Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

bàn về cán cân thanh toán quốc tế việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (394.86 KB, 44 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành xu thế khách quan
chi phối sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia và quan hệ quốc tế, bắt
nguồn từ quy luật phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động quốc
tế. Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó.
Trong bối cảnh hiện nay, hội nhập kinh tế quốc tế không chỉ đơn thuần
giới hạn trong phạm vi cắt giảm thuế quan mà đã được mở rộng ra tất cả lĩnh
vực liên quan đến chính sách kinh tế thương mại, nhằm mục đích mở cửa thị
trường cho hàng hoá và dịch vụ, loại bỏ các rào cản hữu hình và vô hình đối với
trao đổi thương mại.
Trong xu thế đó, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã diễn
ra từ lâu, kể từ khi Việt Nam khởi xướng công cuộc đổi mới toàn diện đất nước
vào năm 1986. Việt Nam đã gia nhập khối ASEAN năm 1995; Tham gia vào
khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) năm 1996; Ký Hiệp định thương mại
song phương Việt Nam - Hoa Kỳ năm 2000 và ký kết các hiệp định thúc đẩy
quan hệ thương mại, đầu tư song và đa phương khác. Đặc biệt từ năm 2007, Việt
Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới
(WTO), là mốc son quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất
nước, đánh dấu cho việc hội nhập ngày càng sâu rộng với thị trường quốc tế nói
chung và trong lĩnh vực tài chính ngân hàng nói riêng. Để nắm bắt được những
cơ hội cũng như chủ động đối phó với các thách thức trong quá trình hội nhập,
Việt Nam đã và đang tiến hành cải thiện cán cân thanh toán quốc tế. Để có thêm
kiến thức về vấn đề này, chúng ta sẽ tìm hiểu về cán cân thanh toán của Việt
Nam và các nguyên nhân cũng như giải pháp cho sự thâm hụt cán cân thương
mại quốc tế của Việt Nam.


I. TỔNG QUAN VỀ CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ
1.1. Khái niệm:
Cán cân thanh toán quốc tế (The balance of payments- viết tắt là BOP hay
BP) được hiểu là một bản báo cáo thống kê tổng hợp có hệ thống, ghi chép lại


giá trị tất cả các giao dịch kinh tế giữa người cư trú (resident) và người không cư
trú (nonresident) trong một thời kỳ nhất định, thường là 1 năm.
BOP là một bản ghi chép tổng hợp phản ánh mối quan hệ kinh tế giữa một
quốc gia với phần còn lại trên thế giới hay giữa một quốc gia và các quốc gia
khác trong từng thời kỳ nhất định. Những giao dịch này có thể được tiến hành
bởi các cá nhân, các doanh nghiệp cư trú trong nước hay chính phủ của quốc gia
đó. Đối tượng giao dịch bao gồm các loại hàng hóa, dịch vụ, tài sản thực, tài sản
tài chính, và một số chuyển khoản.
Vậy, cán cân thanh toán quốc tế là một bản đối chiếu giữa các khoán
tiền thu được từ nước ngoài với các khoản tiền trả cho nước ngoài của một
quốc gia trong một thời kỳ nhất định.
BOP cũng là bảng ghi chép phản ánh quan hệ cung cầu tiền tệ: Trong chế
độ tỷ giá thả nổi, giá cả của đồng tiền tự do chuyển đổi phụ thuộc vào quan hệ
cung cầu trên thị trường tiền tệ.
Với các yếu tố khác không đổi (other things being equal) thì mọi nhân tố
làm tăng cầu một đồng tiền trên thị trường ngoai hối đều làm đồng tiền này tăng
giá.
Tương tự nếu các nhân tố làm tăng cung một đồng tiền đều làm nó giảm
giá. Việc ghi chép thống kê, phân tích những nhân tố đứng đằng sau cung cầu
một đồng tiền trở thành mối quan tâm sâu sắc. Các ghi chép này được phản ánh
trên BOP, bảng BOP như một bảng danh sách ghi chép tất cả các khoản mục
đứng đằng sau cung cầu một đồng tiền.
* Chú ý:
• Để trở thành người cư trú của một quốc gia cần hội đủ đồng thời hai tiêu


chí:
- Thời hạn cư trú từ 12 tháng trở lên.
- Có nguồn thu nhập từ quốc gia nơi cư trú.
• Với 2 tiêu chí trên, trong thực tế cần chú ý:

- “Quốc tịch” và “người cư trú” không nhất thiết phải trùng nhau, ví dụ:
có thể là quốc tịch nước này, nhưng lại là người cư trú nước khác.
- Các tổ chức quốc tế và những người làm cho các tổ chức đó như Quỹ
tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB), Liên hợp quốc…đều
được coi là “người không cư trú” đối với mọi quốc gia, tức là ngay cả với
quốc gia mà tổ chức đóng trụ sở.
- Các đại sứ quán, căn cứ quân sự nước ngoài, các Công dân của quốc gia
này đến quốc gia khác học tập, du lịch, chữa bệnh không kể thời gian dài
hay ngắn đều được coi là “người không cư trú” đối với nước đến và là
người cư trú đối với nước đi.
- Các công ty đa quốc gia có chi nhánh ở nhiều nước khác nhau, thì chỉ
những chi nhánh ở nước sở tại mới được coi là “người cư trú”.
Nhìn chung, khái niệm “người cư trú’ và “người không cư trú” đối với mỗi
quốc gia đều được hiểu theo luật định và tương đối thống nhất giữa các quốc
gia. Đối với Việt Nam: Khái niệm người cư trú và người không cư trú được quy
định tại Nghị định số 164/1999/NĐ-CP ngày 16/11/1999 của Chính phủ về quản
lý cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam. Theo quy định tại Nghị định này:
Cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam được quy định là bảng tổng hợp có hệ
thống toàn bộ các chỉ tiêu về giao dịch kinh tế giữa Người cư trú và Người
không cư trú trong một thời kỳ nhất định. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam được giao là cơ quan chịu trách nhiệm chủ trì lập, theo dõi và phân tích cán
cân thanh toán.
1.2. Phân loại cán cân thanh toán quốc tế
• Cán cân thời điểm và cán cân thời kỳ
- Cán cân thời điểm: phản ánh các khoản thu chi tại một thời điểm nhất


