Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Tại sao khi nghiên cứu về văn hóa phải sử dụng phương pháp liên ngành? Lấy ví dụ minh họa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (368.39 KB, 13 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP LỚN HỌC KỲ
Môn: Đại cương văn hóa Việt Nam
Đề bài: Tại sao khi nghiên cứu về văn hóa phải sử dụng phương pháp
liên ngành? Lấy ví dụ minh họa?

MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ……………………………………………………………...2
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ…………………………………………………...2
II. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VĂN HÓA……………...…….2
1. Phương pháp chung..………………………………………………2
a. Hệ thống- chỉnh thể……...…………………………………………………2
b. Liên ngành…………...……………………………………………………...2
c. Lịch sử (cách tiếp cận lịch đại)………………………………………......2
d. Lơgíc (cách tiếp cận đồng đại)……………………………………………3
1. Phương pháp chuyên ngành………………………...……………3
a. Cách tiếp cận nhân học…………………………………….……………...3
b. Cách tiếp cận sử học: Sử học văn hóa…………………………………..3
c. Cách tiếp cận xã hội học: Xã hội học văn hóa……….………………...3
d. Cách tiếp cận kinh tế học: Kinh tế học văn hóa……….…………….....3
III. PHƯƠNG PHÁP LIÊN NGÀNH………………………………………3
1. Phương pháp liên ngành………………………………………………..3
2. Vấn đề phương pháp nghiên cứu liên ngành trong văn hoá học.……5
IV. VÍ DỤ MINH HỌA…………………………………………………….6
KẾT THÚC VẤN ĐỀ……………………………………………………..12

1



ĐẶT VẤN ĐỀ
Văn hóa và khoa học về văn hóa bao gồm những gì cịn đang là
vấn đề tranh luận. Văn hóa được hiểu là thiên nhiên thứ hai là toàn bộ hệ thống
giá trị vật chất và giá trị tinh thần được con người sáng tạo và lưu giữ trong q
trình lịch sử. Mỗi khoa học có khách thể và đối tượng nghiên cứu chun mơn
của nó, nhưng các khoa học đều có phương pháp nghiên cứu chung và phương
pháp nghiên cứu chuyên môn. Một bộ môn trong các khoa học về văn hóa có
nhiệm vụ nghiên cứu một lĩnh vực văn hóa xác định. Trong rất nhiều phương
pháp thì phương liên ngành đóng vai trị quan trọng để nghiên cứu về văn hóa
Việt Nam. Để hiểu thêm về vấn đề này, em xin chọn đề tài: “ Tại sao khi nghiên
cứu về văn hóa phải sử dụng phương pháp liên ngành? Lấy ví dụ minh họa?”.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. KHÁI NIỆM VỀ VĂN HĨA
Hiện nay, đã có trên 300 định nghĩa về văn hóa:
Với nghĩa rộng nhất của từ, văn hóa chỉ tổng thể những gì được
tạo ra, hay được cải biến bởi hoạt động có ý thức hay vô thức của hai hay nhiều
cá nhân tương tác với nhau và tác động đến lối ứng xử.
Theo UNESCO, Văn hóa phản ánh và thể hiện một cách tổng quát
sống động mọi mặt của cuộc sống (của mỗi cá nhân và các cộng đồng) đã diễn
ra trong quá khứ, cũng như đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao thế kỷ, nó
đã cấu thành nên một hệ thống các giá trị, truyền thống, thẩm mỹ và lối sống mà
dựa trên đó từng dân tộc tự khẳng định bản sắc riêng của mình.
Năm 2002, UNESCO đã đưa ra định nghĩa về văn hóa như sau:
Văn hóa nên được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm
hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã
hội và nó chứa đựng, ngồi văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức
chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin.
II. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VĂN HÓA
Tồn tại các phương pháp chung và phương pháp chuyên ngành trong văn hóa
học.

