Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

28 ĐỀ THI GIỮA KỲ I MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (480.03 KB, 31 trang )

1

28 ĐỀ THI GIỮA KỲ I MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 2
ĐỀ SỐ 1
Đọc thầm bài: Trên chiếc bè.
Tôi và Dế Trũi rủ nhau đi ngao du thiên hạ. Chúng tôi ngày đi đêm nghỉ, cùng
nhau say ngắm dọc đường.
Ngày kia, đến một bờ sông, chúng tôi ghép ba bốn lá bèo sen lại, làm một chiếc
bè. Bè theo dòng nước trôi băng băng.
Mùa thu mới chớm nhưng nước đã trong vắt, trông thấy cả hòn cuội trắng tinh
nằm dưới đáy. Nhìn hai bên bờ sông, cỏ cây và những làng gần, núi xa luôn luôn mới.
Những anh gọng vó đen sạm, gầy và cao, nghênh cặp chân gọng vó đứng trên bãi lầy
bái phục nhìn theo chúng tôi. Những ả cua kềnh cũng giương đôi mắt lồi, âu yếm ngó
theo. Đàn săn sắt và cá thầu dầu thoáng gặp đâu cũng lăng xăng cố bơi theo chiếc bè,
hoan nghênh váng cả mặt nước.
Theo Tô Hoài
Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng:
1. Dế Mèn và Dế Trũi rủ nhau đi đâu?
a.Đi tìm thức ăn.
b.Đi ngao du thiên hạ.
c.Đi thăm bạn.
2. Dế Mèn và Dế Trũi đi chơi xa bằng cách gì?
a. Bằng thuyền.
b. Bằng máy bay.
c. Bằng cách ghép ba bốn lá bèo sen lại làm một chiếc bè.
3.Trên đường đi Dế Mèn và Dế Trũi đã gặp những con vật gì?
a. Gọng vó, thầu dầu, cua kềnh, săn sắt.
b.Săn sắt, thầu dầu, gọng vó, cá.
c.Cua kềnh, gọng vó, chim, thầu dầu.
4. Câu “ Bạn Mai là học sinh lớp 2.” thuộc kiểu câu nào đã học?
a. Ai làm gì?


b. Ai thế nào?
c. Ai là gì?
Moân : Chính Taû
Nghe viết Bài: Ngôi trường mới
Dưới mái trường mới, sao tiếng trống rung động kéo dài! Tiếng cô giáo trang
nghiêm mà ấm áp. Tiếng đọc bài của em cũng vang vang đến lạ! Em nhìn ai cũng thấy
thân thương. Cả đến chiếc thước kẻ, chiếc bút chì sao cũng đáng yêu đến thế!
Theo Ngô Quân Miện
Môn : Tập Làm Văn
Đề bài: Dựa vào những gợi ý sau, em hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 4 5
câu để nói về cô giáo ( hoặc thầy giáo) cũ của em.
a) Cô giáo ( hoặc thầy giáo) lớp 1 của em tên là gì?
b) Tình cảm của cô ( hoặc thầy) đối với học sinh như thế nào?
c) Em nhớ nhất điều gì ở cô ( hoặc thầy)?
d) Tình cảm của em đối với cô giáo ( hoặc thầy giáo) như thế nào?
e)


2

ĐỀ SỐ 2
)
/ KIỂM TRA ĐỌC ( 10 điểm)
I/ Đọc thành tiếng ( 6 điểm)
II/ Đọc thầm ( 4 điểm)
Giáo viên cho học sinh đọc thầm bài “Trên chiếc bè” SGK TV2 Tập 1 trang 34 và
khoanh tròn ý em chọn là đúng nhất trong các câu sau.
Câu 1/ Dế Mèn và Dế Trũi đi du lịch vào thời gian nào?
a. Mùa hè
b. Mùa thu

c. Mùa xuân
Câu 2/ Hai bạn đi du lịch trên sông bằng cách nào?
a. Bơi
b. Bay
c. Đóng bè
Câu 3/ Dòng nào có các từ đều là từ chỉ sự vật?
a. Bờ sông, Dế Trũi, cỏ
b. Mây, đi, sông
c. Bạn bè, Dế Mèn, thổi
Câu 4/ Câu nào dưới đây được cấu tạo theo mẫu: Ai ( hoặc cái gì, con gì) là gì?
a. Tôi và Dế Trũi rủ nhau đi ngao du thiên hạ.
b. Một ngày cuối thu, chúng tôi lên đường.
c. Dế Mèn là con vật đáng yêu.
B/ KIỂM TRA VIẾT: ( 10 đ)
I/. Chính tả ( 5 đ)
Học sinh nghe - đọc và viết bài “ Mẩu giấy vụn ”( SGK TV2- tập 1- trang 48)
Đoạn viết “ Bỗng một em gái ……đến Hãy bỏ tôi vào sọt rác!”

II/.Tập làm văn (5 đ)
Viết một đoạn văn ngắn (từ 4 đến 5 câu) nói về cô giáo ( hoặc thầy giáo) cũ của em.
Theo gợi ý sau :
1. Cô giáo ( hoặc thầy giáo) lớp 1 của em tên là gì?
2. Tình cảm của cô (hoặc thầy) đối với học sinh như thế nào?
3. Em nhớ nhất những điều gì ở cô (hoặc thầy) ?
4. Tình cảm của em đối với cô giáo ( hoặc thầy giáo) như thế nào?


