Tải bản đầy đủ (.pdf) (135 trang)

TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU LÊN TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ CÁC BIỆN PHÁP THÍCH ỨNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.63 MB, 135 trang )

CƠ QUAN PHÁT TRIỂN QUỐC TẾ ĐAN MẠCH

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MƠI TRƯỜNG

DANIDA

MONRE

TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
LÊN TÀI NGUN NƯỚC
VÀ CÁC BIỆN PHÁP THÍCH ỨNG

ĐỒNG BẰNG SƠNG CỬU LONG

Hà Nội, tháng 11/2010


VIỆN KHOA HỌC KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN VÀ MƠI TRƯỜNG

DỰ ÁN
TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU LÊN
TÀI NGUYÊN NƯỚC
VÀ CÁC BIỆN PHÁP THÍCH ỨNG

ĐỒNG BẰNG SƠNG CỬU LONG
Cơ quan thực hiện:

Viện Khoa h c Kh t

Cơ quan t i t :


Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam

H Nội, thán 11/2010

n Thu v n v M i t

n


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.................................................................................................................................... 1
CHƢƠNG I. SƠ LƢỢC LƢU VỰC SÔNG MÊ CÔNG ....................................................... 2
CHƢƠNG II. SƠ LƢỢC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ............................................. 8
2.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................................... 8
2.1.1. Khái quát đặc điểm địa lý tự nhiên ......................................................................... 8
2.1.2. Đặc điểm khí hậu .................................................................................................... 9
2.1.3. Mạng lưới sơng ngịi, kênh rạch............................................................................ 11
2.2. Đặc điểm thủy văn ........................................................................................................ 13
2.2.1. Dòng chảy năm ..................................................................................................... 13
2.2.2. Chế độ dòng chảy .................................................................................................. 13
2.2.3. Đặc điểm lũ lụt ...................................................................................................... 14
2.2.4. Chất lượng nước sông ........................................................................................... 17
2.3. Đặc điểm tài nguyên nước ngầm ĐBSCL .................................................................... 19
2.4. Đặc điểm thủy triều ở ĐBSCL...................................................................................... 20
2.5. Tình hình kinh tế và xã hội ........................................................................................... 21
2.5.1. Tình hình dân sinh................................................................................................. 21
2.5.2. Tình hình phát triển kinh tế ................................................................................... 21
2.6. Thực trạng hệ thống cơng trình, thủy lợi ...................................................................... 25
2.6.1. Vùng tả sông Tiền (TST) ...................................................................................... 25
2.6.2. Vùng Tứ giác Long Xuyên (TGLX) ..................................................................... 26

2.6.3. Hiện trạng thủy lợi vùng Bán đảo Cà Mau (BĐCM) ............................................ 27
CHƢƠNG III. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU LÊN TÀI
NGUYÊN NƢỚC CỦA ĐBSCL ............................................................................................ 30
3.1. Các mơ hình được ứng dụng trong lưu vực Mê Cơng tính tốn tác động của biến
đổi Khí hậu lên tài ngun nước .......................................................................................... 30
3.1.1. Mơ hình thủy văn .................................................................................................. 31
3.1.2. Mơ hình cân bằng nước lưu vực ........................................................................... 31
3.1.3. Mơ hình thủy động lực .......................................................................................... 33
3.2. Các kịch bản biến đổi khí hậu ở lưu vực sông Mê Công .............................................. 35
3.2.1. Kết quả của Viện KTTV&MT tính tốn bằng mơ hình động lực PRECIS. ......... 39

i


3.2.2. Kịch bản biến đổi khí hậu xây dựng bằng phần mềm MAGICC/SCENGEN
kết hợp với hiệu chỉnh thống kê cho ĐBSCL ................................................................. 45
3.2.3. Bốc thoát hơi tiềm năng (ETo) .............................................................................. 52
3.2.4. Kịch bản nước biển dâng ...................................................................................... 54
3.3. Kịch bản tính tốn đánh giá tác động biến đổi khí hậu lên dịng chảy lưu vực
sơng Mê Cơng của Ủy hội Mê Cơng ................................................................................... 55
3.4. Ảnh hưởng của BĐKH đến dịng chảy Việt Nam ........................................................ 57
3.4.1. Tác động chung ..................................................................................................... 57
3.4.2. Phân tích tác động lên dịng chảy vào ĐBSCL ..................................................... 60
CHƢƠNG IV. ẢNH HƢỞNG CỦA BĐKH ĐẾN NGẬP LỤT VÀ XÂM NHẬP ............ 79
4.1. Tác động lên ngập lụt.................................................................................................... 79
4.2. Tác động đến xâm nhập mặn ........................................................................................ 92
CHƢƠNG V. TÁC ĐỘNG CỦA BĐKH ĐẾN NHU CẦU NƢỚC CHO TƢỚI Ở
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG..................................................................................... 101
ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP ỨNG PHÓ ................................................................... 111
KẾT LUẬN ........................................................................................................................... 119

TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................... 121

ii


Danh mục bảng
Bảng 1-1.

Phân bố dòng chảy trong lưu vực sơng Mê Cơng ................................................. 7

Bảng 2-1.

Lượng mưa trung bình tháng, năm tại một số vị trí trong đồng bằng sơng
Cửu Long............................................................................................................. 10

Bảng 2-2.

Lưu lượng đỉnh lũ Tân Châu, Châu Đốc trong lũ lớn ......................................... 17

Bảng 2-3.

Tình hình sử dụng đất năm 2007- vùng ĐBSCL................................................. 22

Bảng 3-1.

Thay đổi nhiệt độ trung bình năm, kịch bản A2, B2 so với thời kỳ 19852000, lưu vực sông Mê Công (Nguồn MRC, 2010) ............................................ 35

Bảng 3-2.

Thay đổi lượng mưa năm, mưa mùa mưa (V-X), mùa khô (XI-IV), ứng với

kịch bản A2, B2 so với thời kỳ 1985- 2000, lưu vực sông Mê Công (Nguồn
MRC, 2010) ......................................................................................................... 37

Bảng 3-3.

Mức thay đổi nhiệt độ trung bình năm tại một số trạm khí tượng so với thời
kỳ 1980 – 1999 theo các kịch bản BĐKH ........................................................... 45

Bảng 3-4.

Tỉ lệ thay đổi lượng mưa (%) so với kịch bản nền của các trạm khí tượng
(kịch bản A2) ....................................................................................................... 47

Bảng 3-5.

Tỉ lệ thay đổi lượng mưa (%) so với kịch bản nền của các trạm khí tượng
(kịch bản B2) ....................................................................................................... 48

Bảng 3-6.

Tỉ lệ thay đổi lượng mưa (%) so với kịch bản nền của các trạm khí tượng
(kịch bản B1) ....................................................................................................... 49

Bảng 3-7.

Lượng bốc thoát hơi tiềm năng năm (mm) tại một số trạm khí tượng theo
các kịch bản biến đổi khí hậu .............................................................................. 52

Bảng 3-8.


