Tải bản đầy đủ (.doc) (75 trang)

nghiên cứu sinh thái cảnh quan để phục vụ phát triển du lịch sinh thái trên địa bản khu kinh tế cửa khẩu quốc tế cầu treo hà tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 75 trang )

PHẦN 1. GIỚI THIỆU
1.1

ĐẶT VẤN ĐÊ
Sự phát triển của công nghệ trên thế giới đã làm cho con người ngày càng xa

rời với tự nhiên. Trong cuộc sống con người luôn muốn gần gũi với tự nhiên và
khám phá điều kỳ diệu của nó. Du lịch sinh thái giúp con người hòa quyện với tự
nhiên, là nơi làm cho con người cảm nhận cuộc sống thiên nhiên, làm cho con người
gần gũi với thế giới động thực vật hơn. Du lịch sinh thái cũng làm cho con người có
ý thức bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ tài nguyên sinh thái. Vì vậy du lịch sinh thái là
một hình thức du lịch tự nhiên, có trách nhiệm, hỗ trợ cho các các mục tiêu bảo tồn
tự nhiên, các giá trị văn hóa bản địa, phát triển công đồng đem lại những nguồn lợi
kinh tế to lớn, góp phần tích cực vào phát triển du lịch và bảo vệ môi trường bền
vững.
Việt Nam là một đất nước có tiền năng rất lớn về du lịch sinh thái, bên cạnh
đó Nhà nước ta luôn có chính sách, thúc đẩy phát triển du lịch thái và bảo tồn thiên
nhiên. Theo hiệp hội Vườn Quốc Gia và Khu bảo tồn thiên nhiên Viêt Nam
(VNPPA), công bố trên webside Đến nay Việt Nam đã
có 30 Vườn Quốc Gia, hơn 70 Khu bảo tồn thiên nhiên, hàng trăm điểm du lịch
sinh thái và nhiều bãi biển đẹp được nhiều du khách trong nước cũng như nước
ngoài biết đến. Tuy nhiên du lịch sinh thái Việt Nam chưa phát huy hết tiềm năng
vốn có của nó. Một trong những nguyên nhân đó là chưa có vốn đầu tư phát triển,
quy hoạch chưa thật tốt hay là chưa có sự đầu tư, quảng bá xứng tầm và sự nghiên
cứu thích đáng.
Hà Tĩnh một tỉnh thuộc miền Trung của đất nước với tiềm năng du lịch sinh
thái mạnh mẽ. Là tỉnh có nhiều điểm du lịch sinh thái nổi tiếng, đã đi vào thơ ca
cũng như gắn liền với nhiều danh nhân thế giới cũng như các thi hào dân tộc, gắn
liền với nhiều chiến công lịch sử. Phó Chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh, Trần Minh Kỳ phát
biểu với phóng viên báo Nhân Dân là: tài nguyên thiên Hà Tĩnh là một thế mạnh
của du lịch sinh thái, với đa dạng sinh học cao, trong đó có nhiều loài động thực


vật quý hiếm và đặc hữu, có trong sách đỏ Việt Nam và có giá trị bảo tồn rất lớn.


Với một vị trí chiến lược nối liền hai miền Bắc - Nam, Hà Tĩnh có hai khu kinh tế
mở là những điểm giao lưu văn hóa, kinh tế giữa các miền, các tỉnh và các nước
Đông Nam Á cũng như các nước trên thế giới. Đó là các Cảng nước sâu Vũng Áng
với khu kinh tế Vũng Áng thuộc huyện Kỳ Anh và Cửa khẩu quốc tế khẩu Cầu
Treo với khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo thuộc huyện Hương Sơn.
Khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo – Hà Tĩnh có vị trí chiến lược quan
trọng trong phát triển kinh tế xã hội của Hà Tĩnh nói riêng và các tỉnh Bắc Trung
Bộ nói chung. Theo quốc lộ 8A, cửa khẩu quốc tế này là cửa ngõ ngắn nhất để
nước bạn Lào và các nước tiểu vùng sông Mê Công ra biển Đông giao thương với
bạn bè trên thế giới. Không chỉ là một vị trí chiến lược, mà khu kinh tế cửa khẩu
quốc tế Cầu Treo còn là một địa bàn với hệ động thực vật đa dạng và phong phú,
gồm nhiều loài động vật quý hiếm và đặc hữu có giá trị lớn về kinh tế, bảo tồn.
Khu kinh tế mở Cầu Treo có biên giới chung với vườn quốc gia Vũ Quang, nơi mà
tập trung sự đa dạng sinh học rất cao. Bên cạnh đó là một mỏ nước khoáng nóng có
giá trị quốc tế là một điểm mạnh cho sự phát triển du lịch sinh thái và sản xuất
nước khoáng. Với một vị trí chiên lược là cầu nối giữa các điểm du lịch giữa các
nước Đông Dương và các điểm du lịch trong nước, đã tạo nên các tour du lịch lâu
ngày qua các nước bạn. Tuy nhiên sự phát triển du lịch sinh thái còn là một tiềm
ẩn của khu kinh tế, còn gặp nhiều khó khăn.
Bên cạnh đó tình hình sinh thái dân cư còn sống phụ thuộc vào rừng là khá
lớn. Tình trạng khai thác tài nguyên rừng và sinh thái còn là vấn đề nan giải của
chính quyền và các nhà tổ chức. Để du lịch sinh thái ở đây phát huy hết tiền năng
vốn có của nó cần phải có những phương án được tổ chức và bàn bạc của các cơ
quan có chức năng.
Với những nét độc đáo và khó khăn đang trong công tác phát triển du lịch
sinh thái và bảo vệ tài nguyên sinh thái mà tôi thực hiện ra đề tài “ Nghiên cứu
sinh thái cảnh quan để phục vụ phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn Khu

kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo – Hà Tĩnh”


1.2

MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Phân tích cảnh quan để đề xuất phương án quản lý tài nguyên sinh thái bền

vững phục vụ cho phát triển du lịch sinh thái sinh thái trên địa bàn của khu kinh tế
cửa khẩu quốc tế Cầu Treo – Hà Tĩnh.

1.3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Phân tích đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu kinh tế cửa khẩu

quốc tế Cầu Treo.
- Phân tích tiềm năng phát triển du lịch sinh thái của khu kinh tế cửa khẩu
quốc tế Cầu Treo
- Thiết lập bản đồ các điểm du lịch sinh thái trên địa bàn khu kinh tế và các
điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
- Kiến nghị, đề xuất phương án tổ chức phát triển du lịch sinh thái và bảo vệ
tài nguyên sinh thái trên địa bàn khu kinh tế cửu khẩu quốc tế Cầu Treo – Hà Tĩnh.