2. Phương pháp chung
e. Hệ thống- chỉnh thể
Đây là phương pháp nghiên cứu văn hóa như một chỉnh thể, mà
không cắt đoạn theo địa giới hành chính hay phân giới địa lý.
f. Liên ngành
Do hiện tượng văn hóa rất đa dạng và bao trùm lên tất cat các mặt
của đời sống con người, xã hội, cộng đồng… nên việc lý giải một hiện tượng
2


văn hóa địi hỏi sự đóng góp cơng sức của nhiều nghiên cứu chuyên ngành khác
nhau.
g. Lịch sử (cách tiếp cận lịch đại)
Khảo cứu sự phát triển của một nền (hay một hiện tượng) văn hóa
theo trục thời gian. Nó đem lại bức tranh phong phú sinh động, các tiểu tiết, các
tài liệu cụ thể liên quan đến đối tượng nghiên cứu. Bên cạnh những mặt mạnh
vốn có, phương pháp này cũng gặp phải những hạn chế nhất định như:
- Bị lệ thuộc nhiều vào các tài liệu và các di chỉ tìm được
- Quy luật phát triển của đối tượng thường bị chèn lấp bởi các sự kiện mang
tính mảng đoạn
- Đối tượng thường được hình dung như một tập hợp bao gồm các biểu
hiện đa dạng hơn là một chỉnh thể có kết cấu và lơgíc phát triển nội tại.
h. Lơgíc (cách tiếp cận đồng đại)
Khảo cứu đối tượng (văn hóa) theo lát cắt đồng đại (trong khơng
gian đương đại). Nó có ưu điểm là cho phép hình dung về kết cấu của đối tượng
cùng với các chức năng và các yếu tố cấu thành. Nó cũng vạch ta được quy luật
nội tại của đối tượng, nhờ đó đối tượng được tái hiện như môt chỉnh thể sống
động, vận động tự thân. Nó cũng giảm sự phụ thuộc của nghiên cứu vào các tài
liệu lịch sử.
Bên cạnh đó, phương pháp này cũng có những hạn chế nhất định như: dễ

rơi và tư biện, kém sinh động và thiếu các luận cư thực chứng.
Để khắc phục những nhược điểm trên, người ta thường sử dụng phương
pháp lơgíc trong sự kết hợp và hỗ trợ của phương pháp lịch sử.
2. Phương pháp chuyên ngành
e. Cách tiếp cận nhân học
Nhân học văn hóa là một khoa học liên ngành về văn hóa. Nó chủ
yếu nghiên cứu văn hóa từ hai góc độ: nhân chủng và ngơn ngư (thổ ngữ). Điều
đó có nghĩa là các cộng đồng có cùng cội nguồn huyết thống và ngơn ngữ sẽ
được xem là có tính đồng nhất văn hóa.
f. Cách tiếp cận sử học: Sử học văn hóa
Là hệ quả của việc ứng dụng phương pháp lịch sử và trong nghiên
cứu các hiện tượng văn hóa. Nó đem lại cái nhìn chi tiết về tiến trình văn hóa,
qua các thời kỳ, các giai đoạn trong lịch sử. Đây là một phương pháp truyền
thống thường được sử dụng khi nghiên cứu văn hóa của cộng đồng người nằm
trong lòng nhà nước dân tộc.
g. Cách tiếp cận xã hội học: Xã hội học văn hóa
Sử dụng các phương pháp của xã hội như: đinh tính, định lượng,
thống kê, trắc nghiệm, điền giã và phỏng vấn…vào nghiên cứu các hiện tượng
văn hóa. Nó vạch ra vai trị và mức độ ảnh hưởng của văn hóa đối với mỗi địa
phương hay mỗi cộng đồng cụ thể trong việc thực hiện các chính sách xã hội,
trong việc lựa chọn các khuynh hướng ứng xử, cũng như trong cách thức phản
ứng trước những biến đổi của xã hội.
h. Cách tiếp cận kinh tế học: Kinh tế học văn hóa
Kinh tế học văn hóa nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố văn hóa
đến phát triển kinh tế ở các cấp độ: khu vực, địa phương. Nó tập trung vào làm
3


rõ ảnh hưởng của các yếu tố văn hóa đối với việc lựa chọn triết lí kinh doanh; xu
hướng kinh doanh, xu hướng lựa chọn và tiêu dùng sản phẩm.

