Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

Tác động tiêu cực của đầu tư nước ngoài tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (279.37 KB, 35 trang )

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế để nền kinh tế của một nước phát triển
thì vốn đầu tư là một yếu tố không thể thiếu.Bên cạnh nguồn vốn từ trong nước thì
vốn đầu tư nước ngoài là một nguồn vốn có vai trò vô cùng quan trọng. Tất cả các
quốc gia trên thế giới dù là phát triển hay đang phát triển đều quan tâm đến nguồn
lực này.
Việt Nam đang trong quá trình chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung
sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước. Trong những năm qua,
Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong phát triển kinh tế: tốc độ
phát triển kinh tế cao trong nhiều năm, giải quyết tốt vấn đề lương thực, tăng nhanh
kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên, Việt Nam cũng như nhiều nước đang phát triển
khác cũng phải đối phó với nhiều thách thức to lớn trong quá trình phát triển như :
thiếu vốn, thị trường, công nghệ, và những kinh nghiệm trong quản lý để xây dựng
và phát triển kinh tế.
Đầu tư nước ngoài đã trở thành một kênh huy động vốn quan trọng cho sự
phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta, có tác dụng to lớn trong việc thúc đẩy chuyển
dich cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo thêm nhiều việc
làm, nâng cao năng lực quản lý và trình độ cho nền kinh tế. Hơn nữa hoạt động đầu
tư nước ngoài còn giúp mở rộng quan hệ đối ngoại giữa nước ta với các nước trong
khu vực và trên thế giới. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX cũng đã khẳng định
khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là một bộ phận hữu cơ gắn kết và bình
đẳng với các thành phần kinh tế khác và được khuyến khích phát triển. Tuy nhiên
vấn đề nào cũng có hai mặt của nó, bên cạnh những tác động tích cực, đầu tư nước
ngoài còn tác động ngược chiều đến nền kinh tế của nước ta. Do đó nếu thiếu sự
quản lý của nhà nước hoặc quản lý kém hiệu quả thì những mặt trái này sẽ bùng
phát gây khó khăn cho phát triển kinh tế. Vì vậy, việc phát hiện ra những mặt tiêu
cực của đầu tư nước ngoài và tìm ra những giải pháp phù hợp khắc phục những hạn
chế đó có ý nghĩa vô cùng cần thiết.
Bài tiểu luận của chúng em với đề tài “ Tác động tiêu cực của đầu tư nước
ngoài tại Việt Nam” hy vọng sẽ cung cấp được những thông tin cơ bản nhất, khái
quát nhất để có những hiểu biết ban đầu về vấn đề này.


1


PHẦN II: NỘI DUNG
I. KHÁI QUÁT VỀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
1. Khái niệm, nguyên nhân hình thành và phát triển của đầu tư quốc tế
1.1 Khái niệm:
Có nhiều định nghĩa khác nhau về đầu tư, nhưng tựu chung lại, có thể hiểu đầu
tư là việc sử dụng vốn vào một hoạt động nhất định nhằm thu lại lợi nhuận và/hoặc
lợi ích kinh tế xã hội.
Đầu tư quốc tế là một hình thức của quan hệ kinh tế quốc tế, trong đó diễn ra
việc di chuyển các phương tiện đầu tư giữa các chủ thể của quan hệ kinh tế quốc tế
trên phạm vi thế giới để tiến hành các hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác,
nhằm mục đích thu lợi nhuận hoặc đạt được những mục tiêu kinh tế xã hội khác.
Từ khái niệm trên, chúng ta thấy cần làm rõ nội dung sau:
 Chủ thể của đầu tư quốc tế là nhà đầu tư. Có thể là:
- Các tổ chức kinh tế, tài chính quốc tế: Tiêu biểu cho loại hình chủ thể này là
EU, OPEC, ADB, WB, các tổ chức của LHQ.
- Chính phủ các quốc gia: Chính phủ các quốc gia là một chủ thể đầu tư tích
cực trong hình thức viện trợ. Nhiều nước phát triển thường viện trợ cho các nước
đang phát triển, ví dụ như Nhật Bản viện trợ cho Việt Nam trong lĩnh vực xây dựng
cơ sở hạ tầng, hay Australia viện trợ cung cấp học bổng cho sinh viên Việt Nam du
học.
- Tư nhân: Là các công ty, các hãng. Đầu tư của tư nhân có thể là đầu tư trực
tiếp hoặc gián tiếp thông qua hình thức mua cổ phiếu, trái phiếu… Trong đầu tư tư
nhân, phổ biến nhất là đầu tư của các công ty xuyên quốc gia (TNCs).
Ngoài các loại hình chủ thể chính trên, ngày nay trên thế giới các tổ chức phi
chính phủ (Non – governmental organizations – NGOs) cũng ngày càng tích cực
tham gia vào hình thức đầu tư quốc tế.
 Phương tiện đầu tư, hay chính là vốn đầu tư, được góp dưới nhiều hình thức

sau:
- Tiền: Tiền có thể là ngoại tệ mạnh, bản tệ… tùy theo quy định của từng nước
nhận đầu tư.
2


- Tài sản hữu hình: các tư liệu sản xuất, nhà xưởng, hàng hóa, công trình xây
dựng khác…
- Tài sản vô hình: bao gồm sức lao động, công nghệ, bí quyết công nghệ, bằng
phát minh, nhãn hiệu, biểu tượng, uy tín hàng hóa…
Ngoài ra còn có các phương tiện đầu tư đặc biệt khác như cổ phiếu, vàng bạc đá
quý…
 Mục đích của đầu tư quốc tế:
Đã nhắc đến đầu tư nghĩa là phải nhắc đến tính sinh lợi. Lợi ích mà hoạt động
đầu tư đem lại cho các chủ đầu tư tư nhân được thể hiện thông qua chỉ tiêu lợi
nhuận (chênh lệch giữa thu nhập mà hoạt động đầu tư đem lại cho chủ đầu tư với
chi phí mà chủ đầu tư bỏ ra để tiến hành hoạt động đầu tư đó).
Dưới góc độ của toàn bộ nền kinh tế, lợi ích mà hoạt động đầu tư đem lại được
thể hiện thông qua lợi ich kinh tế xã hội (chênh lệch giữa những gì xã hội thu được
với những gì mà xã hội mất đi từ hoạt động đầu tư). Lợi ích kinh tế xã hội của hoạt
động đầu tư được đánh giá thông qua một loạt các chỉ tiêu khác nhau ( như tạo giá
trị gia tăng cho nền kinh tế, tạo việc làm…)
Trên đây là 3 nội dung cơ bản trong khái niệm về đầu tư quốc tế. Bên cạnh khái
niệm đầu tư quốc tế chúng ta còn gặp khái niệm “đầu tư nước ngoài”. Như tên gọi
của chúng chỉ ra, hai khái niệm này chỉ khác nhau ở góc độ tiếp cận, nếu từ góc độ
quốc gia, chúng ta sử dụng “đầu tư nước ngoài” (bao gồm cả đầu tư từ nước ngoài
vào trong nước và đầu tư từ trong nước ra nước ngoài). Ví dụ, Bộ Kế hoạch Đầu tư
Việt Nam, đứng trên góc độ quốc gia, đưa ra thống kê về đầu tư nước ngoài của các
nước, các khu vực vào Việt Nam (như Nhật, Hàn Quốc, Mỹ, Pháp..) và đầu tư của
Việt Nam ra nước ngoài ( sang Lào, I rắc, Nga…). Còn nhìn trên góc độ tổng thể

nền kinh tế thế giới, hoặc từ một quốc gia thứ ba thì hoạt động đầu tư giữa các quốc
gia khác, chúng ta sử dụng khái niệm đầu tư quốc tế.
1.2 Nguyên nhân hình thành và phát triển của đầu tư quốc tế
Lịch sử hình thành đầu tư quốc tế bắt nguồn từ việc di chuyển vốn giữa trung
tâm thương mại của các vương quốc phong kiến vào thế kỷ XVI, XVII:
Amsterdam, Anvers, Bruges, London, Geneves, Venise bởi các thương nhân Anh,
Hà Lan, Italia. Đến thời kỳ chủ nghĩa thực dân, đầu tư bắt đầu mở ra ngoài châu Âu
3