định gồm các khoản đã thu, đã chi, sẽ thu, sẽ chi. Cán cân thời điểm có
tác động trong ngắn hạn.
- Cán cân thời kỳ: phản ánh các khoản thu chi tại một thời kỳ nhất định

bao gồm đã thu chi. Cán cân thời kỳ năm trong cán cân thời điểm, có
tác động trong dài hạn.
• Cán cân song phương và cán cân đa phương
- Cán cân song phương: phản ánh các khoản thu chi giữa hai nước với
nhau.
- Cán cân đa phương phản ánh mối quan hệ của một nước với phần còn
lại của thế giới.
• Cán cân thu chi và cán cân chi trả
- Cán cân thu chi: phản ánh các khoản thu chi, không cần đã thu chi chỉ
cần có nghiệp vụ là phản ánh.
- Cán cân chi trả: Phản ánh thực sự các khoản đã thu, chi.
1.3. Ý nghĩa kinh tế và vai trò của cán cân thanh toán quốc tế
1.3.1. Ý nghĩa kinh tế của CCTTQT
• Cán cân thanh toán quốc tế là một tài liệu thống kê, có mục đích cung cấp
sự kê khai đầy đủ dưới hình thức phù hợp với yêu cầu phân tích những
quan hệ kinh tế tài chính của một nước với nước ngoài trong một thời
gian xác định. Do đó, CCTTQT là một trong những công cụ quan trọng
trong quản lý kinh tế vĩ mô. Thông qua, cán cân thanh toán trong một thời
kỳ, Chính phủ của mỗi quốc gia có thể đối chiếu giữa những khoản tiền
thực tế thu được từ nước ngoài với những khoản tiền mà thực tế nước đó
chi ra cho nước ngoài trong một thời kỳ nhất định. Từ đó, đưa ra các
quyết sách về điều hành kinh tế vĩ mô như chính sách tỷ giá, chính sách
xuất nhập khẩu.
• Cán cân thanh toán quốc tê là công cụ đánh giá tiềm năng kinh tế của một
quốc gia, giúp các nhà hoạch định kinh tế có định hướng đúng đắn. Cán
cân thanh toán bộc lộ rõ ràng khả năng bền vững, điểm mạnh và khả năng


về kinh tế bằng việc đo lường chính xác kết quả xuất nhập khẩu hàng hoá
và dịch vụ của đất nước đó.

• Cán cân thanh toán quốc tế còn được sử dụng như một chỉ số về kinh tế
và tính ổn định chính trị. Ví dụ, nếu một nước có thặng dư cán cân thanh
toán có nghĩa là có nhiều đầu tư từ nước ngoài đáng kể vào nước đó hoặc
cũng có thể là nước đấy không xuất khẩu nhiều tiền tệ ra nước ngoài dẫn
đến sự tăng giá của giá trị đồng nội tệ so với ngoại tệ.
1.3.2. Vai trò của CCTTQT:
• Ở tầm quản lý kinh tế vĩ mô:
- Phản ánh tổng hợp tình hình hoạt động kinh tế đối ngoại và ở một
mức độ nhất định phản ánh tình hình kinh tế - xã hội của một quốc
gia thông qua cán cân thương mại, cán cân vốn, dự trữ ngoại tệ; cho
biết quốc gia là con nợ hay chủ nợ với phần còn lại của thế giới.
- BOP là một trong những công cụ quan trọng nhất trong hoạch định
chính sách kinh tế.
- Biết được những nhân tố hình thành cung- cầu một đồng tiền, biết
được những nhân tố tác động đến tỷ giá.
- Phản ánh mức độ mở cửa hội nhập của nền kinh tế quốc gia vào nền
kinh tế thế giới và địa vị tài chính của quốc gia trên trường quốc tế.
• Ở tầm vi mô:
- Phản ánh cung cầu ngoại tệ của một quốc gia, có ảnh hưởng to lớn
đến tỷ giá hối đoái, chính sách tỷ giá, chính sách tiền tệ quốc gia.
- Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu.
- Hoạt động kinh doanh ngoại tệ.
1.4. Số liệu được thu thập và phản ánh
• Số liệu được thu thập từ nguồn được cung cấp và thống kê bởi các cơ
quan chức năng của Nhà nước và của các định chế tài chính quốc tế IMF,
WB, ADB,… bao gồm các loại như sau:
- Các giao dịch về hàng hoá và dịch vụ


- Thu nhập của người lao động và thu nhập về đầu tư, v,v…

- Chuyển giao vãng lai một chiều.
- Đầu tư trực tiếp và gián tiếp.
- Chuyển giao vốn một chiều.
• Ghi chép và phản ánh cung cầu ngoại tệ:
- Các giao dịch phát sinh cung ngoại tệ.
- Các giao dịch làm phát sinh cầu ngoại tệ.
• Đồng tiền được sử dụng ghi chép: Nội tệ, USD, SDR.
1.5. Nguyên tắc xây dựng cán cân thanh toán quốc tế
1.5.1. Quy ước ghi chép
Tiêu chí để đưa một giao dịch kinh tế vào cán cân thanh toán quốc tế là
giao dịch đó phải được tiến hành giữa người cư trú với người không cư trú.
- Bất kể một khoản thu nào, bằng bất kỳ đồng tiền nào, không kể
nguyên nhân phát sinh, đều được ghi vào cột “Thu” và có dấu (+):
phản ánh sự gia tăng cung ngoại tệ.
- Bất kể một khoản chi nào, bằng bất kỳ đồng tiền nào, không kể
nguyên nhân phát sinh, đều được ghi vào cột “chi” và có dấu (-):
phản ánh sự gia tăng về cầu ngoại tệ.
1.5.2 Nội dung các giao dịch
- Những giao dịch đòi hỏi sự thanh toán từ phía người cư trú trong
nước tới người cư trú ngoài nước được ghi vào bên tài sản nợ.
- Các giao dịch đòi hỏi sự thanh toán từ phía người cư trú ở ngoài
nước cho người cư trú ở trong nước được ghi vào bên tài sản có.
1.5.3 Nguyên tắc cân bằng
Do BOP được hạch toán theo nguyên tắc bút toán kép, nên tổng doanh số
thu luôn bằng tổng doanh số chi nhưng ngược dấu, nghĩa là BOP luôn tự động
cân bằng.
1.5.4 Điều chỉnh sai sót
Do công tác thống kê thường có nhầm lẫn và sai sót, nên theo nguyên tắc



bút toán kép, để BOP cân bằng người ta phải bổ sung một hạng mục là “Lỗi và
sai sót-OM”.
1.5.5 Thời gian xây dựng
Thời gian xây dựng BOP có thể là một tháng, một quý, song thường là
một năm.
II. NỘI DUNG CÁC HẠNG MỤC CỦA CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC
TẾ
2.1. Các thành phần của cán cân thanh toán
Theo quy tắc mới về biên soạn biểu cán cân thanh toán do IMF đề ra năm
1993, cán cân thanh toán của một quốc gia bao gồm bốn thành phần sau:
• Tài khoản vãng lai: Tài khoản vãng lai ghi lại các giao dịch về hàng hóa,
dịch vụ và một số chuyển khoản.
• Tài khoản vốn : Tài khoản vốn ghi lại các giao dịch về tài sản thực và tài
sản tài chính.
• Thay đổi trong dự trữ ngoại hối nhà nước
• Mức tăng hay giảm trong dự trữ ngoại hối của ngân hàng trung ương: Do
tổng của tài khoản vãng lai và tài khoản vốn bằng 0 và do mục sai số nhỏ,
nên gần như tăng giảm cán cân thanh toán là do tăng giảm dự trữ ngoại
hối tạo nên.
• Mục sai số
Do ghi chép đầy đủ toàn bộ các giao dịch trong thực tế, nên giữa phần ghi
chép được và thực tế có thể có những khoảng cách. Khoảng cách này được ghi
trong cán cân thanh toán như là mục sai số.
2.2. Các bộ phận của cán cân thanh toán
• Cán cân vãng lai (current balance)
• Cán cân vốn (capital balance)
• Cán cân bù đắp chính thức (official finacing balance)