III. PHƯƠNG PHÁP LIÊN NGÀNH
1. Phương pháp liên ngành
Liên ngành là một khái niệm nói lên một thực tế diễn ra trong lý
luận và nghiên cứu khoa học nói chung cũng như trong văn hóa học nói riêng.
Nó được hiểu như là một cách tiếp cận hiện đại trong nghiên cứu khoa học và là
một sự phản ứng trước hiện tượng chun mơn hóa ngày càng cao trong những
chun ngành khoa học đã mang tính ổn định. Vì vậy, tính đa tầng của các lĩnh
vực khoa học đang đặt ra hiện nay ngày càng thu hút sự quan tâm của các nhà
khoa học trên thế giới. Liên ngành cịn đóng một vai trò hết sức quan trọng trước
sự đòi hỏi cần phải quay về cách tư duy nguyên hợp, tổng hợp trước đây nhưng
ở cấp độ cao hơn. Bởi vì, ban đầu con người nhận thức thế giới một cách tổng
hợp, tư duy huyền thoại như là một đặc trưng, rồi sau đó, khoa học tự nhiên và
khoa học xã hội không phân chia. Sau nhiều thế kỷ, tư duy nhân loại phát triển
theo hướng phân tích đã dẫn đến sự ra đời các ngành chuyên môn hẹp càng
chuyên sâu và chuyên biệt. Tư duy phân tích đã thể hiện tính ưu việt của nó.
Song, thế giới hiện thực dù tự nhiên hay xã hội lại chằng chịt các mối liên hệ
biện chứng và mang tính liên ngành, người ta khơng thể nhận thức thế giới một
cách đơn tuyến và siêu hình. Sự liên ngành trong khoa học hiện đại dựa trên nền
tảng phát triển cao của các khoa học phân tích đã ra đời. Đó chính là sự nghiên
cứu mang tính hợp đề.
J. Kokelmans – nhà triết học người Đức đã đưa ra một cách phân biệt các
thuật ngữ trong nghiên cứu khoa học hiện đại (phân loại mang tính hình thức)
như sau:
+ Ngành (hay bộ mơn): Lĩnh vực tri thức hay là phạm vi nghiên cứu được
quy định bởi những phương pháp liên hợp nghiên cứu đối tượng.
+ Chuyên ngành: Lĩnh vực tri thức hay là phạm vi nghiên cứu mang tính
chuyên biệt ở phạm vi hẹp.
+ Đa ngành: Khái niệm chỉ q trình nghiên cứu trong đó ít nhất có hai
ngành hoặc hai khái niệm tham gia.
+ Liên ngành: Khái niệm để chỉ một khoa học nào đó, mà sự hoạt động của

nó có được là nhờ một hay nhiều khoa học khác. Trong ngành khoa học này,
người ta tìm ra được những vấn đề để giải quyết, mà kết quả của chúng chỉ có
thể đạt được là nhờ vào sự liên kết giữa các bộ phận của những chuyên ngành đã
ổn định trong một ngành khoa học mới. Ví dụ: ngơn ngữ học tâm lý, phân tâm
học tơn giáo, hố sinh, lý sinh..v.v...
Cách giải thích sự khác biệt giữa các thuật ngữ trên đây của J. Kokelmans
hoàn tồn mang tính hình thức. Nó khơng tạo ra được một thuật ngữ có tính
chính xác khoa học.
J. Mittelstrass – nhà khoa học người Đức đề nghị, nên xác định sự chun
ngành hóa đích thực là sự xun ngành. Các chuyên ngành phải định rõ đối
tượng và phạm vi nghiên cứu cho đến những vấn đề cần được giải quyết, mà
khơng cịn phụ thuộc vào cách lý giải của một chuyên ngành đơn lẻ. Ông định
4


