Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

SKKN 2015 một số phương pháp giúp ghi nhớ các sự kiện, số liệu và thời gian lịch sử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.57 KB, 16 trang )

Trường THPT Võ Văn Kiệt

GV: Lê Trọng Khương

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay việc dạy và học bộ môn Lịch sử đang ngặp rất nhiều khó khăn, do
học sinh không yêu thích môn lịch sử, theo các em học sử chỉ để mà biết, nhưng
biết để làm gì thì ít em có thể trả lời được.
Vậy nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng trên. Theo tôi thì có rất nhiều
nguyên nhân, một trong những nguyên nhân quan trọng đó là lượng kiến thức lịch
sử của chúng ta quá nhiều, nặng về số liệu, sự kiện… từ đó gây ra áp lực cho học
sinh tạo cho các em sự chán nản, không tạo được sự hứng thú trong học tập, không
phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo ở các em. Do đó việc truyền đạt
phương pháp học tập cho các em là việc rất cần thiết để giúp các em có thể học tập
tốt hơn, tạo ra sự yêu thích môn lịch sử ở các em và giúp các em đạt kết quả tốt
hơn trong thi tốt nghiệp.
Xuất phát từ ý tưởng trên Tôi xin đưa ra một số phương pháp có thể giúp các
em ghi nhớ các sự kiện, số liệu và thời gian một cách chính xác và hiệu quả.
B.NỘI DUNG
I. Thực trạng
Hiện nay Bộ GD&ĐT đang triển khai cuộc vận động hai không với bốn nội
dung và đã có những chuyển biến tích cực trong học sinh. Các em quan tâm hơn
đến việc học của mình. Nhưng do chương trình học hiện nay đang còn nhiều bất
cập, lượng kiến thức quá nhiều dẫn tới sự quá tải đối với các em. Đặc biệt là ở bộ
môn lịch sử ở chương trình lịch sử 12, có những tiết học cả thầy và trò phải “chạy”
làm sao cho hết 3 đến 4 mục lớn, hay là trong một tiết học, học sinh phải học từ 4
đến 5 cuộc chiến lớn với nhiều số liệu, sự kiện và ngày tháng khác nhau…. Vậy
thử hỏi với một lượng kiến thức rộng như vậy, với hàng trăm sự kiện, hàng nghìn
số liệu và ngày tháng khác nhau, thì làm sao để các em nhớ hết.
Đó là điều mà tôi luôn băn khoăn, trăn trở trong quá trình giảng dạy bộ môn
lịch sử khối 12 cũng như ôn thi tốt nghiệp. Vì vậy tôi luôn tìm mọi cách để làm thế


nào có thể truyền đạt những kiến thức cơ bản nhất, những nội dung trọng tâm nhất
đến các em, giúp các em có thể nắm được bài một cách nhanh chóng và dễ hiểu
nhất.

1


Trường THPT Võ Văn Kiệt

GV: Lê Trọng Khương

Câu hỏi mà các em học sinh luôn đặt ra cho tôi là “ Thầy ơi! Làm thế nào có
thể học thuộc bài nhanh và nhớ được lâu hả thầy?”, “Trước đây thầy học sử như
thế nào?...”. Thú thật lúc đầu tôi còn rất bỡ ngỡ, chỉ biết trả lời các em một cách
chung chung là phải “cần cù, chịu khó”, nhưng sau đó tôi lại nghĩ sự cần cù, chịu
khó chưa phải là đủ, mà cần phải có phương pháp học mới có thể mang lại hiệu
quả. Từ đó trong mỗi tiết học tôi cố ngắng mày mò, học hỏi và tìm ra những cách
truyền đạt, những cách giảng dạy khác nhau để có thể giúp các em nhanh chóng
nắm được những kiến thức cơ bản của bài học.
Từ thực tế giảng dạy trong những năm qua ở trường tôi thấy rằng người giáo
viên không chỉ truyền đạt cho các em những kiến thức cơ bản mà còn hướng dẫn
cách học cho các em, làm thế nào có thể giúp các em nắm được kiến thức một cách
nhanh chóng và có hiệu quả, từ đó tạo ra sự hứng thú học tập cho các em.
II. Giải pháp
1. Nội dung mang tính khái quát.
Muốn học lịch sử nhanh thuộc và nhớ lâu thì đòi hỏi người học phải có
phương pháp học, không nên học một cách máy móc hay học vẹt, học như vậy sẽ
không tạo ra sự hứng thú cho người học và nó không mang lại hiệu quả.
Vậy muốn có hiệu quả trong học lịch sử thì điều đầu tiên người học phải
nắm được khái lược về tiến trình lịch sử. Ví dụ: Lịch sử việt nam có những thời kì