• Cán cân cơ bản (basic balance)

• Cán cân tổng thể (overall balance)
2.2.1. Cán cân vãng lai
Cán cân vãng lai (còn gọi là tài khoản vãng lai) trong cán cân thanh toán
của một quốc gia ghi chép những giao dịch về hàng hóa và dịch vụ giữa người
cư trú trong nước với người cư trú ngoài nước. Những giao dịch dẫn tới sự thanh
toán của người cư trú trong nước cho người cư trú ngoài nước được ghi vào bên
"nợ" (theo truyền thống kế toán sẽ được ghi bằng mực đỏ). Còn những giao dịch
dẫn tới sự thanh toán của người cư trú ngoài nước cho người cư trú trong nước
được ghi vào bên "có" (ghi bằng mực đen). Thặng dư tài khoản vãng lai xảy ra
khi bên có lớn hơn bên nợ.
Theo quy tắc mới về biên soạn báo cáo cán cân thanh toán quốc gia do
IMF soạn năm 1993, cán cân vãng lai bao gồm:
• Cán cân thương mại hàng hóa
- Cán cân thương mại là một mục trong tài khoản vãng lai của cán cân
thanh toán quốc tế. Cán cân thương mại ghi lại những thay đổi trong
xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia trong một khoảng thời gian
nhất định (quý hoặc năm) cũng như mức chênh lệch (xuất khẩu trừ đi
nhập khẩu) giữa chúng.
- Trạng thái của cán cân thương mại:
 Xuất khẩu > Nhập khẩu: cán cân thương mại thặng dư.
 Xuất khẩu < Nhập khẩu: cán cân thương mại thâm hụt.
 Xuất khẩu = Nhập khẩu: cán cân thương mại cân bằng.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến cán cân thương mại:
 Nhập khẩu: nhập khẩu tăng làm tăng làm số dư bên nợ của
cán cân thương mại hàng hóa khiến cho cán cân thương mại
có xu hướng làm gia tăng thâm hụt.
 Xuất khẩu: xuất khẩu tăng làm tăng số dư bên có của cán cân
thương mại hàng hóa và khiến cho cán cân thanh toán có xu



hướng được cải thiện.
 Tỷ giá hối đoái: tỷ giá hối đoái tăng đồng nghĩa với việc
đồng nội tệ mất giá và có tác dụng kích thích xuất khẩu, hạn
chế nhập khẩu, cán cân thương mại của quốc gia được cải
thiện
- Tác động của cán cân thương mại đến GDP: GDP là giá trị của tất cả
sản phẩm và dịch vụ được sản xuất trong một quốc gia trong một
năm, GDP bao gồm 4 thành tố: tiêu dùng (C), đầu tư (I), chi tiêu của
Chính phủ (G) và xuất khẩu ròng (NX = EX – IM). Do xuất nhập
khẩu ròng là trạng thái của cán cân thanh toán nên nếu cán cân
thương mại ở trạng thái thâm hụt nó sẽ tác động xấu đến GDP và
tăng trưởng kinh tế.
● Cán cân thương mại phi hàng hóa
Cán cân thương mại phi hàng hóa bao gồm cán cân dịch vụ, cán cân thu
nhập và cán cân chuyển giao vãng lai một chiều.
- Cán cân dịch vụ
Cán cân dịch vụ bao gồm các khoản thu chi từ các dịch vụ về vận tải, du
lịch, bảo hiểm, bưu chính, viễn thông, ngân hàng, thông tin xây dựng và các
hoạt động khác giữa người cư trú với người không cư trú. Các khoản thu từ dịch
vụ làm phát sinh cung ngoại tệ nên nó được ghi vào bên có và có dấu (+); các
khoản chi dịch vụ làm phát sinh cầu ngoại tệ. Các nhân tố ảnh hưởng lên giá trị
xuất khẩu dịch vụ cũng giống như các nhân tố ảnh hưởng lên giá trị xuất nhập
khẩu hàng hoá.
- Cán cân thu nhập
 Thu nhập người lao động: là các khoản tiền lương, tiền
thưởng và các khoản thu nhập khác bằng tiền hiện vật người
cư trú trả cho người không cư trú hay ngược lại.các nhân tố
ảnh hưởng lên thu nhập của người lao động ở nước ngoài.
 Thu nhập về đầu tư: là các khoản thu từ lợi nhuận đầu tư trực



tiếp, lãi từ đầu tư giấy tờ có giá và các khoản lãi đến hạn phải
trả của các khoản vay giữa người cư trú và không cư trú.
- Cán cân chuyển giao vãng lai một chiều
Cán cân chuyển giao vãng lai một chiều bao gồm các khoản viện trợ không
hoàn lại, quà tặng, quà biếu và các khoản chuyển giao khác bằng tiền, hiện vật
cho mục đích tiêu dùng do người không cư trú chuyển cho người không cư trú
và ngược lại. Các khoản chuyển giao vãng lai một chiều phản ánh sự phân phối
lại thu nhập giữa người cư trú với người không cư trú. Các khoản thu làm phát
sinh cung ngoại tệ (cầu nội tệ) nên được ghi vào bên có (+), các khoản chi làm
phát sinh cầu ngoại tệ nên được ghi vào bên nợ (-). Nhân tố chính ảnh hưởng lên
chuyển giao vãng lai một chiều là mối quan hệ mật thiết giữa người cư trú và
người không cư trú.
Khác với cán cân thương mại là thứ có thể quan sát, tính toán được một
cách chính xác (cán cân hữu hình), cán cân thương mại phi hàng hóa bao gồm:
cán cân dịch vụ, thu nhập và chuyển giao vãng lai một chiều thường được gọi là
cán cân vô hình (invisible) vì chúng không thể quan sát bằng mắt thường. Như
vậy, cán cân vãng lai có thể biểu diễn lại là:

Cán cân vãng lai

=

Cán

cân hữu hình + Cán cân vô hình
Tóm lại, các khoản thu nhập của người cư trú từ người không cư trú làm
phát sinh cung ngoại tệ nên dược ghi vào bên có và các khoản thu nhập trả cho
người không cư trú làm phát sinh cầu ngoại tệ nên được ghi vào bên nợ. Tất cả
các khoản thanh toán của các bộ phận nhà nước hay tư nhân đều được gộp

chung vào trong tính toán này. Đối với phần lớn các quốc gia thì cán cân thương
mại là thành phần quan trọng nhất trong tài khoản vãng lai. Tuy nhiên, đối với
một số quốc gia có phần tài sản hay tiêu sản ở nước ngoài lớn thì thu nhập ròng
từ các khoản cho vay hay đầu tư có thể chiếm tỷ lệ lớn.
Vì cán cân thương mại là thành phần chính của tài khoản vãng lai, và xuất
khẩu ròng thì bằng chênh lệch giữa tiết kiệm trong nước và đầu tư trong nước,
nên tài khoản vãng lai còn được thể hiện bằng chênh lệch này.


