Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học ADE Selplex đến khả năng sinh trưởng và kháng bệnh của lợn ngoại nuôi thịt, tại xã Minh Tân huyện Thủy Nguyên Hải Phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.84 MB, 67 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------------

NGUYỄN BÁ THI
Tên đề tài:
ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM SINH HỌC ADE SELPLEX ĐẾN
KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ KHÁNG BỆNH CỦA LỢN NGOẠI
NUÔI THỊT, TẠI XÃ MINH TÂN – HUYỆN THỦY NGUYÊN - HẢI PHÒNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Chăn nuôi Thú y

Khoa

: Chăn nuôi Thú y

Khóa học

: 2010 - 2015

Thái Nguyên – 2015



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------------

NGUYỄN BÁ THI
Tên đề tài:
ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM SINH HỌC ADE SELPLEX ĐẾN
KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ KHÁNG BỆNH CỦA LỢN NGOẠI
NUÔI THỊT, TẠI XÃ MINH TÂN – HUYỆN THỦY NGUYÊN - HẢI PHÒNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Chăn nuôi Thú y

Khoa

: Chăn nuôi Thú y

Khóa học

: 2011 - 2015

Giảng viên hướng dẫn : TS. Phạm Thị Hiền Lương

Thái Nguyên – 2015



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------------

NGUYỄN BÁ THI
Tên đề tài:
ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM SINH HỌC ADE SELPLEX ĐẾN
KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ KHÁNG BỆNH CỦA LỢN NGOẠI
NUÔI THỊT, TẠI XÃ MINH TÂN – HUYỆN THỦY NGUYÊN - HẢI PHÒNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Chăn nuôi Thú y

Khoa

: Chăn nuôi Thú y

Khóa học

: 2011 - 2015

Giảng viên hướng dẫn : TS. Phạm Thị Hiền Lương


Thái Nguyên – 2015


ii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Nguồn vitamin E trong tự nhiên .................................................... 18
Bảng 3.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm................................................................... 27
Bảng 3.2. Giá trị dinh dưỡng của thức ăn....................................................... 28
Bảng 4.1. Kết quả phục vụ sản xuất ............................................................... 37
Bảng 4.2. Khối lượng lợn thí nghiệm qua các kì cân (kg) ............................. 38
Bảng 4.3. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm (g/con/ngày) ................. 39
Bảng 4.5. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng KL của lợn thí nghiệm (kg) ................... 42
Bảng 4.6. Tiêu tốn NLTĐ và protein/kg tăng KL lợn thí nghiệm ................. 43
Bảng 4.7. Ảnh hưởng của chế phấm sinh học đến khả năng phòng và trị
bệnh tiêu chảy ở lợn TN ................................................................. 45
Bảng 4.8. Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học đến khả năng phòng và trị
bệnh đường hô hấp ở lợn TN ......................................................... 46
Bảng 4.9. Chi phí thuốc thú y/ kg lợn thí nghiệm .......................................... 47


iii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 4.1. Đồ thị sinh trưởng tích lũy của lợn qua các kỳ cân ........................ 38
Hình 4.2. Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm .......................... 40
Hình 4.3. Đồ thị sinh trưởng tương đối của lợn thí nghiệm ........................... 41



iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CP

: Charoen Pokphand

Cp

: Chế phẩm

Cs

: Cộng sự

BĐTN

: Bắt đầu thí nghiệm

ĐC

: Đối chứng

ĐVT

: Đơn vị tính

KHSS

: Khoa học sự sống


KL

: Khối lượng

KPCS

: Khẩu phần cơ sở

KPTN

: Khẩu phần thí nghiệm

Nxb

: Nhà xuất bản

P

: Khối lượng

STT

: Số thứ tự



: Thức ăn

TB


: Trung bình

TN

: Thí nghiệm

TT

: Thể trọng

TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn


v

MỤC LỤC
Trang
Phần 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục đích của đề tài .................................................................................... 1
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................... 2
1.3.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................... 2
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 2
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 3
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 3
2.1.1. Đặc điểm sinh trưởng của lợn giống ngoại nuôi thịt .............................. 3
2.1.2. Hiểu biết về chế phẩm ADE-Selplex ...................................................... 8

2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước .............................................. 23
2.2.1. Tình hình nghiên cứu chế phẩm chứa Selen ở nước ngoài ................... 23
2.2.2. Tình hình nghiên cứu chế phẩm chứa Selen trong nước ...................... 25
Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....27
3.1. Đối tượng, địa điểm nghiên cứu............................................................... 27
3.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 27
3.3. Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi ................................... 27
3.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm............................................................. 27
3.3.2. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp nghiên cứu các chỉ tiêu ............ 28
3.4. Phương pháp xử lý số liệu........................................................................ 30
Phần 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................ 31
4.1. Kết quả công tác phục vụ sản xuất........................................................... 31
4.1.1. Công tác chăn nuôi ................................................................................ 31
4.1.2. Công tác thú y ....................................................................................... 32
4.1.3. Công tác khác ........................................................................................ 36
4.2. Kết quả của chuyên đề ............................................................................. 37