nào? Như thời kì các vua Hùng - thời kì Bắc thuộc - Thời kì phong kiến - thời kì
bị thực dân Pháp và đế quốc Mĩ đô hộ; trong các thời kì đó thì có những mốc lịch
sử nào quan trọng ? Ở thời kì bị Pháp và Mĩ đô hộ trong đó có các mốc thời gian
cần phải biết, như năm 1858 thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta ở Đà Nẵng,
năm 1945 cách mạng tháng Tám thàng công…, năm 1954 với chiến thắng Điện
Biên Phủ chúng ta phải buộc thực dân Pháp công nhận nền độc lập của ta, từ năm
1954 đến 1975 nhân ta lại phải đứng lên chống đế quốc Mĩ và tay sai, để thống
nhất đất nước…
Khi đã nắm được một cách khái lược về lịch sử thì khi đó người học mới
đặt sự kiện hay số liệu đúng với mốc lịch sử, tránh sự nhầm lận từ mốc lịch sử này
đưa bỏ sang mốc lịch sử khác…Từ đó học sinh sẽ áp dụng nhiều phương pháp học

2


Trường THPT Võ Văn Kiệt

GV: Lê Trọng Khương

khác nhau kết hợp với sự hướng dẫn của các thầy, cô giáo để có thể tiếp thu bài
học một cách có hiệu quả và nhanh chóng nhất.
2. Nội dung mang tính cụ thể.
a. Cách học và dạy để giúp các em nghi nhớ các sự kiện lịch sử:
* Phải đọc sách giáo khoa và tìm hiểu bài mới trước khi đến lớp theo sự hướng
dẫn trước của người thầy.
Muốn nắm được bài học một cách nhanh chóng đòi hỏi người học phải tìm
hiểu sách giáo khoa và các tài liệu trước khi đến lớp theo sự hướng dẫn của thầy cô
giáo. Nhưng trong thực tế, học sinh chưa quen với việc đọc sách giáo khoa hay một
tài liệu nào trước, các em có tâm lí chờ đợi, ỷ lại, ít chịu suy nghĩ, thường nhanh
chán nản trước những vấn đề khó. Nếu có đọc sách giáo khoa thì các em chỉ đọc

một cách sơ qua nên không nắm được nội dung chính của bài, không tạo ra cho
mình những vấn đề để suy nghĩ; thậm chí có nhiều em không hề tìm hiểu bài trước,
không biết tiết học ngày mai mình sẽ học bài nào?, đang ở giai đoạn nào?…
Vì vậy yêu cầu học sinh tìm hiểu bài mới trước ở nhà là một việc rất cần
thiết, không thể bỏ qua, từ đó tạo cho các em một thói quen đọc sách giáo khoa,
tìm hiểu tài liệu trước và chỉ có như vậy các em mới nắm được những kiến thức cơ
bản một cách nhanh chóng, biết cách đặt ra những vấn đề mà mình đang còn thắc
mắc cho thầy cô giáo giải đáp.
Với phương pháp đọc sách giáo khoa giáo viên sẽ rèn luyện cho học sinh
thói quên làm việc với tài liệu, giáo viên sẽ tiết kiệm được thời gian trên lớp để có
thể mở rộng thêm kiến thức hoặc khắc sau thêm những vấn đề trọng tâm hay là kể
những câu chuyện có liên quan và có thể đặt ra cho học sinh những tình huống có
vấn đề. Cũng với phương pháp này giúp giáo viên giải quyết được vấn đề bài học
quá dài, phát huy được tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh.
Để co thể thực hiện tốt phương pháp này, giáo viên sau mỗi tiết học phải đưa
ra cho các em nhũng vấn đề cần trao đổi trong tiết học mới buộc các em phải tìm
hiểu trước vấn đề, ngoài ra giáo viên thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở kiểm tra
việc đọc sách của học sinh. Việc sử dụng phương pháp này sẽ gặp không ít những
khó khăn, trở ngại vì thói quen thụ động của học sinh, vì thế giáo viên phải kiên trì,
phải có cách đánh giá việc thực hiện một cách nghiêm túc thường xuyên . Việc yêu

3


Trường THPT Võ Văn Kiệt

GV: Lê Trọng Khương

cầu học sinh tìm hiểu trước bài mới là một trong các phương pháp dạy học lấy học
sinh làm trung tâm

