Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Văn hóa vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự phát triển kinh tế - xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.24 KB, 12 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời đại ngày nay khi kinh tế ngày càng phát triển và các quốc gia
trên thế giới ngày càng xích lại gần nhau thì văn hoá dân tộc ngày càng trở thành
trung tâm.Nó là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử của mỗi dân tộc, nó làm nên
sức sống mãnh liệt, giúp cộng đồng dân tộc ở mọi quốc gia vượt biết bao sóng gió
và thác ghềnh tưởng chừng không thể vượt qua được, để không ngừng phát triển
và lớn mạnh.Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là
động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế –xã hội kết tinh những giá trị tinh thần cốt
lõi và đặc sắc có tính bền vững và trường tồn trong lịch sử của dân tộc. Văn hoá
nghệ thuật là hệ cốt lõi của nền văn hoá trong sự phát triển nối tiếp của nhiều thế
hệ giá trị bản sắc văn hoá nghệ thuật luôn được trao truyền phát triển, làm cơ sở
cho sự định hướng phát triển của dân tộc.Để tìm hiểu rõ hơn vai trò của văn hóa,
em xin lựa chọn đề tài : “Văn hóa vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự phát
triển kinh tế - xã hội”.
Do tầm hiểu biết còn hạn chế nên bài làm không tránh khỏi sai sót, mong
thầy cô giáo giúp đỡ để bài tiểu luận được chính xác và hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

1


NỘI DUNG
I.CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ VĂN HÓA
Đã có rất nhiều định nghĩa khác nhau về văn hoá nhưng phần lớn các định
nghĩa không loại trừ, bác bỏ nhau mà còn bổ sung hỗ trợ cho nhau.
UNESCO đã đưa ra một định nghĩa chính thức về văn hóa : “Văn hóa phản
ánh và thể hiện một cách tổng quát sống động mọi mặt của cuộc sống (của mỗi cá
nhân và các cộng đồng) đã diễn ra trong quá khứ, cũng như đang diễn ra trong
hiện tại, qua hàng bao thế kỉ , nó đã cấu thành nên một hệ thống các giá trị,
truyền thống, thẩm mỹ và lối sống mà dựa trên đó từng dân tộc tự khẳng định bản
sắc riêng của mình”


Với tư cách là một chỉnh thể, văn hóa mang trong nó những đặc trưng cố
hữu sau:
• Văn hóa là cái phân biệt con người với động vật; văn hóa là đặc
trưng riêng của xã hội loài người.
• Văn hóa không được kế thừa về mặt sinh học (di truyền), mà phải
học tập, giao tiếp.
• Văn hóa là cách ứng xử đã được mẫu thức hóa.
Văn hoá Việt Nam hình thành trên nền văn hoá Đông Nam Á ( lớp văn hóa
thứ nhất) trải qua nhiều thế kỷ nó đã phát triển trong sự giao lưu mật thiết với văn
hoá khu vực, trước hết là Trung Hoa ( lớp văn hoá thứ 2) từ vài thế kỷ trở lại đây
nó đang chuyển mình giữ dội nhờ đi vào giao lưu ngày càng chặt chẽ với văn hoá
phương Tây ( lớp văn hoá thứ 3) . Văn hoá Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
đang phải đối mặt với cuộc giao lưu văn hoá phương tây, không phải với quy mô
có thể kiểm soát được mà là một xu thế tất yếu của thời đại. Cuộc tiếp xúc lần này
hàm chứa rất nhiều tiềm năng nhưng cũng không ít nguy cơ mai một bản sắc.

2


II. “VĂN HÓA VỪA LÀ ĐỘNG LỰC, VỪA LÀ MỤC TIÊU CỦA PHÁT
TRIỂN KINH TẾ- XÃ HỘI”
Văn hóa biểu hiện sức sống, sức sáng tạo, sức mạnh tiềm tàng và vị thế,
tầm vóc dân tộc. Thực tế đã chứng minh, một quốc gia muốn phát triển bền
vững, ngoài dựa vào các “yếu tố cứng” như tài nguyên thiên nhiên, tiền vốn, cơ
sở vật chất,…thì cần phải biết tận dụng, khai thác “yếu tố mềm”, đó chính là
nguồn nhân lực con người với vai trò là nhân cách văn hóa năng động, sáng tạo
nhất, đóng góp quyết định nhất đến sự hùng mạnh, phồn vinh của xã hội. Hay
nói cách khác, văn hóa là một “nguồn lực mềm” làm động lực và đòn bẩy thúc
đẩy kinh tế phát triển và làm “hài hòa hóa” các mối quan hệ xã hội và “lành
mạnh hóa” môi trường xã hội.