Cùng với tài khoản vốn, và thay đổi trong dự trữ ngoại hối, nó hợp thành
cán cân thanh toán. Tài khoản vãng lai thặng dư khi quốc gia xuất khẩu nhiều
hơn nhập khẩu, hay khi tiết kiệm nhiều hơn đầu tư. Ngược lại, tài khoản vãng lai
thâm hụt khi quốc gia nhập nhiều hơn hay đầu tư nhiều hơn. Mức thâm hụt tài
khoản vãng lai lớn hàm ý quốc gia gặp hạn chế trong tìm nguồn tài chính để
thực hiện nhập khẩu và đầu tư một cách bền vững. Theo cách đánh giá của IMF,
nếu mức thâm hụt tài khoản vãng lai tính bằng phần trăm của GDP lớn hơn 5,
thì quốc gia bị coi là có mức thâm hụt tài khoản vãng lai không lành mạnh.
2.2.2. Cán cân vốn
Cán cân vốn (còn gọi là tài khoản vốn) là một bộ phận của cán cân thanh
toán của một quốc gia. Nó ghi lại tất cả những giao dịch về tài sản (gồm tài sản
thực như bất động sản hay tài sản tài chính như cổ phiếu, trái phiếu, tiền tệ) giữa
người cư trú trong nước với người cư trú ở quốc gia khác. Khi những tuyên bố
về tài sản nước ngoài của người sống trong nước lớn hơn tuyên bố về tài sản
trong nước của người sống ở nước ngoài, thì quốc gia có thặng dư tài khoản vốn
(hay dòng vốn vào ròng). Theo quy ước, dòng vốn vào ròng phải bằng thâm hụt
tài khoản vãng lai.
Tài khoản vốn có mối quan hệ mật thiết với lãi suất trong nước và tỷ giá
hối đoái:
- Tài khoản vốn và lãi suất: Nếu lãi suất trong nước giảm hoặc lãi suất
nước ngoài tăng lên, dòng vốn trong nước chảy ra nước ngoài làm

cho cán cân vốn trở nên thâm hụt. Ngược lại, khi lãi suất trong nước
tăng lên hoặc lãi suất nước ngoài giảm: đầu tư vào trong nước trở
nên hấp dẫn hơn, dòng vốn nước ngoài chảy vào gia tăng, Cán cân
vốn, nhờ đó, được cải thiện.
- Tài khoản vốn và tỷ giá hối đoái: Khi đồng tiền trong nước lên giá so
với ngoại tệ, cũng có nghĩa là tỷ giá hối đoái danh nghĩa giảm, dòng
vốn vào sẽ giảm đi, trong khi dòng vốn ra tăng lên. Hậu quả là, tài
khoản vốn xấu đi. Ngược lại, khi đồng tiền trong nước mất giá (tỷ giá


tăng), tài khoản vốn sẽ được cải thiện.
2.2.3. Cán cân cơ bản
Tổng của cán cân vãng lai và cán cân dài hạn gọi là cán cân cơ bản. Tính
chất ổn định của cán cân cơ bản ảnh hưởng lâu dài đến nền kinh tế và tỉ giá hối
đoái. Chính vì vậy cán cân cơ bản được các nhà phân tích và hoạch định chính
sách kinh tế quan tâm.
Cán cân cơ bản = các cân vãng lai + cán cân vốn dài hạn
2.2.4. Cán cân tổng thể (overall balance)
Nếu công tác thống kê đạt mức chính xác tuyệt đối (tức nhầm lẫn và sai sót
bằng không ) thì cán cân tổng thể bằng tổng của cán cân vãng lai và cán cân
vốn. Trong thực tế do có rất nhiều vấn đề phức tạp về thống kê trong quá trình
thu nhập số liệu và lập cán cân thanh toán quốc tế do đó thường phát sinh
những nhầm lẫn và sai sót. Do đó cán cân tổng thể được điều chỉnh lại bằng tổng
của cán cân vãng lai và cán cân vốn và hạng mục sai sót trong thống kê. Do đó:
Cán cân tổng thể = Cán cân vãng lai + Cán cân vốn + Nhầm lẫn và sai
sót
2.2.5. Cán cân bù đắp chính thức(official finacing balance)
Cán cân bù đắp chính thức (OFB) bao gồm các hạng mục :
- Thay đổi dự trữ ngoại hối quốc gia (ΔR)
- Tín dụng với IMF và các ngân hàng trung ương khác (L)

- Thay đổi dự trữ của các ngân hàng trung ương khác bằng đồng tiền
của quốc gia lập cán cân thanh toán (≠)


OFB = ΔR + L + ≠

Một thực tế rằng, khi dự trữ ngoại hối tăng thì chúng ta ghi nợ (-) và giảm
thì ghi có (+), do đó nhầm lẫn thường xảy ra ở đây. Điều này được giải thích
như sau Theo quy tắc cán cân thanh toán quốc tế được lập trên cơ sở của nền
kinh tế, do đó, các hoạt động can thiệp của NHTW trên thị trường ngoại hối
(mua bán nội tệ) nhằm tác động lên nền kinh tế, được xem là quan hệ giữa người
cư trú với người không cư trú. Khi NHTW can thiệp bán ngoại tệ ra, làm cho dự


trữ ngoại hối giảm, đồng thời làm tăng cung nội tệ cho nền kinh tế, do đó ta phải
ghi có(+) . Khi NHTW can thiệp mua ngoại tệ vào làm cho dự trữ ngoại hối
tăng, đồng thời làm tăng cầu ngoại tệ đối với NKT , do đó ta phả ghi nợ (-)
2.2.6. Nhầm lẫn và sai sót (OM)
OB + OFB = 0
→OB = - OFB
→CA+K+OM= - OFB
→OM = - (CA + K + OFB)
Đẳng thức cuối cùng cho thấy số dư của hạng mục nhầm lẫn và sai sót chính
là độ lệch giữa cán cân bù đắp chính thức và tổng của cán cân vãng lai và cán cân
vốn. Bởi vì cán cân bù đắp chính thức, cán cân vãng lai và cán cân vốn luôn được
xác định (luôn thể hiện là một số cụ thể trên cán cân thanh toán quốc tê ), do đó
đẳng thức trên được áp dụng số dư nhầm lẫn và sai sót khi lập cán cân thanh toán
quốc tế trong thực tế.
III. PHÂN TÍCH CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ
CCTT được lập theo nguyên tắc hạch toán kép, do đó tổng các bút toán