2
2.1

PHẦN 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU


VÀI NÉT VÊ DU LỊCH SINH THÁI

2.1.1

Du lịch sinh thái trên thế giới
Trên toàn cầu, hằng năm có tới 800 triệu người đi du lịch. Ước tính con số

này sẽ hơn 1 tỉ vào năm 2010 và đạt 1,6 tỉ vào năm 2020. Trong đó 60% dòng
khách du lịch hiện nay có mục đích là tìm hiểu nền văn hóa khác lạ, du lịch sinh
thái, hòa mình vào thiên nhiên. Cho nên sản phẩm quan trọng của du lịch là du lịch
văn hóa, du lịch thiên nhiên.
Du lịch sinh thái đã được biết đến từ những năm đầu thập kỷ 80 của thế kỷ
XX. Những đại biểu được biết đến trong thời kỳ này phải kể đến những lĩnh vực
mà nghiên cứu của họ. Như Ceballos-Lascurain (1987) quan niệm: du lịch sinh thái
chủ yếu là đi đến các vùng thiên nhiên tương đối chưa ai đụng tới hay chưa bị ô
nhiễm với mục đích cụ thể là nghiên cứu, ngưỡng mộ, và thưởng thức phong cảnh
cùng với các loại thực vật và động vật hoang dã của nó, cũng như bất cứ biểu hiện
nào về văn hóa nào được tìm thấy… Điểm chính của du lịch sinh thái chủ yếu là
người đi du lịch sinh thái có cơ hội đắm mình vào thiên nhiên theo một cách
thưởng thức không có sẵn trong môi trường đô thị. Lĩnh vực của Elizabeth Boo
(1992) trong cuốn “Quy hoạch du lịch sinh thái cho khu bảo tồn thiên nhiên”,
Weslern (1994) thì “Du lịch sinh thái là có trách nhiệm với các khu thiên nhiên là
nơi bảo tồn môi trường và cải thiện phúc lợi cho người dân”. Còn Wallance và
Pierce (1996) là đi tới những khu vực hầu như chưa bị tác động đến với nhu cầu
học tập, thưởng ngoạn, hoặc cho các hoạt động tình nguyện. Đây là loại hình du
lịch quan tâm tới động, thực vật, địa lý, và hệ sinh thái của các khu vực tham
viếng, cũng như những người dân sống gần đó, nhu cầu của họ, văn hoá và quan hệ
của họ với vùng đất.
Một định nghĩa về du lịch sinh thái tiếp theo là của Larman và Durst (1993)
đã chỉ ra sự khác biệt về khái niệm giữa du lịch sinh thái và du lịch tự nhiên. Nhận

ra những khó khăn trong việc định nghĩa du lịch tự nhiên họ đã phải xây dựng nên
phạm vi rộng và hẹp đối với định nghĩa của nó. Về mặt nghĩa hẹp, họ nói rằng nó
liên quan tới những người điều hành những chuyến đi thiên nhiên về thiên nhiên;
tuy nhiên về nghĩa rộng thì nó áp dụng việc sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên
của du lịch, bao gồm những bãi biển và những phong cảnh làng quê.


Đến cuối những năm thập kỷ 90 thì du lịch sinh thái được sự ủng hộ và quan
tâm của nhiều tổ chức, chính phủ và nhân dân. Các tổ chức như Ceballos-lascurian,
IUCN, UNDP…và nhiều tác giả Huber Ziffer (1989) , (1993), Wight (1993), Wood
(1998), …quan tâm đặc biệt và xuất bản nhiều tài liệu.
Gần đây bản tuyên ngôn Quebec (UNEP/WTO 2002) vào cuộc họp chót của
năm du lịch quốc tế về du lịch sinh thái, đề nghị rằng 5 tiêu chí tiêu biểu được sử
dụng để định nghĩa du lịch sinh thái như là sản phẩm dựa vào tự nhiên, quản lý ảnh
hưởng tối thiểu, giáo dục môi trường, đóng góp bảo tồn và đóng góp vào cộng
đồng.
Bên cạnh đó nhiều dự án phát triển du lịch và kinh doanh, đầu tư vào du lịch
sinh thái ngày càng mở rộng. Như khu bảo tồn Annapuma ở Nepal năm 1985, với
đầu tư hơn 500 ngìn USD, khu nhà ở sinh thái Chalalan tại Bolivia, khu dự trữ
rừng mây Monteverde ở Costa Rica, Dự án bảo tồn Selous ở Tanzania, công viên
quốc gia Pilanesberg ở Nam Phi và nhiều dự án phát triển du lịch khác, với sự đầu
tư rất lớn đã thu hút hàng triệu lượt khách du lịch mỗi năm.
Tình hình du lịch trên thế giới, theo số liệu của tổ chức du lịch thế giới, năm
2002 khách du lịch quốc tế trên toàn thế giới đạt 715 triệu lượt khách. Thu nhập
khoảng 500 tỷ USD, tương đương với 6,7 - 6.8% tổng sản phẩm quốc dân trên thế
giới. Du lịch là ngành tạo nhiều việc làm và thu hút khoảng 227 triệu lao động.trực
tiếp và 9 triệu lao động gián tiếp. Theo tổ chức kinh tế thế giới WTO dự báo, năm
2010 lượng khách du lịch quốc tế trên thế giới ước tính khoảng 1.006 lượt khách.
Thu nhập từ từ du lịch lên đến 900 tỷ USD và ngành du lịch sẽ tạo thêm khoảng
150 triệu chỗ làm việc.

Khu vực Đông Á - Thái Bình Dương, du lịch các quốc gia Đông Nam Á có vị
trí quan trọng, chiếm khoảng 34% lượng khách và 38% thu nhập du lịch của toàn
khu vực. Bốn nước Asean có ngành du lịch phát triển nhất là Malaysia, Thái Lan,
Singapore và Indonesia. Những nước này đều vượt qua con số 5 triệu lượt khách
quốc một năm và thu nhập hàng tỷ đô la từ du lịch.
Ngày nay du lịch sinh thái càng được chú ý và phát triển, mặt khác nhu cầu
du lịch sinh thái càng lớn. Tổ chức UNESSCO đã tiến hành điều tra, tổ chức bình
chọn cho các danh lam thắng cảnh trên toàn thế giới. Chứng nhận cho các danh
lam thắng cảnh đẹp trên thế giới là danh lam thắng cảnh thế giới.


