Tải bản đầy đủ (.doc) (109 trang)

Nghiên cứu rủi ro sản xuất trong chăn nuôi lợn thịt của các hộ nông dân tại xã hưng tân, huyện hưng nguyên, tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (486 KB, 109 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong khoá luận này
là trung thực, tin cậy và hoàn toàn chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị
nào.
Tôi cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ để thực hiện khoá luận này đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong khoá luận đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 04 tháng 06 năm 2014.
Tác giả khoá luận
Nguyễn Thị Ngọc Ánh


i
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản
thân là sự chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo cũng như sự động viên giúp đỡ
của các tổ chức, tập thể, gia đình, bạn bè.
Qua đây tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo Trường Đại học Nông
nghiệp Hà Nội. Những người đã truyền cho tôi kiến thức trong suốt quá trình
học tập ở trường, đặc biệt là các thầy cô giáo khoa Kinh tế và Phát triển nông
thôn - những người đã trực tiếp truyền đạt cho tôi kiến thức và dìu dắt tôi trong
học tập.
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo ThS. Nguyễn Thị Thu
Huyền, người đã dành nhiều thời gian, tâm huyết tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình thực hiện đề tài này.
Tôi xin cảm ơn Đảng bộ, UBND và nhân dân xã Hưng Tân, huyện Hưng
Nguyên, tỉnh Nghệ An đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi nghiên cứu thực hiện đề
tài.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, người thân, bạn bè
đã động viên, khích lệ và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Do thời gian nghiên cứu hạn chế và bản thân còn ít kinh nghiệm nên
không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự động viên, đóng góp ý kiến


của các thầy cô, gia đình và bạn bè.
Hà Nội, ngày 04 tháng 06 năm 2014.
Tác giả khoá luận

Nguyễn Thị Ngọc Ánh
ii
TÓM TẮT KHOÁ LUẬN
1. Mở đầu
Chăn nuôi lợn đang đóng góp một khoản thu nhập khá lớn cho người dân
ở xã Hưng Tân. Tuy nhiên chăn nuôi lợn ở xã những năm gần đây có xu hướng
giảm về số lượng đàn và quy mô đàn lợn. Nguyên nhân do người chăn nuôi gặp
nhiều rủi ro đặc biệt là rủi ro sản xuất như : rủi ro về giống, rủi ro dịch bệnh, rủi
ro do thức ăn chăn nuôi…khiến cho các hộ khó khăn trong việc ra quyết định
sản xuất và ảnh hưởng tới thu nhập của hộ nông dân của xã. Có nhiều yếu tố dẫn
đến rủi ro sản xuất như : hệ thống thú y, trình độ của người chăn nuôi, đất đai,
tài chính của hộ…Vì vậy, tôi đã chọn nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu rủi ro
sản xuất trong chăn nuôi lợn thịt của các hộ nông dân tại xã Hưng Tân,
huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An”.
Các mục tiêu cụ thể của đề tài là:
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về rủi ro nói chung và rủi ro sản
xuất nói riêng trong chăn nuôi lợn thịt;
- Đánh giá thực trạng về rủi ro sản xuất và thiệt hại của rủi ro sản xuất
trong chăn nuôi lợn thịt của các hộ nông dân trên địa bàn nghiên cứu;
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro sản xuất trong chăn nuôi lợn
thịt của các hộ nông dân;
- Đề xuất một số giải pháp giảm thiểu rủi ro sản xuất trong chăn nuôi lợn
thịt của các hộ nông dân tại xã Hưng Tân trong thời gian tới.
Để thực hiện các mục tiêu này tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp thu thập số liệu (Thu thập số liệu thứ cấp, thu thập số liệu sơ cấp),
phương pháp xử lý số liệu, phương pháp phân tích số liệu (Phương pháp thống

kê mô tả, phương pháp phân tổ thống kê, phương pháp so sánh), phương pháp
hạch toán.
iii
2. Kết quả nghiên cứu
Chăn nuôi lợn thịt hiện nay trên địa bàn xã chủ yếu là theo hình thức bán
công nghiệp cũng như sử dụng thức ăn công nghiệp là chủ yếu. Tổng số con
trong ba năm qua có tăng nhưng tăng chậm do chịu nhiều ảnh hưởng của rủi ro,
nhất là rủi ro trong sản xuất mang lại làm người chăn nuôi có chút nản lòng với
nghề chăn nuôi lợn thịt. Các loại rủi ro này không chỉ xảy ra trong toàn xã mà
đây là những rủi ro sản xuất trong chăn nuôi lợn chung của cả nước.
Trong quá trình chăn nuôi, những hộ chăn nuôi ở xã Hưng Tân gặp phải
rủi ro sản xuất lợn thịt, mức độ thiệt hại ở từng loại rủi ro là khác nhau:
Rủi ro giống:
Thiệt hại: Ở cả ba quy mô tỷ lệ gặp rủi ro liên quan tới giống lợn bình
quân là 50% tổng số hộ điều tra. Khi xảy ra rủi ro về giống sẽ làm năng suất
giảm, kéo dài chu kỳ chăn nuôi, tăng chi phí sản xuất kéo theo doanh thu sẽ bị
giảm, hộ gặp khó khăn trong quá trình chăn nuôi gây ảnh hưởng đến thu nhập
của hộ.
Nguyên nhân: Vẫn còn nhiều tập quán sản xuất cũ, đặc biệt là trong chọn
giống vật nuôi và phối giống vật nuôi, người dân dựa vào kinh nghiệm, hàng
xóm và anh em là chủ yếu. Theo số liệu điều tra thì nguồn giống chủ yếu là của
nhà, họ hàng/làng xóm chiếm trên 60% nguồn giống của hộ chăn nuôi. Điều này
là do gia đình tự nuôi được lợn nái và chỉ lấy lượng tinh từ các trại về tự thụ
tinh cho lợn nái nhà mình. Con lợn mẹ thì người dân đa số tự giữ lại từ đàn
lợn thịt của mình nuôi thành lợn nái, chính vì thế nên chất lượng con lợn mẹ
không đảm bảo tiêu chuẩn. Hiểu biết của người dân về giống vật nuôi hạn
chế, không biết được chất lượng con giống chiếm trên 80% tổng số hộ điều
tra.
Rủi ro về dịch, bệnh:
Thiệt hại: Rủi ro do dịch, bệnh là điều đáng lo ngại nhất đối với người

