Tải bản đầy đủ (.doc) (63 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Công ty Cổ phần Kiến trúc và Xây dựng AVITYCO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (442.09 KB, 63 trang )

Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

GVHD: TS Phạm Thị Kim Ngọc

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
Viện Kinh Tế Và Quản Lý

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Địa điểm thực tập: Công ty Cổ phần Kiến trúc và Xây dựng
AVITYCO.
Họ và tên sinh viên : Nguyễn Thị Kim Huê
Lớp
: QTDN-K52
Giáo viên hướng dẫn : TS Phạm Thị Kim Ngọc

Hà Nội – 2012

Page 1
Báo cáo Thực Tập Tốt Nghiệp – Nguyễn Thị Kim Huê


Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

GVHD: TS Phạm Thị Kim Ngọc

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc.

XÁC NHẬN CỦA CƠ SỞ THỰC TẬP
Công ty Cổ phần Kiến trúc và Xây dựng Avityco có trụ sở tại:
Số nhà P1303 Nhà N2E, Khu Trung Hoà Nhân Chính, Thanh Xuân,


HN
Số điện thoại: +84 22167616/+84 0986848696. Số fax
Trang web: ……………………………………………………………….
Địa chỉ e-mail:
Xác nhận
Anh (chị): Nguyễn Thị Kim Huê
Sinh ngày: 19/07/1988.
Số CMT: 112299133.
Là sinh viên lớp: Quản Trị Doanh Nghiệp-K52.
Số hiệu SV: 20076290.
Có thực tập tại công ty trong khoảng thời gian từ ngày ……đến ngày …... Trong thời gian thực
tập tại công ty, chị Huê đã chấp hành tốt các quy định của công ty và thể hiện tinh thần làm việc
nghiêm túc, chăm chỉ và chịu khó học hỏi.

Ngày ……….tháng ……..năm …….
Người hướng dẫn trực tiếp
(ký và ghi rõ họ tên)

Ngày … Tháng … Năm
Xác nhận của công ty

Page 2
Báo cáo Thực Tập Tốt Nghiệp – Nguyễn Thị Kim Huê


Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

GVHD: TS Phạm Thị Kim Ngọc
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


Viện Kinh Tế và Quản Lý

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số 01 – 03/ĐT – ĐHBK - KTQL

PHIẾU THEO DÕI QUÁ TRÌNH THỰC TẬP CỦA SINH VIÊN
Họ và tên: Nguyễn Thị Kim Huê
Lớp: QTDN – K52
Địa điểm thực tập: Công ty Cổ phần Kiến trúc và Xây dựng Avityco.
Người hướng dẫn: Ts Phạm Thị Kim Ngọc
Chuyên đề: ……………………………………………………………………………………..
TT

Ngày
tháng

Nội dung công việc

Xác nhận vủa GVHD

1
2
3
4
Đánh giá chung của người hướng dẫn…………………………………………
…………………………………………………………………………………
Ngày …Tháng …Năm ……
Người hướng dẫn

( ký và ghi rõ họ tên )

Page 3
Báo cáo Thực Tập Tốt Nghiệp – Nguyễn Thị Kim Huê


Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

GVHD: TS Phạm Thị Kim Ngọc
MỤC LỤC

Page 4
Báo cáo Thực Tập Tốt Nghiệp – Nguyễn Thị Kim Huê


Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

GVHD: TS Phạm Thị Kim Ngọc
LỜI MỞ ĐẦU

Trước sự biến đổi của nền kinh tế hiện nay, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp
giữa các quốc gia và các doanh nghiệp trong cùng một quốc gia ngày càng tăng. Nhất là
khi xu hướng toàn cầu hoá đang diễn ra trên khắp các quốc gia, các châu lục và Việt Nam
cũng không nằm ngoài xu thế đó. Sau khi tham gia vào tổ chức thương mại thế giới
( WTO ) thì cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam càng lớn. Bên cạnh những cơ hội do tình
hình mới mang lại thì các doanh nghiệp Việt Nam cũng đang đứng trước nhiều khó khăn.
Do đó mỗi doanh nghiệp phải tự tìm cho mình một hướng đi riêng để đứng vững
và ngày càng phát triển trong tình hình mới.
Là một trong những khối ngành quan trọng, tạo nền cơ sở vật chất cho toàn xã hội
và hơn nữa lại sử dụng đồng vốn kinh doanh từ ngân sách nhà nước nên đối với những

công ty thuộc các tổng công ty có vốn nhà nước càng phải cố gắng để phát huy những mặt
lợi thế đã có để đứng vững và ngày càng phát triển.
Theo chủ trương mới của đảng và nhà nước ta, các tổng công ty, các công ty có
nguồn vốn nhà nước thì đã và đang thực hiện việc cổ phần hoá doanh nghiệp, hoạt động
tự chủ theo quy luật canh tranh của thị trường, lấy thu bù chi và có lãi.
Để hoạt động kinh doanh ngày càng phát triển và doanh nghiệp ngày càng lớn
mạnh thì doanh nghiệp cần phải cố gắng nhiều mặt như mở rộng thị trường, đầu tư máy
móc thiết bị mới, công nghệ hiện đại ... Bên cạnh đó, một trong những việc mà doanh
nghiệp cần hết sức chú trọng chính là khâu tổ chức, sắp xếp và điều hành việc kinh doanh.
Mục đích cuối cùng của tất cả các doanh nghiệp là bỏ ra chi phí ít và lợi nhuận thu lại là
nhiều nhất.
Quá trình thực tập đã cho em có một cái nhìn tổng quan hơn về doanh nghiệp, làm
quen với cách tổ chức hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Để thực hiện được báo cáo
này em đã nhận được sự hướng dẫn của các Thầy Cô trong Viện Kinh tế và quản lý
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, đặc biệt là sự hướng dẫn và chỉ bảo tận tình của Cô
Phạm Thị Kim Ngọc. Đồng thời trong quá trình thực tập em cũng đã nhận được sự giúp
đỡ nhiệt tình và tạo điều kiện của ban lãnh đạo công ty cũng như các cô chú, anh chị ở các
bộ phận của công ty, gia đình và bạn bè để em có thể hoàn thành tốt báo cáo này.
Nội dung của báo cáo gồm có:
Phần 1: Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần kiến trúc và xây dựng Avityco.
Phần 2: Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần kiến trúc và xây
dựng Avityco.
Phần 3 : Đánh giá chung và định hướng đề tài tốt nghiệp.
Do kiến thức còn hạn chế nên bài báo cáo của em còn nhiều thiếu sót, em rất mong
được sự góp ý của các thầy cô và các cô chú, anh chị trong công ty để bài báo cáo của em
được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

