Tải bản đầy đủ (.ppt) (16 trang)

Bài giảng ngữ văn 7 bài 11 các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (749.76 KB, 16 trang )

NGƯỜI THỰC HIỆN: ĐỒNG THỊ MINH THU
TaiLieu.VN


Kiểm tra bài cũ:
H/ Trong chương trình Ngữ Văn lớp 6, lớp 7 các
em đã được học các thể loại văn bản nào?
- Văn miêu tả là loại văn nhằm giúp người đọc hình dung ra
được những đặc điểm, tính chất nổi bật của một sự vật, sự
việc con người, phong cảnh,... làm cho những cái đó như
hiện lên trước mắt người đọc.
- Tự sự là phương thức kể lại một chuỗi sự việc, sự việc này
dẫn đến sự việc kia cuối cùng tạo thành một kết thúc. Tự sự
giúp người ta giải thích sự việc, tìm hiểu con người, nêu vấn
đề bày tỏ thái độ khen – chê.
- Biểu cảm là văn bản viết ra nhằm biểu đạt tình cảm, cảm
xúc, sự đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh
và khêu gợi lòng đồng cảm nơi người đọc.
TaiLieu.VN


Tiết 44
CÁC YẾU TỐ TỰ SỰ, MIÊU TẢ
TRONG VĂN BẢN BIỂU CẢM.
I. Tự sự và miêu tả trong văn bản biểu cảm:
1. Bài ca nhà tranh bị gió thu phá:

TaiLieu.VN


Dịch thơ: Bài ca nhà tranh bị gió thu phá. (Khương Hữu Dụng dịch)


Tháng tám, thu cao, gió thét già
Cuộn mất ba lớp tranh nhà ta
Tranh bay sang sông rải khắp bờ
Mảnh cao treo tót ngọn rừng xa
Mảnh thấp quay lộn vào mương sa.

+Tự sự: 2 câu đầu
+ Miêu tả: 3 câu sau.
 Có vai trò tạo bối cảnh chung.

Trẻ con thôn nam khinh ta già không sức,
Nỡ nhè trước mặt xô cướp giật,
Cắp tranh đi tuốt vào lũy tre
Môi khô miệng cháy gào chẳng được,
Quay về chống gậy lòng ấm ức!
Giây lát, gió lặng, mây tối mực
Trời thu mịt mịt đêm đen đặc.
Mền vải lâu năm lạnh tựa sắt,
Con nằm xấu nết đạp lót nát
Đầu giường, nhà dột chẳng chừa đâu
Dày hạt mưa, mưa, mưa chẳng dứt
Từ trải cơn loạn ít ngủ nghê
Đêm dài ướt át sao cho trót ?

Tự sự kết hợp với biểu cảm.

6 câu trên: Tự sự, miêu tả
2 câu sau: biểu cảm - Sự cam chịu thân
phận nghèo khổ.


Ước được nhà rộng muôn ngàn gian
Che khắp thiên hạ, kẻ sĩ nghèo đều hân hoan,
Gió mưa chẳng núng, vững vàng như thạch bàn
Than ôi! Bao giờ nhà ấy sừng sững dựng trước mắt,
Riêng lều ta nát, chịu chết rét cũng được!

TaiLieu.VN

Biểu cảm trực tiếp, thể hiện
tình cảm cao thượng, vị
tha, sẵn sàng xả thân vì
người khác.


Tiết 44
CÁC YẾU TỐ TỰ SỰ, MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN BIỂU CẢM

I. Tự sự và miêu tả trong văn bản biểu cảm:
1. Bài ca nhà tranh bị gió thu phá:
- Đoạn 1: +2 câu đầu: Tự sự:
+3 câu sau: Miêu tả:
 Có vai trò tạo bối cảnh chung.
- Đoạn 2: Tự sự kết hợp với biểu cảm.
- Đoạn 3: + 6 câu trên: Tự sự, miêu tả
+ 2 câu sau: biểu cảm
=> Sự cam chịu thân phận nghèo khổ.
- Đoạn 4: Biểu cảm trực tiếp, thể hiện tình
cảm cao thượng, vị tha, sẵn sàng xả thân
vì người khác.
=> Các yếu tố tự sự và miêu tả có vai

trò là phương tiện để tác giả bộc lộ cảm
TaiLieu.VN
xúc
và khát vọng.


CÁC YẾU TỐ TỰ SỰ, MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN BIỂU CẢM.

