Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (40.15 KB, 2 trang )
Văn hóa là mục tiêu của sự phát triển kinh tế- xã hội:
Xây dựng chủ nghĩa xã hội – xã hội văn hóa là con đường nhất quán được
Đảng và nhân dân ta đồng thuận xác định và kiên trì phấn đấu trong suốt
tiến trình cách mạng Việt Nam. Việc phát triển kinh tế - xã hội hiện nay
cũng không gì khác hơn là xây dựng một xã hội văn hóa.
Văn hóa, xét đến cùng bản chất của nó là “trình độ được vun trồng” ngày
càng hoàn thiện, toàn diện của con người về cả thể lực, trí tuệ, đạo đức,
thẩm mỹ, tinh thần…, và xã hội loài người với tất cả các mối quan hệ vốn
có của nó theo thước đo tiên tiến nhất của thời đại.
Các nhà sáng lập Chủ nghĩa cộng sản khoa học dựa vào thành tựu của các
ngành khoa học dự báo một cách khoa học về một xã hội văn hóa tương lai
là chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản. Xuất phát từ tư duy khoa học duy
vật biện chứng, bằng tấm lòng nhân văn cao cả của mình, các ông đã
khẳng định và tin tưởng rằng, với tất cả những phẩm chất và hành động
tích cực của mình, loài người sẽ xây dựng thành công và là chủ nhân chân
chính của một xã hội văn hóa.
Từ phương diện đạo đức, Chủ tịch Hồ Chí Minh coi đạo đức cao cả nhất là
đạo đức cách mạng, đạo đức giải phóng dân tộc, giải phóng loài người.
Chủ nghĩa xã hội, vì vậy cũng là giai đoạn phát triển mới của văn hóa đạo
đức.
Văn hóa Việt Nam lấy nhân nghĩa làm gốc, có truyền thống trọng dân,
khoan dung, hòa mục để hòa đồng. Văn hóa Việt Nam là văn hóa trọng trí
thức, hiền tài.
Mục tiêu cuối cùng của một xã hội tiên tiến thống nhất với bản chất của
một nền văn hóa tiến bộ, lấy việc phát triển con người là mục đích cao
nhất.Điều đó, một lần nữa góp thêm tiếng nói khách quan khẳng định chủ
nghĩa Mác – Lê-nin là đỉnh cao trí tuệ của nhân loại, hàm chứa những giá
trị văn hóa cao mà loài người hướng tới. Và qua đó cũng khẳng định rằng
văn hóa là mục tiêu của loài người hướng tới.
Văn hóa là mục tiêu của sự phát triển đã được chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư
tưởng Hồ Chí Minh cụ thể hóa bằng những nhận thức về đặc trưng, bản