chăn nuôi. Qua điều tra cho thấy 3 năm trở lại đây có 100% tổng số hộ điều tra
iv
mắc gặp và bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Rủi ro về dịch bệnh mang lại nhiều
thiệt hại nặng nề không hề mong muốn trong quá trình sản xuất của người chăn
nuôi.
Nguyên nhân: Do các hộ QMN sử dụng thêm thức ăn tận dụng từ phụ
phẩm nông nghiệp nên dễ mắc các bệnh thông thường hơn các quy mô khác và
hiện nay, sự xuất hiện của các bệnh lạ, bệnh ghép vào nhau nên người dân cũng
khó phát hiện nhanh được. Công tác phòng bệnh và chữa bệnh của người dân
còn kém, trình độ cán bộ thú y còn thấp. Chuồng trại không đảm bảo chủ yếu là
bán kiên cố, vẫn có tạm bợ và gần 70% nằm trong khu dân cư. Bên cạnh đó là
nguyên nhân từ các tác nhân khác trong thị trường mang mầm bệnh từ bên ngoài
vào chuồng trại.
Rủi ro do TĂCN:
Thiệt hại: Theo điều tra thì số hộ chăn nuôi mắc phải rủi ro về TĂCN là
54% tổng số hộ điều tra. Gặp ít rủi ro nhất là các hộ quy mô nhỏ do các hộ này
sử dụng ít cám công nghiệp, mức độ gặp rủi ro tăng dần theo quy mô.
Nguyên nhân: Do giá thức ăn chăn nuôi tăng trong mấy năm quá vì cám
trong nước phụ thuộc rất nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu, giá thức ăn chăn
nuôi tăng là do giá nguyên liệu tăng, thuế đánh vào nguyên liệu nhập khẩu tăng,
cùng với giá vận chuyển tăng do giá xăng dầu tăng dẫn đến giá thức ăn chăn
nuôi tăng. Bên cạnh đó do người chăn nuôi hạn chế hiểu biết nên mua phải thức
ăn kém chất lượng, kho chứa không đảm bảo làm thức ăn bị hỏng trong quá
trình dự trữ
Từ thực trạng rủi ro sản xuất trong chăn nuôi lợn thịt, nghiên cứu cũng chỉ
ra các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng xảy ra rủi ro sản xuất trong chăn nuôi lợn
thịt trên địa bàn gồm yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan.
3. Các giải pháp
Từ thực trạng và thiệt hại rủi ro sản xuất mang lại cho người chăn nuôi,
nghiên cứu đề xuất ra mô hình liên kết giữa các tác nhân liên quan trong ngành

v
chăn nuôi, làm rõ vai trò của từng tác nhân nhằm giảm thiểu đến mức tối đa rủi
ro cho người chăn nuôi. Từ đó, nêu ra các giải pháp cụ thể cho từng loại rủi ro
sản xuất liên quan đến hộ nông dân.
- Các giải pháp về giống: Tập huấn chọn giống, tạo ra hệ thống thông tin
minh bạch và chính thống cho người chăn nuôi, hệ thống liên kết giữa những
người chăn nuôi và các trại sản xuất giống…
- Các giải pháp về dịch bệnh: Tuyên truyền về phòng bệnh và chữa bệnh,
nâng cao nhận thức công tác tiêm phòng, quản lý tốt thị trường thuốc thú y, làm
tốt công tác phòng bệnh thay vì chữa bệnh…
- Các giải pháp về thức ăn chăn nuôi: Liên kết trong việc mua thức ăn
chăn nuôi, mở các buổi hội thảo về thức ăn chăn nuôi, kiểm tra, giám sát chất
lượng thức ăn chăn nuôi lưu hành trên địa bàn…
- Các giải pháp khác: Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật
cho người chăn nuôi, tham gia bảo hiểm nông nghiệp, bảo hiểm vật nuôi, thực
hiện đẩy mạnh đa dạng hóa sản xuất…
vi
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
TÓM TẮT KHOÁ LUẬN iii
1. Mở đầu iii
2. Kết quả nghiên cứu iv
3. Các giải pháp v
MỤC LỤC vii
PHỤ LỤC ix
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 3
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 3
1.4 Câu hỏi nghiên cứu 3
PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 4
2.1 Cơ sở lý luận về rủi ro 4
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản 4
2.1.1.1 Rủi ro 4
2.1.1.2 Không chắc chắn 6
2.1.2 Nguyên nhân, đặc điểm và các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng xảy ra rủi ro sản xuất trong
chăn nuôi lợn thịt 12
2.1.3 Các bước tiến hành phân tích rủi ro 18
2.2 Cơ sở thực tiễn 19
vii
19
2.2.1 Thực trạng chăn nuôi lợn ở Việt Nam 19
2.2.2 Thực trạng rủi ro chăn nuôi lợn ở Việt Nam 20
2.2.3 Các biện pháp giảm thiểu rủi ro chăn nuôi lợn ở Việt Nam 22
2.2.4 Các nghiên cứu có liên quan 27
3.1.1 Vị trí địa lý 29
3.1.2 Đặc điểm điều kiện tự nhiên 30
3.1.3 Điều kiện kinh tế - xã hội 31
3.2 Phương pháp nghiên cứu 38
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 38
3.2.2 Phương pháp xử lý số liệu 39
3.2.3 Phương pháp phân tích số liệu 39
3.2.4 Phương pháp hạch toán 40
3.2.5 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 41
PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 41