Page 5
Báo cáo Thực Tập Tốt Nghiệp – Nguyễn Thị Kim Huê



Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

GVHD: TS Phạm Thị Kim Ngọc

PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN KIẾN
TRÚC VÀ XÂY DỰNG AVITYCO.
1.1.Quá trình hình thành và và phát triển của Công ty.
1.1.1. Giới thiệu chung.
Tên công ty : CÔNG TY CỔ PHẦN KIẾN TRÚC VÀ XÂY DỰNG AVITYCO.
Tên tiếng anh: AVITYCO ARCHITECT AND CONSTRUCTION JOINT STOCK
COMPANY
Tên viết tắt: AVITYCO.JSC
Loại hình: Công ty cổ phần.
Địa chỉ nhận thông báo thuê : Số 10 khu 1, Phú Minh, Sóc Sơn, Hà Nội.
Số điện thoại: +84 22167616/+84 0986848696.
Email:
Số đăng ký: 0103022423.
Ngày thành lập: 19/02/2008.
Mã số thuế: 0102647928.
Trụ sở công ty: P1303 Nhà N2E, Khu Trung Hoà Nhân Chính, Thanh Xuân, HN.
Giám đốc : LÊ THÀNH VINH.

1.1.2. Các mốc quan trọng trong quá trình phát triển.
Công ty Cổ phần Kiến trúc và Xây dựng AVITYCO được thành lập 19/02/2008 theo
quyết định của Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty và theo giấy phép đăng ký kinh doanh
số: 0103022423 do Sở kế hoạch đầu tư Thành phố Hà Nội cấp. Ngày 03/10/2010 Chủ tịch
hội đồng quản trị công ty quyết định đăng ký kinh doanh thay dổi lần 2 theo giấy phép
kinh doanh số 0102647928.

Vốn, cổ phần của công ty :
- Vốn điều lệ: 10 tỷ
- Cổ phần phát hành lần đầu: 100.000 cổ phần, mệnh giá 1 cổ phần là 100.000đ, với
giá trị
10.000.000.000đ.

1.2. Chức năng nhiệm vụ của Công ty
1.2.1. Chức năng nhiệm vụ theo giấy phép kinh doanh.
Chức năng và nhiệm vụ của công ty được nghi trong quyết định thành lập và giấy
phép kinh doanh là:
- Mua bán đồ điện, bảo hộ lao động, đồ dung gia dụng, gas, bếp gas, nước uống, nước giải
khát đóng chai, bia, rượu, lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dung, thiết bị, dụng cụ máy
móc và trong phục ngành y tế, thiết bị điện, hàng điện tử, ôtô, xe máy, thiết bị thể thao,
chăm sóc sức khoẻ.

Page 6
Báo cáo Thực Tập Tốt Nghiệp – Nguyễn Thị Kim Huê


Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

GVHD: TS Phạm Thị Kim Ngọc

- Sản xuất và mua bán cốp pha, Giàn giáo, thép định hình, cửa hoa, cửa sắt, hàng rào sắt,
khung bằng thép, đồ gỗ nội thất, bàn ghế, giường tủ, kệ, đồ thép mỹ nghệ bằng sắt, cấu
kiện thép, mua bán sắt thép, dụng cụ thể thao.
- Đầu tư xây dựng và kinh doanh chung cư, khu đô thị, siêu thị, văn phòng, bất động sản,
nhà máy thuỷ điện, xây dựng nhà cho sinh viên, kinh doanh dịch vụ khách sạn, nhà nghỉ,
vui chơi giải trí (trừ vui chơi có thưởng), xây dựng dân dụng, giao thong, thuỷ lợi, trạm
điện đến 35kv.


1.2.2. Các sản phẩm hiện tại của Công ty
- Mua bán đồ điện, bảo hộ lao động, đồ dùng gia dụng, gas, bếp gas, nước uống,
nước giải khát đóng chai, bia, rượu, lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng, thiết bị, dụng
cụ máy móc và trong phục ngành y tế, thiết bị điện, hàng điện tử, ôtô, xe máy, thiết bị thể
thao, chăm sóc sức khoẻ.
- Sản xuất và mua bán cốp pha, Giàn giáo, thép định hình, cửa hoa, cửa sắt, hàng
rào sắt, khung bằng thép, đồ gỗ nội thất, bàn ghế, giường tủ, kệ, cấu kiện thép, mua bán
sắt thép, dụng cụ thể thao.

1.3. Công nghệ sản xuất một số hàng hóa dịch vụ chủ yếu
Sản phẩm của Công ty rất đa dạng. Chẳng hạn như những công trình, hạng mục
công trình có quy mô lớn, đơn chiếc, kết cấu phức tạp và được thi công theo các hợp đồng
kinh tế, hợp đồng xây lắp ký kết giữa các chủ đầu tư, khách hàng với Công ty sẽ có quy
trình thể hiện ở hình 1.1 dưới đây:
Hình 1.1: Quy trình công nghệ sản xuất của
Công ty Cổ phần Kiến trúc và Xây dựng AVITYCO .
Chuẩn bị vật tư, tổ chức
nhân công

Nghiệm
Tổ chức thi công

Nhận thầu
Lập kế hoạch thi công (bảng

thu bàn
giao
công
trình


tiến độ)
đô đ

Nguồn: Phòng Khoa học kỹ thuật
Page 7
Báo cáo Thực Tập Tốt Nghiệp – Nguyễn Thị Kim Huê


Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

GVHD: TS Phạm Thị Kim Ngọc

* Nhận thầu: Lập hồ sơ kỹ thuật và dự toán thi công
+ Hồ sơ kỹ thuật bao gồm: Dự toán, bản vẽ thiết kế do bên chủ đầu tư (Bên A)
cung cấp.
+ Dự toán thi công do bên trúng thầu (Bên B) tính toán lập ra và được Bên A chấp
nhận.
* Chuẩn bị vật tư tổ chức nhân công: Sau khi lập dự toán thi công được bên A chấp
nhận. Bên B sẽ khảo sát mặt bằng công trình, tính toán lượng vật tư cần thiết và số lượng
nhân công.
* Lập kế hoạch thi công: Lập bảng tiến độ thi công theo ngày, tuần , tháng cho
từng hạng mục công trình. Lập biện pháp thi công an toàn lao động, thi công nhanh, đúng
tiến độ, đảm bảo kỹ thuật chất lượng và an toàn lao động. * Tổ chức thi công: Công tác tổ
chức thi công được thể hiện sau khi bên A châp nhận hồ sơ thiết kế mặt bằng tổ chức thi
công, biện pháp thi công và biện pháp an toàn lao động. Quá trình thi công được thực hiện
theo phương pháp đã lập.
* Nghiệm thu bàn giao công trình: Sau khi công trình hoặc hạng mục công trình
hoàn thành bên A và bên B tiến hành ngiệm thu bao gồm: chủ đầu tư (bên A) và tư vấn
(nếu có), đơn vị thi công (bên B) và các thành phần có liên quan. Hai bên tiến hành thanh

quyết toán công trình hoàn thành sau khi đã nghiệm thu bàn giao công trình. Khi quyết
toán công trình đã được cấp có thẩm quyền duyệt. Bên A sẽ thanh toán nốt số còn lại cho
bên B.

