Tải bản đầy đủ (.doc) (112 trang)

PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ – KHỐI LƯỢNG – LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CP QUẢNG CÁO ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (720.97 KB, 112 trang )

1

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Năm 2011 là năm cuối thực hiện kế hoạch 5 năm (2007 – 2012) và cũng là năm
có nhiều sự kiện quan trọng trên cả nước nói chung và trên địa bàn tỉnh Đồng Nai nói
riêng. Theo đó, nền kinh tế của tỉnh tiếp tục tăng trưởng cao và phát triển mạnh, nhất
là trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. Bên cạnh những kết quả đạt được, năm 2011
vẫn còn một số hạn chế và nhược điểm cần có biện pháp để khắc phục trong năm
2012. Ngoài những khó khăn như vốn đầu tư cho các dự án giao thông huyết mạch còn
thấp so với yêu cầu, việc cung ứng điện không đảm bảo đã ảnh hưởng không ít đến
hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, việc Việt Nam gia
nhập WTO đã mở ra nhiều cơ hội mới cho các nhà đầu tư ở nước ngoài dẫn đến cạnh
tranh ngày càng gay gắt.
Để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường với những sự cạnh tranh vô
cùng khóc liệt đó thì đòi hỏi các nhà quản trị cần phải có những quyết định đúng đắn,
kịp thời và hợp lý. Mà để làm được như vậy thì nhà quản trị phải nắm được thông tin
và phải có những công cụ để phân tích, đánh giá tình hình và từ đó đưa ra những dự
báo trong tương lai.
Phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận là nội dung quan trọng
của kế toán quản trị, là một công cụ hữu ích trong quá trình ra quyết định của nhà quản
trị. Thông qua việc phân tích này sẽ giúp cho nhà quản trị thấy được mức độ ảnh
hưởng của từng nhân tố như giá bán, số lượng sản phẩm tiêu thụ, chi phí bất biến, chi
phí khả biến, kết cấu mặt hàng đến lợi nhuận của doanh nghiệp ra sao. Từ đó giúp cho
nhà quản trị có thể kiểm soát, điều hành tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp ở hiện tại và có những quyết định sáng suốt trong tương lai. Phân tích
mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng –lợi nhuận là công cụ không thể thiếu trong
doanh nghiệp nhằm khai thác khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp và là cơ sở để đưa
ra các quyết định như lựa chọn dây chuyền sản xuất, định giá bán sản phẩm, hoạch
định chiến lược bán hàng.
Xuất phát từ những nhận thức trên, em quyết định chọn đề tài “ PHÂN TÍCH
MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ – KHỐI LƯỢNG – LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CP



SVTH: Trần Tất Thuần


2
QUẢNG CÁO ĐỒNG NAI”. Qua đề tài này, em sẽ có cơ hội được tìm hiểu và
nghiên cứu sâu hơn các kiến thức đã được học trên sách vở và từ đó áp dụng vào thực
tiễn tại công ty CP Quảng Cáo Đồng Nai để giúp công ty tìm ra các giải pháp kinh
doanh hợp lý hơn trong thời buổi kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay.
2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI:
Xu thế toàn cầu hóa đang phát triển mạnh mẽ và càng thể hiện rõ hơn khi Việt
Nam gia nhập WTO. Để đứng vững trong xu thế đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải
thiết lập được các công cụ quản lý hiệu quả và khoa học. Trong đó kế toán quản trị là
công cụ đang được ứng dụng phổ biến trong công tác quản lý và điều hành nội bộ của
các doanh nghiệp hiện nay.
Trên thế giới, kế toán quản trị đã xuất hiện khá lâu nhưng ở Việt Nam thì còn khá
mới mẻ và non trẻ. Thuật ngữ kế toán quản trị mới được áp dụng trong khoảng mười
lăm năm trở lại đây nhưng đã thu hút sự chú ý của các doanh nghiệp. Trong đó nổi bật
nhất là những nội dung kế toán quản trị liên quan đến thiết lập thông tin để hoạch định,
kiểm soát tài chính và thông tin để sử dụng hiệu quả nguồn lực kinh tế trong qui trình
tạo ra giá trị.
Là một doanh nghiệp chuyên sản xuất, thiết kế website. Trong tình hình kinh tế
hiện nay, công ty đứng trước rất nhiều khó khăn, thử thách. Để có thể tồn tại và phát
triển, đòi hỏi ban giám đốc công ty phải có những chiến lược kinh doanh hiệu quả.
Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận là một công cụ hữu ích, giúp
nhà quản trị thấy được sự liên quan giữa ba nhân tố quyết định sự thành công cho
doanh nghiệp.
Mặc dù đề tài này đã có nhiều tác giả nghiên cứu và phân tích nhưng đặt trong
bối cảnh tình hình kinh tế - xã hội như hiện nay thì còn rất nhiều điều đáng quan tâm.
Đặc biệt là đối với các nghành nghề kinh doanh dịch vụ như hiện nay.


3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
Đề tài nghiên cứu muốn hướng đến các mục tiêu sau :

SVTH: Trần Tất Thuần


3
- Vận dụng phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận trong các tình
huống ra quyết định vào điều kiện thực tế của công ty, giúp cho nhà quản trị đưa ra
những quyết định kinh doanh hợp lý.
- Đưa ra những biện pháp nhằm tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ, tận dụng năng
lực của máy móc thiết bị để tăng lợi nhuận của công ty.
- Khai thác những ưu điểm và khắc phục những nhược điểm trong bộ máy quản lý
của công ty nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Bao gồm 4 phương pháp:
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp tổng hợp
- Phương pháp phân tích
- Phương pháp so sánh đối chiếu
5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
• Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu về thực trạng tình hình ứng dụng phân tích mối quan hệ chi phí –
khối lượng – lợi nhuận vào tổ chức và điều hành hoạt động trong công ty CP
Quảng Cáo Đồng Nai.
• Phạm vi nghiên cứu
+ Thời gian nghiên cứu: toàn bộ thông tin năm 2011 và những thông tin trước
đó.
+ Không gian nghiên cứu: Tại công ty CP Quảng Cáo Đồng Nai

6. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
- Vận dụng được việc phân tích mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận
để giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định kinh doanh
- Vận dụng phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận xác định giá
trong trường hợp đặc biệt.
- Đề xuất một số giải pháp cụ thể có tính khả thi, góp phần vào việc hoàn thiện mô
hình kế toán quản trị tai công ty và cách ứng dụng phương pháp này trong tồ chức và
điều hành hoạt động tại công ty CP Quảng Cáo Đồng Nai.
7. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài nghiên cứu bao gồm 3 chương:
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ – KHỐI
LƯỢNG – LỢI NHUẬN
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ – KHỐI LƯỢNG – LỢI NHUẬN
TẠI CÔNG TY CP QUẢNG CÁO ĐỒNG NAI
CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ

SVTH: Trần Tất Thuần


4
Ngoài ra báo cáo nghiên cứu còn có các danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục
đính kèm.

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA CHI PHÍ KHỐI LƯỢNG – LỢI NHUẬN

1.1 KHÁI NIỆM PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ – KHỐI LƯỢNG –
LỢI NHUẬN (C – V - P) [4]

SVTH: Trần Tất Thuần



5
Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận là xem xét mối quan hệ
giữa giá bán, số lượng sản phẩm tiêu thụ, kết cấu mặt hàng, biến phí, định phí và lợi
nhuận, nhằm khai thác khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp và là cơ sở để đưa ra các
quyết định như lựa chọn kết cấu mặt hàng, định giá sản phẩm, hoạch định chiến lược
kinh doanh tương lai.
Để phân tích được mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận cần thiết phải
nắm vững cách ứng xử của chi phí để tách chi phí của doanh nghiệp thành biến phí và
định phí, phải hiểu rõ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo hình thức số dư đảm
phí, đồng thời phải nắm vững một số khái niệm cơ bản được sử dụng trong phân tích
mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận.
1.2 MỤC ĐÍCH PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ – KHỐI LƯỢNG – LỢI
NHUẬN (C – V - P)
Nắm được những khái niệm cơ bản được sử dụng trong phân tích mối quan hệ chi
phí – khối lượng – lợi nhuận.
Biết cách vận dụng phân tích mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận để
đưa ra những quyết định kinh doanh trong ngắn hạn.
Nắm được phương pháp phân tích điểm hoà vốn và ứng dụng phân tích điểm hoà
vốn để xác định được vùng lời vùng lỗ.
Thấy được ảnh hưởng của việc thay đổi kết cấu hàng bán đến doanh thu và lợi
nhuận. Đưa ra một số biện pháp nhằm áp dụng có hiệu quả hơn phương pháp phân tích
mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận để tăng cường hiệu quả kinh doanh của
doanh nghiệp.
1.3 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN SỬ DỤNG TRONG PHÂN TÍCH MỐI
QUAN HỆ CHI PHÍ – KHỐI LƯỢNG – LỢI NHUẬN
1.3.1 Số dư đảm phí (SDĐP)
Trong kế toán quản trị, khi nói đến phân tích CVP (phân tích mối quan hệ giữa
chi phí – khối lượng – lợi nhuận) là nói đến khái niệm số dư đảm phí (SDĐP). Khái

niệm này đóng vai trò quan trọng, rất thú vị và rất cần thiết trong các quyết định quản
trị.

SVTH: Trần Tất Thuần


6
Số dư đảm phí (SDĐP): Là chênh lệch giữa doanh thu và chi phí khả biến. Nó
được dùng để bù đắp chi phí bất biến, số dôi ra sau khi bù đắp chính là lợi nhuận. Số
dư đảm phí có thể tính cho tất cả các loại sản phẩm, một loại sản phẩm và một đơn vị
sản phẩm.
Dựa vào số dư đảm phí ta có thể lập được báo cáo thu nhập theo hình thức số dư
đảm phí nhanh chóng và tiện lợi
Nếu gọi x: là số lượng sản phẩm tiêu thụ
g: là giá bán
a: là chi phí khả biến đơn vị
b: là tổng chi phí bất biến
Ta có báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí như sau:

Doanh thu
Chi phí khả biến

Tổng số

Tính cho một sản phẩm

gx

g


ax

a

Số dư đảm phí

(g-a)x

g-a

Chi phí bất biến

b

Lợi nhuận

(g-a)x-b

Từ báo cáo thu nhập tổng quát trên ta xét các trường hợp sau:
1. Khi doanh nghiệp không hoạt động, thì số lượng sản phẩm tiêu thụ x = 0 thì
lợi nhuận p= (-b), nghĩa là doanh nghiệp bị lỗ một khoảng đúng bằng với định
phí.
2. Khi số lượng sản phẩm tiêu thụ x = x h (số lượng sản phẩm tiêu thụ tại điểm
hoà vốn) thì số dư đảm phí bằng với chi phí bất biến, khi đó lợi nhuận p = 0,
nghĩa là doanh nghiệp đạt mức hoà vốn.
→ (g – a)x h = b
→ xh =

SVTH: Trần Tất Thuần


b
( g − a)


7

Chi phí bất biến
Vậy

Sản lượng hòa vốn =
Số dư đảm phí đơn vị

3. Khi x = x 1 (số lượng sản phẩm tiêu thụ tại điểm x 1 ), x 1 > x h , thì lợi nhuận
P 1 = (g – a) x 1 - b
4. Khi x = x 2 (số lượng sản phẩm tiêu thụ tại điểm x 2 ), x 2 > x 1 thì lợi nhuận ở
mức tiêu thụ x 2 là P 2 = (g – a) x 2 - b
Như vậy khi số lượng sản phẩm tiêu thụ tăng một lượng ∆x = x 2 - x 1
→ Lợi nhuận tăng một lượng ∆P = P 2 - P 1
→ ∆P = (g – a) ∆x
Kết luận:
Thông qua khái niệm về số dư đảm phí chúng ta có thể thấy được sản lượng tiêu
thụ và lợi nhuận có mối quan hệ tỷ lệ thuận với nhau. Nếu sản lượng tiêu thụ tăng
(hoặc giảm) một lượng thì lợi nhuận tăng thêm (hoặc giảm xuống) một lượng đúng
bằng sản lượng tiêu thụ tăng thêm (hoặc giảm xuống) nhân với số dư đảm phí đơn vị.
Nếu chi phí bất biến không đổi thì phần số dư đảm phí tăng thêm (hay giảm
xuống) đó chính là lợi nhuận tăng thêm (hay giảm bớt).
Như vậy, nhờ vào số dư đảm phí ta có thể thấy được mối quan hệ giữa số lượng
sản phẩm tiêu thụ và lợi nhuận, từ đó nhanh chóng xác định được lợi nhuận tăng lên
hay giảm xuống một lượng bao nhiêu.
Ví dụ: Giả sử trong quý I năm 2007, doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ (x):1000 sản

phẩm, giá bán (g):100 đồng/ sản phẩm, biến phí đơn vị (a):60 đồng/ sản phẩm, định
phí (b):30.000 đồng. Yêu cầu:
a) Lập báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí?
b) Xác định sản lượng hoà vốn?