Các kịch bản phát triển được lựa chọn để tính tốn đánh giá tác động biến
đổi khí hậu lên chế độ dịng chảy lưu vực sông Mê Công (MRCS 2009) .......... 56

Bảng 3-9.

Lưu lượng trung bình năm, mùa lũ, mùa cạn tại một số trạm thủy văn
(nguồn MRCS 2010) ........................................................................................... 57

Bảng 3-10. Tác động biến đổi khí hậu lên dịng chảy............................................................ 58
Bảng 3-11. Tác động tổng hợp của biến đổi khí hậu và phát triển khai thác sử dụng
nước trên lưu vực lên dòng chảy (nguồn MRCS 2010) ...................................... 59
Bảng 3-12. Dòng chảy năm trung bình các thời kỳ ............................................................... 62
Bảng 3-13. Thay đổi dịng chảy năm trung bình các thời kỳ so với kịch bản nền ................. 62
Bảng 3-14. Đặc trưng dòng chảy tại trạm Kratie ................................................................... 65
Bảng 3-15. Dịng chảy trung bình mùa lũ tại một số trạm trên dịng chính sơng Mê
Công .................................................................................................................... 66

iii


Bảng 3-16. Thay đổi dịng chảy trung bình mùa lũ tại một số trạm trên dịng chính
sơng Mê Cơng ..................................................................................................... 67
Bảng 3-17. Dịng chảy trung bình tháng lớn nhất tại một số trạm trên dịng chính sơng
Mê Cơng .............................................................................................................. 68
Bảng 3-18. Thay đổi dịng chảy trung bình tháng lớn nhất tại một số trạm trên dịng
chính sơng Mê Cơng ........................................................................................... 69
Bảng 3-19. Tổng lưu lượng qua trạm Tân châu và Châu Đốc trong các tháng mùa cạn ....... 71
Bảng 3-20. Dịng chảy trung bình mùa cạn tại một số trạm trên dịng chính sơng Mê
Cơng .................................................................................................................... 72
Bảng 3-21. Thay đổi dịng chảy trung bình mùa cạn tại một số trạm trên dịng chính

sơng Mê Cơng ..................................................................................................... 72
Bảng 3-22. Dịng chảy trung bình ba tháng cạn nhất tại một số trạm trên dịng chính
sơng Mê Cơng ..................................................................................................... 74
Bảng 3-23. Thay đổi dịng chảy trung bình ba tháng cạn nhất tại một số trạm trên dịng
chính sơng Mê Cơng ........................................................................................... 75
Bảng 3-24. Dịng chảy trung bình tháng cạn nhất tại một số trạm trên dịng chính sơng
Mê Cơng .............................................................................................................. 75
Bảng 3-25. Thay đổi dịng chảy trung bình tháng cạn nhất tại một số trạm trên dịng
chính sơng Mê Cơng ........................................................................................... 76
Bảng 4-1.

Diện tích bị ngập tương ứng với các mức ngập khác nhau-lũ 2000, sử dụng
đất hiện tại ........................................................................................................... 85

Bảng 4-2.

Diện tích bị ngập tương ứng với các mức ngập khác nhau-lũ năm 2020, sử
dụng đất hiện tại .................................................................................................. 85

Bảng 4-3.

Diện tích bị ngập tương ứng với các mức ngập khác nhau-lũ năm 2032, sử
dụng đất hiện tại .................................................................................................. 85

Bảng 4-4.

Diện tích bị ngập tương ứng với các mức ngập khác nhau-lũ năm 2046, sử
dụng đất hiện tại .................................................................................................. 86

Bảng 4-5.


Diện tích bị ngập tương ứng với các mức ngập khác nhau-lũ năm 2020, sử
dụng đất hiện tại .................................................................................................. 86

Bảng 4-6.

Diện tích bị ngập tương ứng với các mức ngập khác nhau-lũ năm 2039, sử
dụng đất hiện tại .................................................................................................. 86

Bảng 4-7.

Diện tích bị ngập tương ứng với các mức ngập khác nhau-lũ năm 2047, sử
dụng đất hiện tại .................................................................................................. 87

Bảng 4-8.

Diện tích bị ngập tương ứng với các mức ngập khác nhau – lũ năm 2000,
sử dụng đất năm 2020 ......................................................................................... 87

iv


Bảng 4-9.

Diện tích bị ngập tương ứng với các mức ngập khác nhau - Lũ năm 2020,
sử dụng đất năm 2020 ......................................................................................... 87

Bảng 4-10. Diện tích bị ngập tương ứng với các mức ngập khác nhau - Lũ năm 2032,
sử dụng đất năm 2020 ......................................................................................... 88
Bảng 4-11. Diện tích bị ngập tương ứng với các mức ngập khác nhau - Lũ năm 2046,

sử dụng đất năm 2020 ......................................................................................... 88
Bảng 4-12. Diện tích bị ngập tương ứng với các mức ngập khác nhau - Lũ năm 2021,
sử dụng đất năm 2020 ......................................................................................... 88
Bảng 4-13. Diện tích bị ngập tương ứng với các mức ngập khác nhau - Lũ năm 2039,
sử dụng đất năm 2020 ......................................................................................... 89
Bảng 4-14. Diện tích bị ngập tương ứng với các mức ngập khác nhau - Lũ năm 2039,
sử dụng đất năm 2020 ......................................................................................... 89
Bảng 4-15. Diện tích bị ngập lụt ứng với con lũ lớn nhất trong các thời kỳ khác nhau
theo các kịch bản ................................................................................................. 90
Bảng 4-16. Chiều dài xâm nhập mặn tại một số sơng chính trong các thời kỳ-kịch bản
A2 ........................................................................................................................ 93
Bảng 4-17. Thay đổi chiều dài xâm nhập mặn tại một số sơng chính trong các thời kỳkịch bản A2 ......................................................................................................... 93
Bảng 4-18. Chiều dài xâm nhập mặn tại một số sông chính trong các thời kỳ-kịch bản
B2 ........................................................................................................................ 94
Bảng 4-19. Thay đổi chiều dài xâm nhập mặn tại một số sông chính trong các thời kỳkịch bản B2.......................................................................................................... 94
Bảng 4-20. Diện tích đất bị ảnh hưởng bởi danh giới mặn 1‰ sử dụng đất
hiện tại ................................................................................................................. 95
Bảng 4-21. Diện tích đất bị ảnh hưởng bởi danh giới mặn 4‰ sử dụng đất
hiện tại ................................................................................................................. 95
Bảng 4-22. Diện tích đất bị ảnh hưởng bởi danh giới mặn 1‰ sử dụng đất tương lai .......... 96
Bảng 4-23. Diện tích đất bị ảnh hưởng bởi danh giới mặn 4‰ sử dụng đất
tương lai .............................................................................................................. 96
Bảng 5-1.

Diện tích cấy lúa của ĐBSCL ........................................................................... 101

Bảng 5-2.

Dự kiến cơ cấu sử dụng đất ĐBSCL ................................................................. 101


Bảng 5-3.