nghĩa:“Sự xuyên ngành là làm cho các ngành riêng lẻ khơng cịn như nó vốn
có”.
Với định nghĩa này thì các khái niệm đa ngành, liên ngành và xuyên ngành
là những cấp độ và là những hình thức tham gia của nhiều chuyên ngành khác
nhau vào phương pháp nghiên cứu nào đó. Nhưng chỉ có sự xuyên ngành mới
đạt đến chất lượng cao của phương pháp mà ta gọi là phương pháp liên ngành.
Sự liên ngành không chỉ là sự bổ sung của những phương pháp luận, mà còn là
một ngành hay một chương trình độc lập đối với việc cải tiến khoa học trong
thực tiễn nghiên cứu mới.
Có thể nói, liên ngành không phải là sự cộng lại của các ngành khoa học
với nhau, mà là sự tổng tích hợp các cách tiếp cận, các phương pháp nghiên cứu
của các chuyên ngành vào trong một ngành khoa học mới.
Vì vậy, để nghiên cứu các biểu thị văn hóa, bắt buộc người nghiên cứu phải
tiếp cận nhiều môn học khác nhau: Xã hội học, Nhân học, Sử học, Khảo cổ học,
Ký hiệu học, Tâm lý học v.v... Bởi lẽ, văn hóa là một lĩnh vực rất rộng và hết

sức trừu tượng. Theo nhà giáo Đồn Văn Chúc thì văn hóa là cái “vơ sở bất tại”,
muốn hiểu biết về văn hóa cần phải đứng ở nhiều góc độ khác nhau để có thể
nhận thức về nó một cách đầy đủ và tồn diện.
Con người khơng chỉ có hình hài, cịn có cả một đời sống xã hội và cá nhân
vô cùng phức tạp. Văn hóa học đã khơng dừng lại nghiên cứu con người sinh
học đơn thuần, mà còn được mở rộng sang các lĩnh vực khác nhau của đời sống
xã hội. Con người ở đây được coi như là sự tổng hoà các mối quan hệ trong đời
sống xã hội, mà con người với tư cách là chủ thể sáng tạo và là tạo vật của văn hóa.
Khi nghiên cứu các khái niệm con người văn hóa - xã hội thì nhận thấy các khái
niệm này đã có tính liên ngành, chẳng hạn con người chỉ có thể tồn tại trong
những điều kiện xã hội và văn hóa nhất định, nhưng con người cũng là chủ thể
sáng tạo ra những giá trị văn hóa và giá trị xã hội. Và xã hội là những nhóm
người được tổ chức lại theo một định chế chung đồng thời cũng bị quy định bởi
một nền văn hóa chung. Cịn văn hóa là những kết quả sau cùng, những giá trị
chuẩn mực xã hội được sáng tạo bởi các thành viên xã hội.
Do vậy, Nhân học nghiên cứu đời sống của các tập đoàn người thuộc các
cộng đồng xã hội khác nhau; Xã hội học thì nghiên cứu các mối quan hệ trong
đời sống xã hội; Triết học nghiên cứu bản chất, quy luật vận hành của các sự vật
hiện tượng và Sử học nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng trong lịch sử. Bản thân
đối tượng nghiên cứu đã có tính liên ngành thì tất yếu sẽ địi hỏi phương pháp
nghiên cứu liên ngành.
Trong khi nghiên cứu văn hóa nên tránh cái nhìn chia cắt của các chuyên
ngành khác nhau và nên đi vào hướng tiếp cận một khoa học mang tính xuyên /
liên ngành – Văn hóa học. Khoa học này thống nhất được các kết quả nghiên
cứu của Triết học, của Xã hội học, của Nhân học và Sử học thành một hợp đề.
Đến đây có thể đưa ra định nghĩa như sau: “Văn hóa học là một khoa học nhân
văn, chuyên nghiên cứu về lĩnh vực Văn hóa tinh thần. Nó được hình thành từ
nhiều hướng nghiên cứu và lý thuyết khác nhau của các ngành khoa học xã hột
đang có xu hướng tiếp cận liên ngành, đổi mới phương pháp và mở rộng đối
tượng như: Triết học, Sử học, Nhân học, Xã hội học, Ký hiệu học, Tâm lý học,