1.Văn hóa là cơ sở, là nền tảng của sự phát triển
Văn hoá và phát triển là vấn đề có ý nghĩa rất lớn trong thời đại ngày nay,
thời đại toàn cầu hoá. Toàn cầu hoá không đồng nghĩa với nhất thể hoá văn hoá,
nhưng lại tạo ra những cơ hội mới để thúc đẩy quá trình giáo lưu tiếp biến văn
hoá sâu rộng khắp toàn cầu. Bản sắc văn hoá của mỗi dân tộc là chứng minh thư
tâm lý của dân tộc ấy, bây giờ có dịp được soi chiếu dưới nhiều toạ độ, sẽ được
bổ sung bởi nhiều lớp phù sa văn hoá mới để phát triển cao hơn, đáp ứng với
những yêu cầu ngày càng cao của lịch sử. Bối cảnh khách quan ấy khiến mỗi
quốc gia, mỗi dân tộc đều phải nhận thức một cách sâu sắc và rõ ràng rằng muốn
đạt được sự phát triển bền vững và ổn định thì phải có những điều kiện tiên
quyết, đó là phải xây dựng văn hoá làm cơ sở, làm nền tảng, phải gắn kết tăng
trưởng kinh tế với việc phát triển văn hoá và ổn định chính trị xã hội.
Đưa ra định nghĩa về văn hóa, người đứng đầu tổ chức UNESCO nhấn
mạnh tới mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển: “Hễ nước nào tự đặt cho mình
mục tiêu phát triển kinh tế mà tách rời môi trường văn hoá thì nhất định sẽ xảy
3


ra những mất cân đối nghiêm trọng về cả mặt kinh tế lẫn văn hoá, và tiềm năng
sáng tạo của các nước ấy sẽ bị suy yếu đi rất nhiều. Một sự phát triển chân
chính đòi hỏi phải sử dụng một cách tối ưu nhân lực và vật lực của mỗi cộng
đồng. Vì vậy, phân tích đến cùng, các trọng tâm, các động lực và các mục đích
của phát triển phải được tìm trong văn hoá. Nhưng đó là điều cho đến nay vẫn
thiếu. Từ nay trở đi văn hóa cần coi mình là một nguồn cổ suý trực tiếp cho
phát triển và ngược lại phát triển cần thừa nhận văn hoá giữ một vị trí trung
tâm, một vai trò điều tiết xã hội” (sách Thập kỷ thế giới phát triển văn hoá - Bộ
Văn hoá thông tin và thể thao xuất bản – H.1992, tr23).Từ đó, UNESCO đã chỉ
ra sức mạnh tự thân của văn hoá, chính sức mạnh ấy qui định vị trí và vai trò của
văn hoá. Động lực của sự phát triển nằm chính ở tương quan giữa văn hoá và
kinh tế. Nhận thức đúng này sẽ dẫn đường cho các quốc gia hành động đúng bởi

văn hoá chính là cơ sở, là nền tảng, là yếu tố quyết định thành bại của sự phát
triển kinh tế xã hội. Nó có thể thúc đẩy sự phát triển và đồng thời cũng có thề
kìm hãm, cản trở quá trình phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia.
2.Văn hóa vừa là động lực, vừa là mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội
Phát triển được hiểu là biến đổi hoặc làm cho biến đổi theo chiều hướng
tăng lên và tốt đẹp hơn. Trái với phát triển là khái niệm suy thoái. Cho nên nói
văn hoá là động lực và mục tiêu của sự phát triển kinh tế xã hội là nói đến sự
thay đổi về chất của một nền kinh tế, một xã hội theo xu hướng hoàn thiện và tốt
đẹp hơn. Phải coi mục tiêu phát triển là nâng cao chất lượng cuộc sống con
người, là để đạt được độc lập tự do hạnh phúc, là để con người có đời sống vật
chất đầy đủ và tinh thần tốt đẹp, là để nâng cao trình độ phát triển về trí tuệ, đạo
đức, thẩm mỹ, nâng cao năng lực sáng tạo của con người. Mục tiêu của sự phát
triển kinh tế xã hội là hướng tới phục vụ lợi ích của cộng đồng, là tạo điều kiện
để nhân dân có cuộc sống ấm no hạnh phúc, được hưởng thụ một nền văn hoá
phát triển trong một môi trường xã hội lành mạnh, văn minh.
4