Tổng nhu cầu nước tưới theo các tháng ở đồng bằng sông Cửu Long qua
các thời kỳ- Kịch bản A2 .................................................................................. 103

Bảng 5-4.

Tổng nhu cầu nước tưới theo các tháng ở đồng bằng sông Cửu Long qua
các thời kỳ - Kịch bản B2 .................................................................................. 104

v


Bảng 5-5.

Tổng nhu cầu nước trung bình năm cho nơng nghiệp trên đồng bằng sông
Cửu Long........................................................................................................... 104

Bảng 5-6.

Sự thay đổi tổng nhu cầu nước trung bình năm cho nơng nghiệp trên đồng
bằng sông Cửu Long ......................................................................................... 104

Bảng 5-7.

Nhu cầu nước tưới các vùng thuộc ĐBSCL trung bình các thời kỳ 19912000 ................................................................................................................... 105

Bảng 5-8.

Nhu cầu nước tưới các vùng thuộc ĐBSCL trung bình thời kỳ 2010-2019

kịch bản A2 ....................................................................................................... 106

Bảng 5-9.

Nhu cầu nước tưới các vùng thuộc ĐBSCL trung bình thời kỳ 2020-2029
kịch bản A2 ....................................................................................................... 107

Bảng 5-10. Nhu cầu nước tưới các vùng thuộc ĐBSCL trung bình thời kỳ 2030-2039
kịch bản A2 ....................................................................................................... 107
Bảng 5-11. Nhu cầu nước tưới các vùng thuộc ĐBSCL trung bình thời kỳ 2040-2049
kịch bản A2 ....................................................................................................... 108
Bảng 5-12. Nhu cầu nước tưới các vùng thuộc ĐBSCL trung bình thời kỳ 2010-2019
kịch bản B2........................................................................................................ 108
Bảng 5-13. Nhu cầu nước tưới các vùng thuộc ĐBSCL trung bình thời kỳ 2020-2029
kịch bản B2........................................................................................................ 109
Bảng 5-14. Nhu cầu nước tưới các vùng thuộc ĐBSCL trung bình thời kỳ 2030-2039
kịch bản B2........................................................................................................ 109
Bảng 5-15. Nhu cầu nước tưới các vùng thuộc ĐBSCL trung bình thời kỳ 2040-2049
kịch bản B2........................................................................................................ 110
Bảng 6-1.

Quy hoạch các tuyến đê biển ở các tỉnh thuộc ĐBSCL .................................... 117

Bảng 6-2.

Một số cống ngăn mặn dự kiến ......................................................................... 118

vi



Danh mục hình
Hình 1-1.

Vị trí địa lý lưu vực sơng Mê Cơng....................................................................... 3

Hình 1-2.

Phân bố tổng lượng dịng chảy (tỉ m3) trên sơng Mê Cơng .................................. 6

Hình 1-3.

Tỉ lệ đóng góp (%) của các quốc gia vào vào dịng chảy sơng Mê Cơng
theo các mùa dịng chảy ........................................................................................ 7

Hình 2-1.

Bản
đồ
địa
hình
đồng
bằng
sơng
Cửu
Long
(nguồn Bộ TN&MT 2009) .................................................................................... 9

Hình 2-2.

Bản đồ đẳng trị mưa năm đồng bằng sơng Cửu Long......................................... 11


Hình 2-3.

Phân phối dịng chảy trong năm tại trạm Tân Châu và Châu Đốc ...................... 14

Hình 2-4.

Quá trình mực nước tại Kratie trong các năm lũ lớn và trung bình nhiều
năm ...................................................................................................................... 15

Hình 2-5.

Quá trình mực nước tại Châu Đốc trong các năm lũ lớn và trung bình nhiều
năm ...................................................................................................................... 15

Hình 2-6.

Ảnh vệ tinh khu vực ngập trận lũ tháng 9 năm 2000 đồng bằng
sơng Cửu Long .................................................................................................... 16

Hình 2-7.

Bản đồ tiềm năng trữ lượng nước ngầm lưu vực đồng bằng
sông Cửu Long. ................................................................................................... 20

Hình 2-8.

Bản đồ hiện trạng sử dụng đất sơng đồng bằng sơng Cửu Long......................... 23

Hình 2-9.


Bản đồ quy hoạch thủy lợi đồng bằng sơng Cửu Long ....................................... 29

Hình 3-1.

Các mơ hình áp dụng tính tốn cho đồng bằng sơng Cửu Long ......................... 31

Hình 3-2.

Sơ đồ phân chia lưu vực sơng Mê Cơng trong mơ hình SWAT ......................... 32

Hình 3-3.

Sơ đồ mơ hình IQQM cho vùng thượng lưu Kratie ............................................ 32

Hình 3-4.

Sơ đồ mơ hình IQQM cho vùng Biển Hồ và ĐBSCL ......................................... 33

Hình 3-5.

Sơ đồ thủy lực mạng sơng Mê Cơng ................................................................... 34

Hình 3-6.

Thay đổi nhiệt độ trung bình năm thời kỳ 2010-2050 so với thời kỳ 19852000 (nguồn MRCS, 2010) ................................................................................. 36

Hình 3-7.

Thay đổi lượng mưa năm thời kỳ 2010-2050 so với thời kỳ 1985-2000 ............ 36


Hình 3-8.

Sự thay đổi nhiệt độ năm (°C) trong các thập niên 2050, 2070 và 2100 so
với thời kỳ 1980-1999 theo kịch bản trung bình B2 ........................................... 39

Hình 3-9.

Mức độ thay đổi (%) của lượng mưa năm trong các thập niên 2020, 2030,
2050 và 2080 so với thời kỳ 1980-1999. Kịch bản B2 ....................................... 41

vii


Hình 3-10. Mức độ thay đổi (%) của lượng mưa mùa mưa trong các thập niên 2020,
2030 so với thời kỳ 1980-1999, Kịch bản B2 ..................................................... 41
Hình 3-11. Mức độ thay đổi (%) của lượng mưa mùa mưa trong các thập niên 2050,
2060, 2080 và 2090 so với thời kỳ 1980-1999, Kịch bản B2 ............................. 42
Hình 3-12. Mức độ thay đổi (%) của lượng mưa mùa khô trong các thập niên 2060,
2070, 2080 và 2090 so với thời kỳ 1980-1999. Kịch bản B2 ............................. 44
Hình 3-13. Thay đổi nhiệt độ theo các kịch bản BĐKH tại một số trạm khí tượng .............. 46
Hình 3-14. Thay đổi lượng mưa năm tại một số trạm khí tượng trên đồng bằng sơng
Cửu Long............................................................................................................. 51
Hình 3-15. Thay đổi lượng tháng năm đến năm 2050 tại một số trạm khí tượng trên
đồng bằng sơng Cửu Long .................................................................................. 51
Hình 3-16. Thay đổi bốc hơi tiềm năng ETo (%) theo kịch bản theo các kịch bản biến
đổi khí hậu tại một số trạm khí tượng ................................................................. 53
Hình 3-17. Q trình triều tại một số vị trí ứng với ứng với các mức nước biển dâng
khác nhau............................................................................................................. 54
Hình 3-18. Q trình dịng chảy sơng Mê Cơng tại trạm Kratie ........................................... 60

