP HỒ CHÍ MINH
TÍN DỤNG

CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TÀI CHÍNH
VẬN HÀNH
QUẢN LÝ RỦI RO
HỖ TRỢ
KHU VỰC

2.2.

Kiến trúc:

HỘI ĐỒNG TÍN DỤNG


Trụ sở, văn phòng, trang thiết bị
Hiện nay, ngân hàng có 1 tòa nhà trụ sở chính tại 266-268 Nam Kỳ Khởi
Nghĩa, Quận 3, TP.HCM và 408 văn phòng chi nhánh phòng giao dịch trên
toàn khu vực Đông Dương với đầu đủ trang thiết bị hiện đại, tiên tiến, hệ
thống hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại, ứng dụng hệ thống ngân hàng lõi
(corebanking), Sacombank đáp ứng được hầu hết các nhu cầu mang tính thời

đại về tiêu chuẩn kỹ thuật, tính năng sử dụng, tính đồng bộ và liên kết, đảm
bảo cho Sacombank có thể quản lý, điều hành toàn bộ các hoạt động của
mình một cách hiệu quả nhất. hiện nay, ngân hàng cũng đang có 763 máy
ATM và 1803 máy POS.
2.3. Nhận dạng thương hiệu:
• Tên công ty: Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín
• Logo: dòng chữ Sacombank màu trắng là tên tiếng Anh của ngân hàng
Sài Gòn Thương Tín, có gạch màu vàng bên dưới dòng chữ thể hiện
trí tuệ, và lòng tin, thể hiện ngân hàng muốn là người bạn đồng hành
cùng với khách hàng, mang đến cho khách hàng sự tin tưởng trong
chất lượng dịch vụ.
• Slogan: “ Vì cộng đồng- Phát triển địa phương” là cam kết của ngân
hàng về trách nhiệm với xã hội trong chiến lược kinh doanh của mình.
• Trang phục: trang phục của ngân hàng có màu đỏ thể hiện sự nhiệt
tình của nhân viên đối với khách hàng.
• Công nghệ: Sacombank luôn áp dụng những công nghệ hiện đại vào
quản lý và vận hành hệ thống
 Nâng cấp hệ thống thanh toán theo tiêu chuẩn yêu cầu của tổ chức
thanh toán SWIFT nhằm nâng cao tính an toàn trong nghiệp vụ thanh
toán quốc tế và chất lượng dịch vụ.
 Quản lý tập trung hệ thống tham gia thanh toán CIATD toàn hệ thống


 Hệ thống e-office nhằm xây dựng cổng thông tin tổng hợp tạo điều
kiện thuận lợi cho nhân viên tham khảo các thông tin cần thiết, tra cứu
và xây dựng lịch làm việc và từng bước đưa các quy trình giấy lên hệ
thống điện tử để giảm thiểu thời gian luân chuyển chứng từ và tiết
kiệm chi phí.
 Triển khai các cải tiến quy trình trong hệ thống ngân hàng lõi (core
banking), nâng cấp lên phiên bản mới T24/R11 và các ứng dụng khác.

 Triển khai hệ thống ảo hóa trên nền tảng lưu trữ cấp trung với chi phí
đầu tư thấp và khả năng mở rộng lớn đã làm nền tảng rất tốt cho việc
xây dựng hệ thống ảo hóa và bước đầu xây dựng nền tảng cho điện
toán đám mây ứng dụng trong Ngân hànggiúp Sacombank tiết kiệm
rất nhiều chi phí không gian lưu trữ, chi phí điện, hệ thống lạnh và bảo
trì hệ thống .
 Triển khai các giải pháp dự phòng thảm họa (DRP) nhằm nâng cao
2.4.





khả năng hoạt động ổn định của hệ thống;
Các văn bản quy định nguyên tắc hoạt động của ngân hàng
Điều lệ của Sacombank
Nghị quyết đại hội cổ đông
Quy chế tổ chức và hoạt động của ban kiểm soát
Các quy định về mở và sử dụng tài khoản trong hệ thống ngân hàng







Sacombank
Các quy định về cho vay
Các quy định về thủ tục thực hiện các dịch vụ ngân hàng
Các quy chế về tuyển dụng, đào tạo, đãi ngộ, khen thưởng, xử phạt,…

Các quy định về công bố thông tin
Và rất nhiều các quy định thủ tục khác

3. Hệ thống chuẩn mực
Sứ mệnh: Tối đa hóa giá trị cho Khách hàng, Nhà đầu tư và đội ngũ Nhân viên,
đồng thời thể hiện cao nhất trách nhiệm xã hội đối với cộng đồng.
Tầm nhìn: Trở thành Ngân hàng bán lẻ hiện đại, đa năng hàng đầu Khu vực.