SVTH: Trần Tất Thuần


8
c) Nếu sản lượng tăng 15% thì lợi nhuận tăng một lượng là bao nhiêu?
Giải:
a) Lập báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí:
Dựa vào các dữ liệu ở đề bài ta có báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí sau:
Tổng số

Tỷ lệ

100.000

100%

2)Chi phí khả biến

60.000

60%

3)Số dư đảm phí

40.000


40%

4)Định phí

30.000

5)Lợi nhuận

10.000

1)Doanh thu

b) Xác định sản lượng hoà vốn.
Ta có sản lượng hoà vốn xh=

b
30.000
= 750 sản phẩm
=
g − a 100 − 60

c) Nếu sản lượng tăng 15% thì lợi nhuận tăng một lượng là bao nhiêu.
Sản lượng tăng 15% => sản lượng tăng thêm là: 1.000 × 15% = 150 sản phẩm
=>lợi nhuận tăng tương ứng là: ( 100 - 60 ) × 150 = 6.000 đồng
Nhận xét: Dựa vào số dư đảm phí nhà quản trị có thể dự đoán được lợi nhuận ở nhiều
mức độ hoạt động khác nhau mà không phải lập báo cáo kết quả kinh doanh. Tuy
nhiên việc sử dụng số dư đảm phí có chứa một số nhược điểm sau.
Nhược điểm của việc sử dụng khái niệm SDĐP:
- Không giúp nhà quản lý có cái nhìn tổng quát ở giác độ toàn bộ doanh nghiệp nếu

công ty sản xuất và kinh doanh nhiều loại sản phẩm, bởi vì sản lượng cho từng sản
phẩm không thể tổng hợp ở toàn doanh nghiệp.
- Làm cho nhà quản lý dễ nhầm lẫn trong việc ra quyết định, bởi vì tưởng rằng tăng
doanh thu của những sản phẩm có SDĐP lớn thì lợi nhuận tăng lên, nhưng điều này có
khi hoàn toàn ngược lại.

SVTH: Trần Tất Thuần


9
Để khắc phục nhược điểm của SDĐP, ta kết hợp sử dụng khái niệm tỷ lệ số dư
đảm phí.
1.3.2 Tỷ lệ số dư đảm phí [4]
1.3.2.1 Khái niệm:
Tỷ lệ số dư đảm phí là tỷ lệ phần trăm của số dư đảm phí tính trên doanh thu, chỉ
tiêu này có thể tính cho tất cả các loại sản phẩm, một loại sản phẩm (cũng bằng một
đơn vị sản phẩm)
Ý nghĩa của tỷ lệ số dư đảm phí: Tỷ lệ SDĐP cho biết, cứ trong 1 đồng doanh
thu, doanh nghiệp có được bao nhiêu đồng SDĐP. Như vậy, nếu mức tăng doanh thu
dự kiến của các loại sản phẩm là như nhau thì sản phẩm nào có tỷ lệ SDĐP cao hơn
thì sẽ tạo thêm nhiều SDĐP hơn và như vậy lợi nhuận sẽ tăng nhiều hơn.
1.3.2.2 Công thưc tính tỷ lệ số dư đảm phí:
Ta có công thức tính tỷ lệ số dư đảm phí như sau:
Tỷ lệ số dư đảm phí =

g −a
× 100%
g

. Tại sản lượng x1 > xh thì doanh thu là gx 1 => lợi nhuận p1 là:

P1 = ( g - a )x1- b
. Tại sản lượng x2 > x1 thì doanh thu la gx 2 => lợi nhuận p2 là:
P2 = ( g - a )x2 - b
Như vậy khi doanh thu tăng một lượng là : gx 2 - gx 1 thì lợi nhuận tăng một lượng là:
∆P = P2 – P1
 ∆P = ( g – a )( x2 – x1 )



∆P

= (g-a)

[

SVTH: Trần Tất Thuần

g

] [( x2 - x1 )g]


10
Kết luận : Như vậy thông qua khái niệm về tỷ lệ số dư đảm phí, chúng ta thiết lập mối
quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận. Cụ thể nếu doanh thu tăng thêm một lượng thì
lợi nhuận sẽ tăng thêm một lượng bằng doanh thu tăng thêm đó nhân với tỷ lệ số dư
đảm phí.
Hệ quả : Nếu cùng tăng một lượng doanh thu như nhau ở tất cả các doanh nghiệp,
những sản phẩm, những bộ phận, thì những doanh nghiệp nào, bộ phận nào có tỷ lệ số
dư đảm phí lớn hơn thì lợi nhuận sẽ tăng nhiều hơn.

Sử dụng khái niệm tỷ lệ số dư đảm phí cho thấy được mối quan hệ giữa doanh
thu và lợi nhuận và khắc phục được các nhược điểm của số dư đảm phí, cụ thể:
• Giúp nhà quản trị có cái nhìn tổng quát toàn doanh nghiệp khi doanh nghiệp sản
xuất kinh doanh nhiều loại sản phẩm, bởi vì có thể tổng hợp được doanh thu tăng
thêm của toàn bộ doanh nghiệp cho tất cả các loại sản phẩm tiêu thụ.
• Giúp cho nhà quản trị biết được: nếu tăng cùng một lượng doanh thu (do tăng số
lượng sản phẩm tiêu thụ) ở nhiều bộ phận khác nhau, bộ phận nào có tỷ lệ số dư
đảm phí càng lớn thì lợi nhuận sẽ tăng lên càng nhiều.
Để hiểu rõ hơn vấn đề ta xem xét ví dụ sau:
Ví dụ: Ta có bảng báo cáo thu nhập theo hình thức số dư đảm phí của hai doanh
nghiệp X và doanh nghiệp Y có doanh thu và lợi nhuân bằng nhau như sau:

Số thứ tự

Chỉ tiêu

1

Doanh nghiệp X

Doanh nghiệp Y

Tổng số(VNĐ)

%

Tổng số(VNĐ)

%


Doanh thu

100.000

100%

100.000

100%

2

Chi phí khả biến

30.000

30%

70.000

70%

3

Số dư đảm phí

70.000

70%


30.000

30%

4

Chi phí bất biến

60.000

SVTH: Trần Tất Thuần

20.000


11
5

Lợi nhuận

10.000

10.000
( Nguồn sách kế toán quản trị [4])

Yêu cầu: Nếu tăng doanh thu lên thêm 16.000 thì lợi nhuận tăng lên thêm của doanh
nghiệp X và doanh nghiệp Y là bao nhiêu?
Giải:
 Ở doanh nghiệp X
Ta có tỷ lệ số dư đảm phí của doanh nghiệp X là:

70.000
× 100% = 70%
100.000

Nếu doanh thu tăng lên thêm 16.000 => Lợi nhuận tăng lên thêm ( ∆p x ) của
doanh nghiệp X tăng là:
∆p x = 16.000 × 70% = 11.200 đ

 Ở doanh nghiệp Y
Ta có tỷ lệ số dư đảm phí của doanh nghiệp Y là:
30.000
× 100% = 30%
100.000

Vậy nếu doanh thu tăng lên thêm 16.000 thì lợi nhuận tăng lên thêm ( ∆p y ) của
doanh nghiệp Y là:
∆p y = 16.000 × 30% = 4.800 đ

Để hiểu rõ đặc điểm của những doanh nghiệp có tỷ lệ SDĐP lớn hay nhỏ, ta
nghiên cứu các khái niệm về kết cấu chi phí.
1.3.3 Kết cấu chi phí [4]
Kết cấu chi phí là mối quan hệ tỷ trọng của từng loại chi phí bất biến, khả biến
chiếm trong tổng chi phí. Tùy từng doanh nghiệp khác nhau mà xác lập kết cấu chi phí
cho phù hợp với đặc điểm, yêu cầu và mục đích kinh doanh của mình.
Những doanh nghiệp nào có chi phí bất biến chiếm tỷ trọng lớn, khả biến
chiếm tỷ trọng nhỏ thì tỷ lệ số dư đảm phí lớn, nếu tăng hoặc giảm doanh thu thì lợi

SVTH: Trần Tất Thuần



12
nhuận sẽ tăng hoăc giảm nhiều hơn. Những doanh nghiệp có chi phí bất biến chiếm tỷ
trọng lớn là những doanh nghiệp có chi phí đầu tư lớn. Vì vậy nếu gặp thuận lợi thì tốc
độ phát triển nhanh, tuy nhiên nếu gặp rủi ro thì dễ phá sản.
Những doanh nghiệp có chi phí bất biến chiếm tỷ trọng nhỏ, khả biến chiếm tỷ
trọng lớn, thì doanh nghiệp đó có tỷ lệ số dư đảm phí nhỏ, nếu tăng (hoặc giảm) doanh
thu thì lợi nhuận sẽ tăng (hoặc giảm) ít hơn. Những doanh nghiệp có chi phí bất biến
chiếm tỷ trọng nhỏ thường là những doanh nghiệp có mức đầu tư thấp, vì vậy tốc độ
phát triển chậm, tuy nhiên nếu gặp rủi ro thì sự thiệt hại sẽ ít hơn.
Ví dụ: Ta có bảng báo cáo thu nhập theo hình thức số dư đảm phí của hai doanh
nghiệp X và doanh nghiệp Y có doanh thu bằng nhau như sau: (ĐVT: 1.000 đồng)
Doanh nghiệp X

Doanh nghiệp Y

Tổng số

%

Tổng số

%

Doanh thu

100.000

100%

100.000


100%

2

Chi phí khả biến

30.000

30%

80.000

80%

3

Số dư đảm phí

70.000

70%

20.000

20%

4

Chi phí bất biến


60.000

10.000

5

Lợi nhuận

10.000

10.000

Số thứ tự

Chỉ tiêu

1

(Nguồn sách kế toán quản trị [4])
- Doanh nghiệp X có định phí chiếm tỷ trọng lớn (60.000 ÷ 90.000 = 66,67%),
biến phí chiếm tỷ trọng nhỏ (33,33%), tỷ lệ số dư đảm phí lớn: 70%
- Doanh nghiệp Y có định phí chiếm tỷ trọng nhỏ (10.000 ÷ 90.000 =11,11%),
biến phí chiếm tỷ trọng lớn (88,89%), do đó tỷ lệ số dư đảm phí nhỏ: 20%
Giả sử nếu hai doanh nghiệp cùng tăng doanh thu lên 30% thì: Doanh thu tăng
thêm là (100.000×30%)=30.000 ngàn đồng.
• Lợi nhuận của doanh nghiệp X tăng thêm là: (30.000 × 70%) =21.000 ngàn đồng
 Lợi nhuận của doanh nghiêp X lúc này là 31.000 ngàn đồng
• Lợi nhuận của doanh nghiệp Y tăng thêm là: (30.000 × 20%)=6.000 ngàn đồng