1.4. Hình thức tổ chức sản xuất và kết cấu sản xuất của Công ty
Do đặc thù là Công ty về lĩnh vực xây dựng nên sản phẩm chủ yếu là các công
trình xây dựng. Tùy thuộc vào tình hình công việc để Công ty bố trí sản xuất. Hình thức
tổ chức sản xuất là sản xuất đơn chiếc nhưng vào giai đoạn nhận được nhiều công trình
thì công ty sẽ phải thực hiện cùng một lúc nhiều công trình. Kết cấu sản xuất của Công ty
được thể hiện ở hình 1.2 dưới đây:

Hình 1.2: Sơ đồ kết cấu sản xuất của Công ty

Kho Nguyên vật
liệu

Đội kỹ thuật
Báo cáo Thực Tập Tốt Nghiệp – Nguyễn Thị Kim Huê

Bộ phận tư vấn
giám sát
Page 8


Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

GVHD: TS Phạm Thị Kim Ngọc

Đội thi công


-Chủ đầu tư
-Hậu cần
( nguyên nhiên
vật liệu…)
Bộ phận sản xuất
gián tiếp

Sản phẩm

Bộ phận sản xuất trực tiếp

Nguồn: Phòng Khoa học Kỹ thuật

1.5. Cơ cấu tổ chức của Công ty
1.5.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Bộ máy tổ chức quản lý của công ty bao gồm:
+ Chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc
+ Thành viện HĐQT gồm một phó giám đốc và 1 thành viên HĐQT
+ Một phó giám đốc tài chính
+ Một kế toán trưởng

Hình 1.3 : SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ
XÂY DỰNG AVITYCO
Đại Hội Đồng Cổ Đông

Ban Kiểm Soát

Hội Đồng Quản Trị

Ban Giám Đốc

Phòng Kinh Đội
Phòng
Độithực hiện sản
Phòng Đội
CácKế
bộ phận
Báo cáoDoanh
Thực Tập xe
Tốtvận
Nghiệp

Nguyễn
Thị
Kim
Huê
tải
Toán
Kỹphục
Thuật
Khoa Học
Thi công
xuất và
vụ sản xuất
Kỹ Thuật

Page 9
Phòng
Hành ChínhTổ chức



Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

GVHD: TS Phạm Thị Kim Ngọc

( Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)
Chú giải:
Chỉ đạo trực tiếp
* Nhận xét:
+. Ưu điểm của mô hình:
-

Tuân thủ nguyên tắc một thủ trưởng, tạo ra sự thống nhất tập trung cao độ,

-

Chế độ trách nhiệm rõ ràng

-

Tạo ra sự phối hợp dễ dàng giữa các phòng ban tổ chức

+. Nhược điểm:
-

Đòi hỏi nhà quản trị phải có kiến thức toàn diện

1.5.2. Chức năng nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý
* Ban giám đốc
- Công ty có một giám đốc và 2 phó giám đốc, giám đốc làm nhiệm vụ là người quản lý,
điều hành xấy dựng chiến lược kinh doanh, định hướng phát triển thực hiện các mối liên

Page 10
Báo cáo Thực Tập Tốt Nghiệp – Nguyễn Thị Kim Huê


Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

GVHD: TS Phạm Thị Kim Ngọc

hệ với đối tác, giao nhiệm vụ cho các bộ phận theo chức năng, kiểm tra phối hợp thống
nhất sự hoạt động của các bộ phân trong công ty
- Phó giám đốc tham gia cùng giám đốc trong việc quản lý điều hành, giải quyết các vấn
đề mà giám đốc giao phó, đồng thời cũng có quyền chỉ đạo, phân công nhiệm vụ cho các
phong ban, theo chức năng và nhiệm vụ mà giám đốc giao.
- Các phòng ban tuỳ theo chức năng và nhiệm vụ của mình giải quyết công việc một các
có hiệu quả nhất theo sự chị đạo của giám đốc và phó giám đốc. Để đảm bảo nâng cao
hiệu quả, tiết kiệm thời gian và chi phí, các phòng ban cần phải tiến hành phối hợp một
cách chặt chẽ, tương trợ nhau trong quá trình làm việc.

*Phòng kinh doanh
- Phòng kinh doanh có chức năng bố chí phân công lao động giải quyết các vấn đề phát
sinh trong quá trình hoạt động của đơn vị, phòng kinh doanh còn có chức năng thu nhận
các thông tin thị trường, các chức năng phản hồi của khách hàng trực tiếp sử dụng dịch vụ
để phản ánh trực tiếp với ban quản lý nhằm không ngừng cải tiến nâng cao chất lượng
dịch vụ, đáp ứng những nhu cầu không ngừng thay đổi của đời sồng.
*Phòng kế toán
Tham mưu cho giám đốc công ty trong lĩnh vực quản lý tài chính, công tác hạch toán
kế toán trong toàn công ty theo đúng điều lệ thống kê kế toán, quy chế tài chính và pháp
luật của nhà nước.
- Tham mưu đề xuất với giám đốc ban hành các quy chế về tài chính phù hợp với nhiệm
vụ sản xuất kinh doanh của đơn vị, xây dựng các định mực kinh tế kỹ thuật, định mức chi

phí, xác định giá thành đảm bảo kinh doanh có hiệu quả.
- Thường xuyên đánh giá hiệu quả kinh doanh có đề xuất và kiến nghị kịp thời nhằm tạo
nên tình hình tài chính tốt nhất cho công ty.
- Phản ánh trung thực về tình hình tài chính của công ty và kết hợp các hoạt động khác
của công ty.
- Định kỳ lập báo cáo theo quy định lập kế hoạch thu chi ngân sách nhằm đáp ứng nhu
cầu tố của công ty.