*Trên lớp phải chú ý nghe thầy cô giảng.
Nghe thầy cô giảng bài giúp học sinh nắm được bài học một cách nhanh
chóng, bởi vì khi thầy cô giảng bài thưởng trình bày một cách lôgích các sự kiện,
lý giải những vấn đề có liên quan nêu ra những nội dung cơ bản, khi nghe giảng
học sinh sẽ khắc sâu được sự kiện, vì khi nhớ về sự kiện đó học sinh sẽ nhớ về lời
giảng của thầy cô. Có thể nói đây là một công đoạn hay là một biện pháp quan
trọng nhất trong quá trình học tập của học sinh.
Nếu như học sinh không nghe thầy cô giảng bài, thì đồng nghĩa với việc học
sinh không nắm được bài học . Vì vậy học sinh phải có ý thức trong việc chú ý
nghe thầy cô giảng bài, về phía thầy cô cần phải truyền đạt bài học một cách lôi
cuốn, thu hút sự học tập của các em.
* Đặt ra những câu hỏi mà mình còn thắc mắc .
Trong quá trình tìm hiểu bài mới ở nhà và nghe thầy cô giáo giảng bài học
sinh thấy có những vấn đề mà mình chưa được hiểu, chưa rõ thì các em phải đặt ra
những câu hỏi cho thầy cô giải đáp. Cách làm này sẽ giúp các em suy nghĩ, tìm
hiểu vấn đề một cách sâu sắc.
Nhưng hiện nay hầu hết học sinh không sử dụng phương pháp này, nếu các
em chưa rõ vấn đề thì thường là ngồi im, thụ động … điều đó chứng tỏ sự rụt rè
của học sinh.
Để giải quyết vấn đề trên đòi hỏi học sinh phải tìm hiểu trước bài mới, chuẩn
bị những câu hỏi mình còn thắc mắc, về phía giáo viên phải tạo cho các em sự
hứng thú, tự tin, chủ động trong quá trình học tập, đồng thời việc đặt ra câu hỏi cho
thầy cô giáo cũng chính là giúp thầy cô làm rõ thêm những vấn đề về bài học.
* Tham gia thảo luận.
Hiện nay chúng ta đang hướng tới cách học lấy học sinh làm trung tâm, tức
là đòi hỏi sự hoạt động tích cực của học sinh trong việc học, giáo viên chỉ là người
hướng dẫn. Để làm được việc đó người thầy thường cho các em thảo luận nhóm.
Với phương pháp này giúp các em trao đổi và thảo luận với nhau về nội

4



Trường THPT Võ Văn Kiệt

GV: Lê Trọng Khương

dung bài học, từ đó nắm được những nội dung cơ bản một cách nhanh chóng, có
hiệu quả nhất, khi thảo luận trao đổi tức các em tự mình làm rõ những nội dung của
bài học, sẽ giúp các em khắc sâu được sự kiện.
Nhưng hầu hết học sinh chưa làm quen với cách học này vì:
- Ý thức học tập của các em yêu, lợi dụng vào việc thảo luận nhóm để nói chuyện,
làm việc riêng.
- Việc thảo luận, trao đổi trong nhóm chỉ diễn ra ở một vài học sinh, còn đại đa số
là không hoạt động, các em không đưa ra được ý kiến của mình. Vì thế ý kiến cuối
cùng của nhóm chỉ mang tính chủ quan của một vài thành viên trong nhóm và điều
đó đồng nghĩa với việc chỉ một vài học sinh trong nhóm nắm được vấn đề và hoạt
động nhóm đã thất bại.
- Về mặt thời gian: Chúng ta thấy chương trình lịch sử hiện nay quá nặng, không
chỉ nặng về lượng kiến thức mà còn nặng về số liệu và sự kiện, đặc biệt là chương
trình lịch sử 12, chỉ với một tiết học mà cho các em thảo luận nhóm thì hầu hết
giáo viên không hoàn thành bài dạy. Đó là một điều mà bình thường làm cho giáo
viên không giám mạnh dạn áp dụng phương pháp thảo luận.
Vì vậy để khắc phục những khó khăn trên, giáo viên và học sinh cần phải áp dụng
nhiều biện pháp .
- Học sinh phải có ý thức trong học tập và thảo luận, tránh tình trạng nói chuyện và
làm việc riêng trong quá trình thảo luận.
- Các thành viên trong nhóm phải đưa ra được ý kiến của mình, từ đó mới nắm
được vấn đề một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.
- Giáo viên phải có nội dung thảo luận phù hợp với học sinh, nêu lên những vấn đề
cơ bản của bài học để các em nghiên cứu.

- Giáo viên phải thường xuyên kiểm tra, đôn đốc nhắc nhở các em thực hiện tốt
việc thảo luận của mình.
- Nếu bài quá dài, giáo viên lo ngại thời gian không đủ vì thế không cho học sinh
thảo luận, thì giáo viên có thể cho mỗi nhóm một mục hay một vấn đề để thảo