SVTH: Trần Tất Thuần


13
 Lợi nhuận của doanh nghiệp Y lúc này là 16.000 ngàn đồng
Như vậy khi cùng tăng một lượng doanh thu như nhau thì lợi nhuận doanh nghiệp X
tăng nhanh hơn doanh nghiệp Y.
Giả sử nếu hai doanh nghiệp cùng giảm doanh thu 30% thì:
Doanh thu giảm xuống là: 30.000(100.000×30%)
• Lợi nhuận doanh nghiệp X giảm (30.000 × 70%)= 21.000 ngàn đồng
Lợi nhuận của doanh nghiệp X lúc này là: (10.000 - 21.000)= -11.000 ngàn đồng
• Lợi nhuận của doanh nghiệp Y giảm (30.000 × 20%)= 6.000 ngàn đồng
Lợi nhuận của doanh nghiệp Y lúc này là(10.000 – 6.000)= 4.000 ngàn đồng.
Như vậy khi cùng giảm một lượng doanh thu thì lợi nhuận của doanh nghiệp X
giảm nhanh hơn doanh nghiệp Y, sự thiệt hại của doanh nghiệp X lớn hơn và mức
độ rủi ro trong kinh doanh cao hơn.
1.3.4 Đòn bẩy hoạt động
Đòn bẩy với ý nghĩa thông thường là công cụ giúp chúng ta chỉ cần một lực nhỏ
có thể di chuyển một vật có khối lượng lớn.
Trong kinh doanh, đòn bẩy hoạt động cho thấy với tốc độ tăng (hoặc giảm) nhỏ của
doanh thu (do số lượng sản phẩm tiêu thụ tăng hoặc giảm) sẽ tạo ra một tốc độ tăng
(hoặc giảm) lớn hơn về lợi nhuận. Một cách tổng quát, đòn bẩy hoạt động là khái niệm
phản ánh mối quan hệ giữa tốc độ tăng lợi nhuận và tốc độ tăng doanh thu, nhưng với
điều kiện tốc độ tăng lợi nhuận phải lớn hơn tốc độ tăng doanh thu.
Độ lớn đòn bẩy hoạt động = > 1
Giả định có hai doanh nghiệp có cùng doanh thu và lợi nhuận. Nếu tăng cùng
một lượng doanh thu như nhau thì những doanh nghiệp nào có đòn bẩy hoạt động lớn
hơn thì lợi nhuận tăng lên nhiều hơn, vì vậy tốc độ tăng lợi nhuận sẽ lớn hơn. Điều này
cho thấy những doanh nghiệp mà tỷ trọng chi phí bất biến lớn hơn chi phí khả biến thì
tỷ lệ số dư đảm phí lớn, từ đó đòn bẩy hoạt động sẽ lớn hơn và lợi nhuận sẽ rất nhạy

cảm với sự thay đổi của doanh thu.
Từ giả định trên ta có:

SVTH: Trần Tất Thuần


14
• Tại sản lượng x1 > xh => doanh thu gx1 => lợi nhuận:
P1 = ( g - a )x1 - b
• Tại sản lượng x2 > x1 => doanh thu gx2 => lợi nhuận p2:
P2 = ( g - a )x2 – b
 Tốc độ tăng doanh thu :
 Tốc độ tăng lợi nhuận:
p 2 − p1 ( g − a )( x 2 − x1 )
=
p1
( g − a) x1 − b

 Đòn bẩy hoạt động:

( g − a )( x 2 − x1 )
gx1
( g − a ) x1
×
=
( g − a ) x1 − b
gx2 − gx1 ( g − a ) x1 − b

Vậy công thức tính độ lớn đòn bẩy hoạt động là:
Độ lớn đòn bẩy hoạt động =

Kết luận: Như vậy tại một mức doanh thu nhất định, sẽ xác định được độ lớn đòn bẩy
hoạt động tại mức doanh thu đó, nếu dự kiến được tốc độ tăng doanh thu thì sẽ dự kiến
được tốc độ tăng lợi nhuận và ngược lại.

1.4 PHÂN TÍCH ĐIỂM HÒA VỐN
Phân tích điểm hòa vốn là một trường hợp đặc biệt trong phân tích mối quan hệ
chi phí – khối lượng – lợi nhuận khi lợi nhuận bằng không. Nó giúp cho nhà quản trị
xác định được số lượng sản phẩm tiêu thụ và doanh thu hòa vốn, từ đó xác định vùng
lãi, vùng lỗ của doanh nghiệp.
1.4.1 Khái niệm điểm hòa vốn
Điểm hòa vốn là điểm mà tại đó tổng doanh thu bằng tổng chi phí hoặc tổng số
dư đảm phí bằng tổng định phí. Tại điểm này lợi nhuận của doanh nghiệp bằng không(
tức là không có lợi nhuận).
1.4.2 Phương pháp xác định điểm hòa vốn
1.4.2.1 Xác định sản lượng hòa vốn

SVTH: Trần Tất Thuần


15
Với những dữ kiện đã cho ở phần trên ta có:
Doanh thu: gx
Chi phí khả biến: ax
Chi phí bất biến: b
Tổng chi phí: ax + b
Tại điểm hoà vốn ta có Tổng doanh thu = Tổng chi phí
 lợi nhuận p = 0 => số dư đảm phí = chi phí bất biến
Gọi xh: là sản lượng tại điểm hoà vốn
Ta có ( g – a )xh = b
 xh=


b
g −a

vậy

Chi phí bất biến

Sản lượng hoà
=

vốn

Số dư đảm phí đơn vị

Nhân hai vế cho g ta được:
gxh =





b
g −a
g

gxh =

Chi phí bất biến
vậy


Doanh thu hoà vốn

=

Tỷ lệ số dư đảm phí

b
1−

a
g

vậy

Doanh thu hoà
vốn

Chi phí bất biến
=

1 – tỷ lệ giữa chi phí khả biến
trên giá bán( doanh thu)

Nhận xét: Mặc dù điểm hòa vốn không phải là mục tiêu hoạt động của doanh nghiêp
nhưng phân tích hòa vốn sẽ chỉ ra mức hoạt động cần thiết để doanh nghiệp có những

SVTH: Trần Tất Thuần



16
giải pháp nhằm đạt được một doanh số mà kinh doanh không bị lỗ. Như vậy phân tích
hòa vốn sẽ chỉ ra mức bán tối thiểu mà doang nghiệp cần phải đạt được. Ngoài ra phân
tích hòa vốn còn cung cấp thông tin có giá trị liên quan đến các cách ứng xử chi phí tại
các mức tiêu thụ khác nhau. Đây là cơ sở để doanh nghiệp lập kế hoạch lợi nhuận và
các kế hoạch khác trong ngắn hạn.
1.4.2.2 Xác định doanh thu hòa vốn
Doanh thu hòa vốn là doanh thu đạt được tại mức sản lượng hòa vốn. Do đó
doanh thu hòa vốn là tích của sản lượng hòa vốn và giá bán sản phẩm.
Từ định nghĩa trên ta có công thức tính doanh thu hòa vốn
Doanh thu hòa vốn = sản lượng tại điểm hòa vốn × giá bán sản phẩm
<=> gxh = xh × g
Hoặc từ công thức xác định điểm hòa vốn ta có thể rút ra doanh thu hòa vốn như sau:
b
Từ công thức xh=
g −a