5


Nghệ thuật học... Nói chung, Văn hóa học là những khoa học về văn hóa, nghiên
cứu đời sống xã hội và hoạt động của con người, cùng những sáng tạo văn hóa
của nhân loại trong lịch sử”
2. Vấn đề phương pháp nghiên cứu liên ngành trong văn hoá học
Nghiên cứu văn hố học địi hỏi quan điểm tổng thể và toàn cục. Khung
lý thuyết là tiền đề được đưa ra về một vấn đề khoa học. Khung phân tích có 2
quan hệ là khơng gian nói lên yếu tố tĩnh, và thời gian nói lên yếu tố động.
Phương pháp liên ngành là tiếp cận một đối tượng bằng nhiều cách thức,
dựa trên cứ liệu của nhiều chuyên ngành. Có ba mức độ liên ngành:
- Dùng phương pháp của một ngành ứng dụng vào các ngành khác. Thí
dụ khảo cổ học dùng phương pháp xác định niên đại bằng hàm lượng đồng vị
phóng xạ C14 của địa chất học. Ngơn ngữ học dùng hàm lượng từ cơ bản để xác
định niên đại chia tách các ngôn ngữ, các ngôn ngữ họ hàng gần và họ hàng xa.
Đây là phương pháp sơ đẳng nhất của nghiên cứu liên ngành.
- Dùng lý thuyết của ngành A áp dụng vào các ngành B, C, D để xem xét
hiệu quả. Nếu thấy đúng thì lý thuyết ấy có giá trị phổ biến, có thể tin cậy được.
Thí dụ lý thuyết làn sóng của vật lý học: những làn sóng càng gần nơi phát sinh
ra lực thì càng mạnh, càng xa thì càng yếu, được áp dụng vào sinh học, từ đó
phát hiện rằng các giống cây trồng càng gần trung tâm càng biến đổi nhiều, càng
xa trung tâm càng ít biến đổi. Trong ngơn ngữ học, việc áp dụng lý thuyết làn
sóng làm hình thành lý thuyết tâm-biên: Càng ở ngoại biên, các phương ngữ
càng bảo lưu nhiều yếu tố cổ. Người Việt ở Paris bảo thủ hơn người Việt ở Hà
Nội. Trong nước không còn gọi những người Việt vượt biên trước đây là
“thuyền nhân” mà gọi là Việt kiều, nhưng người Việt ở nước ngồi vẫn cịn lưu
giữ những quan niệm và ngơn từ của thời kỳ ấy, v.v.
- Tìm những điểm nổi trội, giao thoa giữa các ngành khoa học. Các
ngành khoa học thường có điểm chung nhau, giao thoa với nhau. Thí dụ, tiếp