I. Tự sự và miêu tả trong văn bản biểu cảm:
1. Bài ca nhà tranh bị gió thu phá:
2- Đoạn văn của Duy Khán:

TaiLieu.VN


Những ngón chân của bố khum khum, lúc nào cũng như bám vào
đất để khỏi trơn ngã. Người ta nói “đấy là bàn chân vất vả”. Gan bàn
chân bao giờ cũng xám xịt và lỗ rỗ, bao giờ cũng khuyết một miếng,
không đầy đặn như gan bàn chân người khác. Mu bàn chân mốc trắng,
bong ra từng bãi, lại có nốt lấm tấm. Đêm nào bố cũng ngâm nước nóng
hoà muối, gãi lấy gãi để rồi xỏ vào đôi guốc mộc. Khi ngủ bố rên, rên vì
đau mình, nhưng cũng rên vì nhức chân, rượu tê thấp không tài nào xoa
bóp khỏi.
Bố đi chân đất. Bố đi ngang dọc đông tây đâu đâu con không
hiểu. Con chỉ thấy ngày nào bố cũng ngâm chân xuống nước, xuống bùn
để câu quăng. Bố tất bật đi từ khi sương còn đẫm ngọn cây ngọn cỏ. Khi
bố về cũng là lúc cây cỏ đẫm sương đêm. Cái thúng câu bao lần chà đi
xát lại bằng sắn thuyền. Cái ống câu nhẵn mòn, cái cần câu bóng dấu tay
cầm…Con chỉ biết cái hòm đồ nghề cắt tóc sực mùi dầu máy tra tông-đơ,
cái ghế xếp bao lần thay vải, nó theo bố đi xa lắm.

Bố ơi! Bố chữa làm sao được lành lặn đôi bàn chân ấy: đôi bàn
chân dầm sương dãi nắng đã thành bệnh.
TaiLieu.VN


Những ngón chân của bố khum khum, lúc nào cũng như bám vào
đất để khỏi trơn ngã. Người ta nói “đấy là bàn chân vất vả”. Gan bàn
chân bao giờ cũng xám xịt và lỗ rỗ, bao giờ cũng khuyết một miếng,
không đầy đặn như gan bàn chân người khác. Mu bàn chân mốc trắng,
bong ra từng bãi, lại có nốt lấm tấm. Đêm nào bố cũng ngâm nước nóng
hoà muối, gãi lấy gãi để rồi xỏ vào đôi guốc mộc. Khi ngủ bố rên, rên vì
đau mình, nhưng cũng rên vì nhức chân, rượu tê thấp không tài nào xoa
bóp khỏi.
Bố đi chân đất. Bố đi ngang dọc đông tây đâu đâu con không
hiểu. Con chỉ thấy ngày nào bố cũng ngâm chân xuống nước, xuống bùn
để câu quăng. Bố tất bật đi từ khi sương còn đẫm ngọn cây ngọn cỏ. Khi
bố về cũng là lúc cây cỏ đẫm sương đêm. Cái thúng câu bao lần chà đi
xát lại bằng sắn thuyền. Cái ống câu nhẵn mòn, cái cần câu bóng dấu tay
cầm…Con chỉ biết cái hòm đồ nghề cắt tóc sực mùi dầu máy tra tông-đơ,
cái ghế xếp bao lần thay vải, nó theo bố đi xa lắm.
Bố ơi! Bố chữa làm sao được lành lặn đôi bàn chân ấy: đôi bàn
chân dầm sương dãi nắng đã thành bệnh.
TaiLieu.VN


CÁC YẾU TỐ TỰ SỰ, MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN BIỂU CẢM.

I. Tự sự và miêu tả trong văn bản biểu cảm:
1. Bài ca nhà tranh bị gió thu phá:
2- Đoạn văn của Duy Khán:


- Miêu tả: Bàn chân bố
- Tự sự: Bố ngâm chân nước muối, bố đi
sớm về khuya.
- Biểu cảm: Thương cuộc đời vất vả, lam
lũ của bố

TaiLieu.VN


Những ngón chân của bố khum khum, lúc nào cũng như bám vào
đất để khỏi trơn ngã. Người ta nói “đấy là bàn chân vất vả”. Gan bàn
chân bao giờ cũng xám xịt và lỗ rỗ, bao giờ cũng khuyết một miếng,
không đầy đặn như gan bàn chân người khác. Mu bàn chân mốc trắng,
bong ra từng bãi, lại có nốt lấm tấm. Đêm nào bố cũng ngâm nước nóng
hoà muối, gãi lấy gãi để rồi xỏ vào đôi guốc mộc. Khi ngủ bố rên, rên vì
đau mình, nhưng cũng rên vì nhức chân, rượu tê thấp không tài nào xoa
bóp khỏi.
Bố đi chân đất. Bố đi ngang dọc đông tây đâu đâu con không
hiểu. Con chỉ thấy ngày nào bố cũng ngâm chân xuống nước, xuống bùn
để câu quăng. Bố tất bật đi từ khi sương còn đẫm ngọn cây ngọn cỏ. Khi
bố về cũng là lúc cây cỏ đẫm sương đêm. Cái thúng câu bao lần chà đi
xát lại bằng sắn thuyền. Cái ống câu nhẵn mòn, cái cần câu bóng dấu tay
cầm…Con chỉ biết cái hòm đồ nghề cắt tóc sực mùi dầu máy tra tông-đơ,
cái ghế xếp bao lần thay vải, nó theo bố đi xa lắm.
Bố ơi! Bố chữa làm sao được lành lặn đôi bàn chân ấy: đôi bàn
chân dầm sương dãi nắng đã thành bệnh.
TaiLieu.VN



CÁC YẾU TỐ TỰ SỰ, MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN BIỂU CẢM.