2.1.2

Du lịch sinh thái sinh thái Việt Nam

Trước cách mạng tháng 8 du lịch sinh thái Việt Nam đã được khai thác và
đưa vào đầu tư và phát triển. Tuy nhiên du lịch sinh thái chỉ phục vụ cho người
Pháp, nhiều công trình, địa điểm du lịch nổi tiếng đã được biết đến như Đà Lạt,
Vịnh Hạ Long…
Sau cách mạng tháng 8 năm 1945 thì nền độc lập được thành lập trên đất
nước ta. Công tác khôi phục kinh tế được tiến hành, nhiều công trình thiết kế thời
xưa được tái tạo, khôi phục các địa điểm du lịch được xây dựng lại.
Đến những năm của thập kỷ 90 đánh dấu sự khởi sắc của du lịch Việt Nam
cũng như du lịch sinh thái Việt Nam. Ngành du lịch Việt Nam đúng góp không nhỏ
một khoản thu lớn cho thu nhập GDP của đất nước. Tuy sự ra đời muộn nhưng du
lịch sinh thái của Việt Nam phát triển rất mạnh mẽ.
Thuật ngữ du lịch sinh thái xuất hiện vào giữa nhưng năm thập kỷ 90 trở lại
đây. Sau khi hình thành nó đã thu hút rất nhiều người quan tâm và thăm quan và
nghiên cứu về tài nguyên môi trường. Đến tháng 5 năm 1997 hội nghị du lịch bền
vững ở Việt Nam được Tổng cục du lịch Việt Nam tổ chức, với sự tài trợ của

Hanseidel (Cộng hòa Liên bang Đức) tài trợ, được tổ chức tại Huế, đã đề cập đến
du lịch sinh thái, du lịch với môi trường. Đặc biệt có các nhà nghiên cứu trong lĩnh
vực du lịch sinh thái, du lịch bền vững, bảo vệ môi trường của Cao Văn Sung,
Phạm Trung Lương, Đặng Huy Huỳnh…
Với sự tài trợ của Tổng cục du lịch Việt Nam, IUCN, SiDa vào tháng 9/1999
đã diễn ra hội thảo “Xây dựng chiến lược quốc gia về sự phát triển du lịch sinh
thái tại Việt Nam”. Tại hội nghị đã có nhiều tham luận đóng góp kinh nghiệm và
thực tiễn phát triển du lịch sinh thái nhiều vùng trên lãnh thổ Việt Nam. Đây là lý
luận cho phát triển du lịch sinh thái Việt Nam.
Du lịch sinh thái Việt Nam càng ngày càng khởi sắc. Khi mà các danh lam
thắng cảnh Việt Nam được UNESSCO cộng nhận là các danh lam thắng cảnh thế
giới. Một trong đó là Vịnh Hạ Long (1994), Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng
(2003) và một số di sản văn hóa được UNESSCO công nhận là di sản văn hóa thế
giới. Mới đây nhiều cảnh quan, thắng cảnh được Việt Nam đề cử với UNESSCO
công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. Đây là một tiềm năng lợi thế cho du lịch
sinh nói chung và du lịch sinh thái nói riêng của Việt Nam phát triển, sánh vai


cùng du lịch sinh thái thế giới. Bên cạnh đó Nhà nước ta cũng thành lập nhiều
vườn Quốc gia, nhiều khu bảo tồn thiên nhằm bảo tồn đa dạng sinh học và phát
triển du lịch sinh thái. Hiện nay du lịch sinh thái Việt Nam phát triển trên toàn
lãnh thổ, nhiều nơi hình thành các điểm du lịch nổi tiếng.
Nhìn chung càng về sau thì du lịch sinh thái càng được quan tâm và phát
triển, và có nhiều quan điểm, khái niệm để làm rõ chính xác cụm từ du lịch sinh
thái để phát triển du lịch sinh thái một cách đúng nghĩa của nó. Trên thế giới cũng
như ở Việt Nam thì khách du lịch ngày càng nhiều, đặc biệt là khách đi du lịch
sinh thái. Vì vậy sự đầu tư vào lĩnh vực du lịch sinh thái cũng gia tăng, đây chính
là một điểm tốt cho sự phát triển du lịch sinh thái. Tuy nhiên du lịch sinh thái cần
chú ý đến môi trường sinh và phát triển cộng đồng.


2.2
KHÁI NIỆM VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA DU LỊCH SINH
THÁI, BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
2.2.1

Khái niêm

Năm 1991, đã xuất hiện khái niệm về Du lịch sinh thái. "Du lịch sinh thái là
loại hình du lịch diễn ra trong các vùng có hệ sinh thái tự nhiên còn bảo tồn khá tốt
nhằm mục tiêu nghiên cứu, chiêm ngưỡng, thưởng thức phong cảnh, động thực vật
cũng như các giá trị văn hoá hiện hữu" (Boo, 1991).
Nhưng gần đây, người ta cho rằng nội dung căn bản của Du lịch sinh thái là
tập trung vào mức độ trách nhiệm của con người đối với môi trường. Quan điểm
thụ động cho rằng Du lịch sinh thái là du lịch hạn chế tối đa các suy thoái môi
trường do du lịch tạo ra, là sự ngăn ngừa các tác động tiêu cực lên sinh thái, văn
hoá và thẩm mỹ. Quan điểm chủ động cho rằng Du lịch sinh thái còn phải đóng
góp vào quản lý bền vững môi trường lãnh thổ du lịch và phải quan tâm đến quyền
lợi của nhân dân địa phương. Do đó, người ta đã đưa ra một khái niệm mới tương
đối đầy đủ hơn: "Du lịch sinh thái là du lịch có trách nhiệm với các khu thiên nhiên
là nơi bảo tồn môi trường và cải thiện phúc lợi cho nhân dân địa phương". Một
khái niêm cũng được quan tâm nhiều là khái niệm của David A.Fennell (2002) đó
là “Du lịch sinh thái là một dạng bền vững của du lịch dựa vào nguồn tài nguyên
thiên nhiên, chú trọng chủ yếu vào việc trải nghiệm và học hỏi từ tự nhiên, được
quản lý một cách đúng mực để giảm thiểu tác động, không tiêu thụ sản phẩm từ tự
nhiên và có định hướng vào địa phương (trong việc quản lý, lợi ích, và quy mô).


Một cách điển hình thì loại hình du lịch này diễn ra tại khu vực tự nhiên, và nên
đóng góp vào quá trình bảo vệ và bảo tồn những khu vực đó.”
Một số định nghĩa khác được đề cập đến:

- Du lịch sinh thái là du lịch mà chủ yếu là đi đến những vùng thiên nhiên
tương đối chưa ai đụng tới hay chưa bị ô nhiễm với mục đích cụ thể là nghiên cứu,
ngưỡng mộ, và thưởng thức phong cảnh cùng với các loại thực vật và động vật
hoang dã của nó, cũng như bất cứ biểu hiện về văn hóa nào (cả quá khứ lẫn hiện
tại) được tìm thấy trong các vùng này…Điểm chính yếu là người đi du lịch sinh
thái có cơ hội đắm mình vào thiên nhiên theo một cách thức thường không có sẵn
trong môi trường đô thị.
- Du lịch sinh thái là một cuộc du lịch có trách nhiệm đến những vùng thiên
nhiên mà bảo tồn môi trường và duy trì bền vững phúc lợi của nhân dân địa
phương (Hội du lịch Sinh thái).
- Du lịch sinh thái là một trải nghiệm du lịch thiên nhiên mang lại thông tin
bổ ích mà góp phần vào việc bảo tồn hệ thống sinh thái, trong khi đó tôn trọng tình
trạng nguyên vẹn của các cộng đồng chủ nhà (Hội đồng Tư vấn Môi trường
Canada).
- Du lịch sinh thái là đi du lịch đến những vùng hoang sơ, dễ bị hư hại và
thường được bảo vệ mà cố gắng gây ra tác động rất thấp và có qui mô nhỏ. Nó
giúp giáo dục người đi du lịch; cung cấp nguồn quỹ cho việc bảo tồn; trực tiếp làm
lợi cho việc phát triển kinh tế và việc trao quyền về chính trị của các cộng đồng địa
phương; và thúc đẩy sự tôn trọng đối với các nền văn hóa khác nhau và các quyền
của con người (Martha Honey – giám đốc chương trình An ninh và Hòa bình tại
Viện Nghiên cứu về Chính sách).
Theo luật du lịch Việt Nam thì du lịch sinh thái là hình thức du lịch dựa vào
thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương với sự tham gia của cộng đồng
nhằm phát triển bền vững.
Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử văn hoá, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác
có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành
các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch.