4.1 Thực trạng chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn 41
4.1.1 Thông tin chung về các hộ điều tra 44
4.1.2 Tình hình chăn nuôi lợn thịt của các hộ điều tra 48
4.2 Thực trạng về rủi ro sản xuất và thiệt hại của rủi ro sản xuất trong chăn nuôi lợn thịt trên địa
bàn 49
4.2.1 Rủi ro giống 49
4.2.2 Rủi ro dịch bệnh 54
4.2.3 Rủi ro thức ăn chăn nuôi 59
4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng xảy ra rủi ro sản xuất trong chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn
64
4.3.1 Các yếu tố ảnh hưởng 65
4.3.2 Quản lý rủi ro sản xuất 69
viii
4.4 Các giải pháp giảm thiểu rủi ro sản xuất và thiệt hại do rủi ro sản xuất trong chăn nuôi lợn thịt
tại xã Hưng Tân 74
4.4.1 Các giải pháp về giống 77
4.4.2 Các giải pháp về dịch bệnh 78
4.4.3 Các giải pháp về TĂCN 81
4.4.4 Các giải pháp khác 81
PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 82
5.1 Kết luận 82
5.2 Kiến nghị 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO 87
PHỤ LỤC
ix
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BẢNG x
Bảng 3.1 Tổng hợp hiện trạng đất xã Hưng Tân năm 2013 31
Bảng 3.2 Tình hình dân số và lao động của xã Hưng Tân 32
Bảng 3.3 Cơ cấu giá trị sản xuất phân theo ngành kinh tế của xã Hưng Tân

giai đoạn 2011 - 2013 34
Bảng 4.1 Tình hình chăn nuôi lợn toàn xã 42
Bảng 4.2 Số lượng các hộ chăn nuôi lợn thịt 42
Bảng 4.3 Thông tin cơ bản của các hộ điều tra 44
Bảng 4.4 Kinh nghiệm nuôi lợn của hộ theo từng quy mô 45
Bảng 4.5 Diện tích đất các hộ chăn nuôi lợn tại xã
46
Bảng 4.6 Chuồng trại và phương thức chăn nuôi 47
Bảng 4.7 Tình hình chung về chăn nuôi của các hộ điều tra 48
Bảng 4.8 Mức độ rủi ro về giống 50
Bảng 4.9 Tình hình giống lợn của các hộ chăn nuôi tại xã Hưng Tân 51
Bảng 4.10 Mức thiệt hại của hộ do rủi ro về giống 53
Bảng 4.11 Các loại bệnh chính thường gặp ở lợn thịt trong 3 năm qua 55
Bảng 4.12 Tình hình thiệt hại của hộ do rủi ro về dịch bệnh 58
Bảng 4.13 Mức độ rủi ro về thức ăn chăn nuôi 59
Bảng 4.14 Tình hình sử dụng thức ăn chăn nuôi của các hộ chăn nuôi lợn
thịt ở xã Hưng Tân 60
Bảng 4.15 Thiệt hại của hộ do rủi ro về thức ăn chăn nuôi 64
Bảng 4.16 Tài chính của hộ chăn nuôi lợn thịt 67
Bảng 4.17 Phản ứng của người dân khi gặp rủi ro về giống 70
Bảng 4.18 Ứng xử của các hộ nông dân khi có lợn bệnh trên địa bàn 70
Bảng 4.19 Các biện pháp phòng bệnh cho lợn của người chăn nuôi 72
x
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1 Những rủi ro trong nông nghiệp gặp phải 10
Sơ đồ 4.1 Mô hình liên kết giảm thiểu rủi ro sản xuất của người chăn nuôi lợn 77
xi
DANH MỤC VIẾT TẮT
BQ : Bình quân
CNH - HĐH : Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá

CP : Chi phí
CS : Chính sách
DV : Dịch vụ
ĐR : Đầu ra
ĐV : Đầu vào
ĐVT : Đơn vị tính
GTSX : Giá trị sản xuất
GTVT : Giao thông vận tải
HTX : Hợp tác xã
KHKT : Khoa học kỹ thuật
LĐ : Lao động
NN&PTNT : Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
QML : Quy mô lớn
QMN : Quy mô nhỏ
QMV : Quy mô vừa
RR : Rủi ro
TĂCN : Thức ăn chăn nuôi
THCS : Trung học cơ sở
THPT : Trung học phổ thông
TMDV : Thương mại dịch vụ
Trđ : Triệu đồng
UBND : Uỷ ban nhân dân
VACB : Vườn - Ao - Chuồng – Bioga
xii
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Nước ta là một nước nông nghiệp với 70% dân số sống ở vùng nông thôn
và gần 50% lực lượng lao động xã hội hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp
(Tổng cục thống kê, 2011). Chính vì vậy nông nghiệp - nông thôn luôn được coi
là mặt trận hàng đầu trong quá trình phát triển nền kinh tế - xã hội của đất nước.

