Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

giải pháp tổ chức phát triển du lịch làng nghề trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.35 MB, 75 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hỗ trợ từ
giáo viên hướng dẫn là TS. Vũ Đình Hòa – Khoa Quy hoạch phát triển – Học
viện Chính sách và Phát triển. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho
việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác
nhau có ghi trong phần tài liệu tham khảo. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng một số
nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của các tác giả, cơ quan, tổ chức khác và
cũng được thể hiện trong phần tài liệu tham khảo.

Hà Nội, ngày 08 tháng 05 năm 2014
Tác giả


Đỗ Thanh Phương

ii

LỜI CẢM ƠN
Với những tình cảm chân thành và sâu sắc nhất, em xin chân thành cám ơn
TS. Vũ Đình Hòa - người đã tận tình, đầy trách nhiệm hướng dẫn em thực hiện
đề tài Khóa luận tốt nghiệp của mình.
Em xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa Quy hoạch phát
triển – Học viện Chính sách và Phát triển đã giảng dạy, giúp đỡ em hoàn thành
đề tài Khóa luận tốt nghiệp này.
Xin cảm ơn sự giúp đỡ, chia sẻ của gia đình, bạn bè để tôi có thể khắc
phục được khó khăn, khuyết điểm của mình để có thể hoàn thành tốt đề tài Khóa
luận tốt nghiệp.

Hà Nội, ngày 8 tháng 5 năm 2014


Tác giả


Đỗ Thanh Phương

iii

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT……………………………………………… …1
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ 2
MỞ ĐẦU 3
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH LÀNG NGHỀ 6
1.1. Làng nghề và làng nghề truyền thống 6
1.1.1. Làng nghề 6
1.1.2. Làng nghề truyền thống 7
1.2. Đặc điểm của làng nghề truyền thống 8
1.2.1. Làng nghề truyền thống tồn tại ở nông thôn, gắn bó chặt chẽ với nông
nghiệp 8
1.2.2. Công nghệ, kỹ thuật sản xuất mang tính truyền thống 9
1.2.3. Đại bộ phận nguyên liệu của làng nghề truyền thống là tại chỗ 9
1.2.4. Phần đông lao động trong các làng nghề truyền thống là lao động thủ
công 9
1.2.5. Sản phẩm của làng nghề truyền thống mang tính đơn chiếc, có tính mỹ
thuật cao, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, địa phương, vùng miền 10
1.2.6. Hình thức tổ chức sản xuất trong các làng nghề truyền thống chủ yếu ở
quy mô hộ gia đình, một số đã có sự phát triển thành tổ chức hợp tác và doanh
nghiệp tư nhân. 10
1.3. Du lịch làng nghề truyền thống 11
1.4. Mối quan hệ giữa du lịch và làng nghề truyền thống 12

1.4.1. Vai trò của du lịch trong phát triển làng nghề truyền thống 12
1.4.2. Vai trò của làng nghề truyền thống trong phát triển du lịch 12
iv

CHƯƠNG 2. TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG 14
PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG NGHỀ TỈNH VĨNH PHÚC 14
2.1. Khái quát chung về tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch tỉnh
Vĩnh Phúc 14
2.1.1. Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Vĩnh Phúc 14
2.1.2. Thực trạng phát triển du lịch tỉnh Vĩnh Phúc 19
2.2. Khái quát về các làng nghề truyền thống tỉnh Vĩnh Phúc 27
2.2.1. Hệ thống các làng nghề truyền thống tỉnh Vĩnh Phúc 27
2.2.2. Những làng nghề truyền thống tiêu biểu tỉnh Vĩnh Phúc 30
2.3. Thực trạng hoạt động du lịch tại các làng nghề trên địa bàn tỉnh
Vĩnh Phúc 43
2.3.1. Thực trạng khách du lịch 43
2.3.2. Thời gian khách du lịch đến với làng nghề 46
2.3.3. Các sản phẩm du lịch chủ yếu 47
2.3.4. Cơ sở vật chất phục vụ du lịch làng nghề 49
2.4. Đánh giá chung 49
2.4.1. Điểm mạnh 49
2.4.2. Điểm yếu 50
2.4.3. Cơ hội 51
2.4.4. Thách thức 52
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TỔ CHỨC PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG
NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC 53
3.1. Định hướng phát triển du lịch làng nghề Vĩnh Phúc 53
3.2. Một số giải pháp nhằm tổ chức phát triển du lịch làng nghề trên địa
bàn tỉnh Vĩnh Phúc 54
v


3.2.1. Bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống của Vĩnh Phúc 54
3.2.2. Xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù tại các làng nghề truyền thống 55
3.2.3. Tăng cường công tác quảng bá xúc tiến, giới thiệu sản phẩm và các
làng nghề truyền thống 55
3.2.4. Các công ty du lịch nên xây dựng các tour du lịch chuyên đề về các
làng nghề 56
3.2.5. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong việc bảo tồn phát triển làng
nghề truyền thống trong hoạt động du lịch 58
3.2.6. Giải pháp cải tạo môi trường làng nghề 60
3.3. Một số khuyến nghị 60
3.3.1. Tăng cường công tác quản lý, khôi phục làng nghề 60
3.3.2. Đẩy nhanh quá trình đền bù và quy hoạch cụm làng nghề 61
3.3.3. Quan tâm đúng mức, đầu tư hợp lý nhằm phát triển các làng nghề 61
KẾT LUẬN 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO 63
PHỤ LỤC


1

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt
Từ đầy đủ
HTX:
Hợp tác xã
KT – XH:
Kinh tế - xã hội
QĐ:

Quyết định
TNHH:
Trách nhiệm hữu hạn
TS:
Tiến sĩ
TTCN:
Tiểu thủ công nghiệp
UBND:
Ủy ban nhân dân
VHNT:
Văn hóa nghệ thuật
XHCN:
Xã hội chủ nghĩa


2

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ

DANH MỤC BẢNG
TT
Nội dung
Trang
1
Bảng 2.1. Khách du lịch quốc tế đến Vĩnh Phúc giai đoạn 2000 - 2010
20
2
Bảng 2.2. Khách du lịch nội địa đến Vĩnh Phúc giai đoạn đến 2010
21
3