vi
4.2.1. Ảnh hưởng của chế phẩm ADE Selenzym đến khả năng sinh trưởng của
lợn thí nghiệm ................................................................................................. 37
4.2.2. Ảnh hưởng của chế phẩm ADE Selenzym đến khả năng chuyển hóa
thức ăn của lợn thí nghiệm. ............................................................................. 42
4.2.3. Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học đến khả năng kháng bệnh của lợn
thịt thí nghiệm ................................................................................................. 45
4.2.4. Hiệu quả sử dụng chế phẩm sinh học đến chi phí thuốc thú y/kg KL lợn
thí nghiệm........................................................................................................ 47
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................. 48
5.1. Kết luận .................................................................................................... 48
5.2. Tồn tại ...................................................................................................... 48

5.3. Đề nghị ..................................................................................................... 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 50


i
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian nghiên cứu, để hoàn thành khóa luận của mình, tôi đã
nhận được sự chỉ bảo tận tình của cô giáo hướng dẫn, sự giúp đỡ của Trường Đại
học Nông Lâm, Khoa Chăn nuôi thú y, và trang trại chăn nuôi lợn gia công của
ông Bùi Doãn Hiền. Tôi cũng nhận được sự cộng tác nhiệt tình của các bạn đồng
nghiệp, sự giúp đỡ, cổ vũ động viên của người thân trong gia đình.
Nhân dịp này tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo TS.
Phạm Thị Hiền Lương đã rất tận tình và trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện
thành công khóa luận này.
Tôi xin cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm đã tạo điều kiện
thuận lợi và cho phép tôi thực hiện khóa luận này.
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới chủ trang trại, anh Nguyễn
Văn Linh kỹ thuật viên, cùng toàn thể anh chị em công nhân trong trang trại
về sự hợp tác giúp đỡ bố trí thí nghiệm, theo dõi các chỉ tiêu và thu thập số
liệu làm cơ sở cho khóa luận này.
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, người thân cùng
bạn bè đồng nghiệp đã giúp đỡ động viên tôi trong suốt thời gian hoàn thành
khóa luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả!
Thái Nguyên, ngày 30 tháng 12 năm 2014
Sinh viên

Nguyễn Bá Thi



2
- Xác định được ảnh hưởng của chế phẩm sinh học ADE-Selplex
đến khả năng kháng bệnh của lợn ngoại giai đoạn từ cai sữa đến xuất bán.
- Hiệu quả chăn nuôi lợn thịt có bổ sung chế phẩm ADE-Selplex.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Đóng góp thêm tư liệu khoa học về sử dụng chế phẩm sinh học trong
chăn nuôi lợn thịt.
Đề tài là tài liệu tham khảo cho sinh viên và các nhà khoa học trong các
nghiên cứu tiếp theo.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Nâng cao năng suất chăn nuôi, giảm thiểu việc sử dụng kháng sinh, góp
phần phát triển chăn nuôi bền vững và vệ sinh an toàn thực phẩm.
Tăng khả năng sinh trưởng và kháng bệnh của lợn, góp phần nâng cao
năng suất, chất lượng sản phẩm.


3
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Đặc điểm sinh trưởng của lợn giống ngoại nuôi thịt
2.1.1.1. Một số thông tin về giống lợn thí nghiệm
Nguồn gốc và sự phân bố của lợn thịt dòng CP40
Trong chăn nuôi công nghiệp việc xác định công thức lai tốt, phù hợp
với điều kiện chăn nuôi của từng vùng là rất cần thiết. Công ty TNHH
Charoen Pokphand Việt Nam là công ty lớn trong lĩnh vực chăn nuôi lợn, có
quy trình chăn nuôi hiện đại. Trong thời gian qua công ty đã tiến hành nhập
và lai tạo thành công nhiều công thức lai và đưa các tổ hợp lai vào sử dụng
trong chăn nuôi công nghiệp. Điển hình là tổ hợp lai 3 máu ♀(♀Landrace x

♂Yorkshire) x ♂(♀Landrace x ♂Duroc) nuôi thịt thương phẩm. Tuy nhiên,
chưa có nhiều nghiên cứu đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái
F1(♀Landrace x ♂Yorkshire), khả năng sinh trưởng và chất lượng thịt của
con lai 3 máu ♀(♀Landrace x ♂Yorkshire) x ♂(♀Landrace x ♂Duroc) một
cách cụ thể và có hệ thống. CP40 được nuôi tại các trang trại gia công ở cả 3
miền Bắc, Trung, Nam của Việt Nam.
Đặc điểm ngoại hình
Lợn CP40 có lông trắng, có con lông màu hung, đầu cổ hơi nhỏ và dài,
vai - lưng - mông – đùi rất phát triển, mình dài, lưng hơi cong, bụng gọn, 4
chân dài chắc chắn. Da của lợn CP40 có màu trắng, tuy nhiên thỉnh thoảng
có một số nốt đen, hoặc có màu hung.
Đặc điểm sinh trưởng
Lợn CP40 có mức tăng khối lượng bình quân từ 650–750 gam/con/ngày;
tiêu tốn thức ăn từ 2,55 kg/kg tăng khối lượng; tỉ lệ móc hàm 82,2%; tỉ lệ thịt xẻ
74,6%; tỉ lệ thịt nạc 59,3%, (theo Phòng Kỹ thuật công ty CP).