I. Tự sự và miêu tả trong văn bản biểu cảm:
1. Bài ca nhà tranh bị gió thu phá:
2- Đoạn văn của Duy Khán:

=> Miêu tả và tự sự
góp phần làm tăng
- Tự sự: Bố ngâm chân nước muối, bố đi thêm giá trị biểu cảm
sớm về khuya.
cho đoạn văn.
- Biểu cảm: Thương cuộc đời vất vả, lam
*Ghi nhớ: sgk (138 )
lũ của bố
II- Luyện tập:
-> Niềm hồi tưởng đã chi phối việc
miêu tả và tự sự. Miêu tả trong hồi
tưởng, không phải miêu tả trực tiếp,
góp phần khêu gợi cảm xúc cho người
đọc.
- Miêu tả: Bàn chân bố

TaiLieu.VN


CÁC YẾU TỐ TỰ SỰ, MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN BIỂU CẢM.
I. Tự sự và miêu tả trong văn bản biểu cảm:
1. Bài ca nhà tranh bị gió thu phá:
2- Đoạn văn của Duy Khán:


II- Luyện tập:

Bài 2: Dựa vào bài “Kẹo Mầm”
Bài 1: Kể lại nội dung bài Bài ca nhà viết lại thành một bài văn biểu cảm
tranh bị gió thu phá của Đỗ Phủ bằng
bài văn xuôi biểu cảm.

- Tả cảnh gió thu, tai hoạ.
- Kể diễn biến nhà bị tốc mái.
- Kể hành động những đứa trẻ.
- Tả cảnh nhà trong đêm mưa.
- Kể ước mơ của tác giả.
TaiLieu.VN

+ Tự sự: Chuyện đổi tóc rối
lấy kẹo mầm ngày trước.
+ Miêu tả: Cảnh chải tóc
của mẹ ngày xưa, hình ảnh
người mẹ.
+ Biểu cảm: Lòng nhớ mẹ
khôn xiết.


CÁC YẾU TỐ TỰ SỰ, MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN BIỂU CẢM.

II. Luyện tập.
Bài 1: Kể lại nội dung bài Bài ca nhà tranh bị gió thu phá của Đỗ Phủ bằng
bài văn xuôi biểu cảm.
Trả lời: Vào chiều tối, một cơn gió thu thổi mạnh cuộn mất ba lớp tranh
trên mái nhà của Đỗ Phủ.

Những mảnh tranh bay tung toé khắp nơi, mảnh thì treo trên ngọn
cây xa, mảnh thì bay lộn vào mương sa. Thấy vậy, trẻ con xô đến cướp giật
lấy tranh mang vào sau luỹ tre. Mặc cho nhà thơ kêu gào rát cổ, ông đành
quay về, trong lòng đầy ấm ức, nhưng cũng lại thông cảm với bọn trẻ,
chúng quá nghèo nên mới như thế.
Trận gió lặng yên thì đêm buông xuống tối như mực, một đêm đen
dày đặc, mưa rả rích, nỗi buồn mênh mang. Nhà thơ nằm xuống đắp cái
mền vải cũ nát nên lạnh như cắt. Đã thế lũ con còn đạp nát cái lót. Đầu
giường thì bị giột, mưa nặng hạt đều đều không dứt. Nhà thơ không sao ngủ
được vì mưa lạnh và lâu nay lại còn mất ngủ vì suy nghĩ sau cơn loạn li.
Lúc này nhà thơ ước muốn có mái nhà rộng muôn ngàn gian để cho
kẻ sĩ khắp thiên hạ có chỗ nương thân, chẳng sợ gì gió mưa nữa.
TaiLieu.VN


CÁC YẾU TỐ TỰ SỰ, MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN BIỂU CẢM.

II. Luyện tập.
Bài 1: Kể lại nội dung bài Bài ca nhà tranh bị gió thu phá của Đỗ Phủ
bằng bài văn xuôi biểu cảm.
Bài 2: Dựa vào bài “Kẹo Mầm” viết lại thành một bài văn biểu cảm.
*MT: Cảnh người mẹ và người chị gỡ tóc rối bằng cái lược gỗ vàng,
hình ảnh gánh hàng rong của bà đổi kẹo, những que kẹo mầm ngọt lịm.
*TS: Kể lại mẹ và chị hay chải đầu và gỡ tóc rối rắt lên mái hiên nhà,
chuyện đổi kẹo, chuyện khi mẹ mất, chị đi lấy chồng. Tưởng tượng khi
mẹ nghe thấy tiếng rao đổi kẹo.
*Biểu cảm: Từ que kẹo mầm gợi trong lòng tác giả những cảm xúc bồi
hồi, xót thương về người mẹ, những kỉ niệm sẽ theo đứa con đi suốt
cuộc đời.


TaiLieu.VN


- Về nhà các em học ghi
nhớ trong sách giáo khoa,
hoàn thành các bài tập vào
vở.
- Tham khảo các đề
trong SGK, chuẩn bị viết
bài số 3 văn biểu cảm.

TaiLieu.VN


TaiLieu.VN



×