Tải bản đầy đủ (.ppt) (17 trang)

Vùng Trung du và miền núi phía Bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.89 MB, 17 trang )


Phát triển bền vững là gì?
Theo Tổ chức ngân hàng phát triển Châu Á (ADB): "Phát triển
bền vững là một loại hình phát triển mới, lồng ghép quá trình sản xuất
với bảo tồn tài nguyên và nâng cao chất lượng môi trường. Phát triển
bền vững cần phải đáp ứng các nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không
phương hại đến khả năng của chúng ta đáp ứng các nhu cầu của thế hệ
trong tương lai".
Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới - WCED (nay là Ủy
ban Brundtland). Báo cáo này ghi rõ: Phát triển bền vững là "sự phát
triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh
hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ
tương lai...“. Nói cách khác, phát triển bền vững phải bảo đảm có sự
phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng và môi trường được bảo
vệ, gìn giữ. Để đạt được điều này, tất cả các thành phần kinh tế - xã
hội, nhà cầm quyền, các tổ chức xã hội... phải bắt tay nhau thực hiện
nhằm mục đích dung hòa 3 lĩnh vực chính: kinh tế - xã hội - môi
trường.


Mục tiêu phát triển bền vững?

Mục tiêu phát triển bền vững môi trường Vùng Trung du
miền núi Bắc Bộ nước ta là: đạt tới sự hài hòa, cân đối giữa
tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội và bền vững môi
trường, đồng thời bảo tồn đợc bản sắc văn hóa truyền thống
các dân tộc


Những yêu cầu cơ bản:
- Cải thiện đời sống, đáp ứng ngày càng đầy đủ hơn nhu cầu vật chất và tinh thần của đồng bào các dân


tộc ở miền núi. Trước hết tập trung xoá đói giảm nghèo, nâng cao từng bước cuộc sống của đồng bào dân tộc
thiểu số.
- Phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, là phương tiện chủ yếu để nâng cao mức sống đồng bào dân tộc.
Tăng trưởng kinh tế miền núi phải dựa trên nguyên tắc hài hoà xã hội, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo
vệ môi trường lâu bền.
- Bảo vệ và cải thiện môi trường là yếu tố quan trọng không tách rời trong quá trình phát triển miền núi.
Coi yêu cầu bảo vệ môi trường là một tiêu chí không thể thiếu trong các chiến lược, các chính sách, các
chương trình phát triển kinh tế – xã hội miền núi.
- Phát triển bền vững miền núi là sự nghiệp của cả nước, nhưng trước hết là của đồng bào các dân tộc ở
miền núi. Phát triển bền vững miền núi là trách nhiệm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp, của các
ngành, các tổ chức đoàn thể xã hội, của mỗi người dân và của toàn xã hội.
- Phát triển kinh tế-xã hội miền núi, không làm mất đi giá trị đặc sắc, riêng biệt của văn hoá truyền thống
các dân tộc ở miền núi. Bản sắc văn hoá dân tộc phải đợc giữ gìn và nâng lên tầm cao mới trong dòng phát
triển chung của miền núi với cả nước.
- Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế-xã hội, bảo vệ môi trờng với đảm bảo quốc phòng an ninh, trật tự an
toàn xã hội ở miền núi.


Thành tựu?


Về Kinh tế:
Tốc độ tăng trưởng năm
2014: 7,3%

Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân
hằng năm đạt trên 11 %(20002010)

Năm 2010


%

Nông nghiệp

27,4

CN-XD

36,1

Dịch vụ

36,5




• Nông nghiệp phát triển khá toàn diện, hình thành một số
vùng sản xuất hàng hóa, vùng chuyên canh tập trung gắn
với công nghiệp chế biến và đảm bảo an ninh lương thực.
• Công nghiệp phát triển nhanh, khai thác tốt tiềm năng về
khai khoáng, thủy điện, chế biến lâm sản, tạo động lực cho
chuyển đổi cơ cấu và nâng cao hiệu quả kinh tế.
• Thương mại, dịch vụ được mở rộng, đáp ứng tốt hơn nhu
cầu đời sống và sản xuất.
• Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 23%/năm, thu ngân
sách tăng bình 29,31%/năm