=>

gxh =

b
g −a
g

Vậy doanh thu hoà vốn =
Chú ý: công thức trên rất cần thiết để tính doanh thu hoà vốn của toàn doanh nghiệp
nếu doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm.
Để tính doanh thu hoà vốn cho từng loại sản phẩm trong trường hợp doanh
nghiệp sản xuất kinh doanh nhiều loại sản phẩm khác nhau, thì trước hết tính doanh

thu hoà vốn chung cho toàn bộ doanh nghiệp, sau đó lấy doanh thu hoà vốn chung
nhân với tỷ trọng doanh thu của từng mặt hàng chiếm trong tổng doanh thu.
1.4.3 Các thước đo tiêu chuẩn hòa vốn
Ngoài sản lượng hòa vốn và doanh thu hòa vốn, điểm hòa vốn còn được quan
sát dưới góc nhìn khác như: thời gian hòa vốn, tỷ lệ hòa vốn, doanh thu an toàn, tỷ lệ
doanh thu an toàn.
1.4.3.1 Thời gian hòa vốn
Thời gian hòa vốn là số ngày cần thiết để đạt được doanh thu hòa vốn trong một
kỳ kinh doanh.

SVTH: Trần Tất Thuần


17
Thời gian hòa vốn =
Trong đó:
Doanh thu bình quân 1 ngày =
Nhà quản lý phải quan tâm đến thời gian hoàn vốn: sẽ mất bao lâu để một cuộc
đầu tư cụ thể thu hồi lại số vốn đã bỏ ra. Từ đó đưa ra giải pháp quay vòng vốn nhanh
để tiết kiệm thời gian, chi phí đầu tư.
1.4.3.2 Tỷ lệ hòa vốn
Tỷ lệ hòa vốn là tỷ lệ giữa sản lượng hòa vốn so với tổng sản lượng tiêu thụ hoặc
giữa doanh thu hòa vốn so với tổng doanh thu đạt được trong kỳ kinh doanh (giả định
giá bán không đổi)
Tỷ lệ hòa vốn = x 100%
Ý nghĩa của thời gian hòa vốn và tỷ lệ hòa vốn nói lên chất lượng điểm hòa
vốn, tức chất lượng của hoạt động sản xuất kinh doanh. Nó có thể được hiểu như là
thước đo của sự rủi ro. Thời gian hòa vốn càng ngắn càng tốt, còn tỷ lệ hòa vốn thì
càng thấp càng an toàn.
1.4.3.3 Số dư an toàn( hay còn gọi là doanh thu an toàn) và tỷ lệ số dư

an toàn
Số dư an toàn là chênh lệch giữa doanh thu thực hiện (hoặc dự kiến) so với
doanh thu hoà vốn.
Số dư an toàn = Doanh thu thực hiện – Doanh thu hoà vốn
Doanh thu an toàn phản ánh mức doanh thu thực hiện đã vượt qua mức doanh thu
hòa vốn như thế nào. Chỉ tiêu này có giá trị càng lớn thì càng thể hiện tính an toàn cao
của hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc tính rủi ro trong kinh doanh càng thấp và
ngược lại.
Để thấy rõ hơn, ta cũng nên hiểu là doanh thu an toàn được quyết định bởi cơ cấu
chi phí. Thông thường những xí nghiệp có chi phí bất biến chiếm tỷ trọng lớn thì tỷ lệ
SDĐP lớn, do vậy nếu doanh số giảm thì lỗ phát sinh nhanh hơn và những xí nghiệp
đó có doanh thu an toàn thấp hơn.

SVTH: Trần Tất Thuần


18
Để đánh giá mức độ an toàn ngoài việc sử dụng doanh thu an toàn, cần kết hợp
với chỉ tiêu tỷ lệ số dư an toàn.
Tỷ lệ số dư an toàn là tỷ lệ phần trăm của doanh thu an toàn trên doanh thu thực
hiện.
Từ định nghĩa trên ta có công thức tính tỷ lệ số dư an toàn như sau:
Tỷ lệ số dư an toàn = x 100%
1.4.4 Đồ thị mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận
Để vẽ đồ thị điểm hoà vốn ta vẽ đường biểu diễn mối quan hệ của hai phương trình:
-

Phương trình doanh thu: ydt= gx

-


Phương trình chi phí:

(1)

ytp= ax + b

(2)

Tại điểm mà hai đường biểu diễn này giao nhau chính là điểm hoà vốn, phía bên
trái của điểm hoà vốn là vùng lỗ, phía bên phải của điểm hoà vốn là vùng lãi.
Ydt = gx
y
Điểm hoà vốn
Ytp = ax + b
yhv
b

Yđp = b

xh ( Sản lượng hòa vốn )

x

Đồ thị 1.1: Minh hoạ đồ thị CVP tổng quát
Ngoài đồ thị trên ta có thể vẽ đồ thị điểm hoà vốn chi tiết hơn bằng cách tách
đường tổng chi phí (ycp= ax + b) thành hai đường:
-

Đường biến phí:


ybp = ax

-

Đường định phí:

yđp = b

SVTH: Trần Tất Thuần


19
Ta có đồ thị chi tiết hơn như sau:
Ydt = gx
Lợi nhuận

Y

Ytp = ax + b

Điểm hoà vốn

SDĐP

Yđp = b

Định phí
Ybp = ax


b

Biến phí

0

Xh = ( Sản lượng hòa vốn )

X

Đồ thị 1.2: Minh hoạ đồ thị CVP phân biệt
1.5 PHÂN TÍCH LỢI NHUẬN
Một loại đồ thị khác trong đồ thị về mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi
nhuận đó là đồ thị lợi nhuận. Đồ thị này có ưu điểm là dễ vẽ và phản ánh được mối
quan hệ giữa số lượng sản phẩm tiêu thụ với lợi nhuận, tuy nhiên nó không phản ánh
được mối quan hệ giữa chi phí với số lượng sản phẩm tiêu thụ.
Nếu gọi P là lợi nhuận mong muốn, tại điểm lợi nhuận P > 0 thì:
Số dư đảm phí = Định phí + Lợi nhuận
Hoặc Doanh thu = Biến phí + Định phí + Lợi nhuận
Gọi xp: Số lượng sản phẩm tiêu thụ tại điểm lợi nhuận P.
Ta có: (g – a)xp = b + P
=> xp = (1)
Vậy: Sản lượng tại mức lợi nhuận P =
Từ (1) ⇒ xp =
Nhân hai vế cho g ta được như sau:

SVTH: Trần Tất Thuần


20

b+ p
(
gxp = g − a )
g

(2)

vậy:
D.thu cần đạt được tại mức lợi nhuận P =
Từ (2) => gxp =
Vậy:
D.thu tại điểm lợi nhuận P =
Kết luận: Như vậy dựa vào các công thức trên. Khi đã biết định phí, số dư đảm phí
đơn vị hoặc tỷ lệ số dư đảm phí, nếu dự kiến được lợi nhuận sẽ xác định được số lượng
sản phẩm tiêu thụ, doanh thu tại điểm lợi nhuận đó và ngược lại.
Vẽ đồ thị:
Đồ thị lợi nhuận thể hiện rõ nét mức lãi hoặc lỗ của công ty theo các mức độ
hoạt động tương ứng. Đồ thị lợi nhuận có ưu điểm là dễ vẽ vì chỉ có một đường duy
nhất và phản ánh được mối quan hệ giữa sản lượng với lợi nhuận. Đồ thị này cắt trục
tung tại điểm có tung độ bằng tổng chi phí bất biến và cắt trục hoành tại điểm có
hoành độ là sản lượng hòa vốn. Ở đây điểm hòa vốn được biểu diễn bởi đường lợi
nhuận y = (g – a)x – b, thể hiện sự ảnh hưởng của sản lượng đến lợi nhuận. Khi sản
lượng thay đổi thì lợi nhuận cũng thay đổi theo. Sản lượng hòa vốn chính là điểm mà
tại đó lợi nhuận bằng 0. Khoảng cách từ đồ thị lợi nhuận đến trụ hoành tại một mức
sản lượng nào đó chính là mức lãi hoặc lỗ tương ứng với mức sản lượng đó. Ta có đồ
thị lợi nhuận sau:
Đường lợi nhuận y = ( g- a )x – b
y Số tiền

Đường lợi nhuận

Điểm hòa vốn

SVTH: Trần Tất Thuần

y = ( g – a )x - b


21

0

x

-b

Số lượng sản phẩm tiêu thụ

Đồ thị 1.3: Đồ thị lợi nhuận

1.6 PHÂN TÍCH KẾT CẤU MẶT HÀNG
1.6.1 Khái niệm kết cấu mặt hàng
Kết cấu mặt hàng là mỗi quan hệ tỷ trọng của doanh thu từng mặt hàng chiếm trong
tổng doanh thu.
1.6.2 Nội dung phân tích kết cấu mặt hàng
Ảnh hưởng của kết cấu mặt hàng đến lợi nhuận thông qua tỷ lệ số dư đảm phí
của từng mặt hàng khác nhau. Nếu trong quá trình sản xuất kinh doanh tăng tỷ trọng
của những mặt hàng có tỷ lệ số dư đảm phí lớn, giảm tỷ trọng của những mặt hàng có
tỷ lệ số dư đảm phí nhỏ thì tổng bình quân số dư đảm phí của doanh nghiệp sẽ tăng lên
lợi nhuận tăng. Vì vậy doanh thu hoà vốn của doanh nghiệp giảm đi và từ đó độ an
toàn trong kinh doanh của doanh nghiệp tăng lên và ngược lại.

Vậy dựa vào thay đổi kết cấu mặt hàng ta có thể tăng được lợi nhuận của công ty.
Và từ đó các doanh nghiệp có thể thay đổi kết cấu mặt hàng cho thích hợp để nâng cao
lợi nhuận của toàn bộ doanh nghiệp.
1.6.3 Ví dụ minh họa
Có tài liệu về việc kinh doanh 2 loại sản phẩm X và Y của một doanh nghiệp như sau:
(ĐVT:1.000đ)

Số thứ tự

Chỉ tiêu

Sản phẩm X
Số tiền

SVTH: Trần Tất Thuần

Tỷ lệ

Sản phẩm Y
Số tiền

Tỷ lệ

Toàn
doanh nghiệp
Số tiền

Tỷ lệ



22
1

Doanh thu

60.000 100%

40.000

100% 100.000 100%

2

Biến phí

30.000

50%

10.000

25%

40.000

40%

3

Số dư đảm phí


30.000

50%

30.000

75%

60.000

60%

4

Định phí

50.000

5

Lợi nhuận

10.000
( Nguồn sách kế toán quản trị [4])

 Doanh thu hòa vốn của doanh nghiệp: = 83.333
 Số dư an toàn: 100.000 – 83.333 = 16.667
 Kết cấu hàng bán: Doanh thu sản phẩm X chiếm tỷ trọng 60%,Y chiếm 40%.
Giả sử doanh nghiệp thay đổi kết cấu hàng bán. Doanh nghiệp tăng tỷ trọng sản

phẩm có tỷ lệ số dư đảm phí lớn và giảm tỷ trọng sản phẩm có tỷ lệ số dư đảm phí nhỏ
. Cụ thể doanh nghiệp tăng tỷ trọng doanh thu của sản phẩm Y lên 60%, giảm tỷ trọng
sản phẩm X xuống 40% trong tổng doanh thu của toàn bộ doanh nghiệp. Cụ thể sau:
( ĐVT: 1000 đồng)

Sản phẩm X
Số thứ tự

Chỉ tiêu

Số tiền

Tỷ lệ

Sản phẩm Y
Số tiền

Tỷ lệ

Toàn
doanh nghiệp
Số tiền

Tỷ lệ

1

Doanh thu

40.000 100%


60.000 100% 100.000 100%

2

Biến phí

20.000

50%

15.000

25%

35.000

35%

3

Số dư đảm phí

20.000

50%

45.000

75%


65.000

65%

4

Định phí

50.000

5

Lợi nhuận

15.000
( Nguồn sách kế toán quản trị [4])



Doanh thu hòa vốn của doanh nghiệp: = 76.923

 Số dư an toàn: 100.000 – 76.923 = 23.077

SVTH: Trần Tất Thuần


23
 Kết luận: Do doanh nghiệp thay đổi kết cấu hàng bán, cụ thể là tăng tỷ trọng doanh
thu của sản phẩm Y từ 40% lên 60%, giảm tỷ trọng của sản phẩm X từ 60% xuống còn