Chiến lược kinh doanh giai đoạn 2011- 2015
 Chiến lược nguồn nhân lực: số lượng CBCNV đến năm 2015 là 13000
người.
- Tăng cường tuyển dụng những nhân sự giỏi có năng lực đáp ứng được yêu
cầu tuyển dụng của nội bộ
- Phát hiện nhân sự giỏi nội bộ, đào tạo chuẩn bị cho nhân sự kế thừa
- Xây dựng chính sách tuyển dụng, đào tạo và phát triển ổn định nhân sự, duy
trì tỷ lệ nhân sự nghỉ việc dưới 10%/năm
 Chiến lược công nghệ ngân hàng
- Tăng năng suất làm việc của nhân viên tác nghiệp và đa dạng sản phẩm dịch
vụ hiện đại như các ngân hàng quốc tế dựa trên nền tang công nghệ tiên tiến
qua việc liên tục hoàn thiện, bổ sung và nâng cấp hệ thống t24
- Nâng cao năng lực cạnh tranh và năng lực quản lý qua việc khai thác triệt để
tính năng vượt trội của hệ thống ngân hnagf lõi, hệ thống kho dữ liệu nhằm
hoàn thiện hệ thống quản trị thông tin giúp triển khai các chiến lược phát
triển phù hợp theo từng thời kỳ.
 Chiến lược tài chính
- Tăng trưởng vốn chủ sở hữu 15-17%/năm, tận dụng tối đa nguồn vốn thứ


cấp

Tăng trưởng tổng tài sản bình quân 15-20%/năm
Lợi nhuận trước thuế 17-20%
ROE đạt 15-17%
ROA đạt 1,5-1,7%
Cổ tức đạt 14-17% chi trả bằng cổ phiếu hoặc tiền mặt
Chiến lược kênh phân phối

Mang lưới dự kiến đạt 600 điểm giao dịch, bao phủ toàn bộ lãnh thổ VN,mở
rộng hoat động sang Malaysia, Singapore, Mỹ, Úc, Châu Âu và 1 ố nc trong
khu vực Asean
 Chiến lược kinh doanh:


- Tổng nguồn vốn tăng trưởng ở mức 18%/năm, trong đó huy động từ dân

-

cư chiếm 65-85% trong tổng cơ cấu huy động.
Dư nợ cho vay tăng trưởng 20%/năm.
Tỷ lệ cho vay/huy động: 60-80%/năm.
Chiến lược sản phẩm dịch vụ:
Tập trung phát triển sản phẩm dịch vụ bán lẻ, tăng dần tỷ trọng nguồn thu

từ dịch vụ
- Đáp ứng tất cả nhu cầu khách hàng về SPDV tài chính theo định hướng
ngân hàng bán lẻ
- Đảm bảo chất lượng sản phẩm dịch vụ, tối đa hóa mức độ hài lòng của
khách hàng
- Phát triển các san rphaamr mới trong lĩnh vực tiền tệ: phái sinh, cơ cấu,
chứng khoán nợ…

 Chiến lược quản trị điều hành
- Hoàn thiện cơ chế quản trị theo mô hình tiên tiến
- Xây dựng cơ chế điều hành tập trung, kiên định từ hội sở đến các điểm
giao dịch trên cơ sở hệ thống sự báo hữu hiệu
- Xây dựng bộ máy quản lý rủi ro tiên tiến, chuyên nghiệp và hoàn thiện
bộ máy kiểm toán nội bộ theo chuẩn mực quốc tế.
Mục tiêu
Sacombank tập trung mọi nguồn lực nhằm:
(i)
(ii)
(iii)
(iv)