Bảng 2.3. Hiện trạng thu nhập từ du lịch tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn đến 2010
23
4
Bảng 2.4. Thực trạng phát triển nguồn nhân lực du lịch của Vĩnh Phúc
24
5
Bảng 2.5. Hiện trạng cơ sở lưu trú của Vĩnh Phúc giai đoạn 2000 - 2010
25
6
Bảng 2.6. Danh sách các làng nghề được công nhận theo quyết định của
UBND tỉnh Vĩnh Phúc tính đến năm 2010
27

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
TT
Nội dung
Trang
1
Hình 2.1. Lượng khách du lịch đến Vĩnh Phúc giai đoạn 2000 - 2010
19
2
Hình 2.2. Lượng khách du lịch làng nghề và doanh thu giai đoạn 2000 - 2010
44

DANH MỤC HÌNH VẼ
- Bản đồ hành chính tỉnh Vĩnh Phúc
- Bản đồ du lịch tỉnh Vĩnh Phúc

3


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong xu thế hội nhập và mở cửa, làng nghề truyền thống đang dần lấy lại
vị trí quan trọng của mình trong đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của mỗi địa
phương. Những làng nghề này như một hình ảnh đầy bản sắc, khẳng định nét
riêng biệt, độc đáo không thể thay thế. Một cách giới thiệu sinh động về đất,
nước và con người của mỗi vùng, miền, địa phương. Phát triển du lịch làng nghề
chính là một hướng đi đúng đắn và phù hợp, được nhiều địa phương ưu tiên
trong chính sách quảng bá và phát triển du lịch. Những lợi ích to lớn của việc
phát triển du lịch làng nghề không chỉ tăng trưởng lợi nhuận kinh tế, giải quyết
việc làm cho lao động địa phương mà hơn thế nữa, còn là một cách thức gìn giữ
và bảo tồn những giá trị văn hoá của dân tộc. Đó là những lợi ích lâu dài không
thể tính được trong ngày một ngày hai.
Vĩnh Phúc chưa có những làng nghề đã nổi tiếng như: Gốm Bát Tràng(Gia
Lâm, Hà Nội), Làng Tranh Đông Hồ(Thuận Thành, Bắc Ninh), Làng lụa Vạn
Phúc (Hà Đông, Hà Nội) thu hút nhiều du khách tìm đến. Nhưng nếu được đầu
tư đúng cách, những làng nghề truyền thống như Làng gốm Hương Canh, mây
tre đan Triệu Đề, đá Hải Lựu, rắn Vĩnh Sơn… sẽ có khả năng thu hút khách du
lịch không kém dophần lớn các làng nghề là nằm trên trục giao thông thuận lợi,
cả đường bộ lẫn đường sông nên thuận tiện để xây dựng các chương trình du lịch
kết hợp. Tại những làng nghề hiện nay vẫn có những nghệ nhân, cá nhân, gia
đình còn tâm huyết với nghề; sản phẩm của làng nghề vẫn còn được nhiều người
nhớ đến và có sự khác biệt.
Tuy nhiên các làng nghề hiện nay chủ yếu chỉ dừng lại ở việc sản xuất nhỏ
lẻ, tự cung tự cấp, chưa chú ý đến cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng. Chủ nhân
các làng nghề thường chỉ sản xuất khi có thời gian nhàn rỗi, phạm vi thu hẹp trong
gia đình nên không thu hút được nhiều lao động. Tất cả chỉ là những nỗ lực tự
phát, chưa hình thành được cách làm chuyên nghiệp. Bởi vậy, vấn đề tìm các biện
pháp để du lịch làng nghề thực sự phát huy tiềm năng và hiệu quả, đóng góp ngày
4


một lớn và bền vững hơn cho mục tiêu phát triển du lịch cũng như phát triển kinh
tế, xã hội, bảo tồn các giá trị văn hóa… được coi là nhiệm vụ hết sức cấp thiết.
Xuất phát từ những lí do trên tác giả đã chọn đề tài “Giải pháp tổ chức phát
triển du lịch làng nghề trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc” làm khóa luận tốt nghiệp.
2. Mục đích, nhiệm vụ
2.1. Mục đích
Phân tích tiềm năng và thực trạng khai thác và phát triển du lịch làng nghề
truyền thống trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Từ đó đưa ra một số giải pháp để phát
triển làng nghề truyền thống Vĩnh Phúc trở thành những điểm du lịch hấp dẫn
mới đối với du khách.
2.2. Nhiệm vụ
- Tổng quan những vấn đề lí luận về du lịch làng nghề.
- Đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch các làng nghề truyền thống.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm khai thác hiệu quả của các làng nghề
phục vụ du lịch trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
3. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu
3.1. Không gian nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu trong phạm vi không gian các làng nghề truyền
thống trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc bao gồm các làng: Hương Canh, Triệu Đề, Hải
Lựu, Vĩnh Sơn.
3.2. Thời gian nghiên cứu
Đề tài sử dụng số liệu của niên giám thống kê giai đoạn 2000 –2012.
3.3. Nội dung nghiên cứu
Tập trung phân tích tiềm năng và thực trạng từ đó đưa ra những giải pháp
tổ chức phát triển du lịch làng nghề trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.


5


4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp thu thập và tổng hợp tài liệu
Việc tìm tài liệu, lựa chọn và đưa vào bài viết những tài liệu cần thiết giúp
cho bài viết có nhiều thông tin và tính chính xác cao. Thực tế các tài liệu, số liệu
về làng nghề được lưu trữ và cập nhật ở nhiều các cơ quan, tổ chức khác nhau, nên
việc tổng quan tài liệu thu thập được là một phương pháp không thể thiếu. Nguồn
dữ liệu được thu thập từ sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch Vĩnh Phúc, sở Kế hoạch
– Đầu tư Vĩnh Phúc, các công trình nghiên cứu liên quan, sách báo, internet…
4.2. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa
Quá trình khảo sát thực địa được thực hiện ở làng nghề gốm Hương Canh,
làng nghề đá Hải Lửu, làng nghề nuôi rắn Vĩnh Sơn, làng nghề mây tre đan
Triệu Đề trong khoảng thời gian từ tháng 3 năm 2014 đến tháng 4 năm 2014. Kết
quả của quá trình thực địa đã mang lại cái nhìn rõ nét hơn về hiện trạng phát
triển du lịch tại các làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc để đề tài
có tỉnh thực tiễn cao hơn.
4.3. Phương pháp biểu đồ, bản đồ
Tác giả đã sử dụng các phần mềm GIS và các tài liệu, số liệu đã xử lí để
xây dựng các biểu đồ, bản đồ chuyên phục vụ cho đề tài.
5. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phần nội dung khóa luận bao gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về du lịch làng nghề.
Chương 2: Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch làng nghề tỉnh Vĩnh Phúc.
Chương 3: Một số giải pháp tổ chức phát triển du lịch làng nghề trên địa
bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