Page 11
Báo cáo Thực Tập Tốt Nghiệp – Nguyễn Thị Kim Huê


Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

GVHD: TS Phạm Thị Kim Ngọc

- Căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm của công ty tổ chưc kế hoạch tài
chính và quyết định niên độ kế toán hàng năm.
- Kiểm tra, kiểm soát việc thu chi, thành toán các khoản nợ, theo dõi tình hình công nợ
với khách hàng, tình hình nộp ngân sách của nhà nước.
*Phòng khoa học - kỹ thuật

- Phòng khoa học - kỹ thuật có chức năng tham mưu giúp giám đốc công ty trong lĩnh
vực quản lý khoa học và kỹ quản lý chất lượng công trình an toàn lao động và các hoạt
động khoa học kỹ thuật.
*Phòng hành chính - tổ chức
- Phòng hành chính tổ chức có chức năng tiếp nhận thông tin, truyền tin truyền mệnh
lệnh giúp giám đốc công ty trong việc quản lý điều hành đợn vị và trong quan hệ công tác
với cấp trên, cấp dưới, khách hang, bố trí phân công lao động, giải quyết các vấn đề phát
sinh trong quá trình hoạt động của đợn vị.

- Tham mưu cho giám đốc công ty trong việc trong việc tổ chức bộ máy quản lý, tổ chức
cán bộ gồm : tuyển dụng lao động, phân công điều hành công tác, bổ nhiệm cán bộ, khen
thưởng kỷ luật.
- Tham mưu cho giám đốc trong việc thực hiện chế độ chính sách cho người lao động
như: chế độ tiền lương, nâng lương. Nâng bậc, chế độ bảo hiểm
- Quản lý và lưu trữ hồ sơ cán bộ theo phân cấp quản lý cán bộ.
- Thực hiện công tác đối nội. đối ngoại tổ chức công tác bảo vệ nội bộ, bảo vệ an ninh trật
tự trong cơ qua.
- Tham mưu cho giám đốc trong việc quản lý và điều hành công tác công văn giấy tờ, in
ấn tài liệu, quản lý phương tiện trang thiết bị, văn phòng, xe ôtô, trụ sở làm việc và công
tác lễ tân của công ty theo đúng quy định của công ty và nhà nước.
- Thanh tra kiểm tra mọi hoạt động của đơn vị, ngăn chặn và kiểm tra tài liệu trước khi
lưu trữ.

1.6. Kết quả kinh doanh của công ty trong thời gian qua
Bảng 1.1 Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty năm 2008-2010
Đơn vị tính: 1000 đồng
Page 12
Báo cáo Thực Tập Tốt Nghiệp – Nguyễn Thị Kim Huê


Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

GVHD: TS Phạm Thị Kim Ngọc

( Nguồn: Phòng tài chính kế toán)
Chỉ tiêu

Năm


So sánh (%)

Tổng Doanh thu

2008
569.421

2009
604.057

2010
987.778

Tổng Chi phí

555.563

588.421

Lợi nhuận sau thuế

9.978

Nộp ngân sách

3.880

Thu nhập BQ/ người/
tháng


1.800.000

2009/2008 2010/2009
106,1

163,5

967.285

105,9

164,39

11.264

14.755

112,89

130,99

4.380

5.738

112,89

130,99

116,7


142,9

2.100.000

3.000.000

Qua bảng 1.1 ta thấy kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty đã tăng khá nhanh qua
các năm. Doanh thu của Công ty ngày một cao, đặc biệt là năm 2010 đã tăng 383.721.000
đồng. Thu nhập bình quân của người lao động cũng từ đó được nâng lên. Điều này thể
hiện rằng Công ty đang hoạt động rất hiệu quả và ngày càng phát triển.

PHẦN 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KIẾN TRÚC VÀ XÂY DỰNG
AVITYCO.
2.1. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm và công tác marketing của
Công ty
2.1.1. Tình hình tiêu thụ sản phẩm trong các năm gần đây của công ty
Bảng 2.1: Kết quả tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ của Công ty Cổ phần Đầu tư và
Xây dựng Avityco
Năm 2009
Số
Tỷ
Lượng

trọng

Năm 2010
Số
Tỷ

Lượng

Chênh lệch
Giá trị
(%)

trọng
Page 13

Báo cáo Thực Tập Tốt Nghiệp – Nguyễn Thị Kim Huê


Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

GVHD: TS Phạm Thị Kim Ngọc

Giàn giáo thép

Bộ

3999750

(%)
63

Cốp pha thép

Bộ

520750


8,2

539800

6,4

19050

3,7

Bộ

431800

6,8

432770.

5,1

970

0,22

Bộ

599800

9,5


623750

7,4

23950

3,99

Bộ

429760

6,8

479800

5,7

50040

11,64

Bộ

363150

5,72

374200


4,4

11050

3,04

6345010

100

8439300

100

2094290

72,32

Giáo chống tổ
hợp(Pall)
Phụ kiện giáo
Pall
Cột chống
đơn thép
Cầu lông 888
Tổng

5988980


(%)
71

1989230

49,73

(Nguồn: Phòng kế toán)
Nhìn vào Bảng 2.1 ta thấy tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty năm 2010 tăng
một cách nhảy vọt so với năm 2009 cụ thể là tăng 2094290 Bộ, sở dĩ có sự tăng nhanh
như vậy là bắt đầu năm 2010 Xưởng sản xuất 02 của Công ty đi vào hoạt động nâng công
suất của nhà máy lên 207360 Bộ/năm. Tình hình thị trường tiêu thụ các sản phẩm của
Công ty diễn biến theo chiều hướng thuận lợi do Công ty đã ứng dụng một số dây truyền
hiện đại, và sản phẩm của công ty cũng đặt chuẩn chất lương, Đây chính là điều kiện tốt
để công ty khai thác tối đa năng lực sản xuất hiện có. Nhìn vào biểu số trên ta thấy: Mặt
hàng có sản lượng tiêu thụ nhiều nhất của Công ty trong hai năm qua vẫn là mặt hàng
Giàn giáo thép, vì đây chính là mặt hàng chủ đạo luôn được Công ty chú trọng và phát
triển. Mặt hàng có sản lượng tiêu thụ thấp nhất là Giáo chống tổ hợp(Pall). Sở dĩ mặt
hàng này được tiêu thụ ít bởi sản lượng của mặt hàng này chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ
trong tổng sản lượng sản xuất ra của Công ty.

