Chƣơng 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KHÔNG GIAN TRONG TRANH
VÀ LUẬT XA GẦN
1.1. Khái niệm chung về không gian trong tranh và luật xa gần
Muốn đưa không gian vào tranh, các nhà hoạ sĩ, nhà thiết kế phải làm hai công
việc không tách rời nhau nhưng không phải là một, đó là tạo ra các hình thể và đặt
mỗi hình thể vào đúng chỗ của nó trên tranh theo quan hệ không gian. Thực tiễn
sáng tác cho thấy công việc thứ nhất không phải là ít người làm được dưới dạng
ghi chép hay nghiên cứu, nhưng khi chuyển sang đến việc thứ hai thì số người tới
đích lại giảm đi. Ở đây, mọi thứ đều phải điều chỉnh lại theo một trật tự mới và
hướng về một chủ đề nhất định. Người ta phải tìm nhiều biện pháp để giải quyết ổn
thoả các vấn đề của chiều thứ ba như: biến dạng hình thể và tăng giảm kích thước
theo từng vị trí đồng thời với thay đổi tương quan màu sắc, sắc độ hoặc bảo đảm
tính nhịp điệu và tính thống nhất trong quan hệ qua lại giữa các hình với nhau,
cũng như giữa hình thể với khoảng trống,… mà mỗi sự xê dịch, thêm bớt đều đòi
hỏi gia công và cân nhắc, tính toán. Đấy là chưa kể đến những yêu cầu về xử lý kỹ
thuật và xử lý chất liệu trong giai đoạn thể hiện tác phẩm. Cũng chưa nói đến
những vấn đề có liên quan đến đề tài, nội dung tư tưởng tình cảm, phong cách nghệ
thuật …mà bất cứ người sáng tác nào cũng phải quan tâm. Như vậy là từ ý nghĩ
đầu tiên đến khi tác phẩm hoàn thành, hoạ sĩ phải vận dụng nhiều quy luật và trải
qua nhiều bước.
Các hình khối trong thiên nhiên tuy được dàn trải trên cả ba chiều của không
gian nhưng đôi khi lại hiện ra ở dạng gần như phẳng. Núi đồi nhìn qua màn sương
như chìm lặn hết vẻ gồ ghề của khối. Bóng đổ của người và vật lên tường hay mặt
đất chỉ là những hình phẳng đang hoạt động … . Trong khi đó, các bề mặt phẳng
phiu vốn chỉ trải ra trên hai chiều nhiều khi lại gợi cảm giác lồi lõm hay sâu thẳm.
Mặt ao hồ lặng sóng đáng lẽ gợi ý niệm về mặt phẳng nằm ngang thuần tuý thì lại
phản chiếu cả vòm trời khum lòng chảo với những cảnh vật giữa khoảng mênh
1
mông. Một vài vết hoen nhoè trên giấy làm cho bề mặt của nó như trũng xuống, bị
nhàu hay bị gấp thành nhiều diện nhỏ… . Có lẽ những cảnh tượng và hiện tượng
như vậy đã là những gợi ý đầu tiên cho việc đưa không gian lên mặt phẳng mà con
người nguyên thuỷ đã thực hiện từ hàng trăm thế kỷ trước chúng ta. Từ đấy, việc
biểu hiện không gian trên mặt phẳng trở thành một trong những vấn đề cơ bản của
hội hoạ. Có thể nói lịch sử hội hoạ bắt đầu từ khi mặt phẳng được dùng để biểu
hiện không gian. Những hình vẽ đầu tiên được giữ gìn trong bóng tối của các hang
động nguyên thuỷ đã bất chợt hiện ra trước sự kinh ngạc của các nhà khảo cổ.
Trong các hang động người ta đã tìm thấy những bầy thú như đang cựa quậy, đấy
là những hình vẽ thô sơ nhưng rất hiện thực và sinh động chúng được xếp đặt một
cách lộn xộn không theo một trình tự nào. Nhìn vào thật khó hình dung các khoảng
cách xa gần, vì tất cả gần như cùng một cỡ và tách biệt hẳn nhau. Ngày nay, người
ta chưa tìm thấy dấu nối giữa nghệ thuật nguyên thuỷ với các nền nghệ thuật cổ đại,
vì phong cách cũng như phương pháp biểu hiện không gian không có sự chuyển
tiếp mà chỉ có những đột biến. Ở một số nước phương Đông thời cổ, chịu ảnh
hưởng sâu sắc của thuyết “âm dương”, “ngũ hành” nên cách nhìn sự vật và biểu
hiện không gian của các nghệ sĩ phương Đông nói chung đều đượm màu sắc triết
lý. Họ đưa lên tranh không phải những thứ ghi nhận được trực tiếp từ thế giới bên
ngoài mà là những điều đã khái quát hoá thông qua những ý niệm trừu tượng về
thế giới đó. Những kinh nghiệm sáng tác của họ sau này được đúc kết thành
nguyên tắc có giá trị rất lâu dài. Ở Ấn Độ có sáu điểm gọi là Sadanga, ở Trung
Quốc có sáu phép gọi là Lục Pháp. Ở các nước phương Tây như Hy Lạp ngày nay
ta chỉ có thể tìm hiểu trên những trang trí bình gốm và trong sử sách còn lưu truyền.