và đổ vào các nước thuộc địa, dưới cái tên “xuất khẩu tư bản”. Sang thế kỷ XX, dần
dần cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, hoạt động đầu tư cũng đã có nhiều
biến đổi, không còn bó hẹp trong khuôn khổ giữa các nước chính quốc với các nước
thuộc địa, có sự gia tăng cả về quy mô, lĩnh vực, lẫn địa bàn đầu tư. Đầu tư quốc tế
đã trở thành một hình thức đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế quốc tế.
Vậy đâu là nguyên nhân hình thành và phát triển của đầu tư quốc tế?
- Thứ nhất, đó chính là trình độ phát triển không đồng đều của lực lượng sản
xuất và sự phân bố không đồng đều giữa các yếu tố sản xuất của sản xuất xã hội
giữa các quốc gia.
Các yếu tố đó là: vốn, sức lao động, cộng nghệ, tài nguyên thiên nhiên. Một
quốc gia đơn lẻ khó mà có đầy đủ tất cả các yếu tố đó. Giữa các quốc gia luôn có sự
khá biệt và bổ sung cho nhau về các yếu tố sản xuất, đồng thời tồn tại sự không
đồng đều trong trình độ phát triển. Các nước phát triển có lợi thể về vốn và công
nghệ, trong khi đó các nước đang phát triển có nguồn lao động rẻ và tài nguyên dồi
dào chưa được khai thcs hiệu quả. Chính sự khác biệt đó giữa các quốc gia đã làm
nảy sinh nhu cầu trao đổi, nhu cầu di chuyển về hàng hóa, sức lao động, và dĩ nhiên
cả về vốn. Nếu như sự trao đổi về hàng hóa và dịch vụ đã hình thành nên thương
mại quốc tế thì việc di chuyển những phương tiện đầu tư đã làm xuất hiện đầu tư
quốc tế.
Song song với việc giảm chi phí sản xuất chính là sự tăng hiệu quả sử dụng vốn.

Ở các nước phát triển, tỷ suất lợi nhuận có xu hướng giảm dần gắn liền với hiện
tượng “thừa” tương đối tư bản ở trong nước. Đầu tư ra nước ngoài nhằm nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn ( cũng tương tự như trong cho vay, vốn di chuyển từ nơi có
lãi suất thấp đến nơi có lãi suất cao hơn).
- Thứ hai, quá trình toàn cầu hóa ngày càng phát triển mạnh mẽ, tạo nên môi
trường thuận lợi cho sự di chuyển các nguồn lực, trong đó có đầu tư giữa các nước.
Toàn cầu hóa đã làm hình thành mạng lưới nối kết các quốc gia, cả về giao
thông vận tải, thông tin liên lạc cũng như kinh tế. Tiến bộ công nghệ đã rút ngắn
khoảng cách giữa các quốc gia, những rào cản chính sách đối với việc di chuyển
vốn dần được dỡ bỏ.

4


- Thứ ba, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật cũng là động lực quan
trọng thúc đẩy dịch chuyển đầu tư quốc tế. Điều này xuất phát từ việc yêu cầu đầu
tư ngày càng lớn đòi hỏi phải có sự hợp tác giữa các quốc gia, và vòng đời công
nghệ ngày càng ngắn, dẫn đến nhu cầu đầu tư và chuyển giao công nghệ ra nước
ngoài tăng lên.
- Thứ tư, đầu tư quốc tế là một phương thức hữu hiệu để vượt qua hàng rào bảo
hộ ngày càng tinh vi chặt chẽ của các nước, xâm nhập và chiếm lĩnh thị trường,
bành trướng sực mạnh của các tập đoàn xuyên quốc gia.
- Thứ năm, đầu tư quốc tế là một hình thức quan trọng nhằm nâng cao uy tín
quốc toees và thực hiện các mục đích chính trị. Mỗi nước, tùy theo chiến lược của
mình, có thể có những ưu tiên đầu tư khác nhau. Tình hình trên thể hiện đặc biệt rõ
trong các khoản viện trợ, nơi mà tài trợ thường luôn đi kèm với các điều kiện ràng
buộc nước nhận đầu tư.
Trên đây là một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự hình thành và phát triển của
đầu tư quốc tế. Ngoài ra còn có những động cơ khác thúc đẩy đầu tư quốc tế như
phòng chống rủi ro và tận dụng chính sách thuế. Nhà đầu tư luôn phải đối mặt với

nhiều rủi ro như rủi ro tỷ giá, bất ổn chính trị, khủng hoảng kinh tế. Việc đa dạng
hóa đầu tư ở nhiều nước khác nhau có thể làm giảm rủi ro không bỏ tất cả trứng vào
một rổ.” Ngoài ra tận dụng chính sách thuế khác nhau giữa các nước cũng là một
động cơ cho đầu tư ra nước ngoài. Bên cạnh việc lựa chọn nước có mức thuế thấp,
các tập đoàn xuyên quốc gia còn thực hiện chính sách để tối thiểu mức thuế phải
đóng trên toàn tập đoàn bằng việc thực hiện các giao dịch chuyển giá trong các
công ty con nội bộ cùng tập đoàn.
2. Các hình thức đầu tư quốc tế
2.1 Căn cứ vào quyền điều hành quản lý đối tượng đầu tư
2.1.1 Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
a) Khái niệm
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức đầu tư quốc tế trong đó chủ đầu nước
ngoài đầu tư toàn bộ hoặc một phần vốn đủ lớn vào dự án đầu tư, cho phép họ giành
quyền quản lý hoặc trực tiếp tham gia quản lý dự án đầu tư
* Các khái niệm liên quan đến FDI:
5


- FDI có thế hiều là: FDI vào (inflow/inward-người nước ngoài nắm quyền kiểm
soát các tài sản của một nước A) hoặc FDI ra (outflow/outward-các nhà đầu tư nước
A nắm quyền kiểm soát các tài sản nước ngoài). Đôi khi FDI ra được gọi là đầu tư
trực tiếp nước ngoài (DIA-direct investment abroad).
- FDI có thể được tính như một dòng tiền (flow) nghĩa là số tiền đâu tư trong
một năm hoặc dưới dạng lũy kế (stock) nghĩa là tổng vốn đầu tư tích lũy tính đến
thời điểm cuối năm.
- Nước mà chủ đầu tư định cư gọi là nước chủ đầu tư (home country), nước mà
ở đó hoạt động đầu tư được tiến hành gọi là nước nhận đầu tư (host country).
b) Đặc điểm
+ Chủ đầu tư giành quyền kiếm soát hoạt động của doanh nghiệp đầu tư. Vì chủ
đầu tư đã nắm giữ 100% vốn hoặc đóng góp một tỷ lệ vốn tối thiểu trong vốn pháp

định hoặc vốn điều lệ của dự án đầu tư.
+ Quyền điều hành quản lý doanh nghiệp phụ thuộc vào mức góp vốn của các
bên trong tổng số vốn pháp định. Vốn góp càng cao thì nhà đầu tư càng có quyền
tham gia vào việc quản lý doanh nghiệp.
+ Lợi nhuận của nhà đầu tư nước ngoài phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của
doanh nghiệp
+ Xét từ góc độ của nhà đầu tư, có thể rút ra một vài ưu, nhược điểm của FDI:
• Ưu điểm:
- Chủ động, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
- Có thể chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ sản phẩm, khai thác nguồn nguyên liệu,
nhân công rẻ...
- Tranh thủ ưu đãi từ các nước nhận đầu tư, đồng thời lợi dụng cơ chế quản lý
thuế đối với hoạt động đầu tư ở các nước khác nhau để mở những công ty con nhằm
“chuyển giá”, tối đa hóa lợi nhuận.
• Nhược điểm: Nhà đầu tư phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về dự án đầu tư, do
đó cũng chịu rủi ro cao hơn, việc thu hồi vốn, chuyển nhượng vốn sẽ khó khăn hơn.
c) Các hình thức của FDI
Có hai cách thức chủ yếu mà các công ty tiến hành đâu tư trực tiếp trên phạm vi
quốc tế: đầu tư mới, mua lại và sáp nhập.
6