5


Trường THPT Võ Văn Kiệt

GV: Lê Trọng Khương

luận, đây cũng chính là cách để giáo viên giải quyết những bài có lượng kiến thức
nhiều so với thời gian một tiết dạy.
* Phải so sánh với các sự kiện mà mình đã học.
Trong quá trình tìm hiểu bài mới hoặc là sau khi tìm hiểu bài mới xong học
sinh phải biết cách so sánh sự kiện mà mình đang học với các sự kiện khác, để từ
đó hệ thống được một chuỗi các sự kiện có liên quan. trong quá trình so sánh sẽ
giúp các em nắm được nhũng đặc điểm giống và khác nhau trong các sự kiện đó.
Điều này sẽ giúp các em hiểu sâu về bài học của mình hơn, đồng thời giúp các em
nắm vững bài học một cách nhanh chóng và lôgíc, tránh sự nhầm lẫn giữa các sự
kiện với nhau và giúp các em ôn lại kiến thức mà mình đã học.
Ví dụ : Khi tìm hiểu về chiến lược Việt nam hóa chiến tranh cảu Mĩ thực
hiện ở miền Nam Việt Nam trong chương trình lịch sử 12, học sinh so sánh với với
các chiến lược trước đó như chiến lược chiến tranh cục bộ, chiến lược chiến tranh
đặc biệt, các chiến lược này có điểm gì giống và khác nhau về mục đích, thủ đoạn,
âm mưu …
Tuy nhiên hầu hết học sinh không biết cách so sánh hoặc không hịu so sánh,
để khắc phục tình trạng này đòi hỏi người thầy trong quá trình truyền tải bài mới
phải tập cho các em cách so sánh các sự kiện với nhau, bằng cách thường xuyên

đặt ra những câu hỏi mang tính so sánh, bắt các em rút ra được những nhận rét
chung về những đặc điểm có thể là giống và khác nhau trong các sự kiện đó.
Qua cách học này không chỉ giúp các em nắm được những đặc điểm cơ bản
giữa các sự kiện, mà còn giúp các em ôn lại các bài đã học, tạo cho các em một
thói quen nhìn nhận, đánh giá lại vấn đề.
* Rút ra nhận xét.
Sau mỗi tiết học hoặc là sau khi tìm hiểu xong một sự kiện nào đó thầy cô
thường yếu cầu chúng ta rút ra nhận xét. Đây là một công đoạn rất quan trọng để
kiểm tra xem các em tiếp thu bài học như thế nào?, cách nhìn nhận đánh giá của
các em ra sao?. Vì thế học sinh cần phải nắm bắt cơ hội này để đưa ra ý kiến của
mình, cách nhìn nhận, đánh giá của mình về vấn đề đó. Sau khi đã nghe được các ý
kiến của các em giáo viên sẽ có những nhận xét và qua lời nhận xét đó học sinh
thấy được ý kiến của mình đúng hay sai, sai thì sai ở chổ nào? từ đó các em có

6


Trường THPT Võ Văn Kiệt

GV: Lê Trọng Khương

những điều chính hợp lý. Qua đó các em đã cơ bản nắm được vấn đề chính của sự
kiện một cách nhanh chóng và sâu sắc.
Nhưng hiện nay khi giáo viên đưa ra những câu hỏi mang tính nhận xét,
đánh giá lại vấn đề thì hầu hết học sinh không đưa ra ý kiến của mình, chỉ biết ngồi
im, ngồi im … điều đó càng chứng tỏ tính thụ động của học sinh trong trong học
tập.
Để giải quyết vấn đề trên đòi hỏi người thầy, người cô phải kiên trì, tạo cho
các em một thói quen biết tóm lược lại vấn đề của riêng mình, tức là phải thường
xuyên đặt ra nhũng câu mang tính chất tóm lược vấn đề để các em suy nghĩ, trả lời

và khuyến khích bằng cách cho điểm, để tạo ra sự hưng phấn học tập ở các em.
b. Về phía giáo viên:
* Phải miêu tả, thường thuật hay kể một câu chuyện có liên quan tới sự kiện
lịch sử đó.
Hiện nay nội dung trong sách giáo khoa thường nặng về số liệu, sự kiện cho
nên không gây được sự hứng thú cho người học, dẫn tới tình trạng học sinh rất sợ
phải học môn lịch sử.
Để giải quyết tình trạng trên, đưa học sinh "lại" với môn lịch sử thì đòi hỏi
người dạy sử phải có phương pháp truyền đạt, lôi cuốn các em, một trong các
phương pháp mà tôi thấy rất thành công đó chính là giáo viên phải thường xuyên
miêu tả, thường thuật hoặc kể nhũng mẩu chuyện có liên quan tới sự kiện đó cho
học sinh nghe để tránh áp lực bởi số liệu, ngày tháng, sự kiện đè nặng.
Việc thường thuật, miêu tả … các sự kiện thường có nhiều cách khác nhau
có thể thông qua bản đồ, hình ảnh… tường thuật về một trận đánh, một nguyên
nhân hay một khái niệm nào đó. Qua phương pháp này không chỉ giúp các em khắc
sâu được nội dung bài học với những câu chuyện lich sử có thật mà còn tạo cho
các em sự hứng thú, yêu thích học tập bộ môn lịch sử, từ đó khơi dậy lòng tự hào
dân tộc và truyền thống yêu nước.
Ví dụ 1: Khi dạy về chiến dịch Điện Biên Phủ, bắt buộc giáo viên phải miêu
ta về cứ điểm Điện Biên Phủ để cho học sinh hiểu rõ tại sao Điện Biên Phủ được
coi là "một pháo đài bất khả xâm phạm"?