2.1.2. Chính sách sản phẩm
Các sản phẩm của Công ty rất là đa dạng và nhiều chủng loại. Các sản phẩm chủ
yếu phục vụ cho các công trình xây dựng và đồng thời cũng là các công trình xây dựng.
Các công trình tiêu biểu của công ty: (xem Bảng 2.2)
Page 14
Báo cáo Thực Tập Tốt Nghiệp – Nguyễn Thị Kim Huê


Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội


GVHD: TS Phạm Thị Kim Ngọc

Bảng 2.2. Các công trình tiêu biểu đã sử dụng giàn giáo cốp pha của công ty trong
hai năm 2009 và 2010
Năm 2009
Tên công trình
Dự án
Bảo Tàng tỉnh

Năm 2010

Sản phẩm

Tên công trình

Sản phẩm

được sử dụng
Bộ
- Giàn giáo Thép 950

Dự án
Khu văn phòng

được sử dụng
Bộ
- Giàn giáo Thép 24567

Tuyên


- Cốp pha Thép

750

điều hành và nhà

- Cốp pha Thép

24000

Quang

- Phụ kiện giáo

630

xưởng foxcom

- Phụ kiện giáo

567

Trường ĐH KT
Vĩnh Yên

- Cột chống đơn 450
- Giàn giáo Thép 2345

- Cột chống đơn 12894

Nhà máy nhiệt điện - Giàn giáo Thép 45675

- Cốp pha Thép

4523

An Khánh

- Phụ kiện giáo
- Cột chống đơn

- Cốp pha Thép

52342

2345

- Phụ kiện giáo

52342

4000

- Cột chống đơn

23456

Nhà máy xi măng

Tòa nhà Mipec-Tây - Giàn giáo Thép 23456

- Giàn giáo Thép 90234 Khu đô thị Đại lải
- Giàn giáo Thép 5675

Quang sơn

- Cốp pha Thép

12345 Vĩnh Phúc

- Cốp pha Thép

42133

(Nguồn: Phòng Khoa học-kỹ thuật)
Từ bảng 2.2 ta thấy năm 2010 có 4 công trình dự án lớn đã sử dụng sản phẩm của
công ty với tổng số sản phẩm được sử dụng là 307.107 Bộ, và năm 2009 có 3 công trình dự
án lớn sử dụng sản phẩm của công ty với tổng số sản phẩm được sử dụng là 118.572 Bộ.
Như vậy số công trình dự án sử dụng sản phầm của công ty năm 2010 tăng so với năm
2009.

2.1.3. Thị trường
Thị trường tiêu thụ hàng hoá dịch vụ của công ty là các công trình xây dựng ở toàn
tỉnh trên cả nước.
Thị trường hiện tại: Công ty có hệ thống các chi nhánh và đại lý ở rất nhiều tỉnh để
thực hiện các hợp đồng mua bán và các công trình xây dựng. Do đặc điểm là một công ty
về lĩnh vực xây dựng nên đối tượng khách hàng của công ty cũng khác so với các ngành
Page 15
Báo cáo Thực Tập Tốt Nghiệp – Nguyễn Thị Kim Huê



Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

GVHD: TS Phạm Thị Kim Ngọc

dịch vụ. Đối tượng khách hàng của công ty chính là những công ty có nhu cầu về mua bán
vật liệu xây dựng và xây dựng các công trình về nhà ở, văn phòng, khu công nghiệp.
Thị trường tiềm năng: Trong tương lai công ty sẽ phát triển và mở rộng hơn nữa các
đại lý và chi nhánh trên toàn quốc. Tìm kiếm các thị trường tiềm năng - nơi có các dự án
đầu tư và được mở rộng xây dựng. Hiện nay, xã hội ngày càng phát triển nên nhu cầu về
xây dựng nhà ở, văn phòng, khu công nghiệp…cũng phát triển theo. Chính vì vậy để đáp
ứng được nhu cầu đó công ty luôn cố gắng để có thể hoàn thành tốt các công trình nhận
được.
Một số khách hàng chính của công ty:
Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại 68.
Ban quản lý dự án 2.
Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Ba Vì.

2.1.4. Chính sách giá
* Phương pháp xác định giá:
- Căn cứ vào giá gốc của sản phẩm
- Căn cứ vào từng thời kỳ và sự biến động của thị trường, để xem xét tăng hay giảm giá bán
- Căn cứ vào giá thành của các đơn vị cùng sản xuất, và tiêu thụ sản phẩm với công ty mình.
- Dựa trên việc tính toán các chi phí sản xuất của sản phẩm.
Công ty chủ yếu sử dụng phương pháp định giá theo giá thành, phương pháp mà giá
bán của sản phẩm được xác định trên cơ sở cộng thêm một khoản vào giá thành sản
phẩm.
Giá bán = Giá thành sản phẩm + lợi nhuận(tuỳ từng sản phẩm)
Chính vì thế công ty cần phải xem xét và cân nhắc việc tăng hay giảm giá thành cho phù
hợp với tình hình của công ty.
Bảng 2.3 cho thấy giá bán một số mặt hàng kinh doanh chủ yếu của công ty:


Bảng 2.3. Giá bán một số mặt hàng chủ yếu
(Đơn vị tính: 1000VNĐ)
Page 16
Báo cáo Thực Tập Tốt Nghiệp – Nguyễn Thị Kim Huê


Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

Sản phẩm

ĐVT

GVHD: TS Phạm Thị Kim Ngọc

Giàn giáo thép

Bộ

Năm 2009
Giá bán
500

Cốp pha thép
Giáo chống tổ
hợp(Pall)
Phụ kiện giáo Pall
Cột chống đơn
thép
Giàn giáo thép


M2

475.6

480

4,4

100,9

Khung

590.5

600

9,5

101,6

Bộ

250

256

6

102,4


Cây

250

250

0

100

Bộ

600

600

0

100

Bộ

150

150

0

100


Cầu lông 888

Năm 2010
Giá bán
510

Chênh lệch
Giá trị
%
10
102

( Nguồn : Phòng kế toán)
Nhìn vào bảng 2.3 ta thấy giá bán sản phẩm của công ty năm 2010 có sự Tăng lên so với năm
2009 nhưng không đáng kể, cụ thể một số mặt hàng có sự tăng giá bán là(Phụ kiện giàn giáo
tăng 2,4%, Giáo chống tổ hợp (Pall) tăng 1,6%, cốp pha thép tăng 0,9%, giàn giáo thép tăng
2%) so với năm 2009 là do nền kinh tế Việt Nam không có sự biến động nhiều trong hai năm
2009 và 2010. Do vậy giá bán của các mặt hàng trên thị trường không có sự biện động nhiều.