4
2.1.1.2. Đặc điểm sinh trưởng của lợn nuôi thịt
Khái niệm sinh trưởng
Theo Chambers (1990) [3], sinh trưởng là quá trình sinh lý sinh hoá phức
tạp duy trì từ phôi thai được hình thành đến khi con vật thành thục về tính. Như
vậy, ngay từ khi còn là phôi thai, quá trình sinh trưởng đã được khởi động.
Johanson (1972) [10] đã đưa ra khái niệm: Về mặt sinh học, sinh trưởng
được xem như là quá trình tổng hợp protein, cho nên người ta lấy việc tăng
khối lượng làm chỉ tiêu đánh giá sự sinh trưởng. Tuy nhiên, cũng có khi tăng
khối lượng không phải là sinh trưởng (ví dụ như có trường hợp tăng khối
lượng chủ yếu là tăng mỡ và nước chứ không phải sự phát triển của mô cơ),
sự sinh trưởng thực sự là sự tăng lên về khối lượng, chất lượng và các chiều
của tế bào mô cơ, ông cho rằng cường độ phát triển qua giai đoạn bào thai và

giai đoạn sau khi sinh có ảnh hưởng đến sự phát triển của con vật.
Khi nghiên cứu về sinh trưởng, ta không thể không đề cập đến quá trình
phát dục. Đây là quá trình thay đổi về chất, tức là tăng thêm, hoàn thiện thêm
về tính chất, chức năng của các bộ phận cơ thể.
Phát dục diễn ra trong quá trình thay đổi về cấu tạo, chức năng, hình
thái, kích thước các bộ phận cơ thể. Phát dục của cơ thể con vật là quá trình
phức tạp, trải qua nhiều giai đoạn từ khi trứng rụng tới khi trưởng thành, khi
con vật trưởng thành quá trình sinh trưởng chậm lại, sự tăng sinh các tế bào
ở các cơ quan, tổ chức không nhiều lắm, cơ thể to ra, béo thêm nhưng chủ
yếu là tích luỹ mỡ, còn tích lũy cơ xem như ở trạng thái ổn định.
Các quy luật sinh trưởng và phát dục của lợn.
Gia súc trưởng thành không chỉ là sự phóng to của gia súc lúc sơ sinh.
Bởi vì trong quá trình phát triển, mỗi giai đoạn sinh trưởng và phát dục của
gia súc phải tuân theo những quy luật nhất định: Quy luật sinh trưởng phát
dục không đồng đều, quy luật sinh trưởng phát dục theo giai đoạn.


5
- Quy luật sinh trưởng phát dục theo giai đoạn:
Theo Trần Văn Phùng và cs (2004) [15], quá trình sinh trưởng và phát dục
của lợn được chia làm hai giai đoạn: giai đoạn trong thai và giai đoạn ngoài thai.
+ Giai đoạn trong thai: Quá trình sinh trưởng trong thai là một phần
quan trọng trong chu kỳ sống của lợn bởi vì các sự kiện của thời kỳ này có
ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển và khả năng sinh sản của lợn. Quá
trình phát triển trong thai được chia làm ba giai đoạn: giai đoạn phôi thai,
tiền thai và bào thai. Giai đoạn phôi thai từ lúc trứng thụ tinh đến 22 ngày,
đặc điểm của giai đoạn này là hợp tử dịch chuyển và làm tổ ở sừng tử cung
(trong vòng 2 ngày đầu tiên), phân chia nhanh chóng thành khối tế bào và
các bào phôi. Giai đoạn tiền thai từ ngày 23 đến 39, hình thành nên hầu hết
các cơ quan, bộ phận trong cơ thể. Giai đoạn thai từ ngày 40 đến đẻ là giai

đoạn phát triển nhanh về kích thước và khối lượng của thai.
+ Giai đoạn ngoài thai được chia thành các thới kỳ bú sữa, thời kì thành
thục, thời kỳ trưởng thành và thời kỳ già cỗi. Lợn con mới sinh ra chưa thành
thục về sinh lý và thể vóc, có rất nhiều sự thay đổi diễn ra trong thời kỳ đầu
tiên sau khi sinh để phù hợp cho cuộc sống của nó sau này. Có một số thay
đổi và các yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi đó như khối lượng sơ sinh và số
con đẻ ra trên ổ, lượng đường gulucoza trong máu, vấn đề điều tiết thân
nhiệt, khả năng tiêu hóa và hấp thụ thức ăn, sự thay đổi về thành phần hóa
học của cơ thể theo tuổi... đây là những sự thay đổi quan trọng trong những
ngày đầu tiên của lợn sau khi sinh, cần phải được nghiên cứu đầy đủ và hạn
chế những ảnh hưởng tiêu cực đến sinh trưởng của lợn. Đối với lợn nái sinh
trưởng chúng ta phải tìm cách để kéo dài thời kỳ trưởng thành để lợn có thể
cho nhiều sản phẩm nhất.