xúc văn hố giúp phát hiện những dấu ấn, những yếu tố văn hoá nội sinh và
ngoại sinh tác động lẫn nhau. Trong văn hoá Việt Nam, các các yếu tố ngoại
sinh được Việt Nam hố, cịn các yếu tố nội sinh được hiện đại hoá. Văn hoá
dân gian và văn hố bác học khơng tách rời nhau như quan điểm nhị ngun.
Thí dụ, dịng nhạc trữ tình trước đây bị cấm, nay tồn tại song hành với dòng
nhạc hành khúc, trong khi âm nhạc dân tộc được hiện đại hố. Tính dân tộc và
tính hiện đại có cả trong các yếu tố nội sinh và các yếu tố ngoại sinh. Bản thân
đối tượng (con người - văn hóa – xã hội) đã có tính liên ngành thì phương pháp
nghiên cứu phải mang tính liên ngành. Điều này ngày càng biểu hiện rõ rằng, cá
nhân, xã hội và văn hóa được gắn kết với nhau hết sức mật thiết trong suốt chiều
dài lịch sử của nhân loại. Nếu một nhà khoa học nào đó chỉ tìm cách nghiên cứu
nhằm vào một lĩnh vực, mà khơng có mối liên quan đến hai lĩnh vực kia thì tất
yếu sẽ phá vỡ hệ thống nghiên cứu. Có phải chăng, việc hình thành một khoa
học về con người, mà khoa học đó thống nhất được các thành quả của các
chuyên ngành học khác nhau như :Triết học văn hóa, Lịch sử văn hóa và các
Khoa học về văn hố ( Xã hội học văn hóa , Nhân học văn hố v.v... ), chúng tạo
thành một cấu trúc chặt chẽ của liên ngành học mang tính hợp đề, thì đó là một
việc làm đúng đắn và cần thiết trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học hiện đại.Và,
6


đó cũng là lý do để ngành Văn hố học được ra đời trong giai đoạn hiện nay ở
nước ta.
Qua đó, ta thấy khi nghiên cứu về văn hóa phải sử dụng phương
pháp liên ngành thì mới làm rõ được vấn đề ta đề cập đồng thời giúp ta hiểu một
cách chính xác và đầy đủ nhất về văn hóa bởi đây là một lĩnh vực rất rộng và
trừu tượng.
IV. VÍ DỤ MINH HỌA
Trong tục nhuộm răng đen của ơng cha ta từ hàng nghìn năm
trước, có từ thời Hùng Vương cùng với tục ăn trầu đã trở thành đặc trưng của bộ

tộc người Việt để phân biệt với các dân tộc khác… Tục người Việt có câu: Cái
răng cái tóc là góc con người, nên hàm răng đen ngày trước là tối quan trọng,
khơng kém gì mái tóc. Để lý giải về tục này chúng ta cần sự đóng góp cơng sức
của nhiều nghiên cứu chun ngành khác nhau.
Theo cách tiếp cận nhân học: Nhân học văn hóa. Người Việt cùng sinh
sống trên lãnh thổ Việt Nam, có chung nguồn gốc, huyết thống và ngơn ngữ thì
có tính đồng nhất về văn hóa này. Tại Việt Nam ngồi người Kinh, các dân tộc
khác như Thái, Si La, Tày, Dao, Mường,... đều có tục này.

Hình ảnh nhuộm răng đen của người Kinh

Hình ảnh nhuộm răng đen của người Mường

Theo cách tiếp cận sử học: Sử học văn hóa. Cách đây hàng ngàn
năm ở nước ta đã có tục này và hầu như tất cả người dân Việt Nam từ kẻ nghèo
cho đến người giàu, từ giai cấp nông dân cho đến giới quan lại, điền chủ, hồng
thân quốc thích, vua chúa ai ai cũng nhuộm răng và coi đây là một nét đẹp trong
truyền thống văn hóa dân tộc. Ban đầu, là từ tục ăn trầu và nhuộm cho răng
đen… Sau dần thì đã xuất hiện các “Thầy” nhuộm. Khoảng vào năm 1862, khi
7


nền văn minh Tây phương xâm nhập mạnh mẽ vào Việt Nam, và nhất là vào đầu
những năm của thế kỷ 20 nhiều phụ nữ đã để răng trắng hay cạo răng đen được
nhuộm từ thuở mới thay răng để trở thành người phụ nữ mới tham gia vào công
cuộc cải cách xã hội. Sang đầu thế kỷ 21 thì tập tục này hầu như chỉ xuất hiện ở
người cao niên. Từ đó báo hiệu sự suy tàn của tục nhuộm răng đen. Và nước ta
ngày nay, chẳng ai nhuộm răng đen nữa. Do điều kiện phát triển về kinh tế,
chính trị, xã hội, văn hóa… chúng ta đã tiếp thu những nền văn hóa của các
nước trên thế giới và đã có cái nhìn khác về văn hóa này.