 Đầu tư mới (Greenfield investment): Là việc các nhà đầu tư tiến hành xây
dựng cơ sở kinh doanh hoàn toàn mới ở nước ngoài hoặc mở rộng cơ sở kinh doanh
hiện có. Đây là hình thức đầu tư truyển thống.
 Mua lại và sáp nhập (Merges and Acquysition): Là hình thức đầu tư dưới
dạng nhà đầu tư tiến hành mua lại và sáp nhập các doanh nghiệp hiện có ở nước
ngoài vào các cơ sở kinh doanh của mình, hoặc mua cổ phiếu để tham gia điều hành
doanh nghiệp đó.
* Các hình thức sáp nhập:

+ Sáp nhập theo chiều ngang: là hình thức sáp nhập diễn ra giữa các công ty
trong cùng một ngành kinh doanh.
+ Sáp nhập theo chiều dọc: là hình thực sáp nhập của các công ty khác nhau
trong cùng một dây chuyền sản xuất ra sản phẩm cuối cùng .
+ Sáp nhập conglomerate: là hình thức sáp nhập giữa các công ty kinh doanh
trong các lĩnh vực khác nhau. Mục tiêu của những vụ sáp nhập như vậy nhằm đa
dạng hóa lĩnh vực hoạt động và chúng thu hút sự chú ý của những công ty có số
lượng tiền mặt lớn.
Nhìn chung, theo UNCTAD, phần lớn các vụ sáp nhập giữa các công ty mà vượt
khỏi phạm vi biên giới quốc gia là sáp nhập theo chiều ngang (chiếm 60% trong
giai đoạn 1987-1999), kế đến là sáp nhập conglomerate (30%), và sáp nhập dọc
(10%). Hình thức mua lại và sáp nhập trở nên phổ biến vì nó nhanh hơn và ít rủi ro
hơn và hệ thống pháp luật ở các nước nhận đầu tư thông thoáng hơn. Tuy nhiền dù
là hình thức đầu tư nào thì việc lựa chọn cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như
nguồn lực của các nhà đầu tư, chi phí giao dịch, mức độ cạnh tranh trên thị trường.
2.1.2 Đầu tư gián tiếp
a) Khái niệm
Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư quốc tế trong đó các chủ đầu tư nước ngoài
đầu tư vốn nhưng không tham gia trực tiếp vào việc điều hành quảnh lý đối tượng
đầu tư. Nhà đầu tư thu lợi nhuận thông qua thu nhập của chứng khoán hoặc lãi suất
của số tiền cho vay.
Như vậy, điểm cơ bản để phân biệt đầu tư gián tiếp chính là quyền sử dụng và
quyền sở hữu vốn tách rời nhau. Mục đích chính của nhà đầu tư là lãi suất, cổ tức
7


và/hoặc lợi nhuận từ việc mua bán các tài sản tài chính ở nước ngoài, chứ không
quan tâm đến quá trình quản lý của doanh nghiệp.
b) Đặc điểm của đầu tư gián tiếp
Đầu tư gián tiếp có các đặc điểm sau:

• Chủ đầu tư nước ngoài bị khống chế ở tỷ lệ góp vốn tối đa, với mức vốn đó
họ không được tham gia trực tiếp điều hành dự án. Mức góp vốn khống chế này tùy
theo luật đầu tư của từng nước quy định, thường dưới 10 – 30% vốn pháp định.
• Nước nhận đầu tư được hoàn toàn chủ động trong quản lý và điều hành dự
án. Đây là điều thuận lợi cho nước nhận đầu tư, nhưng nó cũng hạn chế khả năng
tiếp nhận, học tập kinh nghiệm quản lý, điều hành sản xuất tiên tiến của nước ngoài.
• Thu nhập của chủ đầu tư thông thường dưới hình thức tiền lãi hoặc cổ tức
không kèm quyền biểu quyết.
Vốn đầu tư gián tiếp là nguồn vốn quan trọng bổ sung cho nền kinh tế, tuy nhiến
nếu không quản ký tốt, có thể tiềm ẩn những nguy cơ nợ nước ngoài, khủng hoảng
kinh tế. Khi có những biến động xấu xảy ra, nguồn vốn này dễ chảy ra nước ngoài,
gây những hậu quả nghiêm trọng cho nến kinh tế.
Ưu và nhược điểm của đầu tư gián tiếp (đứng trên lựa chọn của chủ đầu tư).
• Ưu điểm:
Rủi ro thấp: Các nhà đầu tư nước ngoài không phải chịu nhiều thiệt hại khi có sự
cố kinh doanh xảy ra do vốn đầu tư nhỏ và được phân tán trong vô số cổ đông
(những người mua cổ phiếu, trái phiếu). Ngoài ra, việc thu hồi và chuyển nhượng
vốn được tiến hành khá nhanh, đặc biệt với đầu tư chứng khoán.
• Nhược điểm:
Do không được tham gia quản lý và bị khống chế về mức vốn đóng góp, lợi
nhuận thu được từ đầu tư gián tiếp cũng bị hạn chế so với đầu tư trực tiếp.
c) Các hình thức đầu tư gián tiếp
 Đầu tư chứng khoán:
Là hình thức đầu tư quốc tế trong đó chủ đầu tư của một nước mua chứng khoán
của các công ty, các tổ chức phát hành ở một nước khác với một mức khống chế
nhất định để thu lợi nhuận nhưng không nắm quyền kiểm soát trực tiếp đối với tổ
chức phát hành chứng khoán.
Đầu tư chứng khoán có thể dưới dạng mua cổ phiếu hoặc trái phiếu và các công
cụ đầu tư tài chính khác.
-


Cổ phiếu:
8


Là một loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu và lợi ích hợp pháp của người
sở hữu cổ phiếu đối với tài sản hoặc vốn của 1 công ty cổ phần.
Cần chú ý, với hình thức mua cổ phiếu trong đầu tư gián tiếp, tỷ lệ góp vốn của
nhà đầu tư trong công ty cổ phần phải bị khống chế ở mức nhất định. Nếu tỷ lệ này
vượt quá ngưỡng đó, nhà đầu tư nước ngoài có quyền tham gia quản lý doanh
nghiệp thì khi đó sẽ trở thành đầu tư trực tiếp.
- Trái phiếu và các công cụ tài chính khác:
Ngoài cổ phiếu, trên thị trường nhà đầu tư còn có thể lựa chọn đầu tư vào những
chứng khoán như trái phiếu và những công cụ tài chính khác.
Trái phiếu xác nhận nghĩa vụ trả nợ (gốc và lãi) khi đến hạn của tổ chức phát
hành. Như vậy, nhà đầu tư nắm giữ trái phiếu trở thành chủ nợ, không co quyền
tham gia quản lý công ty và hưởng thu nhập dưới dạng lãi suất trái phiếu.
 Đầu tư dưới dạng cho vay – tín dụng quốc tế:
Đây là hình thức của đầu tư quốc tế, trong đó chủ đầu tư cho nước ngoài vay
vốn và thu lợi nhuận từ số tiền cho vay.
Hình thức này có các đặc điểm sau:
- Vốn vay chủ yếu dưới dạng tiền tệ nên dễ dàng chuyển thành các phương
tiện đầu tư khác.
- Chủ đầu tư nước ngoài không trực tiếp tham gia quản lý sử dụng nguồn vốn
đầu tư. Nước tiếp nhận đầu tư hoàn toàn được chủ động sử dụng vốn đầu tư theo
mục đích riêng của mình.
- Chủ đầu tư có thu nhập ổn định thông qua lãi suất của số tiền cho vay, không
phụ thuộc vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc hoặc hiệu quả của việc
sử dụng nguồn vốn vay.
Thông thường, nguồn vồn vay theo hình thức này, nếu nước đi vay không biết

quản lý tốt, sẽ có thể dẫn đến hiệu quả sử dụng vồn thấp, không tiếp thu được khoa
học kỹ thuật và công nghệ quản lý mới và lâm vào nợ nước ngoài. Bài học thực tế
này đã xảy ra ở một số quốc gia châu Phi, Mỹ Latinh.
 ODA – hình thức tín dụng quốc tế đặc biệt:
ODA (Official Development Assistance – Hỗ trợ phát triển chính thức) là một
hình thức tín dụng ưu đãi đặc biệt dành cho các nước đang phát triển. ODA là tất cả
các khoản viện trợ không hoàn lại, viện trợ có hoàn lại, và tín dụng ưu đãi của các
chính phủ, các tổ chức thuộc Liên hiệp quốc, các tổ chức kinh tế tài chính quốc tế,