Căn cứ vào đấy thì hội hoạ Hy Lạp hầu như ít quan tâm đến chiều sâu mà chỉ chú ý
tạo những hình vẽ phẳng, dàn trải trên một bề mặt. Tuy nhiên, vấn đề không gian
lại được đề cập tới trong một lĩnh vực khác, lúc đó còn mới mẻ là ngành trang trí
sân khấu. Ở đây, người ta đã cố gắng dựng lên những khung cảnh có kiến trúc trên
mặt đứng của phông nền, bằng các phương tiện ảo giác, đã được Anaxagoras, một
2
triết gia đương thời đưa ra thành nguyên tắc: “Đường nét trong hội hoạ phải đặt
theo một tỷ lệ tương ứng với những hình đã vạch ra trên một mặt phẳng tưởng
tượng do các tia nhìn kẻ từ mắt, được coi như một điểm cố định, tới các điểm của
đối tượng quan sát”. Như vậy là nguyên tắc cơ bản của phép thấu thị đã được nêu
ra ở Hy Lạp từ thế kỷ từ thế kỷ V trước công nguyên, nhưng chưa hề được áp dụng
suốt từ đấy cho đến mãi thế kỷ XVI. Người La Mã cũng đã có một số thể nghiệm
về cách miêu tả chiều sâu của không gian thị giác mà chúng tích còn để lại trên
những tranh tường được khai quật ở Pompéi vào thế kỷ XIX. Tuy nhiên hiệu quả
không gian còn bị hạn chế, vì phần lớn các đường nét cơ bản thường được đặt theo
hướng song song với mặt tranh chứ không chạy vút vào chiều sâu như ta thấy trong
hội hoạ Phục Hưng sau này. Đến thời kỳ phục hưng, vấn đề không gian thị giác
mới được giải quyết triệt để, nhờ ở tinh thần ham chuộng khoa học thực nghiệm
kết hợp với lý tưởng thẩm mỹ của chủ nghĩa nhân văn, nhằm đề cao vẻ đẹp thể
chất của con người và truyền đạt mọi cảm nghĩ thông qua những cảnh tượng như
thật. Có thể nói, các nghệ sĩ Phục Hưng là những người đặt bước đầu tiên cho một
ngành hình học mới, nhằm biểu hiện chính xác những điều nhìn thấy. Họ đã lấy sự
thụ cảm thị giác làm cơ sở để giải quyết vấn đề này. Từ đấy phương pháp vẽ phối
cảnh theo nguyên lý thấu thị áp dụng trong hội hoạ. Như vậy cơ sở khoa học của
phương pháp thấu thị đã hình thành không những góp phần vào sự phát triển hội
hoạ mà còn mở đường cho sự ra đời của một ngành toán học mới gọi là hình học
xạ ảnh. Mọi nghiên cứu về phương pháp thấu thị đều bắt đầu từ Leo Battista
Alberti một nhà kiến trúc người Ý, tác giả hai cuốn sách nổi tiếng “Bàn về kiến
trúc” xuất bản năm 1485 và “Bàn về điêu khắc và hội hoạ” viết năm 1438 nhưng
mãi đến thế kỷ XVI mới có điều kiện xuất bản. Trong cuốn sách trên, ông đã đưa
ra phương pháp dựng hình biểu diễn của các đường thẳng song song cách đều, căn
cứ vào phát hiện của ông về sự đồng quy của các đường chéo trên mặt sàn lát gạch
vuông.
3
Tiếp đó, Piero della Francesca hoạ sĩ kiêm lý luận gia độc đáo nhất của thế kỷ
XV ở Ý suốt đời nghiền ngẫm về phép thấu thị và các vật thể trong không gian, đã
viết cuốn “Phép thấu thị”, dưa theo tinh thần của Alberti nhưng không phải cho
kiến trúc mà dành riêng cho các hoạ sĩ. Những phát hiện quan trọng của ông về sự
tổng hợp ánh sáng – màu sắc có thể coi như vấn đề cốt lõi của phối cảnh đậm nhạt
ngày nay đang được nghiên cứu và áp dụng. Đáng tiếc là các cuốn sách của ông
không được xuất bản cho đến năm 1899 mới được in ra lần đầu và tái bản vào năm
1942. Ít lâu sau, Leonard de Vinci đã dùng hình học để hiệu chỉnh một vài chỗ
chưa hợp lý trong cuốn sách của Alberti, đồng thời ông cũng nghiên cứu kỹ lưỡng
phương pháp thấu thị cũng những ứng dụng của nó trong hội hoạ và viết thành
sách. Trong cuốn “Phép dựng hình hợp lý”, ông đã nêu lên một số quy tắc cơ bản,
được các hoạ sĩ Ý thừa nhận và áp dụng rỗng rãi hàng thế kỷ. Phương pháp của
ông trở thành chính thống và hình thức không gian trình bày theo phương pháp đó
được gọi là “không gian thấu thị” hay “không gian phục hưng”. Từ đó người ta sử
dụng thuật ngữ “luật thấu thị” hay còn gọi là “luật xa gần” để chỉ phương pháp vẽ
tranh theo nguyên lý thấu thị.
Phương pháp vẽ tranh theo luật xa gần cũng được
gọi là phép vẽ phối cảnh hay nghệ thuật phối cảnh (perspective).
1.2. Các hình thức và phạm vi ứng dụng cơ bản của phép v ẽ phối cảnh
Luật xa gần hay còn gọi là phép phối cảnh bao gồm các hình thức sau:
- Phối cảnh đường nét: gồm những ứng dụng hình học có liên quan đến việc
tìm những cấu tạo đường nét tương ứng với hình dáng và quan hệ của các vật thể
trong không gian theo đúng quy luật thị giác.
- Phối cảnh đậm nhạt: gồm những quy tắc sử dụng các tương quan sáng tối và
màu sắc để tạo trên mặt phẳng những hiệu quả tương ứng với các hiện tượng tự
nhiên, nhằm gây ấn tượng nổi của vật thể và chiều sâu của không gian.
- Phối cảnh thuận mắt: dường như không câu nệ quy tắc, miễn là gợi được cảm
giác chiều sâu trên mặt phẳng, phần nhiều chỉ áp dụng cho những vật thể ít cạnh
góc hay những khung cảnh có thuần đường cong tự nhiên.
4
- Phối cảnh hình chiếu trục đo: một loại phối cảnh ước lệ áp dụng riêng cho
các hình vẽ kỹ thuật, giả định vật thể được gắn vào một hệ trục, những đường kẻ
song song từ các điểm mốc của vật với hệ trục đó sẽ cho thấy các mặt và các cạnh
của nó theo ba chiều.
- Phối cảnh hình nổi: chỉ thực hiện được bằng nhiếp ảnh hay điện ảnh, nhằm
gây ra những ngộ nhận thị giác về độ nổi và khoảng cách, khiến cho lúc xem hình,
người ta có cảm giác như nhìn trực tiếp các vật thể trong không gian.
- Phối cảnh ước lệ: bao gồm các hình thức biểu hiện không gian khác với
những điều nhìn thấy ở tự nhiên, nhưng vẫn đề cơ bản vẫn phản ánh đúng thực tế,
thí dụ: giả định điểm nhìn của người vẽ đặt ở vô tận hoặc di động trên một trục
nằm ngang, nhằm mở rộng diện bao quát và tăng thêm điểm tập trung, vì vậy các
hình biểu diễn không hoàn toàn giống như những ảnh thị giác, nhưng cũng không
phải là những hình kỳ quái hoặc xa lạ đối với mọi người.