Nâng cao khả năng thích ứng;
Tăng cường năng lực cạnh tranh;
Gia tăng hiệu quả các lĩnh vực hoạt động;
Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về hoạt động dịch vụ và từng bước nâng
cao tỷ trọng thu nhập ngoài lãi, thu dịch vụ và kinh doanh ngoại hối để

(v)

tạo cơ chế thu nhập bền vững cho Sacombank;
Gia tăng năng suất lao động và chất lượng hoạt động các đơn vị; (vi)
Thực hiện và quán triệt xuyên suốt chủ trương triệt để tiết kiệm và chống
lãng phí trên toàn hệ thống; (vii) Phát huy năng lực, tính chủ động sáng


tạo, nâng cao tinh thần tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tất cả các đơn vị
và toàn thể CBNV. Tất cả nhằm mục đích hoàn thành kế hoạch đặt ra
của Sacombank trong năm 2012 theo phương châm phát triển AN TOÀN

- HIỆU QUẢ.
Giá trị cốt lõi
• Tiên phong: Sacombank luôn là người mở đường và sẵn sàng chấp nhận
vượt qua thách thức trên hành trình phát triển để tìm ra những hướng đi
mới
• Luôn đổi mới, năng động và sáng tạo: Sacombank nhận thức rằng đổi
mới là động lực phát triển. Vì vậy Sacombank luôn xác định đổi mới
phương pháp tư duy và hành động để biến các thách thức thành cơ hội.
• Cam kết với mục tiêu chất lượng: Sự chuyên nghiệp, tận tâm và uy tín
cao nhất đối với khách hàng, đối tác, đồng nghiệp là nguyên tắc ứng xử
của mỗi thành viên Sacombank. Điều đó được cam kết xuyên suốt thông
qua việc Sacombank không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, luôn tận
tâm và uy tín đối với khách hàng mình phục vụ.
Với hoạt động kinh doanh luôn hướng về khách hàng theophương châm
”Khách hàng hài lòng – Sacombank thành công“, trong năm qua
Sacombank chú trọng đẩy mạnh công tác nâng cao chất lượng phục vụ
khách hàng bằng việc thành lập Ban năng suất & chất lượng và nâng cấp
Trung tâm dịch vụ khách hàng nhằm làm đầu mối cùng phối hợp các đơn
vị liên quan triển khai các dự án về Khảo sát nhu cầu và thị hiếu của
khách hàng, dự án về cải tiến quy trình phục vụ khách hàng. Đồng thời,
hoàn tất các dự án công nghệ liên quan công tác tác nghiệp và giao dịch
khách hàng; nâng cao chất lượng phục vụ của giao dịch viên; triển khai
thành công Mô hình giao dịch một cửa.... Bên cạnh đó, cung ứng nhiều
sản phẩm dịch vụ tiện ích, đa dạng và đặc thù vùng/miền, tích hợp công


nghệ tiên tiến, tạo cho khách hàng nhiều lựa chọn phong phú nhằm thỏa
mãn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Ngoài ra, tháng “Tri ân
khách hàng“ theo chương trình hàng năm đã được Sacombank chuẩn bị
chu đáo, theo chiều sâu với sự phục vụ tận tình đã mang lại cho khách

hàng cảm giác hài lòng và thoải mái khi sử dụng sản phẩm dịch vụ của
Ngân hàng.
• Tạo dựng sự khác biệt: Sacombank luôn đột phá, sáng tạo để không
ngừng tạo nên những khác biệt về sản phẩm, phương thức kinh doanh và
mô hình quản lý. Chính sự khác biệt này đã tạo dựng lợi thế cạnh tranh
của Sacombank trên thương trường.
• Trách nhiệm đối với cộng đồng và xã hội: Trong kinh doanh, Sacombank
không chủ trương chạy theo lợi nhuận bằng mọi giá mà luôn xem trách
nhiệm xã hội là nhân tố không thể thiếu của chiến lược kinh doanh. Bằng
việc chủ động đầu tư vào các chương trình, các đề án bảo vệ môi trường,
chống biến đổi khí hậu; thành lập quỹ khuyến học, quỹ từ thiện; phát
động phong trào rèn luyện thể dục thể thao trên từng địa bàn hoạt động…
Sacombank đang trực tiếp góp phần thiết thực vào sự phát triển kinh tế xã
hội của địa bàn, của quốc gia mà Sacombank có mặt theo phương châm
Vì cộng đồng – phát triển địa phương
Trách nhiệm vì môi trường
Sacombank đã xây dựng Chính sách Môi trường dựa trên nguyên tắc phát
triển bền vững, luôn gắn kết trách nhiệm về môi trường trong các hoạt động
kinh doanh và hoạt động hằng ngày, cụ thể:
 Phân loại rủi ro môi trường trong hoạt động kinh doanh
 Duy trì và lưu tâm đến trách nhiệm bảo vệ môi trường và xã hội trong hoạt
động kinh doanh;