9


các tổ chức phi chính phủ dành cho các nước đang và chậm phất triển nhằm hỗ trợ
cho sự phát triển kinh tế của những nước này.
Hình thức cung cấp ODA bao gồm: ODA không hoàn lại; ODA vay ưu đãi có
yếu tố không hoàn lại (còn gọi là “thành tố hỗ trợ”) đạt ít nhất 25%.
Phương thức cung cấp ODA bao gồm : hỗ trợ cán cân thanh toán; hỗ trợ chương
trình; hỗ trợ dự án.
Tùy theo tiêu thức, ODA được phân loại như sau:
• Theo tính chất (phương thức hoàn trả) có:
-

Viện trợ không hoàn lại: bên nước ngoài cung cấp viện trợ mà bên nhận

không phải hoàn lại để bên nhận thực hiện các chương trình, dự án theo sự thỏa
thuận trước giữa các bên.
- Viện trợ có hoàn lại (tín dụng ưu đãi): nhà tài trợ cho nước cần vốn vay một
khoản tiền với mức lãi suất ưu đãi và thời gian trả nợ thích hợp.
- ODA cho vay hỗn hợp: là các khoản ODA kết hợp một phần ODA không
hoàn lại và một phần tín dụng thương mại; thậm chí có loại ODA kết hợp tới ba loại

hình gồm một phần ODA không hoàn lại, một phần vốn ưu đãi và một phần tín
dụng thương mại.
Ngoài ra, còn có một số cách phân loại ODA khác như theo như theo mục đích,
ODA được chia ra hai loại hỗ trợ cơ bản và hỗ trợ kỹ thuật, theo điều kiện có ODA
không ràng buộc và có ràng buộc nước nhận, theo hình thức có dạng hỗ trợ dự án và
phu dự án, theo nguồn cung cấp có ODA song phương và đa phương v.v…
ODA có các đặc điểm nổi bật phân biệt với các hình thức đầu tư vốn khác là tính
ưu đãi, tính ràng buộc và có khả năng gây nợ.
- Vốn ODA mang tính ưu đãi. Vốn ODA có lãi suất thấp (0,5-5%/năm), thời
gian cho vay (hoàn trả vốn) dài, có thời gian ân hạn dài (chỉ trả lãi, chưa trả nợ gốc).
Đây cũng chính là một sự ưu đãi dành cho nước vay. Tính ưu đãi của ODA còn
được thể hiện ở chỗ nó chỉ dành riêng cho các nước đang và chậm phát triển, vì
mục tiêu phát triển.
- Vốn ODA mang tính ràng buộc. ODA có thể ràng buộc (phải chi tiêu ở nước
cung cấp viện trợ), hoặc không ràng buộc (có thể chi tiêu ở bất kỳ đâu), hoặc có thể
ràng buộc một phần (một phần chi tiêu ở nước cấp viện trợ, phần còn lại chi ở bất
kỳ đâu).

10


-

ODA là nguồn vốn có khả năng gây nợ. Khi tiếp nhận và sử dụng vốn ODA

do tính chất ưu đãi nên gánh nặng nợ nần thường chưa xuất hiện. Một số nước do sử
dụng không hiệu quả ODA, có thể tạo nên sự tăng trưởng nhất thời, nhưng sau một
thời gian lại lâm vào vòng nợ nần do không có khà năng trả nợ.
2.2 Căn cứ vào chủ sở hữu nguồn vốn đầu tư
Căn cứ vào chủ sở hữu của nguồn vốn đầu tư, đầu tư quốc tế có thể được phân

loại thành đầu tư của Nhà nước, đầu tư của các tổ chức kinh tế tài chính quốc tế và
đầu tư tư nhân.
2.2.1 Đầu tư của Nhà nước
Là một hình thức của đầu tư quốc tế trong đó chủ sở hữu nguồn vốn đầu tư là
Chính phủ của các nước. Nguồn vốn đầu tư được thực hiện chủ yếu thông qua hình
thức ODA.
2.2.2 Đầu tư của các tổ chức kinh tế, tài chính quốc tế
Là một hình thức của đầu tư quốc tế trong đó nguồn vốn đầu tư là của các tổ
chức kinh tế tài chính quốc tế như: WB, ADB, IMF, OECD, OPEC…
Cũng như đầu tư của Nhà nước được thực hiện dưới hình thức cho vay với
các điều kiện ưu đãi hoặc tín dụng thông thường. Mục đích của các nguồn đầu tư
này chủ yếu để trợ giúp các nước đang phát triển xây dựng, nâng cấp, cải tạo hạ
tầng cơ sở (đường giao thông, xây dựng cầu, cảng, các nhà máy cung cấp điện,
nước…) hoặc các lĩnh vực xã hội khác. Nguồn vốn đầu tư của IMF và WB còn
cung cấp cho các nước mới công nghiệp hóa cơ cấu lại nền kinh tế hoặc giải quyết
những khó khăn về kinh tế, tài chính, tiền tệ…Nhìn chung, các khoản đầu tư này
thường kèm theo những quy định ngặt nghèo đối với các nước nhận đầu tư như: cần
phải tiến hành cổ phần hóa, tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước, mở cửa thị
trường, cải cách chính sách kinh tế vĩ mô…
2.2.3 Đầu tư tư nhân
Là một hình thức của đầu tư quốc tế trong đó nguồn vốn đầu tư là của các
công ty, các tập đoàn thuộc chủ sở hữu tư nhân. Đầu tư tư nhân được thực hiện
thông qua hình thức đầu tư trực tiếp (là hình thức chủ yếu) và gián tiếp.
3. Vai trò của đầu tư quốc tế
3.1 Đối với nước xuất khẩu vốn đầu tư
11


 Tác động tích cực:
o


Giúp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, mang lại lợi nhuận siêu nghạch

cho chủ đầu tư
Việc di chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư trên
nhiều khía cạnh. Đó là sự tận dụng những nguồn vốn sẵn có, dư thừa trong nước,
khả năng khai thác những lợi thế của nước nhận đầu tư: lao động, tài nguyên phong
phú, là những ưu đãi của nước nhận đầu tư, cũng như tạo nguồn lợi cho phân tán rủi
ro.
o

Mở rộng thị trường

-

Mở rộng thị trường cung cấp: đầu tư quốc tế tạo nguồn nguyên vật liệu, các

sản phẩm cơ bản ổn định, giá rẻ phục vụ cho sản xuất và tiêu dung trong nước.
- Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm: nhà đầu tư có thể tổ chức sản xuất ở
nước ngoài và tiêu thụ sản phẩm tại nước đó, lại tránh được những hang rào bảo hộ.
o

Chuyển giao công nghệ cũ sang nước nhận đầu tư. Việc chuyển giao công

nghệ cũ sang nước nhận đầu tư mang lại lợi ích cho chủ đầu tư về các khía cạnh
sau:
-

Kéo dài tuổi thọ và làm giảm chi phí khấu hao công nghệ
Kéo dài vòng đời sản phẩm ở nước ngoài


o

Mở rộng ảnh hưởng về kinh tế, chính trị và xã hội trên thế giới.