ghi có luôn bằng tổng các bút toán ghi nợ, nhưng có dấu ngược nhau. Điều này
có nghĩa là, về tổng thể thì CCTTQT luôn được cân bằng. Do đó nói đến thặng
dư, thâm hụt CCTTQT là nói đến thặng dư thâm hụt của một hoặc của một
nhóm các cán cân bộ phận chứ không nói đến toàn bộ cán cân.
Về mặt nguyên tắc, thặng dư hay thâm hụt của CCTTQT được xác định
theo hai phương pháp:
 Phương pháp xác định thặng dư thâm hụt của từng cán cân bộ phận.
 Phương pháp tích lũy.
3.1. Thặng dư và thâm hụt cán cân thương mại


TB = EX - IM

Như vậy cán cân thương mại là chênh lệch giữa giá trị xuất khẩu và giá trị
nhập khẩu về hàng hóa
Cán cân thương mại thặng dư: EX > IM, cho biết:


- Thu từ người không cư trú > chi cho người không cư trú
- Cung ngoại tệ > cầu ngoại tệ
Cán cân thương mại thâm hụt: EX < IM, cho biết:
- Thu từ người không cư trú < chi cho người không cư trứ
- Cung ngoại tệ < cầu ngoại tệ
Việc phân tích diễn biến cán cân thương mại có vai trò to lớn trong nền kinh
tế, bởi vì: Cán cân thương mại là bộ phận chính cấu thành cán cân vãng lai.
Thâm hụt và thặng dư cán cân thương mại thường quyết định đến tình trạng của
cán cân vãng lai. Cán cân thương mại phản ánh kịp thời xu hướng vận động của
cán cân vãng lai. Điều này xảy ra là vì, cơ quan hải quan thường cung cấp kịp
thời các số liệu về xuất nhập khẩu hàng hóa, trong khi đó việc thu thập các số
liệu về dịch vụ, thu nhập và chuyển giao vãng lai thường diễn ra chậm hơn, tức

là có một độ lệch về thời gian nhất định. Do tầm quan trọng của cán cân thương
mại, cho nên hầu hết các nước phát triển thường công bố tình trạng cán cân này
hàng tháng.
Để cân bằng cán cân thương mại, các biện pháp chủ yếu thường được áp
dụng sẽ tác động vào lượng hàng hoá xuất nhập khẩu thông qua các hình thức
thuế quan, quotas, v.v… và tác động vào tâm lý tiêu dùng hàng hoá nhập khẩu
của công chúng.
3.2 Thặng dư và thâm hụt cán cân vãng lai
Cán cân vãng lai bao gồm cán cân hữu hình và vô hình nên nhìn tổng thể nó
quan trọng hơn cán cân thương mại.
Công thức xác định: CA = TB + Se + Ic + Tr = Kl + Ks+ R
Trong đó:

CA: Cán cân vãng lai
TB:

Cán cân thương mại

Se :

Cán cân dịch vụ

Ic:

Cán cân dịch vụ

Tr:

Cán cân chuyển giao vãng lai một chiều


Kl:

Vốn dài hạn


Ks:

Vốn ngắn hạn

R: Thay đổi dự trữ ngoại hối quốc gia
Dựa vào công thức trên, ta có thể xác định được trạng thái của cán cân vãng
lai rơi vào một trong 3 trường hợp sau:
- Cán cân vãng lai thặng dư ( X – M + Se + Ic + Tr ) > 0: Cán cân vãng lai
thặng dư (CA > 0) có nghĩa thu từ người không cư trú lớn hơn so với chi
cho người không cư trú. Điều này có nghĩa là giá trị ròng của các giấy tờ
có giá do người không cư phát hành nằm trong tay người cư trú tăng
lên.cung ngoại tề lớn hơn cầu ngoại tệ.
- Cán cân vãng lai thâm hụt ( X – M + Se + Ic + Tr ) < 0: Cán cân vãng
lai thâm hụt ( CA < 0) có nghĩa là thu nhập của người cư trú từ người
không cư trú là thấp hơn so với chi cho người không cư trú. Điều này có
nghĩa là giá trị ròng của các giấy tờ có giá do người không cư trú phát
hành nằm trong tay người cư trú giảm xuống. cung ngoại tệ nhỏ hơn cầu
ngoại tệ.
- Cán cân vãng lai cân bằng (CA = 0): Cán cân vãng lai cân bằng được coi
là chi tiêu lý tưởng để phân tích trạng thái nợ nước ngoài của quốc gia.
Lý do có thể được giả thích như sau: Trạng thái cán cân vãng lai có mối
liên hệ trực tiếp với trạng thái tổng nợ nước ngoài của một quốc gia. Cán
cân vãng lai cân bằng nói lên rằng tổng nợ nước ngoài của quốc gia là
không đổi (quốc gia không là chủ nợ và cũng không là con nợ). Cán cân
vãng lai thặng dư phản ánh tài sản có ròng của quốc gia đối với phần thế

giới còn lại được tăng lên (vị thế quốc gia là chủ nợ ). Ngược lại cán cân
vãng lai thâm hụt phản ánh tài sản nợ ròng của quốc gia đối với nước
ngoài tăng lên (vị thế quốc gia là con nợ).
+

Nếu CA = 0 trong dài hạn tức là ( X- M + Se + Ic + Tr ) = 0. Vì
trong dài hạn hiệu ứng can thiệp của NHTW mang tính trung lập
do đó chúng ta có thể coi dự trữ ngoại hối của NHTW thay đổi
là bằng 0, tức: R= 0 => Kl + Ks = 0. Có 2 khả năng xảy ra:


Một là, luồng vốn ngắn hạn (Ks) chảy vào lớn và được cân đối
bởi luồng vốn dài hạn (Kl) chảy ra, điều này có thể làm cho
năng lực thanh toán của quốc gia trong tương lai bị đe dọa, dẫn
đến áp lực tăng áp suất và giảm giá nội tệ. Hai là, luồng vốn dài
hạn (Kl) chảy vào càng lớn và được cân đối bởi luồng vốn ngắn
hạn (Ks) chảy ra, sẽ tạo ra môi trường kinh tế vĩ mô ổn định hơn
để duy trì ổn định tỷ giá, lãi suất và thực hiện chiến lược phát
triển kinh tế quốc gia.
+