Trong những năm qua nền nông nghiệp đã được những thành tựu đáng kể góp
phần chung vào sự phát triển của đất nước.
Chăn nuôi là một ngành kinh tế quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, nó
không những đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho tiêu dùng hằng ngày của mọi
người dân trong xã hội mà còn là nguồn thu nhập quan trọng của hàng triệu
người dân hiện nay. Trong đó, chăn nuôi lợn có vị trí hàng đầu trong ngành chăn
nuôi nước ta. Sự hình thành sớm nghề nuôi lợn cùng với trồng lúa nước đã cho
chúng ta khẳng định nghề nuôi lợn có vị trí hàng đầu. Không những thế, việc
tiêu thụ thịt lợn trong các bữa ăn hàng ngày của con người rất phổ biến. Hiện
nay, chăn nuôi lợn thịt đang đứng trước nhiều thử thách như sức mua của thị
trường kém, sản phẩm không bán được, người chăn nuôi thua lỗ kéo dài Đặc
biệt, dịch bệnh diễn biến phức tạp và luôn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát trên diện
rộng. Chi phí đầu vào, nhất là nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi lợn thịt
ngày càng tăng, trong khi chi phí thú y cao (tăng khoảng 5-10%), khiến cho
người chăn nuôi đã khó càng thêm khó - Theo ông Nguyễn Xuân Dương, Phó
cục trưởng phụ trách cục chăn nuôi cho biết (Heo Team tổng hợp, 2014).
Theo Cục Chăn nuôi, số lợn giống nhập về năm 2013 đạt 682 nghìn con,
giảm 61,4% so với cùng kỳ năm 2012. Do tiêu thụ chậm, tổng đàn lợn của cả
nước vẫn chỉ duy trì ở mức 26,9 triệu con, nên số lượng thịt lợn chỉ nhập khoảng
1,2 nghìn tấn (giảm gần 4% so với cùng kỳ).
1
Xã Hưng Tân là một xã thuộc huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Trong
những năm gần đây, kinh tế xã hội có phần khởi sắc, thu nhập chủ yếu của
người dân là trồng lúa và chăn nuôi lợn. Nhiều hộ đã thực hiện chuyển đổi cơ
cấu sản xuất tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi lợn, giảm dần
tỷ trọng ngành trồng trọt trong cơ cấu kinh tế. Xu hướng chuyển đổi đó đã góp
phần đẩy mạnh sản xuất hàng hóa, tiêu thụ thực phẩm, nâng cao thu nhập cho
các hộ gia đình. Tuy nhiên trong điều kiện thời tiết, dịch bệnh khá phức tạp hiện
nay người chăn nuôi lợn đang gặp phải nhiều rủi ro xảy ra đặc biệt là rủi ro sản
xuất khiến cho các hộ khó khăn trong việc ra quyết định sản xuất và ảnh hưởng

tới thu nhập của hộ nông dân của xã. Vì vậy, tôi đã chọn nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu rủi ro sản xuất trong chăn nuôi lợn thịt của các hộ nông dân tại
xã Hưng Tân, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu rủi ro sản xuất trong chăn nuôi lợn thịt của các hộ nông dân
và các yếu tố ảnh hưởng từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro
cho các hộ nông dân chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn nghiên cứu.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về rủi ro nói chung và rủi ro sản
xuất nói riêng trong chăn nuôi lợn thịt;
- Đánh giá thực trạng về rủi ro sản xuất và thiệt hại của rủi ro sản xuất
trong chăn nuôi lợn thịt của các hộ nông dân trên địa bàn nghiên cứu;
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro sản xuất trong chăn nuôi lợn
thịt của các hộ nông dân;
- Đề xuất một số giải pháp giảm thiểu rủi ro sản xuất trong chăn nuôi lợn
thịt của các hộ nông dân tại xã Hưng Tân trong thời gian tới.
2
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Các hộ có hoạt động chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn xã Hưng Tân, huyện
Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An;
- Các rủi ro sản xuất mà hộ nông dân gặp phải trong quá trình sản xuất;
- Các cơ quan chức năng có liên quan trên địa bàn.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Nghiên cứu thực trạng rủi ro sản xuất mà các hộ nông
dân gặp phải trong quá trình sản xuất lợn thịt. Từ đó, đề xuất một số giải pháp
giảm thiểu rủi ro sản xuất trong chăn nuôi lợn thịt của các hộ nông dân.
- Phạm vi không gian: Do điều kiện về thời gian và nguồn lực, đề tài chỉ
tiến hành nghiên cứu 3 trên 9 xóm trong xã Hưng Tân, huyện Hưng Nguyên,

tỉnh Nghệ An, bao gồm các xóm: 1, 8, 9.
- Phạm vi thời gian: Đề tài thu thập tài liệu có liên quan đến nội dung
nghiên cứu trong thời gian từ năm 2011 đến năm 2013 (chủ yếu là năm 2013).
- Thời gian thực hiện đề tài từ 23/1/2014 đến 23/5/2014.
1.4 Câu hỏi nghiên cứu
- Rủi ro là gì? Không chắc chắn là gì? Có những loại rủi ro nào?
- Thực trạng chăn nuôi lợn thịt xã Hưng Tân trong những năm gần đây
như thế nào?
- Các hộ chăn nuôi lợn thịt đang gặp phải những rủi ro sản xuất nào?
Thiệt hại của rủi ro gây ra cho các hộ như thế nào?
- Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro sản xuất trong chăn nuôi lợn thịt là gì?
- Giải pháp nào cần được thực hiện để giảm thiểu rủi ro và giảm thiểu
thiệt hại cho các hộ nông dân khi xảy ra rủi ro?
3
PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý luận về rủi ro
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản
Trong cuộc sống cũng như trong sinh hoạt hằng ngày của những người
chăn nuôi lợn, họ thường xuyên phải đối mặt với rủi ro. Sự xuất hiện của những
rủi ro đã có tác động trực tiếp tới những hộ chăn nuôi này. Rủi ro đã có ảnh
hưởng không nhỏ đến lợi ích của những hộ chăn nuôi. Vì thế nghiên cứu về rủi
ro là vấn đề đáng được quan tâm. Từ rủi ro trong phân tích kinh tế được dùng để
đề cập đến tình trạng một quyết định có thể có nhiều kết quả và khả năng khác
nhau. Nhưng trước tiên cần làm rõ hai khái niệm quan trọng là rủi ro và không
chắc chắn.
2.1.1.1 Rủi ro
Theo PGS.TS Đoàn Thị Hồng Vân cho đến nay thì vẫn chưa có định
nghĩa thống nhất về rủi ro, những trường phái khác nhau, tác giả khác nhau đưa
ra những định nghĩa khác nhau về rủi ro. Những định nghĩa này được đưa ra rất
đa dạng, phong phú, nhưng tóm lại có thể chia ra làm 2 trường phái lớn đó là