3

ĐỀ SỐ 3

I / ĐỌC THẦM: ( 4 điểm )
* Đọc thầm và làm bài tập ( 4 điểm)
Đọc thầm bài tập đọc‘‘Có công mài sắt có ngày nên kim’’( TV2–tập 1 trang 4) và làm
bài tập bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng .
Câu 1: Lúc đầu cậu bé học hành như thế nào?
a/ Mỗi khi cầm sách cậu chỉ đọc vài dòng là chán, bỏ đi chơi.
b/ Viết chữ chỉ nắn nót được mấy chữ đầu rồi nguệch ngoạc cho xong chuyện.
c/ Cả hai câu trên đều đúng.
Câu 2: Cậu bé thấy bà cụ đang làm gì?
a/ Thấy bà cụ đang ngồi bán hàng.
b/ Thấy bà cụ đang cầm thỏi sắt mải miết mài vào tảng đá.
c/ Thấy bà cụ đang ngồi nghỉ trên vệ đường.
Câu 3: Bà cụ mài thỏi sắt vào tảng đá để làm gì?
a/ Để làm thành một chiếc kim khâu.
b/ Để làm thành một thỏi sắt hình vuông.
c/ Để cho hòn đá sáng bóng hơn.
Câu 4: Trong những từ sau, từ nào dùng để chỉ đồ dùng học tập của học sinh ?
a/ Bút.
b/ Đọc.
c/ Chăm chỉ.
II / PHẦN KIỂM TRA VIẾT: ( 10 điểm )
1/ Chính tả: ( 5 điểm )
Giáo viên đọc cho học sinh viết bài ‘‘Người thầy cũ’’ ( TV2 tập 1 trang 56)
đoạn từ “ Dũng súc động ........... mắc lại nữa”.

2/ Tập làm văn: ( 5 điểm )
Em hãy trả lời câu hỏi sau:
- Tên em là gì?
- Quê em ở đâu?
- Em học lớp mấy, trường nào?

- Em thích những môn học nào?
- Em thích làm những việc gì?
-


4

ĐỀ SỐ 4
I.Kiểm tra đọc (10 điểm)
*Đọc thầm và làm bài tập ( 4 điểm )
Đọc thầm bài tập đọc “ Người thầy cũ ” sách giáo khoa Tiếng Việt 2 tập 1 (trang 56)
và làm các bài tập bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng cho các
câu hỏi 1, 2, 3 và 4.
Câu 1: Bố Dũng đến trường để làm gì ?
a. Thăm các thầy cô giáo trong nhà trường.
b. Để gặp thầy giáo cũ của Dũng.
c. Để chào thầy giáo cũ của Dũng
d. Để đưa Dũng đi học
Câu 2: Khi gặp thầy giáo cũ, bố Dũng thể hiện sự kính trọng như thế nào?
a. Lấy mũ, lễ phép chào thầy.
b. Nhấc kính, chớp mắt ngạc nhiên rồi chào thầy.
c. Tươi cười, vui vẻ khi chào thầy.
d. Xúc động khi chào thầy.
Câu 3: Bố Dũng nhớ nhất kỉ niệm gì về thầy ?
a. Trèo cửa sổ lớp bị thầy bắt phạt.
b. Thầy không phạt mà chỉ thấy buồn
c. Thầy khuyên trước khi làm việc gì cũng phải suy nghĩ
d. Tất cả các ý trên.
Câu 4: Câu “ Chú tìm đến lớp của con mình để chào thầy giáo cũ” thuộc mẫu câu nào?
a .Ai là gì?

b. Ai làm gi?
c. Ai thế nào?
d. Không thuộc các mẫu câu trên
II . Kiểm tra viết (10điểm)
1. Chính tả (5 điểm)
Giáo viên đọc cho học sinh viết bài “ Bàn tay dịu dàng” SGK Tiếng Việt 2 tập 1
trang 66 ( từ Bà của An…….vuốt ve)
2. Tập làm văn (5 điểm )
Viết đoạn văn từ 3 đến 5 câu nói về cô (hoặc thầy) giáo cũ của em. Dựa vào các câu hỏi
gợi ý sau:
- Cô (thầy) giáo cũ dạy em tên gì?
- Dạy em vào năm lớp mấy?
- Tình cảm của cô (thầy) giáo đối với học sinh như thế nào?
- Em nhớ nhất điều gì ở cô giáo cũ ?
- Tình cảm của em đối với cô (thầy) như thế nào?


5

ĐỀ SỐ 5
II/ Đọc thầm (4 điểm )
Giáo viên cho học sinh đọc thầm bài tập đọc “Chiếc bút mực ” sách tiếng việt
lớp 2 tập 1 trang 40-41 .Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng cho
mỗi câu hỏi sau:
Câu 1/ Bạn Mai buồn vì?
a/ Cả Lan và Mai vẫn phải viết bút chì.
b/ Lan được cô giáo cho viết bút mực.
c/ Chỉ còn mình Mai phải viết bút chì.
Câu 2/ Mai loay hoay mãi với cái hộp bút vì” ?
a/ Mai hồi hộp chờ cô cho viết bút mực.

b/ Mai phân vân xem có cho Lan mượn chiếc bút mực không.
c/ Mai không muốn cho Lan mượn bút mực.
Câu 3/ Cô giáo khen Mai vì?
a/ Mai viết đã khá rồi.
b/ Mai biết nhường nhịn bạn.
c/ Mai đã có nhiều cố gắng trong học tập.
Câu 4/ Từ in đậm trong câu Em thật đáng khen. Trả lời cho câu hỏi nào ?
a/ . Ai
b/ . Con gì.
c/ . Cái gì.
III/ Kiểm tra viết ( 10 điểm)
1/ Chính tả (5 điểm)
Giáo viên đọc cho học sinh viết bài “Cái trống trường em” SGK Tiếng Việt 2 Tập 1
trang 45 (Viết hai khổ thơ đầu)
2/ Tập làm văn (5 điểm)
Em hãy viết bản tự thuật theo mẫu dưới đây:
- Họ và tên:
- Nam nữ:
- Ngày sinh:
- Nơi sinh:
- Quê quán:
- Nơi ở hiện nay:
- Học sinh lớp:
- Trường:


6

ĐỀ SỐ 6
Bé phải đi học

Bé thích làm kĩ sư giống bố và làm cô giáo như mẹ. Mặc dù thích nhiều nghề như
thế, nhưng bé rất lười học.
Mẹ bảo:
- Con thích làm nhiều nghề thì tốt! Nhưng trước hết là con phải học.
Bé gật đầu đồng ý.
Bây giờ, bé lại nghĩ khác. Bé chăm học và thích làm một học sinh giỏi cơ!
2.Dựa vào nội dung bài tập đọc, em hãy khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng
trong các câu sau:
Câu 1: Cô bé trong bài thích làm nhiều nghề nhưng lại có điều gì đáng chê trách.
a. Lười học
b. Hay khóc nhè
Câu 2: Mẹ đã nói với bé điều gì?

c. Hay làm nũng

a. Con phải tập làm kĩ sư
b. Trước hết con phải chăm học
c. Con phải tập làm cô giáo
Câu 3: Vâng lời mẹ bây giờ cô bé đã thay đổi như thế nào?
a. Bé nghĩ khác trước
b. Bé thích làm học sinh giỏi
c. Bé nghĩ khác, bé chăm học và thích làm học sinh giỏi.
Câu 4: Từ nào dưới đây là từ chỉ sự vật.
a. học

b. thích

c. học sinh

Câu 5: Đặt câu hỏi cho bộ phận gạch chân trong câu:


d. làm
Mẹ bé là giáo viên.