Hình 3-19. Q trình dịng chảy sơng Mê Cơng tại trạm Phnom Penh ................................. 61
Hình 3-20. Q trình dịng chảy sơng Tiền tại Tân Châu...................................................... 61
Hình 3-21. Q trình dịng chảy sơng Hậu tại Châu Đốc ...................................................... 61
Hình 3-22. Quá trình lưu lượng trung bình năm tại Kratie các kịch bản ............................... 63
Hình 3-23. Quá trình lưu lượng trung bình năm tại Phnom Penh các kịch bản .................... 63
Hình 3-24. Quá trình lưu lượng trung bình năm tại Tân Châu các kịch bản. ........................ 64
Hình 3-25. Quá trình lưu lượng trung bình năm tại Châu Đốc các kịch bản ........................ 64
Hình 3-26. Đặc trưng dịng chảy trạm Kratie – kịch bản A2 ................................................ 65
Hình 3-27. Đặc trưng dịng chảy trên sông Mê Công tại trạm Kratie, kịch bản B2 .............. 65
Hình 3-28. Dịng chảy lũ trung bình trên sơng Mê Cơng tại trạm Kratie .............................. 67
Hình 3-29. Dịng chảy lũ trung bình trên sơng Mê Cơng tại trạm Phnom Pênh ................... 67
Hình 3-30. Dịng chảy lũ trung bình trên sơng Hậu tại trạm Tân Châu ................................ 68
Hình 3-31. Dịng chảy lũ trung bình trên sơng Tiền tại trạm Châu Đốc ............................... 68
Hình 3-32. Dịng chảy trung bình tháng lớn nhất trong mùa lũ trạm Kratie ......................... 69

viii


Hình 3-33. Dịng chảy trung bình tháng lớn nhất trong mùa lũ trạm Phom Pênh ................. 69
Hình 3-34. Dịng chảy trung bình tháng lớn nhất trong mùa lũ trạm Tân Châu ................... 70
Hình 3-35. Dịng chảy trung bình tháng lớn nhất trong mùa lũ trạm Châu Đốc ................... 70
Hình 3-36. Dịng chảy trung bình mùa cạn trạm Kratie ........................................................ 73
Hình 3-37. Dịng chảy trung bình mùa cạn trạm Phnom Pênh .............................................. 73
Hình 3-38. Dịng chảy trung bình mùa cạn trạm Tân Châu .................................................. 73
Hình 3-39. Dịng chảy trung bình mùa cạn trạm Châu Đốc .................................................. 74
Hình 3-40. Dịng chảy trung bình ba tháng cạn nhất trạm Kratie ......................................... 76
Hình 3-41. Dịng chảy trung bình ba tháng cạn nhất trạm Phnom Pênh ............................... 76
Hình 3-42. Dịng chảy trung bình ba tháng cạn nhất trạm Tân Châu .................................... 77
Hình 3-43. Dịng chảy trung bình ba tháng cạn nhất trạm Châu Đốc ................................... 77
Hình 3-44. Dịng chảy trung bình tháng cạn nhất trạm Kratie .............................................. 77

Hình 3-45. Dịng chảy trung bình tháng cạn nhất trạm Phnom Pênh .................................... 78
Hình 3-46. Dịng chảy trung bình tháng cạn nhất trạm Tân Châu ......................................... 78
Hình 3-47. Dịng chảy trung bình tháng cạn nhất trạm Châu Đốc ........................................ 78
Hình 4-1.

Quá trình lũ đến Kratie ........................................................................................ 80

Hình 4-2.

Bản đồ ngập lụt đồng bằng sông Cửu Long lũ năm 2000 ................................... 81

Hình 4-3.

Bản đồ ngập lụt đồng bằng sơng Cửu Long ứng với kịch bản A2 nước biển
dâng 15cm ........................................................................................................... 82

Hình 4-4.

Bản đồ ngập lụt đồng bằng sơng Cửu Long ứng với kịch bản A2 nước biển
dâng 25cm ........................................................................................................... 82

Hình 4-5.

Bản đồ ngập lụt đồng bằng sơng Cửu Long ứng với kịch bản A2 nước biển
dâng 33cm ........................................................................................................... 83

Hình 4-6.

Bản đồ ngập lụt đồng bằng sông Cửu Long ứng với kịch bản B2 nước biển
dâng 15cm ........................................................................................................... 83


Hình 4-7.

Bản đồ ngập lụt đồng bằng sông Cửu Long ứng với kịch bản B2 nước biển
dâng 25cm ........................................................................................................... 84

Hình 4-8.

Bản đồ ngập lụt đồng bằng sông Cửu Long ứng với kịch bản B2 nước biển
dâng 30cm ........................................................................................................... 84

ix


Hình 4-9.

Diện tích bị ngập tương ứng với các mức ngập khác nhau-lũ năm 2000, sử
dụng đất hiện tại .................................................................................................. 90

Hình 4-10. Diện tích bị ngập tương ứng với các mức ngập khác nhau-lũ năm 2020 thời
kỳ 2020-2029, kịch bản A2, sử dụng đất hiện tại ............................................... 90
Hình 4-11. Diện tích bị ngập tương ứng với các mức ngập khác nhau-lũ năm 2032 thời
kỳ 2030-2039, kịch bản A2, sử dụng đất hiện tại ............................................... 91
Hình 4-12. Diện tích bị ngập tương ứng với các mức ngập khác nhau-lũ năm 2046 thời
kỳ 2040-2049, kịch bản A2, sử dụng đất hiện tại ............................................... 91
Hình 4-13. Diện tích bị ngập tương ứng với các mức ngập khác nhau-lũ năm 2021 thời
kỳ 2020-2029, kịch bản B2, sử dụng đất hiện tại ................................................ 91
Hình 4-14. Diện tích bị ngập tương ứng với các mức ngập khác nhau-lũ năm 2039 thời
kỳ 2030-2039, kịch bản B2, sử dụng đất hiện tại ................................................ 92
Hình 4-15. Diện tích bị ngập tương ứng với các mức ngập khác nhau-lũ năm 2047 thời

kỳ 2040-2049, kịch bản B2, sử dụng đất hiện tại ................................................ 92
Hình 4-16. Bản đồ xâm nhập mặn kịch bản nền ................................................................... 97
Hình 4-17. Bản đồ xâm nhập mặn kịch bản A2-nước biển dâng 15cm ................................ 97
Hình 4-18. Bản đồ xâm nhập mặn kịch bản A2-nước biển dâng 25cm ................................ 98
Hình 4-19. Bản đồ xâm nhập mặn kịch bản A2-nước biển dâng 30cm ................................ 98
Hình 4-20. Bản đồ xâm nhập mặn kịch bản B2-nước biển dâng 15cm ................................. 99
Hình 4-21. Bản đồ xâm nhập mặn kịch bản B2-nước biển dâng 25cm ................................. 99
Hình 4-22. Bản đồ xâm nhập mặn kịch bản B2-nước biển dâng 30cm ............................... 100
Hình 5-1.