Ngoài ra còn nhiều loại phối cảnh khác, hoặc ít dùng, hoặc không liên quan
đến nghệ thuật tạo hình. Trong hội hoạ hay thiết kế nội thất người ta sử dụng các
loại phối cảnh trên theo dạng biến thể hoặc pha tạp ít nhiều chứ ít khi thấy ở dạng
thuần tuý.
Ngày nay, phép vẽ phối cảnh được dùng trong thiết kế tạo hình.
Luật xa gần ( hay phép phối cảnh) trong hội hoạ
Hội hoạ nghệ thuật biểu hiện không gian trên bề mặt. Đây là một thứ không
gian ảo, chỉ có thể ghi nhận bằng thị giác nhở ở sự kết hợp các yếu tố tạo hình như:
đường nét, hình thể màu sắc, sắc độ…tuỳ theo cách vận dụng của cá nhân mỗi họa
sĩ. Do đó, không gian của hội hoạ nhìn rất đa dạng, có thể mang những hình ảnh
giống như ta thấy ở thực tế hoặc đã giản lược ít nhiều, cũng có thể là những cảnh
tượng được hư cấu nên, nhìn hơi khác thường nhưng vẫn gợi liên tưởng về thế giới
hiện thực. Thừa nhận tính đa dạng phong phú của các hình thức biểu hiện không
gian, chúng ta có thể tìm hiểu từ đấy nhiều hình thức phù hợp với ý tưởng sáng tạo
và sẵn sàng dung nạp bất kỳ phương pháp nào khả dĩ giúp ích cho việc thể hiện tác
5
phẩm. Tuy nhiên, muốn không bị lạc hướng và có điều kiện phát huy óc sáng tạo,
ta không thể bỏ qua vấn đề cơ bản là vận dụng quy luật thị giác vào việc tái hiện
không gian ba chiều trên mặt phẳng. Chỉ sau khi giải quyết vấn đề đó bằng những
lý giải khoa học, ta mới có cơ sở để suy nghiệm và chủ động đề xuất cái mới trong
sáng tác hội hoạ. Đối với hội hoạ, đấy là chỗ dựa đồng thời cũng là phương tiện tốt
để xây dựng những tác phẩm quy mô lớn. Nó giúp người sáng tác có điều kiện tập
hợp các tài liệu đã ghi chép từ thực tế để hư cấu nên những bố cục và cũng tạo
thuận lợi họ ngay trong lúc thâm nhập thực tế. Mặt khác, cũng phải trải qua những
bước đó, người ta mới có điều kiện củng cố những nhận thức về không gian tạo
hình và cảm thức được vẻ đẹp của các sơ đồ tạo hình để có thể quy các hình thể
phức tạp về dạng cơ bản hoặc từ dạng cơ bản đó xây dựng nên những hình thể
phức tạp. Hiểu rõ cơ chế của luật xa gần, con mắt nhận xét càng nhạy bén và sắc
sảo thêm, chẳng những có lợi cho sáng tác mà còn giúp ích cho việc thưởng thức
và đánh giá các tác phẩm hội hoạ.
Chƣơng 2
CÁC PHÉP CHIẾU
2.1. Phép chiếu song song
2.1.1. Khái niệm về phép chiếu song song
Giả sử trong không gian vật thể ta có một mặt phẳng gọi là mặt phẳng hình
chiếu, một đường thẳng S không song song với gọi là hướng chiếu. Giả thiết có
một điểm A bất kỳ trong không gian. Qua A vạch đường thẳng song song với S cắt
mặt phẳng hình chiếu ở điểm A’. A’ được gọi là hình chiếu song song của A lên
mặt phẳng hình chiếu . Nếu có một hình (H), thì tập hợp các hình chiếu song song
của các điểm thuộc (H) sẽ cho hình (H’) gọi là hình chiếu song song của (H) lên
mặt phẳng hình chiếu. (hình 2.1)
6
A
B
S
C
H
C
’
D
B
’ H’
D’ A
’
Hình 2.1
Dựa vào vị trí của mặt phẳng hình chiếu so với hướng chiếu ta có hai loại phép
chiếu song song đó là: phép chiếu song song vuông góc gọi tắt là phép chiếu vuông
góc và phép chiếu song song xiên góc. Phép chiếu xiên xiên góc được ứng dụng để
vẽ các hình chiếu trục đo.
2.1.2. Tính chất của phép chiếu song song
- Dễ dàng thấy rằng muốn chiếu một đường thẳng chỉ cần chiếu hai điểm của
đường thẳng và hình chiếu của một đường thẳng cũng là một đường thẳng, trừ
trường hợp đường thẳng song song với hướng chiếu khi đó hình chiếu của nó suy
biến thành một điểm. (hình 2.2);
- Tương tự đối với mặt phẳng, muốn tìm hình chiếu song song của mặt phẳng
chỉ cần chiếu 3 điểm không thẳng hàng nằm trên mặt phẳng đó và hình chiếu của
một mặt phẳng cũng là một mặt phẳng trùng với mặt phẳng bản vẽ (Mặt tranh) trừ
trường hợp mặt phẳng song song với hướng chiếu khi đó hình chiếu của nó suy
biến thành đường thẳng (hình 2.1);
- Một điểm thuộc đường thẳng hoặc mặt phẳng thì hình chiếu của chúng cũng
thuộc hình chiếu của đường thẳng hoặc mặt phẳng đó (hình 2.2);
- Hình chiếu song song của các đường thẳng song song cũng là các đường
thẳng song song (hình 2.2a);
- Tỷ số đơn của 3 điểm thẳng hàng bằng tỷ số của 3 điểm hình chiếu của chúng
(hình 2.2b);
- Tỷ số của hai đoạn thẳng song song bằng tỷ số của hai đoạn hình chiếu của
chúng (hình 2.2c)
7
A’
C’
A
B
D
B’
A
B’
B
E
A’
C’
B
D’
A
C
C
B’
C
A’
D
b
a
D’
E’
C’
c
Hình 2.2
- Khi hướng chiếu và mặt phẳng hình chiếu đều cố định, nếu ta thay đổi hướng
của AB trên mặt phẳng chiếu thì độ dài của hình chiếu cũng thay đổi. Độ dài của
hình chiếu lớn nhất khi AB vuông góc với hướng chiếu và hình chiếu trở thành
một điểm khi AB song song với hướng chiếu. Độ dài hình chiếu của AB bằng AB
khi AB song song với mặt phẳng hình chiếu (hình 2.3);
Hình 2.3
- Nếu quy ước các đường thẳng song song là các đường thẳng cắt nhau ở điểm
vô tận thì phép chiếu song song là trường hợp đặc biệt của phép chiếu xuyên tâm
khi tâm chiếu ở vô tận. Những bóng ngả của đồ vật in lên tường hay lên mặt đất
khi trời nắng cho ta hình dung kết quả của phép chiếu song song. Áp dụng phép
chiếu này ta có thể biểu hiện được hình khối của vật thể một cách ước lệ, tức là gây
được cảm giác về sự nổi và chiều sâu, nhưng không gây được ấn tượng thật về
không gian như mắt ta vẫn nhận thấy. Theo phép chiếu song song thì những hình
đi vào chiều sâu đều biến dạng theo một quy ước: hình chữ nhật trở thành hình
8
bình hành, hình tròn trở thành hình elíp… như ta vẫn thường thấy trong hình học
không gian (hình 2.4).