6

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH
LÀNG NGHỀ
1.1. Làng nghề và làng nghề truyền thống

1.1.1. Làng nghề
Làng nghề Việt Nam là một thuật ngữ dùng để chỉ các cộng đồng cư dân,
chủ yếu chủ yếu ở các vùng ngoại vi thành phố và nông thôn Việt Nam, có
chung truyền thống sản xuất các sản phẩm thủ công cùng chủng loại tại Việt
Nam. Làng nghề thường mang tính tập tục truyền thống đặc sắc, đặc trưng,
không chỉ có tính chất kinh tế mà còn bao gồm cả tính văn hóa, đặc điểm du lịch
tại Việt Nam.
Các làng nghề truyền thống hầu hết tập trung ở vùng châu thổ sông
Hồng như Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Bình, Nam Định Một số ít rải rác ở các
vùng cao và châu thổ miền Trung và miền Nam.
Những phát hiện về khảo cổ học, những cứ liệu lịch sử đã chứng minh
được các làng nghề Việt Nam đã ra đời từ hàng ngàn năm trước đây. Cùng với
sự phát triển của nền văn minh nông nghiệp, nhiều nghề thủ công cũng đã ra đời
tại các vùng nông thôn Việt Nam, ban đầu là những công việc phụ tranh thủ làm
lúc nông nhàn, để chế tại những vật dụng cần thiết trong sinh hoạt, phát triển lên
thành nhu cầu trao đổi hàng hóa và tìm kiếm thu nhập ngoài nghề nông.
Do đặc tính nông nghiệp và quan hệ làng xã Việt Nam, các ngành nghề thủ
công được lựa chọn và dễ phát triển trong quy mô cá nhân rồi mở rộng thành quy
mô gia đình. Dần dần, các nghề thủ công được truyền bá giữa các gia đình thợ
thủ công, dần được truyền ra lan rộng ra phát triển trong cả làng, hay nhiều làng
gần nhau theo nguyên tắc truyền nghề. Và bởi những lợi ích khác nhau do các
nghề thủ công đem lại mà trong mỗi làng bắt đầu có sự phân hóa. Nghề đem lại
lợi ích nhiều thì phát triển mạnh dần, ngược lại những nghề mà hiệu quả thấp
hay không phù hợp với làng thì dần dần bị mai một. Từ đó bắt đầu hình thành
nên những làng nghề chuyên sâu vào một nghề duy nhất nào đó, như làng gốm,
làng chiếu, làng lụa, làng chạm gỗ, làng đồ đồng
7

Theo Phạm Côn Sơn “Làng là một đơn vị hành chính cổ xưa mà cũng có
nghĩa là nơi quần cư đông người sinh hoạt, có tổ chức, có kỷ cương, tập quán

riêng theo nghĩa rộng. Làng nghề không những là một làng sống chuyên nghề mà
cũng hàm ý là những người cùng nghề sống hợp quần để phát triển cùng ăn, làm
việc. Cơ sở vững chắc của các làng nghề là sự vừa làm ăn tập thể phát triển kinh
tế, giữ gìn bản sắc dân tộc và cá biệt của địa phương”.
Xem xét định nghĩa làng nghề ở góc độ kinh tế, theo Dương Bá Phượng
thì“Làng nghề là làng ở nông thôn có một hoặc một số nghề thủ công tách hẳn
ra khỏi thủ công nghiệp và kinh doanh độc lập, thu nhập từ các nghế đó chiếm tỷ
trọng cao trong tổng giá trị của toàn làng”.
Làng nghề theo cách phân loại về thời gian gồm có: làng nghề truyền
thống và làng nghề mới. Khoá luận đi vào tìm hiểu các làng nghề truyền thống
nhằm chỉ ra những nét độc đáo trong cách thức tạo ra sản phẩm của làng nghề
truyền thống so với làng nghề mới, tạo điểm nhấn cho sản phẩm du lịch phục vụ
cho hoạt động du lịch.
1.1.2. Làng nghề truyền thống
Làng nghề truyền thống là làng cổ truyền làm nghề thủ công truyền thống, ở
đây không nhất thiết dân làng đều sản xuất thủ công. Người thợ thủ công nhiều
trường hợp đồng thời là người nông dân, nhưng do yêu cầu chuyên môn hoá cao đã
tạo ra những người thợ chuyên sản xuất hàng truyền thống ngay tại quê của mình.
Tiêu chí công nhận làng nghề truyền thống: Phải đạt 03 (ba) tiêu chí theo
quy định tại Khoản 1, mục I, Phần II, Thông tư số 116/2006/TT-BNN ngày
18/12/2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cụ thể:
a) Nghề đã xuất hiện tại địa phương từ trên 50 năm tính đến thời điểm đề
nghị công nhận.
b) Nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hoá dân tộc.
c) Nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của
làng nghề.
8