...........................................................................................................................................
Câu 6: Khi được một người bạn tặng em 1 món quà nhân dịp sinh nhật em. Em nói như
thế nào ? .............................................................................................................................
Câu 7: a. (0.5đ) Tìm 2 từ chỉ hoạt động:...........................................................................
b. (0.5đ) Đặt câu với 1 từ vừa tìm được: ............................................................................
..........................................................................................................................................
Câu 8: Xếp tên các bạn sau theo đúng thứ tự bảng chữ cái:
Minh, Hương, Lan, Phùng, Thảo
III. Tập làm văn (5 đ)
Đề bài: Hãy viết 1 đoạn văn ngắn từ 4 đến 5 câu nói về trường em theo gợi ý sau:
- Tên trường em là gì?
- Trường em như thế nào? Sân trường, cây cối, lớp học, ..... ra sao?
- Tình cảm của em đối với trường mình như thế nào?


7

Thần đồng Lương Thế Vinh
Lương Thế Vinh từ nhỏ đã nổi tiếng thông minh.
Có lần, cậu đang chơi bên gốc đa cùng các bạn thì thấy một bà gánh bưởi đi qua.
Đến gốc đa, bà bán bưởi vấp ngã, bưởi lăn tung toé dưới đất. Có mấy trái lăn xuống
một cái hố sâu bên đường. Bà bán bưởi chưa biết làm cách nào lấy bưởi lên thì Lương
Thế Vinh đã bảo các bạn lấy nước đổ vào hố. Nước dâng lên đến đâu, bưởi nổi đến đó.
Mới 23 tuổi, Lương Thế Vinh đó đỗ Trạng nguyên. Vẫn được gọi là “Trạng
Lường” vì rất giỏi tính toán.
Theo CHUYỆN HAY NHỚ MÃI

1. Đánh dấu Đ vào

trước câu trả lời đúng, S: vào trước câu trả lời sai

a) Lương Thế Vinh là ai?
Là Trạng nguyên thời xưa, giỏi tính toán.

Là một cậu bé

rất nghịch ngợm.
Là một thanh niên 23 tuổi.
b) Trong câu chuyện, có sự việc gì đặc biệt xảy ra?
Cậu bộ Vinh làm đổ gánh bưởi.

Cậu bộ Vinh chơi bên

gốc đa cùng bạn.
Cậu bộ Vinh nghĩ ra cách lấy bưởi từ dưới hố lên.
c) Cậu bộ Vinh đó thể hiện trí thông minh như thế nào?
Nhặt bưởi trên đường trả bà bán bưởi.

Đổ nước vào hố để

bưởi nổi lên.
Nghĩ ra một trũ chơi hay.
2. Em gạch một gạch dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi ai hai gạch
dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi là gì?
Lương Thế Vinh là thần đồng nước Việt.
Lương Thế Vinh là người thông minh.
3. Đăt dấu phẩy vào các câu sau

Hoa tàn quả xuất hiện lớn nhanh da căng mịn xanh óng ánh rồi chín.
Hoa lan hoa huệ nói chuyện bằng hương bằng hoa.


8

ĐỀ SỐ 7
Phần A: Đọc
2- Đọc thầm và làm bài tập : 5 điểm trong 30 phút .
HS đọc thầm bài tập đọc “ Bàn tay dịu dàng” Trang 66 sách Tiếng Việt lớp 2- Tập 1.
Dựa theo nội dung bài đọc chọn ý đúng trong các câu trả lời sau:
Câu1 : Những từ nào cho thấy An rất buồn khi bà mới mất ?
a- Lòng nặng trĩu nỗi buồn ; ngồi lặng lẽ.
b- Nghỉ học mấy ngày liền .
c- Âu yếm , vuốt ve.
Câu 2 : Vì sao thầy giáo không trách An khi biết bạn ấy chưa làm bài tập ?
a- Vì An vốn là học sinh ngoan .
b- Vì thầy cảm thông với nỗi buồn của An khi bà vừa mới mất.
c- Vì thầy tin rằng An sẽ làm bài .
Câu 3: Tìm những từ ngữ thể hiện tình cảm của thầy giáo với An?
a- Kiểm tra bài làm ở nhà của học sinh.
b- Âu yếm vuốt ve .
c- Nhẹ nhàng xoa đầu , dịu dàng ,đầy trìu mến, thương yêu, khẽ nói .
Câu 4 : Vì sao An hứa với thầy sáng mai em sẽ làm bài tập ?
a- Vì An sợ thầy sẽ trách mắng .
b- Vì An sợ thầy buồn.
c- Vì An cảm động trước sự thông cảm của thầy , muốn thẻ hiện tình cảm biết ơn
thầy .
Câu5: Câu nào dưới đây được cấu tạo theo mẫu Ai là gì?
a- An thì thào buồn bã .

b- An ngồi lặng lẽ .
c- An là đứa cháu hiếu thảo .
Phần B: Viết
1- Chính tả :( Nghe – viết ) 5 điểm ( 10 phút ).
Bài : Cái trống trường em . ( 2 khổ thơ đầu )
( Trang 45 sách Tiếng Việt lớp 2 -tập 1)
2-Tập làm văn ( 5 điểm ) (30 phút ).
Em hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 3 đến 5 câu) nói về em và trường em.
3 -Bài viết chữ đẹp :
Bài viết :Người thầy cũ .
Từ “ Dũng xúc động nhìn theo bố …không bao giờ mắc lại nữa .”
( Trang 56 - sách tiếng Việt lớp 2 -tập 1)