 Tác động tiêu cực:
o

Gây ra tình trạng thiếu vốn đầu tư trong nước nhất là trong đầu tư cơ sở hạ

tầng, lợi nhuận thấp.
o

Chảy máu chất xám.

o

Có thể xảy ra tình trạng thất nghiệp trong nước

3.2 Đối với nước tiếp nhận vốn đầu tư
3.2.1 Đối với các nước tư bản phát triển
- Góp phần tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật, năng lực công nghệ hiện đại
của nền kinh tế
- Góp phần giải quyết những khó khăn về kinh tế - xã hội

12


- Tạo ra môi trường cạnh tranh từ đó thúc đẩy sự đổi mới công nghệ, phát triển
kinh tế

- Có thị trường để tiêu thụ sản phẩm.
3.2.2 .Đối với các nước chậm phát triển và đang phát triển
 Tác động tích cực
o Giải quyết vấn đề thiếu vốn để phát triển nền kinh tế
Một quốc gia có thể huy động vốn từ nguồn trong nước: vốn nhàn rỗi trong dân,
đầu tư của các doanh nghiệp, tích lũy Chính phủ hay từ nguồn nước ngoài: đầu tư
trực tiếp nước ngoài (FDI), vốn vay bên ngoài, viện trợ không hoàn lại. Khi nguồn
vốn trong nước không đáp ứng đủ nguồn vốn từ bên ngoài sẽ bổ sung quan trọng
cho nền kinh tế.
o Phát triển sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp
hóa
Đầu tư nước ngoài tạo ra nhiều ngành công nghiệp mới và tăng năng lực của
nhiều ngành công nghiệp như dầu khí, ô tô, hóa chất, công nghệ thông tin…đồng
thời góp phần hình thành và phát triển hệ thống các khu công nghiệp, khu chế xuất
hiện đại..
o Tạo việc làm và phát triên nguồn lực
o

Phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập quốc dân, tăng thu ngân sách

Đầu tư nước ngoài góp phần nâng cao phúc lợi xã hội, cải thiện mức sống của
người dân, đưa mức GDP bình quân tăng lên hàng năm và nó cũng tác động tích
cực đến cân đối ngân sách, cải thiện cán cân vãng lai, cán cân thanh toán
o Tiếp nhận công nghệ mới, kỹ năng – kinh nghiệm quản lý của nước ngoài
o Thúc đẩy hội nhập, phát triển và mở rộng các hình thức kinh tế đối ngoại
khác, đặc biệt là thương mại quốc tế
Đầu tư nước ngoài thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu phát triển, tận dụng được
máy móc thiết bị nhập khẩu cho quá trình sản xuất. Ngoài ra nó còn khuyến khích
các hình thức kinh tế đối ngoại khác như chuyển giao công nghệ, quan hệ quốc tế
và tiền tệ.

o Giúp các nước hiện đại hóa cơ sở hạ tầng
 Tác động tiêu cực :
13


o Các nước đang phát triển rất có thể rơi vào tình trạng nợ nần chồng chất, mất
khả năng thanh toán. Nguy cơ này đặc biệt rõ với hình thức đầu tư gián tiếp, nhất
là ODA.
o Nước nhận đầu tư dễ rơi vào tình trạng phụ thuộc
-

Về vốn: Các cuộc khủng hoảng tiền tệ ở Đông Nam Á và một số nước Trung

Mỹ đã chứng minh tác hại của việc phụ thuộc quá nhiều vào vốn nước ngoài.
-

Về công nghệ: Công nghệ tiếp nhận có tiên tiến hay lạc hậu thì phụ thuộc

vào nhà đầu tư và các giải pháp quản lý thích hợp của nước nhận đầu tư.
-

Về thị trường: Nước nhận đầu tư bị phụ thuộc vào thị trường cung cấp

nguyên vật liệu và thị trường tiêu thụ sản phẩm nước ngoài.
-

Về chính trị: Đi kèm với đầu tư đặc biệt là các khoản viện trợ thì nước nhận

đầu tư phải thực hiện một số điều kiện của các chủ đầu tư dưới các hình thức: cải tổ
chính sách, điều chỉnh cơ cấu.

o Nước nhận đầu tư phải chia sẻ quyền lợi, lợi ích.
o Nền kinh tế có thể rơi vào tình trạng phát triển lệch lạc mất cân đối
Sự mất cân đối có thể diễn ra trong cơ cấu ngành (đầu tư vào lĩnh vực công
nghiệp, dịch vụ nhất là bất động sản nhưng vào lĩnh vực nông-lâm-ngư nghiệp lại
hạn chế), trong cơ cấu lãnh thổ (tập trung đầu tư vào địa bàn có cơ sở hạ tầng tốt,
hiện đại vì thế những vùng khó khăn càng bất lợi)
o Nước nhận đầu tư có thể trở thành bãi rác công nghệ
Lợi dụng “cơn khát công nghệ” và sự yếu kém trong quản lý ở nước nhận đầu tư
mà một số nhà đầu tư nước ngoài thông qua đầu tư mà tiêu thụ những máy móc
trang thiết bị lạc hậu sang với giá cao hay chỉ chuyển giao một phần công nghệ dẫn
đến tình trạng công nghệ chắp vá gây khó khăn cho sản xuất, biến nước nhận đầu tư
thành bãi rác công nghệ.
o Trong quá trình thu hút đầu tư nước ngoài nếu không có biện pháp quản lý
tốt có thể xảy ra tình trạng chảy máu chất xám, tranh chấp về lao động, nguy cơ một
số ngành sản xuất quan trọng bị thao túng, hiện tượng chuyển vốn đột ngột dẫn đến
khủng hoảng.
4. Các xu hướng đầu tư quốc tế
14


Có thể có rất nhiều xu hướng của đầu tư quốc tế,nhưng ta chỉ xem xét những
xu hướng nổi bật về: mặt lượng (quy mô và tốc độ tăng trưởng), mặt chất (xu hướng
tự do hóa ngày càng tăng), sự dịch chuyển trong lĩnh vực và địa bàn đầu tư cũng
như vai trò của các chủ thể tham gia vào đầu tư quốc tế(các quốc gia,các công ty
xuyên quốc gia)
4.1 Đầu tư quốc tế có tốc độ tăng trưởng nhanh và trở thành một hình thức
quan trọng trong quan hệ kinh tế quốc tế
Nhìn tổng thể qua các giai đoạn,chúng ta thấy đầu tư quốc tế có tốc độ gia tăng
trong những năm gần đây,đặc biệt là trong những năm 1990-2000 và giai đoạn
2004-2007.

Theo thống kê của UNCTAD,dòng vốn FDI thế giới thu hút được năm 1982 là
58 tỷ USD,đến năm 1990 đã là 207 tỷ USD và năm 2007 lên tới 1833 tỷ USD.Riêng
năm 2008, do tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, FDI đã giảm sút mạnh
-21% xuống còn khoảng 1500 tỷ USD.
Bảng1: Tốc độ tăng trưởng của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên
thế giới

m

Tốc

198
6–

199
1–

199
6–

199

199

200

0
23,6

5

22,1

0
39,9

200

200

200

4

6

7

27,9

47,2

29,9

độ tăng

2008

21,0

trưởng

(%)
Nguồn: UNTAD, World Investment Report 2008 và Assessing the impact of the
current financial and economic crisis on global FDI flows I/2009.
4.2 Xu hướng tự do đầu tư ngày càng phát triển mạnh mẽ
Tự do hóa đầu tư là quá trình các quốc gia giảm bớt và xóa bỏ dần những rào
cản trong lĩnh vực đầu tư,tạo ra môi trường thuận lợi,thông thoáng cho sự di chuyển
các luồng vốn đầu tư giữa các nước.