Khi nói tới một làng nghề thủ công truyền thống thì không chỉ chú ý tới
từng mặt đơn lẻ mà phải chú trọng tới nhiều mặt trong cả không gian, thời gian

nghĩa là quan tâm tới tính hệ thống, toàn diện của làng nghề, trong đó yếu tố
quyết định là nghệ nhân, sản phẩm, phương pháp, mỹ thuật và kỹ thuật.
Làng nghề thủ công truyền thống là trung tâm sản xuất hàng thủ công, quy
tụ các nghệ nhân và nhiều hộ gia đình chuyên làm nghề mang tính lâu đời, liên
kết hỗ trợ trong sản xuất, bán sản phẩm theo kiểu phường hội hoặc là kiểu hệ
thống doanh nghiệp vừa và nhỏ, có cùng tổ nghề và các thành viên luôn ý thức
tuân thủ những hương ước, chế độ gia tộc cùng phường nghề trong quá trình lịch
sử phát triển đã hình thành nghề ngay trên đơn vị cư trú làng xóm của họ.
Làng nghề thủ công truyền thống thường có tuyệt đại bộ phận dân số làm
nghề cổ truyền, hoặc một vài dòng họ chuyên làm nghề lâu đời kiểu cha truyền
con nối. Sản phẩm của họ chẳng những thiết dụng mà hơn nữa còn là hàng cao
cấp, tinh xảo, độc đáo, nổi tiếng và dường như không đâu sánh bằng.
Do tính chất của nền kinh tế hàng hoá thị trường của quá trình sản xuất và
tiêu thụ sản phẩm, làng nghề thực sự là đơn vị kinh tế tiểu thủ công nghiệp. Vai
trò, tác dụng của làng nghề đối với đời sống kinh tế, xã hội là rất lớn và tích cực.
1.2. Đặc điểm của làng nghề truyền thống
1.2.1. Làng nghề truyền thống tồn tại ở nông thôn, gắn bó chặt chẽ với
nông nghiệp
Các làng nghề xuất hiện và tồn tại trong từng làng xã ở nông thôn. Các
nghành nghề thủ công nghiệp tách dần khỏi nông nghiệp. Sản xuất nông nghiệp
và sản xuất kinh doanh thủ công nghiệp trong các làng nghề đan xen nhau.
Người thợ thủ công trước hết và đồng thời là người nông dân. Các gia đình nông
dân trước hết vừa làm ruộng vùa làm thủ công nghiệp. Sự ra đời của các làng
nghề đầu tiên là do nhu cầu giải quyết lao động phụ, lao động dư thừa lúc nhàn
rỗi giữa các mùa vụ và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của từng gia đình và của từng
làng xã. Trong các làng nghề, người nông dân thường tự sản xuất, tự sửa chữa
đáp ứng nhu cầu ít ỏi hàng tiêu dùng thường ngày của chính mình.
9

1.2.2. Công nghệ, kỹ thuật sản xuất mang tính truyền thống

Nghĩa là có bước tiếp nối, truyền tải, kết tinh giá trị từ thế hệ này sang thế
hệ khác. Chất lượng sản phẩm của làng nghề không phụ thuộc vào công cụ sản
xuất hiện đại, có năng xuất cao, theo dây truyền mà chủ yếu dựa vào kinh
nghiêm, bí quyết, tài hoa của người thợ chế tác đồ thủ công.
1.2.3. Đại bộ phận nguyên liệu của làng nghề truyền thống là tại chỗ
Hầu hết các làng nghề truyền thống được hình thành xuất phát từ các nguồn
nguyên liệu tại chỗ, trên địa bàn địa phương, đặc biệt các nghề truyền thống sản
xuất những sản phẩm tiêu dùng như: đan lát mây, tre (mũ, rổ, rá, sọt, cót, ) sản
xuất vật liệu xây dựng nguyên liệu thường có tại chỗ, trên địa bàn địa phương.
Một số ngành nghề còn dùng cả những phế phẩm, phế thải trong công
nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt để làm nguyên liệu sản xuất, nên chúng lại
càng có sẵn trên địa bàn.
1.2.4. Phần đông lao động trong các làng nghề truyền thống là lao động
thủ công
Nhờ vào kỹ thuật khéo léo, tinh sảo của đôi bàn tay, đầu óc tẩm mỹ và đầy
tính sáng tạo của người thợ, của các nghệ nhân, phương pháp dạy nghề chủ yếu
lao động nhờ vào kỹ thuật khéo léo, tinh sảo. Trước kia, do trình độ kỹ thuật và
công nghệ chưa phát triển thì hầu hết các công đoạn trong quy trình sản xuất đều
là lao dộng thủ công đơn giản. Tuy nhiên, một số loại sản phẩm còn có một số
công đoạn quy trình sản xuất vẫn phải duy trì kĩ thuật lao động thủ công tinh sảo.
Hầu hết các làng nghề truyền thống dù hình thành bằng con đường nào đi nữa thì
chúng đều có các nghệ nhân làm cốt lõi và là người hướng dẫn để phát triển làng
nghề. Vai trò của các nghệ nhân là rất quan trọng đối với các làng nghề, truyền
nghề, đem bí quyết nghề nghiệp ở nơi khác về truyền cho làng mình.


10

1.2.5. Sản phẩm của làng nghề truyền thống mang tính đơn chiếc, có
tính mỹ thuật cao, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, địa phương, vùng miền

Mỗi sản phẩm làng nghề gắn với một làng nghề cụ thể, do đó mang đậm
nét độc đáo của địa phương. Sự khéo léo của đôi bàn tay cùng với óc thẩm mỹ
của người nghệ nhân đã tạo ra sản phẩm thủ công độc đáo. Vì vậy mỗi một sản
phẩm làm ra không chỉ chứa đựng trong đó biết bao công sức, sự tài hoa của
người nghệ nhân mà còn mang trong mình nó những nét bản sắc đặc trưng
không thể thay thế của địa phương.
1.2.6. Hình thức tổ chức sản xuất trong các làng nghề truyền thống chủ
yếu ở quy mô hộ gia đình, một số đã có sự phát triển thành tổ chức hợp tác và
doanh nghiệp tư nhân.
Trong quá khứ cũng như hiện nay, hình thức tổ chức kinh doanh phổ biến
trong các làng nghề là hộ gia đình. Với hình thức này, hầu như tất cả các thành
viên trong hộ đều được huy động vào làm những công việc khác nhau của quá
trình sản xuất kinh doanh. Người chủ gia đình đồng thời là người thợ cả, mà
trong số họ có không ít những nghệ nhân, tùy theo nhu cầu công việc, hộ gia
đình có thể thuê mướn thêm người lao động thường xuyên hoặc lao động thời
vụ. Tổ chức kinh doanh theo hộ gia đình đảm bảo được sự gắn bó giữa quyền lợi
và trách nhiệm, huy động được mọi lực lượng có khả năng lao động tham gia sản
xuất kinh doanh, tận dụng được thời gian và nhu cầu đầu tư thấp (sử dụng ngay
nhà ở làm nơi sản xuất). Đây là hình thức tổ chức thích hợp với quy mô nhỏ. Tuy
nhiên, mô hình này hạn chế rất nhiều đến khả năng phát triển kinh doanh. Sản
xuất theo mô hình nhỏ khó có thể nhận được các hợp đồng đặt hàng lớn, không
mạnh dạn cải tiến sản phẩm, không đủ tầm nhìn để định hướng phát triển hoặc
đề ra những chiến lược kinh doanh cho sản phẩm của mình.