- Tài nguyên du lịch phải được bảo vệ, tôn tạo và khai thác hợp lý để phát

huy hiệu quả sử dụng và bảo đảm phát triển du lịch bền vững.
- Nhà nước thống nhất quản lý tài nguyên du lịch trong phạm vi cả nước, có
chính sách và biện pháp để bảo vệ, tôn tạo và khai thác hợp lý tài nguyên du lịch.
Tóm lại, nhiều công trình nghiên cứu, nhiều công trình khảo nghiệm chỉ rõ
rằng du lịch sinh thái là sự thăm quan, chiễm ngưỡng, thưởng thức phong cảnh, hệ
động thực vật do thiên nhiên đưa lại. Bên cạnh đó du lịch sinh thái cần phải quan
tâm tới sự tồn tại và phát triển của môi trường sinh thái, tài nguyên thiên nhiên,
phát triển cộng đồng. Du lịch sinh thái là sự kết hợp giữa các yếu tố tự nhiên và xã
hội, không những phục vụ riêng cho người thăm quan du lịch mà còn phải phục vụ
lợi ích của cộng đồng và bảo tồn thiên nhiên. Như vậy du lịch sinh thái được quan
tâm của nhất nhiều tổ chức và các nhà nghiên cứu. Nhiều khái niệm, định nghĩa đã
được đưa ra nhằm làm tốt hơn công tác phát triển du lịch sinh thái, và phát triển du
lịch sinh thái đúng với ý nghĩa của nó. Đây chính là những căn cứ đầu tiên cho sự
phát triển du lịch sinh, cũng như phát triển du lịch một cách bền vững. Khái niệm
du lịch sinh thái là rất nhiều và có nhiều ý nghĩa khac nhau. Mỗi vùng có một quan
niệm du lịch sinh thái khác nhau, cũng như tài nguyên thiên nhiên phục vụ trong du
lịch sinh thái khác nhau. Vì vậy mỗi người tham gia vào du lịch sinh thái cần có sự
hiểu biết chung về du lịch sinh thái, đặc biệt cần có hiểu biết sâu về tài nguyên,
môi trường, cũng như dân sinh mà nơi mình tham gia du lịch sinh thái.

2.2.2

Cơ sở của du lịch sinh thái và bảo vệ môi trường

2.2.2.1 Cơ sở lý luận
Từ khi du lịch sinh thái xuất hiện như một khái niệm vào cuối thập niên 1960,
nhiều nhóm khác biết nhau đã ca ngợi du lịch sinh thái là một phương cách thúc
đẩy phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Những người cỗ vũ du lịch sinh thái
bao gồm các nhà bảo vệ môi trường, chính phủ các quốc gia đang phát triển, các
nhà điều hành tuor du lịch, những người ủng hộ các dân tộc bản địa và những tổ

chức phi chính phủ (NGO). Thoạt nhìn sự hấp dẫn của phát triển và tính bền vững
có vẻ hiển nhiên. Nhưng sự hấp dẫn “hiển nhiên” này che dấu sự bất đồng ý kiến
về vấn đề du lịch sinh thái là gì và những gì không phải là du lịch sinh thái, và về
lợi ích và chi phí tương đối của các chương trình khác nhau. Vì thế bất kỳ cuộc
thảo luận nào về du lịch sinh tháicũng phải bắt đầu bằng việc mô tả và phân tích.


Trên cơ sở này nhiều công trình, kế hoạch tổ du lịch sinh thía đều phải đưa ra thảo
luận và thông qua pháp luận. Để có được một cơ sở cho du lịch sinh thái cần phải
tìm hiểu dân sinh kinh tế, điều kiện tự nhiên và các vấn đề liên quan tới cảnh quan,
môi trường sinh thái.
Trên cơ sở tổ chức du lịch sinh thái bền vững, bảo vệ được môi trừơng và anh
ninh quốc phòng nước ta đã ban hành nhiều văn bản luật dành riêng cho du lịch và
bảo vệ môi trường. Một số văn bản pháp luật về du lịch và cơ sở lý luận cho sự
phát triển du lịch trong giai đoạn này là:
- Nghị quyết 63/HĐBT năm 1987 về việc đẩy mạnh việc đẩy mạnh hoạt
động du lịch và chấn chỉnh tổ chức quản lý công tác du lịch làm cho Việt Nam có
một cách nhìn mới về du lịch.
- Nghị định số 119/HĐBT năm 1990 về việc thành lập tổng công ty du lịch
Việt Nam, đưa du lịch Việt Nam lên một tầm mới, trong đó du lịch sinh thái là một
lĩnh được quan tâm nhiều.
- Nghị quyết số 45/CP của Chính Phủ năm 1993 về việc đổi mới quản lý và
phát triển du lịch.
- Nghị định số 39/2000/NĐ-CP về cơ sở lưu trú du lịch liên quan tới cá nhân
trong nước và ngoài nước có các hình thức đi du lịch, kinh doanh đầu tư du lịch.
Nghị định này là cơ sở pháp lý lưu trú cho khách du lịch cũng như các nhà đầu tư
vào du lịch tại Việt Nam.
- Luật số 44/2005/QH11 giải ngữ rõ về các thuật ngữ như: du lịch, tài
nguyên du lịch, khách du lịch, dịch vụ du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch…Và
quy định rõ quyền hạn của người tham gia kinh doanh, đầu tư vào du lịch cũng

như người quyền và nghĩa vụ của khách du lịch. Luật còn quy định nguyên tắc,
quy hoạch phát triển du lịch….
- Nghị định 149/2007/ NĐ-CP năm 2007 của chính phủ về xử phạt hành chính
trong lĩnh vực du lịch.
- Tỉnh uỷ Hà tĩnh ban hành nghị quyết 02 về phát triển Dịch vụ - Thương mại Du lịch, ngày 13 - 9 - 1999 về định hướng phát triển Du lịch Hà tĩnh trong những năm
tới. Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành một số chính sách về phát triển du
lịch.