9

ĐỀ SỐ 8
B/ Đọc thầm và làm bài tập ( 4 điểm ) – thời gian 15 phút .
Giàn mướp
Thật là tuyệt ! Mấy bông hoa mướp vàng tươi như những đốm nắng đã nở sáng
trưng trên giàn mướp xanh mát . Cái giàn trên mặt ao soi bóng xuống làn nước lấp
lánh hoa vàng. Mấy chú cá rô cứ lội quanh lội quẩn ở đó chẳng muốn đi đâu . Cứ thế,
hoa nở tiếp hoa. Rồi quả thi nhau chòi ra… bằng ngón tay… bằng con chuột. Rồi bằng
con cá chuối to. Có hôm chị em tôi hái không xuể .Bà tôi sai mang đi biếu cô tôi, dì tôi,
cậu tôi,chú tôi, bắc tôi, mỗi người một quả.
Theo Vũ Tú Nam
Dựa theo nội dung bài đọc khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất cho mỗi
câu hỏi dưới đây:
1. Tác giả đã ví quả mướp từ lúc bé đến 3. Nét đẹp của giàn mướp khi ra hoa là:
lúc lớn như thế nào ?


a. Thật là tuyệt!

a. Quả bằng ngón tay, bằng con cá rô

b. Giàn mướp xanh mát, hoa vàng tươi,

rồi bằng con cá chuối to.

nở sáng trưng.

b. Quả bằng ngón tay, bằng con cá rô

c.

Mấy bông hoa mướp vàng tươi như

rồi bằng con chuột .

những đốm nắng.

c. Quả bằng ngón tay, bằng con chuột 4. Câu nào dưới đây được cấu tạo theo mẫu :
rồi bằng con cá chuối to .

“Ai là gì ?

2. Trong các từ dưới đây , từ nào không

a. Hoa hướng dương giống như mặt trời.


chỉ sự vật?

b. Hoa hướng dương tròn như mặt trời.

a. Cô giáo

b. Thước kẻ

c. Hoa mướp

d. Yêu quí

c. Hoa hướng dương là hoa mặt trời.

II – Kiểm tra viết ( 10 điểm ) – Thời gian 45 phút
1/ Chính tả : ( nghe viết – 5 điểm ) – thời gian 15 phút Đổi giày
( Từ “ Thấy cậu bé đi chân thấp chân cao … đến hết – sgk Tiếng Việt 2/1 – trang 68 )
2/ Tập làm văn ( 5 điểm ) – thời gian 30 phút
Đề bài : Viết một đoạn văn ngắn từ 4 đến 5 câu, nói về trường em .


10

ĐỀ SỐ 9
I/ Tiếng việt :
A- Đọc :Trắc nghiệm
1/ Từ nào dưới đây là từ chỉ cây cối ?
a) Cành đào
b) Con chim
c) Cái đồng hồ.

2/ Tên riêng nào dưới đây viết hoa đúng ?
a) Điện biên phủ
b) Điện Biên phủ
c) Điện Biên Phủ
3/ Câu “Trường mới của em là ngôi trường thân thương nhất”. Được cấu tạo theo
mẫu câu nào ?
a) Ai – là gì ?
b) Cái gì – là gì ?
c) Con gì – là gì ?
II/ Viết :
1/ Chính tả : ( 5 điểm )
Chị lao công
Chị lao công là người làm công việc quét rác thật vất vả. Trong đêm tối, lúc mọi người
ngủ yên, chị vẫn lặng lẽ một mình quét rác trên đường. Hơn nữa chị còn phải chịu đựng
cái nóng của những đêm hè, cái lạnh giá rét của những đêm đông để cho đường phố thật
sạch đẹp.
2/ Tập làm văn : ( 5 điểm )
Em hãy viết đoạn văn 3,4 câu nói về cô giáo cũ của em.


11

ĐỀ SỐ 10
I/ Tiếng việt :
B- Đọc :Trắc nghiệm
1/ Từ nào dưới đây là gồm các từ chỉ đồ dùng học tập ?
a) Thước, bút, bảng, sách vở
b) Bảng, bàn, bục, sách vở
c) Thước, lớp, bút, sách vở
2/ Dòng nào dưới đây gồm các từ chỉ hoạt động học tập của học sinh ?

a) Họïc thuộc, tập đọc, vệ sinh
b) Tập đọc, tập viết, học thuộc
c) Tập viết, tập đọc, nhảy dây
3/ Từ ngữ nào trong câu“Khỉ Con là con vật khôn ngoan” trả lời câu hỏi“Là gì?” ?
a) Khỉ Con.
b) Là con vật khôn ngoan.
c) Con vật khôn ngoan.
4/ Trong câu “ Đàn bò uống nước bên bờ sông” có :
a) 1 từ chỉ sự vật. Đó là
……………………………………………………………………………………
…….................................................................................................................….
b) 2 từ chỉ sự vật. Đó là :
……………………………………………………………………………………
……....................................................................................................................….
c) 3 từ chì sự vật. Đó là :
……………………………………………………………………………………
…….....................................................................................................................…
II/ Tiếng việt - Viết :
A- Chính tả : ( 5 điểm )
Cha tôi
Mẹ tôi mất từ lúc tôi lên hai. Cha nuôi tôi từ thuở ấy. Người dùng xích lô để kiếm
sống. Đấy cũng là chiếc nôi đưa tôi đi khắp nẻo đường thành phố. Tôi lớn lên trong sự
nhọc nhằn thức khuya dậy sớm, nai lưng đạp xích lô của cha.
B- Tập làm văn : ( 5 điểm )
1/ Em hãy nói lời của em trong những trường hợp sau : (2đ )
a) Em lỡ tay làm đổ mực lên vở của bạn.
b) Nhân ngày sinh nhật của em, bạn tặng em một con gấu bông đẹp.
2/ Em hãy viết đoạn văn từ 3 đến 4 câu nói về người bạn thân của em. ( 3đ )