11

1.3. Du lịch làng nghề truyền thống
Để có thể hiểu được tại sao làng nghề lại là một trong những đối tượng khai
thác quan trọng của ngành du lịch, chúng ta cần xác định được giá trị, tiềm năng
của làng nghề truyền thống và vai trò của hệ thống giá trị đối với ngành du lịch.

- Giá trị văn hóa của các làng nghề: Trải qua bao thăng trầm của lịch sử,
nông thôn vẫn là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa của người Việt. Đối với khách
du lịch nội địa từ các thành phố lớn và khách du lịch quốc tế thì nông thôn là nơi
lý tưởng để lựa chọn đến tham quan, du lịch và đặc biệt là các làng nghề thủ công
truyền thống. Các làng nghề còn có các công trình gắn với bề dày lịch sử tạo ra
sức hút văn hóa với những du khách có mong muốn tìm hiểu tín ngưỡng, tập tục
dân gian.
- Sự hỗ trợ của ngành du lịch đối với hoạt động sản xuất, tiêu thụ sản phẩm
thủ công và ngược lại các sản phẩm của làng nghề cũng được đánh giá cao với
vai trò là đò lưu niệm và mỹ nghệ cho các điểm du lịch. Sản phẩm thủ công kết
tinh các giá trị tinh thần do đó được bán với mức giá cao hơn. Phát triển du lịch
làng nghề không những mang lại lợi ích cho ngành du lịch, cho những người làm
nghề du lịch mà còn thúc đẩy quá trình sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu tại chỗ cho
các sản phẩm thủ công nghệ.
- Môi trường nông thôn trong lành với các hình thức giải trí thôn dã. Đối với
người dân ở các đô thị và các nước phát triển thì không khí là một “mặt hàng xa
xỉ”. Do đó du lịch làng nghề ở làng quê có môi trường trong lành là một giải pháp
hợp lý để giải quyết những căng thẳng, mệt mỏi của cuộc sống thường nhật.
- Kỹ thuật, quy trình sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, các kỹ thuật
chế tác này được kết tinh và lưu truyền từ đời này sang đời khác. Chính vì vậy
với khách du lịch quốc tế việc chứng kiến và tìm hiểu phương thức sản xuất một
sản phẩm là một hoạt động bổ ích và hấp dẫn.
Như vậy du lịch làng nghề là một trong những loại hình du lịch văn hóa
được ưa chuộng của khách du lịch, đặc biệt là du khách phương Tây – nơi mà
hoạt động sản xuất phát triển không còn tồn tại các phương thức sản xuất thủ
12

công.Chính vì vậy việc nghiên cứu và xây dựng chương trình du lịch mới là một
việc làm đúng đắn đáp ứng được nhu cầu của thị trường.
1.4. Mối quan hệ giữa du lịch và làng nghề truyền thống

1.4.1. Vai trò của du lịch trong phát triển làng nghề truyền thống
Du lịch có vai trò quan trọng trong việc phát triển các làng nghề truyền thống.
- Tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương, tăng thu nhập và cải
thiện đời sống của nhân dân.
- Tăng doanh thu và doanh số bán sản phẩm thủ công truyền thống trong
các làng nghề.
- Du lịch phát triển tạo ra các cơ hội đầu tư cho các làng nghề truyền thống.
- Tạo cơ hội xuất khẩu tại chỗ các sản phẩm thủ công truyền thống tại các
làng nghề qua việc mua sản phẩm của khách du lịch quốc tế khi đến thăm làng
nghề truyền thống.
- Tạo cơ hội giao lưu văn hoá bản địa và văn hoá của khách du lịch nước ngoài.
1.4.2. Vai trò của làng nghề truyền thống trong phát triển du lịch
Giữa làng nghề truyền thống và du lịch có mối quan hệ hữu cơ tác động
qua lại lẫn nhau. Phát triển du lịch tại làng nghề truyền thống là một giải pháp
hữu hiệu để phát triển kinh tế, xã hội làng nghề truyền thống nói chung theo xu
hướng tích cực và bền vững. Ngược lại, làng nghề truyền thống cũng là những
trung tâm thu hút khách và có những tác động mạnh mẽ trở lại đối với du lịch
trong một mục tiêu chung cụ thể.
Làng nghề truyền thống là cả một môi trường kinh tế - văn hoá - xã hội và
công nghệ truyền thống lâu đời. Nó bảo tồn và lưu giữ những tinh hoa nghệ thuật,
những kỹ thuật truyền từ đời này sang đời khác đúc kết ở những thế hệ nghệ nhân
tài hoa. Môi trường văn hoá làng nghề với cây đa, bến nước, sân đình, các hoạt
động lễ hội và phường hội, phong tục tập quán, nếp sống đậm nét dân gian.
13

Phong cảnh làng nghề cùng với những giá trị chứa đựng bên trong, làng
nghề truyền thống sẽ là điểm du lịch lý tưởng cho khách du lịch, đặc biệt là
khách du lịch quốc tế đến tham quan, tìm hiểu và mua sắm tại làng nghề.
Làng nghề truyền thống là nơi sản xuất ra những sản phẩm thủ công mỹ
nghệ có giá trị nghệ thuật cao, tiêu biểu độc đáo cho cả địa phương nói riêng,