Hình 2.4
2.1.3. Các phƣơng pháp chiếu song song
a. Chiếu vuông góc.
Khi hướng chiếu của phép chiếu song song vuông góc với mặt phẳng hình
chiếu ( hay mặt phẳng chiếu) ta có phép chiếu song song vuông góc, gọi là phép
chiếu vuông góc (hình 2.5). Phép chiếu này là trường hợp đặc biệt của phép chiếu
song song nên nó có mọi tính chất của phép chiếu song song. Phép chiếu này có
nhiều ứng dụng trong thực tế như làm phương pháp chính để thiết lập các bản vẽ
kỹ thuật và chúng ta được học sâu hơn trong môn học “hoạ hình và vẽ kỹ thuật”.
S
A
A’
Hình 2.5
Trong phép chiếu song song qua mặt vuông góc này, người ta quy ước hệ
thống mặt chiếu là ba mặt phẳng vuông góc với nhau:
- Mặt chiếu 1 thẳng đứng, gọi là mặt chiếu đứng;
9
- Mặt chiếu 2 nằm ngang, gọi là mặt chiếu bằng;
- Mặt chiếu 3 vuông góc với hai mặt kia tức là vuông góc với giao tuyến của
chúng, gọi là mặt chiếu cạnh (hình 2.6).
Nếu từ những điểm của hình kẻ những đường thẳng góc xuống các mặt
phẳng hình chiếu đó, ta được những hình 1, 2, 3 theo ba mặt: mặt bằng, mặt
đứng và mặt cạnh. Ba mặt chiếu theo các trục Ox, Oy, Oz hợp thành một hệ thống
trục, cho ta hình dung được ba chiều của vật thể: trục Ox chỉ chiều rộng, trục Oy
chỉ chiều sâu, trục Oz chỉ chiều cao.
Hình 2.6
Đem dàn những hình này trên một mặt phẳng, ta được một bản vẽ trình bày
cấu trúc của theo đúng kích thước của nó. Nhìn vào bản vẽ ta có thể nhận xét vật
thể một cách tường tận về kích thước, hình dáng theo nhiều phía. Nếu bản vẽ biểu
diễn thêm mặt cắt thì ta còn hiểu thêm sự cấu tạo bên trong của vật thể. Đối với
những vật có kích thước lớn, hình chiếu có thể thu nhỏ lại theo tỷ lệ tương ứng.
Hình 2.7
10
Phép chiếu song song qua mặt vuông góc biểu hiện vật thể một cách chính xác
và hoàn chỉnh nên nó được phát triển sâu trong môn hình học hoạ hình. Ngành vẽ
kỹ thuật và kiến trúc vẫn sử dụng phép chiếu này để tiến hành các bản vẽ thiết kế.
Ứng dụng trong nghệ thuật tạo hình:
Trong nghệ thuật điêu khắc, trang trí, đồ hoạ và cả hội hoạ, có những hình thức
biểu hiện không gian và hình nổi khá đặc biệt mà cơ sở của chúng xét về mặt hình
học là ứng dụng của phép chiếu vuông góc. Tuy không trải qua phép chiếu, các
hình ảnh ở đây nói chung đều mang tính chất của những hình chiếu cạnh hay chiếu
mặt có gia thêm bóng, khối hoặc màu sắc. Để gây ấn tượng không gian, người ta ít
quan tâm đến chiều sâu, cũng không chú ý đến sự giảm dần khối lượng mà chỉ cần
tạo ra các lớp trước sau. Nhiều khi chiều thứ ba không được xét đến và chỉ có hình
phẳng trên nền phẳng. Đấy là trường hợp của các hoa nền, diềm, bề mặt trang trí
và một số tranh trang trí. Các hoạ tiết như được gắn vào nền và kết hợp với nhau
thành những mảng lớn nhỏ, hoạ tiết có thể là nhân vật, động vật, hay hoa lá cách
điệu hoá, thường là hình phẳng, xét về nguồn gốc phần nhiều là hình chiếu mặt,
hình chiếu cạnh hay hình chiếu bằng của các vật thể. Do đấy ta cũng tạm coi đây là
một ứng dụng linh hoạt của phép chiếu song song qua mặt vuông góc, tất nhiên
không phải trong tất cả các loại hình trang trí mà chỉ ở một số, với những dạng mà
ta vừa kể.
Trong nghệ thuật đồ hoạ, đôi khi ta cũng gặp những hình chiếu vuông góc có
đánh bóng hoặc đã biến thể ít nhiều, với sự hỗ trợ của bóng, màu sắc và kỹ thuật
diễn tả, các hình đó không những gây được hiệu quả nổi khá mạnh mà còn gợi cảm
giác về chất, rất gần với mẫu thực (hình 2.8)
Hình 2.8
11
b. Chiếu song song qua mặt xiên góc
- Khi hướng chiếu không vuông góc với mặt phẳng hình chiếu ta có phép
chiếu song song qua mặt xiên góc. Phép chiếu này là trường hợp thông thường của
phép chiếu song song nên nó có mọi tính chất của phép chiếu song song (hình 2.9).
Phép chiếu này có nhiều ứng dụng trong thực tế để thiết lập các hình chiếu trục đo.