Thiếu nữ Bắc Kỳ với hàm răng đen nhánh vào đầu thế kỷ 20

Một bà lão răng nhuộm đen vào đầu thế kỷ 21 khi tập tục này
chỉ còn thấy ở giới cao niên

Giờ đây, hình ảnh nhuộm răng đen đa hầu như khơng cịn xuất hiện
và thay vào đó là hình ảnh những hàm răng trắng, chắc khỏe. Khơng phải là
8


thuốc nhuộm răng đen nữa (Thuốc nhuộm răng của người Việt xưa phải có một
cơng thức pha chế riêng: Bột nhựa cánh kiến, Nước cốt chanh hay hạnh, Phèn
đen, Nhựa của gáo dừa. Việc nhuộm răng phải tuân theo từng giai đoạn làm sao
cho răng đạt màu đen bóng. Để khởi đầu cho việc nhuộm răng thì miệng và răng
phải được làm vệ sinh, phải chuẩn bị hàm răng cho thật sạch. Khơng được có
bợn, bả răng trong các kẽ và chân răng, phải lấy hết cho đến khi lấy tay sờ vào
thân răng phải trơn láng mới được. Trong ba ngày đầu phải đánh răng, xỉa răng
bằng vỏ cau khơ với than bột trộn với muối sống hầm chín thành bột. Một ngày
trước khi nhuộm phải nhai ngậm chanh hoặc hạnh, súc miệng bằng rượu trắng
pha nước chanh. Tác dụng của nước cốt làm cho lớp men ngoài răng "mềm" đi,
tính axit của chanh sẽ bào mịn tạo thành những vệt lõm sần sùi trên men răng.
Thời gian này là thời gian đau đớn nhất cho người nhuộm răng, mơi, lưỡi, lợi và
niêm mạc trong vịm họng sưng tấy, hai hàm răng lung lay gần như muốn rụng.
Thuốc nhuộm răng bằng nhựa cánh kiến được điều chế trước đó từ 7 đến 10
ngày theo đúng công thức với tỷ lệ bột nhựa cánh kiến và nước cốt chanh tùy
theo mỗi người, chất sền sệt đó được trét lên một mảnh vải thô trắng hay lụa. Ở
thôn quê, người ta trét lên lá dừa, cau hay lá ngái sau đó mới áp lên hai hàm
răng. Việc áp thuốc nhuộm răng được thực hiện vào sau buổi ăn chiều, đến giữa
đêm sẽ được thay bằng một miếng áp mới).


Thuốc nhuộm răng đen của người Việt Nam xưa

Cách đây 70 năm có một bà thầy nhuộm răng nổi tiếng nhất ở kinh đô
Huế là bà thầy Thại ở làng Sư Lỗ cách cầu Ngói Thanh Tồn và làng Đồng Di
Tây Hồ một con sông. Bà thầy vừa hành nghề nhuộm răng vừa sản xuất thuốc
nhuộm, thuốc xỉa, cao dán mắt, cao no hơi dầy bụng cho trẻ sơ sinh... Muốn
nhuộm răng các cô chiêu, cậu ấm phải ghi tên và đặt tiền cọc trước, có khi mất
cả hàng tháng trời mới tới phiên mình được nhuộm. Mỗi đợt nhuộm là 15 người
ăn ở luôn tại nhà bà thầy trong suốt thời gian nhuộm khoảng từ 12 ngày đến nửa
tháng. Chiều chiều bà thầy thường cho các cô chiêu câu ấm leo lên một đồi nhỏ
trong làng quay mặt ra hướng đông, bảo họ há miệng to để gió biển thổi vào cho
thuốc nhuộm mau khô.