7


Trường THPT Võ Văn Kiệt

GV: Lê Trọng Khương

Ví dụ 2: Khi tìm hiểu về hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong quá trình tìm

đường cứu nước từ năm 1917 đến 1925, giáo viên có thể kể cho học sinh nghe một
số mẩu chuyện về Người trong quá trình tìm đường cứu nước, như nẩu chuyện
Người bắt gặp bản luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin, Qua mẩu
chuyện đó học sinh sẽ thấy được quá trình đi tìm đường cứu nước của Bác thật là
gian khổ, Bác đã tìm hiểu nhiều về cách mạng một số nước lớn trên thế giới như
cách mạng Anh, Pháp, Mĩ…nhưng Người không đưa cách mạng nước ta đi theo
cách mạng các nước đó, vì Người cho rằng các nước này họ đã làm cách mạng
hàng ngàn năm nay rồi nhưng người dân họ vẫn đang khổ cực, nhân dân họ đang
toan tính làm một cuộc cách mạng mới, vì vậy Người không muốn người dân mình
lật đổ sự áp bức này lại thay bằng một sự áp bức khác. Do đó khi bắt gặp bản luận
cương của Lênin được đăng trên báo Nhân đạo của Đảng xã hội Pháp, thì từ đó
người không ngừng tìm hiểu về cách mạng tháng Mười Nga, tìm hiểu về Lênin và
hoàn toàn đi theo Lênin…
Tuy vậy hiện nay có rất ít thời gian để giáo viên có thể thường xuyên sử
dụng phương pháp này, điều đó làm ảnh hưởng lớn đến kết quả học tập của các em
Để khắc phục tình trạng trên giáo viên phải lựa chọn những sự kiện để
thường thuật, miêu tả hay là chọn những mẩu chuyện có liên quan mật thiết đến sự
kiện để kể cho các em nghe, đồng thời giáo viên phải biết tóm lược những mẩu
chuyện, hoặc có thể hướng dẫn cho các em tìm hiểu những mẩu chuyện, sự kiện đó
ở đâu, rồi sau đó giáo viên trong quá trình kiểm tra bài cũ, cũng nên hỏi xem các
em đã tìm hiểu thêm được vấn đề gì và cũng đánh giá điểm để khuyến khích các
em.
* Giáo viên phải thường xuyên đặt ra những câu hỏi mang tính gợi mở .
Trong quá trình truyền đạt bài mới giáo viên phải đặt ra những câu hỏi mang
tính gợi mở để làm rõ vấn đề, các câu hỏi này sẽ kích thích tính tò mò của các em,
đồng thời gợi mở những vấn đề phải suy nghĩ và để lí giải được những câu hỏi đó,
học sinh phải nắm đựơc nội dung cơ bản của bài học, từ đó giúp các em khắc sâu
hơn đựơc nội dung đó, đồng thời tạo cho các em thói quen phải suy nghĩ và trả lời
câu hỏi.
Ví dụ. Khi tìm hiểu về việc Ta hòa hoãn với Pháp nhằm đẩy quân Trung

Hoa Dân Quốc khỏi nước ta năm 1946 - trong chương trình lịch sử 12.(sách cơ bản

8


Trường THPT Võ Văn Kiệt

GV: Lê Trọng Khương

- trang 128), chúng ta có thể sử dụng dạng câu hỏi mang tính gợi mở để trình bày
sự kiện.
- Vì sao Pháp muốn đem quân ra miền Bắc?
Vì Pháp muốn nhanh chóng thôn tính nước ta…
- Để được đem quân ra miền Bác Pháp đã làm gì?
Pháp đã kí với Tưởng bản hiệp ước Hoa - Pháp (28 - 02 - 1946) …
- Vì sao Pháp không trực tiếp đem quân đánh chiếm miền Bắc mà lại kí hiệp ước
với Tưởng?
Vì Pháp không đủ lực lượng…, và sự có mặt của quân Tưởng ở miền Bắc cũng là
một trở ngại đối với Pháp.
- Vì sao Tưởng lại đồng ý kí với Pháp bản hiệp ước đó?
Vì Tưởng cũng muốn đem quân về nước để tập trung cho cuộc nội chiến với Đảng
cộng sản…
- Với bản hiệp ước đó đã đặt cách mạng nước ta trước sự lựa chọn nào?
Trước hai sự lựa chọn:
+ Cầm vũ khí chống thực dân Pháp ngay từ khi chúng đặt chân lên miền Bắc.
+ Tạm thời hòa với Pháp.
- Vậy Chúng ta đã lựa chọn con đường nào? Vì sao?
Ta lựa chọn con đường thứ hai. Vì Chúng ta hòa với Pháp sẽ đuổi được 20
vạn quân Tưởng và bọn tay phản động Việt quốc, Việt cách ra khỏi nước ta, giảm
bớt được một kẻ thù, đồng thời hòa với Pháp chúng ta sẽ có được một thời gian

hòa bình để tập trung chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp không
thể tránh khỏi.
Nếu chúng ta lựa chọn con đường thứ nhất, chúng ta không chỉ đánh pháp
mà còn phải đương đầu với 20 van quân Tưởng, điều mà chúng ta cố tránh từ trước
tới nay.