trường phái truyền thống (trường phái tiêu cực) và trường phái trung hoà.
• Theo trường phái truyền thống
Theo cách nghĩ truyền thống thì “Rủi ro là những thiệt hại, mất mát, nguy
hiểm hoặc các yếu tố liên quan đến nguy hiểm, sự khó khăn hay những vấn đề
không chắc chắn có thể xảy ra cho con người”. Theo trường phái này có nhiều
định nghĩa như sau:
- “Rủi ro là điều không lành, không tốt, bất ngờ xảy ra” (Từ điển Tiếng
Việt, 1995).
- “Rủi ro đồng nghĩa là điều không may” (Từ và tục ngữ Việt Nam, 1998)
- “Rủi ro là khả năng gặp nguy hiểm, hoặc bị đau đớn, thiệt hại” (Từ điển
Oxfort).
4
- “Rủi ro là sự tổn thất về tài sản hay là sự giảm sút lợi nhuận thực tế so
với lợi nhuận dự kiến” (Hồ Sỹ Sáng, 2010).
- Một số từ điển khác đưa ra khái niệm tương tự như: “Rủi ro là sự bất
trắc gây ra mất mát, hư hại” hay “rủi ro là yếu tố khách quan đến nguy hiểm, sự
khó khăn hoặc điều không chắc chắn”… (Phạm Thị Lam, 2010).
- Trong lĩnh vực kinh doanh tác giả Hồ Diệu định nghĩa: “Rủi ro là sự tổn
thất về tài sản hoặc là sự giảm sút lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận dự kiến”.
- Hoặc “Rủi ro là sự bất trắc ngoài muốn xảy ra trong quá trình sản xuất,
kinh doanh của doanh nghiệp” (Phạm Thị Lam, 2010).
• Theo phái trung hoà
Theo trường phái này có một số định nghĩa như sau:
- “Rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được” (Frank Knight).
- “Rủi ro là là sự bất trắc có thể liên quan đến việc xuất hiện những biến
đổi không mong đợi” (Allan Willentt).
- “Rủi ro là một tổng hợp những ngẫu nhiên có thể đo lường được bằng
xác suất” (Irving Preffer).
- “Rủi ro là giá trị và kết quả mà hiện thời chưa biết đến”.
- “Rủi ro là sự biến động tiềm ẩn ở những kết quả. Rủi ro có thể xuất hiện

trong hầu hết mọi hoạt động của con người. Khi có rủi ro, người ta không thể dự
đoán được chính xác kết quả. Sự hiện diện của rủi ro gây nên sự bất ổn định.
Nguy cơ rủi ro phát sinh bất cứ khi nào một hành động dẫn đến khả năng được
hoặc mất không thể đoán trước được” (C.Arthur Willam, Jr Smith).
Như vậy theo phái trung hòa thì “Rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường
được”. Rủi ro vừa mang tính tích cực vừa mang tính tiêu cực. Rủi ro có thể
mang đến những tổn thất, mất mát, nguy hiểm…cho con người, nhưng cũng có
thể mang đến những cơ hội. Nếu tích cực nghiên cứu rủi ro, nhận dạng, đo
lường rủi ro người ta có thể tìm ra biện pháp phòng ngừa, hạn chế những rủi ro
tiêu cực, đón nhận những cơ hội mang lại kết quả tốt đẹp cho tương lai.
5
2.1.1.2 Không chắc chắn
Không chắc chắn là do việc không biết trước được xác xuất của các kết
quả có thể xảy ra. Sự không chắc chắn được xem như là một vấn đề đối với sản
xuất nông nghiệp hơn là các ngành khác và được thể hiện ở các dạng chủ yếu
sau:
- Sự không chắc chắn về sản lượng
Nguyên nhân gây ra sự không chắc chắn này là do gặp phải thiên tai, dịch
bệnh…Đây là những tác động có hại đối với người chăn nuôi lợn mà khó có thể
đoán được trước. Ảnh hưởng của cùng một loại thiên tai, dịch bệnh đến các
vùng là khác nhau và ảnh hưởng đến các hộ cũng khác nhau. Điều này dẫn tới,
khả năng chống lại nó phụ thuộc nhiều vào khả năng, tiềm lực của các hộ chăn
nuôi lợn. Mức độ ảnh hưởng này là một trong những nguyên nhân gây nên sự
khác biệt về sản lượng trong sản xuất (Hồ Sỹ Sáng, 2010).
- Sự không chắc chắn về giá cả
Giá cả đó chính là yếu tố để tạo nên lợi nhuận cũng như quyết định đầu tư
của nông hộ. Trong chăn nuôi lợn thì giá cả cũng có những biến động nhất định.
Chẳng hạn thời điểm ra quyết định đầu tư thì người ta khó có thể đoán trước
được giá cả những sản phẩm đầu ra là bao nhiêu. Do thị trường luôn tồn tại
những yếu tố không hoàn hảo thế nên sự dao động của thị trường cũng có thể