Các vùng tính tưới thuộc đồng bằng song Cửu Long ....................................... 103

Hình 5-2.

Tổng nhu cầu nước đồng bằng sông Cửu Long trung bình các thời kỳ ............ 105

Hình 5-3.

Thay đổi tổng nhu cầu nước đồng bằng sơng Cửu Long trung bình các thời
kỳ ....................................................................................................................... 105

Hình 6-1.

Quy hoạch tổng thể thủy lợi ĐBSCL trong điều kiện biến đổi khí hậu-nước
biển dâng ........................................................................................................... 118

x


Danh mục các từ viết tắt

BĐKH

Biến đổi khí hậu

BDP

Basin Development Planning (Quy hoạch phát triển lưu vực
sông)

BĐCM

Bán đảo Cà Mau

ĐTM

Đồng Tháp Mười

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

DSF

Decision Support Framework (Khung hỗ trợ ra quyết định)

GCM

Global Circulation Models/ Climate Models or General
circulation models (Mơ hình khí hậu tồn cầu


KH KTTV& MT

Khoa học khí tượng thủy văn và Mơi trường

IMHEN

Viện khoa học Khí tượng thủy văn và Môi trường

IPCC

Intergovernmental Panel on Climate Change (Ủy ban Liên
chính phủ về biến đổi khí hậu)

IQQM

Integrated Quantity Quality Model

MARD

Ministry of Agriculture and Rural Development (Vietnam)

MONRE

Ministry of Natural Resources and Environment

MOST

Ministry of Science, Technology

MRC


Ủy hội sông Mê Công Quốc tế

PRECIS

Providing REgional Climates for Impacts Studies

QL-PH

Quản Lộ-Phụng Hiệp

ROMS

Regional Ocean Model System (Mơ hình hải dương vùng)

RCM

Regional Circulation Models (Mơ hình khí hậu khu vực)

SLR

Sea Level Rise (Nước biển dâng)

SWAT

Soil and Water Assessment Tool

SEA START

Southeast Asia SysTem for Analysis, Research and Training


TNN

Tài Nguyên Nước

TGLX

Tứ giác Long Xuyên

TST

Tả sông Tiền

UNFCCC

United Nations Framework Convention on Climate Change
(Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu)

xi


MỞ ĐẦU
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là một trong những đồng bằng lớn
của Việt Nam nằm ở hạ lưu lưu vực sông Mê Công bao gồm 13 tỉnh, với
tổng diện tích tự nhiên khoảng 3,96 triệu ha, chiếm 79% diện tích tồn châu
thổ và bằng khoảng 5% diện tích tồn lưu vực sơng Mê Cơng.
ĐBSCL có bờ biển dài trên 700 km, phía Tây Bắc giáp Campuchia,
phía Đơng Bắc tiếp giáp Vùng Đơng Nam Bộ, phía Đơng giáp biển Đơng,
phía Nam giáp Thái Bình Dương và phía Tây giáp vịnh Thái Lan. Đây là vị
trí thuận lợi trong việc phát triển kinh tế biển, khai thác và nuôi trồng thủy

sản phục vụ cho nhu cầu sản xuất, tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Đặc
biệt ĐBSCL có tiềm năng nơng nghiệp to lớn, trong những năm qua đã có
đóng góp đáng kể vào tổng sản lượng lương thực, góp phần đưa Việt Nam
thành một trong các nước xuất khẩu gạo hàng đầu trên thế giới.
Biến đổi khí hậu đã và đang diễn ra, ảnh hưởng sâu sắc đến phát triển
kinh tế xã hội của cả nước nói chung, đặc biệt đối với ĐBSCL nói riêng. Bản
báo cáo trình bày kết quả nghiên cứu, đánh giá tác động của biến đổi khí hậu
đến q trình mưa-dịng chảy, nhu cầu nước trong nông nghiệp, diễn biến lũ
lụt và xâm nhập mặn của ĐBSCL theo các kịch bản B2, A2, trên cơ sở áp bộ
Phần mềm Khung hỗ trợ ra quyết định DSF (Decision Support Framework)
do Ủy hội sông Mê Công xây dựng mà Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn
và Mơi trường là cơ quan được chuyển giao, có bản quyền. Kết quả nghiên
cứu đề cập các vấn đề cơ bản nhất cần quan tâm cho ĐBSCL, đề xuất một số
giải pháp thích ứng phù hợp, làm cơ sở cho các nhà quản lý hoạch định chính
sách và các nghiên cứu chuyên sâu tiếp theo.

1


1. CHƢƠNG I. SƠ LƢỢC LƢU VỰC SÔNG MÊ CÔNG
Với diện tích lưu vực 795.000 km2, sơng Mê Cơng là một trong những
dịng sơng lớn nhất trên thế giới, xếp thứ 10 về tổng lượng dòng chảy năm và
thứ 12 về chiều dài sông.
Bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc) ở độ cao trên 4800 m
so với mặt biển, sông Mê Công chảy theo hướng tây bắc - đơng nam trên
hành trình khoảng 4.800 m qua lãnh thổ của 6 nước là: Trung Quốc,
Myanma, Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam rồi đổ ra Biển Đông.
Lưu vực sông Mê Công được chia ra làm 2 phần: Thượng lưu vực và
Hạ lưu vực. Thương lưu vực Mê Công nằm chủ yếu trên phần lãnh thổ
Trung Quốc (và ở đây được gọi là sông Lan Cang) và một phần lãnh thổ

Myanma, có diện tích khoảng 186.000 km2, chiếm khoảng 23,4% tổng diện
tích lưu vực sơng Mê Cơng, trong đó 165.000 km2, (chiếm 20,8%) nằm trên
địa phận Trung Quốc và chỉ có 21.000 km2 (2,6%) nằm trên địa phận
Myanma. Ở đây, lưu vực sơng có dạng dài, hẹp ngang, địa hình núi cao và
dốc; đất bị xói mịn mãnh liệt và do đó khoảng 50% tổng lượng cát bùn của
sơng Mê Cơng được hình thành ở Thượng lưu vực Mê Cơng; mạng lưới sông
suối kém phát triển, trên địa phận tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, chỉ có 14
sơng có diện tích lưu vực từ 1.000 km2 trở lên (hình 1-1)
Hạ lưu vực Mê Cơng được tính từ nơi dịng chính sơng Mê Công chảy
ra khỏi địa phận tỉnh Vân Nam, Trung Quốc vào lãnh thổ nước Lào tại
Chiang Saen. Với diện tích lưu vực khoảng 609.000 km2, chiếm 76,6% tổng
diện tích lưu vực sông Mê Công. Hạ lưu vực Mê Công nằm trong lãnh thổ
của 4 nước: Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam.
Căn cứ vào điều kiện địa lý tự nhiên, Hạ lưu vực Mê Công được chia ra
làm 4 vùng dưới đây:
 Vùng núi cao phía bắc
Vùng này trải dài trên 500 km từ tây sang đông, bao gồm Thượng Lào
và một phần lãnh thổ Thái Lan. Ở đây, địa hình hiểm trở, chia cắt mạnh,
thung lũng sâu; độ cao các dãy núi từ 600 m đến trên 1.200 m, cao nhất đến
2.819 m ở cao nguyên Xiêng Khoảng, Lào; độ dốc sườn núi khoảng (3045)%; kết cấu địa chất nói chung là đá trầm tích hay phun trào.