9


Trường THPT Võ Văn Kiệt

GV: Lê Trọng Khương

- Ta hòa với Pháp và Pháp đã kí với ta bản hiệp định sơ bộ 6/3/1946. Nội dung của
bản sơ bộ đó như thế nào? (hs dựa vào SGK để trả lời)
- Nội dung của nó có điểm gì đặc biệt?
- Ý nghĩa của hiệp định sơ bộ?…
Với dạng câu hỏi này sẽ lôi cuốn các em vào bài học, vào luồng suy nghĩ
lôgíc của các sự kiện, từ đó các em sẽ chủ động nắm được bài học, kích thích tính
tò mò học hỏi, đồng thời tạo hứng thú học tập cho các em và đây cũng là phương
pháp học lấy học sinh làm trung tâm, người thầy chỉ là người hướng dẫn còn học
sinh là người chủ động.
* Giáo viên phải hệ thống được kiến thức cơ bản sau mỗi tiết học.
Hầu hết học sinh hiện nay không biết tóm lược vấn đề, không biết rút ra
những nội dung chính của bài học, vì thế khi học bài các em không biết học từ
đâu? học như thế nào?, do đóviệc học thuộc bài là rất khó với các em, nếu có thuộc
thì cũng rất nhanh chóng quên và nếu như thì phải nhớ được những từ đầu thì mới
nhớ được các từ tiếp theo - đó chính là cách học vẹt, học một cách máy móc,
không sáng tạo.
Vì thế sau mỗi tiết học, cũng có thể sau mỗi nội dung bài học giáo viên phải

hệ thống lại những kiến thức cơ bản nhất, để học sinh có một cái nhìn tổng quát, từ
đó các em nhanh chóng sắc sâu và nắm vững được những nội dung chính của vấn
đề. Đồng thời kết hợp với các phương pháp khác trong quá trình học tập mới giúp
các em nhanh chóng học thuộc bài và khắc sâu được nội dung đó.
Bên cạnh đó giáo viên cũng nên hướng dẫn, chỉ bảo cho các em phương
pháp tóm lược vấn đề, để các em có thợc tự tóm lược được những nội dung chính
của bài học và khi đó việc học thuộc bài lại càng trở nên đơn giãn với các em.
c. Phương pháp dạy và học giúp các em nghi nhớ các số liệu, thời gian trong
các sự kiện lịch sử.
Số liệu và mốc thời gian hiện nay trong lịch sử rất nhiều và việc học thuộc
các số liệu và thời gian là một trong những vấn đề rất khó đối với học sinh hiện
nay. Do đó cần phải có những giải pháp, phương pháp để giúp các em nhanh chóng
nắm vững các số liệu và thời gian các sự kiện lịch sử.

10


Trường THPT Võ Văn Kiệt

GV: Lê Trọng Khương

* Học sinh phải nắm được các mốc quan trọng trong lịch sử dân tộc và thế giới.
Nắm chắc các mốc lịch sử quan trọng sẽ giúp các em nắm vững ngày tháng
một cách chính xác, tránh được sự nhầm lẫn. Trong lịch sử người ta biên soạn theo
tiến trình lịch sử, cho nên việc ghi nhớ cũng phải theo tiến trình đó, từ đó các em
mới nắm chắc được ngày tháng, tránh được sự nhầm lẫn.
Ví dụ. Khi nói về chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947, hay chiến dịch
Biên giới Thu - Đông 1950 thì học sinh phải biết được các sự này nằm trong cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta. Hay là khi nói về các chiến
lược Chiến tranh đặc biệt,… bắt buộc học sinh phải nắm được các chiến dịch ấy