6
- Quy luật sinh trưởng phát dục không đồng đều
Không đồng đều về khả năng tăng khối lượng: lúc còn non khả năng
tăng khối lượng chậm, sau đó tăng khối lượng nhanh dần, tùy theo các giống
lợn khác nhau mà tốc độ tăng khối lượng khác nhau. Điều quan trọng nhất là
các nhà chăn nuôi phải biết thời điểm lợn sinh trưởng nhanh nhất để kết thúc
vỗ béo cho thích hợp, giảm giá thành sản phẩm chăn nuôi.
Không đồng đều về sự phát triển của các cơ quan bộ phận cơ thể: trong
quá trình sinh trưởng và phát dục của cơ thể lợn có những cơ quan phát triển
nhanh, có những cơ quan phát triển chậm.
Không đồng đều về sự tích lũy của các tổ chức mỡ, nạc, xương sự phát
triển của bộ xương có xu hướng giảm dần theo tuổi (tính theo sinh trưởng
tương đối); của thịt giữ mức độ bình thường trong giai đoạn đầu sau khi sinh
sau đó giảm dần từ tháng thứ 5, sự tích lũy mỡ tăng dần từ tháng 6, 7. Dựa
vào quy luật này, các nhà chăn nuôi cần căn cứ vào mục đích chăn nuôi mà

quyết định thời điểm giết mổ cho phù hợp để có thể đạt tỷ lệ nạc cao nhất.
Các phương pháp đánh giá khả năng sinh trưởng của lợn
Sinh trưởng của lợn lần đầu tiên được Brody mô tả vào năm 1945 trên
quan điểm của năng lượng dự trữ trong cơ thể so với đơn vị năng lượng ăn
vào, ông cũng là người đưa ra đường cong sinh trưởng dạng hình chữ S.
Việc đánh giá sinh trưởng của lợn được thể hiện dưới dạng tăng khối
lượng của cơ thể, có thể tính dưới dạng sinh trưởng tuyệt đối (gam/ngày)
hoặc sinh trưởng tương đối (%).
Sinh trưởng tuyệt đối được tính theo công thức sau:
Sinh trưởng tuyệt đối (g/ngày) =

KL cuối kỳ(g) – KL đầu kỳ(g)
Thời gian nuôi

Sinh trưởng tương đối được tính theo công thức sau:
KL cuối kỳ – KL đầu kỳ
Sinh trưởng tương đối (%) =

x100
(KL đầu kỳ + KL cuối kỳ)/2


7
2.1.1.3.Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của lợn
Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng phát dục của lợn gồm hai nhóm:
các yếu tố bên trong và các yếu tố bên ngoài (Trần Văn Phùng và cs,
2004)[15].
- Các yếu tố bên trong:
Yếu tố di truyền là một trong những yếu tố có ý nghĩa quan trọng nhất
ảnh hưởng đến sinh trưởng phát dục của lợn. Quá trình sinh trưởng phát dục

của lợn tuân theo các quy luật sinh học, nhưng chịu ảnh hưởng của các giống
lợn khác nhau.
Nếu yếu tố thứ hai ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát dục của lợn là
quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Quá trình trao đổi chất xảy ra dưới sự
điều khiển của các hormone. Hormone tham gia vào tất cả các quá trình trao
đổi chất của tế bào và giữ cân bằng các chất trong máu.
- Các yếu tố bên ngoài.
Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát
dục của cơ thể lợn bao gồm dinh dưỡng, nhiệt độ môi trường, ánh sáng và
các yếu tố khác.
+ Dinh dưỡng:
Các yếu tố di truyền không thể phát huy tối đa nếu không có một môi
trường dinh dưỡng và thức ăn hoàn chỉnh. Khi chúng ta đảm bảo đầy đủ về
thức ăn bao gồm cả số lượng và chất lượng thức ăn thì sẽ góp phần thúc đẩy
quá trình sinh trưởng và phát triển của các cơ quan trong cơ thể.
+ Nhiệt độ và ẩm độ môi trường:
Nhiệt độ môi trường không chỉ ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe mà
còn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cơ thể. Nếu nhiệt độ môi
trường không thích hợp thì sẽ không thể đảm bảo quá trình trao đổi chất diễn
ra bình thường cũng như cân bằng nhiệt của cơ thể lợn.