2


Hình 1-1. Vị trí địa lý lưu vực sơng Mê Công

3


 Vùng núi cao phía đơng


Vùng này chạy dọc sườn phía tây dãy Trường Sơn, dài khoảng 1.000
km, rộng 50-300 km, bao gồm Trung và Hạ Lào, Tây Nguyên (Việt Nam) và
một phần đơng bắc Campuchia. Ở khu vực phía bắc và giữa vùng này có
nhiều dãy núi cao; hướng các dãy núi thường là bắc - nam hay đông bắc - tây
nam. Ở khu vực phía nam, các đỉnh núi khoảng 600-1.000 m, cao nhất là
đỉnh Ngọc Linh trên địa phận tỉnh Kon Tum, Việt Nam. Độ dốc các sườn núi
khoảng (30-40)%. Trong vùng này có cao nguyên bazan rộng và khá bằng
phẳng, cao khoảng (500-1.000)m. Kết cấu địa chất ở vùng này chủ yếu là đá
cổ biến chất. Khu vực đá vôi duy nhất ở hạ lưu vực Mê Cơng nằm ở cao
ngun Khăm Muộn.
 Cao ngun Cị Rạt
Cao nguyên này là một vùng đồi bát úp dạng lịng chảo, nghiêng về
phía đơng nam, được bao bọc bởi các dãy núi Pet-cha-ben ở phía tây, dãy
Phnam Đăng Rét ở phía nam và đơng nam; Cao ngun Cị Rạt trải dài trên
500 km theo hướng bắc - nam.
 Vùng núi cao tây nam
Đây là vùng đồi núi ở sườn phía bắc và đơng bắc dãy núi Con Voi và
Cardaman thuộc lưu vực sông Tông Lê Sáp ở Campuchia. Các dãy núi có
cùng niên đại địa chất với vùng núi cao phía đơng và các đỉnh núi tạo thành
đường phân nước giữa lưu vực sông Tôngle Sáp với các lưu vực sông chảy
ra vịnh Thái Lan.
 Vùng đồng bằng
Đồng bằng sơng Mê Cơng là một vùng đất bồi tụ có dạng hình tam giác
với đỉnh là Phnơm Pênh và đáy là bờ Biển Đông và vịnh Thái Lan, kéo dài
trên 800 km theo hướng Bắc - Nam và 600 km theo hướng Đơng-Tây; địa
hình thấp, khá bằng phẳng; mạng lưới sơng ngịi, kênh rạch chằng chịt. Phần
đồng bằng sơng Mê Công nằm trong lãnh thổ Việt Nam thường được gọi là
đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
Từ hạ lưu cửa sông Tơngle Sáp, sơng Mê Cơng tách thành 2 nhánh:

nhánh phía đơng được gọi là sơng Mê Cơng và nhánh phía tây được gọi là
sông Bassac. Hai nhánh sông này chảy qua biên giới Việt Nam – Căm Pu
Chia vào đồng bằng sông Cửu Long. Ở đây, sông Mê Công được gọi là sông
Tiền và sông Bassac được gọi là sông Hậu.

4


Sông Tiền chảy qua Tân Châu, Sa Đéc, Vĩnh Long rồi chia ra làm nhiều
phân lưu, đổ ra Biển Đông tại 6 cửa: Tiểu, Đại, Ba Lai, Hàm Luông, Cổ
Chiên và Cung Hầu; sông Hậu chảy qua Châu Đốc, Long Xuyên, Cần Thơ
rồi chia ra làm 3 nhánh đổ ra Biển Đông tại các cửa: Định An, Bassac và
Tranh Đề. Như vậy, sông Mê Công đổ ra Biển Đông tại 9 cửa nên phần sông
Mê Công chảy trong đồng bằng ở Việt Nam cũng được gọi là sông Cửu
Long với 9 cửa sông như 9 con rồng phun nước ra Biển Đơng.
Ngồi đồng bằng sơng Cửu Long ra, một số sông nhánh của sông Mê
Công cũng bắt nguồn và chảy trong lãnh thổ Việt Nam. Đó là sơng Nậm
Rốm ở tỉnh Điện Biên, thượng nguồn sông Sê Bang Hiêng ở tỉnh Quảng Trị,
thượng nguồn sông Sê Công ở tỉnh Thừa Thiên Huế và các sông Sê San,
Xrê-pốc, Ia Hleo và Ia Đrăng ở Tây Nguyên. Tổng diện tích lưu vực sông
Mê Công nằm trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 68.820 km2, chiếm 8,6%
tổng diện tích lưu vực sơng Mê Cơng, trong đó sơng Nậm Rốm 1.650 km2
(chiếm 2,4%), sơng Sê Bang Hiêng và Sê Công 3.074 km2 (4,4%) và các
sông ở Tây Nguyên 30.100 km2 (43,7%) và đồng bằng sông Cửu Long
34.000 km2 (49,5%). Các sông nhánh của sông Mê Công ở Tây Nguyên như
các sông: Sê San, Ia. Hleo, Ia Đrăng được coi là sông nhánh của sông Xrêpốc.
Tài ngun nước
Sơng Mê Cơng có lưu lượng dịng chảy trung bình hàng năm là 15,000
m /s và tổng lượng dịng chảy hàng năm 500 tỉ m3 tại châu thổ. Phân bố dịng
chảy như trên hình 1-2, chi tiết nêu trong bảng 1-1.

3

Nguồn nước sông Mê Công cung cấp cho trên 65 triệu người sinh sống
trong lưu vực. Lưu vực sông Mê Cơng có tiềm năng thuỷ điện rất lớn và phát
triển thuỷ điện ở khu vực này có khả năng sẽ tăng đáng kể trong những thập
niên tới. Hiện tại, chỉ có một phần nhỏ tổng lượng nước của sơng Mê Công
được khai thác sử dụng để đáp ứng nhu cầu tưới, đời sống, công nghiệp và
phát điện.
Trong tổng lượng nước của sơng Mê Cơng, thì phần lãnh thổ Trung
Quốc, Lào chiếm một tỉ lệ rất lớn (hình 1-3). Điều này cho thấy việc khai
thác sử dụng nước trên lãnh thổ Trung Quốc, Lào sẽ ảnh hưởng lớn đến
nguồn nước Mê Cơng nói chung và Việt Nam nói riêng.
Lưu vực sông Mê Công hiện nay và trong tương lai giữ một vai trị
quan trọng khơng chỉ trong phát triển kinh tế của mỗi quốc gia ven sông mà
5


còn cả trong phát triển hợp tác kinh tế và chính trị trong khu vực. Nhu cầu
khai thác và sử dụng tài nguyên nước và các tài nguyên liên quan trong lưu
vực sông Mê Công tại các nước ven sông sẽ ngày càng lớn và chắc chắn sẽ
tăng đáng kể trong tương lai. Do đó việc sử dụng cơng bằng, hợp lý, phát
triển bền vững và bảo vệ nguồn tài nguyên nước và các tài nguyên liên quan
đã và đang trở thành một nhu cầu lớn thiết thực.