12

ĐỀ SỐ 11
II- ĐỌC THẦM VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI
Dựa vào nội dung bài tập dọc: Người mẹ hiền ( Trang 63) đánh dấu x vào ô trống
trước ý đúng trong các câu trả lời sau:
1)Giờ ra chơi, Minh rủ Nam đi đâu ?
 Minh rủ Nam trốn học, ra phố xem xiếc
 Minh rủ Nam đi đá bóng
 Minh rủ Nam đi xem phim
2) Các bạn ấy định ra phố bằng cách nào?
 Chui qua chỗ tường thũng
 Đi ra bằng cổng chính
 Xin cô đi ra ngoài
3) Cô giáo làm gì khi Nam khóc?
 Cô xoa đầu Nam an ủi
 Cô im lặng không nói gì
 Cô đỡ em ngồi dậy
4) Câu nào dưới đây được cấu tạo theo mẫu: Ai là gì ?
 Em là học sinh lớp 2
 Bạn Mai đang học bài
 Chúng em làm bài tập
B- KIỂM TRA VIẾT
I- CHÍNH TẢ:
Viết bài “ Bàn tay dịu dàng” ( Từ thầy giáo bước vào lớp ..........thương yêu )
II- TẬP LÀM VĂN
Viết một đoạn văn ngắn ( từ 3 đến 5 câu) nói về cô giáo lớp 1 của em.


13


ĐỀ SỐ 12
ĐỀ CHÍNH THỨC
II/ Đọc thầm và trả lời câu hỏi: (4 điểm)
Em hãy đọc thầm bài tập đọc “Người thầy cũ” SGK TV2/ T1. trang 56. Rồi
khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi sau:
Câu 1: Bố Dũng đến trường để làm gì ?
a. Đón Dũng ra về.
b. Thăm trường cũ.
c. Chào thầy giáo cũ.
Câu 2: Khi gặp thầy giáo cũ bố của Dũng thể hiện sự kính trọng như thế nào?
a. Bỏ mũ lễ phép chào thầy.
b. Bắt tay thầy giáo cũ.
c. Chào thầy rồi đi luôn.
Câu 3: Bố Dũng nhớ nhất kỉ niệm gì về thầy?
a. Là học sinh được cưng chiều nhất
b. Là học sinh nghịch nhất nhưng thầy không phạt
c. Là học sinh giỏi nhất lớp.
Câu 4: Em hãy gạch chân cho bộ phận trả lời cho câu hỏi “Là gì” ?
Bố Dũng là chú bộ đội.
B.KIỂM TRA VIẾT ( 10đ )
I.Chính tả (5đ).
GV đọc cho học sinh viết bài: Người mẹ hiền SGK TV2/ T1 Trang 62,63 đoạn
từ: “ Bác nhẹ tay…….đến về lớp”.
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
II. Tập làm văn (5đ)
Em hãy viÕt mét ®o¹n v¨n ng¾n tõ 3 ®Õn 5 c©u nãi vÒ Cô giáo ( hoặc thầy giáo)
lớp 1 của em theo các gợi ý sau :
- Cô giáo ( hoặc thầy giáo) lớp 1 của em tên là gì?
- Tình cảm của cô (hoặc thầy giáo)dối với học sinh như thế nào?
- Em yêu quý nhất điều gì ở cô (hoặc thầy) ?
- Tình cảm của em đối với cô giáo hoặc (thầy giáo) như thế nào?


14

ĐỀ SỐ 13
I. Đọc thầm và làm bài tập sau (4đ)
Em hãy đọc thầm bài tập đọc “Người thầy cũ” SGK TV2/ T1. trang 56. Rồi
khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi sau:
Câu 1: Bố Dũng đến trường để làm gì ?
d. Đón Dũng ra về.
e. Thăm trường cũ.
f. Chào thầy giáo cũ.
Câu 2: Khi gặp thầy giáo cũ bố của Dũng thể hiện sự kính trọng như thế nào?
d. Bỏ mũ lễ phép chào thầy.
e. Bắt tay thầy giáo cũ.
f. Chào thầy rồi đi luôn.

Câu 3: Bố Dũng nhớ nhất kỉ niệm gì về thầy?
a. Là học sinh được cưng chiều nhất
b. Là học sinh nghịch nhất nhưng thầy không phạt
c. Là học sinh giỏi nhất lớp.
Câu 4: Em hãy gạch chân cho bộ phận trả lời cho câu hỏi “Là gì” ?
Bố Dũng là chú bộ đội.
B.KIỂM TRA VIẾT ( 10đ )
I.Chính tả (5đ).
GV đọc cho học sinh viết bài: Người mẹ hiền SGK TV2/ T1 Trang 62,63 đoạn
từ: “ Bác nhẹ tay…….đến về lớp”.

……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
Tập làm văn (5đ)
Em hãy trả lời những câu hỏi sau:
- Cô giáo ( hoặc thầy giáo) lớp 1 của em tên là gì?

II.


15


- Tình cảm của cô (hoặc thầy giáo)dối với học sinh như thế nào?
- Em yêu quý nhất điều gì ở cô (hoặc thầy) ?
- Tình cảm của em đối với cô giáo hoặc (thầy giáo) như thế nào?
ĐỀ SỐ 14
I.Chính tả: (3 điểm )
Viết bài : Trên chiếc bè – trang 34
Viết từ đầu đến nằm dưới đáy.
II. Luyện từ và câu: (2 điểm ) Ghi đáp án, câu trả lời đúng vào bài kiểm tra.
1. Dãy từ nào chỉ hoạt động, trạng thái?
A. cỏ, nước, sông.
B.ăn, uống, toả.
C. xanh, dài, tươi.
2. Dòng viết theo mẫu câu : Ai – là gì? là:
A.Tiếng trống trường vang lên tưng bừng.
B. Mai là người bạn thân của em.
C. Năm học mới đã bắt đầu.
D. Em đang học bài.
III. Tập làm văn: (4 điểm )
Đề bài: Em hãy viết đoạn văn ngắn khoảng ( 4- 5 ) câu nói về cô giáo (hoặc thầy
giáo) cũ của em.
(Chữ viết và trình bày 1 điểm)

ĐỀ SỐ 15
Đọc thầm bài: “Người Mẹ Hiền” ( Tr 63, TV Lớp 2– Tập 1) và trả lời câu hỏi:
1/ Ghi dấu X vào ô trống trước câu trả lời đúng:
a- Giờ ra chơi, Minh rủ Nam trốn học đi đâu ? (1đ)
0
Chơi trò chui qua chỗ tường thủng.