Nếu CA = 0 trong ngắn hạn: Do trong ngắn hạn các khoản đầu
tư dài hạn coi như không đổi (Kl = 0) nên Ks + R = 0 và có 2
khả năng xảy ra: Một là, trạng thái khi vốn ngắn hạn (Ks) chảy
ra được bù đắp bởi sự giảm sút của dự trữ ngoại hối quốc gia.
Trong thực tế tình huống này có thể xảy ra trong ngắn hạn, khi
NHTW nỗ lực cân đối các luồng vốn ngắn hạn có tính đầu cơ
chảy ra nước ngoài bằng cách can thiệp bán dự trữ trên thị
trường noại hối nhằm bảo vệ tỷ giá, tức ngăn ngừa nội tệ giảm
giá. Do vậy cho dù trạng thái cán cân vãng lai là cân bằng,

nhưng vẫn tồn tại áp lực giảm giá nội tệ hoặc phải tăng lãi suất
nội tệ nếu NHTW không tiếp tục can thiệp bán ngoại tệ trên thị
trường ngoại hối. Hai là, trạng thái khi vốn ngắn hạn chảy vào
làm tăng ngoại hối dự trữ quốc gia. Trong thực tế, tình huống
này có thể xảy ra, khi NHTW tăng mức lãi suất của nội tệ để
ngăn ngừa các luồng vốn ngắn hạn chạy ra và thu hút thêm các
luồng vốn ngắn hạn chạy vào nhằm bảo vệ cho tỷ giá không tiếp
tục tăng nữa tức ngăn không cho nội tệ tiếp tục giảm giá.

Phân tích cán cân vãng lai có ý nghĩa rất quan trọng trong quản lý kinh tế
vĩ mô vì tình trạng của cán cân này tác động trực tiếp đến tỷ giá, lãi suất, tăng
trưởng kinh tế, lạm phát và cuối cùng tác động đến cán cân tổng thể. Để tác
động đến tình trạng của cán cân vãng lai, cần phải có thêm các giải pháp tổng


thể về tài khoá và tiền tệ hơn là chỉ các giải pháp về chính sách thương mại quốc
tế và tác động vào tâm lý tiêu dùng.
3.3. Thặng dư và thâm hụt cán cân cơ bản (BB)
Cán cân cơ bản (BB) = Cán cân vãng lai (CA) + Cán cân vốn dài hạn (Kl)
Do vốn dài hạn có đặc trưng của sự phân phối lại thu nhập tương đối ổn
định trong một thời gian dài giữa một quốc gia và thế giới nên khi CA < 0
nhưng (CA + KI )> 0 thì quốc gia không hề chịu rủi ro thanh toán. Chính vì thế
mà nhiều nhà kinh tế cho rằng, cán cân cơ bản phản ánh tổng quát hơn về trạng
thái nợ nước ngoài của một quốc gia so với cán cân vãng lai.
Thông thường người ta cho rằng một sự xấu đi của cán cân cơ bản là tín
hiệu xấu của nền kinh tế. Tuy nhiên, điều này không nhất thiết phải như vậy,
nghĩa là cho dù cán cân cơ bản bị thâm hụt nhưng đây chưa hẳn đã là điều xấu.
Ví dụ, một quốc gia có thể đang bị thâm hụt cán cân vãng lai & đồng thời có
các luồng vốn dài hạn chảy ra, điều này khiến cho cán cân cơ bản trở lên thâm
hụt nặng; nhưng các luồng vốn chảy ra sẽ hứa hẹn những thu nhập như lãi suất,

cổ tức hay lợi nhuận trong tương lai; những thu nhập này sẽ góp phần cải thiện
thâm hụt hay tạo thặng dư cán cân vãng lai trong tương lai. Ngược lại thặng dư
cán cân cơ bản không nhất thiết là điều tốt khi mà luồng vốn ròng dài hạn chảy
vào lớn hơn mức thâm hụt cán cân vãng lai thì cán cân cơ bản trở lên thặng dư.
Do đó cần nhìn nhận tình trạng cán cân cơ bản có tác động một cách không rõ
ràng đến nền kinh tế tuỳ theo cách tiếp cận; đối với các nước đang phát triển,
vốn là yếu tố cần thiết để thực hiện công nghiệp và hiện đại hoá, thặng dư cán
cân cơ bản nhìn chung được coi là dấu hiệu tích cực. Các chính sách thu hút vốn
đầu tư, nhất là đầu tư trực tiếp là giải pháp cơ bản cho vấn đề này.
3.4. Thặng dư và thâm hụt cán cân tổng thể
Cán cân tổng thể phản ánh bức tranh các hoạt động của Ngân hàng Trung
ương trong việc tài trợ cho sự mất cân đối cuối cùng của nền kinh tế.
OB = EX - IM + Se + Ic +Tr + Kl + Ks
 OB = - OFB


Cán cân tổng thể có ý nghĩa vì: (i) Nếu thặng dư nó cho biết số tiền có sẵn
để một quốc gia có thể sử dụng để tăng dự trữ ngoại hối; (ii) Nếu thâm hụt nó
cho biết số tiền một quốc gia phải hoàn trả bằng việc bán ngoại hối.
Khái niệm thặng dư và thâm hụt cán cân tổng thể chỉ thích hợp đối với
quốc gia áp dụng tỷ giá cố định mà không thích hợp đối với quốc gia áp dụng tỷ
giá thả nổi. Sở dĩ vậy là do, nếu áp dụng tỷ giá thả nổi thì tỷ giá hoàn toàn tự do
biến động và như thế thì cán cân tổng thể luôn có xu hướng vận động về trạng
thái cân bằng, vì Ngân hàng trung ương không can thiệp mua vào hay bán ra
đồng tiền của mình, do đó dự trữ ngoại hối không thay đổi.
Tuy nhiên, cán cân tổng thể là rất quan trọng đối với tỷ giá cố định vì nó
cho biết áp lực dẫn đến phải phá giá hay nâng giá đồng tiền như thế nào. Trong
hệ thống tỷ giá cố định một quốc gia có thâm hụt cán cân tổng thể phải chịu áp
lực cung nội tệ lớn hơn cầu, do đó để tránh phá giá, Ngân hàng trung ương phải
tiến hành bán dự trữ.

*) Tình trạng của cán cân tổng thể là rất quan trọng và tác động trực tiếp đến
nền kinh tế và sự vận hành các chính sách vĩ mô, đặc biệt khi cán cân tổng thể ở
tình trạng thâm hụt
*) Các giải pháp cân bằng đối với cán cân tổng thể khi ở tình trạng thặng dư
không những không khó mà luôn mang lại những hiệu ứng tích cực, kể cả trong
ngắn hạn và dài hạn
*) Ngược lại, các biện pháp cân bằng khi ở tình trạng thâm hụt không những
khó khăn hơn mà tác động mặt trái thường rất nặng nề, thậm chí có thể mang lại
những hậu quả trong dài hạn
*) Cân bằng cán cân tổng thể cần lựa chọn và thực hiện các giải pháp một
cách hết sức thận trọng.
4. Các biện pháp cân bằng cán cân thanh toán
4.1. Khi cán cân thanh toán quốc tế ở tình trạng thặng dư
- Tăng nhập khẩu: hàng hoá tiêu dùng và tư liệu sản xuất nâng cao mức sống
và điều kiện sản xuất trong nước.