2.1.5. Chính sách phân phối
Do đặc thù của sản phẩm nên hệ thống phân phối của công ty cũng có những đặc thù
riêng. Công ty bán sản phẩm chủ yếu dựa vào đơn đặt hàng của khách hàng có thể mua trực
tiếp tại công ty hoặc có thể mua tại chi nhánh của công ty trên địa bàn cả nước. Chính vì thế
khách hàng có thể đặt hàng theo mong muốn của mình thông qua các đại lý hoặc các chi nhánh
của công ty.
Qua các chi nhánh của công ty thì sản phẩm của công ty có mặt ở hầu hết các địa bàn
trong tỉnh đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách nhanh nhất. Để nâng cao sản lượng tiêu
thụ cũng như uy tín của mình, Công ty đang tổ chức thực hiện hai kênh tiêu thụ: kênh trực
tiếp và kênh gián tiếp.

- Kênh phân phối trực tiếp

Hình 2.1: Kênh phân phối trực tiếp
Công ty

Khách hàng
Page 17

Báo cáo Thực Tập Tốt Nghiệp – Nguyễn Thị Kim Huê


Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

GVHD: TS Phạm Thị Kim Ngọc

Kênh phân phối này được Công ty sử dụng ngay tại Công ty, và là hình thức bán sản
phẩm tại Công ty cho khách hàng, kênh này có ưu điểm là Công ty trực tiếp tiếp xúc
được với khách hàng và giảm được chi phí trung gian, nắm bắt thông tin thị trường nhanh
chóng. Nhưng kênh này chỉ có tác dụng với lượng nhỏ khách hàng có điều kiện, ở khu
vực lân cận Công ty hoặc những khách hàng có nhu cầu mua lớn.
- Kênh phân phối gián tiếp
Hình 2.2: Kênh phân phối gián tiếp

Công ty

Các chi nhánh, đại lý

Khách hàng

Quá trình tiêu thụ của Công ty tiến hành qua kênh gián tiếp được thực hiện thông

qua một kênh trung gian đó là các chi nhánh, đại lý đại diện cho Công ty tại các địa
phương làm nhiệm vụ đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng.
Hiện giờ công ty có một chi nhánh lớn ở Thái Nguyên và một số đơn vị thành viên ở
các tỉnh trên toàn cả nước.
Bảng 2.4: Kết quả tiêu thụ theo kênh phân phối
Đơn vị tính: 1000 VND
Doanh thu
Kênh phân phối
Kênh phân phối trực tiếp
Kênh phân phối gián tiếp
Tổng

Năm 2008
429.706
139.715
569.421

Năm 2009

Năm 2010

452.275
729.537
151.782
258.241
604.057
987.778
(Nguồn: Phòng kinh doanh)

2.1.6. Chính sách xúc tiến bán

Là một doanh nghiệp trong cơ chế thị trường như hiện nay, Công ty đã và đang
gặp phải sự cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp khác để tồn tại và phát triển. Trước
thực trạng đó, Công ty nhận thấy hoạt động Marketing để xúc tiến việc bán hàng của
mình là hết sức cần thiết.
Page 18
Báo cáo Thực Tập Tốt Nghiệp – Nguyễn Thị Kim Huê


Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

GVHD: TS Phạm Thị Kim Ngọc

Tổ chức các đội thị trường bao gồm những cán bộ chuyên trách có trình độ đi tìm
hiểu nhu cầu về nhu cầu của thị trường với sản phẩm cầu lông, giàn giáo ở từng vùng
từng tỉnh.
Quảng cáo thương hiệu qua phương tiện truyền thanh, truyền hình, báo viết của địa
phương, các tạp chí chuyên ngành.
Quảng cáo qua các bảng quảng cáo khổ lơn tại các đầu mối giao thong, cửa ngõ
các thành phố lớn, bên cạnh các đường quốc lộ, bên canh các đường Quốc lộ có nhiều
phương tiên đi lại.
Quảng bá sản phẩm qua các hoạt động xã hội: Thể dục thể thao, văn nghệ, các hoạt
động từ thiện…
Thông qua các nhà phân phối tiếp xúc với các hộ tiêu thụ lơn, nắm bắt và ứng phó
với các diễn biến tình hình trên thị trường.

2.1.7. Công tác thu thập thông tin Marketing của công ty
Muốn hiểu được khách hàng của mình không thôi thì chưa đủ, trên thị trường
không chỉ một mình công ty cung cấp sản phẩm cho khách hàng, mà còn có rất nhiều
công ty khác cũng cung cấp các sản phẩm đó. Hiểu được các đối thủ cạnh tranh của mình
là điều kiện hết sức quan trọng trong việc mở rộng thị trường. Bởi chỉ có hiểu rõ đối thủ

cạnh tranh, nhận thức được đâu là điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ thì mới có khả năng
giành thắng lợi trên thị trường của đối thủ Các công ty cần biết 5 vấn đề về các đối thủ
cạnh tranh. Nhưng ai là đối thủ cạnh tranh của công ty? Chiến lược của họ như thế nào?
Mục tiêu của họ là gì? Những điểm mạnh và điểm yếu của họ là gì? Cách thức phản ứng
của họ ra sao? công ty cần biết các chiến lược của từng đối thủ cạnh tranh để phát hiện ra
những đối thủ cạnh tranh gần nhất và có những bước đi phù hợp. công ty cần phải biết
những mục tiêu của đối thủ cạnh tranh để dự đoán những biện pháp và những phản ứng
sắp tới. Khi biết được những mặt mạnh và mặt yếu của đối thủ cạnh tranh, công ty có thể
hoàn thiện chiến lược của mình để giành ưu thế trước những hạn chế của đối thủ cạnh
tranh, xâm nhập vào những thị trường mà đối thủ cạnh tranh còn kém lợi thế và tránh xâm
nhập vào những thị trường mà đối thủ cạnh tranh mạnh. Biết được các phản ứng điển hình
của đối thủ cạnh tranh sẽ giúp công ty lựa chọn định thời gian thực hiện các biện pháp.
Page 19
Báo cáo Thực Tập Tốt Nghiệp – Nguyễn Thị Kim Huê


Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

GVHD: TS Phạm Thị Kim Ngọc

2.1.8. Một số đối thủ cạnh tranh của công ty
Bất kỳ một doanh nghiệp nào hoạt động trong cơ chế thị trường đều không thể
tránh khỏi những đối thủ cạnh tranh trong cùng ngành, cùng lĩnh vực thậm chí những sản
phẩm có thể thay thế của đối thủ cũng gây ra cho công ty rất nhiều khó khăn, trở ngại.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều công ty xây dựng có ưu thế và phát triển mạnh.
Chính vì vậy công ty đang gặp phải sự cạnh tranh rất mạnh mẽ từ các công ty đó. Chẳng
hạn một số công ty như:
Tổng Công ty Sông Đà
Công ty CPĐTXD Lũng Lô
Công ty CP lắp máy điện nước và XD