dân tộc nói chung.Vì vậy, khách du lịch đến với các điểm du lịch làng nghề
truyền thống còn mong muốn được chiêm ngưỡng, mua sắm các sản phẩm thủ
công làm vật kỉ niệm trong chuyến du lịch. Thực tế nhu cầu mua sắm của du
khách là rất lớn, làng nghề truyền thống sẽ đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu tinh
tế và đa dạng của khách du lịch.
Theo Hiệp hội Làng nghề Việt Nam (2012), cả nước hiện có khoảng 3.000
làng nghề, trong đó có 400 làng nghề truyền thống với 53 nhóm nghề, thu hút
khoảng 12 triệu lao động phổ thông. Thu nhập của người dân làng nghề cao hơn từ
3-5 lần so với sản xuất thuần nông Phát triển du lịch làng nghề chính là một
hướng đi đúng đắn và phù hợp, được nhiều quốc gia trên thế giới lựa chọn trong
chính sách quảng bá và phát triển du lịch, trong đó có Việt Nam. Việc phát triển du
lịch làng nghề không chỉ đem lại lợi nhuận kinh tế, giúp người dân nâng cao thu
nhập, giải quyết nguồn lao động địa phương mà còn là một cách thức để gìn giữ và
bảo tồn những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc; đồng thời cũng là một
phương thức giới thiệu sinh động về mỗi vùng, miền, địa phương trên đất nước.
Từ mối liên hệ giữa làng nghề truyền thống với phát triển du lịch và tầm
quan trọng của việc khôi phục, giữ gìn, phát triển làng nghề đối với phát triển
du lịch Vĩnh Phúc nói riêng và cả nước nói chungcho thấy vai trò và tầm quan
trọng của du lịch làng nghề truyền thống với việc khôi phục và phát triển làng
nghề truyền thống.

14

CHƯƠNG 2. TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG NGHỀ TỈNH VĨNH PHÚC
2.1. Khái quát chung về tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch tỉnh
Vĩnh Phúc
2.1.1. Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Vĩnh Phúc
2.1.1.1. Thuận lợi
- Về vị trí địa lý: Vĩnh Phúc có vị trí địa lý rất thuận lợi trong giao lưu phát

triển kinh tế và dịch vụ: Phía Tây giáp với Phú Thọ, phía Bắc giáp với Thái
Nguyên và Tuyên Quang, đặc biệt phía Đông và Nam tiếp giáp với Thủ đô Hà
Nội - trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của cả nước. Lợi thế này cho phép
Vĩnh Phúc tiếp cận với thông tin, với sự phát triển nhanh chóng của khoa học
công nghệ phục vụ phát triển kinh tế trong đó có du lịch.
- Về điều kiện tự nhiên:
+ Địa hình: Vĩnh Phúc nằm trong vùng chuyển tiếp giữa vùng gò đồi trung
du với vùng đồng bằng Châu thổ Sông Hồng. Bởi vậy, địa hình thấp dần từ Tây
Bắc xuống Đông Nam và chia làm 3 vùng sinh thái: đồng bằng, trung du và vùng
núi. Sự phân biệt 3 vùng sinh thái rõ rệt là điều kiện thuận lợi cho tỉnh bố trí các
loại hình du lịch đa dạng.
Vùng núi có dãy núi Tam Đảo là tài nguyên du lịch quý giá của tỉnh và của
cả nước. Vùng này có địa hình phức tạp, khó khăn cho việc xây dựng cơ sở hạ
tầng, đặc biệt là giao thông phục vụ phát triển du lịch.
Vùng trung du có nhiều hồ lớn như: Đại Lải, Xạ Hương, Vân Trục, Liễn
Sơn, Đầm Vạc là nguồn cung cấp nước cho hoạt động sản xuất, cải tạo môi sinh
và phát triển du lịch.
Vùng đồng bằng có đất đai bằng phẳng, thuận tiện cho phát triển cơ sở hạ
tầng, các điểm dân cư đô thị và thích hợp cho sản xuất nông nghiệp cũng như
phát triển du lịch.

15

+ Khí hậu: Vĩnh Phúc nằm trong khu vực khí hậu gió mùa chí tuyến, có
mùa đông lạnh khô. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 23 - 24
o
C. Do đặc điểm địa
hình phía Đông bắc là dãy núi Tam Đảo chạy dài xuống Đông Nam tạo nên một
bức tường chắn ảnh hưởng của gió mùa cực đới trong mùa đông lạnh nên về mùa
đông Vĩnh Phúc ít nhiều ấm hơn một số tỉnh cùng vĩ độ ở vùng đông bắc và

ngược lại về mùa hè lại là hướng mở đón gió nên cũng khá nhiều mưa.
+ Tài nguyên sinh vật: Tiềm năng về tài nguyên rừng trong tỉnh không lớn,
do lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ, cùng với sự định cư từ rất sớm của
con người, lớp phủ thực vật tự nhiên ở đây đã bị phá huỷ nhiều. Thảm thực vật ở
đây chủ yếu gặp thực vật rừng chí tuyến chân núi có nhiều loài ưa ẩm và nhiệt,
lên cao hơn nữa là đai rừng á nhiệt đới trên núi.
Vĩnh Phúc nổi tiếng với vườn quốc gia Tam Đảo. Vườn quốc gia Tam
Đảo có diện tích tự nhiên 36.883 ha, trong đó có trên 23.000 ha rừng. Quần hệ
thực vật rừng phong phú với 490 loài bậc cao, thuộc 334 chi và 130 họ. Rừng có
nhiều loại cây quí hiếm như: Pơ Mu, Sam Bông, Kim Giao, Lát hoa, Lim xanh,
Đỗ Quyên, Sến mật, Thông tre Hệ động vật rừng cũng rất phong phú với 281
loại động vật khác nhau trong đó có nhiều loài quí hiếm có giá trị kinh tế cao vừa
phục vụ cho nghiên cứu khoa học như voọc đen má trắng, cheo cheo, cá lóc Tam
Đảo, gà lôi trắng, gà tiền
Ngoài động thực vật rừng ra, Vĩnh Phúc còn trồng nhiều cây ăn quả như
vải nhãn, cây lương thực như lúa, hoa màu cũng như có nguồn cá tôm phong
phú trên các sông, đặc biệt là loài cá anh vũ rất nổi tiếng.
+ Tài nguyên nước: Do tác động của điều kiện địa hình, khí hậu nên hệ
thống sông ngòi của vĩnh Phúc có lượng dòng chảy ở mức trung bình (30l/s/
km²) và mật độ lưới sông cũng vào mức trung bình (0,5 - 1 km/ km²).
Trên lãnh thổ của tỉnh có 2 con sông lớn là sông Hồng và sông Lô cùng
nhiều con sông nhỏ khác như sông Phó Đáy, sông Cà Lồ và các chi lưu cũng như
hệ thống các kênh đào là nguồn cung cấp nước cho trồng trọt cũng như giao
thông đi lại.
16