0

Ra phố xem gánh xiếc biểu diễn.

0

Dạo chơi ngoài phố.

b- Vì sao cô giáo trong bài được gọi là người mẹ hiền ? (1đ)
0
Vì cô không mắng Nam và Minh.

0

Vì cô xoa đầu Nam khi Nam khóc.


16

0

Vì cô vừa yêu thương vừa nghiêm khắc dạy bảo học sinh, giống người mẹ

với các con.
c- Từ chỉ hoạt động trong câu: “ Minh chui đầu ra” là (1đ)
0
Minh
0
chui
0


đầu

d- Câu nào dưới đây được cấu tạo theo mẫu “ Ai là gì ? “ (1đ)
0
Cháu này trốn học hả.
0

Cháu này là học sinh lớp tôi.

0

Nam vùng vẫy.

2/ Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong mỗi câu sau: (1đ)
a) Hoa lan hoa huệ hoa hồng toả hương thơm ngát.
b) Cô giáo em rất dịu dàng duyên dáng.
I. ĐỌC HIỂU: (5 điểm) Thời gian: 30 phút
HS đọc thầm bài:Người thầy cũ (TV2 tập1/56)(15p) và trả lời câu hỏi sau:
Khoanh vào chữ cái đầu đúng nhất
1.Bố Dũng đến trường làm gì?
phê a, Thăm các thầy, cô giáo.
b, Để chào thầy giáo cũ.
c, Để đưa Dũng đi học.
2.Khi gặp thầy giáo cũ, bố của Dũng thể hiện sự kính trọng như thế nào?
a, Bố vội bỏ mũ, lễ phép chào thầy.
b, Bố vội chạy đến nắm lấy tay thầy.
c, Bố ngượng nghịu, gãi đầu chào thầy.
3. Bố Dũng nhớ nhất kỉ niệm gì về thầy?
a, Có lần trèo qua cửa sổ, thầy chỉ bảo ban, nhắc nhở mà thầy không phạt.

b, Có lần đánh nhau với bạn thầy nhắc nhở mà không phạt.
c, Có làn trốn học bị thầy bình ở lớp
4. Câu chuyện này giúp em hiểu điều gì?
a, Phải thương yêu, tôn trọng thầy, cô giáo.
b, Phải biết ơn công lao của thầy cô giáo.
c, Cả a, b đều đúng.
5.Câu:Chú tìm đến lớp của con mình để chào thầy giáo cũ. Thuộc đấu câu nào?
a, Ai là gì?
b, Ai làm gì?
a, Ai thế nào?
II. BÀI VIẾT:
1.CHÍNH TẢ: Người mẹ hiền


17

2. TẬP LÀM VĂN:
a, Cô giáo cho em mượn cái bút
Em nói:………………………………………………………………………………
b, Viết thời khóa biểu của em
Thứ hai: ……………………………………………………………………………..

ĐỀ SỐ 16
1. Chính tả ( nghe viết )
Bài viết: Ngôi trường mới
Viết đoạn ( từ: Dưới mái trường đến hết)
2. Tập làm văn
1. Viết lại lời nói của em trong các trường hợp sau:
a. Bạn giúp em trực nhật khi em bị ốm.


b. Em mải chơi nên quên làm việc mẹ đã giao.

c. Em được bà mua cho một bộ quần áo mới.

d. Em lỡ tay làm rách sách của bạn.


18

2. Trả lời câu hỏi sau bằng hai cách:
- Em có đi xem phim không?

A. Kiểm tra đọc
Đọc thầm bài:

Câu chuyện đàn ong mật

Ngày xưa có một người đàn bà tên là Nàng Ong. Nàng Ong làm việc chăm chỉ
nhưng vẫn nghèo túng vì nhà đông miệng ăn. Nàng Ong mong các con khôn lớn để đỡ
đần mình. Nhưng lũ con nàng, đứa nào cũng lười. Nàng thường khuyên các con:
Muốn no thì phải chăm làm
Một hạt thóc vàng chín giọt mồ hôi.
Nhưng không đứa nào nghe. Lũ con gái nói: “ Chúng con sẽ đi tìm cái khung cửi
thần. Cái khung cửi ấy, cứ gõ vào là ra vải, không cần khó nhọc ngồi dệt”. Lũ con trai


19

nói: “ Chúng con sẽ vào rừng tìm cái rìu vàng củaThần Núi. Người ta bảo cái rìu ấy có
thể tự ngả cây, người không phải mó tay vào”.

Thế rồi một hôm, chúng bỏ nhà đi để Nàng Ong ở nhà vò võ một mình. Nàng buồn
phiền mà chết, biến thành con Ong Chúa.
Mấy năm sau, lũ con Nàng Ong trở về. Đứa nào cũng rách rưới, xanh xao, vàng vọt.
Chúng đi khắp núi cao, rừng sâu nhưng không tìm được vật quý. Hổ thẹn vì không nghe
lời mẹ dạy, chúng bảo nhau chăm chỉ làm ăn.
Sau khi chết, mẹ con Nàng Ong gặp nhau họ biến thành loài Ong bây giờ. Mẹ biến
thành Ong Chúa, các con biến thành Ong Thợ làm việc suốt ngày. Chúng làm ra mật
ngọt để dâng cho đời như để sửa chữa những lỗi lầm ngày trước.
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng cho các câu hỏi ( Từ câu 1- 7).
1. Thấy các con lười biếng, Nàng Ong khuyên các con điều gì?
A Muốn no thì đi tìm cái khung cửi thần.
B Muốn no thì phải chăm làm.
C

Muốn no thì đi tìm cái rìu vàng của Thần Núi.

2. Các con Nàng Ong đã làm gì?
A Bỏ nhà đi tìm phép lạ.

B Cùng mẹ làm việc nhà.

C Cầu khấn thần linh đến giúp đỡ.
3. Chuyện gì xảy ra với Nàng Ong khi các con bỏ nhà ra đi?
A Sống sung sướng vì không phải lo cho các con.
B Vui sướng cùng bạn bè và quên dần các con.
C Sống vò võ một mình, buông phiền mà chết, biến thành Ong Chúa.