Hình 2.9
Ở đây ta thấy rằng, hình chiếu của điểm, đường, mặt và vật thể có sự thay đổi
khi có sự thay đổi của mặt phẳng hình chiếu so với hướng chiếu. Thật vậy, giả sử
ta có đoạn thẳng AB và mặt phẳng hình chiếu , khi thay đổi góc giữa mặt phẳng
hình chiếu với hướng chiếu thì hình chiếu của AB xuất hiện sự thay đổi độ dài. Ta
có A1B1 = AB khi // AB, hình chiếu của AB có độ dài ngắn nhất khi mặt phẳng
hình chiếu vuông góc với hướng chiếu và nó càng dài ra khi góc giữa mặt phẳng
hình chiếu với hướng chiếu càng nhỏ (hình 2.10)
Hình 2.10
12
Để dựng hình chiếu trục đo, người ta gắn vào vật thể một hệ trục Ox, Oy, Oz,
trong đó có một trục thẳng đứng và hai trục kia làm thành góc với nó theo những
góc độ qui định, rồi kẻ từ các điểm mốc của vật thể những đường song song với ba
trục đó để có các cạnh và các mặt theo ba chiều, cuối cùng tạo được phối cảnh của
vật thể. Có ba loại hình chiếu trục đo thường dùng, mà tên gọi căn cứ vào các góc
độ của hệ trục.
- Hình chiếu trục đo thẳng góc đẳng trắc:
Ba trục Ox, Oy, Oz làm với nhau những góc bằng nhau và đều bằng 120o loại
này dễ vẽ, ít gây nhầm lẫn và đẹp mắt, nhưng đối với vật thể vuông vắn thì hình
biểu diễn lại xấu và có vẻ dị dạng (hình 2.11).
Hình 2.11
- Hình chiếu trục đo thẳng góc nhị trắc:
Hệ trục gồm một trục thẳng đứng và hai trục kia nghiêng với đường nằm
ngang những góc 7o10’ và 41o25’. Với những góc độ như vậy, hình chiếu sẽ cho
cảm giác thuận mắt, tránh được tình trạng chập nét, thường thích hợp với những
vật thể vuông vắn và có nhiều chi tiết. Để hình chiếu gần giống với thực tế các
chiều dài đi vào chiều sâu đều được rút ngắn theo tỷ lệ ½ (hình 2.12).
13
Hình 2.12
- Hình chiếu trục đo xiên góc nhị trắc
Hệ trục gồm một trục thẳng đứng, một trục nằm ngang và trục thứ ba nghiêng
một góc 45o với đường nằm ngang. Loại này cũng dễ vẽ và thích hợp với những
vật thể có nhiều mặt tròn hướng về phía trước (hình 2.13).
Hình 2.13
Ứng dụng của phép chiếu song song trong nghệ thuật tạo hình:
Trong hội hoạ, có một hình thức biểu hiện không gian khá độc đáo, gọi là phối
cảnh ước lệ hay phối cảnh kỵ mã, mà cơ sở của nó xét về mặt hình học là phép
chiếu song song. Ở đây, vị trí của điểm nhìn được giả định là một điểm đặt ở vô
tận, và các tia nhìn do đấy được coi như song song với nhau. Khi thực hiện phép
chiếu thì những đường đi theo cùng một hướng trong không gian vẫn giữ nguyên
tính chất đó, tức là vẫn song song với nhau trên mặt phẳng vẽ. Ta sẽ thấy trong
tranh một lối trình bày rất đặc biệt là nhân vật cũng như cảnh vật dù ở thật xa cũng
không giảm bớt khối lượng và còn mang đầy đủ chi tiết như khi được đặt ở gần.
Tuy vậy, tranh vẫn gây được cảm giác về độ nổi, khoảng cách về chiều sâu. Trong
cách nhìn thông thường, các hình ảnh trước mắt biểu thị mối quan hệ giữa chủ thể
14
và khách thể ở một địa điểm và một thời điểm nhất định thì trong phối cảnh ước lệ
mối quan hệ đó được đặt trong những điều kiện không gian và thời gian rộng rãi
hơn. Người vẽ tự coi mình như đang có mặt ở khắp nơi và nhìn thấu vạn vật. Điểm
nhìn lúc này trở thành một điểm di động và sẵn sàng dừng lại ở những góc độ thích
hợp nhất để quan sát kỹ từng đối tượng miêu tả, do đấy các hình ảnh đều hiện rõ
như nhau, không kể đến mức độ xa gần. Trong cuộc du ngoạn bằng ý tưởng để
nhìn cảnh vật bao la, người vẽ phát hiện được khá nhiều điều nhưng chỉ đặt lên
tranh những gì mình đã đúc kết được từ cuộc du ngoạn đó. Cùng với tính chất ước
lệ về không gian, ở đây còn có cả ước lệ về thời gian. Người vẽ không định cho
khung cảnh một thời điểm nào rõ rệt với lý do là không thể bắt mọi hoạt động phải
nhất tề dừng lại dù chỉ trong khoảnh khắc ngắn ngủi. Như vậy thì không còn gọi là
sự sống, vì thế, trong khi người vẽ tiến hành ghi nhận, vạn vật cứ việc tiếp tục
bước đi của mình và tiếp tục sinh trưởng, không có gì phải đợi chờ, dù rằng quang
cảnh ở đoạn này là buổi sớm, sang đoạn kia đã là buổi trưa, thậm chí là những cảnh
năm này tiếp theo năm khác, thời này chuyển qua thời khác. Quá khứ, hiện tại và
cả tương lai dường như không có ranh giới trong phối cảnh ước lệ. Những đặc
điểm cụ thể của một khoảng thời gian qui định không phải được biểu diễn bằng lời
mà bằng những hình ảnh và những tình tiết.
Yếu tố thứ nhất có thể làm nổi bật các đặc tính đó là hiệu quả ánh sáng. Cảnh
vật hiện ra trong một điều kiện chiếu sáng duy nhất sẽ cho thấy tính thống nhất của
không gian cũng như thời gian. Thế nhưng trong việc biểu hiện không gian và hình
nổi, người ta được phép loại trừ bớt một vài yếu tố mà không sợ ảnh hưởng đến
chất lượng tạo hình. Nếu trong một hình thức diễn tả này, yếu tố ánh sáng được đặt
lên hàng đầu thì ở một hình thức khác, yếu tố chủ đạo lại là màu sắc hay đường
nét… . Vì lẽ đó, trong phối cảnh ước lệ người ta đã tìm được biện pháp tối ưu để
đưa những hình ảnh khác nhau về điều kiện không gian và thời gian vào một bố
cục chung, đồng thời giải quyết được nhiều vấn đề phức tạp khác về mặt biểu hiện
chủ đề. Đấy là: bỏ qua không xét đến các hiệu quả ánh sáng, lấy nét và mảng làm
15
phương tiện chính, coi màu sắc là phương tiện hỗ trợ, còn ánh sáng nếu có cũng
chỉ để điểm xuyết. Với cách diễn đạt như vậy, người ta có đủ điều kiện để tạo ra
một bầu không khí thuần nhất bao trùm khắp bức vẽ, khả dĩ dung hoà được những
mối quan hệ tưởng như rất xung khắc.