 Tập trung bảo vệ môi trường và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên cũng
như tuân thủ các nguyên tắc xã hội khi tài trợ nguồn vốn tín dụng cho bất kỳ
doanh nghiệp, cá nhân nào;
 Cân đối các vấn đề môi trường và xã hội với những ưu tiên tài chính…Trong
đó, Sacombank đặc biệt chú trọng kết hợp bảo vệ môi trường vào hoạt động
tín dụng. Sacombank đã xây dựng tiêu chuẩn “Tín dụng xanh” để phân loại

các dự án đầu tư theo ba cấp độ: Loại A – dự án có độ rủi ro môi trường cao,
dự án Loại B - có rủi ro trung bình và dự án Loại C - có khả năng tác động
thấp nhất đến môi trường. Từ đó, Sacombank có kế hoạch tham gia giám sát
việc triển khai các biện pháp giảm thiểu rủi ro môi trường đã được thỏa
thuận với khách hàng nhằm giảm tối thiểu các ảnh hưởng của dự án đến môi
trường.
Chung tay vì cộng đồng
Hướng đến xây dựng nếp sống văn minh đô thị, từ tháng 02/2010
Sacombank đã triển khai xây dựng Nhà vệ sinh công cộng miễn phí
(NVSCC) tại các địa bàn như: quận Tân Phú – TP. HCM (khai trương ngày
30/03/2011), TP. Đà Lạt (khai trương ngày 27/12/2011), TP. Vũng Tàu
(khai trương ngày 28/12/2011). Nhằm đảm bảo tạo dựng một mô hình
NVSCC chất lượng cao, các NVSCC này được đầu tư xây dựng với trang
thiết bị vệ sinh cao cấp đạt tiêu chuẩn 4 sao. Ngoài ra, Sacombank còn bố trí
nhân sự thường trực hàng ngày để giữ gìn vệ sinh cho các công trình này
luôn sạch sẽ và thoáng mát. Mô hình này đang được Sacombank tiếp tục
nhân rộng đến các quận tại khu vực TP.HCM cũng như tại các địa phương
khác trên cả nước như TP. Phú Quốc (Kiên Giang), TP. Nha Trang (Khánh
Hòa), TP. Tân An (Long An), TP. Vị Thanh (Hậu Giang), Vĩnh Long, Đồng
Tháp, Bến Tre v.v…


Năm 2011, Sacombank đã tài trợ 4.911ghế đá tại các công viên, trung tâm
văn hóa, trường học, sân bay…để phục vụ cộng đồng tại các địa phương có
Chi nhánh Sacombank hoạt động
Chung sức vì thế hệ tương lai
Năm 2004, Quỹ Học bổng “Sacombank – Ươm mầm cho những ước mơ” đã
ra đời với mục đích hỗ trợ cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn nhưng luôn
nỗ lực trong học tập.
Tổ chức tiếp nhận Thực tập viên tiềm năng Sacombank. Chương trình tiếp