8
Nhiệt độ chuồng nuôi có liên quan mật thiết với ẩm độ không khí, ẩm
độ không khí thích hợp cho lợn ở vào khoảng 70%.
+ Ánh sáng:
Khi nghiên cứu về ảnh hưởng của ánh sáng đối với lợn người ta thấy
rằng ánh sáng có ảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng và phát dục của lợn con,
lợn hậu bị và lợn sinh sản hơn là lợn vỗ béo. Khi không đủ ánh sáng sẽ làm
ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của lợn, đặc biệt là quá trình trao đổi

khoáng. Đối với lợn con từ sơ sinh đến 70 ngày tuổi, nếu không đủ ánh
sáng thì tốc độ tăng khối lượng sẽ giảm từ 8,5 - 12%, tiêu tốn thức ăn giảm
8 - 9% so với lợn con được vận động dưới ánh sáng mặt trời (Trần Văn
Phùng và cs, 2004)[15].
Đối với lợn vỗ béo nhu cầu về ánh sáng thấp hơn, đặc biệt sau khi lợn
ăn xong. Trong thực tế ở một số trang trại, người ta đã giảm cường độ chiếu
sáng xuống mức tối thiểu cho lợn vỗ béo, đặc biệt cho các giống lợn cao sản
và cũng không có một phát hiện nào về ảnh hưởng của thiếu ánh sáng đối với
lợn vỗ béo.
+ Các yếu tố khác:
Ngoài các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát dục của lợn đã nêu
trên còn có các yếu tố khác như vấn đề chuồng trại, chăm sóc, nuôi dưỡng,
tiểu khí hậu chuồng nuôi như không khí, tốc độ gió lùa, nồng độ các khí
thải... Nếu chúng ta cung cấp cho lợn các yếu tố đủ theo yêu cầu của từng
loại lợn sẽ giúp cho cơ thể lợn phát triển đạt mức tối đa.
2.1.2. Hiểu biết về chế phẩm ADE-Selplex
Nguồn gốc
Chế phẩm sinh học ADE-Selplex do Công ty TNHH Thuốc Thú y Việt
Nam (Pharmavet Co. Ltd) sản xuất. Đây là một công ty có uy tín trên thị
trường, không chỉ bởi các sản phẩm sản xuất ra tiêu thụ mạnh, mà còn do


9
công ty có nhiều hoạt động phổ biến kiến thức, điều trị bệnh cho bà con
chăn nuôi. Năm 2013, công ty đã cho ra đời chế phẩm sinh học ADESelplex nhằm phục vụ công tác chăn nuôi lợn, đáp ứng những tiến bộ của
nền nông nghiệp. Tuy nhiên, một chế phẩm mới ra đời, đòi hỏi phải có sự
kiểm chứng trong chăn nuôi để tạo chỗ đứng trên thị trường.
Chế phẩm sinh học ADE-Selplex có dạng bột, màu trắng, mùi thơm
ngon được khuyến cáo là dùng cho tất cả các loài vật với liều lượng 1g/5 –
10kg thể trọng.

Thành phần

Thành phần nguyên liệu
Selen hữu cơ 23 ppm

Giới hạn phải đạt
Tối thiểu
Tối đa
(Min)
(Max)
18 g
22 g

Vitamin E

9g

Vitamin A

9 MIU

Vitamin D3

0,9 MIU

Glucose

93%

95%


Độ ẩm

9%

Khoáng chất không tan trong HCl
Kháng sinh, hoocmon, dược liệu

0,1%
Không có
(Nguồn: Công ty Pharmavet Co. Ltd)

Tác dụng
Bổ sung vitamin A, D3, E và Selen, đặc biệt cần thiết cho gia súc, gia cầm
non, gia cầm đẻ trứng, gia súc mang thai, đực giống: làm tăng số lượng và chất
lượng tinh trùng. Tăng tỷ lệ thụ thai, mắn đẻ, tăng sản lượng sữa, trứng, giảm tỷ


ii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Nguồn vitamin E trong tự nhiên .................................................... 18
Bảng 3.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm................................................................... 27
Bảng 3.2. Giá trị dinh dưỡng của thức ăn....................................................... 28
Bảng 4.1. Kết quả phục vụ sản xuất ............................................................... 37
Bảng 4.2. Khối lượng lợn thí nghiệm qua các kì cân (kg) ............................. 38
Bảng 4.3. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm (g/con/ngày) ................. 39
Bảng 4.5. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng KL của lợn thí nghiệm (kg) ................... 42
Bảng 4.6. Tiêu tốn NLTĐ và protein/kg tăng KL lợn thí nghiệm ................. 43
Bảng 4.7. Ảnh hưởng của chế phấm sinh học đến khả năng phòng và trị

bệnh tiêu chảy ở lợn TN ................................................................. 45
Bảng 4.8. Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học đến khả năng phòng và trị
bệnh đường hô hấp ở lợn TN ......................................................... 46
Bảng 4.9. Chi phí thuốc thú y/ kg lợn thí nghiệm .......................................... 47