nằm trong giai đoạn nào của lịch sử dân tộc, từ đó học sinh sẽ nắm được chiến lược
chiến tranh đặc biệt diễn ra trong thời gian từ 1961 - 1965 và khi có câu hỏi chiến
thắng Ấp Bắc trong chiến lược chiến tranh Đặc biệt thì các em dễ dàng phán đoán
được sự kiện đó xẩy ra trong giai đoạn từ năm 1961 đến 1965 và chính xác đó là
ngày 2 - 1 - 1963,….
* Giáo viên phải tạo ra một "ấn tượng" cho các số liệu và mốc thời gian quan
trọng để giúp các em ghi nhớ.
"Ấn tượng" ở đây là gì ? Tức là tạo ra một điểm nhấn hay là tạo ra "vấn đề"
cho số liệu và ngày tháng đó, giúp người học ghi nhớ một cách sâu sắc. Mỗi khi
muốn nhớ về số liệu, ngày tháng đó thì người học phải nhớ về ấn tượng hay vấn đề
đó và khi đã nhớ về nó thì chắc chắn sẽ nhớ được số liệu và ngày tháng mà mình
cần nhớ. Có nhiều cách tạo "ấn tượng" khác nhau cho các số liệu và ngày tháng. Ở
đây tôi xin đưa ra một vài trường hợp.
- Trong quá trình giảng bài giáo viên có thể chủ động nói ngược số liệu, ngày
tháng hoặc đưa số liệu, ngày tháng của sự kiện này bỏ sang sự kiện khác nhằm
mục đích lôi cuốn sự tập trung đặc biệt của các em, rồi sau đó đính chính lại một
cách rõ ràng. Tuy nhiên sử dụng phương pháp này học sinh dễ nhầm tưởng thầy cô
không nắm vững kiến thức, cho nên khí vẫn dụng nó người dậy phải linh hoạt
trong lời nói để làm thế nào các em biết mình cố tình nói như vậy.
- Trong khi kiểm tra bài cũ giáo viên có thế nhấn mạnh các số liệu, ngày tháng,
bằng cách hỏi trực tiếp là ngày nào? tháng nào? tiêu diệt bao nhiêu địch…

11


Trường THPT Võ Văn Kiệt

GV: Lê Trọng Khương

- Cũng trong quá trình giảng bài, khi nói về một sự kiện nào đó đang chuẩn bị nói

về sô liệu, ngày tháng, thì giáo viên có thể đưa ra câu hỏi trực tiếp cho học sinh về
số liệu, ngày tháng đó và sau khi một học sinh trả lời xong thì giáo viên tiếp tục
mời một học sinh khác xác minh câu trả lời của bạn đúng hay sai, cũng có thể bắt
học sinh đó nhắc lại một lần nữa để cho các em có một biểu tượng về số liệu đó.
Có thể chúng ta thấy với những cách tạo "ấn tượng" trên quá đơn gian hay là
quá máy móc, nhưng khi chúng ta áp dụng nó một cách linh hoạt nó sẽ tạo ra
những kết quả rất khả quan, nó không chỉ tạo ấn tượng cho người học mà nó còn
tạo ra không khí hưng phấn, sôi nổi trong lớp học. Tuy nhiên với khuôn khổ của đề
tài này tôi không thể trình bài hết những cách thức tạo ấn tượng khác nhau, vì vậy
mỗi người dạy nên tìm cách tạo ra những ấn tượng khác nhau để giúp các em
nhanh chóng nắm được các số liệu, ngày tháng.
* So sánh các số liệu và mốc thời gian với nhau.
Việc so sánh các số liệu, hay ngày tháng với nhau cũng giúp các em nhớ các
số liệu, ngày tháng một cách nhanh chóng, sâu sắc, đồng thời tránh được sự nhầm
lẫn giữa các số liệu ngày tháng và giúp các em ôn lại bài học.
Ví dụ. Như ngày 5 / 6 / 1911 ngày Bác ra đi tìm đường cứu nước, cũng ngày
5/6/1925 Người lại thành lập tổ chức cách mạng đầu tiên ở Trung Quốc, đó là Hội
Việt Nam cách mạng thanh niên
Ví dụ. Ngày diễn ra hội nghị lần thứ 8 của Ban chấp hành Trung ương Đảng
từ ngày 10 đến 19 tháng 5 năm 1941, ngày 19/5/1941 cũng là ngày thành lập mặt
trận Việt Minh và trùng với ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Ví dụ. Ngày 19/12/1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc
kháng chiến chông thực dân Pháp, cũng một năm sau vào ngày 19/12/1947 là ngày
mà thực dân pháp buộc phải rút quân khỏi Việt Bắc…
Ví dụ. Chúng ta có thể so sánh các số liệu của chiến thắng Vạn Tường (trong
chiến lược Chiến tranh cục bộ) với chiến thắng Ấp Bắc(trong chiến lược chiến
tranh Đặc biệt), hay là so sánh số liệu của chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947 với
Chiến dịch Biên giới thu đông 1950….