Yếu tố thứ hai biểu hiện được tính không gian và thời gian là các tình tiết. Đó
là những hình ảnh cụ thể về hoạt động của con người trong bối cảnh thiên nhiên,
xã hội và lịch sử. Nếu hiệu quả ánh sáng gây được cảm giác không gian trực tiếp
tại một địa điểm và thời điểm nhất định thì các tình tiết lại gợi mối liên tưởng về
một địa phương và một thời kỳ nào đấy, có tính chất bao quát hơn. Mặt khác, chính
các tình tiết nhiều khi còn tô đậm thêm màu sắc địa phương và làm nổi bật thêm
những đặc điểm khí tượng của thiên nhiên, chẳng hạn chỉ cần nhìn vào dáng điệu
và y phục của nhân vật, ta có thể thấy ngay khung cảnh thuộc vùng nào, thời đại
nào, vào lúc nắng hay mưa, buổi sớm hay buổi chiều, mùa nóng hay mùa rét… .
Mối liên tưởng sẽ càng phong phú nếu các tình tiết được ghép lại với nhau một
cách hợp lý. Không có gì bắt buộc người vẽ phải truyền đạt thật đúng các hiện
tượng khoảnh khắc theo lối ghi nhận của ống kính, trong khi ý tưởng có thể toả
rộng khắp nơi và có thể dung nạp cùng một lúc bao nhiêu chuyện quá khứ, hiện tại
và tương lai. Nếu không có sự cường điệu và hư cấu thì cũng không có những hình
tượng điển hình để làm nổi bật tư tưởng của một chủ đề. Vì vậy người ta không
ngại gì mà không đưa vào phối cảnh ước lệ những hình thức lắp ghép tương đối
mạnh dạn với rất nhiều tình tiết, nhiều pha, nhiều lớp, có khi là một góc cảnh đơn
thuần, nhưng thật ra là cách biệt nhau cả về không gian và thời gian. Trên một bức
tranh có thể có sự chung đụng của những cảnh khác vùng và những nhân vật khác
thời đại. Cách xếp đặt đó không nhằm tạo ra những điều huyền bí hoặc phi lý, cũng
không phải là sự tuỳ tiện vô nguyên tắc, mà được tiến hành một cách nghiêm túc
với dụng ý làm cho nội dung của tranh thêm súc tích và sáng sủa. Những tổ hợp
nhìn riêng rẽ có vẻ như bất hợp lý lại ăn nhập với nhau, hợp thành một chỉnh thể,
phù hợp với lôgíc phát triển của hiện thực, khiến mọi người đều có thể chấp nhận
16
được.
Qua những điều vừa trình bày, ta thấy phối cảnh ước lệ mà cơ sở của nó là
phép chiếu song song có những ưu điểm:
- Ít phiền phức trong thực hành, không phải đụng chạm đến những bài toán về
phép dựng hình, về tỷ lệ tương ứng giữa khoảng cách và khối lượng;
- Có khả năng thâm diễn, gây được sức truyền cảm, không phải chốc lát, mà
tương đối bền bỉ do tính chất súc tích của nội dung;
- Gợi được nhiều tình tiết, nêu được nhiều điển hình, làm cho ý nghĩa của tranh
thêm sâu sắc, không khí của tranh thêm sinh động;
- Hình thức khá hấp dẫn, có thể kết hợp tả thực với cách điệu hoá, thường có
xu hướng thiên về trang trí nhưng vẫn không xa rời hiện thực.
Đồng thời cũng có nhược điểm như:
- Khó dung nạp nhiều lớp cảnh, vì các khối lượng không giảm dần thường
choán mất nhiều diện tích của tranh, làm nghẽn tắc hướng đi vào chiều sâu;
- Đối với nhân vật, dù biệt lập hay tập hợp thành nhóm cũng xem như bình
quân vì đều ngang nhau về tầm cỡ ở mọi vị trí, do đấy cũng dễ bị tản mạn và khó
đặc tả, khó làm nổi bật vai trò của nhân vật chính;
- Khó giữ đúng tỷ lệ, kích thước giữa nhân vật và cảnh vật, vì người so với núi
non, cây cối, nhà cửa thường chênh lệch nhau rất nhiều, nếu không khéo thu xếp
thì tính chất của tranh không còn là ước lệ mà là tuỳ tiện;
- Sự lôi cuốn của các tình tiết làm người xem ít chú ý đến toàn cục và dễ sa vào
lối nhìn phân tán, cục bộ.
Vì những nhược điểm đó mà chẳng mấy khi phép chiếu song song được áp
dụng triệt để trong hội hoạ với tư cách là phối cảnh ước lệ thuần tuý, mà chỉ có loại
phối cảnh ước lệ biến thể, phát triển từ dạng đó. Để mở hướng đi vào chiều sâu,
trước hết có thể phá bỏ tình trạng tắc nghẽn bằng cách tăng cường chiều cao của
tranh. Một bố cục chạy theo chiều đứng sẽ cho phép đặt thêm nhiều lớp cảnh nối
tiếp và người ta nhận thấy nếu thu nhỏ bớt khối lượng ở các lớp đó, kết hợp với
17
giảm dần sắc độ thì không gian trong tranh có xu hướng mở rộng cả về chiều cao
lẫn chiều sâu. Đấy là cơ sở của loại tranh khổ dọc rất phổ biến trong hội hoạ
phương Đông. Theo luật bố cục của tranh sơn thuỷ thì trọng tâm của tranh, tức là
phần có hình vẽ được thu vào khoảng giữa, từ đấy mờ dần về hai phía trên dưới,
tiến tới bỏ lửng gọi là hai phần “thiên” và “địa”, với dụng ý tránh cho bố cục khỏi
bị đóng khung.