15


Quá trình tự do đầu tư được thể hiện rõ rệt trên bình diện quốc gia,khu vực,liên
khu vực và toàn cầu.
+ Trên bình diện quốc gia,những trở ngại đối với đầu tư dần dần được gỡ
bỏ,đồng thời các quốc gia kí kết những hiệp định giành cho nhau những ưu đãi và
đối xử quốc gia.
+ Trên bình diện khu vực và liên khu vực, đã thành lập nhiều khu vực đầu tư tự
do,nhiều hiệp định về khuyến khích và bảo hộ đầu tư được kí kết giữa các quốc
gia.Theo thống kê của UNCTAD, tới năm 2007,tổng số các hiệp định đầu tư song
phương (BIT) đã lên đến 2608 hiệp định,với 179 nước tham gia.Các hiệp định tránh
đánh thuế 2 lần cũng gia tăng lên mức 2730 hiệp định.
Song song với việc kí kết các hiệp định song phương, các quốc gia còn nỗ lực
kí kết những hiệp định đầu tư quốc tế(IIAs),thành lập các khu vuwjv đầu tư tự
do(nhu các nước ASEAN thành lập khu vực đầu tư ASEAN-ACIA thay thế cho
AIA)hoặc gắn liền nội dung tự do hóa đầu tư trong các thỏa thuận thương mại tự do
như NAFTA,MERCOSUR.Ở cấp độ liên khu vực,APEC và ASEM cũng có nhiều
chương trình hợp tác liên quan đến đầu tư.
+ Trên bình diện toàn cầu,vai trò của WTO.IMF,WB và nhiều tổ chức khác
trong hoạt động đầu tư quốc tế ngày càng tăng.Đặc biệt, trong khuôn khổ WTO,có
hiệp định các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại(TRIMs).Ngoài ra, còn có

một số Hiệp định khác có liên quan như hiệp định về thương mại dịch vụ GATS.
4.3 Có sự thay đổi về địa bàn đầu tư,trong đó phần lớn dòng chảy vốn đầu tư
đổ vào các nước công nghiệp phát triển.
Trước chiến tranh thế giới thứ 2,có đến 70% vồn đầu tư tư bản đổ vào các nước
đang phát triển,khi đó phần lớn là thuộc địa để khai thác nguồn tài nguyên thiên
nhiên và lao động rẻ.Sau chiến tranh,Tây Âu trở thành điểm thu hút nhiều vốn đầu
tư,đặc biệt là Mỹ,để khôi phục lại nền kinh tế.Từ những năm 1960,hiện tượng các
nước phát triển đầu tư sang lẫn nhau ngày càng gia tăng.
Nguyên nhân chính của hiện tượng này là:
+ Sự phát triển của cách mạng khoa học kĩ thuật đã dẫn đến ý nghĩa của những
yếu tố như lao động,nguyên vật liệu rẻ giảm dần.Điều này khiến các nước đang phát
triển trở nên kém hấp dẫn hơn so với các nước phát triển trong mắt nhà đầu tư.
16


+ Dung lượng thị trường các nước phát triển rất cao,nhu cầu đa dạng tạo điều
kiện cho nhà đầu tư dễ dàng bán sản phẩm của mình ngay tại nước sở tại.
+ Môi trường đầu tư ở các nước phát triển thuận lợi hơn.Môi trường đầu tư là
tổng hòa các yếu tố kinh tế, chính trị,pháp luật,xã hội nhằm đảm bảo hoạt động đầu
tư có thể sinh lợi.Dễ dàng thấy,so với các nước đang phát triển,những yếu tố trên ổn
định và hoàn thiện hơn nhiều.
Ngoài ra, làn sóng M&A của các TNCs tại các nước phát triển cũng là một yếu
tố tác động đến xu thế này.
4.4 Lĩnh vực đầu tư có sự chuyển hướng từ các ngành truyền thống sang các
ngành mới ,đặc biệt là dịch vụ
Những năm đầu thế kỉ XX,đầu tư quốc tế chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực
truyền thống như khai khoáng,nông nghiệp chế biến nông sản,nhằm tận dụng lợi thế
về tài nguyên và công nhân của các nước nhận đầu tư.Từ thập kỉ 60,lĩnh vực đầu tư
có sự thay đổi căn bản.
Nổi bật nhất,đó là đầu tư vào các ngành dịch vụ gia tăng mạnh mẽ,đặc biệt

trong ¼ thế kỉ qua.Năm 2004,tổ chức UNTAD đã đặt tên cho báo cáo thường niên
của mình về đầu tư là: Báo cáo đầu tư năm 2004-Sự dịch chuyển sang lĩnh vực dịch
vụ.
+ Đầu tư vào các ngành khai thác tài nguyên thiên nhiên trong thập niên 1990
giảm nhưng những năm gần đây cũng gia tăng trở lại tương đương mức cuối năm
1980.Đặc biệt đầu tư vào dầu khí vẫn gia tăng,vì đây là nguồn năng lượng chiến
lược trên thị trường thế giới,với nguồn cung bị giới hạn bới trữ lượng trong khi cầu
không ngừng gia tăng.
+ Đầu tư vào ngành công nghiệp chế tạo giảm dần.Theo UNTAD,tính đến năm
2006,ngành này chiếm 1/3 tổng vốn FDI lũy kế toàn cầu,nhưng chỉ thu hút ¼ FDI
theo dòng tiền giai đoạn 2004-2006.Từ năm 1990 tới nay,tỷ trọng của ngành công
nghiệp trong FDI toàn cầu(ở cả các nước phát triển và đang phát triển) đã giảm 10
điểm phần trăm,1 con số đáng kể.
4.5 Các nước Châu Á Thái Bình Dương đặc biệt là rung Quốc tở thành khu
vực thu hút đầu tư nước ngoài
17


Châu Á-Thái Bình Dương là khu vực thu hấp dẫn FDI nhiều nhất thế giới tiếp
nhận FDI nhiều nhất trong số các nước đang phát triển.Nhìn chung khu vực
Nam,Đông và Đông Nam Á cùng với khu vực châu Đại Dương chiếm khoảng ½
tổng vốn FDI đổ vào các nước đang phát triển(năm 2006 là 249 tỉ USD).Trong
đó,Trung Quốc và Hồng Kong vẫn là 2 địa điểm hấp dẫn nhất,tuy nhiên dòng vốn
đầu tư cũng bắt đầu chuyển dịch sang Nam và Đông Á.
Nguyên nhân khiến khu vực này thu hút được nhiều FDI đến vậy bao gồm:
- Thứ nhất, khu vực này luôn duy trì tốc đô tăng trưởng kinh tế cao,là khu vực
phát triển năng động nhất thế giới.Tốc độ tăng trưởng hang năm của Trung Quốc
hiện nay là 9,5%,của Ấn Độ là 6%.Với lợi thế về lực lượng lao động trẻ,rẻ và có kĩ
năng ngày càng nâng cao,tốc độ tăng trưởng như vậy vẫn sẽ tiếp tục duy trì trong
thời gian tới.

- Thứ hai, quá trình tự do hóa chính sách đầu tư trong khu vực diễn ra mạnh
mẽ.Điều này thể hiện rõ nét qua những cải cách của các nước như Hàn Quốc,
Indonexia, Phillipin, Thái Lan và cả Việt Nam nhằm thu hút FDI trở lại sau cuộc
khủng hoảng tài chính.
- Thứ ba, các hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư,các hiệp định về đánh
thuế 2 lần gia tăng nhanh chóng trong khu vực.
4.6 Đầu tư nước ngoài của các nước đang phát triển có xu hướng tăng
Theo các báo cáo đầu tư thế giới của UNTAD, đầu tư của các nước đang phát
triển chỉ chiếm 6% tổng đầu tư ra nước ngoài toàn cầu trong giai đoạn 19851989.Năm 2003,tỷ trọng này đã tăng lên khoảng 1/10 tổng đầu tư ra nước ngoài của
thế giới.
Những năm 1970 trở về trước, các nước đang phát triển thu hút vốn đầu tư từ
các nước phát triển do thiếu vốn, trình độ cồn nghệ kém.Từ những năm 1980 trở lại
đây, nhiều nước đang phát triển đã đạt trình độ cao và bắt đầu chuyển vốn ra nước
ngoài. Xu hướng này ngày càng tăng, tiêu biểu như với các nước OPEC,các nước
NICs châu Á như Hàn Quốc,Singapo,Hồng Kong…
Các nước OPEC: những nước này có nguồn ngoại tệ dồi dào từ xuất khẩu dầu
mỏ.Để tận dụng nguồn ngoại tệ này, nhiều chủ đầu tư trong nước đã quyết định bỏ
vốn đầu tư trong nhiều lĩnh vực ở Mỹ và Châu Âu như vào bất động sản.
18