Sông Hồng: hợp với sông Đà, sông Lô ở đoạn Việt Trì sau đó đi vào Vĩnh
Phúc và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Sông có lưu lượng trung bình 820m/s, hàm
lượng phù sa khá lớn, bồi đắp cho đồng bằng Vĩnh Phúc.
Sông Lô: bắt nguồn từ Trung Quốc với tổng chiều dài 470km, chảy qua các

tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ và Vĩnh Phúc rồi nhập vào sông Hồng.
Sông Phó Đáy: bắt nguồn từ vùng núi Tuyên Quang chảy qua địa phận
Vĩnh Phúc (dài 45km) rồi nhập vào sông Lô.
Sông Cà Lồ: chảy trong địa phận tỉnh Vĩnh Phúc, bắt nguồn từ dãy núi
Tam Đảo dài khoảng 22km.
Nhìn chung dòng chảy chia ra 2 mùa rõ rệt phù hợp với mùa khí hậu. Mùa
lũ kéo dài từ 4 - 5 tháng (thường từ tháng 6 đến hết tháng 10), cực đại vào tháng
7, 8 đạt 15 - 35% lượng nước cả năm.
Ngoài hệ thống sông ngòi như đã nói ở trên Vĩnh Phúc còn có một hệ
thống các hồ, đầm, ao phong phú như đầm Đại Lải, Dị Nậu, Vân Trục, Bò Lạc,
Xạ Hương, đầm Vạc, đầm Dưng, Thanh Lanh có thể vừa phục vụ sản xuất
nông nghiệp, tưới tiêu nước cũng như có giá trị cho du lịch.
- Tài nguyên du lịch nhân văn: Tài nguyên du lịch nhân văn là một nguồn
tài nguyên du lịch quan trọng, giữ vai trò chính trong việc thu hút khách du lịch,
đặc biệt là khách du lịch quốc tế
+ Các di tích lịch sử văn hoá: Các di tích lịch sử văn hoá là một nguồn tài
nguyên du lịch quan trọng, giữ vai trò chính trong việc thu hút khách du lịch, đặc
biệt là khách du lịch quốc tế
Toàn tỉnh hiện có gần 1000 di tích lịch sử, văn hoá; trong đó đã xếp hạng
cấp Quốc gia 228 di tích, nhiều di tích có giá trị như: Tháp Bình Sơn – Lập
Thạch được xây dựng từ thế kỷ XIII, đền thờ Trần Nguyên Hãn – Lập Thạch,
cụm Đình Hương Canh, Đình Thổ Tang (xem phụ lục Danh mục các di tích lịch
sử - văn hóa Vĩnh Phúc)… Trong số đó có những di tích có giá trị cao đối với
phục vụ phát triển du lịch như Tháp Bình Sơn (xã Tam Sơn, huyện Lập Thạch)
là một công trình kiến trúc đặc sắc được xây từ đời nhà Lý, đền thờ Trần Nguyên
17

Hãn (ở Lập Thạch), Đặc biệt là có nhiều di tích gắn với các khu danh thắng có
sức thu hút du khách rất lớn như đền thờ Quốc Mẫu Tây Thiên. Đây là một di
tích gắn với truyền thuyết về một danh tướng của Vua Hùng. Ngoài giá trị lịch

sử, Tây Thiên còn là một vùng thắng cảnh với núi rừng, thác nước và suối đá ẩn
hiện thơ mộng. Hoặc di tích núi Sáng với hang Đề Thám, thác Bay, hồ Vân Trục,
tất cả đã tạo nên một quần thể di tích thắng cảnh rất hấp dẫn.
+ Các lễ hội truyền thống:Hiện nay các lễ hội truyền thống đang có xu
hướng phục hồi phát triển trở lại. Hầu như ở khắp các địa phương trong nước
đều có tổ chức các lễ hội văn hoá truyền thống. Nhiều lễ hội có ý nghĩa lớn về
mặt lịch sử văn hoá, có tác dụng tích cực trong việc giáo dục truyền thống yêu
nước và khôi phục phát triển những nét đẹp trong sinh hoạt văn hoá cổ truyền.
Chính vì vậy lễ hội có sức thu hút rất lớn đối với nhân dân và khách du lịch các
nơi, nhất là khách du lịch quốc tế.
+ Các tài nguyên du lịch nhân văn khác: Ngoài những nguồn tài nguyên
chính kể trên, Vĩnh Phúc còn có thể khai thác các nguồn tài nguyên nhân văn
khác phục vụ du lịch như: sản phẩm thủ công truyền thống, ca múa nhạc dân tộc,
các món ăn từ lâm thổ sản phong phú của địa phương mình
Ở Vĩnh Phúc có nhiều nghề thủ công truyền thống độc đáo, đặc sắc như
làng rắn Vĩnh Sơn, nghề mộc ở làng Bích Chu (huyện Vĩnh Tường); nghề gốm
gia dụng ở làng Hương Canh; nghề rèn ở Lý Nhân, tơ tằm ở Thổ Tang, nghề đá
Hải Lựu, mây tre đan Triệu Xá Các làng nghề này đều nằm gần các tuyến
điểm du lịch cho nên có thể tổ chức để du khách đến tham quan, đồng thời
nghiên cứu một cơ cấu sản phẩm lưu niệm để phục vụ du khách.
Vĩnh Phúc vốn là miền đất văn hiến giàu chất dân gian, là xứ xở của
những làn điệu dân ca đặc sắc như hát trống quân, hát ví giao duyên, hát Soọng
Cô, hát Sịnh Ca Các trò chơi dân gian của Vĩnh Phúc cũng rất độc đáo, hấp
dẫn du khách vào những dịp xuân về như trò tung còn của dân tộc Cao Lan ở
Lập Thạch, trò chơi đu, nhất là đu bay ở Văn Trưng, Tứ Trung - Vĩnh Tường,
chọi trâu ở Lập Thạch, leo cầu ùm ở Vĩnh Tường, bắt chạch cầu đinh ở Thổ
18

Tang- hát ghẹo Vĩnh Tường, bắt vịt trong ao ở Thượng Trưng, đánh đáo đá ở Bá
Văn-Yên Lạc, trò tả cáy, tục đả cầu cướp phết, bơi chải