được hiểu là sự không chắc chắn của giá cả (Hồ Sỹ Sáng, 2010).
+ Sự không chắc chắn về giá đầu vào: Người chăn nuôi lợn khi đầu tư
những yếu tố đầu vào: giống, thức ăn, chuồng trại,…thì không thể lường trước
được mức độ giá cả, các yếu tố đầu vào biến đổi như thế nào để có những định
hướng và ra quyết định cho phù hợp (Hồ Sỹ Sáng, 2010).
+ Sự không chắc chắn về giá đầu ra: Thị trường luôn có những biến động
về giá cả thế nên giá cả của đầu ra trong chăn nuôi lợn là rất khó có thể biết
trước được. Ở mỗi thời điểm khác nhau thì giá cả đầu ra có thể xuống thấp hoặc
lên cao, trong khi đó người chăn nuôi lợn không thể biết được giá cao lên lúc
6
nào để bán và lợn là một loài gia súc phải trải qua một gia đoạn nhất định thì
mới có thể xuất chuồng được (Hồ Sỹ Sáng, 2010).
- Sự không chắc chắn về xã hội
Liên quan đến việc kiểm soát các nguồn lực sản xuất và sự lệ thuộc của
một số hộ nông dân vào người khác. Điều này xảy ra khi không có sự công bằng
trong quyền sở hữu đất đai và các nguồn lực khác: nguồn vốn, kinh nghiệm, kỹ
thuật mới,…Ở mỗi vùng, mỗi quốc gia khác nhau thì tính chất xã hội quyết định
nên sự không chắc chắn này cũng có mức độ khác (TS. Nguyễn Quốc Oánh, bài
giảng “tài chính nông nghiệp”).
- Sự không chắc chắn về con người
Sức khỏe của con người thì không thể biết trước được chính vì thế nên
sức khỏe của chủ hộ và các thành viên trong gia đình trong tương lai thì không
thể biết trước được. Điều này ảnh hưởng tới sự quyết định sản xuất của chủ hộ
và sự tiếp nhận, thích ứng với cái mới một cách nhanh hay chậm chạp (TS.
Nguyễn Quốc Oánh, bài giảng “tài chính nông nghiệp”).
2.1.1.3 Phân biệt giữa rủi ro và không chắc chắn
Từ các khái niệm nêu trên ta nhận thấy rằng rủi ro là khách quan và nếu
có đầy đủ thông tin thì có thể tính được xác suất của các sự kiện xảy ra, còn
không chắc chắn là tình trạng mà cả các kết quả có khả năng xảy ra và xác suất
của nó không biết trước khi quyết định quản lí. Có nghĩa là con người có thể tác

động để giảm bớt sự thua thiệt cho người sản xuất.
Theo J.B.Hardacer (1997) cho rằng rủi ro và không chắc chắn có thể định
nghĩa theo nhiều cách khác nhau, song cách phân biệt thông thường đó là: Rủi
ro là sự biết không hoàn hảo về kết quả có khả năng xảy ra và xác suất của nó,
còn không chắc chắn là kết quả có khả năng xảy ra và xác suất của nó là không
biết trước.
Theo P.H.Callkin và cộng sự của ông (1983) nói rằng F.H.Knight (1921)
đã phân biệt giữa rủi ro (rick) và không chắc chắn (uncertainty). Theo Knight,
7
rủi ro tồn tại khi người sản xuất biết vùng kết quả có khả năng xảy ra và xác suất
của vùng kết quả đối với quyết định của anh ta. Ngược lại sự không chắc chắn
xảy ra khi các kết quả hoặc sự kiện xảy ra và xác suất của chúng không biết.
Thông thường không chắc chắn bao gồm các sự cố thỉnh thoảng xảy ra như lũ
lụt, hạn hán…
Rủi ro đề cập đến nhiều kết quả có thể xảy ra với các khả năng khác nhau.
Khả năng của một kết quả nào đó hiểu theo nghĩa tần suất trung bình xảy ra kết
quả đó. Trong khi đó không chắc chắn đề cập đến tình trạng có nhiều kết quả có
thể xảy ra trong một quyết định nhưng chưa biết khả năng xảy ra của từng kết
quả. Như vậy rủi ro và không chắc chắn chỉ khác nhau ở việc đánh giá được hay
không.
Đối với những quyết định hằng ngày thì rủi ro không quan trọng bởi vì
tổn thất không lớn hoặc xác suất gánh chịu mất mát được cho là nhỏ không đáng
kể. Nhưng đối với những quyết định quan trọng của cuộc đời hoặc những quyết
định của sản xuất hay nuôi trồng một con gì hay cây gì người ta phải cân nhắc
đến sự không chắc chắn vì nó sẽ có những cách khác nhau quan trọng giữa hậu
quả tốt và xấu. Do đó, đối với những quyết định như vậy thì rủi ro có thể được
đánh giá là có ý nghĩa quan trọng. Trong chăn nuôi lợn, nhiều quyết định không
cần tính đến rủi ro nhưng có nhiều quyết định cũng nên chú ý khi lựa chọn các
khả năng sẵn có.
2.1.1.4 Phân loại rủi ro