- Quyết định số 40/2005/QĐ/UB-TM1 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh về
việc điều chỉnh quy hoạch tổnh thể phát triển du lịch.
- Một số quyết định về phát triển du lịch sinh thái ở một số vùng trọng điểm
như khu bảo tồn thiên Hồ Kẻ Gỗ, vườn quốc gia Vũ Quang, quyết định xây dựng
khu du lịch biển Thiên Cầm, Thạch Hải, Vũng Áng…
- Đặc biệt là quyết định 177/1998/QĐ/TTg của Chính Phủ về việc áp dụng thí
điểm một số chính sách khu vực cửa khẩu quốc tế Cầu Treo,tỉnh Hà Tĩnh. Nay ban
hành quyết định 162/2007/QĐ-TTg của thủ tướng Chính Phủ về quy chế hoạt động
khu kinh tế quốc tế Cầu Treo, tỉnh Hà Tĩnh. Quyết định 162 đã quy định một số
chính sách và ưu đãi áp dụng cho kinh tế, đây là cơ sở cho sự phát triển kinh tế nói
chung và phát triển du lịch tại đây nói riêng.
Ngoài ra còn nhiều nghị quyết và nghị định quy định và nghị quyết của có
liên quan đến phát triển du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói riêng. Là cơ sở
để cho ngành du lịch phát triển, có định hướng và bền vững lâu dài. Mặt khác còn
văn bản pháp luật quy định về bảo vệ môi trường là cơ sở pháp lý để phát triển du
lịch sinh thái kèm theo bảo vệ môi trường sinh thái bền vững, không gây ô nhiễm
môi trường. Như luật bảo vệ môi trường năm 2005 và cùng nhiều pháp lệnh, nghị
quyết, nghị định đã được thông qua nhằm bảo vệ môi trường trong sạch và tài
nguyên bền vững. Sự kết hợp giữa luật bảo vệ môi trường và luật du lịch là cơ sở
lý luận cho ngành du lịch phát triển một cách bền vững, lâu dài, đặc biệt là du lịch
sinh thái.

Du lịch sinh thái là loại hình du lịch có liên quan rất lớn đến tài nguyên sinh
thái và môi trường. Vì vậy các nhà kinh doanh du lịch cũng như khách du lịch cần
phải tôn trọng nhưngc gì mà thiên nhiên ban tặng và biết cách bảo vệ và phát triển
nó.

2.2.2.2 Cơ sở thực tiễn
Trong quá trình phát triển của đất nước thì du lịch là một ngành cần phải chú
trọng. Phát triển du lịch sinh thái có nhiều lợi ích, người dân được hưởng rất nhiều
phúc lợi. Không những du lịch sinh thái không chỉ dựa vào cảnh quan để kinh
doanh mà phát triển du lịch có thể kéo theo nhiều ngành khác phát triển.


Hiện nay Việt Nam có nhiều điểm du lịch nổi tiếng, nó không chỉ biết đến bởi
các du khách trong nước mà ngày càng thu hút du khách đến từ nước ngoài. Khu
kinh tế là một điểm đến rất có nhiều tiềm năng với nhiều chính sách ưu đãi của nhà
nước.
Du lịch sinh thái thường được hình thành và phát triển tại những khu vực có
hệ sinh thái điển hình. Vì thế các tổ chức du lịch sinh thái rất phức tạp bởi tính
nhảy cảm về môi trường sinh thái, về vấn đề bảo tồn và phát triển bền vững của
khu vực đó. Vì vậy phát triển du lịch sinh thái phải nghiên cứu và chuẩn bị về các
mặt: tài nguyên du lịch, ngành du lịch, khách du lịch, điều kiện kinh tế xã hôi, đặc
điểm dân cư, hạ tầng kỹ thuật, cơ chế chính sách, các nguyên tác và yêu cầu cơ
bản của du lịch sinh thái, mối liên hệ vùng, nguyên tắc phân vùng hoạt động du
lịch và sức chứa của điểm du lịch. Đây là những cơ sở thực tiễn mà các điểm du
lịch cần có để phát triển du lịch sinh thái tốt nhất.

2.2.2.3 Một số yếu tố cần chú ý khi phát triển du lịch sinh thái
Du lịch sinh thái là ngành kinh tế tổng hợp mang lại hiệu quả về nhiều mặt,
phát triển du lịch sinh thái có lợi ích phục vụ văn hóa, kinh tế lẫn bảo vệ tài
nguyên sinh thái. Vì vậy để phát triển du lịch sinh thái bền vững, cần phải nắm

được các nguyên tắc cơ bản của nó. Các nhà nghiên cứu về du lịch sinh thái đã đưa
ra một số nguyên tắc cơ và yêu cầu cơ bản của nó. Theo nghiên cứu của tiến sĩ
Trần Thị Mai trong nghiên cứu về du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng năm 2005
thì tiến sĩ đã đưa ra một số nguyên tắc cơ bản và yêu cầu của du lịch sinh thái như
sau:
- Những nguyên tắc cơ bản của du lịch sinh thái:
- Có các hoạt động giáo dục và diễn giãi nhằm nâng cao hiểu biết về môi
trường và ý thứctham gia vào các nỗ lực bảo tồn.
- Bảo tồn môi trường và duy trì hệ sinh thái
- Bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc văn hóa cộng đồng
- Hỗ trợ kinh tế địa phương, tọa thêm những lợi ích kinh tế lâu dài cho cộng
đồng địa phương, những người có quyền làm chủ trong phát triển và trong các
hoạch định dự.


Những yêu cầu cơ bản để phát triển du lịch sinh thái để phát triển bền vững
du lịch sinh thái cần phải đảm bảo một số yêu cầu sau;
- Tồn tại hệ sinh thái điển hình với tính đa dạng sinh học
- Đảm bảo khả năng, giáo dục, nâng hiểu biết cho khách du lịch sinh thái và
người điều hành du lịch sinh thái phải tuân thủ các nguyên tắc có sự tác động chặt
chẽ với các khu tự nhiên và cộng đồng địa phương
- Đảm bảo tính công bằng trong chia sẻ lợi ích du lịch sinh thái với cộng
đồng địa phương
- Có sự tuân thủ chặt chẽ các quy định về sức chứa theo mặt vật lý, sinh
học, tâm lý học.
Cơ sở thực lý luận, cơ sở thực tiễn cũng như các nguyên tắc và yêu cầu cơ
bản để phát triển du lịch sinh thái có ảnh hưởng trực tiếp đến việc duy trì và phát
triển du lịch sinh thái. Theo các cơ sở này các chủ thể tham gia vào du lịch sinh
thái điều chế được hành vi của mình khi tham qua du lịch sinh thái, cũng như định
hướng cho mình một hướng đi một hình thức kinh doang du lịch sinh thái có hiệu

quả và bền vững. Trên cơ sở đó các nhà đầu tư kinh doanh vào du lịch sinh xây
dựng định hướng phát triển du lịch sinh thái phục một cách hợp lý.
Tuy nhiên mỗi vùng có mỗi điều kiện khác nhau, có một hình có các phong
tục tập quán khác nhau cũng như những khó khăn và thuận lợ riêng. Nên du lịch
sinh thái không thể dựa trên những cơ sở những nguyên tắc chung, những lý luận
chung để xây dựng, phát triển du lịch sinh thái. Cũng như Khu kinh tế cửa khẩu
Cầu Treo có một hệ thống du lịch sinh thái không giống với các vùng du lịch sinh
thái khác với mọi vùng, điều kiện sinh thái nhân văn cũng khác. Vì vậy các nhà
quy hoạch đầu tư cần hiểu sau về điều kiện tự nhiên cũng như dân sinh kinh tế để
phát triển du lịch sinh thái một cách bền vững.