Về ẩm thực, Vĩnh Phúc có nhiều đặc sản hiếm có như cá anh vũ, xôi trứng
kiến, đất đồng Cốc nướng chín… cùng với nhiều món ăn đặc trưng của các dân
tộc Sán Dìu, Cao Lan và các món dân dã hấp dẫn như vó cần, cá thính, nem
chua, bánh hòn Hội Hợp Đây là các nét đặc trưng hấp dẫn có giá trị cao phục
vụ cho phát triển du lịch Vĩnh Phúc.
Tóm lại, tài nguyên du lịch nhân văn Vĩnh Phúc khá phong phú và có giá
trị phục vụ du lịch cao. Nếu đầu tư xây dựng và tổ chức quản lý khai thác tốt,
nguồn tài nguyên trên có thể đáp ứng cho du khách một chương trình tham quan
phong phú, hấp dẫn.
2.1.1.2. Khó khăn, thách thức
- Vĩnh Phúc có điều kiện tự nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa. Yếu tố này đã ảnh
hưởng sâu sắc đến tính chất mùa du lịch. Các yếu tố khí hậu bất thường như dông
bão, lũ lụt, gió mùa Đông Bắc cũng ảnh hưởng lớn đến các hoạt động du lịch.
Tóm lại, tiềm năng du lịch của Vĩnh Phúc khá đa dạng và phong phú, thuận
lợi cho việc tổ chức và phát triển nhiều loại hình du lịch, đặc biệt du lịch sinh thái
và du lịch văn hóa.Mặc dù có những tiềm năng thuận lợi cơ bản như trên, du lịch
Vĩnh Phúc vẫn chưa có những bước phát triển xứng với tiềm năng do hệ thống hạ
tầng chưa được đầu tư theo kịp nhu cầu của phát triển, nhận thức về du lịch nói
chung còn chưa được rõ nét, việc đầu tư cho các sản phẩm du lịch đặc thù chưa
thực sự được đầu tư đúng mức. Đồng thời để phát huy tối đa thuận lợi về mặt vị trí,
tính chất, đặc thù của tài nguyên du lịch, quá trình lập kế hoạch và quản lý phát
triển du lịch phải luôn gắn liền với quan điểm và mục tiêu phát triển liên ngành,
liên vùng, đồng thời đảm bảo an ninh chính trị quốc gia và trật tự an toàn xã hội.


19

2.1.2. Thực trạng phát triển du lịch tỉnh Vĩnh Phúc
2.1.2.1. Hiện trạng khách du lịch
Trong những năm gần đây, nhờ chính sách đổi mới, mở cửa của Đảng và

Nhà nước hoạt động kinh doanh du lịch Vĩnh Phúc đã có bước chuyển mình
quan trọng. Địa bàn hoạt động du lịch được mở rộng; các điểm danh thắng được
tôn tạo, nâng cấp; các khu vui chơi giải trí được xây dựng; hệ thống các cơ sử
lưu trú du lịch được quan tâm đầu tư phát triển đã tạo nên những chuyển biến
rõ rệt trước hết về số lượng khách du lịch đến Vĩnh Phúc. Đặc biệt trong giai
đoạn 2000 - 2010, tốc độ tăng trưởng trung bình năm đạt 15,04% - đây thực sự là
một tín hiệu đáng mừng đối với du lịch Vĩnh Phúc.

Hình 2.1. Lượng khách du lịch đến Vĩnh Phúc giai đoạn 2000 - 2010

506.5
720
930
1,554
2,073.04
41.88
7.91
9.41
20
16
0
5
10
15
20
25
30
35
40
45

0
500
1000
1500
2000
2500
2000 2003 2005 2008 2010
Số lượng khách
% tăng so với cùng kỳ năm trước
20

Trong thời gian qua, số lượng khách du lịch đến Vĩnh Phúc không ngừng
tăng lên. Số lượt khách đến Vĩnh Phúc hàng năm đều tăng, với mức tăng trưởng
năm sau cao hơn năm trước (năm 2001 tăng 16,49%, năm 2004 tăng 18,06%,
2006 tăng 18,92% và năm 2010 tăng 16%). Tuy nhiên, thời gian lưu trú của
khách du lịch còn rất ngắn,do dịch vụ và chất lượng dịch vụ còn nghèo nàn, ở
mức thấp chưa đáp ứng được yêu cầu của du khách.
a. Khách quốc tế
- Số lượng khách: Số lượng khách du lịch quốc tế đến Vĩnh Phúc trong
những năm vừa qua (2000 - 2010) tăng trưởng mạnh, trung bình hàng năm tăng
25,56%, nhưng không có đột biến lớn như một số tỉnh khác. Như vậy khẳng định
rằng, các điểm du lịch ở Vĩnh Phúc vẫn có sức hấp dẫn khách trong thời gian dài
dù trên thị trường ngày nay sự cạnh tranh ngày càng đang trở nên gay gắt hơn.
Bảng 2.1. Khách du lịch quốc tế đến Vĩnh Phúc giai đoạn 2000 - 2010
Đơn vị: Ngàn lượt khách
Hạng mục
2000
2005
2007
2009

2010
Khách QT
6,5
18,0
28,5
28,00
32,46
Tỷ lệ so với tổng
1,28%
1,94%
2,20%
1,56%
1,54%
Tổng số
506,5
930,0
1.295,0
1.787,1
2.073,0
Ngày khách trung bình
1,55
1,91
1,90
1,60
1,80
(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Vĩnh Phúc)
Số liệu thống kê của ngành du lịch những năm qua cho thấy lượng khách
quốc tế đến Vĩnh Phúc tăng trưởng đều và ổn định, đáng chú ý là cơ cấu khách
quốc tế trong tổng lượng khách du lịch đến Vĩnh Phúc giữ tỷ trọng khá ổn định
trong cơ cấu khách toàn tỉnh (từ năm 2002 chiếm 1,74%, đến năm 2007 chiếm

2,2%, năm 2010 dù ngành du lịch chịu ảnh hưởng chung từ khủng hoảng kinh tế
khu vực nhưng vẫn duy trì được mức 1,78% tổng lượng khách du lịch). Tuy vậy,
lượng khách quốc tế vẫn chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ, trung bình hàng năm đạt 1,62%.

×