4. Chuyện gì xảy ra với lũ con sau khi bỏ nhà ra đi?
A Nghèo đói nên phải quay trở về nhà, chăm chỉ làm ăn .
B


Tìm được vật báu và trở lên sung sướng.

C

Gặp phải nguy hiểm và chết.

5. Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?
A Phải biết quý mật ong.
C

B

Chăm chỉ làm việc để sống có ích.

Phải biết đi tìm phép lạ của cuộc sống.

6. Dòng nào nêu đúng các từ chỉ sự vật
A ong thợ, mật hoa, ong chúa, phấn hoa, tổ, mật hoa.


20

B ong thợ, ong chúa, chăm sóc, tổ, ong non, mật hoa.
C ong thợ, mật hoa, ong chúa, phấn hoa, tổ, xanh xao.
7. Dòng nào viết đã thành câu?
A chăm chỉ và yêu thương các con
B

sẽ vào rừng tìm rìu vàng của Thần Núi


C

Ong Thợ làm việc suốt cả ngày.

8. Câu nào dưới đây được cấu tạo theo mẫu Ai là gì?
A Nàng Ong biến thành Ong chúa.
B

Tôi là Ong Thợ.

C

Ong Thợ làm việc suốt cả ngày.

ĐỀ SỐ 17
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I KHỐI II
MÔN : Tiếng Việt
Thời gian: …………..
II/Đọc thầm (4 điểm )
Giáo viên cho học sinh đọc thầm bài “Mẩu giấy vụn” SGK Tiếng Việt 2 tập I trang 48.
Câu 1: Khoanh tròn vào trước câu trả lời đúng Mẩu giấy vụn nằm ở đâu ?
a/ Trước lớp học.
b/ Trong lớp học .
c/ Giữa lối ra vào.
Câu 2: Cô giáo yêu cầu cả lớp làm gì?


21


……………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
Câu 3: Bạn gái nghe thấy mẫu giấy nói gì? Khoanh tròn vào trước câu trả lời đúng.
a/ Các bạn ơi hãy bỏ tôi vào sọt rác
b/ Các bạn ơi hãy vứt tôi đi
c/ Các bạn ơi đừng bỏ tôi vào sọt rác
4/ Em hiểu ý cô giáo muốn nhắc nhở học sinh điều gì?
……………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
II/ Chính tả: ( 5 điểm)
Gv đọc cho hs viết bài “Ngôi trường mới” từ (Dưới mái trường mới…….đến hết ) trang
50

II/Tập làm văn (5 điểm)
Dựa vào thời khóa biểu trả lời các câu hỏi
a/ Ngày mai có mấy tiết ?
b/ Đ ó là những tiết gì?
c/ Em cần mang những quyển sách gì đến trường ?

ĐỀ SỐ 18
I. Đọc thầm và làm bài tập: 4 điểm
Đọc thầm bài : “ Mẩu giấy vụn”Sách TV 2 Trang 48 và làm bài tập :
Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi dưới đây .
Câu 1 : Mẩu giấy vụn nằm ở đâu ? Có dễ thấy không ?
a. Mẩu giấy vụn nằm ở sân trường .
b. Mẩu giấy vụn nằm ở ngay lối ra vào, rất dễ thấy .
c. Mẩu giấy vụn nằm ở vườn trường, rất dễ nhìn thấy.
Câu 2 : Cô giáo yêu cầu cả lớp làm gì?
a. Cô yêu cầu cả lớp nhặt giấy và bỏ vào thùng rác.
b. Cô yêu cầu cả lớp nhặt giấy và bỏ đi chỗ khác.

c. Cô giáo yêu cầu cả lớp lắng nghe và cho biết mẩu giấy đang nói gì?


22

Câu 3 : Em hiểu ý cô giáo nhắc nhở điều gì ?
a. Phải có ý thức vệ sinh trường lớp .
b. Phải giữ trường lớp luôn sạch đẹp .
c. Phải luôn chú ý giữ vệ sinh trường lớp.
d. Cả 3 ý trên đều đúng .
Câu 4 :
a. Tìm 3 từ chỉ người : …………………………………………………………………
b. Tìm 3 từ chỉ đồ vật :………………………………………………………………….
II. Kiểm tra viết : 10 điểm
1. Chính tả nghe viết : 5 điểm
Bài viết : “ Chiếc bút mực” Tuần 5 trang 42 STV2/1

2. Tập làm văn : 5 điểm.
Dựa vào các câu gợi ý, em hãy viết một đoạn khoảng 4, 5 câu nói về cô giáo (hoặc thầy
giáo) cũ của em.
a) Cô giáo ( hoặc thầy giáo) lớp 1 của em tên là gì ?
b) Tình cảm của cô ( hoặc thầy ) đối với học sinh như thế nào ?
c) Em nhớ nhất điều gì ở cô ( hoặc thầy )?
d) Tình cảm của em đối với cô giáo ( hoặc thầy giáo) như thế nào ?

ĐỀ SỐ 19
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I
MÔN TIẾNG VIỆT
LỚP 2
I/ ĐỌC HIỂU (4 điểm)

HS đọc thầm bài NGÔI TRƯỜNG MỚI SGK TV2-t1 trang 50,51. Hãy khoanh
tròn trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi sau:
1. Ngôi trường được lợp bằng gì?
a. Ngôi trường được lợp bằng ngói đỏ
b. Ngôi trường được lợp bằng lá
c. Ngôi trường được lợp bằng thiếc


23

2. Tiếng đọc bài của em như thế nào?
a. Tiếng đọc bài của em rất to
b. Tiếng đọc bài của em rất nhỏ
c. Tiếng đọc bài của em vang lên rất lạ
3. Trong câu “ Em nhìn ai cũng thấy thân thương” từ ngữ nào trả lời cho bộ phận sau
đây:
a. Làm gì?
b. Ai?
c. Con gì?
4. Ngôi trường mới được xây ở đâu?
a. Ngôi trường mới được xây trên nền cũ lợp lá.
b. Ngôi trường mới được xây trên nền gạch mới.
c. Ngôi trường mới được xây trên nền đất.
II/ KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)
1/ Chính tả ( 5 điểm)
GV đọc bài CÔ GIÁO LỚP EM đoạn viết ( Tựa bài +khổ 2, 3) SGK TV2-t1
trang 61.