Một hình thức bố cục khác không tìm hướng đi vào chiều sâu mà trải dài trên
một bình diện, cho phép thể hiện đúng tỷ lệ kích thước giữa các khối lượng và
không gây tình trạng nghẽn tắc. Trong loại bố cục này, tranh chỉ đòi hỏi chiều cao
vừa phải và không cần để trống hai phần thiên và địa, nhưng lại rất cần đến chiều
dài, có khi gấp hàng chục lần chiều cao.
Một cách giải quyết khác không kém phổ biến là thay đổi tầm cỡ của nhân vật,
trong đó nhân vật chính được vẽ to hơn. Tầm cỡ to hay nhỏ không căn cứ vào vị trí
xa gần mà tuỳ theo địa vị xã hội của nhân vật và vai trò của họ trong tranh, đồng
thời còn tuỳ theo thái độ của người vẽ đối với từng nhân vật. Điều này cũng dễ
hiểu, bởi vì nhân vật chính luôn luôn phải là nhân vật tiêu biểu, tức là phải đại diện
được cho một tập thể, phải có tính cách rõ rệt hơn, nên ít khi được chọn trong lớp
người chung chung mà thường là những mẫu người ít nhiều có liên quan đến các
địa vị xã hội.
Như vậy, thông qua sự biến thể, các nhược điểm của phối cảnh ước lệ hầu như
đã được khắc phục một cách thoả đáng
2.2. Phép chiếu qua tâm (chiếu xuyên tâm)
2.2.1. Khái niệm về phép chiếu qua tâm
Giả sử trong không gian vật thể ta có một mặt bất kỳ 1 là mặt hình chiếu, một
điểm S nằm ngoài 1 gọi là tâm chiếu. Có một điểm A bất kỳ trong không gian.
Qua A vạch đường thẳng SA gọi là tia chiếu qua A, tia chiếu này cắt mặt hình
chiếu 1 tại điểm A1. Điểm A1 gọi là hình chiếu qua tâm của A lên mặt 1 (hình
2.14). Mặt 1 có thể là mặt phẳng, mặt cầu hay mặt cong bất kỳ.
18
Hình 2.14
Nếu có một hình thì tập hợp các hình chiếu qua tâm của các điểm thuộc sẽ
lập thành hình ’ gọi là hình chiếu qua tâm của
Xét vị trí của tâm chiếu so với mặt hình chiếu và vật thể ta có các trường hợp
sau:
- Tâm chiếu đặt xa mặt phẳng hình chiếu hơn vật, ta có hình chiếu lớn hơn vật,
phép chiếu gọi là phép duỗi. Những bỏng ngả của đồ vật do ánh đèn chiếu lên
tường cho ta hình dung kết quả của phép chiếu này. Ta cũng thấy áp dụng tính chất
này trong việc phóng ảnh, chiếu bóng… (hình 2.15).
Hình 2.15
- Tâm chiếu đặt gần mặt phẳng hình chiếu hơn vật ta có hình chiếu nhỏ hơn vật,
phép chiếu gọi là phép co (hình 2.16).
19
Hình 2.16
2.2.2. Tính chất của phép chiếu qua tâm
- Muốn tìm hình chiếu qua tâm của một đường thẳng ta chỉ cần tìm hình chiếu
qua tâm của hai điểm thuộc đường thẳng đó;
- Muốn tìm hình chiếu qua tâm của một mặt phẳng ta chỉ cần tìm hình chiếu
qua tâm của ba điểm không thẳng hàng thuộc mặt phẳng đó. Hình chiếu qua tâm
của một mặt phẳng cũng là một mặt phẳng trùng với mặt phẳng bản vẽ ;
- Một điểm thuộc đường thẳng hoặc một mặt phẳng thì hình chiếu qua tâm của
chúng cũng thuộc hình chiếu qua tâm của đường thẳng hoặc mặt phẳng đó; - Nếu
đường thẳng không đi qua tâm chiếu thì hình chiếu qua tâm của nó là một đường
thẳng. Giả thiết có một đường thẳng AB không đi qua tâm chiếu S. Khi chiếu
đường thẳng đó thì các tia chiếu sẽ nằm trên mặt phẳng SAB (gọi là mặt phẳng
chiếu qua AB) và sẽ cắt 1 theo đường thẳng A’B’ là hình chiếu qua tâm của
đường thẳng AB. Trường hợp nếu đường thẳng đã cho đi qua tâm chiếu S thì các
tia chiếu đi qua các điểm thuộc đường thẳng đó sẽ trùng nhau, do đó, hình chiếu
qua tâm của đường thẳng đó sẽ suy biến thành một điểm. Đường thẳng CD có hình
chiếu là điểm C’ trùng với D’ (hình 2.17);
Hình 2.17
20
- Khi chiếu qua tâm, nói chung đường thẳng song song trở thành các đường
đồng quy (hình 2.18)
Giả thiết có ba đường thẳng song song AB, CD, EF. Vì các đường này song
song nên các mặt phẳng chiếu SAB, SCD, SEF sẽ cắt nhau theo đường thẳng L đi
qua S và song song với AB, CD, EF. Các hình chiếu của AB, CD, EF sẽ nằm trên
các giao tuyến của các mặt phẳng chiếu qua SAB, SCD, SEF với mặt phẳng hình
chiếu 1, tức là hình chiếu qua tâm của chúng đồng quy tại điểm K. Đối với các
đường thẳng vuông góc với mặt phẳng hình chiếu cũng vậy (hình 2.18);
Hình 2.18
- Trường hợp nếu các đường thẳng đã cho vừa song song với nhau lại vừa song
song với 1 thì giao tuyến L sẽ song song với 1, do đó các đường thẳng song song
đã cho sẽ có hình chiếu qua tâm là những đường thẳng song song;
- Hình chiếu qua tâm của một mặt phẳng đi qua tâm chiếu S sẽ suy biến thành
một đường thẳng. Giả thiết ta có mặt phẳng là mặt phẳng đi qua tâm chiếu S.