Trung Quốc thu hút FDI lớn nhất thế giới năm 2004, nhưng cũng đầu tư ra
ngoài 2-3 tỷ USD/năm do giá cả trong nước tăng lên.Đầu tư của Trung Quốc chủ
yếu sang Việt Nam,các nước Châu Phi và một số nước đang phát triển khác.
Ngay cả Việt Nam cũng tiến hành đầu tư ra nước ngoài, tuy quy mô vốn rất
khiêm tốn,như đầu tư trồng rừng, sản xuất đồ gỗ, tìm kiểm khai thác muối, mỏ ở
Lào;đầu tư ở Liên Bang Nga, tìm kiếm khai thác dầu khí ở Malaixia,Irac….
Nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng đầu tư ra nước ngoài của các nước đang phát
triển có nhiều, nhưng chủ yếu là do sự xuất hiện nhiều thị trường mới phù hợp với
công nghệ trung bình của các nước,cũng như “lỗ hổng cơ cấu” trong nền kinh tế các

nước CN phát triển.
4.7 Các công ty đa quốc gia vẫn giữu vai trò quan trọng trong đầu tư quốc tế
Vai trò của các TNCs trong QHKTQT nói chung và trong đầu tư quốc tế nói
riêng là không thể phủ nhận được.Theo báo cáo đầu tư thế giới của UNTAD
2005,trên thế giới hiện có 79000 TNCs với 790000 công ty con trên toàn cầu, với
tổng FDI lũy kế tới 15 nghìn tỷ USD vào năm 2007.Tổng doanh thu của các TNC
lên tới 31 nghìn tỷ USD, tăng 21% so với năm 2006.Chỉ riêng các cồn ty con của
các TNCs ở nước ngoài đã chiếm tới 11% GDP toàn cầu vào năm 2007 và tạo việc
làm cho 82 triệu người.
Mức độ quốc tế hóa của các công ty xuyên quốc gia ngày càng rộng, từ những
công ty tên tuổi trong lĩnh vực sản xuất và dầu khí như General
Electric,BP,Toyota…đến những công ty về dịch vụ,đặc biệt là dịch vụ cở sở hạ
tầng.Các công ty xuyên quốc gia từ các nước đang phát triển, nhất là khu vực Nam
và Đông Nam Á tăng trưởng rất nhanh.

19


II. TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM
1. Mặt trái của đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Mặc dù đầu tư nước ngoài có nhiều đóng góp tích cực cho nền kinh tế nhưng nó
cũng gây ra nhiều bất ổn cho sự phát triển kinh tế xã hội nước ta.
a. Cơ cấu đầu tư bất hợp lý
Dòng vốn nước ngoài gây mất cân đối cho nền kinh tế trên 3 góc độ: sự mất cân
đối trong đầu tư nước ngoài vào 3 ngành kinh tế công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ;
mất cân đối trong nội bộ các ngành; mất hợp lý trong cơ cấu đầu tư theo vùng.
Thứ nhất, dòng vốn được vốn được đầu tư chủ yếu vào công nghiệp và dịch vụ
trong khi đầu tư vào nông nghiệp là rất ít
Tỷ trọng vốn đầu tư tập trung vào 2 lĩnh vực này về cơ bản đã đáp ứng được yêu
cầu cải thiện cơ cấu kinh tế của Việt Nam song chưa thúc đẩy nó đi theo hướng

công nghiệp hóa, hiện đại hóa. So với công nghiệp dịch vụ, tỷ trọng vốn đầu tư vào
nông lâm ngư nghiệp có xu hướng giảm dần từ 21,6% (1988-1990), xuống 14,3%
(1991-1995) và xuống gần 3% (1886-2000). Hơn nữa số dự án thành công không
nhiều do gặp rủi ro về thiên tai, nguồn nguyên liệu không ổn định và việc tập trung
vốn đầu tư vào công nghiệp đã làm giảm đáng kể diện tích đất nông nghiệp. Đầu tư
nhiều vào công nghiệp, dịch vụ đồng nghĩa với nguồn vốn rót vào nông nghiệp sẽ ít
đi. Kết quả là bên cạnh một khu vực công nghiệp, dịch vụ hiện đại là một khu vực
nông nghiệp lạc hậu, năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm kém.
Thứ hai, mất cân đối trong nội bộ ngành
Trong công nghiệp, vốn đầu tư nước ngoài chỉ chủ yếu tập trung vào công
nghiệp nhẹ (không kể dầu thô), trong khi chúng ta lại cần đầu tư vào công nghiệp
nặng – ngành mà trong nước không có khả năng đầu tư. Hiện tại, vốn FDI đầu tư
vào công nghiệp chế biến chiếm 70,9% tổng số vốn đăng ký với 94,68% số dự án
trong ngành công nghiệp.

20


Bảng2: Vốn đầu tư vào một số ngành công nghiệp 2007
STT

Chuyên ngành

1

CN dầu khí

2

Số


dự

án

Vốn đầu tư

Vốn thực hiện

(USD)

(USD)

38

3,861,511,815

5,148,473,303

CN nặng

2,542

13,268,720,908

3,639,419,314

3

CN nhẹ


2,404

23,976,819,332

7,049,365,865

4

CN thực phẩm

310

3,621,835,550

2,058,406,260

5

Xây dựng

451

5,301,060,927

2,146,923,027

Tổng số
5,745
50,029,948,532

Nguồn : Cục đầu tư nước ngoài – Bộ kế hoạch đầu tư

20,042,587,769

Trong nông nghiệp, Các dự án ĐTTTNN trong ngành nông - lâm - ngư nghiệp
tập trung chủ yếu ở phía Nam. Vùng Đông Nam Bộ chiếm 54% tổng vốn đăng ký
của ngành, đồng bằng sông Cửu Long 13%, duyên hải Nam Trung Bộ 15%. Miền
Bắc và khu vực miền Trung, lượng vốn đầu tư còn rất thấp, ngay như vùng đồng
bằng sông Hồng lượng vốn đăng ký cũng chỉ đạt 5% so với tổng vốn đăng ký của cả
nước.
Bảng3: Vốn đầu tư vào nông lâm ngư nghiệp năm 2007
STT
1
2

Nông, lâm nghiệp
Nông - Lâm
nghiệp
Thủy sản
Tổng số

Số
dự án

Vốn đăng ký
(USD)

Vốn thực
hiện (USD)


803

4,014,833,499

1,856,710,521

130

450,187,779

169,822,132

933

4,465,021,278

2,026,532,653

Nguồn : Cục đầu tư nước ngoài – Bộ kế hoạch đầu tư
Trong lĩnh vực dịch vụ thì kinh doanh khách sạn, nhà hàng chiếm 25,88% trong
tổng số vốn đăng ký với 13,67 % số dự án của ngành dịch vụ . Những dịch vụ như
tài chính ngân hàng, tín dụng, chuyển giao công nghệ, cái chúng ta đang rất cần và
Chính phủ ưu tiên phát triển, trên thực tế vốn FDI chỉ chiếm 5,18% tống số vốn
đăng ký của ngành dịch vụ với 4,94% dự án.
Bảng4 : Vốn đầu tư vào dịch vụ năm 2007
21


Vốn đầu
TT


Số

Chuyên ngành

dự án


(triệu
USD)

Đầu tư đã thực
hiện
(triệu USD)

Giao thông vận tải-Bưu
1

điện (bao gồm cả dịch vụ

208

4.287

721

2

logicstics)
Du lịch - Khách sạn

Xây dựng văn phòng,

223

5.883

2.401

153

9.262

1.892

9

3.477

283

28

1.406

576

66

897


714

271

1.248

367

954

2.145

445

3
4
5
6
7

8

căn hộ để bán và cho thuê
Phát triển khu đô thị
mới
Kinh doanh hạ tầng
KCN-KCX
Tài chính - ngân hàng
Văn hoá - y tế - giáo
dục

Dịch vụ khác (giám
định, tư vấn, trợ giúp pháp
lý,

nghiên

cứu

thị

trường...)
Tổng cộng

1.91

28.609
7.399
2
Nguồn : Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và đầu tư
Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Việt Nam đã
thu hút mạnh vốn FDI đăng ký trong giai đoạn 2006-2008, tổng vốn lên đến 90,47
tỷ USD chiếm 58% tổng vốn đăng ký cả giai đoạn 1998-2008, trong đó gần một nửa
được đầu tư vào bất động sản.