Bảng 2.5: So sánh ưu thế cạnh tranh của Công ty với các đối thủ cạnh tranh
Công ty

Công ty CP

Tổng Công

Công ty

Các tiêu chí so sánh

CPKT$XD

lắp máy điện

ty Sông Đà

CPĐTXD

Giá của sản phẩm
Chất lượng sản phẩm
Uy tín – Thương hiệu
Dịch vụ sau nghiệm thu

AVITYCO
2
3
2
1


nước và XD 9
Lũng Lô
1
4
3
2
4
3
1
4
2
1
3
2
(Nguồn: Phòng Kinh Doanh)

Chú thích: 1: là ở mức độ thấp nhất, kém nhất
4: là ở mức độ cao nhất, tốt nhất

2.1.9. Nhận xét về tình hình tiêu thụ và Marketing của công ty
Thuận lợi: Tình hình thị trường tiêu thụ các sản phẩm của Công ty diễn biến theo
chiều hướng thuận lợi do hiện nay nền kinh tế nước ta đang phát triển, vì vậy ngày càng
có nhiều công trình được khởi công xây dựng do đó ngày càng có nhiều Công trình dự án
sử dụng sản phẩm của Công ty và thông qua các đợn vị thành viên của công ty. Đây chính
là điều kiện tốt để Công ty khai thác tối đa năng lực sản xuất hiện có.

Page 20
Báo cáo Thực Tập Tốt Nghiệp – Nguyễn Thị Kim Huê



Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

GVHD: TS Phạm Thị Kim Ngọc

Khó khăn: Giá cả nguyên vật liệu tăng giảm thất thường gây ảnh hưởng đến việc
sản xuất sản phẩm của công ty, và đặc biệt là giá xăng, dầu mỗi ngày một giá gây không ít
khó khăn cho công tác quản lý về giá cả của công ty.

2.2. Phân tích công tác lao động, tiền lương của Công ty
2.2.1. Cơ cấu lao động trong công ty
Lao động là một trong những nguồn lực quan trọng cho quá trình sản xuất kinh
doanh. Nó là tổng hợp các kỹ năng, mức độ đào tạo, trình độ giáo dục có sẵn tạo cho một
cá nhân có khả năng làm việc và đảm bảo năng suất lao động. Như vậy, nguồn vốn nhân
lực của Doanh nghiệp là lượng lao động hiện có cùng với nó là kỹ năng tay nghề, trình độ
đào tạo, tính sáng tạo và khả năng khai thác của người lao động. Nguồn nhân lực không
phải là cái sẽ có mà là đã có sẵn tại Doanh nghiệp, thuộc sự quản lý và sử dụng của
Doanh nghiệp. Do đó, để đảm bảo hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh thì Doanh
nghiệp hết sức lưu tâm đến nhân tố này. Vì nó là chất xám, là yếu tố trực tiếp tác động lên
đối tượng và tạo ra sản phẩm và kết quả sản xuất kinh doanh, có ảnh hưởng mang tính
quyết định đối với sự tồn tại và hưng thịnh của Doanh nghiệp.
Trong đó, trình độ tay nghề của người lao động trực tiếp ảnh hưởng tới chất lượng
sản phẩm, do đó với trình độ tay nghề của người lao động và ý thức trách nhiệm trong
công việc sẽ nâng cao được năng suất lao động. Đồng thời tiết kiệm và giảm được định
mức tiêu hao nguyên vật liệu, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất
kinh doanh. Tình hình lao động của Công ty được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.6: Tình hình lao động của công ty

Tổng số lao động

Năm 2009

Tỷ lệ
Số lượng
(Người)
(%)
233
100

Năm 2010
Tỷ lệ
Số lượng
(Người)
(%)
258
100

So sánh
Tỷ lệ
Số lượng
(Người)
(%)
25
110,7

1. Trình độ học vấn
- Đại học các ngành nghề

10

4,29


10

3,86

0

100

- Cao đẳng

13

5,6

18

6,98

5

138,5
Page 21

Báo cáo Thực Tập Tốt Nghiệp – Nguyễn Thị Kim Huê


Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

GVHD: TS Phạm Thị Kim Ngọc


- Trung cấp

170

73

184

71,3

14

108,2

- Công nhân kỹ thuật
2.Giới tính

40

17,2

46

17,8

6

115

233


100

258

100

25

110,7

- Lao động nam

228

98

253

98

25

111

5

2,14

5


1,9

0

100

3. Tính chất sử dụng

233

100

258

100

25

110,7

- Lao động trực tiếp

180

77,3

202

78,3


22

112,2

- Lao động gián tiếp

53

23

56

21,7

3

105,7

- Lao động nữ

( Nguồn : phòng tổ chức hành chính)
Qua bảng 2.6 ta thấy: Tổng số lao động của Công ty được tăng lên, chứng tỏ quy
mô sản xuất của Công ty ngày càng được mở rộng, Công ty không ngừng tổ chức công
tác tuyển dụng lao động để có đủ lực lượng sản xuất ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ
trên thị trường. Cụ thể năm 2010 tăng 10,7% so với năm 2009 tương ứng 25 lao động.
- Số lao động nam và lao động nữ đều tăng qua các năm. Cụ thể năm 2010 lao động
nam tăng 11% so vơí năm 2009 là 25 lao động. Như vậy tốc độ tăng lao động nam lớn
hơn tốc độ tăng của tổng số lao động (10,7%) điều này cho thấy xu hướng tuyển dụng
thêm lao động của Công ty là lao động nam nhiều hơn lao động nữ. Vì với chế độ ba ca

như hiện nay của Công ty thì sử dụng lao động nam có hiệu quả hơn do lao động nam có
đặc điểm là có thể lực tốt và có khả năng chịu đựng cao hơn.
-Xét về tốc độ tăng của lao động trực tiếp và lao động gián tiếp cũng không chênh
lệch nhau quá lớn. Do Công ty đã thực hiện chế độ làm việc ba ca, tận dụng được công
suất công nghệ và tận dụng được lao động trực tiếp của Công ty.
- Số lao động theo trình độ đại học, cao đẳng cũng tăng lên. Điều này chứng tỏ Công
ty rất quan tâm đến việc nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên trong Công ty.
Nhìn chung tốc độ lao động trong năm vừa qua đều tăng lên, trong đó chủ yếu là tốc
độ tăng của lao động có trình độ Cao đẳng, Trung cấp và lao động trực tiếp. Như vậy,
Công ty có xu hướng tăng cường lực lượng lao động có trình độ tay nghề, đây là chủ
trương có ý nghĩa chiến lược của Công ty, vì sử dụng lao động có trình độ cao thì sẽ đem
lại hiệu quả sản xuất cao từ đó sẽ nâng cao hiệu quả kinh tế của Công ty.
Page 22
Báo cáo Thực Tập Tốt Nghiệp – Nguyễn Thị Kim Huê


Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

GVHD: TS Phạm Thị Kim Ngọc

2.2.2. Phương pháp xây dựng định mức lao động
Định mức lao động tại công ty là cơ sở để kế hoạch hoá lao động, tuyển dụng, bố trí,
tổ chức và sử dụng lao động phù hợp với công việc, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của
công ty, là cơ sở để xây dựng, đánh giá tiền lương và trả lương gắn với năng suất chất
lượng và kết quả công việc của người lao động, góp phần đưa công tác tiền lương của
công ty đi vào nề nếp. Vì là một công ty làm về lĩnh vực xây dựng nên việc tính toán thời
gian để hoàn thành được một sản phẩm là tương đối phức tạp.

2.2.3. Tình hình sử dụng thời gian lao động
- Thời gian làm việc: Mỗi tuần lao động làm việc 6 ngày. Khối văn phòng làm việc 6

ngày/ tuần. Đối với công nhân trực tiếp sản xuất, làm theo ca, mỗi ngày 3 ca ( Ca1: Từ 6h
– 14h; ca 2: từ 14h – 22 h, ca 3: từ 22h đến 6h).
Thời giờ làm thêm: Không quá 4h trong 1 ngày, 200h trong 1 năm trường hợp đặc biệt
không quá 300h trong 1 năm.
- Nghỉ hàng năm: 12 ngày phép 1 năm
- Nghỉ Lễ, Tết: Áp dụng theo Quy định chung của Bộ Luật lao động.
Lao động của công ty được chia làm 2 khối:
Khối công nhân kỹ thuật trực tiếp sản xuất : Công ty đang tổ chức sản xuất theo ca, 8h/ca,
3ca/ngày, 6 ngày/tuần, đảm bảo đáp ứng nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh, tuân thủ
theo quy định của pháp luật.
Khi có yêu cầu về tiến độ sản xuất, kinh doanh các nhân viên Công ty có trách
nhiệm làm thêm giờ (làm thêm 4h/ngày). Công ty đảm bảo quyền lợi cho người lao động
theo quy định của nhà nước và có đãi ngộ thoả đáng cho người lao động.
Khối văn phòng: Làm việc theo giờ hành chính 8h/ ngày, 44 giờ/tuần, thứ bảy và ngày
chủ nhật nghỉ.
- Sáng làm việc từ 8h đến 12h.
- Nghỉ trưa 1 tiếng
- Chiều làm việc từ 13h giờ đến 17h.
Thời gian làm việc có thể thay đổi theo mùa đông hoặc mùa hè.
Page 23
Báo cáo Thực Tập Tốt Nghiệp – Nguyễn Thị Kim Huê


Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

GVHD: TS Phạm Thị Kim Ngọc

2.2.4. Năng suất lao động
Năng suất lao động là chỉ tiêu đo lường hiệu quả sử dụng lao động, đặc trưng bởi
quan hệ so sánh giữa một chỉ tiêu đầu ra (kết quả sản xuất) với lao động để sản xuất ra nó.

Năng suất lao động là một trong những yếu tố quan trọng tác động tới sức cạnh tranh và
còn phản ánh về chất lượng người lao động - yếu tố cốt lõi của sự phát triển trong sự cạnh
tranh toàn cầu, sự phát triển của khoa học công nghệ và nền kinh tế tri thức hiện nay.
Năng suất lao động có thể đo bằng số sản phẩm, lượng giá trị sử dụng hay lượng
giá trị được tạo ra trong một đơn vị thời gian, hay đo bằng lượng thời gian lao động hao
phí để sản xuất ra một đơn vị thành phẩm. Năng suất lao động được đo bằng kết quả của
lao động (doanh thu) chia cho lượng lao động bình quân năm đã sử dụng để tạo ra kết
quả đó.

Bảng 2.7: Năng suất lao động của công ty năm 2009-2010
Năm

2009

2010

So sánh 2010/2009
Giá trị

%

Số lao động(người)

233

258

25

110,7


Tổng doanh thu

604.057.000

987.778.000

383.721.000

163,5

2.592.519

3.828.596

1.236.077

147,7

11.264.000

14.755.000

3.491.000

131

Năng suất lao
động
Lợi nhuận sau

thuế

(Nguồn: Phòng Kế Toán)
Năng suất lao động năm 2010 tăng 47,7% so với năm 2009 do Công ty đã tăng
thêm lao động và đầu tư thêm trang thiết bị và máy móc mới. Không những thế công ty
còn mở rộng thị trường và phát triển mạng lưới phân phối sản phẩm.

2.2.5. Tuyển dụng và đào tạo lao động
Page 24
Báo cáo Thực Tập Tốt Nghiệp – Nguyễn Thị Kim Huê


Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

GVHD: TS Phạm Thị Kim Ngọc

2.2.5.1. Công tác tuyển dụng
Mọi tổ chức, doanh nghiệp điều muốn có một nguồn nhân lực dồi dào, có trình độ, giàu
kinh nghiệm trong tay nghề, tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Avityco cũng vậy,
đây chính là nội lực quan trọng cho công ty đứng vững và phát triển, vậy nên việc tuyển
chọn và sử dụng lao động là hết sức cần thiết đối với sự phát triển ngày càng cao của các
doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt đòi hỏi người lao động phải
có trình độ, nhanh nhạy tiếp thu cái mới và luôn tự hoàn thiện bản thân.
Hình 2.4: Sơ đồ tuyển dụng
Xác định nhu cầu lao động
Xem xét phê duyệt nhu cầu Lao động

Thông báo tuyển dụng
Tiếp nhận kiểm tra hồ sơ


Thi,xét tuyển,phỏng vấn, kiểm tra

Báo cáo đề nghị tuyển

Thử việc, báo cáo

Kí hợp đồng
( Nguồn : phòng tổ chức hành chính)
 Tiêu chuẩn tuyển dụng của công ty:
-

Tuyển chọn con người vào làm việc phải gắn bó với đòi hỏi của công việc.
Page 25

Báo cáo Thực Tập Tốt Nghiệp – Nguyễn Thị Kim Huê


×