- Giảm xuất khẩu, đặc biệt nguyên liệu thô để duy trì tài nguyên quốc gia và
môi trường.
- Tăng xuất khẩu vốn ra nước ngoài để tận dụng hiệu quả sử dụng vốn và
phát huy ảnh hưởng, mở rộng thị trường.
- Tăng dự trữ quốc tế, mua lại các khoản nợ.
4.2. Khi cán cân thanh toán quốc tế ở tình trạng thâm hụt
- Vận hành chính sách thương mại quốc tế theo hướng tăng xuất khẩu, hạn
chế nhập khẩu: giới hạn kinh tế của chính sách bảo trợ.
- Vận hành chính sách tài khoá theo hướng thắt chặt Ngân sách Nhà nước:
chính sách “thắt lưng buộc bụng”.
- Vận hành chính sách tiền tệ theo hướng thắt chặt mức cung tiền tệ.
- Phá giá tiền tệ để thúc đẩy lượng xuất khẩu đồng thời giảm lượng nhập
khẩu: giới hạn của phá giá tiền tệ.

- Giảm dự trữ quốc tế thông qua bán các giấy tờ có giá và xuất khẩu vàng .
- Vay nợ nước ngoài để thanh toán các khoản chi trả và đến hạn trả: đảo nợ
và sự gia tăng nợ (thâm hụt) trong dài hạn.
- Tuyên bố tình trạng vỡ nợ hay mất khả năng trả nợ nước ngoài.

V. BÀN VỀ CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ VIỆT NAM
5.1. Thiết lập cán cân thanh toán quốc tế
• Cơ quan chịu trách nhiệm xây dựng
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Nhà
nước) là cơ quan chịu trách nhiệm chủ trì lập, theo dõi và phân tích
cán cân thanh toán.


- Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Thương mại, Tổng cục
Thống kê, Tổng cục Hải quan cùng phối hợp với Ngân hàng Nhà
nước trong việc lập, theo dõi và phân tích cán cân thanh toán.
• Nội dung cơ bản của cán cân thanh toán
- Cán cân vãng lai được tổng hợp toàn bộ các chỉ tiêu về giao dịch
kinh tế giữa Người cư trú và Người không cư trú về hàng hóa, dịch
vụ, thu nhập của người lao động, thu nhập từ đầu tư trực tiếp, thu
nhập từ đầu tư vào giấy tờ có giá, lãi vay và lãi tiền gửi nước ngoài,
chuyển giao vãng lai một chiều và các giao dịch khác theo quy định
của pháp luật.
- Cán cân vốn và tài chính được tổng hợp toàn bộ các chỉ tiêu về giao
dịch kinh tế giữa Người cư trú với Người không cư trú về chuyển
vốn từ nước ngoài vào Việt Nam và chuyển vốn từ Việt Nam ra nước
ngoài trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp, đầu tư vào giấy tờ có giá, vay
và trả nợ nước ngoài, cho vay và thu hồi nợ nước ngoài, chuyển giao
vốn một chiều, các hình thức đầu tư khác và các giao dịch khác theo
quy định của pháp luật Việt Nam làm tăng hoặc giảm tài sản có hoặc

tài sản nợ.
- Cán cân tổng thể là tổng hợp của cán cân vãng lai và cán cân vốn và
tài chính.
- Phần bù đắp được tổng hợp trên cơ sở những thay đổi trong tài sản có
ngoại tệ ròng, thay đổi về nợ quá hạn và các nguồn tài trợ khác.

5.2. Đặc điểm BOP của Việt Nam
5.2.1. Cán cân thương mại TB
Tổng lưu chuyển hàng hoá XNK của Việt Nam giai đoạn từ 1990 – 2010
ĐVT: Triệu đô la Mỹ
Năm

Tổng số

Chia ra

Cán cân TM


1990
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000

2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010

5,156.4
4,425.2
5,121.5
6,909.1
9,880.1
13,604.3
18,399.4
20,777.3
20,859.9
23,283.5
30,119.2
31,247.1
36,451.7
45,405.1
58,453.8
69,208.2
84,717.3
111,326.1
143,398.9

127,045.1
156,993.1

Xuất khẩu
2,404.0
2,087.1
2,580.7
2,985.2
4,054.3
5,448.9
7,255.8
9,185.0
9,360.3
11,541.4
14,482.7
15,029.2
16,706.1
20,149.3
26,485.0
32,447.1
39,826.2
48,561.4
62,685.1
57,096.3
72,191.9

Nhập khẩu
2,752.4
2,338.1
2,540.8

3,923.9
5,825.8
8,155.4
11,143.6
11,592.3
11,499.6
11,742.1
15,636.5
16,217.9
19,745.6
25,255.8
31,968.8
36,761.1
44,891.1
62,764.7
80,713.8
69,948.8
84,801.2

- 348.4
- 251.0
39.9
- 938.7
- 1,771.5
- 2,706.5
- 3,887.8
- 2,407.3
- 2,139.3
- 200.7
- 1,153.8

- 1,188.7
- 3,039.5
- 5,106.5
- 5,483.8
- 4,314.0
-5,064.9
- 14,203.3
- 18,028.7
- 12,852.5
- 12,609.3

Cán cân thương mại hàng hoá của Việt Nam luôn có xu hướng thâm hụt


(nhập khẩu cao hơn xuất khẩu), con số thâm hụt ngày một tăng lên. Nếu như vào
năm 2000, thâm hụt cán cân thương mại chỉ ở mức 1,153.8 triệu USD thì đến
năm 2010 con số này đã lên tới 12,609.3 triệu USD (tăng gấp 12 lần so với năm
2000). Nhìn vào xu hướng đó có thể thấy thâm hụt cán cân thương mại hàng hoá
của Việt Nam ngày càng gia tăng.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy tổng kim ngạch
xuất nhập khẩu hàng hoá của cả nước trong tháng 8/2011 đạt 18,89 tỷ USD, tăng
7,7% so với tháng trước đó và tăng tới 31,5% so với tháng 8/2010. Trong đó
kim ngạch xuất khẩu đạt 9,25 tỷ USD, giảm nhẹ 0,8 % so với tháng 7/2011;
nhập khẩu là 9,64 tỷ USD, tăng 17,3%. Nhập siêu trong tháng là 396 triệu USD,
bằng 4,3% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