Xác định văn hoá là mục tiêu của sự phát triển xuất phát từ nhận thức
đúng bản chất của văn hoá và quan niệm đúng về sự phát triển, bởi mục tiêu
cuối cùng của một xã hội có một nền văn hoá tiên tiến chính là phát triển con
người, đó cũng chính là quy luật phát triển của lịch sử. Con người đó phải là con
người thật sự có hạnh phúc, đó là con người toàn diện theo chuẩn mực giá trị
văn hoá. Con người là yếu tố quyết định nhất của sự phát triển kinh tế xã hội, mà
nguồn lực này lại nằm trong văn hoá bởi văn hoá là sản phẩm sáng tạo của con
người. Cho nên xây dựng nền văn hoá Việt Nam cũng chính là xây dựng và phát
huy nguồn lực con người, đó là nguồn lực quan trọng nhất của sự phát triển.
Tiềm năng sáng tạo của con người chính là tiềm lực văn hoá xã hội, nên khi xây
dựng đường lối chiến lược phát triển kinh tế xã hội, phải lấy việc phục vụ con
người là mục đích, lấy văn hoá làm mục tiêu và động lực. Con người đã sáng tạo

văn hoá thông qua hoạt động thực tiễn có ý thức của chính mình, khi đó con
người là chủ thể của văn hoá. Nhưng đồng thời những giá trị văn hoá lại phục vụ
cho mục đích nâng cao giá trị cuộc sống của con người, khi đó con người là
khách thể của văn hoá.
Phát triển kinh tế - xã hội phải gắn liền với giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc,
gắn liền với bảo vệ môi trường tự nhiên, hoàn thiện môi trường xã hội nhằm giữ
vững ổn định chính trị. Bản sắc văn hoá của Việt Nam là tổng hợp bản sắc văn hoá
của 54 dân tộc anh em sống trên lãnh thổ Việt Nam, thể hiện qua những biểu hiện
ở phương thức sinh hoạt vật chất, ở những giá trị văn hoá tinh thần, qua thế ứng xử
trong quan hệ với tự nhiên và xã hội. Cái chung của văn hoá Việt Nam để làm nên
bản sắc dân tộc, làm nên tính thống nhất của văn hoá chính là các dân tộc cùng một
cội nguồn từ nền văn hoá bản địa, có mẫu số chung là nền văn hoá lúa nước. Cùng
sinh tụ lâu đời trên một khu vực địa lý, cùng chịu sự tác động của những điều kiện
tự nhiên, nhưng với sự phát triển trong những không gian văn hoá khác nhau, văn

5


hoá dân tộc vừa có sự tiếp thu các yếu tố văn hoá của các dân tộc khác vừa lưu giữ
yếu tố văn hoá nội sinh đã trở thành truyền thống, thành bản sắc.
3.Quan điểm của Nhà nước ta về vấn đề văn hóa
Để văn hoá thực sự là cơ sở, là nền tảng, là mục tiêu và là động lực của sự
phát triển, Đảng và nhà nước ta đã luôn xác định: xây dựng văn hoá là nhiệm vụ
trọng tâm. Nghị quyết hội nghị lần thứ V Ban chấp hành TW Đảng khoá VIII chỉ
rõ: “Văn hoá là một mặt trận, xây dựng và phát triển văn hoá là một sự nghiệp
cách mạng lâu dài, đòi hỏi phải có ý chí cách mạng và sự kiên trì, cẩn trọng. Sự
nghiệp xây dựng và phát triển văn hoá là sự nghiệp của toàn dân, do Đảng lãnh
đạo, tầng lớp trí thức là nền tảng của khối đại đoàn kết dân tộc và cũng là nền
tảng của sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hoá”. Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ X của Đảng cộng sản Việt Nam diễn ra vào tháng 4 năm 2006 cũng xác định:

“Về văn hoá, chúng ta chủ trương tiếp tục phát triển sâu rộng và nâng cao chất
lượng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, gắn kết chặt chẽ và đồng bộ
hơn với phát triển kinh tế - xã hội, làm cho văn hoá thấm sâu vào mọi lĩnh vực của
đời sống; xây dựng và hoàn thiện giá trị, nhân cách con người Việt Nam thời kì
công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Ba lĩnh vực cần tập trung thực hiện bằng được là: xây dựng môi trường, lối
sống và đời sống văn hoá của mọi người dân ở cơ sở, phát huy tinh thần tự nguyện,
tính tự quản và năng lực làm chủ của nhân dân; khuyến khích sáng tạo văn học,
nghệ thuật, tạo ra những tác phẩm, công trình có giá trị cao về tư tưởng và nghệ
thuật; xây dựng và nâng cấp đồng bộ hệ thống thiết chế văn hoá, chú trọng các
công trình văn hoá lớn, tiêu biểu.