Có nhiều loại rủi ro và không chắc chắn có thể áp dụng vào quyết định
quản lý sản xuất nông nghiệp. Theo P.H.Callkin (1983) đã chia rủi ro thành 2
loại : rủi ro trong kinh doanh và rủi ro về tài chính. Hai loại rủi ro này có thể hạn
chế được bằng cách thay đổi quyết định sản xuất.
- Rủi ro kinh doanh liên quan đến tất cả yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập
thuần của trang trại. Sau đây là sáu yếu tố chính dẫn đến rủi ro kinh doanh : biến
8
động năng suất, biến động giá, công nghệ kỹ thuật mới, các chương trình của
Chính Phủ, thay đổi luật pháp, thay đổi sở thích người tiêu dùng.
- Rủi ro tài chính phản ánh sự mất an toàn về tài chính của doanh nghiệp,
trang trại. Nó thể hiện ở tỷ số nợ và tài sản của chủ sở hữu, đặc biệt là tỷ số giữa
tài sản lưu động và nợ hiện hành.
Có những tác giả phân loại rủi ro thành 3 loại: rủi ro sản xuất, rủi ro
maketing, rủi ro về tài chính, nhưng cũng có người phân biệt theo nhiều quan
điểm khác nhau như:
• Phân theo lĩnh vực rủi ro
+ Rủi ro trong quá trình sản xuất: Là những rủi ro liên quan trực tiếp đến
quá trình sản xuất nông nghiệp của hộ nông dân.
+ Rủi ro ngoài sản xuất: Là những rủi ro liên quan đến cuộc sống của
người nông dân. Trong cuộc sống hằng ngày cũng có rất nhiều rủi ro đến với các
hộ nông dân như ốm đau, bệnh tật, sự mất mát tài sản. Những rủi ro trên ảnh
hưởng rất lớn đến đời sống và thu nhập của các hộ nông dân.
• Phân loại theo mức độ rủi ro
+ Rủi ro cá nhân : Rủi ro chỉ ảnh hưởng đến một cá nhân nào đó.
+ Rủi ro cộng đồng : Rủi ro ảnh hưởng đến cả cộng đồng.
• Phân theo mức độ xuất hiện của rủi ro
+ Rủi ro riêng rẽ : Chỉ xuất hiện một loại rủi ro.
+ Rủi ro dây chuyền : Rủi ro này xuất hiện lại kéo theo những rủi ro khác.
+ Rủi ro kết hợp : Kết hợp nhiều loại rủi ro với nhau.
Theo tài liệu của Hardaker (1997), Bộ Nông Nghiệp Mỹ (1999), World

Bank (2002), Ramsaswami (2003), rủi ro trong nông nghiệp được phân thành
các nhóm sau căn cứ vào nguồn hình thành :
- Rủi ro trong sản xuất;
- Rủi ro về giá cả hay rủi ro về thị trường;
- Rủi ro thể chế;
9
- Rủi ro về con người;
- Rủi ro về kỹ thuật;
- Rủi ro tài chính và rủi ro tín dụng.
Rủi ro có thể chia nhiều loại khác nhau, nhưng trong nông nghiệp thường
gặp những rủi ro sau:
Sơ đồ 2.1 Những rủi ro trong nông nghiệp gặp phải
(Nguồn : Phạm Thị Lam,
2010).
2.1.1.5 Quản lý rủi ro
Quản lý rủi ro là một khái niệm mới được đưa vào sử dụng trong những
năm gần đây. Trước hết cần phải phân biệt quản lý rủi ro và khắc phục rủi ro.
Quản lý rủi ro đề cập tới việc điều chỉnh trong sản xuất và sử dụng nguồn lực
trước khi xảy ra các biến cố về sản xuất tức là trước khi rủi ro xảy ra. Quản lý
rủi ro không chỉ bao hàm ý chống rủi ro mà còn bao hàm cả ý về lập kế hoạch
nhằm để thích ứng với rủi ro.
- Chống lại hoặc không chấp nhận rủi ro để đảm bảo an toàn các hoạt
động của mình trong trường hợp khả năng xấu có thể xảy ra, mặc dù khả năng
xảy ra cũng chỉ có một xác suất nhất định.
Rủi ro
Rủi ro
sản
xuất
Rủi ro
thể chế

& TC
Rủi ro
thị
trường
Giống
Dịch
bệnh
Thức
ăn
CN
Rủi ro
khác
Giá
đầu
vào
Giá
đầu ra
Sự
sẵn có
ĐV
Sự
sẵn có
ĐR
Thể
chế
và CS
Tài
chính
10
- Thái độ trung hòa với rủi ro với mong muốn đạt được thu nhập trung

bình giữa sự kiện rủi ro và thuận lợi.
- Từ thái độ với rủi ro mà chia nông hộ thành 3 loại người là sợ rủi ro,
trung hòa rủi ro và chấp nhận rủi ro.
Trong khi đó, khắc phục rủi ro là các hành động hay phản ứng sau khi xảy
ra rủi ro nhằm tối thiểu hóa tác hại. Các loại phản ứng thuộc loại này dựa trên cơ
sở lý thuyết phân chia rủi ro, được chia làm 2 loại: ổn định chi tiêu thông qua
việc phân chia rủi ro và thỏa thuận chuyển nhượng giữa hàng xóm với nhau.
Trên cơ sở các tiêu chuẩn chung về quản lý rủi ro giữa Australia và New
Zealand (AS/NZS 4360: 1995), Haraker và các cộng sự (1997) đưa ra khái niệm
rằng : “Quản lý rủi ro là sự áp dụng có hệ thống các chính sách quản lý, các
nguyên tắc và hành động trong định dạng, phân tích, đánh giá, xử lý và giám sát
rủi ro nhằm giảm thiểu thiệt hại và tối đa hoá các cơ hội”. Tuy nhiên các nguyên
tắc này không cố định và mang tính thích ứng với từng trường hợp cụ thể
(Hardaker, 1997).
Theo tài liệu hướng dẫn “ISO/IEC 73:2002, Quản lý rủi ro - các khái niệm
và hướng dẫn sử dụng tiêu chuẩn” của tổ chức tiêu chuẩn quốc tế ISO thì rủi ro
là sự kết hợp của xác suất xảy ra của sự kiện và hậu quả của sự kiện đó. Rủi ro
xảy ra có thể đem lại lợi ích nhưng cũng có thể gây ảnh hưởng, đem lại kết quả
xấu, không mong đợi.
Do đó, để nhận biết các rủi ro và có thể giảm thiểu các tác động tiêu cực
của rủi ro đến từng hoạt động của tổ chức nói riêng, và toàn thể tổ chức nói
chung, ta phải thực hiện quản lý rủi ro.
Quản lý rủi ro là việc tăng cường nghiên cứu, đưa ra các biện pháp đối
với cả hai mặt tích cực cũng như tiêu cực của rủi ro. Quản lý rủi ro là quy trình
mà các tổ chức áp dụng bao gồm các bước nhằm xác định, xử lý và điều hành
các rủi ro ảnh hưởng đến các hoạt động của tổ chức.
11
Việc xác định và đưa ra các biện pháp xử lý rủi ro là tâm điểm của hoạt
động quản lý rủi ro. Thực hiện quản lý rủi ro sẽ giúp tổ chức đánh giá được khả
năng tác động tích cực và tiêu cực cũng như những hoạt động không mong