3

PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

3.1

Nghiên cứu sinh thái cảnh quan để phát triễn du lịch sinh thái trên địa bàn khu
kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, bao gồm địa bàn thị trấn Tây Sơn, xã Sơn Tây,
xã Sơn Kim I và xã Sơn Kim II thuộc huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Ngoài ra
còn nghiên cứu các vấn đề liên đến phát triển du lịch sinh thái trên khu kinh tế,
trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.

3.2

PHẠM VI NGHIÊN CỨU


3.2.1

Phạm vi thời gian

Đề tài nghiên cứu sinh thái cảnh quan quan phục vụ cho phát triển du lịch
sinh thái và bảo vệ môi trường trên địa bàn khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo.
Thời gian thực hiện từ ngày 4 tháng 1 năm 2009 đến ngày 10 tháng 6 năm 2009.

3.2.2

Phạm vi không gian

Đề tài được thực hiện và nghiên cứu trên địa bàn khu kinh tế cửa khẩu quốc tế
Cầu Treo, nằm phía tây bắc huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Gồm 3 xã và 1 thị trấn,
đó là xã Sơn Kim I, Sơn Kim II, Sơn Tây và thị trấn Tây Sơn. Có tọa độ địa lý là:
- Từ 18o15' đến 18o32' độ vĩ Bắc
- Từ 105o6' đến 105o23' độ kinh Đông

3.3

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Điều kiện tự nhiên của khu kinh tế ảnh hưởng tới sự phát triển du lịch sinh

thái trên địa bàn
- Tình hình kinh tế xã hội, dân sinh và tác động của nó tới sự phát triển du
lịch sinh thái của khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo.
- Tìm hiểu tình hình du lịch sinh thái của Hà Tĩnh
- Các điểm du lịch đáng chú ý tại Hà Tĩnh
- Các tuor du lịch từ du lịch khu kinh tế cửa khẩu quốc tế cầu treo đến các
điểm du lịch khác



- Tiềm năng du lịch của khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo
- Các chính sách ưu đãi có ảnh hưởng đến kinh doanh phát triển du lịch sinh
thái trên địa bàn.
- Nguồn lợi mà người dân được khi phát triển du lịch sinh thái
- Tình hình bảo vệ tài nguyên sinh thái tại khu kinh tế cửa khẩu quốc tế cửa
khẩu cầu treo.
- Kiến nghị và đề xuất phương pháp bảo vệ tài nguyên rừng nói riêng và tài
nguyên sinh thái nói chung trên địa bàn khu kinh tế.

3.4

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4.1

Phương pháp điều tra, thu thập số liệu, tài liệu

Các tài liệu, số liệu cần điều tra, thu thập trong đề tài là:
- Các tài liệu, số về điều kiện tự nhiên khu kinh tế
- Các tài liệu, số liệu về điều kiện kinh tế xã hội của địa bàn
- Các loại bản đồ về sử dụng đất, các điểm du lịch sinh thái
- Các số liệu, tài liệu về tiềm năng phát triển du lịch sinh thái của tỉnh Hà
Tĩnh nói chung và của khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo nói riêng.
- Các tài liệu số liệu về nhu cầu phát triển du lịch sinh thái của người dân địa
bàn.
- Các văn bản pháp luật liên quan đến phát triển du lịch sinh thái cũng như
các văn bản về bảo vệ môi trường.


3.4.2

Phương pháp phỏng vấn trực tiếp, gián tiếp

Trong quá trình thu thập số liệu, tài liệu thì phương pháp này được áp dụng
chủ yếu nhằm bổ sung cho các thông tin có liên quan đến điều kiện tự nhiên, kinh
tế xã hội, các thông tin liên quan đến tiềm năng, nhu cầu phát triển du lịch sinh
thái cũng như các thông tin liên quán đến bảo vệ môi trường. Những thông tin này
không theo bảng biểu hay phiếu điều tra mà tuỳ thuộc vào từng chuyên đề, đối
tượng, điều kiện, thông tin cụ thể nhằm chỉnh lý bổ sung cho số liệu, tài liệu, thông
tin thu thập được thông qua điều tra, thu thập số liệu, tài liệu.


3.4.3

Phương pháp tổng hợp, phân tích tài liệu số liệu

Trên cơ sở những thông tin, tài liệu, số liệu thu thập được để tiến hành tổng
hợp phân tích, lựa chọn thông tin phù hợp với nội dung đề tài.
Thông tin được tổnh hợp theo hướng sau:
- Phân loại tài liệu, số liệu theo nội dung cụ thể của thông tin
- Chọn lọc thông tin qua các thời kỳ
- Sắp xếp, lựa chọn thông theo từng chuyên đề cụ thể.
- Sử dụng các phần mềm xử lý hệ thống thông tin địa lý Acrview và Mapinfor
để tiến hành nắn, vẽ bản đồ
Việc tiến hành phân tích các tài liệu, số liệu được thực hiện thông qua các
bảng biểu tổng hợp.
Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp so sánh, kế thừa.



4

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1

ĐIÊU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TÊ – XÃ HỘI

4.1.1

Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1 Vị trí địa lý
Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo là một lãnh thổ nằm ở phía Tây Bắc
huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.
Có tọa độ địa lý như sau:
- Từ 18o15' đến 18o32' độ vĩ Bắc
- Từ 105o6' đến 105o23' độ kinh Đông
Lãnh thổ khu kinh tế cửa khẩu Cầu treo bao gồm Xã Sơn Tây, Thị trấn Tây
Sơn, Xã Sơn Kim 1 và xã Sơn Kim 2 thuộc huyện Hưong Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.
Ranh giới của khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo được xác định bởi:
- Phía Bắc giáp xã Sơn Hồng, xã Sơn Lĩnh, huyên Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh
- Phía Nam giáp huyện Vũ Quuang, tỉnh Hà Tĩnh
- Phía Đông giáp xã Sơn Diệm, xã Sơn Hàm, huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà
Tĩnh.
- Phía Tây giáp Nước cộng hoà dân chủ nhân dân Lào.
Như vậy vị trí địa lý của Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo nằm ở phía
Tây Bắc tỉnh Hà Tĩnh, thuộc vùng núi Bắc Trường Sơn. Là một địa bàn có biên
giới chung với nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.