9


Mà giờ thay vào đó là kem đánh răng như P/S, colgate,… và các loại hoa quả
như táo,… để giữ hàm răng luôn trắng đẹp và cách sử dụng cũng rất đơn giản.

Hình ảnh kem đánh răng
Hình ảnh quả táo

Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam với hàm răng trắng bây giờ
Theo cách tiếp cận sinh thái học văn hóa nghiên cứu môi trường
và điều kiện sống của con người qua đó hình thành nên thói quen và phong cách
sống của họ. Tuy nhiều dân tộc có tục nhuộm răng đen nhưng ở mỗi nơi đều có
cách nhuộm răng khác nhau về ý nghĩa, thẩm mỹ, sức khỏe và chất liệu sử dụng
trong lúc nhuộm. Ví dụ, với người Thái họ chỉ nhuộm răng sau khi lấy chồng,
còn đối với người Kinh thì họ nhuộm răng sau khi đã thay tồn bộ răng sữa, thời

gian đó là thích hợp nhất để nhuộm vì lúc ấy răng cịn non, độ thấm của thuốc
nhuộm dễ gắn chặt vào men răng và ngà răng hơn…
10


Hình ảnh nhuộm răng đen của người con gái Việt

Hình ảnh phụ nữ Thái nhuộm răng đen
Như vậy, ta thấy khi nghiên cứu về văn hóa nhuộm răng đen của
người Việt ngày xưa chúng ta phải sử dụng phương pháp liên ngành với sự
nghiên cứu của nhiều chuyên ngành khác nhau thì mới hiểu hết được về nét văn
hóa đặc biệt này của dân tộc Việt Nam. Đó là một tục đã tồn tại từ lâu và được
nhiều dân tộc trên nước ta, do điều kiện về vị trí địa lý, đời sống kinh tế, xã hội,
… mà tục này có sự khác nhau giữa các vùng miền và cùng với sự phát triển về
nhiều mặt của đời sống xã hội mà phong tục này đã dần biến mất và được thay
thế bằng việc đánh răng bằng kem đánh răng giúp răng trắng và chắc khỏe.

11


KẾT THÚC VẤN ĐỀ
Như ta đã biết thì có bao nhiêu nhà Văn hóa học thì cũng có bấy
nhiêu lý thuyết văn hóa, mỗi khuynh hướng Văn hóa học đều quy định cách tiếp
cận về đối tượng của mình. Mặc dù vậy, các nhà khoa học về văn hóa đều hướng
đến việc xây dựng tri thức Văn hóa học theo hướng tiếp cận liên ngành, cách
tiếp cận này có thể giao tiếp được các ngành học với nhau trong quá trình nghiên
cứu. Nhìn chung, Con người, Xã hội và Văn hóa được gắn kết với nhau một
cách biện chứng, hữu cơ và liên tục trong suốt chiều dài lịch sử (ba trong một),
nếu như chỉ tập trung nghiên cứu nhằm vào một lĩnh vực khơng có mối liên
quan nào đến hai lĩnh vực kia thì sẽ đi vào lối mịn và bế tắc. Vì vậy, trong khi

nghiên cứu văn hóa ta nên sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành, đổi mới
phương pháp và mở rộng đối tượng: Triết học, Sử học, Xã hội học, Tâm lý học,
… để có cái nhìn đúng đắn và hiểu sâu hơn về văn hóa.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS. Phạm Thái Việt (Chủ biên), TS. Đào Ngọc Tuấn. Đại cương về văn
hóa Việt Nam. Nxb. Văn hóa- Thơng tin, Hà Nội, 2004.
2. Chu Xuân Diên. Văn hóa dân gian và phương pháp nghiên cứu, ĐHTH
Tp.HCM,1995.
3. Trần Quốc Vượng (Chủ biên). Cơ sở văn hóa Việt Nam. Nxb.Giáo dục,
1997.
4. Văn hóa học và văn hóa thế kỷ XX, tập I. Viện thơng tin KHXH, Hà Nội,
2001.

12


13



×