11
- Cần thiết cho chức năng sinh sản, vì nó gây ảnh hưởng lên chức năng
và sự phát triển của tinh trùng, buồng trứng và nhau thai.
Nhu cầu Vitamin A đối với vật nuôi
- Trong điều kiện bình thường cung cấp từ 20 – 60 UI vit. A/kg trọng
lượng là bảo đảm cho gia súc không bị thiếu vitamin A. Nhưng để gia súc có
sức khỏe tốt thì cần cung cấp nhiều hơn. Trong 1kg VCK khẩu phần cần có
lượng vitamin A như sau: Bò sữa : 5000 – 6000 UI, bò đực :6000 – 8000 UI,
lợn mẹ : 3000 – 6000 UI, gà mái và gà giò : 8000 – 10000 UI.
- Ngộ độc vitamin A đối với lợn khi khẩu phần thức ăn có 82500 UI/kg
VCK thức ăn, nuôi kéo dài 17 ngày liền, còn gà với liều lượng 1.500.000 UI/kg
nuôi kéo dài 20 ngày liền (theo Từ Quang Hiển và cs 2001)[8].
- Đối với lợn thịt nhu cầu Vitamin rất quan trọng, đặc biệt đối với lợn
thịt nuôi ở giai đoạn đầu. Bảng dưới sẽ cho ta thấy nhu cầu cụ thể của lợn
thịt nuôi ở từng giai đoạn khác nhau.
- Nhu cầu vitamin A hàng ngày của lợn theo từng giai đoạn : Theo tiêu
chuẩn của NRC như sau :
Khối lượng cơ thể (kg)
Chỉ tiêu
Vitamin
A (IU)d

3-5


5 - 10

10 - 20

20 - 50

50 - 80

80 - 120

550

1.100

1.750

2.412

3.348

3.998

( Nhu cầu dinh dưỡng của lợn, Hội Đồng Hạt Cốc Mỹ, 1998) [6]
- Theo Viện chăn nuôi Quốc gia (2001) [21] nhu cầu vitamin A của lợn
như sau:
Khối lượng cơ thể (kg)
Chỉ tiêu
Vitamin
A (IU)d


3-5

5 - 10

10 - 20

20 - 50

50 - 80

80 - 120

2.200

2.200

1.750

1.300

1.300

1.300

(Tiêu chuẩn Nhật Bản, 1993)


12
- Theo Trần Tố, Cù Thị Thúy Nga (2008) [18], khi thiếu vitamin A ở
động vật sẽ xuất hiện các triệu chứng sau đây :

+ Chậm lớn, lông xù, gầy còm
+ Mô bảo vệ như da, niêm mạc, giác mạc mắt bị khô, màng trắng mờ,
dần dần sinh chứng nhuyễn giác mạc
+ Ruột, dạ dày, khí quản.. dễ bị viêm loét
+ Phát sinh chứng quáng gà
+ Vitamin A ảnh hưởng đến quá trình oxy hóa hoàn nguyên ở cơ thể
vì nó ảnh hưởng đến sự hoạt động của vitamin C là chất tham gia các phản
ứng oxy hóa.
b.Vitamin D
Đặc điểm
Vitamin D (còn gọi là Calciferol) không tan trong nước, tan trong dầu,
mỡ, ancol, ether và chlroform. Vitamin D không phải là một vitamin đúng
nghĩa, bởi vì quá trình tổng hợp của da bảo đảm được phần lớn nhu cầu của
tổ chức cơ thể. Thực vậy, nếu ergocalciferol (vitamin D2) chỉ có thể đến từ
thức ăn thì tổ chức cơ thể có khái niệm tổng hợp vitamin D sẽ có trong lớp
đáy của thượng bì, từ cholesterol và dưới ảnh hưởng của tia cực tím. Nhưng
sử dụng thuật ngữ “vitamin” để khẳng định tính chất quan trọng của chúng
đối với cơ thể. Vitamin D không tác động trực tiếp, nhưng sau quá trình
chuyển đổi của chúng thành các chất chuyển hóa hoạt động thì những phân
tử ổn định được che chở khỏi ánh sáng cũng như oxy hóa và các acid, tạo
điều kiện thoái biến nhanh chóng. Về mặt hóa học vitamin D là dẫn xuất của
sterol, hai dạng phổ biến quan trọng nhất là vitamin D2 và D3. Các vitamin
này được tạo thành từ các provitamin (tiền vitamin) tương ứng. Vitamin D2
từ ergosterol, vitamin D3 từ 7-dehydro cholesterol. Vitamin D dễ bị phân hủy
khi có mặt các chất oxy hóa và các acid vô cơ.