Bản đồ 1. Bản đồ vị trí địa lý khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo – Hà
Tĩnh


4.1.1.2 Điạ hình thổ nhưỡng
Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo là một địa bàn nằm ở đầu nguồn sông
Ngàn Phố thuộc vùng núi thấp và trung bình, độ cao trung bình 500m, có nhiều
đỉnh núi cao trên 1000m thuộc dãy núi Trường Sơn. Địa hình lòng chảo thấp dần từ
hướng Tây Bắc xuống Đông Nam, địa hình được phân thành nhiều vùng rõ rệt.
Nhìn chung địa hình rất phức tạp, chia cắt mạnh, hệ thống sông suối lớn lại dốc do
vậy ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông lâm nghiệp và giao thông đi lại lhó khăn.
- Đất ven sông suối loại đất này tầng đất dày nhiều đá lẫn ở độ cao 50-100m,
độ dốc dưới 10o thích hợp với cho sản xuất nông nghiệp, cây công nghiệp và cây ăn
quả.
- Đất Feralit đỏ vàng chiếm khoảng 50% diện tích, tầng đất dày nhiều mùn,
độ ẩm cao, cây rừng sinh trưởng và phát triển tốt, rừng giàu trữ lượng.
- Đất Feralit nâu vàng phân bố ở độ cao trên 700 m tầng đất mỏng, nhiều đá
nổi, tầng mùn thô, tầng thảm khô dày.
Tóm lại địa hình của chủ yếu là địa hình cao, nhiều đối núi, thổ những chủ
yếu là đát Feralit là chủ yếu. Với địa hình, thổ nhưỡng này thì chủ yếu phù hợp với
sản xuất lâm nghiệp và trồng cây ăn quả lâu năm. Vì vậy đây là một vấn đề mà
các cơ quan, chính quyền và các nhà đầu tư lâm nghiệp cần chú trọng.

4.1.1.3 Khí hậu
Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió
mùa, thời tiết phân ra hai mùa rõ rệt.
- Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mùa này thời tiết lạnh, hanh, ít
mưa.
- Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 trong năm, mùa này ẩm, nắng, mưa nhiều.

Chế độ nhiệt
- Nhiệt độ bình quân trong năm 26oC
- Nhiệt độ thấp nhất từ 6,5 - 8,5oC
- Nhiệt độ cao nhất từ 41,5 - 43,5oC
- Nhiệt độ thấp nhất thường nằm từ tháng 12 năm trước đến tháng 3 năm sau.


- Nhiệt độ cao nhất nằm trong nằm từ tháng 5 đến tháng 9 trong năm.

Lượng mưa:
- Lượng mưa bình quân năm 1650 mm
- Lượng mưa ngày lớn nhất 320 mm
- Số ngày mưa trong năm 152 ngày
- Mưa tập trung vào tháng 6 đến tháng 10 trong năm
Độ ẩm không khí
- Độ ẩm bình quân 85%
- Độ ẩm cao nhất trong năm 93%
- Độ ẩm thấp nhất trong năm 50%
Chế độ bốc hơi:
Trung bình 700mm - 800mm
Do đặc điểm của địa hình địa mạo cho nên đã chi phối điều kiện khí hậu trong
khu vực. Do vậy từ tháng 3 đến tháng 6 thường bị hạn hán, mưa tập trung vào một
số tháng, lượng mưa lại lớn do vậy thường gây ra lũ lụt làm ảnh hưởng đến sản
xuất nông lâm nghiệp và giao thông lại.
Chế độ gió:
Khu vực có 3 loại gió chính đó là:
- Gió mùa Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, thời tiết lạnh, có mưa
phùn.
- Gió mùa Tây Nam (gió Lào) từ tháng 6 đến tháng 8, đây là loại gió nóng
xuất hiện trong mùa hè làm làm bốc hơi nước nhanh, khí hậu khô, do vậy làm ảnh

hưởng đến sản xuất nông lâm nghiệp và sức khoẻ con người.
- Gió mùa Đông Nam từ tháng 4 đến tháng 10 trong năm. Loại gió này thổi
từ biển vào mang theo mưa lớn, vì vậy thường gây lũ lụt.
Ngoài ra khu vực còn chịu ảnh hưởng của gió bão xuất hiện vào tháng 8 đến
tháng 10 trong năm.


Nhìn chung khí hậu ở đây khá khắc nhiệt bởi sự có mặt của gió phơn Tây
Nam, là loại gió có ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của người dân trên địa
bàn. Mặt khác vào mua hè trời lại rất nóng với nhiệt độ cao, mùa đông trời lạnh,
nhiệt độ xuống thấp vì vậy nó ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt của người dân.

4.1.1.4 Thuỷ văn
Trên địa bàn khu kinh tế có nhiều sông suối, với độ dốc khá lớn, thường
xuyên có nước.
- Sông Ngàn Phố là con sông lớn chảy qua địa bàn khu kinh tế với lưu lượng
nước khá lớn, được tập trung nước từ các con sông khác và nhiều khe, suối. Một số
sông như sông Giao Àn nằm giữa ranh giới 2 xã Sơn Kim I và Sơn Kim II dài 11
km, sông Giao Bùn thuộc Sơn Kim II có chiều dài 5 km, sông Tre thuộc Sơn Kim II
và một phần hạ nguồn thuộc Sơn Tây có chiều dài 16 km.
Ngoài ra còn một hệ thống suối khá dày đặc, có khoảng trên 25 con suối lơn
nhỏ.
- Suối Rào Qua có chiều dài 15km, chảy từ Ngã Đôi đến sông Ngàn Phố, với
2/3 hạ lưu có nước lớn vì vậy có khả năng vận chuyển bằng giao thông đường thuỷ
- Suối Rào Mắc chiều dài khoảng 17 km quanh năm có nước
- Suối Rào Àn chiều dài 10 km, quanh năm có nước, khoảng 2/3 hạ lưu có thể
vận chuyển và giao thông đường thuỷ
- Suối nước Sốt chiều dài 10 km, quanh năm có nước nhưng có nhiều đá lớn,
lởm chởm nên không thể vận chuyển bằng đường thuỷ.
- Suối Giao An chiều dài 12 km thường chỉ có nước vào các tháng có nhiều

mưa, vào mùa hè thường ít nước.
- Suối Khe Tre chiều dài 14 km thường xuyên có nước, tuy nhiên quanh co
nhiêu gấp khúc.
Ngoài ra còn nhiều suối khác như Giao Bún, Khú Mắc, Xì Lồi, suối Nàn
Nằng, suối Đá Liếp, suối Nước Lạnh, suối Bò Rạt, suối Con Khỉ, suối Trưng, hồ
Cây Du… và nhiều suối và khe đá khác.
Tóm lại khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo là một địa bàn có hệ thống
thủy hệ khá dày đặc. Tuy nhiên chỉ có một con sông có lưu lượng nước khá lớn đó
là sông ngàn phố, còn hầu hết là các suối có lưu lượng nước không đều. Với sự
xuất hiện của một phơn Tây Nam, và lượng mưa trong năm không đồng đều nên
tạo nên hệ thống sông suối có có lưu lượng nước không đều. Vào mùa mưa do địa


hình dốc, lượng nước trên các sông suối là rất lớn, lại chảy xiết. Tuy nhiên vào
mùa hè do có gió phơn Tây Nam nên lượng nước bốc hơi rất lớn nhiều suối không
có nước. Vào mùa này một số người dân thiếu nước để sinh hoạt, đặc biệt là khu

vực vùng núi cao, không gần hệ thống sông suối.