74
85
123

142


224

240

306

416

500

Hình 1-2. Phân bố tổng lượng dịng chảy (tỉ m3) trên sơng Mê Công

6


Bảng 1-1. Phân bố dịng chảy trong lƣu vực sơng Mê Công
(Nguồn: Overview of the Hydrology of the Mekong Basin, MRCS 2006)

Trạm thuỷ văn

F lưuvực (km2)

Trung Quốc (Trạm Jinghong)

Tổng lượng dòng chảy
năm (109 m3)
74

Chiang Sean (Tam giác vàng)


189.000

85

Luang Prabang

268.000

123

Vientiane

299.000

139

Nong Khai

302.000

142

Nakhon Phanom

373.000

224

Mukdahan


391.000

240

Pakse

545.000

306

Stung Treng

635.000

413

Kratie

646.000

416

Tồn lưu vực

795.000

500

MÙA
CẠN


MÙA


Hình 1-3. Tỉ lệ đóng góp (%) của các quốc gia vào vào dịng chảy sơng Mê
Cơng theo các mùa dòng chảy

7


2. CHƢƠNG II. SƠ LƢỢC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
2.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1. Khái quát đặc điểm địa lý tự nhiên
Đồng bằng sông Cửu Long là phần cuối giáp biển của đồng bằng châu
thổ sông Mê Công, được giới hạn bởi vịnh Thái Lan ở phía tây nam, biển
Đơng ở phía Nam và Đơng Nam, sơng Vàm Cỏ ở phía Bắc và Đơng Bắc
(hình 2-1).
Đồng bằng sơng Cửu Long bao gồm toàn bộ hay một phần địa phận các
tỉnh: Long An, Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà
Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang, Cà Mau, thành phố Cần
Thơ.
Đồng bằng sông Cửu Long vốn là một miền trũng Kainozoi Mê Công,
được lấp đầy chủ yếu bằng các trầm tích hỗn hợp sơng - biển. Ngồi ra, cịn
có các trầm tích có nguồn gốc khác nhau, như bồi tích, trầm tích trên các
giếng cát có nguồn gốc biển, trầm tích nguồn gốc hồ và trầm tích hỗn hợp
đầm lầy - sơng và đầm lầy - biển.
Trong đồng bằng sơng Cửu Long có 5 nhóm đất chính: đất phèn, đất
mặn, đất phù sa, đất xám và đất cát ở các "giồng" cát ven sông và ven biển.
Ngồi ra, cịn có một số đất khác như đất đỏ vàng, than bùn.
Hệ thái rừng phân bố chủ yếu ở ven biển bán đảo Cà Mau, Hà Tiên và

các cửa sông từ cửa Tiểu đến cửa Tranh Đề. Một số loại rừng chủ yếu như
rừng ngập mặn, rừng ngập chua phèn. Ngồi ra, cịn có các cây trồng nông
nghiệp, cây công nghiệp và cây ăn quả.
ĐBSCL là vùng đồng bằng khá bằng phẳng và hơi thấp, cao độ phổ
biến từ 0,3– 2,0m, trừ một số đồi núi ở phía Tây Bắc thuộc tỉnh An Giang,
Kiên Giang, tồn bộ đất đai cịn lại có cao độ dưới 5 m. Ngồi ra cịn có
những gờ đất ven sơng và cồn cát ven biển tương đối cao, hai vùng trũng
nhất là Đồng Tháp Mười và Tứ Giác Long Xuyên. Bờ biển thấp với một số
vịnh nhỏ như mũi cao, các bãi biển ngập nước khi triều lên.

8


Hình 2-1. Bản đồ địa hình đồng bằng sơng Cửu Long
(nguồn Bộ TN&MT 2009)

2.1.2. Đặc điểm khí hậu
Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa nên nền khí hậu ở ĐBSCL quanh
năm nắng ấm và sự phân mùa khô-ẩm rất sâu sắc tuỳ theo hoạt động của
hồn lưu gió mùa. Mùa khơ thường trùng với mùa ít mưa, đây cũng là thời
kỳ khống chế của gió mùa Đơng-Bắc kéo dài khoảng từ tháng XI đến tháng
IV năm sau, có khí hậu đặc trưng là khơ, nóng và rất ít mưa. Mùa ẩm trùng
với mùa mưa, là thời kỳ khống chế của gió mùa Tây-Nam kéo dài từ tháng V
đến tháng X, có khí hậu đặc trưng là nóng, ẩm và mưa nhiều.
Khí hậu ở đồng bằng sơng Cửu Long có sắc thái riêng, đó là khí hậu
nhiệt đới ẩm, gió mùa cận xích đạo, nắng nhiều, nhiệt độ cao quanh năm,
mùa mưa về cơ bản là mùa hè, mùa khô xuất hiện vào các tháng giữa và cuối
mùa đông, đầu mùa hè. Sự tương phản về mưa giữa mùa mưa và mùa khơ rất
sâu sắc.
Bức xạ tổng cộng trung bình năm khoảng (150-160) kcal/cm2. Số giờ

nắng trung bình năm khoảng (2.200-2.800) giờ.
Do nền bức xạ cao, địa hình khá bằng phẳng nên nhiệt độ phân bố
tương đối đều trong đồng bằng sơng Cửu Long với nhiệt độ khơng khí trung
bình năm biến đổi trong phạm vi (26-29)oC. Nhiệt độ khơng khí cao nhất