2/ Tập làm văn ( 5 điểm)
Viết một đoạn văn ngắn từ 3 – 5 câu kể về em theo gợi ý sau:

Tên em là gì?
Quê em ở đâu?
Em học lớp mấy, trường nào?
Em thích học những môn học nào?
Em thích làm những việc gì?
ĐỀ SỐ 20
I/ KIỂM TRA ĐỌC: ( 10 ĐIỂM)
A/ Đọc Thành Tiếng: ( 6 Điểm)
- GV cho HS bốc thăm đọc 1 đoạn trong các bài và trả lời câu hỏi tương ứng với
đoạn vừa đọc.
1/ Có công mài sắt, có ngày nên kim: SGK trang 4.
2/ Bạn của Nai Nhỏ: SGK trang 22,23.
3/ Bím tóc đuôi sam: SGK trang 31,32.
4/ Mẩu giấy vụn: SGK trang 48.
5/ Người thầy cũ: SGK trang 56.
B/ Đọc Thầm: ( 4 điểm)


24

- Đọc thầm bài “ Bạn của Nai Nhỏ” ( SGK TV 2 tập 1 trang 22,23) & trả lời câu hỏi
bằng cách khoanh tròn vào ý em cho là đúng.
1/ Nai Nhỏ xin phép cha đi đâu ?
a/ Đi vào rừng tìm thức ăn.
b/ Đi ra suối để tìm nước mát uống và tìm cỏ non để ăn.
c/ Đi chơi xa cùng bạn.
2/ Cha Nai Nhỏ thích nhất là hành động nào của bạn Nai Nhỏ?
a/ Hích vai, hòn đá lăn sang một bên.
b/ Kéo Nai Nhỏ chạy như bay.
c/ Lao vào Sói dùng đôi gạc chắc khỏe húc Sói để cứu Dê non.

3/ Nghe Nai Nhỏ kể về việc cứu Dê non của bạn mình, cha Nai Nhỏ nói gì?
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………….
4/ Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm: Chúng em là học sinh tiểu học .
……………………………………………………………………………………
……….................................................................................................................................
............
II/ KIỂM TRA VIẾT: ( 10 Điểm)
A/ Chính Tả: (5 đ)
- GV đọc cho HS viết chính tả bài “ Ngôi trường mới” (Đoạn từ dưới mái trường
mới… đến hết) SGK TV 2 tập 1 trang 53.
B/ Tập Làm Văn: ( 5đ)
Dựa vào những câu hỏi gợi ý sau đây, em hãy viết một đoạn văn khảng 4, 5 câu nói
về cô giáo( thầy giáo) cũ của em.
a/ Cô giáo ( thầy giáo) lớp 1 của em tên là gì ?
b/ Tình cảm của cô ( thầy) đối với HS như thế nào?
c/ Em nhớ nhất điều gì ở cô ( thầy)?
d/ Tình cảm của em đối với cô giáo ( thầy giáo) như thế nào?
ĐỀ SỐ 21
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 2
I . Đọc:
A . Đọc thành tiếng :
Giáo viên cho học sinh đọc một đoạn văn thuộc chủ đề đã học, có nội dung khoảng
45 đến 75 tiếng: (phần này GVCN đã kiểm tra)
B . Đọc hiểu :
Giáo viên cho học sinh đọc bài tập đọc “Hai anh em SGK tiếng việt 2 tập 1 trang
119”
Dựa vào bài đã đọc, chọn ý đúng cho mỗi câu trả lời dưới đây và khoanh tròn vào

chữ cái trước đó.


25

Câu 1 : Ý nghĩ và việc làm của người anh như thế nào ?
A . Không cho em một chút lúa nào .
B . Mặc kệ người em .
C . Lấy lúa của mình bỏ thêm vào phần của em .
Câu 2 : Ý nghĩ và việc làm của người em như thế nào ?
A . Anh không công bằng chút nào .
B . Lấy lúa của mình bỏ thêm vào phần của anh .
C . Lấy hết lúa của anh .
Câu 3 : Tình cảm của hai anh em ra sao ?
A . Luôn yêu thương và nhường nhịn nhau .
B . Không quan tâm đến nhau .
C . Hay cãi nhau .
Câu 4 : Những cặp từ ngữ nào dưới đây là cặp từ cùng nghĩa ?
A . Chăm chỉ - siêng năng .
B . Chăm chỉ - ngoan ngoãn .
C . Yêu thầy - mến bạn .
Câu 5 : Câu người em nghĩ được cấu tạo theo mẫu nào trong ba mẫu dưới đây ?
A . Mẫu 1: Ai là gì ?
B . Mẫu 2: Ai làm gì ?
C . Mẫu 3: Ai thế nào ?
II . PhầnViết :
A . Chính tả.
1 . ( nghe viết Bài : Câu chuyện bó đũa SGK Tv2 tập 1 trang 112)
Bài viết: “ Người cha liền bảo ... đến hết ”
Câu chuyện bó đũa

2 . Bài tập: Điền vào chỗ trống.
a . l hay n
...ên bảng ; ...ên người ; ấm ...o ; ...o lắng.
b . ăt hay ăc
chuột nh.... ; nh.... nhở ; đ.... tên ; thắc m....
B. Tập làm văn
Viết một đoạn văn ngắn (từ 3 đến 5 câu) kể về ông, bà (huặc người thân) của
em.
Gợi ý :
- ông, bà (huặc người thân) của em bao nhiêu tuổi ?
- ông, bà (huặc người thân) của em làm nghề gì ?
- ông, bà (huặc người thân) của em yêu quý và chăm sóc em như thế nào ?
ĐỀ SỐ 22
A. Kiểm tra đọc
I- Đọc thành tiếng (6điểm)
- Giáo viên cho học sinh đọc một đoạn trong các bài Tập đọc từ tuần 1 đến tuần 8
SGK Tiếng Việt 2 – Tập 1.
- Trả lời một câu hỏi về nội dung đoạn đó do giáo viên nêu.
II - Đọc thầm và làm bài tập (4 điểm)


×