12



Trường THPT Võ Văn Kiệt

GV: Lê Trọng Khương

Trên đây chỉ là một ví dụ mang tính minh họa, còn trong thực tế có rất nhiều
vấn đề học sinh có thể tự so sánh với nhau.
* Hướng dẫn cho các em học tập, tìm hiểu về số liệu và mốc thời gian qua các
thông tin đại chúng.
Đến hẹn lại lên, hàng năm cứ đến ngày đó, tháng đó chúng ta lại kỉ niệm các
ngày lệ lớn của dân tộc và thế giới. Qua việc kỉ niệm đó học sinh sẽ nhớ được các
ngày tháng và sự kiện quan trọng của đất nước và thế giới, đó là cách học nhanh
nhất và diễn ra thường xuyên nhất.
Ví dụ. Như ngày Thàng lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12, tức là ngày
Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân được thành lập 22/12/1944 tại Cao
Bằng.
Ví dụ. Nhân kỉ niệm ngày quốc tế phụ nữ 8/3 thường chúng ta ôn lại cuộc
khởi nghĩa của hai Bà Trưng vào năm 40.
Ví dụ. Kỉ niệm ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam 3/2/1930; ngày giải
phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4/1975; ngày chiến thắng Điện Biên
Phủ; ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước
Việt Nam dân chủ cộng hòa 2/9/1945…
Hàng năm chúng ta kỉ niệm rất nhiều ngày lễ lớn, nếu như học sinh chú ý
nắm chắc các ngày kỉ niệm đó, tức là các em đã nắm được một khối lượng lớn
ngày tháng quan trọng trong lịch sử, các mốc thời gian đó sẽ giúp ích rất nhiều cho
trong quá trình học tập. Để các em có thể vận dụng tốt biện pháp này thì cũng cần
phải có sự hướng dẫn của thầy, cô giáo, đồng thời bản thân học sinh phải có ý thức
trong việc tích lũy kiến kiến thức cho mình.
3. Kết quả

Qua một thời gian áp dụng linh hoạt các phương pháp trên trong giảng dạy
và hướng dẫn các em học tập ở trường chúng ta. Tôi thấy đã có những kết quả khả
quan trong việc các em tiếp thu kiến thức, thái độ của các em đối với môn lịch sử
đã có những dấu hiệu khả quan. Điều đó được chứng minh qua kết quả thi tốt
nghiệp của các em những năm gần đây tốt hơn nhiều so với những năm trước.

13


Trường THPT Võ Văn Kiệt

GV: Lê Trọng Khương

C. KẾT LUẬN

Trên đây là những phương pháp giúp người học có thể nắm được bài học
một cách nhanh chóng, đồng thời người dạy và học có thể vẫn dụng một cách linh
hoạt các phương pháp, không nhất thiết phải áp dung đầy đủ các phương pháp,
điều này còn phải tùy thuộc vào từng đối tượng học sinh, rồi từ đó lựa chọn các
giải pháp phù hợp, nhằm giúp học sinh học tốt hơn và đạt kết quả cao hơn trong kì
thi tốt nghiệp.
NGƯỜI VIẾT

LÊ TRỌNG KHƯƠNG

14


Trường THPT Võ Văn Kiệt


GV: Lê Trọng Khương

MỤC LỤC
Trang
A.ĐẶT VẤN ĐỀ ……………………………………………………………... 1
B. NỘI DUNG
I. Thực trạng……………………………………………………………………1
II. Giải pháp……………………………………………………………………2
1. Nội dung mang tính khái quát…………………………………………........2
2. Nội dung mang tính cụ thể………………………………………………….3
a. Cách học và dạy để giúp các em nghi nhớ các sự kiện lịch sử:……………3
b. Về phía giáo viên…….……………………………………………………..7
c. Phương pháp dạy và học giúp các em nghi nhớ các số liệu, thời gian trong các
sự kiện lịch sử……………………………………………………………..……10
3.Kết quả……………………………………………………………………….13
C. KẾT LUẬN………………………………………………………………………………..14

15


Trường THPT Võ Văn Kiệt

GV: Lê Trọng Khương

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. 1. Phan Ngọc Liên – Trần Văn Trị (chủ biên), 1999, Phương pháp dạy
học lịch sử, NXB Giáo dục.
2. I.Ia. Lerner, Bài tập nhận thức, người dịch: Nguyễn Cao Lũy và Văn Chu
Viện Chương trình và phương pháp – Bộ Giáo dục.
3. Phan Ngọc Liên – Trần Văn Trị (chủ biên), 1999, Phương pháp dạy học

lịch sử, NXB Giáo dục, 296 trang.
4. Phan Ngọc Liên (Tổng chủ biên), 2008, Lịch sử 10, NXB Giáo dục, 208
trang.
5. Nhiều tác giả, 1983, Tư liệu giảng dạy lịch sử thế giới cổ đại, NXB Giáo
dục, Hà Nội, trang 120.
6. Đặng Đức An, Phạm Hồng Việt, 1978, Lịch sử thế giới trung đại, T1,
NXB Giáo dục, Hà Nội, trang 14
7.Lương Ninh – Đặng Đức An, 1976, Lịch sử thế giới trung đại (quyển 1,
tập1), NXB Giáo dục, Hà Nội, trang 36
8. Hệ thống phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông-Phạm Xuân
Phú.

16



×