Xã Hội ( Giai đoạn 2010- 2013

_GDP/Người : từ 327 nghìn đồng=> 1258 nghìn đồng/tháng.
_Tỉ lệ hộ nghèo giảm: 29,4%-> 21,9%.
_ Dịch vụ y tế phát triển, có 8151 bác sĩ (15,5% cả nước), 12993 y
sĩ (23,4% cả nước).
_Giáo dục :+ Trường học: 2841
+ Lớp học: 25816
+ Giáo viên: 40140
+ Tỉ lệ người biết chữ:




Môi trường
_Tổng diện tích đất có rừng 2013: 4925,2 nghìn ha.
_Diện tích rừng trồng mới: 2010-2013: 391,3 nghìn ha.
_Tỉ lệ che phủ : 2013: 48,7%.
_Đẩy mạnh viêc giao đất giao rừng.
_ Hạn chế du canh du cư, đốt nương làm rẫy….
_ Khai thác khoáng sản với công nghệ mới: VD : Than….


Rừng Tây Bắc

Khai thác Than

Apatit


VQG Ba Bế


VQG Xuân Sơn _ Phú Thọ

Trồng rừng


Hạn chế
_ Kinh tế còn lạc hậu,quy mô kinh tế nhỏ (8,1% năm 2007). chậm phát
triển so với cả nước, chênh lệch trình độ phát triển.
_ Xã hội: + DS tăng nhanh(tg: 1,04%; sinh thô: 18%o )
+ Tỉ lệ suy dinh dưỡng cao.
+ Học vấn thấp, v
+ Thiếu nước sinh hoạt và dịch vụ xã hội….
_Môi trường:+ Khai thác K/S quá mức chưa được kiểm soát.
+ Năng lực quản lý, bảo vệ MT kém, ý thức bảo vệ MT
chưa cao….. + Thiên tai…


Phương hướng
+ Tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng, phục vụ sản xuất và đời sống của đồng bào dân tộc như giao thông, thuỷ
lợi, điện, nước sinh hoạt, trường học, trạm xá… trên cơ sở đảm bảo tính cân đối và hợp lý giữa các vùng, giữa các
dân tộc, tạo ra sự phát triển đồng đều thu hẹp khoảng các chênh lệch giữa miền núi với miền xuôi, giữa dân tộc
thiểu số với dân tộc đa số.
+ Tập trung phát triển nguồn nhân lực, coi trọng đầu tư cho lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Nâng cao chất lượng
đội ngũ cán bộ ở miền núi, nhất là cán bộ người dân tộc thiểu số. Kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo và sử dụng hợp
lý cán bộ, đồng thời có chính sách thu hút, khuyết khích cán bộ công tác ở miền núi, đặc biệt là vùng cao, vùng
sâu, vùng xa.
+ Đầu tư phát triển sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm thông qua việc mở mang ngành nghề, dịch vụ,
công nghiệp chế biến, thu mua tiêu thụ sản phẩm để khuyết khích sản xuất, nâng cao thu nhập cho đồng bào
các dân tộc.
+ Huy động đồng bào các dân tộc miền núi tham gia bảo vệ rừng, trồng rừng, thực hiện các chính sách cung cấp

lương thực và trợ cấp cho những người nhận khoán và chăm sóc bảo vệ rừng. Có chính sách khuyến khích bảo vệ
và phát triển rừng, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên miền núi.
+ Xây dựng nếp sống văn hoá mới, cải thiện mức hưởng thụ văn hoá đối với đồng bào các dân tộc ở miền núi.
Bảo tồn và phát triển văn hoá truyền thống các dân tộc thiểu số.
+ Nâng cao vai trò lãnh đạo, quản lý Nhà nước trong việc tổ chức thực hiện phát triển bền vững ở miền núi.
Hoàn thiện thể chế về phát triển bền vững miền núi cho phù hợp với luật pháp trong nớc và quốc tế. Lồng ghép
các vấn đề môi trường vào chiến lược phát triển kinh tế xã hội các vùng miền núi.
+ Tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức của mọi ngời dân về phát triển bền vững, đặc biệt là đối với đồng
bào dân tộc thiểu số ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa.



×