22


Bảng 5: FDI vào BĐS giai đoạn từ 1988-2008
Lĩnh vực


Số

Tổng vốn

% so víi

dự án

(triệu USD)

tæng FDI

Khách sạn-Du lịch

249

14.927.330,

34,853

XD khu đô thị mới

12

335
8.096.930,4

18,905

XD Văn phòng, căn hộ


178

38
18.050.528,

42,146

XD hạ tầng KCN-KCX

36

700
1.754.096,0

4,095

67
Tổng
475
42.828.885,
Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và đầu tư

100%

Lĩnh vực bất động sản là lĩnh vực mà các nhà đầu tư ngoại cho là tiềm năng
nhất hiện nay tại Việt Nam. Minh chứng là trong tổng số 57 tỷ USD đăng ký thì có
đến gần 50% là đổ vào bất động sản (văn phòng, căn hộ - khách sạn du lịch - khu đô
thị mới - hạ tầng KCN-KCX), trong đó chủ yếu tập trung tại TP.HCM, Bà Rịa Vũng
Tàu, Hà Nội và Đà Nẵng. Riêng TP.HCM trong khoảng 8 tỷ USD FDI trong 9

tháng đầu năm 2008 thì có đến 90% là vào bất động sản.
Về lĩnh vực đầu tư, ở những thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM thường là
phát triển dự án tổ hợp thương mại, văn phòng, nhà ở. Du lịch tập trung vào các địa
phương có thế mạnh như: Bà Rịa Vũng Tàu, Phú Quốc, Đà Nẵng, Phú Yên,…
Thứ ba, vốn đầu tư nước ngoài chủ yếu tập trung vào khu vực đồng bằng và
thành thị, trong khi chúng ta lại cần vốn nhiều hơn cho nông thôn và miền núi.
Chênh lệch về vốn đầu tư giữa các vùng sẽ tạo nên sự phát triển kinh tế xã hội
không đồng đều, làm gia tăng khoảng cách giữa thành thị và nông thôn về mức
sống. Khi lựa chọn địa điểm triển khai dự án đầu tư, các nhà đầu tư nước ngoài
thường quan tâm đến các thành phố lớn, các địa phương có cảng biển, cảng hàng
không, cơ sở hạ tầng thuận lợi trước tiên. Trong khi đó những tỉnh miềm núi, vùng
sâu, vùng xa mặc dù được chính phủ và chính quyền địa phương có những chính
sách ưu đãi hơn nhưng lại rất khó thu hút đầu tư nước ngoài.

23


Bảng6: Đầu tư trực tiếp của nước ngoài thời kỳ 1988 – 2009 theo địa
phương
Vốn đăng ký
Các vùng kinh tế
Đồng bằng sông Hồng
Trung du và miền núi phía Bắc
Bắc Trung Bộ và Duyên hải

Số dự án
3230
371

(triệu USD)

37763,0
2030,3

miền Trung
820
Tây Nguyên
164
Đông Nam Bộ
7344
Đồng bằng sông Cửu Long
580
CẢ NƯỚC
12575
Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam

51735,6
1490,2
89662,9
8150,0
194429,5

b. Tình trạng thừa công nghệ lạc hậu, thiếu công nghệ hiện đại
Đối với nước nhận đầu tư, một trong những mục tiêu quan trong nhất của thu
hút vốn đầu tư nước ngoài là tiếp thu công nghệ hiện đại nhằm sản xuất hàng hóa
dịch vụ có chất lượng cao, đủ sức cạnh tranh trên thị trường khu vực và quốc tế.
Nhưng trên thực tế, nhiều nhà đầu tư lợi dụng chính sách quản lý còn chưa chặt chẽ
của nước nhận đầu tư để xuất khẩu công nghệ lạc hậu hiện không thể sử dụng.
Theo kết quả khảo sát về thiết bị nhập khẩu trong 42 doanh nghiệp có vồn FDI
thuộc ngành công nghiệp nhẹ của Bộ Công nghiệp năm 2005 cho thấy: trong số 727
thiết bị và dây chuyền công nghệ sản xuất hàng tiêu dùng có tới 76% số máy móc

thuộc thế hệ từ 1950-1986, hơn 70% số máy móc đã hết khấu hao, 50% thiết bị cũ
được tân trang lại.
Việc chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam được thực hiện thông
qua các hợp đồng và được cơ quan quản lý nhà nước về khoa học công nghệ chuẩn
y. Tuy vậy, đây là một hoạt động cực kỳ khó khăn đối với các nước tiếp nhận đầu tư
nói chung, kể cả Việt Nam, bởi khó có thể đánh giá chính xác giá trị thực của từng
loại công nghệ trong những ngành khác nhau, đặc biệt trong những ngành công
nghệ cao. Do vậy, thường phải thông qua thương lượng theo hình thức mặc cả đến
khi hai bên có thể chấp nhận được thì mới ký kết hợp đồng chuyển giao công nghệ.
c. Tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt, môi trường bị ô nhiễm
24


Việc “xuất khẩu” ô nhiễm cũng mang lại cho các nước đầu tư một lợi thế cạnh
tranh mới nhờ giảm chi phí sản xuất. Nguyên nhân của tình trạng này là do chi phí
để khắc phục ô nhiễm môi trường tại các nước phát triển rất cao. Các doanh nghiệp
của các nước này buộc phải tìm đến giải pháp chuyển lĩnh vực sản xuất gây ô nhiễm
của họ ra nước ngoài.
Việc chuyển giao công nghệ lạc hậu đã biến Việt Nam thành một ‘‘bãi rác thải
công nghệ“. Sự việc công ty Vedan xả nước thải không qua xử lý xuống sông Thị
Vải là một minh chứng tiêu biểu cho vấn đề này. Công ty Vedan , 100% vốn Đài
Loan được xây dựng năm 1991 tai huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai khi đi vào
hoạt động đã thải chất gây ô nhiễm môi trường xuống con sông này làm thủy sản
chết hàng loạt. Dù đã đồng ý đền bù thiệt hại cho người dân nuôi trồng thủy sản
Đồng Nai 15 tỷ đồng nhưng số tiền đó là không đủ để bù đắp thiệt hại cho người
dân vì tình trạng ô nhiễm là rất lâu dài và khó khắc phục. Sông Thị Vải trở thành
con sông chết , ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và sức khỏe của người dân.
Không chỉ có Vedan mà còn nhiều dự án FDI cũng có tình trạng này. Đó là
Hyundai Vinashin (HVS). Tám năm qua, người dân địa phương sống khốn khổ và
héo mòn vì ô nhiễm phát tán từ chất thải của nhà máy. Để làm sạch các mảng dơ

bẩn, lớp sơn cũ, lớp gỉ sét... bám chặt thành vỏ tàu, HVS đã dùng xỉ đồng bắn tẩy
trước khi tàu được sửa chữa, sơn mới. Đó là công nghệ được HVS lựa chọn và áp
dụng tại VN trong nhiều năm qua. Chính vì thế, người dân địa phương bắt đầu hứng
chịu những trận bụi xỉ đồng liên tiếp, trở thành mối họa kéo dài nhiều năm nay.
Thứ hỗn hợp này trở thành một loại chất thải độc hại mà việc xử lý chúng không hề
đơn giản, do nhiều kim loại nặng độc hại lẫn trong đó và những chất độc hại này có
thể gây ra nhiều thứ ô nhiễm nguy hiểm cho sức khỏe cộng đồng. Giới chuyên môn
cho biết các loại bụi mịn, có kích thước nhỏ là rất đáng sợ, nó được mệnh danh là
"kẻ giết người thầm lặng", ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe con người. Nhiều tài liệu
khoa học gần đây được công bố (do nhóm các nhà khoa học tại Nha Trang thực
hiện) cho thấy trong bụi của xỉ đồng bay từ nhà máy HVS ra khu dân cư có chứa
nhiều kim loại nặng như sắt, đồng, chì, asen, cadimi, crôm...đây là những kim loại
nặng độc hại, thậm chí rất độc hại cho người và môi trường sống.

25


×