6


III.PHƯƠNG HƯỚNG ĐỂ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA ĐỒNG BỘ VỚI PHÁT
TRIỂN KINH TẾ- XÃ HỘI Ở NHÀ NƯỚC TA
Đánh thức những “tiềm năng” còn tiềm ẩn trong mỗi con người và kết nối
những tiềm năng ấy thành sức mạnh vật chất trong cuộc chiến chống đói nghèo, lạc
hậu; trong xây dựng xã hội văn minh; trong tôi luyện thành những con người mới
XHCN chính là nhiệm vụ của văn hóa; đồng thời thể hiện sức mạnh nội sinh của
văn hóa thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội. Vậy, cần phải làm gì, làm như thế
nào để văn hóa thực sự “trở thành sức mạnh nội sinh quan trọng của phát triển”
theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XI của Đảng?
Thứ nhất, cần kiên trì, tích cực tiến hành một “cuộc cách mạng” về nhận
thức, làm cho mọi cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, các cấp, cách ngành
hiểu biết đầy đủ và thấm nhuần sâu sắc về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của văn
hóa trong quá trình phát triển đất nước. Trên cơ sở đó, vận dụng nhuần nhuyễn,
sáng tạo yếu tố văn hóa trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, lấy văn hóa
là một trong những đòn bẩy chủ yếu để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến

bộ và công bằng xã hội. Kiên quyết khắc phục cho được các quan niệm hời hợt,
phiến diện, coi văn hóa chỉ là “cờ, đèn, kèn, trống” hay là yếu tố “bên ngoài, đi
sau” kinh tế, hoặc chỉ chạy theo sự tăng trưởng kinh tế thuần túy, mà thiếu quan
tâm đúng mức đến các giá trị, truyền thống, bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc.

7


Chương trình nghệ thuật kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội năm 2010 - Ảnh VNN

Thứ hai, tiếp tục duy trì, đẩy mạnh và nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện
cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và “Học tập và làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Kết hợp hài hòa, đồng bộ và thực hiện bền
bỉ hai cuộc vận động này thực chất là tạo điều kiện cho mọi người dân được “tắm
mình” trong môi trường văn hóa lành mạnh, được thưởng thức đời sống văn hóa
tinh thần phong phú, sinh động và luôn hướng đến một nhân cách văn hóa tiêu
biểu, mẫu mực để từng bước xây dựng, hoàn thiện phẩm chất văn hóa của chính
mình. Đó cũng là giải pháp căn bản nhất để xây dựng con người Việt Nam có đủ
các tiêu chuẩn “Giàu lòng yêu nước, ý thức làm chủ, trách nhiệm công dân; có tri
thức, sức khỏe, lao động giỏi, có văn hóa và có tinh thần quốc tế chân chính” như
Nghị quyết Trung ương 5 (Khóa VIII) đã xác định.
Thứ ba, trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay, văn hóa không chỉ là sức mạnh
nội sinh của một dân tộc, mà còn là phương tiện, công cụ quảng bá hình ảnh dân
tộc, vị thế đất nước ra thế giới rất hữu hiệu. Do vậy, cùng với mở rộng hợp tác
quốc tế về văn hóa và nâng cao nguồn nhân lực văn hóa, cần có những chính sách,
8


giải pháp đồng bộ để phát triển ngành công nghiệp văn hóa đúng hướng, phù hợp
với sự phát triển của thời đại mới. Trong đó, đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực phim