9


tuyệt đối có thể tới (38-40)oC. Nhiệt độ khơng khí thấp nhất tuyệt đối khoảng
(14-16)oC.
Lượng mây tổng quan trung bình năm khoảng 7/10 bầu trời, tăng lên
8/10 bầu trời vào các tháng mùa mưa và giảm xuống 4-5/10 bầu trời vào các
tháng mùa khơ.
Độ ẩm tương đối trung bình năm khoảng (70-80)%.
Tốc độ gió trung bình năm từ khoảng 2 m/s trong đồng bằng tăng lên
trên 3 m/s ở ven biển. Tốc độ gió lớn nhất có thể tới (25-30) m/s.
Lượng bốc hơi trung bình năm tương đối lớn, khoảng 1.100-1.400 mm.
Lượng mưa năm trung bình nhiều năm biến đổi trong phạm vi từ dưới
1400 mm ở khu vực giữa sông Tiền - sông Hậu ở các tỉnh Đồng Tháp, An
Giang, Vĩnh Long tăng lên trên 2.400 mm ở bán đảo Cà Mau (hình 2-2).
Mùa mưa hàng năm xuất hiện vào các tháng V-XI, trong đó 3 tháng có lượng
mưa trung bình tháng lớn nhất xuất hiện vào các tháng VII-IX. Lượng mưa
mùa mưa chiếm khoảng (88-95)% lượng mưa năm; 3 tháng liên tục mưa nhỏ
nhất xuất hiện vào các tháng I-III và chỉ chiếm dưới 3% lượng mưa năm.
Trong bảng 2-1 đưa ra lượng mưa năm trung bình tháng và hình 2-2 là sơ đồ
phân phối lượng mưa trong năm tại một số trạm đo mưa trong đồng bằng
sông Cửu Long.
Bảng 2-1. Lƣợng mƣa trung bình tháng, năm tại một số vị trí trong đồng
bằng sơng Cửu Long
Tên

trạm
Ba
Tri
Càng
Long
Mỹ
Tho
Cần
Thơ
Sóc
Trăng
Cao
Lãnh
Rạch
giá
Châu
Đốc
Bạc
Liêu

Mau

Thời
kỳ
quan
trắc
19792005
19782005
19792005
19782004

19782005
19792004
19792005
19792007
19802005
19792005

Lượng mưa trung bình tháng năm (mm)
I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI


XII

Năm

3,2

1,0

4,4

47,6

139,2

221,3

219,0

196,8

231,1

288,3

92,2

24,1

1468,0


1,8

2,4

11,2

55,7

184,2

205,7

218,8

239,1

254,5

292,0

122,9

35,4

1623,6

2,2

1,1


5,5

49,1

162,0

199,1

171,9

186,1

218,4

270,8

101,9

31,1

1399,3

6,1

1,9

13,3

36,5


167,7

222,6

239,2

231,0

252,1

275,3

150,1

39,7

1635,6

3,3

3,4

13,0

76,6

228,8

277,5


264,2

301,2

289,7

301,0

136,3

38,6

1933,5

8,3

7,4

19,4

53,7

150,5

166,5

181,9

176,0


237,1

276,4

145,7

31,0

1453,8

10,6

12,0

25,7

86,6

239,9

304,9

344,2

360,5

277,6

301,5


205,6

43,5

2212,6

8,4

2,9

15,5

76,4

154,1

117,7

147,8

168,6

153,9

272,1

148,9

35,2


1301,6

3,8

2,5

10,4

53,9

187,3

285,1

272,3

261,5

297,8

310,5

157,6

48,3

1891,1

22,4


14,3

36,2

110,6

247,2

342,9

330,4

360,0

342,8

376,3

197,2

60,1

2440,5

10


Hình 2-2. Bản đồ đẳng trị mưa năm đồng bằng sơng Cửu Long

2.1.3. Mạng lưới sơng ngịi, kênh rạch

Ngồi hệ thống sơng Cửu Long, trong đồng bằng cịn có các hệ thống
sơng chính sau:
Hệ thống sơng Vàm Cỏ, bao gồm hai nhánh Vàm Cỏ Tây và Vàm Cỏ
Đông. Sông Vàm Cỏ Tây, bắt nguồn từ vùng đồng bằng tỉnh Prey Veng,
chảy theo hướng Tây Bắc- Đông Nam vào Việt Nam (tỉnh Long An). Diện
11


tích lưu vực 1.720 km2, chiều dài trong lãnh thổ Việt Nam vào khoảng 110
km. Sơng đã bị thối hóa vì sau khi đắp đập Svay Rieng, dịng sơng khơng
cịn lưu thông với nguồn triều từ biển Đông. Về mùa khơ, dịng chảy cơ bản
rất nhỏ do khơng có nguồn sinh thủy, nhưng trong mùa lũ, lưu vực sơng lại
chính là khu trữ và chuyển lũ tràn từ Mekong sang Việt Nam; sông Vàm Cỏ
Đông, bắt nguồn từ vùng đồi thấp tỉnh Prey Vieng, chảy theo hướng Tây
Bắc-Đông Nam vào tỉnh Tây Ninh của Việt Nam. Chiều dài sơng chính
trong phần đất Campuchia là 54 km, diện tích lưu vực tương ứng là 1.380
km2. Đoạn chảy gần vào Việt Nam lịng sơng cịn khá sâu và bị ảnh hưởng
của thủy triều biển Đơng.
Nhóm sơng Sở Thượng, Sở Hạ, Cái Cỏ - Long Khốt chạy dọc theo biên
giới VN-CPC trên địa bàn các tỉnh Đồng Tháp, Long An.
Hệ thống sông Cái Lớn-Cái Bé, hồn tồn là các sơng vùng triều, xuất
phát từ trung tâm bán đảo Cà Mau (BĐCM) và đổ ra biển qua cửa Cái Lớn.
Đoạn cửa sơng có lịng rất rộng nhưng không sâu. Do nối với sông Hậu bởi
nhiều kênh đào lớn nên chế độ dòng chảy của Cái Lớn-Cái Bé cũng chịu ảnh
hưởng chế độ dòng chảy từ sơng Hậu.
Hệ thống sơng Mỹ Thanh, gồm có sơng chính Mỹ Thanh, các chi lưu
Cổ Cị, Nhu Gia là trục tiêu, dẫn nước mặn và cũng là trục đường giao thông
thuỷ cực kỳ quan trọng của vùng BĐCM.
Hệ thống sơng Gành Hào, gồm có sơng chính là Gành hào và các chi
lưu Tắc Thủ, Đầm Dơi và Đầm Chim. Sông là trục tiêu, lấy nước mặn và

cũng là trục đường giao thông thủy cực kỳ quan trọng cho vùng BĐCM.
Hệ thống sông Đốc, bao gồm sông Đốc, các chi lưu Cái Tàu, Biện nhị Cán Gáo, là trục tiêu chính của vùng U Minh.
Hệ thống kênh đào ở ĐBSCL được phát triển chủ yếu trong vòng hơn 1
thế kỷ nay, với mục đích chính là phát triển sản xuất nông nghiệp và giao
thông thủy. Đến nay, hệ thống kênh đào đã được xây dựng khá dày trên
phạm vi toàn ĐB ở 2 cấp kênh, với mật độ khoảng 3 – 5 km/kênh trục, 1,5 –
2km/cấp 2. Hệ thống cấp 3 và nội đồng còn phát triển ở mức thấp. Hệ thống
kênh trục trong đồng bằng bao gồm:
Hệ thống kênh trục nối sông Hậu với biển Tây, sông Tiền với sơng
Vàm Cỏ Tây và sơng Tiền với sơng Hậu. Ngồi ra tại vùng Đồng Tháp Mười
(ĐTM) cịn có các trục chạy dọc từ biên giới Việt Nam-Căm Pu Chia với
sông Tiền.
12


×