13
Các dạng vitamin D (quan trọng và phổ biến nhất là vitamin D2 và D3)
- Vitamin D2 (Ergocalciferol): Được tổng hợp từ Ergosterol dưới tác

dụng của tia cực tím hình thành khi nấm hấp thụ được ánh sáng mặt trời.
Ergocalciferol không tự tìm thấy trong cơ thể động vật, nó được bổ sung vào
cơ thể qua thức ăn hằng ngày. Trong tự nhiên nó được tìm thấy trong gan cá,
hạt coca. Acetate và dạng este acid béo với vitamin D2 có hoạt tính tương tự
vitamin. Công thức hóa học vitamin D2 : C28H44O.
- Vitamin D3 (cholecalciferol): Tiền vitamin D3 là 7-dehydro
cholesterol được tạo thành ở da khi 7- dehydro cholesterol phản ứng với tia
tử ngoại ở bước sóng 290-315 nm. Vitamin D3 có dạng bột, tinh thể màu
trắng, bị phân hủy chậm khi để ngoài không khí, không hòa tan trong nước,
hòa tan trong dầu mỡ. Ở tự nhiên có thể thu được vitamin D3 từ dầu gan cá,
nhưng thông thường thu được bằng cách hoạt hóa hoặc chiếu dọi tiền
vitamin D3. Vitamin D3 có hoạt tính mạnh hơn vitamin D2. Các dẫn chất của
vitamin D3 có hoạt tính tương tự: 7-dehydro cholesterol axetate đã hoạt hóa
Este của vitamin D3 với các acid béo khác, hợp chất phân tử của cholesterol
vitamin D3. Công thức hóa học vitamin D3: C27H44O.
Vai trò của vitamin D đối với hệ thống xương của cơ thể
Vitamin D chiếm một vị trí rất đặc biệt dù nó có nguồn gốc bên trong từ
quá trình tổng hợp của da hay nguồn gốc bên ngoài. Bởi nhu cầu cung cấp
thức ăn. Vitamin D có vai trò quan trọng trong sự duy trì để bộ xương khỏe
mạnh và vững chắc. Vitamin D hoạt động như một hormone, nó điều chỉnh
sự hình thành, hấp thụ và duy trì sự ổn định Ca và P trong máu. Vitamin D là
tiền hoocmon tạo ra nhiều chất chuyển hóa có tác dụng như một hóc môn.
Chức năng chính là tăng hấp thu Ca từ ruột và tiến hành quá trình tạo xương,
khoáng hóa xương một cách bình thường. Đặc biệt ở xương vitamin D kích
thích các tạo cốt bào tổng hợp nhiều hơn phosphatse kiềm và osteocalci


14
(protein xương phụ thuộc vào vitamin K) và ít hơn là collagen. Tất cả điều
đó thuận lợi cho việc tạo xương. Vitamin D điều hòa và chuyển hóa Ca và P

trong cơ thể, làm tăng quá trình hấp thu và đồng hóa Ca lên tới 50-80% cần
thiết cho quá trình cốt hóa. Như vậy, nếu thiếu vitamin D thì động vật sẽ bị
còi xương chậm lớn.
Nếu thừa Vitamin D: Khi dùng liều cao Vitamin D2 và Vitamin D3 có
thể gây độc. Các triệu chứng hay gặp là kém ăn, buồn nôn, tiểu nhiều, có khi
táo bón, khi tiêu chảy, ngừng lớn, xanh xao, thỉnh thoảng co giật, khó thở,
trong nước tiểu chứa nhiều can xi (Ca) và phốt pho (P). Những triệu chứng
này chỉ xuất hiện với liều rất cao (25 - 27 mg/ngày cho một kg trọng lượng
cơ thể) và dùng trong nhiều tuần. Nếu ngộ độc xảy ra sẽ có sự canxi hóa mô.
Muối canxi được lắng đọng ở thận, mạch máu, tim, phổi.
Nhu cầu vitamin D đối với động vật
Hội đồng Hạt cốc Hoa Kỳ, (1998) [7], Nhu cầu vitamin D hàng ngày
của lợn theo từng giai đoạn như sau:
Chỉ tiêu
Vitamin D
(IU)d

Khối lượng cơ thể
3-5

5 - 10

10 - 20

20 - 50

50 - 80

80 - 120


55

110

200

278

386

461

- Theo Viện chăn nuôi Quốc gia (2001) [21] như cầu vitamin D của
lợn như sau:
Khối lượng (Kg)
Chỉ tiêu
Vitamin D (IU/kg)

Lợn con

Lợn thịt

3–5

5 – 10

10 – 30

30 – 70


70 – 110

220

220

200

150

150

(Tiêu chuẩn Nhật Bản, 1993)


iii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 4.1. Đồ thị sinh trưởng tích lũy của lợn qua các kỳ cân ........................ 38
Hình 4.2. Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm .......................... 40
Hình 4.3. Đồ thị sinh trưởng tương đối của lợn thí nghiệm ........................... 41