ảnh, ca múa nhạc, sách báo, truyền thông…để vừa tạo ra những tác phẩm bổ ích,
phong phú đáp ứng nhu cầu thưởng thức đa dạng của công chúng trong nước; vừa
chủ động giới thiệu, quảng bá hình ảnh văn hóa Việt Nam với bạn bè quốc tế và
đẩy mạnh xuất khẩu các “sản phẩm văn hóa Việt” ra thị trường văn hóa khu vực và
thế giới.Làm tốt công việc này chính là đưa văn hóa vào trong kinh tế và trực tiếp
tạo động lực thúc đẩy kinh tế đất nước ngày càng phát triển.
Thứ tư, tăng cường đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa, hạ tầng cơ sở văn
hóa trong cả nước, trong đó đặc biệt quan tâm đến các địa bàn miền núi, biên giới,
hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ kháng chiến cũ. Văn hóa gắn liền với con
người, do con người, của con người và vì con người.Phải nắm vững vấn đề cốt tử
đó để cùng với việc nâng cao dân sinh, dân trí, luôn tạo điều kiện thuận lợi cho mọi
người dân được tiếp cận, thưởng thức đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh, phong
phú. Đây không chỉ là việc làm nhân văn, mà còn thiết thực góp phần bảo đảm
công bằng xã hội- một trong năm yếu tố của mục tiêu phát triển bền vững ở nước
ta là “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Thứ năm, văn hóa là lĩnh vực rất phong phú nhưng cũng không kém phần
phức tạp, nhạy cảm. Trong điều kiện và bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, để văn
hóa không đi “chệch hướng”, nhất thiết phải nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo,
quản lý về văn hóa của các cấp ủy, chính quyền và cơ quan chức năng từ trung
ương đến cơ sở. Sự lãnh đạo, quản lý này vừa nhằm xây dựng những cơ chế, chính
sách thông thoáng cho mọi hoạt động văn hóa phát triển toàn diện, lành mạnh; vừa
góp phần tạo ra “bức tường lửa” ngăn ngừa các loại “vi rút xấu độc” thâm nhập
vào môi trường xã hội và đời sống văn hóa của nhân dân.
9


KẾT LUẬN
Toàn cầu hóa kinh tế quốc tế là một xu thế, đòi hỏi chúng ta phải chủ động
và tích cực hội nhâp. Đây là cơ hội để chúng ta phát triển nhanh có hiệu quả,
nhưng cũng là thách thức rất lớn với nước ta trên nhiều mặt, trong đó có cả văn

hóa. Sự thâm nhập của văn hóa độc hại, của sự lai căng văn hóa, của lối sống thực
dụng và những tiêu cực khác của kinh tế thị trường…, đã và đang ảnh hưởng, làm
băng hoại những giá trị văn hóa truyền thống, ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững
của đất nước…Phát triển tách khỏi cội nguồn dân tộc thì nhất định sẽ lâm vào nguy
cơ tha hóa. Thực hiện kinh tế thị trường định hướng XHCN, công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước mà xa rời những giá trị văn hóa truyền thống sẽ làm mất đi bản
sắc dân tộc, đánh mất bản thân mình, trở thành cái bóng mờ của người khác, của
dân tộc khác. Nhận thức sâu sắc giá trị của văn hóa trong quá trình phát triển, Đảng
ta xác định tiến hành đồng bộ và gắn kết chặt chẽ ba lĩnh vực: Phát triển kinh tế là
nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng, chỉnh đốn Đảng là nhiệm vụ then chốt cùng với
việc xây dựng văn hóa, nền tảng tinh thần của xã hội nhằm tạo nên sự phát triển
nhanh, hiệu quả và bền vững của đất nước.

10


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS Phạm Thái Việt và TS Đào Ngọc Tuấn, Đại cương về văn hóa Việt
Nam, NXB Văn hóa – thông tin
2. Đặng Nghiệm Vạn, Toàn cầu hóa với vấn đề bảo vệ và phát triển văn hóa
dân tộc Việt Nam.Tạp chí văn hóa nghệ thuật. số 07 (217), 2002
3. />4. />
11


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU....................................................................................................1
NỘI DUNG...................................................................................................................2
I.CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ VĂN HÓA..............................................................................2
II. “VĂN HÓA VỪA LÀ ĐỘNG LỰC, VỪA LÀ MỤC TIÊU CỦA PHÁT TRIỂN

KINH TẾ- XÃ HỘI”.....................................................................................................3
1.Văn hóa là cơ sở, là nền tảng của sự phát triển......................................................3
2.Văn hóa vừa là động lực, vừa là mục tieu phát triển kinh tế - xã hội....................4
3.Quan điểm của Nhà nước ta về vấn đề văn hóa.....................................................6
III.PHƯƠNG HƯỚNG ĐỂ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA ĐỒNG BỘ VỚI PHÁT
TRIỂN KINH TẾ- XÃ HỘI Ở NHÀ NƯỚC TA......................................................7
KẾT LUẬN.............................................................................................................10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................11

12



×