Bản đồ 2. Bản đồ hệ thống sông suôi khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo –
Hà Tĩnh


4.1.2

Tình hình kinh tế xã hội

4.1.2.1 Tình hình đất đai
Theo thống kê của phòng tài nguyên và môi trường thuộc Ban quản lý khu
kinh tế quốc tế Cầu Treo thì tổng diện tích tự nhiên của khu kinh tê quốc tế Cầu

Treo là 56641,68 ha. Và đã thống kê ra các hạnh mục sử dụng đất theo bảng 1 tuy
nhiên số liệu này còn nhiều biến động. Do khu kinh tế cửa khửa khẩu quốc tế Cầu
Treo là một khu kinh tế mới, hiện tại đang có nhiều công công trình đang xây
dựng, nhiều công ty mới thành lập và tình dân cư vẫn chưa ổn định vì vậy tình
hình sử dụng đất còn nhiều biên động. Đặc biệt là đất Lâm nghiệp hiện nay còn
chuyển đổi mạnh do sự chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, đất đồi núi trọc sang
trồng rừng, một số rừng tự nhiên được quy hoạch vảo bảo tồn và du lịch sinh thái.
Qua số liệu điều tra tại bảng 1 tổng diện tích đất nông nghiệp 53114,83 ha
chiếm 93,77 %. Đây là một con số cực lớn, tuy nhiên diện tích đất sản xuất nông
nghiệp khá nhỏ, đất sản xuất nông nghiệp 1974,64 ha chỉ chiếm 3,488 % mà chủ
yêu là đất sản xuất lâm nghiệp 5 1140,19 ha chiếm 90,283 %.
Như vậy trên địa bàn chủ yếu là sản xuất lâm nghiệp, rừng chủ yếu là rừng
phòng hộ và rừng sản xuất, rừng đặc dụng chỉ có một phần nhưng thuộc quản lý
của khu bảo tồn thiên nhiên Vũ Quang. Sản xuất lúa nước tập trung vào các phần
đất ven sông suối chiếm một tỷ lệ rất ít. Ngoài ra sản xuất nông nghiệp còn tập vào
trồng cây lâu năm, trong khi đó nông nghiệp sản xuất lúa nước và rau màu rất ít,
một số diên tích chỉ trồng được một mùa. Đây là một yếu tố làm ảnh hưởng rất lớn
điều kiện sống của người dân, nhiều hộ không có đất làm nông nghiệp, đặc biệt là
những cư dân ở sống trên sông ngàn phố mới định cư sau này. Bảng 1 thể hiện cơ
cấu sử đất và tình hình sử đất của khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo.


Bảng 1. Tình hình sử đất của khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo – Hà Tĩnh
năm 2008

TT

Chỉ tiêu




Tổng diện tích tự nhiên

Diện tích
(ha)

Cơ cấu
(%)

56641,68

100

I

Đất nông nghiệp

NNP

53114,83

93,77

1.1

Đất sản xuất nông nghiệp

SXN

1974,64


3.488

1.1.1

Đất trồng cây hàng năm

CHN

164,55

0.291

1.1.1.1

Đất trồng lúa

LUA

54,85

0.097

HNK

109,70

0.194

1.1.1.2


Đất trồng cây hàng năm
khác

1.1.2

Đất trồng cây lâu năm

CLN

1810,09

3.196

1.2

Đất lâm nghiệp

LNP

51140,19

90.283

1.2.1

Rừng sản xuất

RSX


24014,56

42.395

1.2.2

Rừng phòng hộ

RPH

16967,02

39.466

1.2.3

Rừng đặc dụng

RĐD

10158,61

8.422

II

Đất phi nông nghiệp

PNN


1050,55

1,86

2.

Đất ở

OTC

159,54

0.282

2.2

Đất chuyên dùng

CDG

641,08

1.131

2.3

Đất tôn giáo, tín ngưỡng

TTN


2,60

0.005

2.4

Đất nghĩa trang, nghĩa địa

NTD

29,77

0.053

2.5

Đất sông suối và mặt nước

SMN

217,56

0.384

III

Đất chưa sử dụng

CSD


2476,30

4,37


3.1

Đất bằng chưa sử dụng

BCS

927,22

1.636

3.2

Đất đồi núi chưa sử dụng

DCS

1549,08

2.734

(Nguồn: Ban quan lý khu kinh tế cửa khẩu cầu treo)

4.1.2.2 Tình hình dân số và lao động
Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo gồm 3 xã và một thị trấn. Đây là địa
bàn thuộc miền núi, người dân sống không tập trung và một số bộ phận dân cư là

dân di cư miền xuôi lên lập nghiệp, một số thanh niên đến tuổi lao động không có
nghề nghiệp ổn định nên cũng đi vào miền Nam làm ăn. Vì vậy công tác điều tra
số liệu còn gặp khó khăn và phức tạp. Theo số điều tra dân số của các xã và thị
trấn trong năm 2008 là:
Bảng 2. Dân số và lao động trên địa bàn khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu
Treo – Hà Tĩnh năm 2008
STT

Tri trấn/xã

1

Trị trấn Tây Sơn

2

Tổng

Số lao

Số khẩu

Số Nam

Số Nữ

1078

4123


2086

2037

2132

Xã Sơn Tây

2023

8083

4044

4039

3552

3

Xã Sơn Kim I

1113

4703

2391

2312


2056

4

Xã Sơn Kim II

1027

4040

2106

1934

1914

5241

20949

10627

10322

9654

Tổng

Khu kinh tế cửa
khẩu Cầu Treo


số hộ

động

(Nguồn: Các ủy ban nhân dân xã thuộc khu kinh tế)
Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo cơ cấu địa giới hành chính phân bố
thành 4 địa bàn gồm 3 xã và một thị trấn. Dân cư chủ yếu tập trung hai bên đường
quốc lộ 8A và một số đường chính trong khu vực. Trên địa bàn có tổng số hộ 5241
gồm 20949 nhân khẩu. Ngoài ra ở khu kinh tế còn một số du khách hoặc công nhân
cư trú tạm thời ở đây đê làm việc và du lịch.
Trên địa bàn khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo có tổng số lao động là
9654 chiếm 46,08% trên tổng dân số. Tập trung chủ yếu trong ngành nông lâm


×