16
thì các peroxyd hình thành tấn công gây bệnh tích trên tiểu não, gọi là bệnh
viêm nhũn não, gây bệnh tích trên cơ, gọi là bệnh trắng cơ. Về chức năng này
thì trong chừng mực nhất định, các chất chống oxy hóa nhân tạo có thể thay thế
được. Ví dụ như các chất EMQ, BHT, BHA, xanh metylen, propigallat vv…
Nếu thiếu tác dụng chống oxy hóa của vitamin E thì lợn con rất nhạy
cảm với sắt vì khi thiếu vitamin E thì Fe++ rất dễ biến thành Fe+++ làm hư

hại chức năng hồng cầu. Ở bò thì bị thoái hóa cơ khi cho khẩu phần có
nhiều acid linoleic.
- Là chất chống oxy hóa sinh học trong cơ thể: vitamin E có liên quan
đến các lipoid cấu trúc màng tế bào, nên ta coi nó là chất chống oxy hóa
trong pha “lipoid”. Còn Selenium tham gia cấu tạo hoạt động của men
Glutathione – peroxydase có nhiệm vụ phá hủy các peroxyd trong môi
trường nước còn gọi là pha “nước”. Vì vậy, ta gọi vitamin E là apolaris
antioxydants còn selenium là polaris antioxydants. Vì vậy mà hai yếu tố trên
bổ khuyết tác dụng tương hỗ lẫn nhau trong việc chống oxy hóa trực tiếp để
bảo vệ quá trình oxy hóa khử xảy ra liên tục trong tế bào.
Ngoài ra, vitamin E còn làm tăng khả năng giữ nước và sự chuyển
hóa creatine, chuyển hóa cơ và cân bằng glycogen. Điều chỉnh chức năng và
sự phát triển của tuyến sinh dục, điều chỉnh sự chuyển hóa hóc môn của thùy
trước tuyến yên.
- Nếu thiếu vitamin E khả năng sinh sản của gia súc cái và gia súc đực đều
giảm. Ở gia súc đực gây ra bệnh thoái hóa tinh hoàn, tinh trùng kỳ hình, kém
hoạt lực. Trên gia súc cái buồng trứng vẫn phát triển bình thường, nhưng gây
chết thai, xẩy thai. Ở gà, vịt thiếu vitamin E gây chết phôi sau khi ấp 5 -7 ngày.
- Thiếu vitamin E gây các tổn thương trên cơ bắp như teo cơ, hoại tử tế
bào cơ và gây tổn thương tế bào thần kinh cơ dẫn đến bại liệt.
- Sự thiếu vitamin E còn có khả năng nặng thêm các trường hợp toan
huyết do thể keto gây nên.


17
Nói tóm lại, triệu chứng thiếu vitamin E được tổng kết gồm: gia súc mất
khả năng sinh sản; viêm nhũn não Encephalomalacia; tích nước ngoài mô
Exudative diathesis; và hoại tử thoái hóa cơ Distrophy musculus còn gọi là
white disease (bệnh cơ trắng)
Trên thị trường hiện nay lưu hành vitamin E ở dạng bột sử dụng trộn

trong thức ăn, dạng dầu, thường dùng để tiêm, chích; hoặc dạng hỗn hợp
vitamin E và selenium.
Sự hấp thu và tiêu hóa vitamin E
Sự tiêu hóa vitamin E tùy thuộc vào từng loại gia súc, thành phần thức ăn,
giới tính, độ tuổi, mức độ làm việc, tình trạng sức khỏe. Tuy có nhiều thông tin
về α - tocopherol nhưng cơ chế tác động của nó còn chưa được biết rõ.
Gan có chứa nhiều vitamin tan trong mỡ như A, D, E, K. Vì vậy sự tiêu
hóa vitamin E có sự phụ thuộc vào chức năng và tình trạng của gan. Nên sự có
mặt chất béo trong thức ăn giúp cơ thể hấp thu vitamin E được dễ dàng hơn.
Đồng thời do tính tan trong chất béo nên nó khó tới được phôi qua nhau thai.
Nhu cầu vitamin E và nguồn cung cấp
- Nhu cầu của động vật đối với vitamin E (UI/1kg VCK thức ăn)
Cho bê < 4 tháng tuổi là 30, bê > 4 tháng tuổi 20, bò cái là 30 – 40, bò
đực 30, ngựa 30, lợn thịt 20 – 30, lợn cái 25, gà mái giống 30, gà mái thương
phẩm 20, gà đực, cái hậu bị 15 – 25, gà thịt 25 – 30, thỏ 40 -50 UI/1kg VCK
thức ăn. 1 UI E = 1mg E. Theo Từ Quang Hiển và cs (2001) [8].
Nguồn thức ăn cung cấp vitamin E
- Hầu hết các loại rau cỏ xanh, trong lá cây, trong mầm hạt, đọt non đều
có chứa nhiều vitamin E trong mầm, phôi của các loại hạt có rất nhiều
tocopherol để chống lại sự oxy hóa nhằm bảo vệ phôi của hạt. Khi xay lá cỏ
khô và xay nghiền hạt ra không bao lâu tocopherol sẽ bị phá hủy. Tùy theo loại
hạt mà tỷ lệ α - tocopherol so với tocopherol tổng số có khác nhau. Ví dụ trong


×