40% làm cho tỷ lệ số dư đảm phí bình quân tăng 5% (từ 60% lên 65%) nên lợi nhuận
tăng 5.000.000đồng (từ 10.000.000 lên 15.000.000). Mặt khác do tỷ lệ số dư đảm phí
bình quân tăng lên nên doanh thu hòa vốn giảm và số dư an toàn tăng lên.
1.7 MỘT SỐ VẬN DỤNG PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ – KHỐI
LƯỢNG – LỢI NHUẬN TRONG VIỆC RA QUYẾT ĐỊNH KINH DOANH
Việc phân tích thông qua mô hình CVP không chỉ giúp việc lựa chọn dây chuyền
sản xuất, định giá bán sản phẩm, xây dựng chiến lược tiêu thụ, chiến lược marketing
nhằm khai thác có hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà còn giúp ích
nhiều cho việc xem xét rủi ro của doanh nghiệp. Đồng thời cũng xem xét các giả thiết
trong quá trình vận dụng mô hình. [1]
Giả sử tại công ty B sản xuất kinh doanh một loại sản phẩm X có tài liệu như
báo cáo sau: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo dạng số dư đảm phí của công
ty B như sau:
(ĐVT:1.000đ)
Số thứ tự

Chỉ tiêu

Tổng số

Đơn vị

Tỷ lệ (%)

100.000

100

100


1

Doanh thu

2

Chi phí khả biến

60.000

60

60

3

Số dư đảm phí

40.000

40

40

4

Chi phí bất biến

30.000


5

Lợi nhuận

10.000
( Nguồn sách kế toán quản trị [4])

Chúng ta sẽ nghiên cứu sự tác động của các nhân tố biến phí, định phí, giá bán,
số lượng sản phẩm tiêu thụ đến sự biến động của lợi nhuận thông qua các trường hợp
sau:
1.7.1 Chọn phương án kinh doanh khi chi phí bất biến và sản lượng thay đổi

SVTH: Trần Tất Thuần


24
Công ty B dự kiến kỳ tới tăng chi phí quảng cáo 5.000.000đ. Nếu thực hiện chính sách
này thì lượng tiêu thụ dự kiến tăng 20%. Công ty B có nên thực hiện biện pháp tăng
chi phí quảng cáo này không.
Phân tích:
Công ty B tăng chi phí quảng cáo 5.000.000đ. thì chi phí quảng cáo được đưa
vào chi phí bất biến, làm chi phí bất biến tăng thêm 5.000.000đ. vậy chi phí bất biến
lúc này là (30.000.000 + 5.000.000) = 35.000.000đ
Sản lượng tiêu thụ mới là : 1000 × 1000×20% =1.200 (sản phẩm)
• Doanh thu mới là: 1.200 ×100.000 = 120.000.000đ
• Chi phí khả biến mới là: 1.200 × 60.000 = 72.000.000đ
• Số dư đảm phí mới là: 120.000.000 × 40% = 48.000.000đ
 Số dư đảm phí tăng thêm là: 48.000.000 – 40.000.000 =8.000.000đ
• Chi phí bất biến mới là: 35.000.000đ
• Lợi nhuận mới là: 120.000.000 – 72.000.000 – 35.000.000 = 13.000.000đ

Vậy lợi nhuận tăng thêm 3.000.000đ (13.000.000 – 10.000.000)
Quyết định: công ty B nên thực hiện biện pháp này để tăng lợi nhuận lên thêm
3.000.000đ.
1.7.2 Chọn phương án kinh doanh khi chi phí khả biến và sản lượng thay
đổi
Công ty B dự kiến kỳ tới thực hiện chính sách khuyến mãi khách hàng mua một
sản phẩm X thì được tặng một món quà trị giá là 5.000đ. Nếu thực hiện chính sách
này thì lượng tiêu thụ dự kiến tăng 30%. Công ty B có nên thực hiện biện pháp bán
sản phẩm kèm tặng quà không?
Phân tích:
Công ty B khuyến mãi mua một sản phẩm tặng món quà trị giá 5.000đ
Sản lượng tiêu thụ tăng 30%.
Vậy sản lượng tiêu thụ mới lúc này là: 1.000 + 1.000 ×30% =1.300(sản phẩm)

SVTH: Trần Tất Thuần


25
Ta có:
• Doanh thu mới : 1.300 × 100.000 = 130.000.000đ
• Chi phí bất biến không đổi: 30.000.000đ
• Số dư đảm phí mới : 130.000.000 × 40% = 52.000.000đ
 Số dư đảm phí tăng thêm là: 52.000.000 - 40.000.00 = 12.000.000đ
• Chi phí khả biến đơn vị mới : 60.000 + 5.000 = 65.000đ
 Tổng chi phí khả biến mới : 1.300 × 65.000 = 84.500.000đ
 Lợi nhuận mới :( 100.000 – 65.000) ×1.300 – 30.000.000 = 15.500.000đ
 Lợi nhuận mới tăng thêm 5.500.000đ( 15.500.000 – 10.000.000 )

Quyết định: công ty B nên thực hiện biện pháp này để tăng lợi nhuận lên thêm
5.500.000đ

1.7.3 Chọn phương án kinh doanh khi chi phí bất biến, giá bán và sản lượng
thay đổi
Công ty B dự kiến kỳ tới tăng chi phí quảng cáo lên 1.500.000đ, đồng thời giảm
giá bán 2.000đ/sản phẩm. Nếu thực hiện chính sách này thì sản lượng tiêu thụ dự kiến
tăng 30%. Công ty B có nên thực hiện biện pháp tăng chi phí quảng cáo và giảm giá
bán không?
Phân tích:
Công ty B dự kiến tăng chi phí quảng cáo lên 1.500.000đ
Giảm giá bán 2.000đ/ sản phẩm. Vậy giá bán mới là: 100.000 – 2.000 = 98.000(đ/sp)
Sản lượng tiêu thụ tăng 30% => sản lượng tiêu thụ mới là: 1.000 + ( 1.000 × 30% ) =
1.300sp
 Doanh thu mới: 1.300 × 98.000 =127.400.000đ
 Chi phí khả biến đơn vị không đổi : 60.000đ
 Số dư đảm phí mới : 127.400.000 × 40% = 50.960.000đ
 Số dư đảm phí tăng thêm là: 50.960.000 – 40.000.000 = 10.960.000đ
• Chi phí bất biến mới: 30.000.000 + 1.500.000 = 31.500.000đ

SVTH: Trần Tất Thuần


×