Biểu đồ 1: Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại
8 tháng 2011



Như vậy, trong 8 tháng đầu năm 2011 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của
cả nước đạt 129,30 tỷ USD, tăng 30,7% so với cùng kỳ năm trước. Trị giá hàng
hoá xuất khẩu đạt 61,73 tỷ USD, tăng 35,7% và nhập khẩu là 67,57 tỷ USD,
tăng 26,4%. Cán cân thương mại hàng hóa trong 8 tháng đầu năm thâm hụt 5,84
tỷ USD, bằng 9,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Tính đến hết tháng 8/ 2011, tổng trị giá xuất nhập khẩu của các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) là 58,47 tỷ USD, tăng 32,9% so với kết
quả thực hiện của cùng kỳ năm trước. Tổng trị giá xuất khẩu của các doanh
nghiệp này là 28,44 tỷ USD, tăng 35,3% so với cùng kỳ năm 2010 và chiếm
46,1% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước; ở chiều ngược lại tổng trị giá
nhập khẩu của các doanh nghiệp này là 30,03 tỷ USD, tăng 30,7% và chiếm
44,4% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước 8 tháng 2011.
*Một số mặt hàng xuất khẩu chính


Hàng thủy sản: Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong tháng đạt 614
triệu USD, tăng 10% so với tháng trước, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu trong 8
tháng lên 3,79 tỷ USD, tăng 27,3% so với cùng kỳ năm 2010.
Tính đến hết tháng 8/2011 nhóm hàng này được xuất khẩu chủ yếu sang
EU đạt 891 triệu USD, tăng 21,2%; sang Hoa Kỳ đạt 720 triệu USD, tăng
35,5%; sang Nhật Bản đạt 574 triệu USD, tăng 4,5% và sang Hàn Quốc đạt 302
triệu USD, tăng 39,7%.
Gạo: Lượng gạo xuất khẩu của cả nước trong tháng 8 là 764 nghìn tấn
gạo, tăng 17,1%, trị giá đạt 395 triệu USD, tăng 21,9% so với tháng trước. Tính
đến hết tháng 8/2011, lượng xuất khẩu nhóm hàng này là 5,5 triệu tấn, tăng
9,8% và trị giá đạt 2,71 tỷ USD, tăng 15,7% so với 8 tháng 2010.
Trong 8 tháng qua, gạo của Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang các thị
trường như: Inđônêxia: 961 nghìn tấn (8 tháng năm 2010 là 26 nghìn tấn);
Philippin: 897 nghìn tấn, giảm 38,8%; Xênêgan: 404 nghìn tấn, tăng gấp gần 4
lần; Malaixia: 397 nghìn tấn, tăng 84,3%; Bănglađét: 340 nghìn tấn, tăng 41,2%;

Cu Ba: 331 triệu USD, tăng 2,4%; so với cùng kỳ năm trước.
Cà phê: Lượng cà phê xuất khẩu trong tháng 8/2011 là 36 nghìn tấn,
giảm 32,1% và trị giá đạt 83 triệu USD, 32,7% so với tháng trước. Tính đến hết
8 tháng/2011, lượng cà phê xuất khẩu của nước ta đạt 954 nghìn tấn, trị giá đạt
2,11 tỷ USD, tăng 10,9% về lượng và tăng 70,8% về trị giá so với 8 tháng/2010.
Cao su: trong tháng, lượng cao su xuất khẩu đạt 81 nghìn tấn, trị giá đạt
344 triệu USD, tăng 1,7% về lượng và tăng 1,2% về trị giá so với tháng trước.
Tính đến hết tháng 8/2011, tổng lượng xuất khẩu mặt hàng này của cả nước đạt
450 nghìn tấn, tăng 4,6%, trị giá đạt 1,94 tỷ USD, tăng 64,7% so với cùng kỳ
năm 2010.
Trung Quốc vẫn là đối tác chính nhập khẩu cao su của Việt Nam trong 8
tháng qua với 275 nghìn tấn, tăng 9,6% và chiếm tới 74,5% lượng cao su xuất
khẩu của cả nước. Tiếp theo là các thị trường: EU: 40 nghìn tấn, tăng 20,3%;
Malaixia: 33 nghìn tấn, tăng 21,4%; Hàn Quốc: 20 nghìn tấn…


Than đá: Lượng xuất khẩu nhóm hàng này trong tháng là 1,34 triệu tấn,
tăng 15,9% so với tháng trước. Tính đến hết tháng 8/2011, lượng xuất khẩu than
đá của cả nước là hơn 11,25 triệu tấn, giảm 15% với trị giá là 1,08 tỷ USD, tăng
3,8% so với cùng kỳ năm 2010.
Trong 8 tháng qua, lượng xuất khẩu than đá của Việt Nam sang các thị
trường chính đều giảm so với cùng kỳ năm trước. Trung Quốc tiếp tục là đối tác
lớn nhập khẩu than đá của Việt Nam với 8,72 triệu tấn, giảm 8,7% so với cùng
kỳ năm trước, chiếm tới 77,5% tổng lượng xuất khẩu mặt hàng này của cả nước;
tiếp theo là thị trường Hàn Quốc: 1,04 triệu tấn, giảm 15,6% và Nhật Bản: 922
nghìn tấn, giảm 28,1%…
Đá quý, kim loại quý & sản phẩm: trong tháng trị giá xuất khẩu nhóm
hàng này là 165 triệu USD, giảm 85,2% so với tháng 7. Như vậy, tính đến hết
tháng 8/2011, tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này là 2,48 tỷ USD, tăng
7,9% so với cùng kỳ năm 2010.

Hàng dệt may: Xuất khẩu nhóm hàng dệt may trong tháng đạt 1,51 tỷ
USD, tăng 11,8% so với tháng trước, nâng trị giá xuất khẩu nhóm hàng này
trong 8 tháng/2011 lên 9,11 tỷ USD, tăng 30,4% so với cùng kỳ năm 2010.
Tính đến hết tháng 8/2011kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang thị
trường Hoa Kỳ đạt 4,58 tỷ USD, tăng 16,2%; sang EU đạt 1,73 tỷ USD, tăng
46,1%; sang Nhật Bản đạt 1,04 tỷ USD, tăng 50,8% và sang Hàn Quốc: 501
triệu USD, tăng gần 2,5 lần so với 8 tháng/2010.
Điện thoại các loại & linh kiện: Trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong
tháng đạt 710 triệu USD, tăng 59,5% so với tháng trước, nâng tổng trị giá xuất
khẩu nhóm hàng này trong 8 tháng lên 3,29 tỷ USD, tăng gấp 3 lần so với cùng
kỳ năm 2010.
Những đối tác chính nhập khẩu điện thoại các loại & linh kiện của Việt
Nam trong 8 tháng qua là EU với 1,33 tỷ USD (8 tháng/2010 là 80 triệu USD),
chiếm 40,4% tổng trị giá xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước. Tiếp theo là


×