muốn đến toàn thể hoạt động của tổ chức.
Muốn quản lý rủi ro phải có những thể chế và thông tin cho nông hộ. Với
mức rủi ro nhỏ thì cơ chế tương hỗ giữa hộ và cộng đồng sẽ là một công cụ đắc
lực cho quản lý rủi ro bên cạnh thể chế và chính sách của nhà nước.
Vì vậy, có thể nói quản lý rủi ro là một quá trình hoạch định ra những kế
hoạch, những phương pháp và các hành động nhằm phân tích, đánh giá, xử lý và
theo dõi kiểm tra rủi ro với mục tiêu cuối cùng là giảm rủi ro đạt được lợi nhuận
như mong muốn.
2.1.2 Nguyên nhân, đặc điểm và các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng xảy ra
rủi ro sản xuất trong chăn nuôi lợn thịt
2.1.2.1 Nguyên nhân rủi ro sản xuất trong nông hộ chăn nuôi lợn thịt
Nông dân là đối tượng trực tiếp tham gia vào sản xuất nông nghiệp, cho
nên khi có bất cứ bất trắc nào xảy ra liên quan đến sản xuất hay đời sống thì họ
đều chịu tổn thất lớn nhất và cũng chính do ngành nông nghiệp có nguy cơ tiềm
ẩn rất nhiều rủi ro bởi đặc thù của ngành gây nên. Từ những điều này cộng thêm
sự bấp bênh trong đời sống mà có nhiều nguyên nhân gây ra rủi ro sản xuất cho
người nông dân.
• Rủi ro giống
Là rủi ro trong sản xuất, ảnh hưởng đến năng suất cây trồng, vật nuôi. Do
chất lượng con giống và nguồn giống không đảm bảo, không phù hợp với điều
kiện sản xuất nông nghiệp hoặc chưa thích ứng kịp với môi trường khí hậu nóng
ẩm và khả năng chống chịu bệnh tật chưa cao dẫn đến những rủi ro đáng tiếc.
• Rủi ro dịch bệnh
Ảnh hưởng lớn đến người sản xuất nếu dịch bệnh xảy ra. Người sản xuất
chỉ biết phòng chống và hạn chế dịch bệnh bùng phát. Với rủi ro dịch bệnh gây
12
ra bởi những thay đổi bất thường của thời tiết, khí hậu và mức hiểu biết thấp về
dịch bệnh của người sản xuất. Từ đó đã gây nên những hậu quả đáng tiếc cho
người nông dân.
• Rủi ro thức ăn chăn nuôi

Do giá thức ăn chăn nuôi tăng trong mấy năm quá vì cám trong nước phụ
thuộc rất nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu, giá thức ăn chăn nuôi tăng là do giá
nguyên liệu tăng, thuế đánh vào nguyên liệu nhập khẩu tăng, cùng với giá vận
chuyển tăng do giá xăng dầu tăng dẫn đến giá thức ăn chăn nuôi tăng. Bên cạnh
đó do người chăn nuôi hạn chế hiểu biết nên mua phải thức ăn kém chất lượng,
kho chứa không đảm bảo làm thức ăn bị hỏng trong quá trình dự trữ
• Rủi ro kỹ thuật
Công nghệ - khoa học kỹ thuật cũng sẽ là nguyên nhân gây rủi ro trong
sản xuất. Chuyển từ công nghệ cũ sang công nghệ mới bao giờ cũng chứa đựng
yếu tố rủi ro. Khi chuyển sang công nghệ mới thì có rất nhiều chi phí kèm theo,
cộng với quan điểm, ý thức của người dân chưa cao, kèm theo trình độ tiếp thu
kỹ thuật của người nông dân đang còn chậm.
• Rủi ro khác
 Rủi ro từ thiên nhiên
Đến từ những sự kiện không đoán trước được của thời tiết cũng như
những bất định trong sản xuất nông nghiệp. Vì nông nghiệp chịu tác động nhiều
của yếu tố thiên nhiên mà chúng ta không thể kiểm soát được như thời tiết, sâu
bệnh, nhiệt độ, lượng mưa…làm ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả trong sản
xuất nông nghiệp.
 Rủi ro liên quan đến con người gây ra hoặc rủi ro cá nhân
Người sản xuất cũng có thể là nguyên nhân gây rủi ro, có thể gây ra
những rủi ro do tác động chủ quan hoặc khách quan như người chủ ốm, bệnh,
gia đình cá nhân xảy ra việc…Từ đó, có thể kéo theo rủi ro hợp đồng liên quan
đến ứng xử và sự tin tưởng của đối tác.
2.1.2.2 Đặc điểm rủi ro sản xuất trong chăn nuôi lợn thịt
13

×