nhận sinh viên thực tập tại Sacombank được tổ chức định kỳ hàng năm tạo
cơ hội cho các sinh viên tiếp xúc với thực tế công việc mà còn là một
chương trình tuyển dụng nhân sự có quy mô lớn của Sacombank dành cho
sinh viên nhằm chia sẻ những cơ hội mà các sinh viên có thể đồng hành
cùng Sacombank và ngành tài chính - ngân hàng trong tương lai.
Ngày 15/5/2011, Sacombank đã khởi động chương trình “Bài học vỡ lòng về
tiết kiệm” tại trường THCS Võ Trường Toản (Quận 1, TP.HCM) và giới
thiệu sản phẩm “Tiết kiệm Phù Đổng” là giải pháp giáo dục tài chính cho thế
hệ trẻ Việt một cách hiệu quả, hình thành thói quen tiết kiệm ngay khi còn
nhỏ. Ngoài ra, Sacombank còn thành lập Câu lạc bộ Phù Đổng nhằm tạo một
địa chỉ sinh hoạt cho các em với các hoạt động vui chơi ngoại khóa bổ ích,
góp phần xây dựng và phát huy thói quen tiết kiệm và sử dụng tiền hợp lý.
Từ năm 2005 đến nay, ông Đặng Văn Thành – Chủ tịch HĐQT Sacombank
đã chủ trì xuyên suốt chuỗi hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm trong công tác
Quản trị - Điều hành Doanh nghiệp” nhằm trao đổi kinh nghiệm trong hơn
30 năm quản trị - điều hành doanh nghiệp với cộng đồng 11.900 doanh nhân
tại 29/47 tỉnh, thành Việt Nam. Qua các hội thảo, Sacombank đã góp phần


gia tăng giá trị lợi ích cho các khách hàng và thể hiện trách nhiệm cùng đồng
hành, cùng phát triển với doanh nghiệp tại các địa phương trên hành trình
hội nhập.
Từ năm 2004, Sacombank chính thức đưa giải việt dã “Cùng Sacombank
chạy vì sức khỏe cộng đồng” thành hoạt động được tổ chức định kỳ hàng
năm nhân lễ khai trương và kỷ niệm ngày thành lập các Chi nhánh trên toàn
hệ thống. Trong năm 2011, Sacombank đã tổ chức 44 giải việt dã, góp phần
phát động phong trào thi đua “khỏe để lập nghiệp” đối với học sinh, sinh
viên và thanh thiếu niên trên toàn quốc.
Từ năm 2004 “Ngày hội từ thiện đón Xuân” đã trở thành một trong những
hoạt động vì cộng đồng thường niên củ Sacombank và các doanh nghiệp

thân hữu, nhằm gặp gỡ giao lưu và chia sẻ niềm vui Tết cổ truyền dân tộc
với hàng ngàn cụ già neo đơn và trẻ em cơ nhỡ, trẻ em khuyết tật đặc biệt
khó khăn đang được nuôi dưỡng và chăm sóc tại các viện dưỡng lão, các
trường - trại mồ côi, các mái ấm tình thương tại Tp.HCM cùng các tỉnh phụ
cận.
Ngoài ra, Sacombank còn tham gia các hoạt động: xây dựng nhà tình nghĩa,
bảo trợ mái ấm tình thương, đóng góp từ thiện ủng hộ nạn nhân chất độc
màu da cam, đóng góp quỹ “Vì người nghèo” tại các tỉnh thành, tài trợ
chương trình mổ mắt mang lại ánh sáng cho người mù có hoàn cảnh khó
khăn, hỗ trợ đồng bảo bị thiên tai, lũ lụt…Nhìn chung, các hoạt động từ
thiện của Sacombank đều dựa trên mục tiêu hỗ trợ các thành phần dễ bị tổn
thương trong xã hội một cách thiết thực và hiệu quả nhất, góp phần tăng
cường sự bình đẳng trong xã hội, đồng thời thể hiện trách nhiệm của một
doanh nghiệp đối với đất nước


Kết luận
Với nhận thức rõ ràng về vai trò của văn hóa doanh nghiệp, ngân hàng
Sacombank đã xây dựng cho mình một bản sắc văn hóa đặc trưng, không lẫn
với bất kì tổ chức nào và định vị được rõ ràng trong tâm trí khách hàng.
Chính điều này đã góp phần quan trong đưa ngân hàng thương mại cổ phần
Sài Gòn Thương Tín trở thanh một trong những ngân hàng lớn nhất Việt
Nam hiện nay. Đây cũng là một điển hình để các doanh nghiệp Việt Nam có
thể tham khảo học hỏi và xây dựng cho doanh nghiệp mình một nền văn hóa
riêng.


MỤC LỤC
Lời mở đầu...................................................................................................................................................1




×