Khi chiếu thì các tia chiếu đều nằm trong do đó hình chiếu của chính là giao
tuyến của với 1. Như vậy bất cứ hình nào nằm trong mặt phẳng chiếu cũng có
hình chiếu qua tâm là một đoạn thẳng hay một đường thẳng (hình 2.19)
21
Hình 2.19
2.2.3. Ứng dụng trong nghệ thuật tạo hình
Trong hội hoạ, phép chiếu qua tâm được áp dụng vào những tranh vẽ theo lối
tả chân. Ghi chép cảnh vật ở thực tế chính là thực hiện phép chiếu này, vì bản thân
sự nhìn cũng là một dạng của phép chiếu qua tâm. Nếu tâm chiếu là mắt, T là vật
thực thì hình chiếu T’ là hình ảnh của vật mà mắt tiếp thu được. Cảnh vật mà ta
thấy trước mắt thật ra chỉ là hình chiếu qua tâm của thực tế. Một bức tranh vẽ theo
hiện thực không nhất thiết chỉ là một tranh ghi chép từ thực tế. Muốn thể hiện một
chủ đề nào đấy, người ta phải chọn lọc và xếp đặt lại, phối hợp yếu tố hiện thực
với yếu tố tưởng tượng, cuối cùng tạo nên một khung cảnh như thật. Công việc đó
gọi là bố cục. Phép chiếu qua tâm áp dụng cho việc bố cục gọi là phối cảnh đường
nét.
2.2.4. Phân loại phép chiếu xuyên tâm
Có thể phân ra:
- Phép chiếu xuyên tâm qua mặt phẳng
- Phép chiếu qua mặt cầu
Phép chiếu xuyên tâm qua mặt phẳng
Khi mặt cong 1 là mặt phẳng thì ta sẽ có phép chiếu qua mặt phẳng. Phép chiếu
này có đầy đủ các tính chất đã được trình bày ở trên.
Phép chiếu qua mặt cầu
Khi mặt cong 1 là một mặt cầu ta sẽ có phép chiếu qua mặt cầu. Giả sử trong
không gian vật thể có một mặt cầu C gọi là mặt hình chiếu. Một điểm S nằm ngoài
22
mặt hình chiếu gọi là tâm chiếu. Nếu có một điểm A bất kỳ trong không gian qua
A kẻ tia SA cắt mặt cầu C tại A’ thì A’ được gọi là hình chiếu qua mặt cầu của A
(hình 2.20).
A
A’
C
S
Hình 2.20
Ở đây, dễ dàng nhận thấy rằng mặt hình chiếu là mặt cầu nên hình chiếu qua mặt
cầu của một đường thẳng, mặt phẳng hay một vật thể bất kỳ đều bị thay đổi so với
hình dạng ban đầu của nó. Đoạn thẳng AB có hình chiếu qua mặt cầu của nó là
cung A’B’ (hình 2.21).
B
A
A’
B’
C
S
Hình 2.21
Tương tự với mặt phẳng, hình chiếu qua mặt cầu của nó cũng thay đổi thành
mặt cầu. Nếu mặt phẳng nằm trong mặt phẳng tia chiếu thì lúc đó hình chiếu của
nó suy biến thành một cung.
23
Những kiến thức về phép chiếu qua mặt cầu chúng ta sẽ tìm hiểu sau. Để đơn
giản trong việc nghiên cứu cũng như cho ứng dụng của ngành học ta chỉ tìm hiểu
phép chiếu qua tâm với mặt hình chiếu là mặt phẳng.
Chƣơng 3
VẼ PHỐI CẢNH ĐƢỜNG NÉT
Cơ sở của vẽ phối cảnh đường nét là ứng dụng các tính chất của phép chiếu
qua tâm (xuyên tâm ) để thể hiện không gian và vật thể trên mặt phẳng (trong hôị
hoạ gọi là mặt tranh). Trong phép vẽ phối cảnh, thường vận dụng các yếu tố cơ bản
như: điểm nhìn, điểm trông chính, điêm hội tụ ( hay điểm tụ), điểm đo, điểm cách
hay điểm cự ly, đường chân trời…Để dễ dàng nắm và vận dụng các nguyên lý của
phép phối cảnh, chúng ta sẽ nghiên cứu để hiểu rõ bản chất của các yếu tố trên
cũng như hiểu rõ các nguyên lý để xác định hình chiếu phối cảnh trên mặt tranh.
Để nắm vũng phương pháp vẽ phối cảnh có ý nghĩa thiết thực với công tác thiết kế
tạo hình và thiết kế nội thất, chúng ta cũng cần nghiên cứu vẽ phối cảnh nhiều
dạng hình khối vật thể dựa trên đồ thức mặt bằng.
3.1. Các yếu tố cơ bản và các nguyên lý của phối cảnh đƣờng nét
3.1.1. Điểm trông chính (điểm trông)
a. Định nghĩa
Điểm trông chính là hình chiếu vuông góc của mắt (điểm nhìn) lên mặt tranh.
Từ điểm nhìn O kẻ một đường thẳng vuông góc với mặt tranh cắt mặt tranh tại
P, ta có OP là tia chính và điểm P gọi là điểm trông chính.
24
Hình 3.1
Trong điều kiện bình thường, mặt tranh có phương thẳng đứng thì độ cao của
điểm trông chính cũng là một điểm thuộc đường chân trời. P cũng là điểm tụ của
những đường đồng hướng với tia chính, phần sau chúng ta sẽ đề cập tới vấn đề này.
Khi đưa vào tranh thì tia chính OP suy biến thành một điểm, và điểm nhìn O trùng
vào điểm trông chính P ở đường chân trời
Hình 3.2
Đấy là một chi tiết đáng chú ý, bởi không có trường hợp nào khác có sự trùng
hợp đặc biệt như vậy. Ở đây P vừa là điểm trông chính, vừa là điểm nhìn, tia chính
và tầm mắt. Do đấy, ta có thể nói, khi điểm trông chính đã xác định trên mặt tranh
thì các yếu tố liên quan với nó như: điểm nhìn, hướng nhìn và tầm mắt được coi là
đã ổn định. Các hình ảnh hiện ra trên mặt tranh cũng ổn định trong mối quan hệ đó,
điểm trông chính trở thành một điểm chuẩn, duy trì sự nhất quán của toàn cảnh.
Như vậy trong quá trình tiến hành một bức vẽ tại chỗ, ta có thể chủ động hướng sự
tập trung vào những vị trí khác ở ngoài điểm trông chính để nhận xét mỗi chi tiết
cần vẽ, mà không lo ảnh hưởng đến tương quan chung, miễn là không xe dịch chỗ
đứng.
b. Vị trí của điểm trông chính.
Trước thiên nhiên cũng như trên bảng vẽ, điểm trông chính là một điểm phải
chọn và phải tìm. Khi quan sát một đối tượng, đương nhiên là ta phải nhìn vào đối
tượng đó, nhưng nhìn với góc độ nào, tầm mắt nào và đặt điểm trông chính ở đâu
là một vấn đề không đơn giản. Hãy xét những ví dụ sau:
25